Sương Mi Như Khói Mong Manh
Chương 6
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp núi đồi, cũng là lúc những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã dần ló ra, to tròn như chiếc mâm bạc dán mình trên bầu trời ngàn sao lấp lánh, ánh trăng bạc vàng nhuộm màu khắp rừng cây đồi núi.
Cỏ cây hoa lá cuốn mình rung rinh theo điệu nhạc của nàng gió, xa xa thấp thoáng là hình ảnh ánh đuốc le lói giữa đêm trăng, xe bò xuất hiện từ rừng núi chầm chậm lặng lẽ đi ra nhập vào đoàn dân của các lái buôn từ các thôn chuẩn bị vào huyện phủ cho phiên chợ ngày mai.
Y Nhã không biết đã ngủ được bao lâu, giật mình vì tiếng ồn ào xung quanh, cô ngước mắt nhìn, phía trước thấy kế mẫu ghé đầu vào người Hòa thúc lim dim ngủ, xe bò đang xếp hàng sau những xe ngựa, xe lừa khác.
Phía bên trái cổng huyện thành khoảng chừng hơn hai trăm mét, có nhiều lán dựng lên để người dân các thôn khi vào thành gửi gia súc, trừ quan phủ được dùng ngựa trong thành đi lại, người dân khi vào huyện phủ đều không được mang gia súc vào
Y Nhã nhìn Hòa thúc gọi kế mẫu dậy, nhanh nhẹn gửi xe bò, cô đeo bọc đồ lên vai, cẩn thận kiểm tra tiền trước ngực, nhảy xuống xe đứng phía trước lán đợi Hòa thúc và kế mẫu đi ra.
Cô cứ nghĩ thời đại này chắc cũng khá lộn xộn và lạc hậu, hóa ra đều có luật pháp quy định, ngay cả khi vào thành huyện cũng trật tự như vậy.
Ba người nhanh nhẹn đi theo đám đông xếp hàng đi đăng kí vào huyện thành.
Sau khi quan sát cổng huyện thì cũng không khác trong trí tưởng tượng của cô. Cổng Huyện thực ra có ba cổng: cổng chính phía giữa và 2 cổng ngách hai bên. Mỗi cổng cách nhau bức tường đá dày. Cổng ngách bên phải để cho người dân nhập thành, cổng ngách bên trái để cho người dân xuất thành. Cổng chính giữa chắc là để cho quan lớn hay đội quân ra vào thành Y Nhã thầm nghĩ.
Sau một khắc đợi nhập thành thì trời cũng đã sáng, kế mẫu cùng với Hòa thúc dẫn Y Nhã đi đến chợ huyện, lúc này các âm thanh đều vang lên tiếng mở cửa quán ăn, tiếng nô đùa trẻ nhỏ, tiếng người đi qua lại nói chuyên, tiếng nói phụ nhân bán rau đang đẩy gánh hàng ra sạp, sạp bánh bao, sạp sữa đậu, sạp thịt...xếp ngay ngắn bên vệ đường.
Kế mẫu mua cho ba người bánh bao ăn sáng, Y Nhã liếc qua thấy bánh bao một cái bé bé đã là 10 xu, thầm nghĩ quả là chợ Huyện cái gì cũng đắt.
Ba người đi dạo một vòng chợ huyện, rẽ sang lối phía Tây là con đường của những quán trà, quán ăn bình dân, nhà nghỉ... kiểu nhà giống với kiểu cổ đại cô thường xem.
Phía cuối con đường này nối liền kề với cầu đá lớn, bắc qua con sông nước trong xanh vắt, xa xa thấp thoáng những con thuyền nhỏ đậu bên bờ sông có lẽ để chở tài tử,giai nhân ngắm cảnh.
Y Nhã nhanh chân chạy qua cầu theo kịp bước chân của kế mẫu và Hòa thúc, bên kia cầu là hai hàng cây rợp bóng, từng phủ đệ cách biệt dần dần xuất hiện mắt, khi bước chân đến đây thì cô đã cảm nhận được mình đã đến được với tầng lớp giai cấp thống trị trong thời đại này, phủ đệ yên tĩnh lạ thường, phía trước mỗi phủ cổng kín mít, phía bên cổng là hai con sử tử đá biểu thị sức mạnh.
Đi ngang qua mấy phủ đệ, kế mẫu và Hòa thúc dừng lại ở phủ đệ lớn nhất, trước viện phủ có mấy dân chúng vây quanh, nhìn qua cũng biết những người này chắc là dẫn con cháu đến bán.
Phía bên trái Hòa thúc là một bà lão, lưng đã còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, trên mặt xuất hiện nhiều chấm đồi mồi, hai gò má nhô lên, nếp nhăn in hằn lên khuôn mặt đã tàn phai theo năm tháng, bên cạnh bà lão là một một nữ hài tử tầm 14 tuổi, ánh mắt đỏ hoe, chắc sáng giờ đã khóc rất nhiều lần.
Đoàn người đứng đợi tầm một khắc thì viện phủ mở cửa là một nam nhân và nữ nhân tầm 40 tuổi, ngũ quan hai người nhìn đều đường hoàng đoan chính, bất quá nữ nhân có hơi mập một chút.
“ Hài tử bước lên phía trước, xếp theo hàng ngang” nam nhân lớn giọng kia ra lệnh
Bị kế mẫu đẩy lên phía trước, Y Nhã nhanh nhẹn đi lên xếp hàng, lần lượt những hài tử khác cùng đi lên, ánh mắt lấm lét quay lại nhìn phụ mẫu ở phía sau.
Nữ nhân mập kia tiến lên nhìn từng hài tử, xong chỉ tay vào năm đứa trẻ ngẩng đầu nói với phụ mẫu phía sau.
“Những hài tử này lưu lại, những người còn lại đi về”
Trong tám hài tử, thì Y Nhã lại nằm trong số năm hài tử được chọn, không biết là may hay rủi, nhưng việc gì đến thì cô cứ bình thản đối mặt với nó là được.
“ Những hài tử này, bổn phủ sẽ mua đứt với giá 2 nén bạc, phụ mẫu giao lệnh vị ra đây, nhận tiền rồi về”
Nghe đến đây Y Nhã mới biết dân thời đại này sẽ dùng lệnh vị để xác minh thân phận mình, lệnh vị là con dấu nhỏ, trên khắc tên và niên đại sinh, lệnh vị của cô là kế mẫu giữ. Y Nhã cúi đầu nghĩ thầm đúng là kiến thức của cô còn quá ít.
Sau khi giao lệnh vị và nhận bạc, kế mẫu đến trước mặt cô, quỳ gối xuống nhỏ giọng nói tràn ngập áy náy. “Tiểu Nhã, nương xin lỗi, mấy năm nay để con chịu khổ, nương...nương...!”
Y Nhã nắm tay kế mẫu đáp “ Nương về đi...con không sao, cố gắng chăm sóc đệ đệ!”
Phía bên kia đứa cháu gái ôm bà cụ nghẹn nghào khóc nức nở, cụ bà tay run run vuốt mái tóc cháu gái, hai người bin rịn quyến luyện không thôi.
Giờ chỉ còn năm đứa trẻ, tất cả đều đi theo nữ nhân mập kia từ cổng chính đi vào viện phủ, đi theo lối mòn nhỏ dẫn ra sau hậu viện, dẫn đến một căn phòng nhỏ,
Y Nhã nhìn căn phòng này đoán chắc là nơi cất giữ giấy tờ của hạ nhân, sau khi đưa dấu lệnh vị cho một ông lão điền tên các hài từ vào, lần lượt các hài tử lên điểm chỉ tay, đến lượt Y Nhã cô sau khi điểm chỉ xong lượt qua tờ giấy, đại khái nội dung như sau
Giấy bán thân
Tiểu nữ Nghĩa Y Nhã
Niên đại sinh xxx
Phụ thôn...phụ làng...phụ huyện
Đồng ý bán thân giá 2 nén bạc, sinh mệnh do chủ nhân quyết định.
Điểm chỉ:
Cỏ cây hoa lá cuốn mình rung rinh theo điệu nhạc của nàng gió, xa xa thấp thoáng là hình ảnh ánh đuốc le lói giữa đêm trăng, xe bò xuất hiện từ rừng núi chầm chậm lặng lẽ đi ra nhập vào đoàn dân của các lái buôn từ các thôn chuẩn bị vào huyện phủ cho phiên chợ ngày mai.
Y Nhã không biết đã ngủ được bao lâu, giật mình vì tiếng ồn ào xung quanh, cô ngước mắt nhìn, phía trước thấy kế mẫu ghé đầu vào người Hòa thúc lim dim ngủ, xe bò đang xếp hàng sau những xe ngựa, xe lừa khác.
Phía bên trái cổng huyện thành khoảng chừng hơn hai trăm mét, có nhiều lán dựng lên để người dân các thôn khi vào thành gửi gia súc, trừ quan phủ được dùng ngựa trong thành đi lại, người dân khi vào huyện phủ đều không được mang gia súc vào
Y Nhã nhìn Hòa thúc gọi kế mẫu dậy, nhanh nhẹn gửi xe bò, cô đeo bọc đồ lên vai, cẩn thận kiểm tra tiền trước ngực, nhảy xuống xe đứng phía trước lán đợi Hòa thúc và kế mẫu đi ra.
Cô cứ nghĩ thời đại này chắc cũng khá lộn xộn và lạc hậu, hóa ra đều có luật pháp quy định, ngay cả khi vào thành huyện cũng trật tự như vậy.
Ba người nhanh nhẹn đi theo đám đông xếp hàng đi đăng kí vào huyện thành.
Sau khi quan sát cổng huyện thì cũng không khác trong trí tưởng tượng của cô. Cổng Huyện thực ra có ba cổng: cổng chính phía giữa và 2 cổng ngách hai bên. Mỗi cổng cách nhau bức tường đá dày. Cổng ngách bên phải để cho người dân nhập thành, cổng ngách bên trái để cho người dân xuất thành. Cổng chính giữa chắc là để cho quan lớn hay đội quân ra vào thành Y Nhã thầm nghĩ.
Sau một khắc đợi nhập thành thì trời cũng đã sáng, kế mẫu cùng với Hòa thúc dẫn Y Nhã đi đến chợ huyện, lúc này các âm thanh đều vang lên tiếng mở cửa quán ăn, tiếng nô đùa trẻ nhỏ, tiếng người đi qua lại nói chuyên, tiếng nói phụ nhân bán rau đang đẩy gánh hàng ra sạp, sạp bánh bao, sạp sữa đậu, sạp thịt...xếp ngay ngắn bên vệ đường.
Kế mẫu mua cho ba người bánh bao ăn sáng, Y Nhã liếc qua thấy bánh bao một cái bé bé đã là 10 xu, thầm nghĩ quả là chợ Huyện cái gì cũng đắt.
Ba người đi dạo một vòng chợ huyện, rẽ sang lối phía Tây là con đường của những quán trà, quán ăn bình dân, nhà nghỉ... kiểu nhà giống với kiểu cổ đại cô thường xem.
Phía cuối con đường này nối liền kề với cầu đá lớn, bắc qua con sông nước trong xanh vắt, xa xa thấp thoáng những con thuyền nhỏ đậu bên bờ sông có lẽ để chở tài tử,giai nhân ngắm cảnh.
Y Nhã nhanh chân chạy qua cầu theo kịp bước chân của kế mẫu và Hòa thúc, bên kia cầu là hai hàng cây rợp bóng, từng phủ đệ cách biệt dần dần xuất hiện mắt, khi bước chân đến đây thì cô đã cảm nhận được mình đã đến được với tầng lớp giai cấp thống trị trong thời đại này, phủ đệ yên tĩnh lạ thường, phía trước mỗi phủ cổng kín mít, phía bên cổng là hai con sử tử đá biểu thị sức mạnh.
Đi ngang qua mấy phủ đệ, kế mẫu và Hòa thúc dừng lại ở phủ đệ lớn nhất, trước viện phủ có mấy dân chúng vây quanh, nhìn qua cũng biết những người này chắc là dẫn con cháu đến bán.
Phía bên trái Hòa thúc là một bà lão, lưng đã còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, trên mặt xuất hiện nhiều chấm đồi mồi, hai gò má nhô lên, nếp nhăn in hằn lên khuôn mặt đã tàn phai theo năm tháng, bên cạnh bà lão là một một nữ hài tử tầm 14 tuổi, ánh mắt đỏ hoe, chắc sáng giờ đã khóc rất nhiều lần.
Đoàn người đứng đợi tầm một khắc thì viện phủ mở cửa là một nam nhân và nữ nhân tầm 40 tuổi, ngũ quan hai người nhìn đều đường hoàng đoan chính, bất quá nữ nhân có hơi mập một chút.
“ Hài tử bước lên phía trước, xếp theo hàng ngang” nam nhân lớn giọng kia ra lệnh
Bị kế mẫu đẩy lên phía trước, Y Nhã nhanh nhẹn đi lên xếp hàng, lần lượt những hài tử khác cùng đi lên, ánh mắt lấm lét quay lại nhìn phụ mẫu ở phía sau.
Nữ nhân mập kia tiến lên nhìn từng hài tử, xong chỉ tay vào năm đứa trẻ ngẩng đầu nói với phụ mẫu phía sau.
“Những hài tử này lưu lại, những người còn lại đi về”
Trong tám hài tử, thì Y Nhã lại nằm trong số năm hài tử được chọn, không biết là may hay rủi, nhưng việc gì đến thì cô cứ bình thản đối mặt với nó là được.
“ Những hài tử này, bổn phủ sẽ mua đứt với giá 2 nén bạc, phụ mẫu giao lệnh vị ra đây, nhận tiền rồi về”
Nghe đến đây Y Nhã mới biết dân thời đại này sẽ dùng lệnh vị để xác minh thân phận mình, lệnh vị là con dấu nhỏ, trên khắc tên và niên đại sinh, lệnh vị của cô là kế mẫu giữ. Y Nhã cúi đầu nghĩ thầm đúng là kiến thức của cô còn quá ít.
Sau khi giao lệnh vị và nhận bạc, kế mẫu đến trước mặt cô, quỳ gối xuống nhỏ giọng nói tràn ngập áy náy. “Tiểu Nhã, nương xin lỗi, mấy năm nay để con chịu khổ, nương...nương...!”
Y Nhã nắm tay kế mẫu đáp “ Nương về đi...con không sao, cố gắng chăm sóc đệ đệ!”
Phía bên kia đứa cháu gái ôm bà cụ nghẹn nghào khóc nức nở, cụ bà tay run run vuốt mái tóc cháu gái, hai người bin rịn quyến luyện không thôi.
Giờ chỉ còn năm đứa trẻ, tất cả đều đi theo nữ nhân mập kia từ cổng chính đi vào viện phủ, đi theo lối mòn nhỏ dẫn ra sau hậu viện, dẫn đến một căn phòng nhỏ,
Y Nhã nhìn căn phòng này đoán chắc là nơi cất giữ giấy tờ của hạ nhân, sau khi đưa dấu lệnh vị cho một ông lão điền tên các hài từ vào, lần lượt các hài tử lên điểm chỉ tay, đến lượt Y Nhã cô sau khi điểm chỉ xong lượt qua tờ giấy, đại khái nội dung như sau
Giấy bán thân
Tiểu nữ Nghĩa Y Nhã
Niên đại sinh xxx
Phụ thôn...phụ làng...phụ huyện
Đồng ý bán thân giá 2 nén bạc, sinh mệnh do chủ nhân quyết định.
Điểm chỉ:
Tác giả :
Hồng Trà Thượng Hạng