Ta Nguyện Làm Thê Tử Của Chàng
Chương 9: Phá gia chi tử
Đàm Hoa thôn bốn bề hoa tươi đua sắc riêng ở Nhậm gia là một mảnh cô liêu.
Từ chuyện ngày hôm đó tâm trạng nương bị ảnh hưởng rất nhiều trở nên trầm lặng hơn hẳn. Cha có nói gì người cũng chỉ ngật đầu cho qua. Ta không muốn nhìn thấy nương như thế, ta muốn mãi được nhìn thấy nụ cười chân thành ấm áp hiện trên gương mặt người. Nhưng dù có hỏi nương như thế nào thì người chỉ ấp úng lãng sang chuyện khác hoàn toàn không muốn nhắc đến. Thái độ khác lạ, dáng vẻ ái ngại cùng nụ cười gượng gạo của nương làm ta cảm thấy rất kỳ lạ, chắc hẳn lúc trước đã xảy ra chuyện gì đó liên quan đến tướng công khắc sâu vào tâm trí nương không thể xóa nhòa. Nhưng đó là chuyện gì? Ta không biết.
Cha nói với ta chuyện của nương ta không cần lo lắng mà hãy chuyên tâm theo Thiện bá học y thuật. Tính tình lão phu nhân hơi cố chấp nhưng chung quy cũng vì lo nghĩ cho con cháu, an nguy của Nhậm gia nếu ta hãy cố gắng học hỏi sẽ có một ngày lão phu nhân chấp nhận. Ta cũng biết ngày đó có thể rất lâu hoặc ngày đó sẽ không bao giờ đến nhưng bất luận thế nào ta cũng không thể bỏ cuộc, không thể phụ tấm lòng của cha và nương còn có tướng công thế sự không màng kia nữa.
Dạo gần đây phu thê ta đến hiệu thuốc từ rất sớm và chiều muộn mới về nhà nên rất ít khi gặp mặt mọi người, ta thấy nhẹ nhõm hơn hẳn.
Lúc đầu, ta muốn cùng tướng công đến hiệu thuốc nhưng huynh ấy luôn miệng nói không đi rồi ngủ tiếp nhưng đến trưa ta lại thấy tướng công theo sau Nhậm thúc đi vào. Nhậm thúc nói tướng công ở nhà buồn bã không vui, lúc biết ta ra ngoài thì mặt mày nhặng xị nói muốn đến gặp ta.
Khi ta lân la hỏi chuyện thì huynh ấy nói ở nhà buồn chán. Ta còn tưởng tướng công đến đây xem ta học bắt mạch hốt thuốc nhưng ta lại lầm rồi vì thực ra huynh ấy chỉ muốn chọc phá ta mà thôi.
Ta đem dược liệu đi phơi nắng tướng công đi theo nhưng lại đổ tất cả ra ngoài, ta bắt mạch huynh ấy ngồi nghiêm chỉnh kế bên giày xéo người ta. Ta châm cứu tướng công lấy kim châm đâm loạn xạ làm mọi người chạy tán loạn khắp nơi, mọi thứ rối tung lên còn tướng công càng làm càng hào hứng vui vẻ không thôi. Thiện bá không những không trách mắng mà còn cười ha ha. Mấy ngày sau đó tướng công dậy rất sớm cùng ta đến hiệu thuốc làm ta muốn lén đi cũng không được, mọi người thì được một phen thấp thỏm lo âu.
Tất cả dường như trở nên thân thuộc vì mọi người đã quen với những trò quậy phá của tướng công nên luôn cười nói thật vui vẻ. Nhiều ngày qua, khi đi qua lại trên đường ta nghe nhiều người nhắc đến nhị đệ. Nhị đệ của ta nổi danh khắp thôn không ai không biết.
Người này nói: “Nhậm nhị thiếu gia tiêu xài hoang phí, ăn chơi trác táng không chuyện gì không giám làm.”
Người kia kể: “Nhậm Tiêu thiếu gia y thuật chẳng đáng ba hào còn thua một tiểu hài tử.”
Người người nhất trí: “Song vị thiếu gia, phá gia chi tử.”
Còn nhiều lời lẽ khó nghe hơn nữa được truyền tụng khắp mọi nơi. “Song vị thiếu gia” ám chỉ nhị đệ Nhậm Tiêu và nhi tử của Cổ lão gia Cổ Ngọc Hàn. Mọi người trong hiệu thuốc đều bảo thôn dân nói hoàn toàn là sự thật. Nhị đệ cùng Cổ thiếu gia ngạo mạn, không xem ai ra gì còn thường xuyên đến trà lâu tửu quán gây sự nhưng do có người chống lưng nên ngày càng lớn lối.
Ta cũng hoài nghi cha là một người hiểu lý lẽ sao lại để nhị đệ làm càng như thế thì được biết mọi chuyện do nhị đệ gây ra đều được lão phu nhân và Bạch di nương dàn xếp, chôn vùi tất cả. Hơn nữa, cha được rất nhiều người trong thôn kính trọng, có người vì mang ơn cứu mạng, có người bái phục trước y lý của cha nên không muốn gây phiền toái cho người, một điều nhịn chín điều lành. Nhưng tất cả những việc đó lại tạo nên nhị đệ ngày hôm nay – một người khiến người ta chán ghét. Đó cũng chỉ có thể là tình yêu thương không đúng cách, tình nghĩa không đúng nơi đưa đường dẫn lối làm lai lầm này nối tiếp sai lầm khác.
Còn một chuyện đáng để quan tâm hơn là lúc xem sổ sách thì thấy hàng tháng có rất nhiều dược liệu được đưa đến Nhậm gia và một lượng lớn ngân lượng được chi cho nhị đệ, ta cảm thấy hiếu kỳ nên hỏi chưởng quầy thì thúc ấy cho biết những dược liệu quý hiếm đó được dùng cho lão phu nhân và người trong nhà tẩm bổ, mỗi tháng đều do người của Bạch di nương đến mang về.
Về phần ngân lượng lão phu nhân đặc biệt căn dặn nếu nhị thiếu gia đến lấy thì phải đưa ngay và không được nói với lão gia nhưng càng ngày nhị đệ càng muốn nhiều ngân lượng hơn làm chưởng quầy phải vò đầu bứt tóc. Khi ta hỏi chuyện này nương có biết không thì trưởng quầy ngán ngẩm trả lời:
“Phu nhân biết rõ.”
Nếu nương đã biết sao lại không nói gì? Tại sao nương lại che giấu? Ta còn đang mãi mê suy nghĩ thì nghe được giọng nói của nhị đệ nhưng không còn vẻ gì là nho nhã lễ độ mà ngang ngược khác hẳn dáng vẻ bên ngoài:
“Chưởng quầy, lấy cho bản thiếu gia ba ngàn lượng bạc, nhanh lên.”
“Nhị thiếu gia, hôm trước người vừa lấy hai ngàn lượng bạc…”
“Bao nhiêu đó thì đã sao? Ngân lượng của nhà ta không đến phiên ngươi quản. Đừng nhiều lời nữa mau đi lấy cho ta.” Nhị đệ hét lên lớn tiếng còn dùng tay xô đẩy chưởng quầy dường như đệ ấy đang rất vội vã.
“Nhị đệ lấy nhiều ngân lượng như vậy định dùng vào việc gì?” Tướng công và ta cũng ra ngoài xem thử nhưng không chỉ có mình đệ ấy mà còn có một người nữa là Cổ thiếu gia.
“Chuyện của đệ đại tẩu không cần lo, cứ đưa ngân lượng là được.” Nhị đệ tỏ ra khinh thường, bất mãn nhìn ta.
“Tiêu nhi, đệ đến đưa ta đi chơi phải không?” Tướng công chạy đến nắm tay nhị đệ gương mặt chờ mong. Chỉ khi đối mặt với đệ ấy tướng công mới không kiệm lời như vậy nhưng đáp lại tướng công là cái phủi tay tuyệt tình cùng nụ cười mỉa mai đến đau rát lòng:
“Làm ơn đi, bản công tử không có thời gian cho đồ ngốc như ngươi. Lúc trước ta tốt với ngươi cũng chỉ đóng kịch cho lão già xem thôi, bây giờ y thư đã bị thê tử ngươi giành mất ta còn tử tế với ngươi làm gì?”
“Tiêu nhi…” Ánh mắt tướng công hiện lên nét khó hiểu và lo lắng.
“Đừng gọi bản thiếu gia như vậy, thật kinh tởm!”
Thái độ khinh người, xem đại ca của mình chẳng ra gì làm ta mất bình tĩnh nên đã đánh nhị đệ một bạt tai. Tất cả mọi người nhìn ta chăm chú, ta mới biết mình vừa làm gì. Ta đã đánh người tướng công quan tâm cũng là người mà lão phu nhân thương yêu nhất, chắc hẳn tương công sẽ giận, lão phu nhân sẽ lại càng chán ghét ta nhưng việc đã làm ta sẽ không hối hận.
Nhìn tướng công vẫn đang đứng bất động ở đó mà lòng như dậy sóng, ta quay sang nhị đệ khó khăn mở lời:
“Huynh ấy là đại ca của đệ, tại sao đệ có thể nói như vậy?”
“Đại ca? Thật buồn cười. Ta không có người đại ca ngu si như vậy, ta chỉ có một người huynh đệ là Hàn đại ca.” Nhị đệ trừng mắt nhìn ta rồi lấy tay lau lau má mình.
Ta nghe những lời của nhị đệ rồi nhìn sang vị Hàn đại ca vẫn đang đứng đó nhếch môi cười thích thú kia mà đôi mắt ta cay xè. Không ngờ trên đời lại có loại người như thế. Nói xong nhị đệ định bỏ đi nhưng vị Cổ thiếu gia kia kéo tay đệ ấy lại nhắc nhở:
“Đệ quên lấy ngân lượng.”
“Bỏ đi, đã ồn ào lắm rồi, chúng ta đi thôi.” Nhị đệ bước nhanh ra ngoài không màng nhìn lại tướng công vẫn đang thừ người đứng đó.
Sau khi họ bỏ đi mọi người cũng về chỗ làm việc, ta chậm chạp bước đến chỗ tướng công:
“Tướng công, thật xin lỗi.”
“…”
“Tướng công, nói chuyện đi được không, huynh đừng như vậy?”
“…”
“Nhậm Khiết…”
Cho dù ta nói như thế nào, giải thích ra sao huynh ấy vẫn không nhìn ta, không một chút phản ứng, ánh mắt vô hồn. Những giọt nước mắt nóng hỏi lăn dài trên má. Ta đang khóc.
Từ chuyện ngày hôm đó tâm trạng nương bị ảnh hưởng rất nhiều trở nên trầm lặng hơn hẳn. Cha có nói gì người cũng chỉ ngật đầu cho qua. Ta không muốn nhìn thấy nương như thế, ta muốn mãi được nhìn thấy nụ cười chân thành ấm áp hiện trên gương mặt người. Nhưng dù có hỏi nương như thế nào thì người chỉ ấp úng lãng sang chuyện khác hoàn toàn không muốn nhắc đến. Thái độ khác lạ, dáng vẻ ái ngại cùng nụ cười gượng gạo của nương làm ta cảm thấy rất kỳ lạ, chắc hẳn lúc trước đã xảy ra chuyện gì đó liên quan đến tướng công khắc sâu vào tâm trí nương không thể xóa nhòa. Nhưng đó là chuyện gì? Ta không biết.
Cha nói với ta chuyện của nương ta không cần lo lắng mà hãy chuyên tâm theo Thiện bá học y thuật. Tính tình lão phu nhân hơi cố chấp nhưng chung quy cũng vì lo nghĩ cho con cháu, an nguy của Nhậm gia nếu ta hãy cố gắng học hỏi sẽ có một ngày lão phu nhân chấp nhận. Ta cũng biết ngày đó có thể rất lâu hoặc ngày đó sẽ không bao giờ đến nhưng bất luận thế nào ta cũng không thể bỏ cuộc, không thể phụ tấm lòng của cha và nương còn có tướng công thế sự không màng kia nữa.
Dạo gần đây phu thê ta đến hiệu thuốc từ rất sớm và chiều muộn mới về nhà nên rất ít khi gặp mặt mọi người, ta thấy nhẹ nhõm hơn hẳn.
Lúc đầu, ta muốn cùng tướng công đến hiệu thuốc nhưng huynh ấy luôn miệng nói không đi rồi ngủ tiếp nhưng đến trưa ta lại thấy tướng công theo sau Nhậm thúc đi vào. Nhậm thúc nói tướng công ở nhà buồn bã không vui, lúc biết ta ra ngoài thì mặt mày nhặng xị nói muốn đến gặp ta.
Khi ta lân la hỏi chuyện thì huynh ấy nói ở nhà buồn chán. Ta còn tưởng tướng công đến đây xem ta học bắt mạch hốt thuốc nhưng ta lại lầm rồi vì thực ra huynh ấy chỉ muốn chọc phá ta mà thôi.
Ta đem dược liệu đi phơi nắng tướng công đi theo nhưng lại đổ tất cả ra ngoài, ta bắt mạch huynh ấy ngồi nghiêm chỉnh kế bên giày xéo người ta. Ta châm cứu tướng công lấy kim châm đâm loạn xạ làm mọi người chạy tán loạn khắp nơi, mọi thứ rối tung lên còn tướng công càng làm càng hào hứng vui vẻ không thôi. Thiện bá không những không trách mắng mà còn cười ha ha. Mấy ngày sau đó tướng công dậy rất sớm cùng ta đến hiệu thuốc làm ta muốn lén đi cũng không được, mọi người thì được một phen thấp thỏm lo âu.
Tất cả dường như trở nên thân thuộc vì mọi người đã quen với những trò quậy phá của tướng công nên luôn cười nói thật vui vẻ. Nhiều ngày qua, khi đi qua lại trên đường ta nghe nhiều người nhắc đến nhị đệ. Nhị đệ của ta nổi danh khắp thôn không ai không biết.
Người này nói: “Nhậm nhị thiếu gia tiêu xài hoang phí, ăn chơi trác táng không chuyện gì không giám làm.”
Người kia kể: “Nhậm Tiêu thiếu gia y thuật chẳng đáng ba hào còn thua một tiểu hài tử.”
Người người nhất trí: “Song vị thiếu gia, phá gia chi tử.”
Còn nhiều lời lẽ khó nghe hơn nữa được truyền tụng khắp mọi nơi. “Song vị thiếu gia” ám chỉ nhị đệ Nhậm Tiêu và nhi tử của Cổ lão gia Cổ Ngọc Hàn. Mọi người trong hiệu thuốc đều bảo thôn dân nói hoàn toàn là sự thật. Nhị đệ cùng Cổ thiếu gia ngạo mạn, không xem ai ra gì còn thường xuyên đến trà lâu tửu quán gây sự nhưng do có người chống lưng nên ngày càng lớn lối.
Ta cũng hoài nghi cha là một người hiểu lý lẽ sao lại để nhị đệ làm càng như thế thì được biết mọi chuyện do nhị đệ gây ra đều được lão phu nhân và Bạch di nương dàn xếp, chôn vùi tất cả. Hơn nữa, cha được rất nhiều người trong thôn kính trọng, có người vì mang ơn cứu mạng, có người bái phục trước y lý của cha nên không muốn gây phiền toái cho người, một điều nhịn chín điều lành. Nhưng tất cả những việc đó lại tạo nên nhị đệ ngày hôm nay – một người khiến người ta chán ghét. Đó cũng chỉ có thể là tình yêu thương không đúng cách, tình nghĩa không đúng nơi đưa đường dẫn lối làm lai lầm này nối tiếp sai lầm khác.
Còn một chuyện đáng để quan tâm hơn là lúc xem sổ sách thì thấy hàng tháng có rất nhiều dược liệu được đưa đến Nhậm gia và một lượng lớn ngân lượng được chi cho nhị đệ, ta cảm thấy hiếu kỳ nên hỏi chưởng quầy thì thúc ấy cho biết những dược liệu quý hiếm đó được dùng cho lão phu nhân và người trong nhà tẩm bổ, mỗi tháng đều do người của Bạch di nương đến mang về.
Về phần ngân lượng lão phu nhân đặc biệt căn dặn nếu nhị thiếu gia đến lấy thì phải đưa ngay và không được nói với lão gia nhưng càng ngày nhị đệ càng muốn nhiều ngân lượng hơn làm chưởng quầy phải vò đầu bứt tóc. Khi ta hỏi chuyện này nương có biết không thì trưởng quầy ngán ngẩm trả lời:
“Phu nhân biết rõ.”
Nếu nương đã biết sao lại không nói gì? Tại sao nương lại che giấu? Ta còn đang mãi mê suy nghĩ thì nghe được giọng nói của nhị đệ nhưng không còn vẻ gì là nho nhã lễ độ mà ngang ngược khác hẳn dáng vẻ bên ngoài:
“Chưởng quầy, lấy cho bản thiếu gia ba ngàn lượng bạc, nhanh lên.”
“Nhị thiếu gia, hôm trước người vừa lấy hai ngàn lượng bạc…”
“Bao nhiêu đó thì đã sao? Ngân lượng của nhà ta không đến phiên ngươi quản. Đừng nhiều lời nữa mau đi lấy cho ta.” Nhị đệ hét lên lớn tiếng còn dùng tay xô đẩy chưởng quầy dường như đệ ấy đang rất vội vã.
“Nhị đệ lấy nhiều ngân lượng như vậy định dùng vào việc gì?” Tướng công và ta cũng ra ngoài xem thử nhưng không chỉ có mình đệ ấy mà còn có một người nữa là Cổ thiếu gia.
“Chuyện của đệ đại tẩu không cần lo, cứ đưa ngân lượng là được.” Nhị đệ tỏ ra khinh thường, bất mãn nhìn ta.
“Tiêu nhi, đệ đến đưa ta đi chơi phải không?” Tướng công chạy đến nắm tay nhị đệ gương mặt chờ mong. Chỉ khi đối mặt với đệ ấy tướng công mới không kiệm lời như vậy nhưng đáp lại tướng công là cái phủi tay tuyệt tình cùng nụ cười mỉa mai đến đau rát lòng:
“Làm ơn đi, bản công tử không có thời gian cho đồ ngốc như ngươi. Lúc trước ta tốt với ngươi cũng chỉ đóng kịch cho lão già xem thôi, bây giờ y thư đã bị thê tử ngươi giành mất ta còn tử tế với ngươi làm gì?”
“Tiêu nhi…” Ánh mắt tướng công hiện lên nét khó hiểu và lo lắng.
“Đừng gọi bản thiếu gia như vậy, thật kinh tởm!”
Thái độ khinh người, xem đại ca của mình chẳng ra gì làm ta mất bình tĩnh nên đã đánh nhị đệ một bạt tai. Tất cả mọi người nhìn ta chăm chú, ta mới biết mình vừa làm gì. Ta đã đánh người tướng công quan tâm cũng là người mà lão phu nhân thương yêu nhất, chắc hẳn tương công sẽ giận, lão phu nhân sẽ lại càng chán ghét ta nhưng việc đã làm ta sẽ không hối hận.
Nhìn tướng công vẫn đang đứng bất động ở đó mà lòng như dậy sóng, ta quay sang nhị đệ khó khăn mở lời:
“Huynh ấy là đại ca của đệ, tại sao đệ có thể nói như vậy?”
“Đại ca? Thật buồn cười. Ta không có người đại ca ngu si như vậy, ta chỉ có một người huynh đệ là Hàn đại ca.” Nhị đệ trừng mắt nhìn ta rồi lấy tay lau lau má mình.
Ta nghe những lời của nhị đệ rồi nhìn sang vị Hàn đại ca vẫn đang đứng đó nhếch môi cười thích thú kia mà đôi mắt ta cay xè. Không ngờ trên đời lại có loại người như thế. Nói xong nhị đệ định bỏ đi nhưng vị Cổ thiếu gia kia kéo tay đệ ấy lại nhắc nhở:
“Đệ quên lấy ngân lượng.”
“Bỏ đi, đã ồn ào lắm rồi, chúng ta đi thôi.” Nhị đệ bước nhanh ra ngoài không màng nhìn lại tướng công vẫn đang thừ người đứng đó.
Sau khi họ bỏ đi mọi người cũng về chỗ làm việc, ta chậm chạp bước đến chỗ tướng công:
“Tướng công, thật xin lỗi.”
“…”
“Tướng công, nói chuyện đi được không, huynh đừng như vậy?”
“…”
“Nhậm Khiết…”
Cho dù ta nói như thế nào, giải thích ra sao huynh ấy vẫn không nhìn ta, không một chút phản ứng, ánh mắt vô hồn. Những giọt nước mắt nóng hỏi lăn dài trên má. Ta đang khóc.
Tác giả :
Tiểu Tình Tử