Sông Đông Êm Đềm
Chương 214
Từ ngoài biển đưa vào một làn gió đặc quánh, mặn và lạnh. Nó mang lên bờ cái mùi huyền bí của những vùng đất xa lạ. Nhưng đối với bọn Cô- dắc sông Đông thì không chỉ có gió, mà tất cả mọi thứ đều xa lạ và không có gì thân thuộc trong cái thành phố miền biển buồn tẻ, luôn luôn bị gió thổi thông thống nầy. Chúng đứng chen chúc thành một đám trên con đê ngăn sóng, chờ lượt lên tàu…
Những làn sóng ngầu bọt màu xanh lá cây như sôi lên ven bờ. Vừng mặt trời ngó nhìn xuống qua lớp mây chẳng sưởi ấm được cho họ chút nào. Vài chiếc tàu phóng ngư lôi của Anh và Pháp hun khói ngoài vũng tàu. Chiếc thiết giáp hạm lớn nhô lên lù lù trên mặt nước, xám xịt và rùng rợn. Một làn khói đen trải ra mù mịt bên trên nó.
Bầu không khí chết lặng mang nặng điềm dữ trùm lên các bến tàu. Ở chỗ trước đây không lâu chiếc tàu vận tải cuối cùng còn lắc lư trên bến đã thấy bập bềnh những chiếc yên ngựa của sĩ quan, va- ly, chăn, áo da, ghế bọc nhung đỏ và mọi thứ đồ lủng củng vứt vội vã xuống từ trên các cầu tàu…
Từ sáng Grigori đã ra bến tàu. Sau khi trao con ngựa cho Prokho giữ, chàng đi lang thang giờ lâu trong đám đông tìm người quen và lắng nghe những lời trao đổi nhát gừng đầy lo lắng. Ngay trước mắt chàng, một tên đại tá giải ngũ có tuổi đã tự tử bằng súng ngắn bên cạnh cầu tàu của chiếc "Xviatoslav" vì người ta đã từ chối không cho hắn một chỗ trên tàu.
Tên đại tá ấy nhỏ bé, động đậy luôn chân tay, hắn có cặp má đầy râu bạc, hai con mắt khóc đến sưng vù. Mới trước đó vài phút hắn còn nắm cái đai đeo kiếm của gã đội trưởng vọng gác, chít chớt nói không biết những gì bằng một giọng thảm hại, hắn hỉ mũi, chùi bộ râu vàng khè vì khói thuốc, lau mắt, lau cặp môi run run bằng một chiếc khăn nhớp nhúa rồi bất thình lình quyết định, vẻ như không cần suy nghĩ… Và lập tức một gã Cô- dắc nhanh chân nhanh tay đã rút khẩu Browning bóng nhoáng ánh kền khỏi bàn tay còn ấm của người chết. Như một khúc gỗ, cái xác chết mặc chiếc áo ca- pôt màu xám nhạt của sĩ quan bị đá lăn tới một đống thùng. Trong khi đó bên cạnh cầu tàu đám người vẫn chen chúc mỗi lúc một đông, những cuộc đánh đấm tranh nhau hàng trước hàng sau vẫn nổ ra hung dữ hơn, tiếng rên la của những kẻ chạy nạn vẫn sủa lên khàn hơn, phẫn nộ hơn.
Khi chiếc tàu cuối cùng ngật ngưỡng bắt đầu rời bến, từ trong đám người vang lên những tiếng đàn bà khóc nức nở, tiếng kêu la rồ dại, tiếng chửi rủa… Tiếng còi tàu trầm trầm, ngắn ngủi còn chưa lắng hẳn, một gã Kalmys còn trẻ đội chiếc mũ ba tai bằng lông cáo đã nhảy luôn xuống nước, bơi theo chiếc tàu.
- Nó không còn sức nữa rồi! - Trong đám Cô- dắc có một gã thở dài.
Như thế tức là nó thấy không thể nào ở lại được nữa. - Một gã Cô- dắc đứng bên cạnh Grigori nói. - Có lẽ nó đã làm chuyện gì quá lắm với bọn Đỏ…
Grigori nghiến răng nhìn theo gã Kalmys bơi. Tay hắn vung lên mỗi lúc một thưa, vai hắn chìm xuống nước mỗi lúc một nhiều.
Chiếc trermen sũng nước lôi gã xuống. Một làn sóng đánh qua đầu gã, hất chiếc mũ ba tai bằng lông cáo ra phía sau.
- Nó chết đuối mất, thằng dị giáo khốn kiếp! - Một lão già mặc áo bông nói có vẻ thương hại.
Grigori quay phắt đi, trở về chỗ con ngựa. Prokho đang nói chuyện sôi nổi với Riaptrikov và Bogatyrev vừa phi ngựa tới. Trông thấy Grigori, Riaptrikov ngọ nguậy trên yên, lấy gót ủng thúc con ngựa một cách nóng nảy và kêu lên:
- Quàng lên một chút, anh Pantelevich? Rồi không chờ Grigori tới nơi, từ xa hắn đã gào lên - Trong lúc còn chưa muộn chúng ta lên đường thôi. Chúng tôi đã tập hợp được ở đây nửa đại đội Cô- dắc, chúng tôi định sẽ đi Gelengic, rồi từ đó đi Gruzia. Anh thấy thế nào?
Grigori thọc sâu hai tay vào túi áo ca- pốt, lặng lẽ dùng vai len qua những tên Cô- dắc xúm đông xúm đỏ chẳng có mục đích gì trên bến tào, chàng bước tới.
- Anh có đi hay không? - Riaptrikov cho ngựa tới sát, hỏi gặng.
- Không, mình không đi!
- Có một thằng trung tá Cô- dắc đến với chúng mình. Lão thuộc lòng con đường đến đó, lão bảo: "Mình sẽ nhắm mắt đưa các cậu đến Giflit". Chúng ta đi đi, anh Griska? Rồi từ đó sẽ sang Thổ nhĩ kỳ! Thế nào? Dù sao cũng phải cứu lấy cái mạng của mình bằng cách nào chứ? Đã đến bước đường cùng rồi mà anh cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như con cá ấy…
- Không, mình không đi đâu. - Grigori tiếp lấy dây cương trong tay Prokho, nặng nề leo lên yên như ông già. - Mình không đi đâu. Chẳng đi làm gì cả. Vả lại bây giờ cũng khá muộn rồi… Cậu thử nhìn mà xem!
Riaptrikov đưa mắt nhìn rồi bất thần hắn vò nát và dứt đứt dây ngù của thanh gươm vì tuyệt vọng và tức tối: những tuyến chiến đấu của Hồng quân đang ùn ùn kéo từ trên núi xuống. Những khẩu súng máy nổ tằng tằng như lên cơn sốt rét bện cạnh xưởng xi măng. Những khẩu pháo trên các đoàn tàu bọc thép nã vào các đội hình chiến đấu Hồng quân. Quả pháo đầu tiên nổ ở gần nhà máy xay Axlanhidi.
- Về nhà thôi, các cậu, bám theo mình? - Grigori ra lệnh và không hiểu sao chàng phấn chấn hẳn lên.
Nhưng Riaptrikov đã nắm lấy dây cương của Grigori và hoảng hốt kêu lên:
- Không nên đâu? Chúng mình cứ ở lại đây… Anh biết đấy, đông anh em thì chết cũng không sợ…
- Hừ, mẹ khỉ, đi đi! Làm gì có chuyện chết ở đây? Cậu nói bậy bạ cái gì thế hử? - Trong cơn tức giận, Grigori còn muốn nói thêm gì nữa, nhưng tiếng chàng nói đã bị át bởi những tiếng như sấm rền từ ngoài biển đưa vào. Chiếc thiết giáp hạm lớn "Hoàng đế Ấn Độ" của nước Anh, trong lúc rời biển nước Nga, đồng minh của nó, đã lượn ra khơi và nã vào một loạt đạn pháo với những khẩu mười hai điu im của nó. Để yểm hộ cho những chiếc tàu biển đang ra khỏi vũng tàu, nó bắn vào các đội hình chiến đấu của quân Đỏ và quân Xanh đang trườn tới các vùng ngoại ô của thành phố rồi chuyển hoả lực tới chỗ đỉnh đèo, nơi có đại đội pháo của Hồng quân xuất hiện.
Những trái đạn pháo của người Anh bay qua đầu bọn Cô- dắc đứng chen chúc trên bến tàu với những tiếng rú rít nặng nề.
Bogatyrev kéo chặt dây cương giữ con ngựa của hắn đang khuỵu chân sau và gào lên qua những tiếng hoả lực ầm ầm:
- Chà những khẩu pháo Anh nầy sủa to khiếp? Nhưng chúng nó trêu tức bọn Đỏ thật vô ích; hoả lực của chúng nó có được tích sự gì đâu chỉ tổ điếc tai.
- Cứ mặc cho chúng nó trêu tức? Đối với chúng mình bây giờ thì đằng nào cũng thế thôi. - Grigori mỉm cười thúc con ngựa cất bước, chạy theo dãy phố.
Từ sau góc phố, có sáu người nằm rạp trên lưng những con ngựa đang phi như điên từ trước mặt tới trong một nước đại điên cuồng.
Trên ngực của người cưỡi con ngựa đầu tiên có tấm băng đỏ loé như một vết thương.
Những làn sóng ngầu bọt màu xanh lá cây như sôi lên ven bờ. Vừng mặt trời ngó nhìn xuống qua lớp mây chẳng sưởi ấm được cho họ chút nào. Vài chiếc tàu phóng ngư lôi của Anh và Pháp hun khói ngoài vũng tàu. Chiếc thiết giáp hạm lớn nhô lên lù lù trên mặt nước, xám xịt và rùng rợn. Một làn khói đen trải ra mù mịt bên trên nó.
Bầu không khí chết lặng mang nặng điềm dữ trùm lên các bến tàu. Ở chỗ trước đây không lâu chiếc tàu vận tải cuối cùng còn lắc lư trên bến đã thấy bập bềnh những chiếc yên ngựa của sĩ quan, va- ly, chăn, áo da, ghế bọc nhung đỏ và mọi thứ đồ lủng củng vứt vội vã xuống từ trên các cầu tàu…
Từ sáng Grigori đã ra bến tàu. Sau khi trao con ngựa cho Prokho giữ, chàng đi lang thang giờ lâu trong đám đông tìm người quen và lắng nghe những lời trao đổi nhát gừng đầy lo lắng. Ngay trước mắt chàng, một tên đại tá giải ngũ có tuổi đã tự tử bằng súng ngắn bên cạnh cầu tàu của chiếc "Xviatoslav" vì người ta đã từ chối không cho hắn một chỗ trên tàu.
Tên đại tá ấy nhỏ bé, động đậy luôn chân tay, hắn có cặp má đầy râu bạc, hai con mắt khóc đến sưng vù. Mới trước đó vài phút hắn còn nắm cái đai đeo kiếm của gã đội trưởng vọng gác, chít chớt nói không biết những gì bằng một giọng thảm hại, hắn hỉ mũi, chùi bộ râu vàng khè vì khói thuốc, lau mắt, lau cặp môi run run bằng một chiếc khăn nhớp nhúa rồi bất thình lình quyết định, vẻ như không cần suy nghĩ… Và lập tức một gã Cô- dắc nhanh chân nhanh tay đã rút khẩu Browning bóng nhoáng ánh kền khỏi bàn tay còn ấm của người chết. Như một khúc gỗ, cái xác chết mặc chiếc áo ca- pôt màu xám nhạt của sĩ quan bị đá lăn tới một đống thùng. Trong khi đó bên cạnh cầu tàu đám người vẫn chen chúc mỗi lúc một đông, những cuộc đánh đấm tranh nhau hàng trước hàng sau vẫn nổ ra hung dữ hơn, tiếng rên la của những kẻ chạy nạn vẫn sủa lên khàn hơn, phẫn nộ hơn.
Khi chiếc tàu cuối cùng ngật ngưỡng bắt đầu rời bến, từ trong đám người vang lên những tiếng đàn bà khóc nức nở, tiếng kêu la rồ dại, tiếng chửi rủa… Tiếng còi tàu trầm trầm, ngắn ngủi còn chưa lắng hẳn, một gã Kalmys còn trẻ đội chiếc mũ ba tai bằng lông cáo đã nhảy luôn xuống nước, bơi theo chiếc tàu.
- Nó không còn sức nữa rồi! - Trong đám Cô- dắc có một gã thở dài.
Như thế tức là nó thấy không thể nào ở lại được nữa. - Một gã Cô- dắc đứng bên cạnh Grigori nói. - Có lẽ nó đã làm chuyện gì quá lắm với bọn Đỏ…
Grigori nghiến răng nhìn theo gã Kalmys bơi. Tay hắn vung lên mỗi lúc một thưa, vai hắn chìm xuống nước mỗi lúc một nhiều.
Chiếc trermen sũng nước lôi gã xuống. Một làn sóng đánh qua đầu gã, hất chiếc mũ ba tai bằng lông cáo ra phía sau.
- Nó chết đuối mất, thằng dị giáo khốn kiếp! - Một lão già mặc áo bông nói có vẻ thương hại.
Grigori quay phắt đi, trở về chỗ con ngựa. Prokho đang nói chuyện sôi nổi với Riaptrikov và Bogatyrev vừa phi ngựa tới. Trông thấy Grigori, Riaptrikov ngọ nguậy trên yên, lấy gót ủng thúc con ngựa một cách nóng nảy và kêu lên:
- Quàng lên một chút, anh Pantelevich? Rồi không chờ Grigori tới nơi, từ xa hắn đã gào lên - Trong lúc còn chưa muộn chúng ta lên đường thôi. Chúng tôi đã tập hợp được ở đây nửa đại đội Cô- dắc, chúng tôi định sẽ đi Gelengic, rồi từ đó đi Gruzia. Anh thấy thế nào?
Grigori thọc sâu hai tay vào túi áo ca- pốt, lặng lẽ dùng vai len qua những tên Cô- dắc xúm đông xúm đỏ chẳng có mục đích gì trên bến tào, chàng bước tới.
- Anh có đi hay không? - Riaptrikov cho ngựa tới sát, hỏi gặng.
- Không, mình không đi!
- Có một thằng trung tá Cô- dắc đến với chúng mình. Lão thuộc lòng con đường đến đó, lão bảo: "Mình sẽ nhắm mắt đưa các cậu đến Giflit". Chúng ta đi đi, anh Griska? Rồi từ đó sẽ sang Thổ nhĩ kỳ! Thế nào? Dù sao cũng phải cứu lấy cái mạng của mình bằng cách nào chứ? Đã đến bước đường cùng rồi mà anh cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như con cá ấy…
- Không, mình không đi đâu. - Grigori tiếp lấy dây cương trong tay Prokho, nặng nề leo lên yên như ông già. - Mình không đi đâu. Chẳng đi làm gì cả. Vả lại bây giờ cũng khá muộn rồi… Cậu thử nhìn mà xem!
Riaptrikov đưa mắt nhìn rồi bất thần hắn vò nát và dứt đứt dây ngù của thanh gươm vì tuyệt vọng và tức tối: những tuyến chiến đấu của Hồng quân đang ùn ùn kéo từ trên núi xuống. Những khẩu súng máy nổ tằng tằng như lên cơn sốt rét bện cạnh xưởng xi măng. Những khẩu pháo trên các đoàn tàu bọc thép nã vào các đội hình chiến đấu Hồng quân. Quả pháo đầu tiên nổ ở gần nhà máy xay Axlanhidi.
- Về nhà thôi, các cậu, bám theo mình? - Grigori ra lệnh và không hiểu sao chàng phấn chấn hẳn lên.
Nhưng Riaptrikov đã nắm lấy dây cương của Grigori và hoảng hốt kêu lên:
- Không nên đâu? Chúng mình cứ ở lại đây… Anh biết đấy, đông anh em thì chết cũng không sợ…
- Hừ, mẹ khỉ, đi đi! Làm gì có chuyện chết ở đây? Cậu nói bậy bạ cái gì thế hử? - Trong cơn tức giận, Grigori còn muốn nói thêm gì nữa, nhưng tiếng chàng nói đã bị át bởi những tiếng như sấm rền từ ngoài biển đưa vào. Chiếc thiết giáp hạm lớn "Hoàng đế Ấn Độ" của nước Anh, trong lúc rời biển nước Nga, đồng minh của nó, đã lượn ra khơi và nã vào một loạt đạn pháo với những khẩu mười hai điu im của nó. Để yểm hộ cho những chiếc tàu biển đang ra khỏi vũng tàu, nó bắn vào các đội hình chiến đấu của quân Đỏ và quân Xanh đang trườn tới các vùng ngoại ô của thành phố rồi chuyển hoả lực tới chỗ đỉnh đèo, nơi có đại đội pháo của Hồng quân xuất hiện.
Những trái đạn pháo của người Anh bay qua đầu bọn Cô- dắc đứng chen chúc trên bến tàu với những tiếng rú rít nặng nề.
Bogatyrev kéo chặt dây cương giữ con ngựa của hắn đang khuỵu chân sau và gào lên qua những tiếng hoả lực ầm ầm:
- Chà những khẩu pháo Anh nầy sủa to khiếp? Nhưng chúng nó trêu tức bọn Đỏ thật vô ích; hoả lực của chúng nó có được tích sự gì đâu chỉ tổ điếc tai.
- Cứ mặc cho chúng nó trêu tức? Đối với chúng mình bây giờ thì đằng nào cũng thế thôi. - Grigori mỉm cười thúc con ngựa cất bước, chạy theo dãy phố.
Từ sau góc phố, có sáu người nằm rạp trên lưng những con ngựa đang phi như điên từ trước mặt tới trong một nước đại điên cuồng.
Trên ngực của người cưỡi con ngựa đầu tiên có tấm băng đỏ loé như một vết thương.
Tác giả :
Mikhail Sholokhov