Sơn Hà Bất Dạ Thiên
Chương 95
Bữa tiệc đương dang dở thì có người từ hoàng cung đến. Triệu Phụ ban cho Đường Thận một cây bút lông sói.
Nam giới cổ đại làm lễ trưởng thành vào năm hai mươi tuổi. Số người có thể đỗ đạt công danh ở trước tuổi hai mươi là rất hiếm. Còn những người chưa đội mũ mà đã đỗ tiến sĩ, lại chiếm được lòng tin yêu của hoàng đế thì càng hiếm hoi hơn. Mỗi khi có quan viên cử hành lễ đội mũ, Triệu Phụ đều ban thưởng, nhưng không phần thưởng nào giống với phần thưởng nào.
Trong ba mươi mốt năm kể từ khi Triệu Phụ lên ngôi, đã có sáu vị quan được hưởng vinh dự ấy. Có ba người trong số ấy trở thành quyền thần được hoàng đế trọng dụng ngay, còn ba người kia chức vụ thấp, đều bị phân công đến vùng khác ngoài kinh thành.
Được Triệu Phụ ban thưởng, Đường Thận nhận chiếc bút bằng hai tay rồi ra lệnh Phụng Bút lì xì cho thái giám chịu trách nhiệm tặng quà.
Thái giám thoạt tiên còn lịch sự từ chối, nhưng rồi cũng mau chóng nhận tiền mừng. Kẻ ấy cười tươi rói: “Nô tỳ xin chúc mừng Đường đại nhân. Đường đại nhân tuổi trẻ tài cao, tiền đồ vô lượng.”
Đến khi trăng lơ lửng ngang trời, Đường Thận mới đích thân tiễn từng vị quan đến chung vui rời tiệc.
Khi tiễn Phó Vị và Vương Trăn, Đường Thận nói: “Tối mai, con mở tiệc tại nhà, tiên sinh và sư huynh phải sang đấy nhé.”
Dĩ nhiên cả hai người đều nhận lời.
Năm Khai Bình thứ ba mươi mốt, mùng bảy tháng Ba. Hôm nay mới chính thức là sinh nhật Đường Thận.
Vì trung tuần tháng Ba Đường Thận phải lên đường đến U Châu để đốc tra việc xây dựng ty Ngân Dẫn, nên cậu không cần đến điện Cần Chính trong mấy ngày đầu tháng này. Thay vào đó, cậu được phép ở nhà để tập trung sửa soạn cho chuyến đi. Buổi trưa, Đường Thận bày tiệc rượu ở lầu Tế Hà chiêu đãi bè bạn. Những người tham gia cũng không phải tai to mặt lớn gì, chỉ có Diêu Thiện là người giữ chức cao nhất.
Diêu Thiện và Đường Thận là tiến sĩ cùng khoa. Cách đây bốn năm, Diêu Thiện đỗ Trạng Nguyên, cùng vào cung làm quan Khởi Cư với Đường Thận. Hai năm trước, Tả tướng Kỷ Ông Tập chủ trương xây dựng lại ty Độ Chi dưới sự giúp sức của quan Tham tri Chính sự Triệu Tĩnh và Hữu thị lang bộ Hộ Tần Tự. Lúc đó, ty Độ Chi là điểm đến vàng cho các quan trong triều. Diêu Thiện được lòng đế vương, đã chuyển từ vị trí Khởi Cư lang ngũ phẩm sang ty Độ Chi làm việc.
Khi đó, Diêu Thiện hoàn toàn không nghĩ rằng rồi đây, ty Độ Chi sẽ phải đối mặt với kết cục như vậy. Anh ta và Mai Thắng Trạch, bạn đồng môn thân thiết của Đường Thận, cùng nhau làm quan ở ty Độ Chi. Nào ngờ chưa đầy một năm, ty Độ Chi vấp phải biến cố lớn, bị hoàng đế loại bỏ thẳng thừng. Triệu Tĩnh và Tần Tự đều bị cách chức, các quan thấp cổ bé họng như họ cũng lâm vào cảnh khốn đốn.
Năm ngoái, Mai Thắng Trạch bị biếm đến Quý Nam làm huyện lệnh, tạm thời không gặp được Đường Thận.
Diệu Thiện thì đỡ hơn, dù sao anh ta cũng có hai năm làm Khởi Cư lang bên Triệu Phụ. Triệu Phụ khiển trách anh ta rất nặng nề, nhưng không hề cách chức mà còn cho anh ta làm Thông nghị Đại phu, hàm tứ phẩm. Cuối cùng, anh ta và Đường Thận vẫn cùng phẩm cấp với nhau, nhưng xét thực quyền và độ tin sủng của hoàng đế thì Diêu Thiện kém xa Đường Thận.
Song với Diêu Thiện, thế đã là thỏa mãn lắm rồi.
Sống ở đời, có mười chuyện thì đến tám, chín chuyện không theo ý mình. Được ở lại kinh thành đã là điều đáng mừng với anh ta.
Trong bữa tiệc, Diêu Thiện uống rượu, dặn dò Đường Thận: “Cảnh Tắc, lần này đệ đến U Châu, tuyệt đối không được chủ quan. Ty Ngân Dẫn có thể coi là hậu thân của ty Độ Chi, nước sâu lắm đấy. Tuy ta không biết có bí mật sâu xa gì ẩn sau ty Ngân Dẫn, nhưng thành U Châu là chốt giao giữa hai nước Tống – Liêu, vàng thau lẫn lộn. Ty Ngân Dẫn đặt ở đó để quản lí lương bổng của tướng sĩ, chỉ nghĩ thôi cũng thấy hiểm nguy trùng trùng rồi. Đệ phải hết sức cẩn thận.”
Đường Thận cảm động, nói: “Đạ tạ Vấn Cơ huynh đã quan tâm, lần này đi U Châu, ta nhất định sẽ thận trọng.”
Diêu Thiện bỗng thấy hâm mộ đến xanh cả mắt.
“Hầy, đúng là thua xa, thua xa quá thể. Cảnh Tắc, bao giờ đệ hồi kinh, kiểu gì cũng phải mời ta uống vài chén cho vơi cái nỗi chua chát này đi. Đệ có ngửi thấy thùng giấm trong bụng ta không? Ta ghen tị với đệ quá đi mất!”
Đường Thận cười ha hả: “Nhất trí!”
Buổi trưa khoản đãi thân bằng hảo hữu, đến tối, Đường Thận mở tiệc tại nhà, mời riêng Vương Trăn và Phó Vị.
Thầy trò ba người chén tạc chén thù, tiệc tùng say sưa. Phó Vị hắng giọng, hớn hở khoe khoang một bức họa ông mới vẽ hôm nay. Ông khen bức họa mình vẽ sinh động cực kì, giống y như thật.
Đường Thận lúc đầu tưởng thật. Cậu nghĩ bụng, tiên sinh nhà mình tuy được xưng là Điêu Trùng Trai Chủ, thư pháp thuộc hàng đỉnh cao của Đại Tống, song khoản vẽ vời thì khá xoàng; thế mà hôm nay ông lại vẽ nên kiệt tác? Đến khi cậu ngoảnh sang nhìn Vương Trăn, bắt gặp ánh mắt chàng nhìn lại…
Đôi mắt thấu sự đời của Vương Trăn lộ rõ ý cười, chàng chẳng nói chẳng rằng, chỉ lẳng lặng cúi đầu ăn, ngồi nghe Phó Vị ba hoa.
Bấy giờ Đường Thận mới phát hiện ra, mình và tiên sinh rất giống nhau ở cái tài nịnh hót thành thần. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở chỗ, Đường Thận tâng bốc người khác, còn Phó Vị thì tâng bốc chính bản thân ông!
Xì, thế thì hẳn bức tranh ấy chẳng đẹp chút nào rồi, hoàn toàn khớp với trình độ của tiên sinh xưa nay.
Ăn tiệc xong, do Phó phủ cách nhà Đường Thận hơi xa nên Phó Vị đi về trước. Vương Trăn nán lại thêm.
Diêu đại nương dọn dẹp bàn ăn, Đường Thận và Vương Trăn đi vào trong đình viện.
Phủ Thám Hoa không rộng lắm, chỉ có ba tiến thôi, chái nhà phía Đông1 kéo dài hết dọc bên phải của tòa phủ. Vườn hoa trong phủ nằm ở phía Tây Bắc, trong vườn có một ao nhỏ, bao quanh là rừng trúc. Hiện giờ là tháng ba, đúng dịp đầu xuân, gió đêm mơn man trên mặt, chẳng hề lạnh mà mát lịm đến tim gan.
[1] Đông sương. Thường là nơi ở của trưởng nam trong gia đình. Chủ nhà ở gian phía Bắc.
Đường Thận thả bước quanh bờ ao, nói: “Sư huynh chọn tòa nhà này làm phủ Thám Hoa cho đệ, nhưng hình như đây là lần đầu sư huynh vào tham quan phải không?”
Vương Trăn: “Nếu tính việc đi hết mọi chỗ trong phủ, thì đây đúng là lần đầu tiên.”
“Đệ thích rừng trúc này lắm.” Đường Thận dừng chân bên khóm trúc, ngoảnh đầu lại nhìn Vương Trăn, “Cây trúc là quân tử trong rừng xanh, mỗi độ xuân về không ngào ngạt hương hoa, trồng cạnh thư phòng quả là đẹp đẽ và thanh tịnh không gì bằng.”
Hai người nhanh chóng bước vào thư phòng của Đường Thận.
Đây không phải lần đầu Vương Trăn đến phủ Thám Hoa, nhưng đây là lần đầu chàng đặt chân vào thư phòng của Đường Thận.
Đường Thận xuống bếp lấy trà nước cho Vương Trăn, trước khi đi cậu bảo: “Sư huynh cứ ngắm nghía tùy thích nhé. Sách trong nhà đệ không nhiều như ở nhà sư huynh, nhưng cũng phong phú lắm.”
Một lúc sau, Đường Thận bưng khay trà về. Vừa vào cửa, cậu đã thấy Vương Trăn đứng ở góc giá sách, xem xét mấy quyển tạp thư về nghệ thuật trà. Đường Thận giật mình thon thót, nhưng cậu nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, không để lộ sự bất thường. Cậu đặt khay trà lên bàn, cười nói: “Sư huynh khát nước chưa? Uống trà nhé? Trà Bích Loa Xuân anh họ đệ đem từ Cô Tô lên đấy.”
Vương Trăn cất sách, nhận chén trà nhấp một ngụm.
“Sư huynh đang xem dở tạp thư về trà nghệ à?”
Vương Trăn liếc nhìn cuốn sách vừa cất về giá, khóe môi khẽ nhếch: “Ừ, đúng là tiểu sư đệ có mấy cuốn sách mà nhà ta không có. Đệ có thể cho ta mượn về đọc được không?”
“Tất nhiên rồi.” Nói đoạn, Đường Thận chủ động lấy giúp mấy quyển sách về trà cho Vương Trăn. Động tác lấy sách của cậu khiến mấy cuốn xếp kế bên ngả xuống, khéo léo che đi chỗ hổng lộ ra vì thiếu sách. Đường Thận lặng lẽ chỉnh lại chỗ sách đó, đảm bảo cái hốc được che kín, rồi mới cười với Vương Trăn: “Sư huynh muốn đọc gì nữa không?”
Vương Trăn tựa như không phát hiện ra hành động mờ ám của Đường Thận, chàng nói: “Vừa nãy hình như còn thấy một quyển tiểu thuyết chí quái từ triều đại trước.”
Đường Thận ngạc nhiên: “Sư huynh cũng thích đọc tiểu thuyết chí quái à?”
Vương Trăn hỏi ngược lại: “Chẳng phải tiểu sư đệ cũng thích nên mới giữ một quyển sao?”
Đường Thận: “Đệ ngẫu nhiên bắt gặp, thấy tên truyện khá thú vị nên mới mua về đọc thử.”
“Thì ta cũng thế mà.”
Đường Thận tự biết so tài ăn nói, mười cậu cộng lại cũng không thắng nổi Vương Tử Phong. Cậu xếp sách ngụy trang xong bèn ngồi lên giường2 với chàng, hai huynh đệ ôn chuyện quá khứ.
Hôm nay là lần đầu Đường Thận kể chuyện hồi mười ba tuổi được xem bức tranh Phó Vị vẽ, Vương Trăn vịnh thơ.
Vương Trăn hết sức ngạc nhiên: “Có chuyện đấy kia à?”
Đường Thận thấy sư huynh bất ngờ thì mở cờ trong bụng. Khiến Vương Tử Phong giật mình nào phải chuyện chơi? Cậu hãnh diện nói: “Vâng. Hồi đó đệ còn chưa biết Điêu Trùng Trai Chủ là tiên sinh, nhưng ngay lúc thấy chữ viết tay của sư huynh, đệ liền thuộc luôn cái tên Vương Tử Phong. Nhắc đến mới nhớ, hồi xưa đệ còn nghĩ mãi xem tên của sư huynh có nghĩa gì cơ.”
Tử Phong là tự của Vương Trăn, còn Trăn là tên của chàng.
Theo lẽ thường, tự của người xưa bao giờ cũng có hàm nghĩa riêng, mang theo niềm hi vọng trưởng bối gửi gắm cho Vương Trăn, và sẽ có liên quan đến tên của chàng.
Ví dụ như Khổng Tử có tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Trọng có nghĩa là thứ hai; Khổng Tử là con thứ hai trong nhà, nên tự của ông là Trọng Ni. Lại ví như Khuất Nguyên có tự là Bình. “Nguyên” là tên gọi của vùng đất “bằng phẳng”; tức là tên và tự có liên quan đến nhau.
Tự của Vương Trăn là Tử Phong, hồi Đường Thận mười ba tuổi đã vụng trộm nghĩ rằng, “Tử” là mỹ từ3 thôi chứ không có ý nghĩa sâu xa, tự thật của Vương Trăn là chữ “Phong” kia.
[3]“Tử” chỉ đàn ông con trai
Phong, vừa có nghĩa là tươi tốt, vừa có nghĩa là dồi dào, vừa có nghĩa là đẹp đẽ.
Nhẽ nào cái anh chàng Vương Tử Phong này đẹp trai lạ thường, nên mới có tên tự là “Phong”?
Thực tế chứng minh, sau này khi gặp Vương Trăn lần đầu, Đường Thận quả thực đã bị diện mạo của sư huynh nhà mình hớp hồn. Nhưng Đường Thận luôn cảm thấy đó chưa phải là lời giải thích đúng.
Vương Trăn cố tình tỏ ra huyền bí: “Thế đệ đoán là gì nào?”
Đường Thận lại nịnh theo bản năng: “Đệ nghĩ, sư huynh ắt phải là người phong thần tuấn lãng lắm, nên mới được đặt tự là ‘Tử Phong’.”
Vương Trăn: “Đoán vậy cũng đúng.”
Đường Thận: “…”
Ngài thiếu khiêm tốn quá đi mất thôi ạ.
“Hồi trước tiểu sư đệ có nói, đệ đoán được rằng chữ ‘Trăn’ trong tên ta – Vương Trăn, được lấy từ bài thơ ‘Trăn Vị’ trong Kinh Thi. Sông Trăn, sông Vị là hai nguồn nước dồi dào. Năm ta ra đời, cha ta một mình làm quan ở Giải Châu – nơi có con sông Trăn cắt qua. Năm ấy, nước sông Trăn đầy ăm ắp nhưng không gây ngập lụt nên hai bên bờ được vụ mùa bội thu. Cha ta có công cai quản Giải Châu, được Thánh thượng ban thưởng. Ta chào đời vào đúng thời điểm ấy. Ở Giải Châu, nhận được thư nhà từ Lang Gia Vương thị, cha ta bèn đặt luôn chữ ‘Trăn’ làm tên cho ta.”
Vương Trăn ngâm thơ: “Dòng sông Vị với sông Trăn, thuỷ triều vào khoảng mùa xuân dẫy đầy. Cũng vì thế, khi ta làm lễ đội mũ trưởng thành thì được đặt tự là ‘Phong’, với ước nguyện dòng sông Trăn năm nào cũng dồi dào3, vạn dặm được ấm no.”
Ai cũng thích nghe kể chuyện, Vương Trăn kể chuyện còn hay ơi là hay, Đường Thận nghe chàng kể hết mà vẫn thòm thèm.
Đường Thận: “Không ngờ tên và tự của sư huynh có nguồn gốc sâu xa như thế.”
Vương Trăn: “Ta còn nhớ, tiểu sư đệ từng đọc bài thơ ‘Trăn Vị’ cho ta nữa cơ.”
Nghe thế, Đường Thận thấy có gì đó sai sai.
Thế nào gọi là ta đọc ‘Trăn Vị’ cho huynh nghe?
‘Trăn Vị’ là bài thơ tình nổi tiếng trong Kinh Thi, là lời thổ lộ tình yêu trai gái dành cho nhau. Đọc bài thơ này cho ai tức là tỏ tình với người ấy! Bốn năm trước, đúng là cậu từng đọc bài thơ này cho Vương Tử Phong nghe, nhưng cậu chỉ đọc vì nó có liên quan đến tên Vương Trăn, chứ đâu có ý định bày tỏ tình cảm!
Nhưng Vương Trăn nói thế cũng không sai chỗ nào.
Đường Thận ngắc ngứ: “… Đúng là đệ từng đọc bài thơ ấy cho sư huynh.”
“Hôm ấy là sinh nhật ta, tiểu sư đệ còn tặng ta một miếng ngọc bội, một chiếc túi hương.”
Đường Thận ngẩng đầu: “Vâng?”
Ánh nến ve vuốt gương mặt đẹp tuyệt trần của Vương Tử Phong, cặp mắt chàng sáng và trong trẻo như tuyết lạnh trên non cao. Rồi bỗng chốc, tuyết chợt tan, để lại nét cười điềm nhiên chứa chan nơi đáy mắt. Những ngón tay của Vương Trăn khẽ chuyển động. Một thoáng ấy, Đường Thận thấy thứ gì lóa lên, cậu chăm chú nhìn theo tay phải Vương Trăn.
Trong ánh nến lung linh, chàng Vương nhẹ nhàng nâng tay, sợi dây tua rua trượt xuống từ những ngón tay thon đẹp đẽ, phía cuối sợi dây móc vào một miếng ngọc quý trắng tinh khôi, sáng long lanh.
Một miếng ngọc đẹp đến sững sờ. Ngay cả ánh nến lờ mờ cũng không tài nào che lấp vẻ nhẵn mịn, mướt mát đầy tinh tế của nó. Miếng ngọc nhẹ nhàng đong đưa, mặt ngọc óng ánh theo từng chuyển động. Được chiêm ngưỡng nhiều ngọc ngà đá quý là thế, Đường Thận vẫn phải ngây dại trước báu vật này. Theo bản năng, cái bàn tính trong bụng cậu lại bắt đầu gẩy…
Miếng ngọc này đáng giá hàng đống vàng ấy chứ!
Trong đêm xuân, giọng Vương Trăn trầm ấm dịu dàng: “Một món quà mừng sinh nhật hai mươi tuổi của em, tiểu sư đệ.”
Nam giới cổ đại làm lễ trưởng thành vào năm hai mươi tuổi. Số người có thể đỗ đạt công danh ở trước tuổi hai mươi là rất hiếm. Còn những người chưa đội mũ mà đã đỗ tiến sĩ, lại chiếm được lòng tin yêu của hoàng đế thì càng hiếm hoi hơn. Mỗi khi có quan viên cử hành lễ đội mũ, Triệu Phụ đều ban thưởng, nhưng không phần thưởng nào giống với phần thưởng nào.
Trong ba mươi mốt năm kể từ khi Triệu Phụ lên ngôi, đã có sáu vị quan được hưởng vinh dự ấy. Có ba người trong số ấy trở thành quyền thần được hoàng đế trọng dụng ngay, còn ba người kia chức vụ thấp, đều bị phân công đến vùng khác ngoài kinh thành.
Được Triệu Phụ ban thưởng, Đường Thận nhận chiếc bút bằng hai tay rồi ra lệnh Phụng Bút lì xì cho thái giám chịu trách nhiệm tặng quà.
Thái giám thoạt tiên còn lịch sự từ chối, nhưng rồi cũng mau chóng nhận tiền mừng. Kẻ ấy cười tươi rói: “Nô tỳ xin chúc mừng Đường đại nhân. Đường đại nhân tuổi trẻ tài cao, tiền đồ vô lượng.”
Đến khi trăng lơ lửng ngang trời, Đường Thận mới đích thân tiễn từng vị quan đến chung vui rời tiệc.
Khi tiễn Phó Vị và Vương Trăn, Đường Thận nói: “Tối mai, con mở tiệc tại nhà, tiên sinh và sư huynh phải sang đấy nhé.”
Dĩ nhiên cả hai người đều nhận lời.
Năm Khai Bình thứ ba mươi mốt, mùng bảy tháng Ba. Hôm nay mới chính thức là sinh nhật Đường Thận.
Vì trung tuần tháng Ba Đường Thận phải lên đường đến U Châu để đốc tra việc xây dựng ty Ngân Dẫn, nên cậu không cần đến điện Cần Chính trong mấy ngày đầu tháng này. Thay vào đó, cậu được phép ở nhà để tập trung sửa soạn cho chuyến đi. Buổi trưa, Đường Thận bày tiệc rượu ở lầu Tế Hà chiêu đãi bè bạn. Những người tham gia cũng không phải tai to mặt lớn gì, chỉ có Diêu Thiện là người giữ chức cao nhất.
Diêu Thiện và Đường Thận là tiến sĩ cùng khoa. Cách đây bốn năm, Diêu Thiện đỗ Trạng Nguyên, cùng vào cung làm quan Khởi Cư với Đường Thận. Hai năm trước, Tả tướng Kỷ Ông Tập chủ trương xây dựng lại ty Độ Chi dưới sự giúp sức của quan Tham tri Chính sự Triệu Tĩnh và Hữu thị lang bộ Hộ Tần Tự. Lúc đó, ty Độ Chi là điểm đến vàng cho các quan trong triều. Diêu Thiện được lòng đế vương, đã chuyển từ vị trí Khởi Cư lang ngũ phẩm sang ty Độ Chi làm việc.
Khi đó, Diêu Thiện hoàn toàn không nghĩ rằng rồi đây, ty Độ Chi sẽ phải đối mặt với kết cục như vậy. Anh ta và Mai Thắng Trạch, bạn đồng môn thân thiết của Đường Thận, cùng nhau làm quan ở ty Độ Chi. Nào ngờ chưa đầy một năm, ty Độ Chi vấp phải biến cố lớn, bị hoàng đế loại bỏ thẳng thừng. Triệu Tĩnh và Tần Tự đều bị cách chức, các quan thấp cổ bé họng như họ cũng lâm vào cảnh khốn đốn.
Năm ngoái, Mai Thắng Trạch bị biếm đến Quý Nam làm huyện lệnh, tạm thời không gặp được Đường Thận.
Diệu Thiện thì đỡ hơn, dù sao anh ta cũng có hai năm làm Khởi Cư lang bên Triệu Phụ. Triệu Phụ khiển trách anh ta rất nặng nề, nhưng không hề cách chức mà còn cho anh ta làm Thông nghị Đại phu, hàm tứ phẩm. Cuối cùng, anh ta và Đường Thận vẫn cùng phẩm cấp với nhau, nhưng xét thực quyền và độ tin sủng của hoàng đế thì Diêu Thiện kém xa Đường Thận.
Song với Diêu Thiện, thế đã là thỏa mãn lắm rồi.
Sống ở đời, có mười chuyện thì đến tám, chín chuyện không theo ý mình. Được ở lại kinh thành đã là điều đáng mừng với anh ta.
Trong bữa tiệc, Diêu Thiện uống rượu, dặn dò Đường Thận: “Cảnh Tắc, lần này đệ đến U Châu, tuyệt đối không được chủ quan. Ty Ngân Dẫn có thể coi là hậu thân của ty Độ Chi, nước sâu lắm đấy. Tuy ta không biết có bí mật sâu xa gì ẩn sau ty Ngân Dẫn, nhưng thành U Châu là chốt giao giữa hai nước Tống – Liêu, vàng thau lẫn lộn. Ty Ngân Dẫn đặt ở đó để quản lí lương bổng của tướng sĩ, chỉ nghĩ thôi cũng thấy hiểm nguy trùng trùng rồi. Đệ phải hết sức cẩn thận.”
Đường Thận cảm động, nói: “Đạ tạ Vấn Cơ huynh đã quan tâm, lần này đi U Châu, ta nhất định sẽ thận trọng.”
Diêu Thiện bỗng thấy hâm mộ đến xanh cả mắt.
“Hầy, đúng là thua xa, thua xa quá thể. Cảnh Tắc, bao giờ đệ hồi kinh, kiểu gì cũng phải mời ta uống vài chén cho vơi cái nỗi chua chát này đi. Đệ có ngửi thấy thùng giấm trong bụng ta không? Ta ghen tị với đệ quá đi mất!”
Đường Thận cười ha hả: “Nhất trí!”
Buổi trưa khoản đãi thân bằng hảo hữu, đến tối, Đường Thận mở tiệc tại nhà, mời riêng Vương Trăn và Phó Vị.
Thầy trò ba người chén tạc chén thù, tiệc tùng say sưa. Phó Vị hắng giọng, hớn hở khoe khoang một bức họa ông mới vẽ hôm nay. Ông khen bức họa mình vẽ sinh động cực kì, giống y như thật.
Đường Thận lúc đầu tưởng thật. Cậu nghĩ bụng, tiên sinh nhà mình tuy được xưng là Điêu Trùng Trai Chủ, thư pháp thuộc hàng đỉnh cao của Đại Tống, song khoản vẽ vời thì khá xoàng; thế mà hôm nay ông lại vẽ nên kiệt tác? Đến khi cậu ngoảnh sang nhìn Vương Trăn, bắt gặp ánh mắt chàng nhìn lại…
Đôi mắt thấu sự đời của Vương Trăn lộ rõ ý cười, chàng chẳng nói chẳng rằng, chỉ lẳng lặng cúi đầu ăn, ngồi nghe Phó Vị ba hoa.
Bấy giờ Đường Thận mới phát hiện ra, mình và tiên sinh rất giống nhau ở cái tài nịnh hót thành thần. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở chỗ, Đường Thận tâng bốc người khác, còn Phó Vị thì tâng bốc chính bản thân ông!
Xì, thế thì hẳn bức tranh ấy chẳng đẹp chút nào rồi, hoàn toàn khớp với trình độ của tiên sinh xưa nay.
Ăn tiệc xong, do Phó phủ cách nhà Đường Thận hơi xa nên Phó Vị đi về trước. Vương Trăn nán lại thêm.
Diêu đại nương dọn dẹp bàn ăn, Đường Thận và Vương Trăn đi vào trong đình viện.
Phủ Thám Hoa không rộng lắm, chỉ có ba tiến thôi, chái nhà phía Đông1 kéo dài hết dọc bên phải của tòa phủ. Vườn hoa trong phủ nằm ở phía Tây Bắc, trong vườn có một ao nhỏ, bao quanh là rừng trúc. Hiện giờ là tháng ba, đúng dịp đầu xuân, gió đêm mơn man trên mặt, chẳng hề lạnh mà mát lịm đến tim gan.
[1] Đông sương. Thường là nơi ở của trưởng nam trong gia đình. Chủ nhà ở gian phía Bắc.
Đường Thận thả bước quanh bờ ao, nói: “Sư huynh chọn tòa nhà này làm phủ Thám Hoa cho đệ, nhưng hình như đây là lần đầu sư huynh vào tham quan phải không?”
Vương Trăn: “Nếu tính việc đi hết mọi chỗ trong phủ, thì đây đúng là lần đầu tiên.”
“Đệ thích rừng trúc này lắm.” Đường Thận dừng chân bên khóm trúc, ngoảnh đầu lại nhìn Vương Trăn, “Cây trúc là quân tử trong rừng xanh, mỗi độ xuân về không ngào ngạt hương hoa, trồng cạnh thư phòng quả là đẹp đẽ và thanh tịnh không gì bằng.”
Hai người nhanh chóng bước vào thư phòng của Đường Thận.
Đây không phải lần đầu Vương Trăn đến phủ Thám Hoa, nhưng đây là lần đầu chàng đặt chân vào thư phòng của Đường Thận.
Đường Thận xuống bếp lấy trà nước cho Vương Trăn, trước khi đi cậu bảo: “Sư huynh cứ ngắm nghía tùy thích nhé. Sách trong nhà đệ không nhiều như ở nhà sư huynh, nhưng cũng phong phú lắm.”
Một lúc sau, Đường Thận bưng khay trà về. Vừa vào cửa, cậu đã thấy Vương Trăn đứng ở góc giá sách, xem xét mấy quyển tạp thư về nghệ thuật trà. Đường Thận giật mình thon thót, nhưng cậu nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, không để lộ sự bất thường. Cậu đặt khay trà lên bàn, cười nói: “Sư huynh khát nước chưa? Uống trà nhé? Trà Bích Loa Xuân anh họ đệ đem từ Cô Tô lên đấy.”
Vương Trăn cất sách, nhận chén trà nhấp một ngụm.
“Sư huynh đang xem dở tạp thư về trà nghệ à?”
Vương Trăn liếc nhìn cuốn sách vừa cất về giá, khóe môi khẽ nhếch: “Ừ, đúng là tiểu sư đệ có mấy cuốn sách mà nhà ta không có. Đệ có thể cho ta mượn về đọc được không?”
“Tất nhiên rồi.” Nói đoạn, Đường Thận chủ động lấy giúp mấy quyển sách về trà cho Vương Trăn. Động tác lấy sách của cậu khiến mấy cuốn xếp kế bên ngả xuống, khéo léo che đi chỗ hổng lộ ra vì thiếu sách. Đường Thận lặng lẽ chỉnh lại chỗ sách đó, đảm bảo cái hốc được che kín, rồi mới cười với Vương Trăn: “Sư huynh muốn đọc gì nữa không?”
Vương Trăn tựa như không phát hiện ra hành động mờ ám của Đường Thận, chàng nói: “Vừa nãy hình như còn thấy một quyển tiểu thuyết chí quái từ triều đại trước.”
Đường Thận ngạc nhiên: “Sư huynh cũng thích đọc tiểu thuyết chí quái à?”
Vương Trăn hỏi ngược lại: “Chẳng phải tiểu sư đệ cũng thích nên mới giữ một quyển sao?”
Đường Thận: “Đệ ngẫu nhiên bắt gặp, thấy tên truyện khá thú vị nên mới mua về đọc thử.”
“Thì ta cũng thế mà.”
Đường Thận tự biết so tài ăn nói, mười cậu cộng lại cũng không thắng nổi Vương Tử Phong. Cậu xếp sách ngụy trang xong bèn ngồi lên giường2 với chàng, hai huynh đệ ôn chuyện quá khứ.
Hôm nay là lần đầu Đường Thận kể chuyện hồi mười ba tuổi được xem bức tranh Phó Vị vẽ, Vương Trăn vịnh thơ.
Vương Trăn hết sức ngạc nhiên: “Có chuyện đấy kia à?”
Đường Thận thấy sư huynh bất ngờ thì mở cờ trong bụng. Khiến Vương Tử Phong giật mình nào phải chuyện chơi? Cậu hãnh diện nói: “Vâng. Hồi đó đệ còn chưa biết Điêu Trùng Trai Chủ là tiên sinh, nhưng ngay lúc thấy chữ viết tay của sư huynh, đệ liền thuộc luôn cái tên Vương Tử Phong. Nhắc đến mới nhớ, hồi xưa đệ còn nghĩ mãi xem tên của sư huynh có nghĩa gì cơ.”
Tử Phong là tự của Vương Trăn, còn Trăn là tên của chàng.
Theo lẽ thường, tự của người xưa bao giờ cũng có hàm nghĩa riêng, mang theo niềm hi vọng trưởng bối gửi gắm cho Vương Trăn, và sẽ có liên quan đến tên của chàng.
Ví dụ như Khổng Tử có tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Trọng có nghĩa là thứ hai; Khổng Tử là con thứ hai trong nhà, nên tự của ông là Trọng Ni. Lại ví như Khuất Nguyên có tự là Bình. “Nguyên” là tên gọi của vùng đất “bằng phẳng”; tức là tên và tự có liên quan đến nhau.
Tự của Vương Trăn là Tử Phong, hồi Đường Thận mười ba tuổi đã vụng trộm nghĩ rằng, “Tử” là mỹ từ3 thôi chứ không có ý nghĩa sâu xa, tự thật của Vương Trăn là chữ “Phong” kia.
[3]“Tử” chỉ đàn ông con trai
Phong, vừa có nghĩa là tươi tốt, vừa có nghĩa là dồi dào, vừa có nghĩa là đẹp đẽ.
Nhẽ nào cái anh chàng Vương Tử Phong này đẹp trai lạ thường, nên mới có tên tự là “Phong”?
Thực tế chứng minh, sau này khi gặp Vương Trăn lần đầu, Đường Thận quả thực đã bị diện mạo của sư huynh nhà mình hớp hồn. Nhưng Đường Thận luôn cảm thấy đó chưa phải là lời giải thích đúng.
Vương Trăn cố tình tỏ ra huyền bí: “Thế đệ đoán là gì nào?”
Đường Thận lại nịnh theo bản năng: “Đệ nghĩ, sư huynh ắt phải là người phong thần tuấn lãng lắm, nên mới được đặt tự là ‘Tử Phong’.”
Vương Trăn: “Đoán vậy cũng đúng.”
Đường Thận: “…”
Ngài thiếu khiêm tốn quá đi mất thôi ạ.
“Hồi trước tiểu sư đệ có nói, đệ đoán được rằng chữ ‘Trăn’ trong tên ta – Vương Trăn, được lấy từ bài thơ ‘Trăn Vị’ trong Kinh Thi. Sông Trăn, sông Vị là hai nguồn nước dồi dào. Năm ta ra đời, cha ta một mình làm quan ở Giải Châu – nơi có con sông Trăn cắt qua. Năm ấy, nước sông Trăn đầy ăm ắp nhưng không gây ngập lụt nên hai bên bờ được vụ mùa bội thu. Cha ta có công cai quản Giải Châu, được Thánh thượng ban thưởng. Ta chào đời vào đúng thời điểm ấy. Ở Giải Châu, nhận được thư nhà từ Lang Gia Vương thị, cha ta bèn đặt luôn chữ ‘Trăn’ làm tên cho ta.”
Vương Trăn ngâm thơ: “Dòng sông Vị với sông Trăn, thuỷ triều vào khoảng mùa xuân dẫy đầy. Cũng vì thế, khi ta làm lễ đội mũ trưởng thành thì được đặt tự là ‘Phong’, với ước nguyện dòng sông Trăn năm nào cũng dồi dào3, vạn dặm được ấm no.”
Ai cũng thích nghe kể chuyện, Vương Trăn kể chuyện còn hay ơi là hay, Đường Thận nghe chàng kể hết mà vẫn thòm thèm.
Đường Thận: “Không ngờ tên và tự của sư huynh có nguồn gốc sâu xa như thế.”
Vương Trăn: “Ta còn nhớ, tiểu sư đệ từng đọc bài thơ ‘Trăn Vị’ cho ta nữa cơ.”
Nghe thế, Đường Thận thấy có gì đó sai sai.
Thế nào gọi là ta đọc ‘Trăn Vị’ cho huynh nghe?
‘Trăn Vị’ là bài thơ tình nổi tiếng trong Kinh Thi, là lời thổ lộ tình yêu trai gái dành cho nhau. Đọc bài thơ này cho ai tức là tỏ tình với người ấy! Bốn năm trước, đúng là cậu từng đọc bài thơ này cho Vương Tử Phong nghe, nhưng cậu chỉ đọc vì nó có liên quan đến tên Vương Trăn, chứ đâu có ý định bày tỏ tình cảm!
Nhưng Vương Trăn nói thế cũng không sai chỗ nào.
Đường Thận ngắc ngứ: “… Đúng là đệ từng đọc bài thơ ấy cho sư huynh.”
“Hôm ấy là sinh nhật ta, tiểu sư đệ còn tặng ta một miếng ngọc bội, một chiếc túi hương.”
Đường Thận ngẩng đầu: “Vâng?”
Ánh nến ve vuốt gương mặt đẹp tuyệt trần của Vương Tử Phong, cặp mắt chàng sáng và trong trẻo như tuyết lạnh trên non cao. Rồi bỗng chốc, tuyết chợt tan, để lại nét cười điềm nhiên chứa chan nơi đáy mắt. Những ngón tay của Vương Trăn khẽ chuyển động. Một thoáng ấy, Đường Thận thấy thứ gì lóa lên, cậu chăm chú nhìn theo tay phải Vương Trăn.
Trong ánh nến lung linh, chàng Vương nhẹ nhàng nâng tay, sợi dây tua rua trượt xuống từ những ngón tay thon đẹp đẽ, phía cuối sợi dây móc vào một miếng ngọc quý trắng tinh khôi, sáng long lanh.
Một miếng ngọc đẹp đến sững sờ. Ngay cả ánh nến lờ mờ cũng không tài nào che lấp vẻ nhẵn mịn, mướt mát đầy tinh tế của nó. Miếng ngọc nhẹ nhàng đong đưa, mặt ngọc óng ánh theo từng chuyển động. Được chiêm ngưỡng nhiều ngọc ngà đá quý là thế, Đường Thận vẫn phải ngây dại trước báu vật này. Theo bản năng, cái bàn tính trong bụng cậu lại bắt đầu gẩy…
Miếng ngọc này đáng giá hàng đống vàng ấy chứ!
Trong đêm xuân, giọng Vương Trăn trầm ấm dịu dàng: “Một món quà mừng sinh nhật hai mươi tuổi của em, tiểu sư đệ.”
Tác giả :
Mạc Thần Hoan