Sông Đông Êm Đềm
Chương 58
Một đám người xám xịt đứng đông như kiến trên bãi. Họ túm tụm từng nhóm, có mang theo ngựa, đồ trang bị Cô- dắc, áo quân phục với những con số khác nhau trên lon vai. Những gã thuộc trung đoàn ngự lâm Atamansky đội mũ cát- két màu xanh da trời, cao hơn các binh sĩ Cô- dắc khác hẳn một cái đầu, lững thững đi đi lại lại nom chẳng khác gì những con ngỗng Hà Lan giữa những con gà vịt nhỏ.
Quán rượu đóng cửa. Tên đặc phái viên quân sự nhăn nhăn nhó nhó, ra vẻ lo lắng bận rộn lắm. Bọn đàn bà quần lành áo tốt như trong ngày hội đứng bên những hàng rào theo dọc phố. Trong đám đông có đủ hạng người, nhưng tất cả chỉ nói một lời: "Động viên".
Mặt ai cũng đỏ bừng bừng như say rượu. Tâm trạng lo lắng lây sang cả những con ngựa. Chỗ nào cũng có những tiếng rít, những cảnh đá lộn, những tiếng hí dài tức tối. Một làn bụi lơ lửng rất thấp trên bãi. Khắp bãi đầy những vỏ chai rượu của ty rượu Nhà nước và những mẩu giấy gói kẹo rẻ tiền.
Petro nắm dây cương dắt con ngựa đã đóng yên sẵn sàng. Một tên lính trung đoàn Atamansky mặt mũi đen thủi đứng bên tường bao nhà thờ cài cúc chiếc quần đi ngựa màu lam rộng thùng thình. Gã nhe hai hàm răng trắng lóe, toác miệng ra cười. Bên cạnh gã, một ả Cô- dắc nhỏ bé, có lẽ là vợ hoặc nhân tình nhân ngãi gì đó, đang mồm năm miệng mười như con đa đa xám.
- Cứ bám lấy con đĩ ấy thì gái nầy xé xác ra cho mà xem! - Ả doạ gã kia.
Ả uống rượu đã khá say, vỏ hướng dương bám đầy trên những món tóc rối bù, nút buộc chiếc khăn bịt đầu in hoa tuột cả ra. Tên lính trung đoàn Atamansky mỉm cười, dạng chân khom người cố móc cái khoá dây lưng nhưng mãi không được: đến con bê một tuổi cũng có thể chui qua bên dưới cái đũng quần nhăn nhúm của gã mà không vướng.
- Thôi Masca, đừng chửi rầm lên nữa!
- Đồ chó dái chết tiệt! Đồ dê cụ!
- Thế thì sao nào?
- Đồ mặt dầy vô liêm sỉ!
Ngay cạnh đấy một lão quản có khuôn mặt đóng khung trong bộ râu ngô tranh cãi với một tên lính pháo binh.
- Sẽ chẳng có chuyện gì đâu. Đứng đây một ngày một đêm rồi lại về với mẹ đĩ thôi.
- Còn chiến tranh thì sao?
- Xì, anh bạn thân mến ơi! Làm gì có cường quốc nào đương đầu nổi với chúng ta?
Chung quanh toàn là những câu chuyện bát nháo, chẳng ra đầu ra đũa gì cả. Một gã Cô- dắc không còn trẻ nữa, nhưng khá đẹp trai, nói giọng nóng nảy:
- Chúng ta việc gì phải lo đến chuyện của họ. Kệ cho họ đánh nhau, lúa má của chúng ta còn chưa gặt được về kia kìa!
- Thật là tai vạ! Xem kìa, dồn bắt con nhà người ta đến cả chỗ nầy, không biết rằng bây giờ làm một ngày để ăn cả năm hay sao?
- Lúa đã đánh đống đến bị bò ngựa dẫm nát cả thôi.
- Chúng tôi lại bắt đầu gặt lúa đại mạch rồi.
- Hình như hoàng đế nước Áo đã bị giết có phải không?
- Đông cung thái tử của lão đấy 1
- Nầy ông bạn đồng hương, trung đoàn nào thế?
- Nầy ông đồng sự, phát tài rồi nhé, mẹ kiếp?
- À ra cậu, Steska, cậu từ đâu đến đấy?
Ông ataman bảo rằng chúng ta bị lôi đến đây chỉ đề phòng có chuyện gì bất ngờ xảy ra thôi.
- Chà, dân Cô- dắc chúng mình phải giữ vững tinh thần mới được!
- Chúng nó giở trò chậm lại một năm là mình đã hết hạn kỳ ba rồi.
- Thế nào bố già, sao lại thế? Bố còn chưa hết hạn lính hay sao?
- Khi nhân dân bắt đầu bị giết hại thì những người già cũng chẳng thoát.
- Cửa hàng đại lý rượu đóng cửa mất rồi!
- Chà, cái thằng ườn thây ườn xác nầy? Lại nhà mụ Marfutka thì muốn một thùng cũng có.
Uỷ ban bắt đầu kiểm soát. Ba gã Cô- dắc lôi một gã Cô- dắc say rượu vào nhà hội đồng. Người gã nầy máu me đầm đìa. Gã ưỡn người ra, xé toạc cái áo sơ- mi đang mặc trên mình, long cặp mắt xếch như mắt người Kalmys, gào đến khàn cả tiếng:
- Tao thì đánh cho tóe máu cái bọn mu- gích nầy ra! Cho chúng nó biết tay người Cô- dắc sông Đông.
Những người đứng chung quanh lánh ra, cười trầm trồ, vẻ rất tán thành.
- Phải trị chúng nó mới được!
- Có chuyện gì mà bắt giữ cậu nầy thế?
- Hắn đánh một thằng mu- gích.
- Phải để ý theo dõi chúng nó mới được.
- Chúng ta sẽ còn nện chúng nó.
- Người anh em ạ, năm một ngàn chín trăm linh năm mình đã từng đi dẹp chúng nó. Đến là buồn cười!
- Có chiến tranh là anh em mình sẽ bị lùa đi dẹp chúng nó đấy.
- Thôi đi! Cứ mặc cho họ thuê những đứa nào muốn đi dẹp để đi dẹp. Mặc cho bọn cảnh sát làm việc ấy cũng được, còn chúng mình thì cũng phải có lương tâm chứ.
Trước quầy hàng của hiệu Mokhov có một cuộc chen lấn xô đẩy. Gã Ivan nhà Tomilin chuếnh choáng hơi men vào gây sự với bọn chủ hiệu. Chính lão Sergey Platonovich ra múa tay khuyên nhủ dỗ dành gã "Chacha", tên chung cổ phần với lão lùi ra cửa.
- Chao ôi, thế nầy thì còn ra thể thống gì nữa… Đúng là làm càn làm bậy! Thằng nhỏ đâu, chạy đến mời ông ataman đi!
Mãt Sergey Platonovich nhăn như bị. Tomilin chùi hai bàn tay đầm đìa mồ hôi vào quần, ép sát ngực vào người lão.
- Đồ rắn độc, mày bắt người ta ký giấy nợ để bóp hầu bóp họng người ta, bây giờ mày sợ à? Phải, phải, ông thì tát nổ đồng quang con mắt mày ra, để mày đi mà thưa kiện ông! Mày cướp quyền lợi của người Cô- dắc chúng ông. Mày, mày chỉ là một thằng chó đẻ! Đồ rắn độc!
Giọng đường mật, lão ataman thôn hứa hẹn những điều tốt đẹp với đám Cô- dắc xúm đông xúm đỏ chung quanh lão.
- Chiến tranh ấy à? Không đâu, sẽ không có chiến tranh đâu. Quan lớn đặc phái viên quân sự đã nói là chỉ làm cho có hình thức thôi. Bà con ta có thể yên tâm.
- Thật phúc tổ tiên! Tôi về nhà là sẽ ra đồng ngay.
- Công việc đang phải ngừng cả lại đấy!
- Ông làm ơn cho biết quan trên nghĩ như thế nào? Ông cũng biết cho rằng nhà tôi phải gieo hạt đến hơn trăm đê- xi- a- chin đấy.
- Timoska! Nói lại hộ với ở nhà chúng tớ là ngày mai chúng tớ sẽ về.
- Có lẽ họ đang đọc áp- phích thì phải? Chúng mình lại đằng ấy.
Mãi khuya trên bãi vẫn chưa ngớt những tiếng ồn ào.
Bốn ngày sau, những đoàn xe sơn đỏ đã chở các chiến binh Cô- dắc từ các trung đoàn và các đại đội pháo ra biên giới Nga - Áo.
Chiến tranh…
Trong các ngăn nhỏ bên cạnh các máng ăn, luôn luôn có tiếng ngựa hí và mùi phân ngựa ngầy ngậy. Trên các toa xe vẫn những câu chuyện và những bài hát cũ. Thường được hát nhất là bài:
Sông Đông êm đềm, sông Đông chính giáo,
Xôn xao chuyển động, sóng cuộn ào ào.
Rạp đầu vâng theo,
Khi có lời đức vua kêu gọi.
Ở các ga, đâu đâu cũng có những cặp mắt vừa tò mò vừa đầy vẻ kính trọng, chăm chú nhìn cái nẹp trên những cái quần đi ngựa, những khuôn mặt còn chưa phai sắc rám đen vì lao động.
Chiến tranh!
Báo chí gào thét ầm ĩ!
Ở các ga, phụ nữ vẫy khăn tay, mỉm cười với các đoàn tàu chở quân Cô- dắc và ném thuốc lá, bánh kẹo lên các toa xe. Mãi tới một nơi gần Voronez mới có một cụ già nhỏ bé, nhân viên đường sắt, có vẻ hơi chuếnh choáng hơi men, đứa cái mũi nhọn nhọn nhòm vào trong toa xe trên đó. Petro Melekhov đang chịu hấp hơi cùng với ba mươi chàng Cô- dắc khác:
- Các thầy quyền ra đi đấy à?
- Cụ lên đây ngồi với chúng cháu. - Một anh chàng trả lời thay tất cả - Ôi cái món thịt bò dễ thương của lão! - Nói xong cụ cứ lắc đầu mãi, đầy vẻ trách móc.
--- ------ ------ ------ -------1 Ở đây muổn nói đến François Ferdinan (1863 - 1914), năm 1889 được bác là François Josef, hoàng đế nước Áo lập làm đông cung thái tử. Ngày 28- 6- 1914 bị những người dân tộc chủ nghĩa Serbi ám sát. Sự kiện nầy được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra Đại chiến thế giới thứ nhất (ND).
Quán rượu đóng cửa. Tên đặc phái viên quân sự nhăn nhăn nhó nhó, ra vẻ lo lắng bận rộn lắm. Bọn đàn bà quần lành áo tốt như trong ngày hội đứng bên những hàng rào theo dọc phố. Trong đám đông có đủ hạng người, nhưng tất cả chỉ nói một lời: "Động viên".
Mặt ai cũng đỏ bừng bừng như say rượu. Tâm trạng lo lắng lây sang cả những con ngựa. Chỗ nào cũng có những tiếng rít, những cảnh đá lộn, những tiếng hí dài tức tối. Một làn bụi lơ lửng rất thấp trên bãi. Khắp bãi đầy những vỏ chai rượu của ty rượu Nhà nước và những mẩu giấy gói kẹo rẻ tiền.
Petro nắm dây cương dắt con ngựa đã đóng yên sẵn sàng. Một tên lính trung đoàn Atamansky mặt mũi đen thủi đứng bên tường bao nhà thờ cài cúc chiếc quần đi ngựa màu lam rộng thùng thình. Gã nhe hai hàm răng trắng lóe, toác miệng ra cười. Bên cạnh gã, một ả Cô- dắc nhỏ bé, có lẽ là vợ hoặc nhân tình nhân ngãi gì đó, đang mồm năm miệng mười như con đa đa xám.
- Cứ bám lấy con đĩ ấy thì gái nầy xé xác ra cho mà xem! - Ả doạ gã kia.
Ả uống rượu đã khá say, vỏ hướng dương bám đầy trên những món tóc rối bù, nút buộc chiếc khăn bịt đầu in hoa tuột cả ra. Tên lính trung đoàn Atamansky mỉm cười, dạng chân khom người cố móc cái khoá dây lưng nhưng mãi không được: đến con bê một tuổi cũng có thể chui qua bên dưới cái đũng quần nhăn nhúm của gã mà không vướng.
- Thôi Masca, đừng chửi rầm lên nữa!
- Đồ chó dái chết tiệt! Đồ dê cụ!
- Thế thì sao nào?
- Đồ mặt dầy vô liêm sỉ!
Ngay cạnh đấy một lão quản có khuôn mặt đóng khung trong bộ râu ngô tranh cãi với một tên lính pháo binh.
- Sẽ chẳng có chuyện gì đâu. Đứng đây một ngày một đêm rồi lại về với mẹ đĩ thôi.
- Còn chiến tranh thì sao?
- Xì, anh bạn thân mến ơi! Làm gì có cường quốc nào đương đầu nổi với chúng ta?
Chung quanh toàn là những câu chuyện bát nháo, chẳng ra đầu ra đũa gì cả. Một gã Cô- dắc không còn trẻ nữa, nhưng khá đẹp trai, nói giọng nóng nảy:
- Chúng ta việc gì phải lo đến chuyện của họ. Kệ cho họ đánh nhau, lúa má của chúng ta còn chưa gặt được về kia kìa!
- Thật là tai vạ! Xem kìa, dồn bắt con nhà người ta đến cả chỗ nầy, không biết rằng bây giờ làm một ngày để ăn cả năm hay sao?
- Lúa đã đánh đống đến bị bò ngựa dẫm nát cả thôi.
- Chúng tôi lại bắt đầu gặt lúa đại mạch rồi.
- Hình như hoàng đế nước Áo đã bị giết có phải không?
- Đông cung thái tử của lão đấy 1
- Nầy ông bạn đồng hương, trung đoàn nào thế?
- Nầy ông đồng sự, phát tài rồi nhé, mẹ kiếp?
- À ra cậu, Steska, cậu từ đâu đến đấy?
Ông ataman bảo rằng chúng ta bị lôi đến đây chỉ đề phòng có chuyện gì bất ngờ xảy ra thôi.
- Chà, dân Cô- dắc chúng mình phải giữ vững tinh thần mới được!
- Chúng nó giở trò chậm lại một năm là mình đã hết hạn kỳ ba rồi.
- Thế nào bố già, sao lại thế? Bố còn chưa hết hạn lính hay sao?
- Khi nhân dân bắt đầu bị giết hại thì những người già cũng chẳng thoát.
- Cửa hàng đại lý rượu đóng cửa mất rồi!
- Chà, cái thằng ườn thây ườn xác nầy? Lại nhà mụ Marfutka thì muốn một thùng cũng có.
Uỷ ban bắt đầu kiểm soát. Ba gã Cô- dắc lôi một gã Cô- dắc say rượu vào nhà hội đồng. Người gã nầy máu me đầm đìa. Gã ưỡn người ra, xé toạc cái áo sơ- mi đang mặc trên mình, long cặp mắt xếch như mắt người Kalmys, gào đến khàn cả tiếng:
- Tao thì đánh cho tóe máu cái bọn mu- gích nầy ra! Cho chúng nó biết tay người Cô- dắc sông Đông.
Những người đứng chung quanh lánh ra, cười trầm trồ, vẻ rất tán thành.
- Phải trị chúng nó mới được!
- Có chuyện gì mà bắt giữ cậu nầy thế?
- Hắn đánh một thằng mu- gích.
- Phải để ý theo dõi chúng nó mới được.
- Chúng ta sẽ còn nện chúng nó.
- Người anh em ạ, năm một ngàn chín trăm linh năm mình đã từng đi dẹp chúng nó. Đến là buồn cười!
- Có chiến tranh là anh em mình sẽ bị lùa đi dẹp chúng nó đấy.
- Thôi đi! Cứ mặc cho họ thuê những đứa nào muốn đi dẹp để đi dẹp. Mặc cho bọn cảnh sát làm việc ấy cũng được, còn chúng mình thì cũng phải có lương tâm chứ.
Trước quầy hàng của hiệu Mokhov có một cuộc chen lấn xô đẩy. Gã Ivan nhà Tomilin chuếnh choáng hơi men vào gây sự với bọn chủ hiệu. Chính lão Sergey Platonovich ra múa tay khuyên nhủ dỗ dành gã "Chacha", tên chung cổ phần với lão lùi ra cửa.
- Chao ôi, thế nầy thì còn ra thể thống gì nữa… Đúng là làm càn làm bậy! Thằng nhỏ đâu, chạy đến mời ông ataman đi!
Mãt Sergey Platonovich nhăn như bị. Tomilin chùi hai bàn tay đầm đìa mồ hôi vào quần, ép sát ngực vào người lão.
- Đồ rắn độc, mày bắt người ta ký giấy nợ để bóp hầu bóp họng người ta, bây giờ mày sợ à? Phải, phải, ông thì tát nổ đồng quang con mắt mày ra, để mày đi mà thưa kiện ông! Mày cướp quyền lợi của người Cô- dắc chúng ông. Mày, mày chỉ là một thằng chó đẻ! Đồ rắn độc!
Giọng đường mật, lão ataman thôn hứa hẹn những điều tốt đẹp với đám Cô- dắc xúm đông xúm đỏ chung quanh lão.
- Chiến tranh ấy à? Không đâu, sẽ không có chiến tranh đâu. Quan lớn đặc phái viên quân sự đã nói là chỉ làm cho có hình thức thôi. Bà con ta có thể yên tâm.
- Thật phúc tổ tiên! Tôi về nhà là sẽ ra đồng ngay.
- Công việc đang phải ngừng cả lại đấy!
- Ông làm ơn cho biết quan trên nghĩ như thế nào? Ông cũng biết cho rằng nhà tôi phải gieo hạt đến hơn trăm đê- xi- a- chin đấy.
- Timoska! Nói lại hộ với ở nhà chúng tớ là ngày mai chúng tớ sẽ về.
- Có lẽ họ đang đọc áp- phích thì phải? Chúng mình lại đằng ấy.
Mãi khuya trên bãi vẫn chưa ngớt những tiếng ồn ào.
Bốn ngày sau, những đoàn xe sơn đỏ đã chở các chiến binh Cô- dắc từ các trung đoàn và các đại đội pháo ra biên giới Nga - Áo.
Chiến tranh…
Trong các ngăn nhỏ bên cạnh các máng ăn, luôn luôn có tiếng ngựa hí và mùi phân ngựa ngầy ngậy. Trên các toa xe vẫn những câu chuyện và những bài hát cũ. Thường được hát nhất là bài:
Sông Đông êm đềm, sông Đông chính giáo,
Xôn xao chuyển động, sóng cuộn ào ào.
Rạp đầu vâng theo,
Khi có lời đức vua kêu gọi.
Ở các ga, đâu đâu cũng có những cặp mắt vừa tò mò vừa đầy vẻ kính trọng, chăm chú nhìn cái nẹp trên những cái quần đi ngựa, những khuôn mặt còn chưa phai sắc rám đen vì lao động.
Chiến tranh!
Báo chí gào thét ầm ĩ!
Ở các ga, phụ nữ vẫy khăn tay, mỉm cười với các đoàn tàu chở quân Cô- dắc và ném thuốc lá, bánh kẹo lên các toa xe. Mãi tới một nơi gần Voronez mới có một cụ già nhỏ bé, nhân viên đường sắt, có vẻ hơi chuếnh choáng hơi men, đứa cái mũi nhọn nhọn nhòm vào trong toa xe trên đó. Petro Melekhov đang chịu hấp hơi cùng với ba mươi chàng Cô- dắc khác:
- Các thầy quyền ra đi đấy à?
- Cụ lên đây ngồi với chúng cháu. - Một anh chàng trả lời thay tất cả - Ôi cái món thịt bò dễ thương của lão! - Nói xong cụ cứ lắc đầu mãi, đầy vẻ trách móc.
--- ------ ------ ------ -------1 Ở đây muổn nói đến François Ferdinan (1863 - 1914), năm 1889 được bác là François Josef, hoàng đế nước Áo lập làm đông cung thái tử. Ngày 28- 6- 1914 bị những người dân tộc chủ nghĩa Serbi ám sát. Sự kiện nầy được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra Đại chiến thế giới thứ nhất (ND).
Tác giả :
Mikhail Sholokhov