Sống Như Tiểu Cường
Chương 93
Sau bữa tối, tôi một mình quay lại nhà trọ, hôm đó chúng tôi đi đột ngột quá không kịp chào chị Trần, nhưng thế lại hay, ít ra tôi còn có chỗ mà ở.
Mấy ngày sau đó, hầu như ngày nào tôi cũng đến sở cảnh sát tìm Lưu Dĩnh, nhưng mọi việc chẳng có chút động tĩnh gì, Tiểu Huy thì cứ như bốc hơi khỏi thế gian này rồi.
Chúng tôi nhận được mấy tin xấu, dự án cải tạo thành phố tổ chức đấu thầu lại, công ty của Lý Dương đang tích cực tham gia, cơ hội trúng thầu càng ngày càng lớn. Trưởng phòng Lưu – bố của Lưu Dĩnh là hy vọng lớn nhất để ngăn chặn công ty Tam Tân trúng thầu.
Mấy hôm nay, Lưu Dĩnh lại bận việc khác, một đoàn đại biểu của một tổ chức quốc tế đến thành phố khảo sát mà Trưởng phòng Lưu lại phụ trách đón tiếp họ, việc đảm bảo an ninh cho hoạt động này là hết sức quan trọng. Lưu Dĩnh không thể không hoàn thành công việc của tổ chức. Tôi chẳng có việc gì làm nên xin đi theo cùng. Lưu Dĩnh đồng ý nhưng cấm tôi khôn được chạy lung tung.
Tôi không thể không nghĩ tới việc nên có một thành viên trong đoàn mang theo con gái nhỏ đi tham quan tôi sẽ tiện tay bắt cóc nó. Đợi đến lúc họ lo lắng loạn lên tôi sẽ đem con bé về, thế nào họ chẳng cảm kích khôn tả, không chừng lại trả công cho tôi bằng một khoản ngoại tệ lớn, tôi từ chối mãi mà không được đành miễn cưỡng nhận tiền. Mà các quan chức lãnh đạo thành phố hôm đó có mặt đông đủ cả, họ hết lòng ca ngợi hành động anh hùng của tôi và lại phát thưởng cho tôi, thậm chí còn bố trí công việc cho tôi, một lần nữa từ chối đưa đẩy mãi không được tôi đành mềm lòng nhận. Càng nghĩ càng thấy sung sướng, bất giác tôi chợt cười hì hì.
Hoạt động đón tiếp được tổ chức tại quảng trường bên ngoài Ủy Ban thành phố. Chú tịch UBND thành phố đích thân đến đón tiếp. Tôi đứng nhìn từ đằng xa, bình thường chỉ trên tivi tôi mới nhìn thấy Chủ tịch thành phô, trông lùn lùn béo béo khiến người ta hơi thất vọng.
Lưu Dĩnh đưa tôi đến rồi bận túi bụi những việc khác. Tôi chạy khắp nơi bỗng gặp một phụ nữ dẫn một đoàn người ngoại quốc đến, tôi nhìn kỹ nhưng chẳng có đứa trẻ con nào, trong lòng thấy thất vọng não nề. Bỗng quanh quảng trường trở nên ồn ào, từ xa kéo đến một đoàn người, xem ra cũng đến vài trăm, họ đem theo những tấm vải lớn, dần dần tiến vào quảng trường. Những cảnh này tôi đã gặp, chắc là nông dân biểu tình, nhưng hôm nay họ đến thật không đúng lúc. Đón tiếp đại biểu nước ngoài là một việc quan trọng của bộ mặt thành phố, vào những lúc thế này mà gây chuyện thì rắc rối lắm, ít nhất là không có lợi đối với ông Lưu, người tổ chức hoạt động này.
Tôi hồ hởi ngắm nhìn đoàn người, chỉ cần náo nhiệt là được rồi, quan tâm gì đến chuyện ai gặp rắc rối.
Lưu Dĩnh chạy đến cỗ tôi bằng bộ mặt khó coi, tôi hỏi chị ta: “Chị sao vậy?”
Lưu Dĩnh đáp: “Có rất nhiều nông dân đến biểu tình.”
Tôi cười bảo: “Mấy chuyện nông dân biểu tình này không phải là gặp suốt rồi sao? Chẳng có gì lạ cả.”
Lưu Dĩnh nói: “Vừa nãy có một đồng nghiệp bảo trên băng rôn họ còn viết cả tên của bố tôi nữa.”
Tôi giật mình, nhưng tôi lại thấy chuyện này có gì đó thật lạ. Bình thường nông dân biểu tình nhiều nhất cũng chỉ kháng nghị mấy tên Chủ tịch, bí thư xã làm việc mờ ám, ức hiếp nhân dân hoặc tham ô khoản nào đó của địa phương, chứ biểu tình đến lãnh đạo thành phố thế này quả là hiếm có,mà thời gian biểu tình lại vừa đúng vào lúc đón tiếp đại biểu nước ngoài đến thăm.
Tôi bảo Lưu Dĩnh: “Chúng ta lại xem thế nào!” Chúng tôi chạy về phía đám đông.
Đoàn người kéo đến rất nhanh, đã gần sát đến đoàn đại biểu nước ngoài, cả quảng trường hơi hỗn loạn, tôi nghĩ lúc này người đang lo lắng nhất chính là ông Chủ tịch thành phố.
Lưu Dĩnh hỏi tôi: “Có nên gọi người đến ngăn họ lại không?”
Tôi vội xua tay: “Tất nhiên là không được, họ đông như thế rất dễ gây nên hỗn loạn.”
Lời khuyên này thật chẳng giống với con người tôi, chính là vì dạo này quan hệ của tôi và Lưu Dĩnh cũng đỡ phần nào, nếu mà là tháng trước chắc chắn tôi sẽ khuyên chị ta: “Đám người này không ra thể thống gì cả, phải dạy cho họ một bài học!”
Nhưng xem ra sân khấu hôm nay cũng không nhỏ, tôi đang định bỏ chạy thì Lưu Dĩnh tóm giật trở lại hỏi: “Cậu định đi đâu đây?”
Tôi trả lời: “Em đi mua hạt dưa rồi chị em mình vừa ngồi xem vừa ăn.”
Khuôn mặt Lưu Dĩnh bỗng hằn lên một vẻ sát nhân, tôi đành bảo: “Thật ra em chỉ có ý kiến vậy thôi!”
Lưu Dĩnh lôi tôi về phía đám đông.
Chúng tôi ngày càng tiến gần đoàn người, sau khi nhìn rõ tôi giật nảy mình, người đi đầu chính là chú Bảy. Theo sau chú là cả một đám đông toàn người quen, tất cả là dân thị trấn Tam Thủy chúng tôi. Bỗng họ căng hàng loạt băng rôn lên rồi hoan hô vang trời, tôi nhìn thấy trên băng rôn viết: Chủ tịch Lý – Lãnh đạo tốt của dân; Trưởng phòng Lưu – người con ngoan của Đảng.
Tôi nhìn Lưu Dĩnh và bảo: “Ủy ban thành phố bỏ tiền ra thuê họ à? Băng rôn viết buồn cười quá, thà tìm các em thiếu nhi đánh mặt hồng hào, tay cầm hoa nhảy múa lung tung, tuy có đơn điệu nhưng cũng không đến nỗi buồn nôn thế này.”
Lưu Dĩnh nói: “Huyên thuyên! Bây giờ còn ai làm cái trò ấy nữa chứ?”
tôi nghĩ kể cũng phải, mấy chuyện ỏ tiền ra thuê người bình thường sao đến lượt người thị trấn tôi được rồi lại nghĩ ngợi lung tung.
Chủ tịch thành phố đứng giữa quảng trường, cười tươi như hoa. Người dẫn đầu đoàn đại biểu nước ngoài đang nói chuyện với ông Chủ tịch, cứ sau mỗi câu Chủ tịch lại cười rạng rỡ hơn. Tôi nghĩ chắc chắn người này đang khen ông Chủ tịch biết cách quản lý thành phố. Xem ra những kiểu bốc phét thế này người Trung Quốc và người nước ngoài không có điểm khác biệt, tuy thế mấy người nước ngoài mặt non choẹt đứng sau người dẫn đầu lại tỏ rõ thái độ khinh miệt.
Mấy ngày sau đó, hầu như ngày nào tôi cũng đến sở cảnh sát tìm Lưu Dĩnh, nhưng mọi việc chẳng có chút động tĩnh gì, Tiểu Huy thì cứ như bốc hơi khỏi thế gian này rồi.
Chúng tôi nhận được mấy tin xấu, dự án cải tạo thành phố tổ chức đấu thầu lại, công ty của Lý Dương đang tích cực tham gia, cơ hội trúng thầu càng ngày càng lớn. Trưởng phòng Lưu – bố của Lưu Dĩnh là hy vọng lớn nhất để ngăn chặn công ty Tam Tân trúng thầu.
Mấy hôm nay, Lưu Dĩnh lại bận việc khác, một đoàn đại biểu của một tổ chức quốc tế đến thành phố khảo sát mà Trưởng phòng Lưu lại phụ trách đón tiếp họ, việc đảm bảo an ninh cho hoạt động này là hết sức quan trọng. Lưu Dĩnh không thể không hoàn thành công việc của tổ chức. Tôi chẳng có việc gì làm nên xin đi theo cùng. Lưu Dĩnh đồng ý nhưng cấm tôi khôn được chạy lung tung.
Tôi không thể không nghĩ tới việc nên có một thành viên trong đoàn mang theo con gái nhỏ đi tham quan tôi sẽ tiện tay bắt cóc nó. Đợi đến lúc họ lo lắng loạn lên tôi sẽ đem con bé về, thế nào họ chẳng cảm kích khôn tả, không chừng lại trả công cho tôi bằng một khoản ngoại tệ lớn, tôi từ chối mãi mà không được đành miễn cưỡng nhận tiền. Mà các quan chức lãnh đạo thành phố hôm đó có mặt đông đủ cả, họ hết lòng ca ngợi hành động anh hùng của tôi và lại phát thưởng cho tôi, thậm chí còn bố trí công việc cho tôi, một lần nữa từ chối đưa đẩy mãi không được tôi đành mềm lòng nhận. Càng nghĩ càng thấy sung sướng, bất giác tôi chợt cười hì hì.
Hoạt động đón tiếp được tổ chức tại quảng trường bên ngoài Ủy Ban thành phố. Chú tịch UBND thành phố đích thân đến đón tiếp. Tôi đứng nhìn từ đằng xa, bình thường chỉ trên tivi tôi mới nhìn thấy Chủ tịch thành phô, trông lùn lùn béo béo khiến người ta hơi thất vọng.
Lưu Dĩnh đưa tôi đến rồi bận túi bụi những việc khác. Tôi chạy khắp nơi bỗng gặp một phụ nữ dẫn một đoàn người ngoại quốc đến, tôi nhìn kỹ nhưng chẳng có đứa trẻ con nào, trong lòng thấy thất vọng não nề. Bỗng quanh quảng trường trở nên ồn ào, từ xa kéo đến một đoàn người, xem ra cũng đến vài trăm, họ đem theo những tấm vải lớn, dần dần tiến vào quảng trường. Những cảnh này tôi đã gặp, chắc là nông dân biểu tình, nhưng hôm nay họ đến thật không đúng lúc. Đón tiếp đại biểu nước ngoài là một việc quan trọng của bộ mặt thành phố, vào những lúc thế này mà gây chuyện thì rắc rối lắm, ít nhất là không có lợi đối với ông Lưu, người tổ chức hoạt động này.
Tôi hồ hởi ngắm nhìn đoàn người, chỉ cần náo nhiệt là được rồi, quan tâm gì đến chuyện ai gặp rắc rối.
Lưu Dĩnh chạy đến cỗ tôi bằng bộ mặt khó coi, tôi hỏi chị ta: “Chị sao vậy?”
Lưu Dĩnh đáp: “Có rất nhiều nông dân đến biểu tình.”
Tôi cười bảo: “Mấy chuyện nông dân biểu tình này không phải là gặp suốt rồi sao? Chẳng có gì lạ cả.”
Lưu Dĩnh nói: “Vừa nãy có một đồng nghiệp bảo trên băng rôn họ còn viết cả tên của bố tôi nữa.”
Tôi giật mình, nhưng tôi lại thấy chuyện này có gì đó thật lạ. Bình thường nông dân biểu tình nhiều nhất cũng chỉ kháng nghị mấy tên Chủ tịch, bí thư xã làm việc mờ ám, ức hiếp nhân dân hoặc tham ô khoản nào đó của địa phương, chứ biểu tình đến lãnh đạo thành phố thế này quả là hiếm có,mà thời gian biểu tình lại vừa đúng vào lúc đón tiếp đại biểu nước ngoài đến thăm.
Tôi bảo Lưu Dĩnh: “Chúng ta lại xem thế nào!” Chúng tôi chạy về phía đám đông.
Đoàn người kéo đến rất nhanh, đã gần sát đến đoàn đại biểu nước ngoài, cả quảng trường hơi hỗn loạn, tôi nghĩ lúc này người đang lo lắng nhất chính là ông Chủ tịch thành phố.
Lưu Dĩnh hỏi tôi: “Có nên gọi người đến ngăn họ lại không?”
Tôi vội xua tay: “Tất nhiên là không được, họ đông như thế rất dễ gây nên hỗn loạn.”
Lời khuyên này thật chẳng giống với con người tôi, chính là vì dạo này quan hệ của tôi và Lưu Dĩnh cũng đỡ phần nào, nếu mà là tháng trước chắc chắn tôi sẽ khuyên chị ta: “Đám người này không ra thể thống gì cả, phải dạy cho họ một bài học!”
Nhưng xem ra sân khấu hôm nay cũng không nhỏ, tôi đang định bỏ chạy thì Lưu Dĩnh tóm giật trở lại hỏi: “Cậu định đi đâu đây?”
Tôi trả lời: “Em đi mua hạt dưa rồi chị em mình vừa ngồi xem vừa ăn.”
Khuôn mặt Lưu Dĩnh bỗng hằn lên một vẻ sát nhân, tôi đành bảo: “Thật ra em chỉ có ý kiến vậy thôi!”
Lưu Dĩnh lôi tôi về phía đám đông.
Chúng tôi ngày càng tiến gần đoàn người, sau khi nhìn rõ tôi giật nảy mình, người đi đầu chính là chú Bảy. Theo sau chú là cả một đám đông toàn người quen, tất cả là dân thị trấn Tam Thủy chúng tôi. Bỗng họ căng hàng loạt băng rôn lên rồi hoan hô vang trời, tôi nhìn thấy trên băng rôn viết: Chủ tịch Lý – Lãnh đạo tốt của dân; Trưởng phòng Lưu – người con ngoan của Đảng.
Tôi nhìn Lưu Dĩnh và bảo: “Ủy ban thành phố bỏ tiền ra thuê họ à? Băng rôn viết buồn cười quá, thà tìm các em thiếu nhi đánh mặt hồng hào, tay cầm hoa nhảy múa lung tung, tuy có đơn điệu nhưng cũng không đến nỗi buồn nôn thế này.”
Lưu Dĩnh nói: “Huyên thuyên! Bây giờ còn ai làm cái trò ấy nữa chứ?”
tôi nghĩ kể cũng phải, mấy chuyện ỏ tiền ra thuê người bình thường sao đến lượt người thị trấn tôi được rồi lại nghĩ ngợi lung tung.
Chủ tịch thành phố đứng giữa quảng trường, cười tươi như hoa. Người dẫn đầu đoàn đại biểu nước ngoài đang nói chuyện với ông Chủ tịch, cứ sau mỗi câu Chủ tịch lại cười rạng rỡ hơn. Tôi nghĩ chắc chắn người này đang khen ông Chủ tịch biết cách quản lý thành phố. Xem ra những kiểu bốc phét thế này người Trung Quốc và người nước ngoài không có điểm khác biệt, tuy thế mấy người nước ngoài mặt non choẹt đứng sau người dẫn đầu lại tỏ rõ thái độ khinh miệt.
Tác giả :
Bukla