Ta Nguyện Làm Thê Tử Của Chàng
Chương 5: Thỉnh an
Cũng may lúc ta còn đang không biết tính sao vì xung quanh đây chẳng thấy bóng người thì Nhậm thúc – là quản gia của Nhậm gia đi đến và dẫn đường cho chúng ta đến đại sảnh.
Thúc ấy nói nhờ Tầm Nhi báo tin nên thúc mới đến đây tìm. Dường như tâm trạngrất tốt, thúc dặn dò ta thật nhiều thứ, nói với ta một số chuyện. Đại loại như, tướng công ta là đại thiếu gia của Nhậm gia, nhi tử của phu nhân. Hay nơi duy nhất mà huynh ấy có thể đến mà không bị lạc đường chính là cái hồ cá đó – hồ Ngư Lục, bên trong hồ có nuôi những loài cá lục sắc và tên gọi khác nhau.
Lúc chúng ta đến nơi thì đã có rất nhiều người, Tầm Nhi cũng có mặt. Hai người ăn mặc sang trọng đi qua đi lại ở cửa thì vội vã chạy ra, những người khác hết nhìn lại ngó. Vị phu nhân lên tiếng:
“Tạ ơn Bồ Tát, Khiết nhi con tỉnh lại rồi!”
Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe này là giọng của Nhậm phu nhân, thì ra đây là nương của tướng công. Không thể tin được phu nhân là một thiếu phụ trung niên xinh đẹp động lòng người. Còn người rất giống tướng công đứng bên cạnh miệng cười không khép lại được chắc là Nhậm lão gia. Hai người họ đúng là trời sinh một đôi. Họ nhìn sang ta bằng ánh mắt cảm kích khó tả làm ta rối bời.
“Được rồi phu nhân, có gì vào trong nói.” Lão gia lên tiếng. Phu nhân cầm tay ta và tướng công theo sau lão gia đi vào.
Mọi người đã đứng ngồi ngay ngắn ở vị trí của mình. Ta và tướng công dâng trà cho hai vị trưởng bối. Họ vui vẻ nhận lấy còn cho chúng ta hai phong bì thật to. Một cái vòng ngọc phỉ thúy được đưa đến trước mặt ta, phu nhân bảo:
“Đây là vật gia truyền của nhà ta, chỉ truyền cho con dâu dòng chính, sau này con hãy bảo quản thật tốt.” Phu nhân để vòng ngọc vào tay ta và nói tiếp:
“Phù nhi, chúng ta xem con như nhi nữ thân sinh của mình. Vì vậy, con không cần ngại, nên gọi ta là nương, lão gia là cha. Sau này mong con đối xử tốt với Khiết nhi, được như vậy ta yên tâm rồi.” Hốc mắt phu nhân đỏ lên, nước mắt rơi lã chã.
“Vâng, con xin nghe theo lời nương.” Ta dập đầu.
Đáng ra chúng ta phải dâng trà cho lão phu nhân nhưng nương nói lão phu nhân không được khỏe nên không muốn ai quấy rầy, còn vị tiểu đệ không biết mặt kia đã ra ngoài từ sớm.
Sau đó ta dâng trà cho vị Bạch di nương đang ngồi yên vị trên ghế. Di nương có một vẻ đẹp sắc sảo chẳng giống vẻ dịu dàng phu nhân, di nương như nửa cười nửa không nhìn ta, cảm giác thật quen thuộc.
Cuối cùng, nghi lễ đã xong, lão gia cho mọi người lui ra, Bạch di nương mượn cớ không được khỏe nên về nghỉ ngơi trước. Vì vậy, chỉ còn bốn người chúng ta ngồi trong đại sảnh, nương đến ngồi bên cạnh ta:
“Phù nhi, Khiết nhi tỉnh lại lúc nào?”
“Lúc nương rời khỏi phòng một lúc thì huynh ấy tỉnh lại.” Sao nương lại hỏi thế nhỉ?
“Vị đạo sĩ đó đúng là thần thông, bao ngày lão gia và ta mất ăn mất ngủ quả là không uổng công.”
“Nương, thứ lỗi cho con dâu mạo muội, không biết tướng công đã xảy ra chuyện gì?” Ta vốn biết người mới vào cửa như ta không nên hỏi nhiều nhưng cái miệng không sợ chết, chưa kịp suy nghĩ thấu đáo thì lời đã thốt ra tự khi nào.
“Phù nhi, cha con không nói cho con biết sao?” Phu nhân ngạc nhiên nhìn ta rồi nhìn sang lão gia. Lão gia thở dài:
“Cũng tại chúng ta không chăm sóc tốt cho nó, để nó té xuống hồ Ngư Lục. Lúc đó tiết trời rất lạnh, khó khăn lắm mới giữ lai được một hơi thở yếu ớt.” Phu nhân tiếp lời:
“Nhưng Khiết nhi mãi vẫn không tỉnh lại, lão gia cũng lực bất tòng tâm làm chúng ta như ngồi trên chão nóng. Đúng lúc đó, một vị đạo sĩ nói với lão gia phải để Khiết nhi lấy một người thê tử họ Diệp xung hỉ thì mới mong khỏi bệnh.” Phu nhân nắm lấy tay ta:
“Lúc đó, cho dù là chỉ là một cơ hội mong manh chúng ta cũng không thể bỏ qua. Nhưng người họ Diệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, chúng ta phải hỏi nhiều người mới biết nhà họ Diệp của con ở thôn Lý Lâm.”
Thì ra là vậy, chẳng trách thái độ của mọi người như thế. Một người tưởng chừng sắp chết đột nhiên đi đứng khỏe mạnh trước mặt người khác thì có phần không tin nổi.
Thúc ấy nói nhờ Tầm Nhi báo tin nên thúc mới đến đây tìm. Dường như tâm trạngrất tốt, thúc dặn dò ta thật nhiều thứ, nói với ta một số chuyện. Đại loại như, tướng công ta là đại thiếu gia của Nhậm gia, nhi tử của phu nhân. Hay nơi duy nhất mà huynh ấy có thể đến mà không bị lạc đường chính là cái hồ cá đó – hồ Ngư Lục, bên trong hồ có nuôi những loài cá lục sắc và tên gọi khác nhau.
Lúc chúng ta đến nơi thì đã có rất nhiều người, Tầm Nhi cũng có mặt. Hai người ăn mặc sang trọng đi qua đi lại ở cửa thì vội vã chạy ra, những người khác hết nhìn lại ngó. Vị phu nhân lên tiếng:
“Tạ ơn Bồ Tát, Khiết nhi con tỉnh lại rồi!”
Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe này là giọng của Nhậm phu nhân, thì ra đây là nương của tướng công. Không thể tin được phu nhân là một thiếu phụ trung niên xinh đẹp động lòng người. Còn người rất giống tướng công đứng bên cạnh miệng cười không khép lại được chắc là Nhậm lão gia. Hai người họ đúng là trời sinh một đôi. Họ nhìn sang ta bằng ánh mắt cảm kích khó tả làm ta rối bời.
“Được rồi phu nhân, có gì vào trong nói.” Lão gia lên tiếng. Phu nhân cầm tay ta và tướng công theo sau lão gia đi vào.
Mọi người đã đứng ngồi ngay ngắn ở vị trí của mình. Ta và tướng công dâng trà cho hai vị trưởng bối. Họ vui vẻ nhận lấy còn cho chúng ta hai phong bì thật to. Một cái vòng ngọc phỉ thúy được đưa đến trước mặt ta, phu nhân bảo:
“Đây là vật gia truyền của nhà ta, chỉ truyền cho con dâu dòng chính, sau này con hãy bảo quản thật tốt.” Phu nhân để vòng ngọc vào tay ta và nói tiếp:
“Phù nhi, chúng ta xem con như nhi nữ thân sinh của mình. Vì vậy, con không cần ngại, nên gọi ta là nương, lão gia là cha. Sau này mong con đối xử tốt với Khiết nhi, được như vậy ta yên tâm rồi.” Hốc mắt phu nhân đỏ lên, nước mắt rơi lã chã.
“Vâng, con xin nghe theo lời nương.” Ta dập đầu.
Đáng ra chúng ta phải dâng trà cho lão phu nhân nhưng nương nói lão phu nhân không được khỏe nên không muốn ai quấy rầy, còn vị tiểu đệ không biết mặt kia đã ra ngoài từ sớm.
Sau đó ta dâng trà cho vị Bạch di nương đang ngồi yên vị trên ghế. Di nương có một vẻ đẹp sắc sảo chẳng giống vẻ dịu dàng phu nhân, di nương như nửa cười nửa không nhìn ta, cảm giác thật quen thuộc.
Cuối cùng, nghi lễ đã xong, lão gia cho mọi người lui ra, Bạch di nương mượn cớ không được khỏe nên về nghỉ ngơi trước. Vì vậy, chỉ còn bốn người chúng ta ngồi trong đại sảnh, nương đến ngồi bên cạnh ta:
“Phù nhi, Khiết nhi tỉnh lại lúc nào?”
“Lúc nương rời khỏi phòng một lúc thì huynh ấy tỉnh lại.” Sao nương lại hỏi thế nhỉ?
“Vị đạo sĩ đó đúng là thần thông, bao ngày lão gia và ta mất ăn mất ngủ quả là không uổng công.”
“Nương, thứ lỗi cho con dâu mạo muội, không biết tướng công đã xảy ra chuyện gì?” Ta vốn biết người mới vào cửa như ta không nên hỏi nhiều nhưng cái miệng không sợ chết, chưa kịp suy nghĩ thấu đáo thì lời đã thốt ra tự khi nào.
“Phù nhi, cha con không nói cho con biết sao?” Phu nhân ngạc nhiên nhìn ta rồi nhìn sang lão gia. Lão gia thở dài:
“Cũng tại chúng ta không chăm sóc tốt cho nó, để nó té xuống hồ Ngư Lục. Lúc đó tiết trời rất lạnh, khó khăn lắm mới giữ lai được một hơi thở yếu ớt.” Phu nhân tiếp lời:
“Nhưng Khiết nhi mãi vẫn không tỉnh lại, lão gia cũng lực bất tòng tâm làm chúng ta như ngồi trên chão nóng. Đúng lúc đó, một vị đạo sĩ nói với lão gia phải để Khiết nhi lấy một người thê tử họ Diệp xung hỉ thì mới mong khỏi bệnh.” Phu nhân nắm lấy tay ta:
“Lúc đó, cho dù là chỉ là một cơ hội mong manh chúng ta cũng không thể bỏ qua. Nhưng người họ Diệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, chúng ta phải hỏi nhiều người mới biết nhà họ Diệp của con ở thôn Lý Lâm.”
Thì ra là vậy, chẳng trách thái độ của mọi người như thế. Một người tưởng chừng sắp chết đột nhiên đi đứng khỏe mạnh trước mặt người khác thì có phần không tin nổi.
Tác giả :
Tiểu Tình Tử