Tan Băng Rồi Đó Anh
Chương 68: Phải về
Thảo chạy một mạch đến “hoang đảo” của nhà hàng và đứng ở đó tức tưởi khóc. Cô khóc mãi, khóc mãi, khóc đến thỏa thuê, Phúc không hề theo bước, cô cứ một mình cô độc khóc.
Cô biết mắt mình đã sưng húp, cô cũng không có tinh thần làm việc gì nữa, nhiệm vụ hôm nay của cô là ở chỗ anh ta, cái chỗ thà chết cô cũng không quay lại.
Cô đứng lên lững thững đi vào phòng thay đồ. Tâm trạng này cô cần phải về nhà. Ai đó đi qua đều nhìn vào khuôn mặt u ám như mây mù của cô. Kệ thôi, cô giấu đi đâu được khuôn mặt này nữa, chắc hẳn là nó thê thảm lắm. Nhưng có ai biết là cô vừa bị lăng mạ đến thế nào. Khuôn mặt của cô, danh dự của cô, đã bị anh ta bôi nhọ, dày xéo trong mắt mấy thằng bạn anh ta, và dưới mắt mấy ả điếm đó. Trời ơi, sao trên đời lại có người dã man như thế! Thay bộ đồng phục bàn ra, cô treo lại trên móc chứ không mang về như mọi ngày, cô chẳng hiểu tại sao mình lại làm như vậy.
Giờ cô đã ở trong phòng trọ của mình, cùng với nỗi uất ức đang tiếp tục hành hạ. Cô không biết ví hắn là cái thứ gì trên đời này nữa, chỉ biết rằng bao nhiêu từ ngữ xấu xa nhất dành cho hắn vẫn là không đủ.
Chợt màn hình sáng lên, nhìn thấy số của nhà hàng xóm, là mẹ cô gọi, cô uể oải nghe.
-Mẹ, con đây.
-Thảo, về thôi con ơi! Con phải về thôi! – Tiếng mẹ cô nói như khóc trên điện thoại khiến cô giật mình – Lão Mạnh lão ấy… lão ấy xử mình thật rồi con ơi!
-Sao cơ? Mẹ nói sao?
-Mẹ vừa đi làm về thấy nhà mình bị ném đầy mắm tôm, trứng thối, tiết canh. Giờ sân cửa đều bẩn cả, nhìn ghê lắm con ơi!
-Trời ơi! – Thảo kinh ngạc.
-Con ạ. Không thể trốn được nữa rồi. Mẹ cũng không muốn gọi con về đâu. Có chuyện này mẹ đã giấu con. Mấy hôm trước bếp nhà mình còn bị ném suýt sập mái. Ngói vỡ cả một góc. Giờ bếp hở toang hoác, mái xệ xuống. Mẹ sợ nó sập nên phải nấu ở ngoài mấy hôm nay rồi!
-Sao mẹ không bảo con? – Thảo tròn mắt.
-Thì mẹ không muốn con phải về nên mới giấu. Mẹ đã thi gan với lão mà không được. Lão phá bếp nhà mình xong vẫn chưa thấy con về nên mới tiếp tục. Lão còn vừa điện cho mẹ bảo nếu chiều nay con không có mặt ở nhà thì lão sẽ ném cả phân vào nhà mình nữa.
-Trời ơi… đồ ác ôn! – Thảo thốt lên trong cơn choáng váng.
-Về thôi con! Lão không chịu nhịn nữa đâu!
-Vâng. Mẹ ơi, con về đây! Con về ngay đây! – Thảo vội vàng quệt nước mắt.
***
Thảo ngồi trên xe khách, cầm điện thoại trên tay, cô đang đợi điện thoại của Phan. Cô đã phải nhắn tin cho Phan để báo chuyện này, bởi vì gọi Phan không nghe máy. Chắc Phan đang họp. Dạo này Phan cũng bận kinh khủng. Mối quan hệ giữa Phan và người sếp mới hiện đã bắt đầu được cải thiện. Đó là nhờ công sức của Phan. Thật là trời không phụ lòng người. Phan đã làm việc mệt mài để ghi điểm trong mắt sếp, dù những hiềm khích cũ giữa họ đã thật như tảng băng khó chuyển. Những lời Phan tâm sự gần đây khiến cô thêm khâm phục. Anh đã làm được, anh làm được cái điều mà khi khuyên anh, trong thâm tâm cô cũng cảm thấy mơ hồ. Bây giờ thì tốt rồi. Người sếp ấy đã dành cho anh những việc quan trọng nhất. Phan đã có một tương lai tươi sáng.
Những ngày cô và Phan bên nhau giờ có bị coi là khép lại? Cô chua xót khi nghĩ đến khoảng cách quê nhà đang lại gần. Mình sẽ làm thế nào để đi được tiếp? Cô đăm chiêu nhìn qua cửa sổ.
Đã về đến nhà. Lúc này trời đã về chiều. Bà con lối xóm đều đang làm lụng. Cô ngại ngùng chào những người láng giềng gặp trên đường, lòng tự nhiên thấy bồi hồi xúc động, đây thật là cảm giác lần đầu tiên trở về nhà sau mấy tháng xa quê. Phan lúc trước đã dự báo cho cô điều này, khi mà hai đứa đã chuẩn bị cùng nhau về. Nhưng bây giờ chỉ có mỗi mình cô thôi, không có Phan bên cạnh cùng cô sẻ chia như đã định.
Đi vào ngõ nhà mình, cô càng thấy nhớ mẹ cồn cào. Hình ảnh người mẹ khiến lòng cô khắc khoải. Bước nhanh trên con đường làng quen thuộc, cô đã đến cổng nhà Phan. Qua bờ rào râm bụt, cô thấy mẹ Phan và em Phan đang làm vườn, nón mũ khẩu trang bịt kín. Thấy cô về, cả hai mẹ con đều ngẩng mặt ngỡ ngàng nhìn, nhưng rồi lại vội vã quay đi, để cho cô hẫng hụt với lời chào chưa kịp cất. Cô cảm thấy trong lòng sao mà day dứt thế.
Cô cúi mặt bước về cổng nhà mình, nhăn mặt vì ngửi thấy một thứ mùi vô cùng khó chịu, vừa tanh vừa khắm lại vừa nồng. Đi qua cánh cổng liêu xiêu tạm bợ quen thuộc, cô lại lặng người trước cảnh mà mãi sau này cô cũng không thể nào quên. Mẹ cô gầy rúm trong bộ quần áo lao động bạc phếch giờ đã đẫm mồ hôi, tay cầm gáo múc nước trong xô ra dội, tay cầm chổi tre khom lưng kỳ kỳ cọ cọ sân nhà. Nước trong sân lênh láng, hai phần ba sân đã sạch sẽ, khoảng còn lại thì nhơ nhớp với cái màu đỏ của tiết lợn, màu vàng xám của trứng và các cặn mắm tôm. Lòng cô xót xa... Không biết tấm thân gầy nhỏ bé kia đã phải xách tới bao nhiêu xô nước mới dọn được thế này.
-Con…- Mẹ cô dừng tay khi thấy cô.
-Mẹ! – Thảo thốt lên. – Con về rồi mẹ ơi!
Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi chẳng được bao lâu thì lão Mạnh đã tới, kéo theo cả đám du côn ngổ ngáo.
Cô thất sắc nhìn chúng. Lão Mạnh “của cô” trông có vẻ gầy đi, và già nữa. Lão đằng đằng nhìn cô từ đầu đến chân. Còn cô thì chằng muốn nhìn mặt lão. Cô quay đi, mặt thể hiện rõ nét căm giận.
-Bà không phải dọn nữa – Lão đá cái xô nước đổ trào ra sân, giọng tức tối – Bà không dạy con bà thì quét dọn cũng là thừa. Bà nhìn mặt nó đi, có con nợ nào gặp chủ nợ mà cái mặt như thế kia không.
-Thôi mà ông, nó về rồi. – Mẹ cô sợ sệt.
-Về rồi thì cũng phải biết điều. Đã có tiền trả cho tôi chưa mà dám. Nói cho bà biết, chưa có đứa nào thoát được nợ thằng này hết. Kiểu trốn nợ này, tôi không thiếu gì cách.
-Tôi đã nói là tôi không trốn nợ. – Thảo phẫn nộ lên tiếng – Tôi phải nói bao nhiêu nữa thì ông mới tin. Ông giở mấy trò này ra với tôi thì được ích gì chứ. Tôi có cướp ra tiền mà trả ông được ngay đâu.
-Tiền bao giờ có không thành vấn đề. Tôi yêu cầu cô phải ở nhà. – Thảo nghe vậy lại quay ngoắt mặt đi, ông Mạnh chuyển giọng thâm hiểm – Nếu còn bỏ đi nữa thì tôi cho cô biết, lần sau sẽ không dễ dọn thế này đâu. Tôi sẽ chế loại bom khác. Bom dầu luyn, cứt, lòng thối…
-Ông im đi! – Thảo hằn gắt.
-Hơ. Chơi kiểu này mới thích. Tưởng tôi không thể làm gì được cô à. Này, lòng thối trứng thối chưa là cái gì đâu nhé, còn cóc chết…
-Không được ném gì vào nhà tôi nữa! – Thảo hét lên.
-Vậy cô còn đi nữa không?
-Ông thật là hèn hạ!
-Dám lì ra với tôi à. Cô lì tôi không thiếu gì cách.
Thảo tức giận bỏ vào trong nhà. Cô đi luôn vào buồng để tránh lão. Vừa mở cửa sổ, cái thứ mùi khó chịu từ dòng nước nhơ nhớp bên ngoài ấy đã bốc vào, cô ọe lên vài tiếng.
-Chúng mày, dọn nhà cho vợ yêu tao ở. – Giọng ông Mạnh sai khiến đàn em.
Thảo ngồi trong buồng nghe tiếng nước xối ào ào ngoài sân, rồi tiếng chổi quét dọn, mùi xà phòng, thuốc tẩy bốc lên. Đám du côn ấy trong phút chốc đã trở thành một đội quân vệ sinh hùng hậu. Nhoáng một cái, ngôi nhà cô đã sạch sẽ trở lại. Sân nhà được cọ kỹ đến từng khe gạch, các cánh cửa sổ và cửa ra vào cũng được dội nước, kỳ cọ đến tinh tươm. Mẹ cô ở ngoài lo chè nước. Tiếng lão Mạnh nói vào cho cô nghe thấy.
-Nhà bà bây giờ sạch rồi nhé. Liệu mà giữ cho nó được thế này. Báo trước lần sau sẽ không có ai dọn cho mẹ con bà hết! Và cũng sẽ không dễ dọn như thế này! Đây mới chỉ là màn cảnh cáo rất nhẹ nhàng thôi.
Thảo phẫn uất nghe những lời đe dọa của lão vọng vào. Cô hiểu sự gan góc của cô từ nay đã bị vô hiệu hóa bởi cái trò thâm hiểm này. Cô đau khổ nhìn ra khung trời rực nắng ngoài ô cửa, Phan ơi! Mình phải làm thế nào đây?
Cô biết mắt mình đã sưng húp, cô cũng không có tinh thần làm việc gì nữa, nhiệm vụ hôm nay của cô là ở chỗ anh ta, cái chỗ thà chết cô cũng không quay lại.
Cô đứng lên lững thững đi vào phòng thay đồ. Tâm trạng này cô cần phải về nhà. Ai đó đi qua đều nhìn vào khuôn mặt u ám như mây mù của cô. Kệ thôi, cô giấu đi đâu được khuôn mặt này nữa, chắc hẳn là nó thê thảm lắm. Nhưng có ai biết là cô vừa bị lăng mạ đến thế nào. Khuôn mặt của cô, danh dự của cô, đã bị anh ta bôi nhọ, dày xéo trong mắt mấy thằng bạn anh ta, và dưới mắt mấy ả điếm đó. Trời ơi, sao trên đời lại có người dã man như thế! Thay bộ đồng phục bàn ra, cô treo lại trên móc chứ không mang về như mọi ngày, cô chẳng hiểu tại sao mình lại làm như vậy.
Giờ cô đã ở trong phòng trọ của mình, cùng với nỗi uất ức đang tiếp tục hành hạ. Cô không biết ví hắn là cái thứ gì trên đời này nữa, chỉ biết rằng bao nhiêu từ ngữ xấu xa nhất dành cho hắn vẫn là không đủ.
Chợt màn hình sáng lên, nhìn thấy số của nhà hàng xóm, là mẹ cô gọi, cô uể oải nghe.
-Mẹ, con đây.
-Thảo, về thôi con ơi! Con phải về thôi! – Tiếng mẹ cô nói như khóc trên điện thoại khiến cô giật mình – Lão Mạnh lão ấy… lão ấy xử mình thật rồi con ơi!
-Sao cơ? Mẹ nói sao?
-Mẹ vừa đi làm về thấy nhà mình bị ném đầy mắm tôm, trứng thối, tiết canh. Giờ sân cửa đều bẩn cả, nhìn ghê lắm con ơi!
-Trời ơi! – Thảo kinh ngạc.
-Con ạ. Không thể trốn được nữa rồi. Mẹ cũng không muốn gọi con về đâu. Có chuyện này mẹ đã giấu con. Mấy hôm trước bếp nhà mình còn bị ném suýt sập mái. Ngói vỡ cả một góc. Giờ bếp hở toang hoác, mái xệ xuống. Mẹ sợ nó sập nên phải nấu ở ngoài mấy hôm nay rồi!
-Sao mẹ không bảo con? – Thảo tròn mắt.
-Thì mẹ không muốn con phải về nên mới giấu. Mẹ đã thi gan với lão mà không được. Lão phá bếp nhà mình xong vẫn chưa thấy con về nên mới tiếp tục. Lão còn vừa điện cho mẹ bảo nếu chiều nay con không có mặt ở nhà thì lão sẽ ném cả phân vào nhà mình nữa.
-Trời ơi… đồ ác ôn! – Thảo thốt lên trong cơn choáng váng.
-Về thôi con! Lão không chịu nhịn nữa đâu!
-Vâng. Mẹ ơi, con về đây! Con về ngay đây! – Thảo vội vàng quệt nước mắt.
***
Thảo ngồi trên xe khách, cầm điện thoại trên tay, cô đang đợi điện thoại của Phan. Cô đã phải nhắn tin cho Phan để báo chuyện này, bởi vì gọi Phan không nghe máy. Chắc Phan đang họp. Dạo này Phan cũng bận kinh khủng. Mối quan hệ giữa Phan và người sếp mới hiện đã bắt đầu được cải thiện. Đó là nhờ công sức của Phan. Thật là trời không phụ lòng người. Phan đã làm việc mệt mài để ghi điểm trong mắt sếp, dù những hiềm khích cũ giữa họ đã thật như tảng băng khó chuyển. Những lời Phan tâm sự gần đây khiến cô thêm khâm phục. Anh đã làm được, anh làm được cái điều mà khi khuyên anh, trong thâm tâm cô cũng cảm thấy mơ hồ. Bây giờ thì tốt rồi. Người sếp ấy đã dành cho anh những việc quan trọng nhất. Phan đã có một tương lai tươi sáng.
Những ngày cô và Phan bên nhau giờ có bị coi là khép lại? Cô chua xót khi nghĩ đến khoảng cách quê nhà đang lại gần. Mình sẽ làm thế nào để đi được tiếp? Cô đăm chiêu nhìn qua cửa sổ.
Đã về đến nhà. Lúc này trời đã về chiều. Bà con lối xóm đều đang làm lụng. Cô ngại ngùng chào những người láng giềng gặp trên đường, lòng tự nhiên thấy bồi hồi xúc động, đây thật là cảm giác lần đầu tiên trở về nhà sau mấy tháng xa quê. Phan lúc trước đã dự báo cho cô điều này, khi mà hai đứa đã chuẩn bị cùng nhau về. Nhưng bây giờ chỉ có mỗi mình cô thôi, không có Phan bên cạnh cùng cô sẻ chia như đã định.
Đi vào ngõ nhà mình, cô càng thấy nhớ mẹ cồn cào. Hình ảnh người mẹ khiến lòng cô khắc khoải. Bước nhanh trên con đường làng quen thuộc, cô đã đến cổng nhà Phan. Qua bờ rào râm bụt, cô thấy mẹ Phan và em Phan đang làm vườn, nón mũ khẩu trang bịt kín. Thấy cô về, cả hai mẹ con đều ngẩng mặt ngỡ ngàng nhìn, nhưng rồi lại vội vã quay đi, để cho cô hẫng hụt với lời chào chưa kịp cất. Cô cảm thấy trong lòng sao mà day dứt thế.
Cô cúi mặt bước về cổng nhà mình, nhăn mặt vì ngửi thấy một thứ mùi vô cùng khó chịu, vừa tanh vừa khắm lại vừa nồng. Đi qua cánh cổng liêu xiêu tạm bợ quen thuộc, cô lại lặng người trước cảnh mà mãi sau này cô cũng không thể nào quên. Mẹ cô gầy rúm trong bộ quần áo lao động bạc phếch giờ đã đẫm mồ hôi, tay cầm gáo múc nước trong xô ra dội, tay cầm chổi tre khom lưng kỳ kỳ cọ cọ sân nhà. Nước trong sân lênh láng, hai phần ba sân đã sạch sẽ, khoảng còn lại thì nhơ nhớp với cái màu đỏ của tiết lợn, màu vàng xám của trứng và các cặn mắm tôm. Lòng cô xót xa... Không biết tấm thân gầy nhỏ bé kia đã phải xách tới bao nhiêu xô nước mới dọn được thế này.
-Con…- Mẹ cô dừng tay khi thấy cô.
-Mẹ! – Thảo thốt lên. – Con về rồi mẹ ơi!
Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi chẳng được bao lâu thì lão Mạnh đã tới, kéo theo cả đám du côn ngổ ngáo.
Cô thất sắc nhìn chúng. Lão Mạnh “của cô” trông có vẻ gầy đi, và già nữa. Lão đằng đằng nhìn cô từ đầu đến chân. Còn cô thì chằng muốn nhìn mặt lão. Cô quay đi, mặt thể hiện rõ nét căm giận.
-Bà không phải dọn nữa – Lão đá cái xô nước đổ trào ra sân, giọng tức tối – Bà không dạy con bà thì quét dọn cũng là thừa. Bà nhìn mặt nó đi, có con nợ nào gặp chủ nợ mà cái mặt như thế kia không.
-Thôi mà ông, nó về rồi. – Mẹ cô sợ sệt.
-Về rồi thì cũng phải biết điều. Đã có tiền trả cho tôi chưa mà dám. Nói cho bà biết, chưa có đứa nào thoát được nợ thằng này hết. Kiểu trốn nợ này, tôi không thiếu gì cách.
-Tôi đã nói là tôi không trốn nợ. – Thảo phẫn nộ lên tiếng – Tôi phải nói bao nhiêu nữa thì ông mới tin. Ông giở mấy trò này ra với tôi thì được ích gì chứ. Tôi có cướp ra tiền mà trả ông được ngay đâu.
-Tiền bao giờ có không thành vấn đề. Tôi yêu cầu cô phải ở nhà. – Thảo nghe vậy lại quay ngoắt mặt đi, ông Mạnh chuyển giọng thâm hiểm – Nếu còn bỏ đi nữa thì tôi cho cô biết, lần sau sẽ không dễ dọn thế này đâu. Tôi sẽ chế loại bom khác. Bom dầu luyn, cứt, lòng thối…
-Ông im đi! – Thảo hằn gắt.
-Hơ. Chơi kiểu này mới thích. Tưởng tôi không thể làm gì được cô à. Này, lòng thối trứng thối chưa là cái gì đâu nhé, còn cóc chết…
-Không được ném gì vào nhà tôi nữa! – Thảo hét lên.
-Vậy cô còn đi nữa không?
-Ông thật là hèn hạ!
-Dám lì ra với tôi à. Cô lì tôi không thiếu gì cách.
Thảo tức giận bỏ vào trong nhà. Cô đi luôn vào buồng để tránh lão. Vừa mở cửa sổ, cái thứ mùi khó chịu từ dòng nước nhơ nhớp bên ngoài ấy đã bốc vào, cô ọe lên vài tiếng.
-Chúng mày, dọn nhà cho vợ yêu tao ở. – Giọng ông Mạnh sai khiến đàn em.
Thảo ngồi trong buồng nghe tiếng nước xối ào ào ngoài sân, rồi tiếng chổi quét dọn, mùi xà phòng, thuốc tẩy bốc lên. Đám du côn ấy trong phút chốc đã trở thành một đội quân vệ sinh hùng hậu. Nhoáng một cái, ngôi nhà cô đã sạch sẽ trở lại. Sân nhà được cọ kỹ đến từng khe gạch, các cánh cửa sổ và cửa ra vào cũng được dội nước, kỳ cọ đến tinh tươm. Mẹ cô ở ngoài lo chè nước. Tiếng lão Mạnh nói vào cho cô nghe thấy.
-Nhà bà bây giờ sạch rồi nhé. Liệu mà giữ cho nó được thế này. Báo trước lần sau sẽ không có ai dọn cho mẹ con bà hết! Và cũng sẽ không dễ dọn như thế này! Đây mới chỉ là màn cảnh cáo rất nhẹ nhàng thôi.
Thảo phẫn uất nghe những lời đe dọa của lão vọng vào. Cô hiểu sự gan góc của cô từ nay đã bị vô hiệu hóa bởi cái trò thâm hiểm này. Cô đau khổ nhìn ra khung trời rực nắng ngoài ô cửa, Phan ơi! Mình phải làm thế nào đây?
Tác giả :
tothivimichan