Tào Tặc
Chương 123: Hán gia khuyển
Bộc Dương thì Tào Bằng biết đó là một địa danh. Nhưng trong số các họ mà cũng có họ Bộc Dương sao? Điều này thì Tào Bằng cũng không rõ lắm. Hắn cũng biết những họ kép như Nam Cung, Tây Môn, Đông Phương, Tư Mã... Còn họ kép Bộc Dương thì đây là lần đầu tiên hắn nghe được. Có điều nghĩ lại thì dường như nó cũng bình thường. Thời gian này có rất nhiều dòng họ lấy theo địa danh. Chẳng lẽ tổ tiên họ Bộc Dương từng ở Bộc Dương cho nên mới có họ đó?
Có một điều Tào Bằng có thể khẳng định Bộc Dương Khải không phải là nhân vật chính trong Tam quốc diễn nghĩa. Nếu không với một cái họ đó, ít nhiều Tào Bằng cũng phải có ấn tượng.
Thật ra trong lòng hắn vẫn hơi thiên về Đặng Chi. Dù sao thì lịch sử đã chứng minh về tài năng của y. Nhưng Tào Bằng lại hơi bận tâm về chuyện Đặng Chi có tới hay không? Mà cho dù Đặng Chi có tới thì có nghe lệnh của Đặng Tắc không? Luận tài hoa, Đặng Tắc không cao hơn Đặng Chi. Luận dòng dõi, Đặng Chi dầu sao thì cũng là môn sinh của thái thú Giang Hạ trước đây, so với Đặng Tắc còn cao hơn một chút.
Một người có xuất thân tốt, lại tài cao thì có chấp nhận ở dưới trướng Đặng Tắc hay không? Điều này vẫn còn là một câu hỏi.
Đương nhiên có lẽ Đặng Chi có thể vì tình nghĩa giữa hai nhà mà đồng ý giúp. Nhưng y sẽ giúp tới mức độ nào thì cũng khó nói.
Trong lịch sử, lúc đầu Đặng Chi cũng không có tiếng tăm. Dường như tới lúc ở thành Bạch Đế mới có gặt hái long trọng, chiếm được sự trọng dụng của Gia Cát Lượng.
Lúc này Đặng Chi so với Đặng Chi trong lịch sử có giống nhau hay không? Đó chính là một câu hỏi mà Tào Bằng không dám khẳng định. Nhưng xét tổng thể mà nói thì Tào Bằng vẫn thiên về Đặng Chi.
Có điều Quách Gia tiến cử Bộc Dương Khải chứng tỏ người này cũng không tầm thường. Với tính tình và tài năng của mình, Quách Gia chịu tiến cử Bộc Dương Khải cũng không phải là bắn tên không có đích. Như vậy thì trong tình hình trước mắt, Bộc Dương Khải là người thích hợp nhất với Đặng Tắc.
Còn về chuyện thanh danh? Tào Bằng cũng không để ý tới điều này lắm. Trong những năm này, chuyện sinh tồn mới là điều cần chú ý. Bộc Dương Khải ăn trộm gà hay theo giặc cũng vậy, chỉ cần y có bản lĩnh là có thể dùng.
Ít nhất với tình hình của Đặng Tắc thì còn chưa có tư cách đi lựa chọn người khác. Từ thời Hán, quân chọn thần mà thần cũng chọn quân... Nói không chừng Bộc Dương Khải chưa chắc đã để ý tới Đặng Tắc. Sở dĩ y đồng ý cũng là vì nể mặt Quách Gia hoặc Tuân Úc.
Nếu Đặng Chi không chịu tới, hoặc không muốn giúp sức thì Bộc Dương Khải chính là người thích hợp nhất.
- Tỷ phu! Nếu Quách Tế tửu đã tiến cử thì chắc chắn là người có tài. Đệ thấy huynh không cần phải suy nghĩ nhiều, trước tiên cứ cầu người đó. Nếu y thực sự có bản lĩnh, giúp đỡ được cho huynh thì cho dù đức hạnh của y quá kém cũng không sao. Ngay cả gặp cũng chưa gặp mà đã từ chối thì đúng là không nể mặt Quách Tế Tửu.
Một phát súng của kiếp trước đã khiến cho Tào Bằng thay đổi rất nhiều. Cho dù có quyết định như thế nào thì hắn cũng phải suy nghĩ thật kỹ để tránh gặp nguy hiểm.
Vào những năm cuối thời Đông Hán hoàn toàn khác với cuộc sống kiếp trước của hắn. Dù sao thì ở kiếp trước có pháp luật duy trì xã hội, cho dù thế nào thì nó cũng là luật pháp. Còn những năm cuối thời Đông Hán, nói toạc ra là người trị xã hội. Có trời mới biết được. Nhỡ đâu lại đắc tội với một người đang nổi lên thì đúng là chỉ có vạn kiếp bất phục.
Đặng Tắc suy nghĩ môt lúc thì thấy Tào Bằng nói cũng có lý.
- Vậy ta đi nói với Phụng Hiếu đồng ý với người của y?
- Tỷ phu! Huynh cho huynh là ai? - Âm thanh của Tào Bằng đột nhiên trở nên nghiêm nghị.
Đặng Tắc ngẩn người rồi cảm thấy căng thẳng.
- Không phải người ta để ý tới huynh mà là nể mặt mũi của Quách tế tửu mới đồng ý giúp huynh. Hiện giờ huynh chỉ là một huyện lệnh nhận bổng lộc bốn trăm thạch, còn chưa có tiếng nói. Mà huynh còn không có cả gốc rễ thì lấy đâu ra giá? Huynh không biết tới chuyện ngàn vàng mua xương ngựa (1) hay sao? Cho dù đức hạnh của Bộc Dương Khải không tốt thì người ta cũng là người có tài, đâu phải cứ để cho huynh muốn gặp là gặp?
Câu nói của Tào Bằng khiến cho Đặng Tắc mặc đỏ tía tai. Từ ngày đó, Quách Gia nói với Đặng Tắc rằng y sắp tới làm huyện lệnh Hải Tây nên Đặng Tắc đúng là có chút lâng lâng. Có điều cũng có thể hiểu được từ một tiểu lại ở cức Dương đột nhiên biến thành huyện lệnh. Cái sự thay đổi thân phận như vậy rất dễ khiến cho người ta tự phụ, thậm chí là có cảm xúc kiêu ngạo. Tào Bằng vẫn muốn tìm cơ hội để thức tỉnh Đặng Tắc nhưng chưa có thời cơ thích hợp. Mà câu nói vừa rồi của Đặng Tắc cũng biểu hiện rõ sự bành trướng trong nội tâm của y.
- Tại sao Quách Tế tửu phải giúp huynh? Tỷ phu! Không phải là vì cái tình đồng môn cứt chó của huynh với hắn. Trong thiên hạ người học tiểu đỗ luật có rất nhiều. Mà người sửa tiểu đỗ luật của họ Quách lại chẳng biết có bao nhiêu mà đếm. Chẳng lẽ tất cả những người nghiên cứu tiểu đỗ luật đều là đồng môn của Quách Tế Tửu hay sao? Quách tế tửu coi trọng ngươi là vì tính khiêm tốn, sự cứng cỏi và nhân cách của huynh... Nhưng huynh xem bây giờ mình thế nào?
Tào Bằng nói một cách gay gắt khiến cho Đặng Tắc toát mồ hôi.
Trương thị đang nói chuyện trong phòng cũng nghe được tiếng cãi nhau ở bên ngoài. Nàng đỡ Tào Nam đi ra rồi quát:
- A Phúc! Tại sao con lại nói chuyện với tỷ phu như vậy?
Tào Bằng hừ một tiếng rồi phất tay áo bước đi. Trương thị còn định trách mắng Tào Bằng thì bị Tào Nam cản lại.
- Mẹ! Người đừng quát a Phúc. Vừa rồi đệ đệ nói vậy cũng là vì muốn tốt cho Thúc Tôn. Mấy ngày qua Thúc Tôn như quên hết tất cả. Con thật ra thấy a Phúc nói rất đúng. Hiện giờ Thúc Tôn còn chưa có được sự nghiệp mà đã như vậy thì tương lai đúng là không có lợi.
Rồi sau đó Tào Nam nói với Đặng Tắc:
- Thúc Tôn! Chàng hãy ngẫm lại cho kỹ đi, đừng có cố chấp nữa.
Tào Nam và Trương thị lại quay vào trong phòng.
Trống ngực Đặng Tắc đập thình thịch, mất một lúc mới bình tĩnh lại. Y có chút thẹn quá hóa giận, cảm thấy Tào Bằng không nể mặt mình. Nhưng khi y nhìn thấy tiểu Đặng Ngải đang ngủ say thì đột nhiên giật mình.
"Hiện giờ ta đã là một người cha tại sao lại như vậy. A Phúc nói đúng. Mấy ngày qua ta đã đánh mất mình..."
Y nhắm mắt lại cố gắng làm cho bản thân tỉnh táo. Một cơn gió thổi qua làm cho tay áo của hắn bay phần phật, nhưng trên trán gã vẫn toát mồ hôi.
"Ta lấy đâu tư cách để tự phụ?"
Đặng Tắc là một người hiểu chuyện, cũng còn biết suy nghĩ. Có điều khi người ta đang đắc ý thì rất khó nhận ra. Đặng Tắc đột nhiên cảm thấy may mắn khi mình có một người em vợ như thế. Nếu không có a Phúc đánh thức thì chỉ sợ y tiếp tục mắc sai lầm.
- Tiểu Ngải! Phụ thân là một người hồ đồ có đúng không?
Y vuốt ve hai gò mà của Đặng Ngải, sự tức giận trên mặt cũng từ từ biến mất.
- Người đâu! Ôm thiếu gia vào phòng đi. - Đặng Tắc đột nhiên đứng dậy mà quát to.
Một tỳ nữ vội vàng chạy tới, ôm Đặng Ngải vào trong phòng. Còn Đặng Tắc thì bước nhanh ra ngoài. Tào Nam đứng ở cửa sổ nhìn theo bóng lưng của Đặng Tắc mà nở nụ cười. Nàng đón lấy Đặng Ngải từ tay tỳ nữ rồi quay đầu lại nói với Trương thị:
- Mẹ! Mẹ xem.... Thúc Tôn nghĩ thông rồi. Thật ra con thấy để a Phúc đi theo huynh ấy tới Hải Tây cũng là một sự lựa chọn đúng.
- Nhưng Bằng nhi còn nhỏ...
- Mẹ! Vừa rồi mẹ thấy a Phúc răn dạy Thúc Tôn có giống với một đứa bé không?
Trương thị lập tức á khẩu không nói được gì. Đúng vậy lúc Tào Bằng khiển trách Đặng Tắc ngay cả Trương thị cũng thấy sợ hãi. Một đứa bé ngày thường như không để ý tới chuyện gì, lúc nào cũng cười cười. Nhưng Trương thị biết Tào Bằng từng giết người. Thằng nhóc đó một khi đã nóng lên thì chuyện gì cũng dám làm...
Có thể thấy tuổi nó còn nhỏ nhưng vô tình nó đã tạo ra một thế giới riêng cho bản thân.
Nghe nói nó và Tào công tử kết bài, lại còn xưng huynh gọi đệ với đám người Điển Mãn và Hứa Nghi... Trong khi đó, lúc mười bốn tuổi, Tào Cấp vẫn còn là một đứa bé chưa biết gì.
Còn Tào Bằng thì vì cái gia đình này mà lập một bầu trời riêng. Ai có thể khinh thường nó được?
Khóe mắt Trương thị hơi ươn ướt.
"Một đứa bé năm ngoái vẫn còn gầy yếu nằm trên giường bệnh vậy mà bây giờ đã trưởng thành." Nghĩ tới đây, Trương thị liền nở nụ cười, gật đầu rồi nói nhỏ:
- Đúng vậy! Bằng nhi đã trưởng thành...
(1): Mua xương ngựa
Nước Tề đánh nước Yên giết được vua Yên. Người Yên lập thái tử tên là Bình lên làm vua tức là vua Chiêu Vương.
Chiêu Vương lên ngôi, thương dân lo việc nước, cầu người hiền tài. Một hôm, bảo Quách Ngỗi rằng:
- Nước Tề nhân dịp nước ta loạn, sang đánh lấy nước ta. Ta biết rõ rằng nước ta nhỏ, dân ta yếu, thực khó lòng mà báo thù. Song nếu được những người giỏi cùng lo toan việc nước may mà rửa sạch sự sỉ nhục của tiên vương được chăng. Chí nguyện quả nhân như vậy, tiên sinh xem ai là người giỏi để ta cùng lo toan việc nước thì hay.
Ngỗi nói:
- Xưa có ông vua đưa nghìn vàng cho người nội thị(3) đi mua con ngựa chạy nghìn dặm. Đến khi ngựa ấy đã chết, anh ta mua bộ xương ngựa năm trăm nén vàng đem về. Vua thấy thế giận lắm. Anh ta thưa: "Ngựa chết còn quý mà mua như vậy huống chi là ngựa sống. Tôi chắc thế nào nay mai người ta cũng đem ngựa hay đến bán cho nhà vua" - Quả nhiên, không đầy một năm, mà người ta đem ngựa hay đến bán đã ba bận… Nay nhà vua muốn được ngựa giỏi, thì trước hãy dùng tôi. Người giỏi hơn tôi thấy thế há có ngại xa mà không lại ư?
Vua Chiêu Vương lập tức dùng Quách Ngỗi. Kính trọng Quách Ngỗi như thầy. Quả nhiên không bao lâu, những người giỏi các nơi tranh nhau sang nước Yên. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
Vua Chiêu Vương uỷ thác việc nước cho những người ấy. Sau nước Yên thành một nước cường thịnh thật...
(Theo Chu Sử)
Lời bàn
Có bỏ năm trăm nén vàng ra mua bộ xương ngựa, sau mới có ngựa hay mà dùng, có dùng Quách Ngỗi là người tài vừa và ở gần trước, sau mới có người thật hiền tài ở xa cầu đến. Cái lối ấy là lối quyền mưu trí thuật của bá giả đời bấy giờ, để quyến dẫn lấy nhân tài trong thiên hạ.
Đọc bài này, ta đáng khen Quách Ngỗi đã tìm được câu thí dụ hay để tự tiến lấy mình mà nhất là khi được tin dùng lại hết lòng báo đáp, không phụ sự uỷ thác của Chiêu Vương.
Ta lại đáng phục Chiêu Vương là biết nghe Quách Ngỗi mà nhất là biết cố ý lo toan báo thù cho tiên vương, và dụng tâm làm cho cố quốc được cường thịnh.
Có một điều Tào Bằng có thể khẳng định Bộc Dương Khải không phải là nhân vật chính trong Tam quốc diễn nghĩa. Nếu không với một cái họ đó, ít nhiều Tào Bằng cũng phải có ấn tượng.
Thật ra trong lòng hắn vẫn hơi thiên về Đặng Chi. Dù sao thì lịch sử đã chứng minh về tài năng của y. Nhưng Tào Bằng lại hơi bận tâm về chuyện Đặng Chi có tới hay không? Mà cho dù Đặng Chi có tới thì có nghe lệnh của Đặng Tắc không? Luận tài hoa, Đặng Tắc không cao hơn Đặng Chi. Luận dòng dõi, Đặng Chi dầu sao thì cũng là môn sinh của thái thú Giang Hạ trước đây, so với Đặng Tắc còn cao hơn một chút.
Một người có xuất thân tốt, lại tài cao thì có chấp nhận ở dưới trướng Đặng Tắc hay không? Điều này vẫn còn là một câu hỏi.
Đương nhiên có lẽ Đặng Chi có thể vì tình nghĩa giữa hai nhà mà đồng ý giúp. Nhưng y sẽ giúp tới mức độ nào thì cũng khó nói.
Trong lịch sử, lúc đầu Đặng Chi cũng không có tiếng tăm. Dường như tới lúc ở thành Bạch Đế mới có gặt hái long trọng, chiếm được sự trọng dụng của Gia Cát Lượng.
Lúc này Đặng Chi so với Đặng Chi trong lịch sử có giống nhau hay không? Đó chính là một câu hỏi mà Tào Bằng không dám khẳng định. Nhưng xét tổng thể mà nói thì Tào Bằng vẫn thiên về Đặng Chi.
Có điều Quách Gia tiến cử Bộc Dương Khải chứng tỏ người này cũng không tầm thường. Với tính tình và tài năng của mình, Quách Gia chịu tiến cử Bộc Dương Khải cũng không phải là bắn tên không có đích. Như vậy thì trong tình hình trước mắt, Bộc Dương Khải là người thích hợp nhất với Đặng Tắc.
Còn về chuyện thanh danh? Tào Bằng cũng không để ý tới điều này lắm. Trong những năm này, chuyện sinh tồn mới là điều cần chú ý. Bộc Dương Khải ăn trộm gà hay theo giặc cũng vậy, chỉ cần y có bản lĩnh là có thể dùng.
Ít nhất với tình hình của Đặng Tắc thì còn chưa có tư cách đi lựa chọn người khác. Từ thời Hán, quân chọn thần mà thần cũng chọn quân... Nói không chừng Bộc Dương Khải chưa chắc đã để ý tới Đặng Tắc. Sở dĩ y đồng ý cũng là vì nể mặt Quách Gia hoặc Tuân Úc.
Nếu Đặng Chi không chịu tới, hoặc không muốn giúp sức thì Bộc Dương Khải chính là người thích hợp nhất.
- Tỷ phu! Nếu Quách Tế tửu đã tiến cử thì chắc chắn là người có tài. Đệ thấy huynh không cần phải suy nghĩ nhiều, trước tiên cứ cầu người đó. Nếu y thực sự có bản lĩnh, giúp đỡ được cho huynh thì cho dù đức hạnh của y quá kém cũng không sao. Ngay cả gặp cũng chưa gặp mà đã từ chối thì đúng là không nể mặt Quách Tế Tửu.
Một phát súng của kiếp trước đã khiến cho Tào Bằng thay đổi rất nhiều. Cho dù có quyết định như thế nào thì hắn cũng phải suy nghĩ thật kỹ để tránh gặp nguy hiểm.
Vào những năm cuối thời Đông Hán hoàn toàn khác với cuộc sống kiếp trước của hắn. Dù sao thì ở kiếp trước có pháp luật duy trì xã hội, cho dù thế nào thì nó cũng là luật pháp. Còn những năm cuối thời Đông Hán, nói toạc ra là người trị xã hội. Có trời mới biết được. Nhỡ đâu lại đắc tội với một người đang nổi lên thì đúng là chỉ có vạn kiếp bất phục.
Đặng Tắc suy nghĩ môt lúc thì thấy Tào Bằng nói cũng có lý.
- Vậy ta đi nói với Phụng Hiếu đồng ý với người của y?
- Tỷ phu! Huynh cho huynh là ai? - Âm thanh của Tào Bằng đột nhiên trở nên nghiêm nghị.
Đặng Tắc ngẩn người rồi cảm thấy căng thẳng.
- Không phải người ta để ý tới huynh mà là nể mặt mũi của Quách tế tửu mới đồng ý giúp huynh. Hiện giờ huynh chỉ là một huyện lệnh nhận bổng lộc bốn trăm thạch, còn chưa có tiếng nói. Mà huynh còn không có cả gốc rễ thì lấy đâu ra giá? Huynh không biết tới chuyện ngàn vàng mua xương ngựa (1) hay sao? Cho dù đức hạnh của Bộc Dương Khải không tốt thì người ta cũng là người có tài, đâu phải cứ để cho huynh muốn gặp là gặp?
Câu nói của Tào Bằng khiến cho Đặng Tắc mặc đỏ tía tai. Từ ngày đó, Quách Gia nói với Đặng Tắc rằng y sắp tới làm huyện lệnh Hải Tây nên Đặng Tắc đúng là có chút lâng lâng. Có điều cũng có thể hiểu được từ một tiểu lại ở cức Dương đột nhiên biến thành huyện lệnh. Cái sự thay đổi thân phận như vậy rất dễ khiến cho người ta tự phụ, thậm chí là có cảm xúc kiêu ngạo. Tào Bằng vẫn muốn tìm cơ hội để thức tỉnh Đặng Tắc nhưng chưa có thời cơ thích hợp. Mà câu nói vừa rồi của Đặng Tắc cũng biểu hiện rõ sự bành trướng trong nội tâm của y.
- Tại sao Quách Tế tửu phải giúp huynh? Tỷ phu! Không phải là vì cái tình đồng môn cứt chó của huynh với hắn. Trong thiên hạ người học tiểu đỗ luật có rất nhiều. Mà người sửa tiểu đỗ luật của họ Quách lại chẳng biết có bao nhiêu mà đếm. Chẳng lẽ tất cả những người nghiên cứu tiểu đỗ luật đều là đồng môn của Quách Tế Tửu hay sao? Quách tế tửu coi trọng ngươi là vì tính khiêm tốn, sự cứng cỏi và nhân cách của huynh... Nhưng huynh xem bây giờ mình thế nào?
Tào Bằng nói một cách gay gắt khiến cho Đặng Tắc toát mồ hôi.
Trương thị đang nói chuyện trong phòng cũng nghe được tiếng cãi nhau ở bên ngoài. Nàng đỡ Tào Nam đi ra rồi quát:
- A Phúc! Tại sao con lại nói chuyện với tỷ phu như vậy?
Tào Bằng hừ một tiếng rồi phất tay áo bước đi. Trương thị còn định trách mắng Tào Bằng thì bị Tào Nam cản lại.
- Mẹ! Người đừng quát a Phúc. Vừa rồi đệ đệ nói vậy cũng là vì muốn tốt cho Thúc Tôn. Mấy ngày qua Thúc Tôn như quên hết tất cả. Con thật ra thấy a Phúc nói rất đúng. Hiện giờ Thúc Tôn còn chưa có được sự nghiệp mà đã như vậy thì tương lai đúng là không có lợi.
Rồi sau đó Tào Nam nói với Đặng Tắc:
- Thúc Tôn! Chàng hãy ngẫm lại cho kỹ đi, đừng có cố chấp nữa.
Tào Nam và Trương thị lại quay vào trong phòng.
Trống ngực Đặng Tắc đập thình thịch, mất một lúc mới bình tĩnh lại. Y có chút thẹn quá hóa giận, cảm thấy Tào Bằng không nể mặt mình. Nhưng khi y nhìn thấy tiểu Đặng Ngải đang ngủ say thì đột nhiên giật mình.
"Hiện giờ ta đã là một người cha tại sao lại như vậy. A Phúc nói đúng. Mấy ngày qua ta đã đánh mất mình..."
Y nhắm mắt lại cố gắng làm cho bản thân tỉnh táo. Một cơn gió thổi qua làm cho tay áo của hắn bay phần phật, nhưng trên trán gã vẫn toát mồ hôi.
"Ta lấy đâu tư cách để tự phụ?"
Đặng Tắc là một người hiểu chuyện, cũng còn biết suy nghĩ. Có điều khi người ta đang đắc ý thì rất khó nhận ra. Đặng Tắc đột nhiên cảm thấy may mắn khi mình có một người em vợ như thế. Nếu không có a Phúc đánh thức thì chỉ sợ y tiếp tục mắc sai lầm.
- Tiểu Ngải! Phụ thân là một người hồ đồ có đúng không?
Y vuốt ve hai gò mà của Đặng Ngải, sự tức giận trên mặt cũng từ từ biến mất.
- Người đâu! Ôm thiếu gia vào phòng đi. - Đặng Tắc đột nhiên đứng dậy mà quát to.
Một tỳ nữ vội vàng chạy tới, ôm Đặng Ngải vào trong phòng. Còn Đặng Tắc thì bước nhanh ra ngoài. Tào Nam đứng ở cửa sổ nhìn theo bóng lưng của Đặng Tắc mà nở nụ cười. Nàng đón lấy Đặng Ngải từ tay tỳ nữ rồi quay đầu lại nói với Trương thị:
- Mẹ! Mẹ xem.... Thúc Tôn nghĩ thông rồi. Thật ra con thấy để a Phúc đi theo huynh ấy tới Hải Tây cũng là một sự lựa chọn đúng.
- Nhưng Bằng nhi còn nhỏ...
- Mẹ! Vừa rồi mẹ thấy a Phúc răn dạy Thúc Tôn có giống với một đứa bé không?
Trương thị lập tức á khẩu không nói được gì. Đúng vậy lúc Tào Bằng khiển trách Đặng Tắc ngay cả Trương thị cũng thấy sợ hãi. Một đứa bé ngày thường như không để ý tới chuyện gì, lúc nào cũng cười cười. Nhưng Trương thị biết Tào Bằng từng giết người. Thằng nhóc đó một khi đã nóng lên thì chuyện gì cũng dám làm...
Có thể thấy tuổi nó còn nhỏ nhưng vô tình nó đã tạo ra một thế giới riêng cho bản thân.
Nghe nói nó và Tào công tử kết bài, lại còn xưng huynh gọi đệ với đám người Điển Mãn và Hứa Nghi... Trong khi đó, lúc mười bốn tuổi, Tào Cấp vẫn còn là một đứa bé chưa biết gì.
Còn Tào Bằng thì vì cái gia đình này mà lập một bầu trời riêng. Ai có thể khinh thường nó được?
Khóe mắt Trương thị hơi ươn ướt.
"Một đứa bé năm ngoái vẫn còn gầy yếu nằm trên giường bệnh vậy mà bây giờ đã trưởng thành." Nghĩ tới đây, Trương thị liền nở nụ cười, gật đầu rồi nói nhỏ:
- Đúng vậy! Bằng nhi đã trưởng thành...
(1): Mua xương ngựa
Nước Tề đánh nước Yên giết được vua Yên. Người Yên lập thái tử tên là Bình lên làm vua tức là vua Chiêu Vương.
Chiêu Vương lên ngôi, thương dân lo việc nước, cầu người hiền tài. Một hôm, bảo Quách Ngỗi rằng:
- Nước Tề nhân dịp nước ta loạn, sang đánh lấy nước ta. Ta biết rõ rằng nước ta nhỏ, dân ta yếu, thực khó lòng mà báo thù. Song nếu được những người giỏi cùng lo toan việc nước may mà rửa sạch sự sỉ nhục của tiên vương được chăng. Chí nguyện quả nhân như vậy, tiên sinh xem ai là người giỏi để ta cùng lo toan việc nước thì hay.
Ngỗi nói:
- Xưa có ông vua đưa nghìn vàng cho người nội thị(3) đi mua con ngựa chạy nghìn dặm. Đến khi ngựa ấy đã chết, anh ta mua bộ xương ngựa năm trăm nén vàng đem về. Vua thấy thế giận lắm. Anh ta thưa: "Ngựa chết còn quý mà mua như vậy huống chi là ngựa sống. Tôi chắc thế nào nay mai người ta cũng đem ngựa hay đến bán cho nhà vua" - Quả nhiên, không đầy một năm, mà người ta đem ngựa hay đến bán đã ba bận… Nay nhà vua muốn được ngựa giỏi, thì trước hãy dùng tôi. Người giỏi hơn tôi thấy thế há có ngại xa mà không lại ư?
Vua Chiêu Vương lập tức dùng Quách Ngỗi. Kính trọng Quách Ngỗi như thầy. Quả nhiên không bao lâu, những người giỏi các nơi tranh nhau sang nước Yên. truyện được lấy tại TruyenFull.vn
Vua Chiêu Vương uỷ thác việc nước cho những người ấy. Sau nước Yên thành một nước cường thịnh thật...
(Theo Chu Sử)
Lời bàn
Có bỏ năm trăm nén vàng ra mua bộ xương ngựa, sau mới có ngựa hay mà dùng, có dùng Quách Ngỗi là người tài vừa và ở gần trước, sau mới có người thật hiền tài ở xa cầu đến. Cái lối ấy là lối quyền mưu trí thuật của bá giả đời bấy giờ, để quyến dẫn lấy nhân tài trong thiên hạ.
Đọc bài này, ta đáng khen Quách Ngỗi đã tìm được câu thí dụ hay để tự tiến lấy mình mà nhất là khi được tin dùng lại hết lòng báo đáp, không phụ sự uỷ thác của Chiêu Vương.
Ta lại đáng phục Chiêu Vương là biết nghe Quách Ngỗi mà nhất là biết cố ý lo toan báo thù cho tiên vương, và dụng tâm làm cho cố quốc được cường thịnh.
Tác giả :
Canh Tân