Tầm Mộng Thái Hồ: Túy Cô Tô
Chương 38: Cấm thành cố sự (2)
Sau sự việc hoàng quý phi “răn dạy” Dương quý phi, Thành Hóa đế tuy ngoài mặt duy hộ hoàng quý phi, cấm túc Dương thị, nhưng đã mấy ngày liền đều nghỉ ở Phụng Nghi cung, không đến Trường An cung. Nhất thời, trong cung có nhiều kẻ cả gan tiên đoán rằng hoàng quý phi đã thất sủng.
Thất sủng, đó là một việc vô cùng đáng sợ, đặc biệt là với những phi tần chẳng có gia thế như hoàng quý phi. Tất cả mọi thứ nàng có được, đều là hoàng thượng cho. Nếu không được hoàng thượng yêu sủng nữa, thì sẽ mất hết tất cả.
Các cung nhân âm thầm đoán xem phải chăng gió sắp đổi hướng rồi, về sau có phải nên đến phiên vị ở Phụng Nghi cung kia độc sủng hậu cung rồi hay không? Tuy nhiên, Thành Hóa đế lại vẫn phạt Dương quý phi cấm túc một tháng, khiến mọi người nhất thời khó dò được thánh ý, chẳng biết y có thật là đã chán Vạn quý phi, hay chỉ giận dỗi vài ngày. Vì thế, bọn họ còn chưa dám tỏ thái độ với Vạn quý phi, vẫn một mực cung kính, chỉ sợ lên nhầm thuyền.
Mấy ngày này, bên ngoài các cung nhân ở Trường An cung đều bình tĩnh, nhưng trong lòng đều lo lắng nương nương nhà mình thật sự sắp thất sủng, bầu không khí cũng nặng nề hơn rất nhiều. Là nhân vật chính trong câu chuyện này, Vạn Trinh Nhi lại vô cùng thong dong, mỗi ngày đến giờ niệm kinh thì niệm kinh, tới lúc cho Bảo Bảo ăn thì cho Bảo Bảo ăn, chẳng mảy may rầu lo. Không có Thành Hóa đế mỗi tối đến dày vò nàng mấy canh giờ, nàng còn ngủ ngon hơn, tinh thần cũng tốt hơn rất nhiều.
Một hôm nọ, cung nữ bên cạnh nàng tên Nghi Dung rầu rĩ buột miệng than:
“Nương nương, bọn người đó thật quá đáng lắm! Bọn họ đều nói... đều nói... nương nương thất sủng rồi...”
Kỷ Uyển Nhi vừa mang mấy món điểm tâm vào, nghe Nghi Dung nói vậy, vội lên tiếng:
“Nghi Dung, không được nói bậy!”
“Nhưng mà...” Nghi Dung không cam tâm, ấm ức muốn cãi lại.
Kỷ Uyển Nhi liền đẩy cô ta ra ngoài, đóng cửa lại, sau đó nói với Vạn quý phi:
“Nương nương, người đừng nghe Nghi Dung nói bậy, có thể mấy ngày nay bệ hạ bận rộn việc tổ chức khoa thi thôi.”
Vạn quý phi khẽ cười, bảo:
“Nghi Dung nói không sai, bản cung đây là thất sủng rồi. Ở trong hậu cung này, sủng rồi thất sủng, người mới thành người cũ, đó đều là chuyện bình thường, có gì mà phải tránh né chứ?”
Kỷ Uyển Nhi không cho là đúng, nói:
“Nhưng mà nương nương thì khác, bệ hạ thật sự rất yêu nương nương, không giống với các nương nương khác.”
“Yêu ư?", Vạn quý phi bỗng bật cười, cười đến chảy nước mắt, sau đó lại khẽ thở dài, "Nha đầu ngốc, ngươi chỉ mới ở đây hai năm, làm sao biết được thế nào là yêu? Bản cung đã sống trong Tử Cấm Thành này vẻn vẹn nửa đời người, trải qua ba triều hoàng đế, mà vẫn chưa từng thấy tình yêu của đế vương là vật gì, tròn méo ra sao."
"Nhưng mà, bệ hạ chẳng phải rất sủng nương nương đó sao? Lẽ nào đó không phải là yêu?"
Vạn quý phi lắc lắc đầu, vuốt ve Bảo Bảo trong lòng mình, nói:
"Ngươi có biết vì sao người ta luôn nói tranh sủng tranh sủng, nhưng lại chẳng ai nói là tranh ái hay không? Đó là vì, đế vương nào có tình yêu để cho ngươi tranh đoạt. Bậc đế vương tự cổ chỉ yêu duy nhất hai thứ, trước là yêu chính mình, sau là yêu quyền lực. Nếu ngươi làm ngài vừa ý, ngài sẽ ban cho ngươi vài phong hiệu đẹp đẽ, mấy quyền lợi nho nhỏ, đôi ba lời mật ngọt, để ngươi tưởng rằng mình đã có được cả thiên hạ trong tay. Nhưng mà, tất cả chỉ là hư ảo. Đó là sủng, không phải yêu. Đến cuối cùng, ngươi cũng chỉ là sủng vật của ngài mà thôi. Nếu đó là yêu, vậy hẳn Đường Minh Hoàng đối với Dương quý phi là tình sâu như biển, Hán Vũ Đế đối với Trần hoàng hậu, Vệ hoàng hậu là khắc cốt ghi tâm? Nhưng mà, kết cục của Dương quý phi là gì? Kết cục của Trần thị, Vệ thị ra sao? Đó là yêu ư? Không, nếu ngươi thật sự yêu một người, ngươi sẽ không bao giờ dùng quyền lực để giam người đó ở trong hoàng cung này, ngươi sẽ muốn đưa người ấy rời xa nơi đây, rời xa chốn người ăn thịt người này, càng xa càng tốt. Cho nên, tất thảy đế vương, không có ai thật sự yêu hậu phi của mình. Cái gọi là ái hậu, sủng phi, chẳng qua chỉ là một món đồ chơi thôi."
Vạn quý phi nhìn vẻ mặt thất vọng của Kỷ Uyển Nhi, thở dài, nhẹ giọng bảo:
"Bản cung hiểu tâm tư của ngươi đối với bệ hạ. Bởi vì ngươi rất giống bản cung ngày trước, bản cung mới nhiều lời một lần, khuyên ngươi mấy câu. Ở trong hậu cung này, nếu muốn sống yên ổn, ngươi chỉ cần đắc sủng là được, chớ nghĩ tới tình yêu của quân vương. Ngài yêu ai, sủng ai, ngươi không cần quan tâm tới, chỉ cần phong hào của ngươi còn đó, mỗi ngày ăn mặc đều dư giả, không phải lo nghĩ nhiều, vậy là đủ rồi. Ba năm tuyển tú một lần, người mới rồi sẽ thành cũ, đừng vọng tưởng được yêu một ngày thì sẽ được yêu cả đời. Ở nơi này, mong muốn càng nhiều, thất vọng càng nhiều, càng đặt nhiều trông mong, chỉ càng tự làm mình đau khổ. Ngươi xem, bản cung bây giờ sống tốt biết bao, mặc kệ bệ hạ sủng Dương quý phi hay Liễu phi, Ninh quý nhân hay Trang quý nhân, lòng của ta vẫn bình thản như nước, chẳng ghen chẳng tức, chẳng đau chẳng buồn, không phải chong đèn mỗi đêm trông ngóng thánh giá, cũng không phải sầu tư tự hỏi đêm nay ngài nghỉ lại cung của ai. Nếu ngươi muốn làm nữ nhân của hoàng đế, phải nhớ rõ điều này, quản chặt lòng mình, không tin, không yêu, không kỳ vọng, không mong cầu. Chỉ có như vậy, mới có thể tự tại."
Kỷ Uyển Nhi nghe Vạn quý phi chậm rãi nói rất nhiều, rất rất nhiều, giọng vẫn đều đều, thản nhiên như không, tựa hồ đã đọc nhiều kinh Phật đến mức thoát khỏi thất tình lục dục, tứ đại giai không. Rõ ràng là giọng nói bình thản như vậy, nhưng lại khiến Kỷ Uyển Nhi cảm thấy xót xa đến rơi nước mắt.
Vạn quý phi thấy cô khóc, ngạc nhiên hỏi:
"Sao ngươi lại khóc? Bản cung không phải muốn ngăn trở ngươi nghĩ đến bệ hạ. Nếu ngươi muốn, bản cung có thể nói vài câu trước mặt bệ hạ, xin người phong cho ngươi một cái danh tiệp dư hay chiêu nghi. Bản cung chỉ lo ngươi tâm tư đơn thuần sẽ chịu khổ, nên mới nhiều lời một phen. Ngươi đừng khóc nữa."
Kỷ Uyển Nhi vội quỳ xuống, nói:
"Nô tỳ không dám vọng tưởng. Nô tỳ khóc là vì... là vì đau lòng cho nương nương."
"Đau lòng cho bản cung?", Vạn quý phi bật cười, "Bản cung thì có gì phải đau lòng?"
Kỷ Uyển Nhi ngập ngừng hỏi:
"Nô tỳ cả gan hỏi một câu, nương nương có từng yêu hoàng thượng?"
Lời vừa ra khỏi miệng, cô liền dập đầu lia lịa, nói:
“Nô tỳ hỏi càn quấy, xin nương nương thứ tội, xin nương nương thứ tội!”
Vạn quý phi khoát tay, bảo:
“Đứng lên đi.”
Nói đoạn, nàng lại ngẩn người nhìn mấy đụn mây lãng đang trôi trên bầu trời xám xịt mờ mịt, khẽ nói, giọng nhẹ như gió thoảng:
“Có từng yêu hay không, thì có gì quan trọng đâu? Tất cả, đều là quá khứ rồi.”
Sau đó, Vạn quý phi lần tràng hạt, chầm chậm đọc một bài kệ.
“Nhất thiết ân oán hội
Vô thường nan đắc cửu.
Sinh thế đa ưu sự
Mệnh nguy ư thần lộ.
Do ái cố sinh ưu
Do ái cố sinh bố.
Nhược ly ư ái giả
Vô ưu hựu vô bố.” [1]
Kỷ Uyển Nhi im lặng lắng nghe, trong lòng rầu rầu nghĩ, một nữ nhân, rốt cuộc, phải trải qua bao nhiêu tan vỡ, lòng mới có thể chết lặng đến vậy? Phải trải qua bao nhiêu thất vọng, tâm mới có thể lặng như nước, không còn mong cầu chút gì?
Tiếng đọc kệ của Vạn quý phi đều đều vang lên trong màn đêm tĩnh lặng, rõ ràng nghe bình thản là thế, lại khiến người ta cảm thấy có chút thê lương.
Tiểu Lâm Tử trộm ngẩng đầu, nhìn hoàng thượng đang đứng lặng trước cửa cung Trường An, thánh nhan chẳng rõ là hỉ, là nộ, hay là bi.
Một lúc lâu sau, khi đèn bên trong tẩm cung đã tắt, Thành Hóa đế mới quay gót rời đi.
Đến đến đi đi, đều trong lặng lẽ.
--- -----.--- -----
Hơn hai mươi năm trước, Vạn Trinh Nhi chưa đầy sáu tuổi, gặp phải gia biến, bị đưa đến Tử Cấm thành làm cung tỳ hầu hạ ở Từ Ninh cung của Tôn thái hậu.
Vừa vào cửa cung sâu như bể, từ đó tường hồng đoạn trần gian.
Bởi vì xuất thân từ gia đình tội thần, nàng bị bắt làm những công việc nặng nhọc nhất, vất vả nhất. Từ một tiểu thư bàn tay quanh năm không thấm nước, nàng phải làm lụng quần quật từ lúc trời còn tờ mờ sáng đến đêm khuya. Khi ấy, nàng vừa tới kinh thành, khẩu âm Tô Châu vẫn còn rất nặng, các cung nữ khác khó thể nghe hiểu nàng, mà nàng cũng khó thể hiểu họ, thế nên họ đều xa lánh, không muốn nói chuyện với nàng, thậm chí còn đùn đẩy việc nặng cho nàng.
Mùa đông đầu tiên ở kinh thành cũng đến, rét buốt gấp trăm lần so với mùa đông nơi quê nhà. Mỗi tối, sau khi làm xong hết mọi việc, Vạn Trinh Nhi đều âm thầm vùi mặt vào chăn mà khóc, vừa lạnh, vừa nhớ nhà, nhà quê, nhớ người thân.
Hai năm sau đó, nàng rốt cuộc đã dần quen với cuộc sống của một cung tỳ, bắt đầu học được giọng kinh thành, cũng không còn khóc mỗi đêm nữa. Một hôm nọ, không khí cả Tử Cấm thành đột nhiên đều vui mừng hân hoan, Vạn Trinh Nhi hỏi thăm mọi người, mới biết là Chu quý phi vừa hạ sinh tiểu thái tử, hoàng thượng cuối cùng đã có con trai nối dõi, hạ lệnh ban thưởng cho toàn bộ hậu cung.
Vạn Trinh Nhi cũng nhờ phúc của tiểu thái tử mà được ban cho mấy lượng bạc. Nàng dùng tiền đó mua thêm một cái chăn khác ấm hơn, mùa đông đến cũng đỡ rét buốt một chút. Vì vậy, dù chưa có diễm phúc được diện kiến thái tử, nàng vẫn vô cùng biết ơn y.
Có một ngày, Vạn Trinh Nhi vào hầu thái hậu, thấy bà đang ôm một đứa trẻ trong lòng, có lẽ là thái tử. Nàng tò mò, bạo gan trộm đưa mắt nhìn về phía đứa trẻ đó, chỉ thấy nó trắng trẻo bụ bẫm như nắm bột, đáng yêu vô cùng. Đứa trẻ dường như nhận thấy được nàng đang nhìn mình, hướng về phía nàng, đôi mắt đen lay láy hiếu kỳ quan sát nàng, nhoẻn miệng cười một cái. Vạn Trinh Nhi sợ thái hậu phát hiện, vội vàng cụp mắt xuống, lui ra ngoài.
Vì thế, lần đầu tiên Vạn Trinh Nhi gặp Chu Kiến Thâm, chính là nhạt nhẽo như vậy.
Thế rồi mùa đông năm ấy cũng qua đi, Tử Cấm thành cử hành một buổi tiệc tất niên thật linh đình. Trong những dịp thế này, bởi vì được thưởng tiền đầu năm, các cung nhân đều vô cùng vui vẻ. Vạn Trinh Nhi lại là ngoại lệ. Nàng bận rộn đi qua đi lại dọn lên thức ăn và rượu, trong lòng cũng chẳng vui vẻ gì. Nhìn cảnh tượng mọi người đầm ấm quây quần bên nhau, nỗi niềm nhớ quê liền trào dâng trong lòng nàng. Hàng năm vào ngày này, nàng thường phụ giúp mẫu thân nấu nướng, sau đó cả nhà ba người tề tựu cùng ăn uống nói cười, nghe yên hoa nổ vang bên trời. Giờ đây, tất cả, chỉ còn là hồi ức. Nàng vĩnh viễn không thể trở về những ngày tháng ấy nữa rồi.
Thái hậu là một người rất yêu thích âm luật, thế nên trong cung luôn có rất nhiều nhạc công và cầm sư. Xưa nay, người ta luôn xem thường ca kỹ, cho rằng “xướng ca vô loài”, vì vậy những nhạc công và cầm sư này đều mang nô tịch, tuy nhàn hạ hơn cung nữ, nhưng thân phận thì rất thấp kém. Đêm hôm ấy, thái hậu lệnh cho bọn họ đàn hát giúp vui. Vài người lần lượt biểu diễn, Vạn Trinh Nhi đều chẳng mấy để ý. Cho đến khi một tiếng cổ cầm cất lên, nàng bất chợt rơi nước mắt, run run quay đầu nhìn lại.
Khúc nhạc mà người ấy đàn, chính là khúc dân ca ở cố hương của nàng. Mỗi đợt tất niên, mẫu thân vẫn hát cho nàng nghe, từng giai điệu đã in tạc vào trong ký ức của nàng, không nhầm đi đâu được.
Vạn Trinh Nhi quay lại, chỉ thấy người đàn là một thiếu niên trạc chừng mười lăm, mười sáu tuổi, mặt mũi thanh tú, bàn tay nhẹ nhàng lướt trên bảy dây đàn, từng âm điệu cố hương dìu dặt vang lên từ đôi bàn tay ấy.
Sau đó, chàng cất tiếng hát. Vạn Trinh Nhi không thể nén được, rốt cuộc bật khóc.
Hai năm. Đã hai năm rồi, nàng mới nghe lại giọng nói của quê hương.
Giữa cấm cung lạnh lẽo, thanh âm cố hương vang lên, tựa như bếp lửa trong ngày đông giá rét, sưởi ấm trái tim lạc lõng của Vạn Trinh Nhi. Cũng từ khoảnh khắc ấy, chàng cầm sư kia trở thành một ấn tượng không thể phai mờ trong ký ức tuổi thơ của nàng.
Bấy giờ, nàng vẫn chưa biết tên chàng là gì.
Sau hôm ấy, Vạn Trinh Nhi đã âm thầm dò hỏi khắp nơi, vẫn chẳng biết danh tính chàng ta. Dần dần, nàng cũng bỏ cuộc, xem như số mệnh vậy.
Một đêm nọ, nàng đang lúi cúi quét tuyết, chợt nghe tiếng đàn vọng ra từ một cửa phòng nọ. Nàng ngừng chổi, chăm chú lắng nghe.
Chính là chàng ấy.
Không rõ vì sao, nàng lại mãnh liệt tin tưởng như vậy.
Từ tiếng đàn réo rắt, Vạn Trinh Nhi như nghe được nỗi niềm nhớ quê da diết của cầm sư. Nhắm mắt lại, tựa hồ có thể trông thấy phong cảnh cố hương hiện ra trước mắt, mặt Thái Hồ yên ả, những dòng kênh xanh thẳm, tất cả yên bình như giấc mơ.
Vạn Trinh Nhi tiến tới gần gian phòng nhỏ kia, đứng ở bên ngoài, chẳng nói chẳng rằng. Ánh đèn leo lét hắt bóng, phản chiếu hình dáng người đang gảy đàn ở bên trong.
Nàng lấy trong tay áo ra cây tiêu nhỏ, ghé môi thổi hòa nhịp theo nhạc khúc của chàng.
Người bên trong cũng phát hiện ra tiếng tiêu của nàng, ngước mắt nhìn ra ngoài khung cửa. Ánh đèn leo lét hắt bóng, cũng phản chiếu lại hình dáng của tiểu cô nương đang thổi tiêu ngoài kia.
Hai người chẳng nói với nhau một lời, nhưng cũng chẳng cần nói. Chỉ qua tiếng nhạc, cả hai đều hiểu thấu tâm tư của đối phương. Người đây kẻ đấy, đều chung một nỗi hoài hương.
Đêm đó, tiếng đàn hòa với tiếng tiêu, vút bay khỏi lầu son gác tía, cùng nhau quay trở về Tô thành vạn dặm xa xôi.
Hai con người xa lạ, chẳng hề biết tên nhau, chẳng hề nói với nhau một câu, nhưng lại như tri âm tri kỷ đã lâu.
Từ dạo ấy, Vạn Trinh Nhi thường đến trước cửa gian phòng ấy, cùng người bên trong cầm tiêu song tấu.
Một thời gian sau, có lẽ ông trời cũng cảm động cho mối tình tri kỷ của hai người, Vạn Trinh Nhi được giao nhiệm vụ mang cơm đến cho các nhạc công ở gian phía Tây cung Từ Ninh. Theo quy củ, nhạc công dù sao cũng là nam nhân, không được tự do đi lại trong hậu cung, thế nên cần phái cung nữ mang cơm đến cho họ. Các cung nữ đa số đều đã trưởng thành, tiếp xúc với với các nam nhân cũng không hợp lễ nghi, vì vậy Vạn Trinh Nhi bởi vì tuổi còn nhỏ là lựa chọn thích hợp nhất.
Vạn Trinh Nhi mang theo cơm canh, đi đến gian phòng kia, hồi hộp gõ cửa. Cánh cửa gỗ kẽo kẹt mở ra, thiếu niên mỉm cười nhận lấy. Đúng lúc đó, một tiếng kêu thật không biết chọn thời điểm phát ra từ phía bụng nàng. Bình thường, bởi vì còn nhỏ, nàng hay bị bắt nạt, chỉ được chia một ít cơm, đối với một tiểu cô nương đang độ tuổi ăn tuổi lớn mà nói thì thật quá ít ỏi, vì thế mới có một màn đáng xấu hổ này. Vạn Trinh Nhi đỏ bừng cúi gằm mặt, không dám ngẩng đầu lên.
Cầm sư kia không hề cười cợt nàng, nhận lấy phần cơm, sau đó chia ra làm hai. Chàng chỉ ăn đúng một nửa, nửa còn lại đưa cho nàng, mỉm cười. Vạn Trinh Nhi vốn rất ngại ngùng, nhưng bắt gặp ánh mắt cổ vũ của chàng, cuối cùng cũng vứt bỏ cái sĩ diện hão, cầm đũa lên ăn. Cầm sư lẳng lặng mỉm cười nhìn nàng ăn, suốt buổi đều không nói một câu.
Mối quan hệ kỳ lạ giữa nàng và cầm sư kia kéo dài gần hai năm thì biến cố xảy đến. Sau sự kiện Thổ Mộc Bảo, hoàng cung đổi chủ, Tôn thái hậu cũng phải dọn khỏi Từ Ninh cung, nhường chỗ cho thái hậu mới họ Ngô.
Ngô thái hậu đương nhiên chướng mắt những cung nhân cũ của Tôn thái hậu, toàn bộ đều phải thay đổi hết, các cầm sư và nhạc công thì bị đuổi ra khỏi cung.
Ngày hôm ấy là ngày cuối cùng gặp nhau. Lần đầu tiên, cầm sư kia mở miệng nói chuyện với Vạn Trinh Nhi. Chàng nói:
“Tên của ta là Cầm Lang. Tiểu muội muội, có thể cho ta biết danh tính không?”
Đôi mắt của Vạn Trinh Nhi đã hoe đỏ. Từ lúc vào cung cho đến nay, Cầm Lang là người duy nhất đối tốt với nàng, là người bạn duy nhất của nàng ở cấm cung lạnh lẽo này, cũng là người duy nhất hiểu nàng. Nay phải ly biệt, chẳng biết khi nào mới tương phùng, làm sao mà không bùi ngùi chua xót?
“Muội họ Vạn, tên Trinh Nhi.” Nàng nghẹn ngào đáp.
Cầm Lang lấy từ tay áo ra một chiếc trâm bạc, đưa cho nàng, nói:
“Tiểu Trinh Nhi, muội nhận lấy cây trâm này đi. Nếu còn có duyên gặp lại...”
Chàng chưa nói hết câu, đã có người giục:
“Cầm Lang, mau đi thôi, cửa cung sắp đóng rồi!”
Cầm Lang đành phải đeo đàn lên vai, quay người, bước lên xe ngựa.
Vạn Trinh Nhi cầm lấy cây trâm bạc, mắt nhìn theo chiếc xe ngựa dần khuất xa. Chợt, nàng thấy Cầm Lang vén lên rèm xe, nói gì đó với nàng. Chỉ là xe ngựa đã đi quá xa, không thể nghe rõ được.
Cánh cửa cung to lớn nặng nề đóng sầm lại, ngăn cách trong này với ngoài kia thành hai thế giới khác biệt.
Vạn Trinh Nhi đành gạt nước mắt, lủi thủi quay về.
Rất lâu, rất lâu sau này, nàng mới biết, hôm đó Cầm Lang muốn nói với nàng rằng: “Nếu còn có duyên gặp lại, ta sẽ cưới muội.”
Đáng tiếc, khi ấy đã quá muộn.
Có những thứ, bỏ lỡ chính là bỏ lỡ.
Vạn Trinh Nhi tiếp tục ở lại Tử Cấm thành ba năm. Năm nàng mười ba tuổi, đã bắt đầu tính đến chuyện ra cung. Nữ tử ở bên ngoài, mười ba tuổi đã xuất giá. Nhưng mà cung nữ ở trong cung, nếu không được hoàng đế ân sủng, thì cả đời sẽ phải làm cung nữ. Vạn Trinh Nhi từng trông thấy rất nhiều cung nữ già đi, tóc bạc, lưng còng, vẫn chẳng hề được một lần bước chân ra khỏi cung. Nàng rất sợ hãi. Nàng không muốn giống như bọn họ. Nàng muốn ra khỏi cung, nàng muốn trở về cố hương. Vừa khéo lúc đó, thái tử Chu Kiến Thâm mới năm tuổi đã bị giáng thành Nghi vương, phải chuyển ra ngoài cung. Mọi người đều sợ bị liên lụy, không ai muốn đi theo y. Giữa lúc đó, Vạn Trinh Nhi lại xin đi đến Nghi Vương phủ hầu hạ phế thái tử. Tất cả cung nữ đều nhìn nàng như một kẻ thần kinh, chỉ có Vạn Trinh Nhi hiểu rõ, bản thân nàng vô cùng tỉnh táo.
Nói cho cùng, năm đó nếu không nhờ phúc của tiểu thái tử mà được thưởng mấy lượng bạc để mua chăn, nàng rất có thể đã sớm chết cóng. Xem như là vì ý định muốn ra khỏi cung của bản thân, hay là vì trả ân tình ấy, Vạn Trinh Nhi cũng cảm thấy đây là quyết định đúng đắn.
Ngày Vạn Trinh Nhi gặp lại Chu Kiến Thâm, chỉ thấy một cậu bé mi thanh mục tú, dáng hơi gầy, tuy chỉ mới lên năm, đôi mắt đã phảng phất một nét buồn, chẳng vô ưu vô lo như những đứa trẻ đồng lứa. Bất giác, nàng nghĩ đến tiểu thái tử như nắm bột năm xưa nhoẻn miệng cười với mình. Nếu phụ hoàng của y vẫn là hoàng đế, hẳn Chu Kiến Thâm sẽ an nhàn mà trưởng thành, trở thành một cậu bé hoạt bát vui vẻ, một thái tử sống trong nhung gấm lụa là, không hiểu nỗi khổ nhân gian.
Chỉ là, vật đổi sao dời, đã từng vinh hiển tột cùng, nay chúng bạn xa lánh, không người đoái hoài. Ngày Chu Kiến Thâm rời khỏi hoàng cung, chẳng một ai đưa tiễn, chỉ có một đám thị vệ mang danh hộ tống, kỳ thật là áp giải.
Có lẽ là đồng bệnh tương liên, Vạn Trinh Nhi cảm thấy vô cùng thương xót cho đứa bé này. Nàng tự nhủ, sau này sẽ cố chăm sóc y cho thật tốt, không chỉ vì mưu tính hay báo ân, mà còn vì, đứa bé này đã đủ đáng thương lắm rồi.
Nghi Vương phủ, mang danh là vương phủ, nhưng lại còn bé hơn nhà thứ dân, tồi tàn không kể xiết. Cả một vương phủ, chỉ có một mình Vạn Trinh Nhi và Chu Kiến Thâm, bên ngoài binh lính túc trực canh gác, tất nhiên không phải để bảo vệ, mà là để giam lỏng.
Ở đây, Vạn Trinh Nhi còn vất vả hơn lúc ở trong cung. Trước kia, ít ra vẫn còn được ăn ngon mặc đẹp. Nàng cứ nghĩ đương kim hoàng đế dù tàn nhẫn đến cỡ nào, chí ít vẫn cho cháu mình sống được an nhàn. Nào ngờ, ông ta quả thật là chỉ hận không thể quang minh chính đại giết Chu Kiến Thâm để trừ mối họa, đành phải quẳng y tới đây tự sinh tự diệt, làm sao lại cho y ăn sung mặc sướng? Vạn Trinh Nhi nhìn một đứa bé ngày ngày đều chỉ ăn rau dưa qua bữa, thật là bất nhẫn trong lòng, cuối cùng nàng cố gắng thêu vài món đồ thủ công, mang ra ngoài bán được ít tiền, mua được chút thịt cá về cho đứa bé ăn. Cứ như vậy, nàng làm việc quần quật từ sáng đến tối, đôi mắt bởi vì thêu thùa nhiều vào ban đêm mà cũng kém đi. Có khi nàng nghĩ, e là trước khi nàng được thả về quê, thì hai mắt đã mù.
Bù lại, Chu Kiến Thâm thật sự là một đứa bé rất ngoan. Có lẽ y sớm ý thức được hoàn cảnh của mình hiện tại, hoàn toàn vứt bỏ cái giá của một phượng tử long tôn, ngày ngày đều cố gắng giúp đỡ nàng làm mọi việc. Thi thoảng nhìn đứa bé hiểu chuyện như vậy, Vạn Trinh Nhi cũng cảm thấy có chút đau lòng.
Mùa đông đáng sợ lại đến. Nghi Vương phủ tồi tàn làm sao chắn được giá rét, than sưởi ấm càng không cần mơ tới. Chu Kiến Thâm tựa hồ rất sợ lạnh, đêm tới luôn ôm chặt nàng không buông. Nghĩ cũng phải, trước giờ y luôn ở trong hoàng cung ấm áp, có phải chịu giá rét như vậy bao giờ. Huống hồ y chỉ là một đứa bé, Vạn Trinh Nhi cũng không tị hiềm, liền rúc vào ngủ cùng một nơi, ấm áp hơn nhiều.
Có đêm, lạnh quá ngủ không được, nàng sẽ thủ thỉ kể chuyện cho Chu Kiến Thâm nghe, hoặc là hát khúc dân ca của quê nhà để ru y ngủ.
Thi thoảng, Vạn Trinh Nhi lại lấy cây trâm bạc Cầm Lang tặng ra, tần ngần ngắm nhìn, rồi lại khẽ thở dài. Chu Kiến Thâm thấy vậy, hỏi:
“Trinh Nhi tỷ tỷ sao lại thở dài?”
Nàng đáp:
“Cây trâm này là của một người bạn tặng ta, chỉ là vật thì ở đây, người thì không biết bao giờ gặp lại.”
Chu Kiến Thâm lại hỏi:
“Người bạn đó là ai? Là nam hay nữ? Có phải là... người trong mộng của tỷ?”
Vạn Trinh Nhi đỏ bừng mặt, thẹn quá hóa giận, nói:
“Đừng nói bậy, đệ thì biết cái gì là người trong mộng chứ!”
Chu Kiến Thâm nhoẻn miệng cười, vùi đầu vào lòng nàng, nói:
“Không phải là tốt rồi. Đợi A Thâm lớn lên, nhất định sẽ cưới Trinh Nhi tỷ tỷ làm thê tử. Tỷ không được nghĩ tới nam nhân khác, đó là không giữ phụ đạo.”
Vạn Trinh Nhi bật cười, không để trong lòng, nhéo nhéo mũi y, bảo:
“Đợi đệ lớn lên rồi nói sau đi!”
Nàng vốn chỉ xem lời nói đó là lời trẻ con vô tri. Đợi y trưởng thành, nàng cũng đã già.
Đúng vậy, tuổi xuân của nữ nhi ngắn ngủi biết bao. Sau này cho dù nàng có được thả về quê, cũng đã quá lứa lỡ thì. Làm sao còn có thể tìm được một phu quân tốt? Trong đầu Vạn Trinh Nhi thoáng hiện lên hình ảnh của Cầm Lang, rồi lại lắc lắc đầu gạt đi. Mấy năm rồi, nói không chừng người ta đã thành gia lập thất, nàng còn trông đợi gì chứ? Thôi thôi, số mệnh đã định như vậy, cô độc một đời thì đã sao, chỉ cần được trở về cố hương, cả đời này của nàng đã không còn gì hối tiếc.
Chu Kiến Thâm nhìn Vạn Trinh Nhi lại nhét cây trâm bạc vào tay áo, mày thoáng nhíu lại, nhưng cũng không nói gì.
Thời gian thoi đưa, xuân hạ thu đông luân chuyển, chớp mắt năm năm đã trôi qua, cũng là năm năm Vạn Trinh Nhi cùng Chu Kiến Thâm sống nương tựa vào nhau trong Nghi Vương phủ. Sau “Đoạt môn chi biến”, Anh Tông đăng cơ lần thứ hai, lấy hiệu Thiên Thuận. Chu Kiến Thâm cũng được khôi phục ngôi vị thái tử, trở về Đông Cung.
Lúc nghe tin này, Vạn Trinh Nhi mừng đến rơi lệ, chẳng biết là mừng cho mình, hay là thật lòng mừng cho A Thâm mệnh khổ của nàng cuối cùng đã khổ tận cam lai.
Ngày Chu Kiến Thâm rời Nghi Vương phủ trở về Tử Cấm thành, Vạn Trinh Nhi cầu xin y cho nàng trở về cố hương.
Y nói, đợi tình hình trong cung ổn định sẽ tấu xin với phụ hoàng.
Vạn Trinh Nhi thật không hiểu tại sao chỉ thả một cung nữ nhỏ nhoi ra khỏi cung cũng phải tấu xin hoàng thượng phô trương như vậy, nhưng y lại không chịu giải thích.
Bấy giờ Chu Kiến Thâm đã mười một tuổi, càng lúc càng khó hiểu, không còn là A Thâm rúc trong lòng nàng nghe kể chuyện xưa nữa.
Nàng khẽ thở dài, cảm khái một phen.
Vạn Trinh Nhi lần thứ hai quay lại Tử Cấm thành, tuy rằng vẫn là cung nữ, nhưng nhờ có thái tử che chở, nàng sống ở Đông cung vô cùng an nhàn, không ai dám sai bảo nàng làm gì cả. Có lẽ Chu Kiến Thâm cũng cảm thấy để nàng an nhàn quá như vậy không ổn, liền bảo nàng đến thư phòng giúp y mài mực, pha trà, đấm bóp, tóm lại là cướp tất cả công việc của tiểu thái giám Tiểu Lâm Tử mới vào cung. Không cần nói cũng biết, Tiểu Lâm Tử luôn nhìn nàng bằng ánh mắt ai oán như nàng đã đoạt trượng phu của hắn.
Cái gọi là “đợi tình hình trong cung ổn định” mà Chu Kiến Thâm nói, đợi đến sáu năm nữa trôi qua, vẫn chưa tới. Vạn Trinh Nhi sốt ruột hối thúc, y vẫn cứ bảo chưa phải lúc. Sáu năm trôi qua, Chu Kiến Thâm đã mười sáu tuổi, cao hơn nàng cả một cái đầu, cũng không còn gọi nàng là “tỷ tỷ” nữa, trực tiếp gọi ngắn gọn là “Trinh Nhi”. Sức khỏe hoàng đế ngày càng yếu, chính sự dần dần đều giao cho thái tử xử lý. Chu Kiến Thâm càng lúc càng có khí thế của bậc đế vương, mỗi lời nói ra đều có uy lực khiến người ta bất giác tuân phục, vĩnh viễn không còn là đứa bé u buồn trong Nghi Vương phủ năm xưa nữa. Có đôi khi, Vạn Trinh Nhi cũng không dám phản bác lại lời y nói.
Từ khi bước ra khỏi Nghi Vương phủ, giữa hai người không chỉ là tình nghĩa cùng chung hoạn nạn nữa, mà đã là quân thần.
Cái gọi là quân thần, chính là quân phán thần chết, thần không chết là bất trung.
Cho nên, mặc kệ Chu Kiến Thâm có lý hay vô lý, nàng cũng không được quyền hoài nghi. Đó là quy tắc sinh tồn trong Tử Cấm thành này.
Đừng cho rằng bậc quân vương có vài phần che chở ngươi mà nghĩ rằng mình có thể ngang hàng tranh luận với ngài. Vạn Trinh Nhi đã từng thấy Cảnh Thái đế khắc trước cười cười nói nói với một phi tần, khắc sau đã cho người lôi nàng ta đi xử trảm, chỉ vì nàng ta lỡ lời một câu.
Từ đó, nàng sâu sắc hiểu rằng, đối với đế vương mà nói, không có bất cứ thứ gì quan trọng hơn quyền uy của chính mình.
Một đế vương tương lai như Chu Kiến Thâm, hẳn cũng không khác mấy.
Vạn Trinh Nhi cứ chờ đợi ngày được ra cung như thế, cho đến một ngày nọ. Khi nàng đi theo Chu Kiến Thâm đến dự lễ đại thọ của Tôn thái hậu. Lúc nàng cúi người rót trà cho y, chợt nghe thấy một khúc nhạc quen thuộc vang lên. Tay nàng run lên, nước trà sánh ra ngoài. Chu Kiến Thâm lập tức phát hiện ra bất thường, liếc mắt nhìn nàng, chỉ thấy nàng đang rưng rưng nước mắt, vui mừng nhìn cầm sư đang gảy đàn kia. Mà cầm sư kia cũng nhìn về phía nàng, đáy mắt ánh lên vẻ mừng rỡ, chợt đàn sai một nhịp.
Chu Kiến Thâm nhíu mày, bỗng dưng ra lệnh:
“Đem kẻ này ra, trảm.”
Mọi người đều kinh ngạc. Cho dù không hài lòng với cầm sư, cũng không đến nỗi mang ra chém như thế, huống hồ thái tử bình thường không phải kẻ bạo tàn.
Vạn Trinh Nhi lo lắng cho Cầm Lang, sự lo lắng ấy át mất nỗi sợ đối với Chu Kiến Thâm. Nàng vội quỳ xuống, nói:
“Thái tử điện hạ, xin người khai ân!”
Chu Kiến Thâm nhìn nàng, lạnh giọng hỏi:
“Nàng quỳ làm gì? Bản cung có phạt nàng sao?”
--- ---.--- ---
*Chú thích:
[1] Dịch nghĩa:
Mọi ân oán đời này
Đều vô thường chóng phai
Cõi thế nhiều khổ não
Đời người như sương mai
Do ái sinh sợ hãi
Do ái sinh ưu phiền
Kẻ nào lìa chữ ái
Tâm mới được an nhiên.
...............
*Tác giả lảm nhảm:
Khi bạn sinh sau đẻ muộn và đợi người ta gặp gỡ yêu đương với nhau xong hết rồi bạn mới ghen lồng ghen lộn lên đi oánh ghen. =.=
Thích chị Vạn quá nên bôi thêm 1 chương nữa về chị, mà lại dài quá thế là tạm cắt ở đây, hôm sau viết tiếp.:v Tuy Dao Dao là nữ chính nhưng mình cảm thấy tính cách của mình gần với chị Vạn hơn, nếu Dao Dao dễ dàng tin tưởng và chân thành với tất cả mọi người, thì chị Vạn lại có xu hướng hoài nghi. Sự hoài nghi này thực tế là xuất phát từ việc sợ tổn thương, vừa kiêu ngạo lại vừa tự ti. Bởi vì sợ sẽ đau nên không dám tin tưởng vào tình cảm của bất cứ ai, lúc nào cũng tự tạo cho mình một lớp mai rùa cách biệt với thế giới; bởi vì kiêu ngạo nên luôn ra vẻ không để ý, không quan tâm, sợ người ta thấy được tâm sự của mình, cảm thấy việc đau khổ, tranh giành tình cảm vì một người đàn ông thật thấp kém; bởi vì tự ti, cho nên luôn không dám tin rằng mình đủ tốt để người ta yêu mình thật lòng. Người phụ nữ như vậy, đôi khi cô ta sẽ mỉm cười vui vẻ đi làm mai cho người mình thích cùng một cô gái khác, cứ như là mình chẳng để ý gì cả, nhưng quay lưng đi lại âm thầm đau buồn một mình. Bên ngoài, cô ta ra vẻ hờ hững, thanh cao, nhưng nội tâm chẳng hề tự tại chút nào. Bởi vì mình cũng là một cô gái như vậy, nên mình biết, nó rất mệt mỏi.:<
Giải thích một chút về việc tại sao chị Vạn muốn chết mà không tự tử luôn cho nhanh, không phải mình muốn đá xéo “Diên Hi” đâu, nhưng theo mình biết, tự sát trong hoàng cung ngày xưa là một trọng tội ấy, không phải bạn không muốn sống với vua nữa là bạn có thể tự sát đâu. Tất nhiên bạn chết rồi là xong, nhưng cả họ nhà bạn sẽ bị vua giận cá chém thớt, không được yên ổn đâu nhé. Huống hồ, tự sát đối với quan điểm ngày xưa còn là đại bất hiếu (thân thể do cha mẹ sinh ra, không được tự ý hủy hoại). Tóm lại thì phụ nữ trong cung ngày xưa thật sự rất đáng thương, ngay cả quyền được chết cũng không do mình quyết định. Thế nên chị Vạn mới phải ngày ngày trông mong được ban chết ấy.:<
Thất sủng, đó là một việc vô cùng đáng sợ, đặc biệt là với những phi tần chẳng có gia thế như hoàng quý phi. Tất cả mọi thứ nàng có được, đều là hoàng thượng cho. Nếu không được hoàng thượng yêu sủng nữa, thì sẽ mất hết tất cả.
Các cung nhân âm thầm đoán xem phải chăng gió sắp đổi hướng rồi, về sau có phải nên đến phiên vị ở Phụng Nghi cung kia độc sủng hậu cung rồi hay không? Tuy nhiên, Thành Hóa đế lại vẫn phạt Dương quý phi cấm túc một tháng, khiến mọi người nhất thời khó dò được thánh ý, chẳng biết y có thật là đã chán Vạn quý phi, hay chỉ giận dỗi vài ngày. Vì thế, bọn họ còn chưa dám tỏ thái độ với Vạn quý phi, vẫn một mực cung kính, chỉ sợ lên nhầm thuyền.
Mấy ngày này, bên ngoài các cung nhân ở Trường An cung đều bình tĩnh, nhưng trong lòng đều lo lắng nương nương nhà mình thật sự sắp thất sủng, bầu không khí cũng nặng nề hơn rất nhiều. Là nhân vật chính trong câu chuyện này, Vạn Trinh Nhi lại vô cùng thong dong, mỗi ngày đến giờ niệm kinh thì niệm kinh, tới lúc cho Bảo Bảo ăn thì cho Bảo Bảo ăn, chẳng mảy may rầu lo. Không có Thành Hóa đế mỗi tối đến dày vò nàng mấy canh giờ, nàng còn ngủ ngon hơn, tinh thần cũng tốt hơn rất nhiều.
Một hôm nọ, cung nữ bên cạnh nàng tên Nghi Dung rầu rĩ buột miệng than:
“Nương nương, bọn người đó thật quá đáng lắm! Bọn họ đều nói... đều nói... nương nương thất sủng rồi...”
Kỷ Uyển Nhi vừa mang mấy món điểm tâm vào, nghe Nghi Dung nói vậy, vội lên tiếng:
“Nghi Dung, không được nói bậy!”
“Nhưng mà...” Nghi Dung không cam tâm, ấm ức muốn cãi lại.
Kỷ Uyển Nhi liền đẩy cô ta ra ngoài, đóng cửa lại, sau đó nói với Vạn quý phi:
“Nương nương, người đừng nghe Nghi Dung nói bậy, có thể mấy ngày nay bệ hạ bận rộn việc tổ chức khoa thi thôi.”
Vạn quý phi khẽ cười, bảo:
“Nghi Dung nói không sai, bản cung đây là thất sủng rồi. Ở trong hậu cung này, sủng rồi thất sủng, người mới thành người cũ, đó đều là chuyện bình thường, có gì mà phải tránh né chứ?”
Kỷ Uyển Nhi không cho là đúng, nói:
“Nhưng mà nương nương thì khác, bệ hạ thật sự rất yêu nương nương, không giống với các nương nương khác.”
“Yêu ư?", Vạn quý phi bỗng bật cười, cười đến chảy nước mắt, sau đó lại khẽ thở dài, "Nha đầu ngốc, ngươi chỉ mới ở đây hai năm, làm sao biết được thế nào là yêu? Bản cung đã sống trong Tử Cấm Thành này vẻn vẹn nửa đời người, trải qua ba triều hoàng đế, mà vẫn chưa từng thấy tình yêu của đế vương là vật gì, tròn méo ra sao."
"Nhưng mà, bệ hạ chẳng phải rất sủng nương nương đó sao? Lẽ nào đó không phải là yêu?"
Vạn quý phi lắc lắc đầu, vuốt ve Bảo Bảo trong lòng mình, nói:
"Ngươi có biết vì sao người ta luôn nói tranh sủng tranh sủng, nhưng lại chẳng ai nói là tranh ái hay không? Đó là vì, đế vương nào có tình yêu để cho ngươi tranh đoạt. Bậc đế vương tự cổ chỉ yêu duy nhất hai thứ, trước là yêu chính mình, sau là yêu quyền lực. Nếu ngươi làm ngài vừa ý, ngài sẽ ban cho ngươi vài phong hiệu đẹp đẽ, mấy quyền lợi nho nhỏ, đôi ba lời mật ngọt, để ngươi tưởng rằng mình đã có được cả thiên hạ trong tay. Nhưng mà, tất cả chỉ là hư ảo. Đó là sủng, không phải yêu. Đến cuối cùng, ngươi cũng chỉ là sủng vật của ngài mà thôi. Nếu đó là yêu, vậy hẳn Đường Minh Hoàng đối với Dương quý phi là tình sâu như biển, Hán Vũ Đế đối với Trần hoàng hậu, Vệ hoàng hậu là khắc cốt ghi tâm? Nhưng mà, kết cục của Dương quý phi là gì? Kết cục của Trần thị, Vệ thị ra sao? Đó là yêu ư? Không, nếu ngươi thật sự yêu một người, ngươi sẽ không bao giờ dùng quyền lực để giam người đó ở trong hoàng cung này, ngươi sẽ muốn đưa người ấy rời xa nơi đây, rời xa chốn người ăn thịt người này, càng xa càng tốt. Cho nên, tất thảy đế vương, không có ai thật sự yêu hậu phi của mình. Cái gọi là ái hậu, sủng phi, chẳng qua chỉ là một món đồ chơi thôi."
Vạn quý phi nhìn vẻ mặt thất vọng của Kỷ Uyển Nhi, thở dài, nhẹ giọng bảo:
"Bản cung hiểu tâm tư của ngươi đối với bệ hạ. Bởi vì ngươi rất giống bản cung ngày trước, bản cung mới nhiều lời một lần, khuyên ngươi mấy câu. Ở trong hậu cung này, nếu muốn sống yên ổn, ngươi chỉ cần đắc sủng là được, chớ nghĩ tới tình yêu của quân vương. Ngài yêu ai, sủng ai, ngươi không cần quan tâm tới, chỉ cần phong hào của ngươi còn đó, mỗi ngày ăn mặc đều dư giả, không phải lo nghĩ nhiều, vậy là đủ rồi. Ba năm tuyển tú một lần, người mới rồi sẽ thành cũ, đừng vọng tưởng được yêu một ngày thì sẽ được yêu cả đời. Ở nơi này, mong muốn càng nhiều, thất vọng càng nhiều, càng đặt nhiều trông mong, chỉ càng tự làm mình đau khổ. Ngươi xem, bản cung bây giờ sống tốt biết bao, mặc kệ bệ hạ sủng Dương quý phi hay Liễu phi, Ninh quý nhân hay Trang quý nhân, lòng của ta vẫn bình thản như nước, chẳng ghen chẳng tức, chẳng đau chẳng buồn, không phải chong đèn mỗi đêm trông ngóng thánh giá, cũng không phải sầu tư tự hỏi đêm nay ngài nghỉ lại cung của ai. Nếu ngươi muốn làm nữ nhân của hoàng đế, phải nhớ rõ điều này, quản chặt lòng mình, không tin, không yêu, không kỳ vọng, không mong cầu. Chỉ có như vậy, mới có thể tự tại."
Kỷ Uyển Nhi nghe Vạn quý phi chậm rãi nói rất nhiều, rất rất nhiều, giọng vẫn đều đều, thản nhiên như không, tựa hồ đã đọc nhiều kinh Phật đến mức thoát khỏi thất tình lục dục, tứ đại giai không. Rõ ràng là giọng nói bình thản như vậy, nhưng lại khiến Kỷ Uyển Nhi cảm thấy xót xa đến rơi nước mắt.
Vạn quý phi thấy cô khóc, ngạc nhiên hỏi:
"Sao ngươi lại khóc? Bản cung không phải muốn ngăn trở ngươi nghĩ đến bệ hạ. Nếu ngươi muốn, bản cung có thể nói vài câu trước mặt bệ hạ, xin người phong cho ngươi một cái danh tiệp dư hay chiêu nghi. Bản cung chỉ lo ngươi tâm tư đơn thuần sẽ chịu khổ, nên mới nhiều lời một phen. Ngươi đừng khóc nữa."
Kỷ Uyển Nhi vội quỳ xuống, nói:
"Nô tỳ không dám vọng tưởng. Nô tỳ khóc là vì... là vì đau lòng cho nương nương."
"Đau lòng cho bản cung?", Vạn quý phi bật cười, "Bản cung thì có gì phải đau lòng?"
Kỷ Uyển Nhi ngập ngừng hỏi:
"Nô tỳ cả gan hỏi một câu, nương nương có từng yêu hoàng thượng?"
Lời vừa ra khỏi miệng, cô liền dập đầu lia lịa, nói:
“Nô tỳ hỏi càn quấy, xin nương nương thứ tội, xin nương nương thứ tội!”
Vạn quý phi khoát tay, bảo:
“Đứng lên đi.”
Nói đoạn, nàng lại ngẩn người nhìn mấy đụn mây lãng đang trôi trên bầu trời xám xịt mờ mịt, khẽ nói, giọng nhẹ như gió thoảng:
“Có từng yêu hay không, thì có gì quan trọng đâu? Tất cả, đều là quá khứ rồi.”
Sau đó, Vạn quý phi lần tràng hạt, chầm chậm đọc một bài kệ.
“Nhất thiết ân oán hội
Vô thường nan đắc cửu.
Sinh thế đa ưu sự
Mệnh nguy ư thần lộ.
Do ái cố sinh ưu
Do ái cố sinh bố.
Nhược ly ư ái giả
Vô ưu hựu vô bố.” [1]
Kỷ Uyển Nhi im lặng lắng nghe, trong lòng rầu rầu nghĩ, một nữ nhân, rốt cuộc, phải trải qua bao nhiêu tan vỡ, lòng mới có thể chết lặng đến vậy? Phải trải qua bao nhiêu thất vọng, tâm mới có thể lặng như nước, không còn mong cầu chút gì?
Tiếng đọc kệ của Vạn quý phi đều đều vang lên trong màn đêm tĩnh lặng, rõ ràng nghe bình thản là thế, lại khiến người ta cảm thấy có chút thê lương.
Tiểu Lâm Tử trộm ngẩng đầu, nhìn hoàng thượng đang đứng lặng trước cửa cung Trường An, thánh nhan chẳng rõ là hỉ, là nộ, hay là bi.
Một lúc lâu sau, khi đèn bên trong tẩm cung đã tắt, Thành Hóa đế mới quay gót rời đi.
Đến đến đi đi, đều trong lặng lẽ.
--- -----.--- -----
Hơn hai mươi năm trước, Vạn Trinh Nhi chưa đầy sáu tuổi, gặp phải gia biến, bị đưa đến Tử Cấm thành làm cung tỳ hầu hạ ở Từ Ninh cung của Tôn thái hậu.
Vừa vào cửa cung sâu như bể, từ đó tường hồng đoạn trần gian.
Bởi vì xuất thân từ gia đình tội thần, nàng bị bắt làm những công việc nặng nhọc nhất, vất vả nhất. Từ một tiểu thư bàn tay quanh năm không thấm nước, nàng phải làm lụng quần quật từ lúc trời còn tờ mờ sáng đến đêm khuya. Khi ấy, nàng vừa tới kinh thành, khẩu âm Tô Châu vẫn còn rất nặng, các cung nữ khác khó thể nghe hiểu nàng, mà nàng cũng khó thể hiểu họ, thế nên họ đều xa lánh, không muốn nói chuyện với nàng, thậm chí còn đùn đẩy việc nặng cho nàng.
Mùa đông đầu tiên ở kinh thành cũng đến, rét buốt gấp trăm lần so với mùa đông nơi quê nhà. Mỗi tối, sau khi làm xong hết mọi việc, Vạn Trinh Nhi đều âm thầm vùi mặt vào chăn mà khóc, vừa lạnh, vừa nhớ nhà, nhà quê, nhớ người thân.
Hai năm sau đó, nàng rốt cuộc đã dần quen với cuộc sống của một cung tỳ, bắt đầu học được giọng kinh thành, cũng không còn khóc mỗi đêm nữa. Một hôm nọ, không khí cả Tử Cấm thành đột nhiên đều vui mừng hân hoan, Vạn Trinh Nhi hỏi thăm mọi người, mới biết là Chu quý phi vừa hạ sinh tiểu thái tử, hoàng thượng cuối cùng đã có con trai nối dõi, hạ lệnh ban thưởng cho toàn bộ hậu cung.
Vạn Trinh Nhi cũng nhờ phúc của tiểu thái tử mà được ban cho mấy lượng bạc. Nàng dùng tiền đó mua thêm một cái chăn khác ấm hơn, mùa đông đến cũng đỡ rét buốt một chút. Vì vậy, dù chưa có diễm phúc được diện kiến thái tử, nàng vẫn vô cùng biết ơn y.
Có một ngày, Vạn Trinh Nhi vào hầu thái hậu, thấy bà đang ôm một đứa trẻ trong lòng, có lẽ là thái tử. Nàng tò mò, bạo gan trộm đưa mắt nhìn về phía đứa trẻ đó, chỉ thấy nó trắng trẻo bụ bẫm như nắm bột, đáng yêu vô cùng. Đứa trẻ dường như nhận thấy được nàng đang nhìn mình, hướng về phía nàng, đôi mắt đen lay láy hiếu kỳ quan sát nàng, nhoẻn miệng cười một cái. Vạn Trinh Nhi sợ thái hậu phát hiện, vội vàng cụp mắt xuống, lui ra ngoài.
Vì thế, lần đầu tiên Vạn Trinh Nhi gặp Chu Kiến Thâm, chính là nhạt nhẽo như vậy.
Thế rồi mùa đông năm ấy cũng qua đi, Tử Cấm thành cử hành một buổi tiệc tất niên thật linh đình. Trong những dịp thế này, bởi vì được thưởng tiền đầu năm, các cung nhân đều vô cùng vui vẻ. Vạn Trinh Nhi lại là ngoại lệ. Nàng bận rộn đi qua đi lại dọn lên thức ăn và rượu, trong lòng cũng chẳng vui vẻ gì. Nhìn cảnh tượng mọi người đầm ấm quây quần bên nhau, nỗi niềm nhớ quê liền trào dâng trong lòng nàng. Hàng năm vào ngày này, nàng thường phụ giúp mẫu thân nấu nướng, sau đó cả nhà ba người tề tựu cùng ăn uống nói cười, nghe yên hoa nổ vang bên trời. Giờ đây, tất cả, chỉ còn là hồi ức. Nàng vĩnh viễn không thể trở về những ngày tháng ấy nữa rồi.
Thái hậu là một người rất yêu thích âm luật, thế nên trong cung luôn có rất nhiều nhạc công và cầm sư. Xưa nay, người ta luôn xem thường ca kỹ, cho rằng “xướng ca vô loài”, vì vậy những nhạc công và cầm sư này đều mang nô tịch, tuy nhàn hạ hơn cung nữ, nhưng thân phận thì rất thấp kém. Đêm hôm ấy, thái hậu lệnh cho bọn họ đàn hát giúp vui. Vài người lần lượt biểu diễn, Vạn Trinh Nhi đều chẳng mấy để ý. Cho đến khi một tiếng cổ cầm cất lên, nàng bất chợt rơi nước mắt, run run quay đầu nhìn lại.
Khúc nhạc mà người ấy đàn, chính là khúc dân ca ở cố hương của nàng. Mỗi đợt tất niên, mẫu thân vẫn hát cho nàng nghe, từng giai điệu đã in tạc vào trong ký ức của nàng, không nhầm đi đâu được.
Vạn Trinh Nhi quay lại, chỉ thấy người đàn là một thiếu niên trạc chừng mười lăm, mười sáu tuổi, mặt mũi thanh tú, bàn tay nhẹ nhàng lướt trên bảy dây đàn, từng âm điệu cố hương dìu dặt vang lên từ đôi bàn tay ấy.
Sau đó, chàng cất tiếng hát. Vạn Trinh Nhi không thể nén được, rốt cuộc bật khóc.
Hai năm. Đã hai năm rồi, nàng mới nghe lại giọng nói của quê hương.
Giữa cấm cung lạnh lẽo, thanh âm cố hương vang lên, tựa như bếp lửa trong ngày đông giá rét, sưởi ấm trái tim lạc lõng của Vạn Trinh Nhi. Cũng từ khoảnh khắc ấy, chàng cầm sư kia trở thành một ấn tượng không thể phai mờ trong ký ức tuổi thơ của nàng.
Bấy giờ, nàng vẫn chưa biết tên chàng là gì.
Sau hôm ấy, Vạn Trinh Nhi đã âm thầm dò hỏi khắp nơi, vẫn chẳng biết danh tính chàng ta. Dần dần, nàng cũng bỏ cuộc, xem như số mệnh vậy.
Một đêm nọ, nàng đang lúi cúi quét tuyết, chợt nghe tiếng đàn vọng ra từ một cửa phòng nọ. Nàng ngừng chổi, chăm chú lắng nghe.
Chính là chàng ấy.
Không rõ vì sao, nàng lại mãnh liệt tin tưởng như vậy.
Từ tiếng đàn réo rắt, Vạn Trinh Nhi như nghe được nỗi niềm nhớ quê da diết của cầm sư. Nhắm mắt lại, tựa hồ có thể trông thấy phong cảnh cố hương hiện ra trước mắt, mặt Thái Hồ yên ả, những dòng kênh xanh thẳm, tất cả yên bình như giấc mơ.
Vạn Trinh Nhi tiến tới gần gian phòng nhỏ kia, đứng ở bên ngoài, chẳng nói chẳng rằng. Ánh đèn leo lét hắt bóng, phản chiếu hình dáng người đang gảy đàn ở bên trong.
Nàng lấy trong tay áo ra cây tiêu nhỏ, ghé môi thổi hòa nhịp theo nhạc khúc của chàng.
Người bên trong cũng phát hiện ra tiếng tiêu của nàng, ngước mắt nhìn ra ngoài khung cửa. Ánh đèn leo lét hắt bóng, cũng phản chiếu lại hình dáng của tiểu cô nương đang thổi tiêu ngoài kia.
Hai người chẳng nói với nhau một lời, nhưng cũng chẳng cần nói. Chỉ qua tiếng nhạc, cả hai đều hiểu thấu tâm tư của đối phương. Người đây kẻ đấy, đều chung một nỗi hoài hương.
Đêm đó, tiếng đàn hòa với tiếng tiêu, vút bay khỏi lầu son gác tía, cùng nhau quay trở về Tô thành vạn dặm xa xôi.
Hai con người xa lạ, chẳng hề biết tên nhau, chẳng hề nói với nhau một câu, nhưng lại như tri âm tri kỷ đã lâu.
Từ dạo ấy, Vạn Trinh Nhi thường đến trước cửa gian phòng ấy, cùng người bên trong cầm tiêu song tấu.
Một thời gian sau, có lẽ ông trời cũng cảm động cho mối tình tri kỷ của hai người, Vạn Trinh Nhi được giao nhiệm vụ mang cơm đến cho các nhạc công ở gian phía Tây cung Từ Ninh. Theo quy củ, nhạc công dù sao cũng là nam nhân, không được tự do đi lại trong hậu cung, thế nên cần phái cung nữ mang cơm đến cho họ. Các cung nữ đa số đều đã trưởng thành, tiếp xúc với với các nam nhân cũng không hợp lễ nghi, vì vậy Vạn Trinh Nhi bởi vì tuổi còn nhỏ là lựa chọn thích hợp nhất.
Vạn Trinh Nhi mang theo cơm canh, đi đến gian phòng kia, hồi hộp gõ cửa. Cánh cửa gỗ kẽo kẹt mở ra, thiếu niên mỉm cười nhận lấy. Đúng lúc đó, một tiếng kêu thật không biết chọn thời điểm phát ra từ phía bụng nàng. Bình thường, bởi vì còn nhỏ, nàng hay bị bắt nạt, chỉ được chia một ít cơm, đối với một tiểu cô nương đang độ tuổi ăn tuổi lớn mà nói thì thật quá ít ỏi, vì thế mới có một màn đáng xấu hổ này. Vạn Trinh Nhi đỏ bừng cúi gằm mặt, không dám ngẩng đầu lên.
Cầm sư kia không hề cười cợt nàng, nhận lấy phần cơm, sau đó chia ra làm hai. Chàng chỉ ăn đúng một nửa, nửa còn lại đưa cho nàng, mỉm cười. Vạn Trinh Nhi vốn rất ngại ngùng, nhưng bắt gặp ánh mắt cổ vũ của chàng, cuối cùng cũng vứt bỏ cái sĩ diện hão, cầm đũa lên ăn. Cầm sư lẳng lặng mỉm cười nhìn nàng ăn, suốt buổi đều không nói một câu.
Mối quan hệ kỳ lạ giữa nàng và cầm sư kia kéo dài gần hai năm thì biến cố xảy đến. Sau sự kiện Thổ Mộc Bảo, hoàng cung đổi chủ, Tôn thái hậu cũng phải dọn khỏi Từ Ninh cung, nhường chỗ cho thái hậu mới họ Ngô.
Ngô thái hậu đương nhiên chướng mắt những cung nhân cũ của Tôn thái hậu, toàn bộ đều phải thay đổi hết, các cầm sư và nhạc công thì bị đuổi ra khỏi cung.
Ngày hôm ấy là ngày cuối cùng gặp nhau. Lần đầu tiên, cầm sư kia mở miệng nói chuyện với Vạn Trinh Nhi. Chàng nói:
“Tên của ta là Cầm Lang. Tiểu muội muội, có thể cho ta biết danh tính không?”
Đôi mắt của Vạn Trinh Nhi đã hoe đỏ. Từ lúc vào cung cho đến nay, Cầm Lang là người duy nhất đối tốt với nàng, là người bạn duy nhất của nàng ở cấm cung lạnh lẽo này, cũng là người duy nhất hiểu nàng. Nay phải ly biệt, chẳng biết khi nào mới tương phùng, làm sao mà không bùi ngùi chua xót?
“Muội họ Vạn, tên Trinh Nhi.” Nàng nghẹn ngào đáp.
Cầm Lang lấy từ tay áo ra một chiếc trâm bạc, đưa cho nàng, nói:
“Tiểu Trinh Nhi, muội nhận lấy cây trâm này đi. Nếu còn có duyên gặp lại...”
Chàng chưa nói hết câu, đã có người giục:
“Cầm Lang, mau đi thôi, cửa cung sắp đóng rồi!”
Cầm Lang đành phải đeo đàn lên vai, quay người, bước lên xe ngựa.
Vạn Trinh Nhi cầm lấy cây trâm bạc, mắt nhìn theo chiếc xe ngựa dần khuất xa. Chợt, nàng thấy Cầm Lang vén lên rèm xe, nói gì đó với nàng. Chỉ là xe ngựa đã đi quá xa, không thể nghe rõ được.
Cánh cửa cung to lớn nặng nề đóng sầm lại, ngăn cách trong này với ngoài kia thành hai thế giới khác biệt.
Vạn Trinh Nhi đành gạt nước mắt, lủi thủi quay về.
Rất lâu, rất lâu sau này, nàng mới biết, hôm đó Cầm Lang muốn nói với nàng rằng: “Nếu còn có duyên gặp lại, ta sẽ cưới muội.”
Đáng tiếc, khi ấy đã quá muộn.
Có những thứ, bỏ lỡ chính là bỏ lỡ.
Vạn Trinh Nhi tiếp tục ở lại Tử Cấm thành ba năm. Năm nàng mười ba tuổi, đã bắt đầu tính đến chuyện ra cung. Nữ tử ở bên ngoài, mười ba tuổi đã xuất giá. Nhưng mà cung nữ ở trong cung, nếu không được hoàng đế ân sủng, thì cả đời sẽ phải làm cung nữ. Vạn Trinh Nhi từng trông thấy rất nhiều cung nữ già đi, tóc bạc, lưng còng, vẫn chẳng hề được một lần bước chân ra khỏi cung. Nàng rất sợ hãi. Nàng không muốn giống như bọn họ. Nàng muốn ra khỏi cung, nàng muốn trở về cố hương. Vừa khéo lúc đó, thái tử Chu Kiến Thâm mới năm tuổi đã bị giáng thành Nghi vương, phải chuyển ra ngoài cung. Mọi người đều sợ bị liên lụy, không ai muốn đi theo y. Giữa lúc đó, Vạn Trinh Nhi lại xin đi đến Nghi Vương phủ hầu hạ phế thái tử. Tất cả cung nữ đều nhìn nàng như một kẻ thần kinh, chỉ có Vạn Trinh Nhi hiểu rõ, bản thân nàng vô cùng tỉnh táo.
Nói cho cùng, năm đó nếu không nhờ phúc của tiểu thái tử mà được thưởng mấy lượng bạc để mua chăn, nàng rất có thể đã sớm chết cóng. Xem như là vì ý định muốn ra khỏi cung của bản thân, hay là vì trả ân tình ấy, Vạn Trinh Nhi cũng cảm thấy đây là quyết định đúng đắn.
Ngày Vạn Trinh Nhi gặp lại Chu Kiến Thâm, chỉ thấy một cậu bé mi thanh mục tú, dáng hơi gầy, tuy chỉ mới lên năm, đôi mắt đã phảng phất một nét buồn, chẳng vô ưu vô lo như những đứa trẻ đồng lứa. Bất giác, nàng nghĩ đến tiểu thái tử như nắm bột năm xưa nhoẻn miệng cười với mình. Nếu phụ hoàng của y vẫn là hoàng đế, hẳn Chu Kiến Thâm sẽ an nhàn mà trưởng thành, trở thành một cậu bé hoạt bát vui vẻ, một thái tử sống trong nhung gấm lụa là, không hiểu nỗi khổ nhân gian.
Chỉ là, vật đổi sao dời, đã từng vinh hiển tột cùng, nay chúng bạn xa lánh, không người đoái hoài. Ngày Chu Kiến Thâm rời khỏi hoàng cung, chẳng một ai đưa tiễn, chỉ có một đám thị vệ mang danh hộ tống, kỳ thật là áp giải.
Có lẽ là đồng bệnh tương liên, Vạn Trinh Nhi cảm thấy vô cùng thương xót cho đứa bé này. Nàng tự nhủ, sau này sẽ cố chăm sóc y cho thật tốt, không chỉ vì mưu tính hay báo ân, mà còn vì, đứa bé này đã đủ đáng thương lắm rồi.
Nghi Vương phủ, mang danh là vương phủ, nhưng lại còn bé hơn nhà thứ dân, tồi tàn không kể xiết. Cả một vương phủ, chỉ có một mình Vạn Trinh Nhi và Chu Kiến Thâm, bên ngoài binh lính túc trực canh gác, tất nhiên không phải để bảo vệ, mà là để giam lỏng.
Ở đây, Vạn Trinh Nhi còn vất vả hơn lúc ở trong cung. Trước kia, ít ra vẫn còn được ăn ngon mặc đẹp. Nàng cứ nghĩ đương kim hoàng đế dù tàn nhẫn đến cỡ nào, chí ít vẫn cho cháu mình sống được an nhàn. Nào ngờ, ông ta quả thật là chỉ hận không thể quang minh chính đại giết Chu Kiến Thâm để trừ mối họa, đành phải quẳng y tới đây tự sinh tự diệt, làm sao lại cho y ăn sung mặc sướng? Vạn Trinh Nhi nhìn một đứa bé ngày ngày đều chỉ ăn rau dưa qua bữa, thật là bất nhẫn trong lòng, cuối cùng nàng cố gắng thêu vài món đồ thủ công, mang ra ngoài bán được ít tiền, mua được chút thịt cá về cho đứa bé ăn. Cứ như vậy, nàng làm việc quần quật từ sáng đến tối, đôi mắt bởi vì thêu thùa nhiều vào ban đêm mà cũng kém đi. Có khi nàng nghĩ, e là trước khi nàng được thả về quê, thì hai mắt đã mù.
Bù lại, Chu Kiến Thâm thật sự là một đứa bé rất ngoan. Có lẽ y sớm ý thức được hoàn cảnh của mình hiện tại, hoàn toàn vứt bỏ cái giá của một phượng tử long tôn, ngày ngày đều cố gắng giúp đỡ nàng làm mọi việc. Thi thoảng nhìn đứa bé hiểu chuyện như vậy, Vạn Trinh Nhi cũng cảm thấy có chút đau lòng.
Mùa đông đáng sợ lại đến. Nghi Vương phủ tồi tàn làm sao chắn được giá rét, than sưởi ấm càng không cần mơ tới. Chu Kiến Thâm tựa hồ rất sợ lạnh, đêm tới luôn ôm chặt nàng không buông. Nghĩ cũng phải, trước giờ y luôn ở trong hoàng cung ấm áp, có phải chịu giá rét như vậy bao giờ. Huống hồ y chỉ là một đứa bé, Vạn Trinh Nhi cũng không tị hiềm, liền rúc vào ngủ cùng một nơi, ấm áp hơn nhiều.
Có đêm, lạnh quá ngủ không được, nàng sẽ thủ thỉ kể chuyện cho Chu Kiến Thâm nghe, hoặc là hát khúc dân ca của quê nhà để ru y ngủ.
Thi thoảng, Vạn Trinh Nhi lại lấy cây trâm bạc Cầm Lang tặng ra, tần ngần ngắm nhìn, rồi lại khẽ thở dài. Chu Kiến Thâm thấy vậy, hỏi:
“Trinh Nhi tỷ tỷ sao lại thở dài?”
Nàng đáp:
“Cây trâm này là của một người bạn tặng ta, chỉ là vật thì ở đây, người thì không biết bao giờ gặp lại.”
Chu Kiến Thâm lại hỏi:
“Người bạn đó là ai? Là nam hay nữ? Có phải là... người trong mộng của tỷ?”
Vạn Trinh Nhi đỏ bừng mặt, thẹn quá hóa giận, nói:
“Đừng nói bậy, đệ thì biết cái gì là người trong mộng chứ!”
Chu Kiến Thâm nhoẻn miệng cười, vùi đầu vào lòng nàng, nói:
“Không phải là tốt rồi. Đợi A Thâm lớn lên, nhất định sẽ cưới Trinh Nhi tỷ tỷ làm thê tử. Tỷ không được nghĩ tới nam nhân khác, đó là không giữ phụ đạo.”
Vạn Trinh Nhi bật cười, không để trong lòng, nhéo nhéo mũi y, bảo:
“Đợi đệ lớn lên rồi nói sau đi!”
Nàng vốn chỉ xem lời nói đó là lời trẻ con vô tri. Đợi y trưởng thành, nàng cũng đã già.
Đúng vậy, tuổi xuân của nữ nhi ngắn ngủi biết bao. Sau này cho dù nàng có được thả về quê, cũng đã quá lứa lỡ thì. Làm sao còn có thể tìm được một phu quân tốt? Trong đầu Vạn Trinh Nhi thoáng hiện lên hình ảnh của Cầm Lang, rồi lại lắc lắc đầu gạt đi. Mấy năm rồi, nói không chừng người ta đã thành gia lập thất, nàng còn trông đợi gì chứ? Thôi thôi, số mệnh đã định như vậy, cô độc một đời thì đã sao, chỉ cần được trở về cố hương, cả đời này của nàng đã không còn gì hối tiếc.
Chu Kiến Thâm nhìn Vạn Trinh Nhi lại nhét cây trâm bạc vào tay áo, mày thoáng nhíu lại, nhưng cũng không nói gì.
Thời gian thoi đưa, xuân hạ thu đông luân chuyển, chớp mắt năm năm đã trôi qua, cũng là năm năm Vạn Trinh Nhi cùng Chu Kiến Thâm sống nương tựa vào nhau trong Nghi Vương phủ. Sau “Đoạt môn chi biến”, Anh Tông đăng cơ lần thứ hai, lấy hiệu Thiên Thuận. Chu Kiến Thâm cũng được khôi phục ngôi vị thái tử, trở về Đông Cung.
Lúc nghe tin này, Vạn Trinh Nhi mừng đến rơi lệ, chẳng biết là mừng cho mình, hay là thật lòng mừng cho A Thâm mệnh khổ của nàng cuối cùng đã khổ tận cam lai.
Ngày Chu Kiến Thâm rời Nghi Vương phủ trở về Tử Cấm thành, Vạn Trinh Nhi cầu xin y cho nàng trở về cố hương.
Y nói, đợi tình hình trong cung ổn định sẽ tấu xin với phụ hoàng.
Vạn Trinh Nhi thật không hiểu tại sao chỉ thả một cung nữ nhỏ nhoi ra khỏi cung cũng phải tấu xin hoàng thượng phô trương như vậy, nhưng y lại không chịu giải thích.
Bấy giờ Chu Kiến Thâm đã mười một tuổi, càng lúc càng khó hiểu, không còn là A Thâm rúc trong lòng nàng nghe kể chuyện xưa nữa.
Nàng khẽ thở dài, cảm khái một phen.
Vạn Trinh Nhi lần thứ hai quay lại Tử Cấm thành, tuy rằng vẫn là cung nữ, nhưng nhờ có thái tử che chở, nàng sống ở Đông cung vô cùng an nhàn, không ai dám sai bảo nàng làm gì cả. Có lẽ Chu Kiến Thâm cũng cảm thấy để nàng an nhàn quá như vậy không ổn, liền bảo nàng đến thư phòng giúp y mài mực, pha trà, đấm bóp, tóm lại là cướp tất cả công việc của tiểu thái giám Tiểu Lâm Tử mới vào cung. Không cần nói cũng biết, Tiểu Lâm Tử luôn nhìn nàng bằng ánh mắt ai oán như nàng đã đoạt trượng phu của hắn.
Cái gọi là “đợi tình hình trong cung ổn định” mà Chu Kiến Thâm nói, đợi đến sáu năm nữa trôi qua, vẫn chưa tới. Vạn Trinh Nhi sốt ruột hối thúc, y vẫn cứ bảo chưa phải lúc. Sáu năm trôi qua, Chu Kiến Thâm đã mười sáu tuổi, cao hơn nàng cả một cái đầu, cũng không còn gọi nàng là “tỷ tỷ” nữa, trực tiếp gọi ngắn gọn là “Trinh Nhi”. Sức khỏe hoàng đế ngày càng yếu, chính sự dần dần đều giao cho thái tử xử lý. Chu Kiến Thâm càng lúc càng có khí thế của bậc đế vương, mỗi lời nói ra đều có uy lực khiến người ta bất giác tuân phục, vĩnh viễn không còn là đứa bé u buồn trong Nghi Vương phủ năm xưa nữa. Có đôi khi, Vạn Trinh Nhi cũng không dám phản bác lại lời y nói.
Từ khi bước ra khỏi Nghi Vương phủ, giữa hai người không chỉ là tình nghĩa cùng chung hoạn nạn nữa, mà đã là quân thần.
Cái gọi là quân thần, chính là quân phán thần chết, thần không chết là bất trung.
Cho nên, mặc kệ Chu Kiến Thâm có lý hay vô lý, nàng cũng không được quyền hoài nghi. Đó là quy tắc sinh tồn trong Tử Cấm thành này.
Đừng cho rằng bậc quân vương có vài phần che chở ngươi mà nghĩ rằng mình có thể ngang hàng tranh luận với ngài. Vạn Trinh Nhi đã từng thấy Cảnh Thái đế khắc trước cười cười nói nói với một phi tần, khắc sau đã cho người lôi nàng ta đi xử trảm, chỉ vì nàng ta lỡ lời một câu.
Từ đó, nàng sâu sắc hiểu rằng, đối với đế vương mà nói, không có bất cứ thứ gì quan trọng hơn quyền uy của chính mình.
Một đế vương tương lai như Chu Kiến Thâm, hẳn cũng không khác mấy.
Vạn Trinh Nhi cứ chờ đợi ngày được ra cung như thế, cho đến một ngày nọ. Khi nàng đi theo Chu Kiến Thâm đến dự lễ đại thọ của Tôn thái hậu. Lúc nàng cúi người rót trà cho y, chợt nghe thấy một khúc nhạc quen thuộc vang lên. Tay nàng run lên, nước trà sánh ra ngoài. Chu Kiến Thâm lập tức phát hiện ra bất thường, liếc mắt nhìn nàng, chỉ thấy nàng đang rưng rưng nước mắt, vui mừng nhìn cầm sư đang gảy đàn kia. Mà cầm sư kia cũng nhìn về phía nàng, đáy mắt ánh lên vẻ mừng rỡ, chợt đàn sai một nhịp.
Chu Kiến Thâm nhíu mày, bỗng dưng ra lệnh:
“Đem kẻ này ra, trảm.”
Mọi người đều kinh ngạc. Cho dù không hài lòng với cầm sư, cũng không đến nỗi mang ra chém như thế, huống hồ thái tử bình thường không phải kẻ bạo tàn.
Vạn Trinh Nhi lo lắng cho Cầm Lang, sự lo lắng ấy át mất nỗi sợ đối với Chu Kiến Thâm. Nàng vội quỳ xuống, nói:
“Thái tử điện hạ, xin người khai ân!”
Chu Kiến Thâm nhìn nàng, lạnh giọng hỏi:
“Nàng quỳ làm gì? Bản cung có phạt nàng sao?”
--- ---.--- ---
*Chú thích:
[1] Dịch nghĩa:
Mọi ân oán đời này
Đều vô thường chóng phai
Cõi thế nhiều khổ não
Đời người như sương mai
Do ái sinh sợ hãi
Do ái sinh ưu phiền
Kẻ nào lìa chữ ái
Tâm mới được an nhiên.
...............
*Tác giả lảm nhảm:
Khi bạn sinh sau đẻ muộn và đợi người ta gặp gỡ yêu đương với nhau xong hết rồi bạn mới ghen lồng ghen lộn lên đi oánh ghen. =.=
Thích chị Vạn quá nên bôi thêm 1 chương nữa về chị, mà lại dài quá thế là tạm cắt ở đây, hôm sau viết tiếp.:v Tuy Dao Dao là nữ chính nhưng mình cảm thấy tính cách của mình gần với chị Vạn hơn, nếu Dao Dao dễ dàng tin tưởng và chân thành với tất cả mọi người, thì chị Vạn lại có xu hướng hoài nghi. Sự hoài nghi này thực tế là xuất phát từ việc sợ tổn thương, vừa kiêu ngạo lại vừa tự ti. Bởi vì sợ sẽ đau nên không dám tin tưởng vào tình cảm của bất cứ ai, lúc nào cũng tự tạo cho mình một lớp mai rùa cách biệt với thế giới; bởi vì kiêu ngạo nên luôn ra vẻ không để ý, không quan tâm, sợ người ta thấy được tâm sự của mình, cảm thấy việc đau khổ, tranh giành tình cảm vì một người đàn ông thật thấp kém; bởi vì tự ti, cho nên luôn không dám tin rằng mình đủ tốt để người ta yêu mình thật lòng. Người phụ nữ như vậy, đôi khi cô ta sẽ mỉm cười vui vẻ đi làm mai cho người mình thích cùng một cô gái khác, cứ như là mình chẳng để ý gì cả, nhưng quay lưng đi lại âm thầm đau buồn một mình. Bên ngoài, cô ta ra vẻ hờ hững, thanh cao, nhưng nội tâm chẳng hề tự tại chút nào. Bởi vì mình cũng là một cô gái như vậy, nên mình biết, nó rất mệt mỏi.:<
Giải thích một chút về việc tại sao chị Vạn muốn chết mà không tự tử luôn cho nhanh, không phải mình muốn đá xéo “Diên Hi” đâu, nhưng theo mình biết, tự sát trong hoàng cung ngày xưa là một trọng tội ấy, không phải bạn không muốn sống với vua nữa là bạn có thể tự sát đâu. Tất nhiên bạn chết rồi là xong, nhưng cả họ nhà bạn sẽ bị vua giận cá chém thớt, không được yên ổn đâu nhé. Huống hồ, tự sát đối với quan điểm ngày xưa còn là đại bất hiếu (thân thể do cha mẹ sinh ra, không được tự ý hủy hoại). Tóm lại thì phụ nữ trong cung ngày xưa thật sự rất đáng thương, ngay cả quyền được chết cũng không do mình quyết định. Thế nên chị Vạn mới phải ngày ngày trông mong được ban chết ấy.:<
Tác giả :
Bích Loa Xuân