Sơn Hà Bất Dạ Thiên
Chương 80
Năm Khai Bình thứ ba mươi, ngày mười một tháng hai, hoàng đế Đại Tống Triệu Phụ nổi trận lôi đình ngay giữa lúc thiết triều, thẳng thừng cách chức Hữu thị lang bộ Hộ Tần Tự và Môn Hạ Tham tri Chính sự Triệu Tĩnh. Việc đồng thời bãi nhiệm, cấm túc hai viên quan chịu trách nhiệm chính trong ty Độ Chi khiến cơ quan này như rắn mất đầu.
Trên triều đình, Triệu Phụ gay gắt phê bình Tả tướng Kỷ Ông Tập và Hữu tướng Vương Thuyên. Trong hai viên quan bị cách chức, một người thuộc Vương đảng, người kia là nòng cốt Kỷ đảng. Vụ việc này đã táng một cú trời giáng vào nhuệ khí của cả hai phe.
Hôm sau, Triệu Phụ cho gọi các tâm phúc của mình vào điện Thùy Củng.
Mấy viên quan đại thần đứng lắng nghe hoàng đế.
Triệu Phụ than: “Trẫm cứ tưởng rằng mở lại ty Độ Chi là ý kiến hay và hữu ích. Nhưng giờ trẫm mới biết, ty Độ Chi của trẫm mục từ rễ mục ra. Mệnh quan triều đình chết oan uổng, phơi thây nơi đồng không mông quạnh, không ai nói hộ một câu, tất cả trơ mắt nhìn thi thể kẻ ấy bị sói hoang cấu xé! Kẻ ấy vốn là huyện thừa, sau làm quan cho ty Độ Chi rồi bỏ mình vì ty Độ Chi, giờ liệu có ai giải thích được cho trẫm nguyên nhân kẻ ấy chết không?”
Điện Thùy Củng im phăng phắc.
Phủ Quảng Lăng ở Giang Nam tương đương với Dương Châu ở thời hiện đại bây giờ. Huyện thừa một huyện ở Dương Châu qua đời, về lí thuyết thì cái chết của một viên quan thất phẩm địa phương nhỏ nhoi chẳng thể nào gây xôn xao đến vậy. Nhưng chức nhỏ đến mấy thì cũng là mệnh quan triều đình, có liên hệ mật thiết với ty Độ Chi đang đứng ngay tâm bão.
Chính vì vậy, sự phẫn nộ của Triệu Phụ trở nên hoàn toàn chính đáng. Muốn trở thành minh quân, ông ta nhất định không thể dễ dàng bỏ qua những chuyện cộm mắt chướng tai như thế.
Thượng thư bộ Hình Cảnh Thiếu Vân tâu: “Nên phái người đến Giang Nam điều tra rõ chân tướng, cởi mối lo cho thánh thượng và trả lại trong sạch cho người đã khuất.”
Triệu Phụ: “Phái ai?”
Cảnh Thiếu Vân suy nghĩ chốc lát, đọc tên mấy người liền. Ông ta đề xuất chọn Tả thị lang bộ Hình và một số người bên Đại Lý tự. Sắp xếp đội ngũ như vậy là rất hợp lí, vừa giúp cả bộ Hình và Đại Lý tự theo dõi và điều tra vụ án, vừa tiện bề giám sát lẫn nhau.
Tả tướng Kỷ Ông Tập tiến lên tâu: “Việc này liên quan đến ty Độ Chi, xin bệ hạ cắt cử thêm một viên quan bộ Hộ.”
Vương Thuyên liếc Kỷ Ông Tập, lặng thinh không nói gì.
Bấy giờ, Thượng thư bộ Hộ Vương Trăn mới lên tiếng: “Kim bộ lang trung Lưu Tư Cực thuộc bộ Hộ rất phù hợp với vị trí này ạ.”
Như vậy, đoàn Khâm sai Giang Nam đã được lựa chọn xong.
Mấy hôm sau, các quan trong đoàn đều nhận được lệnh, bắt đầu thu xếp đi Giang Nam điều tra. Triệu Phụ đứng trên tầng cao của đài Đăng Tiên, quan sát toàn bộ khung cảnh kinh thành. Đêm xuống, gió trên lầu cao rất mạnh, Đại thái giám Quý Phúc cẩn thận khoác một tấm áo choàng lông chồn lên cho Triệu Phụ.
“Quan gia, đừng để bị lạnh.”
Triệu Phụ dõi mắt về nơi xa xăm trong hoàng thành đen sẫm, nhíu mày: “Ngươi có cảm thấy thiêu thiếu gì không?”
Quý Phúc nhìn thành Thịnh Kinh dưới ánh trăng bàng bạc, thận trọng hỏi: “Ý quan gia là thiếu gì ạ?”
“Nhóm Khâm sai đến phủ Quảng Lăng, cộng thêm Lưu Tư Cực. Trẫm cảm thấy phải bổ sung thêm một người nữa mới thỏa đáng.” Triệu Phụ trầm ngâm giây lát, chợt thốt lên: “Đường Cảnh Tắc đâu rồi ý nhỉ?”
Quý Phúc rủa thầm trong lòng, Triệu Phụ làm hoàng đế cũng quá quắt lắm rồi đấy. Trông thành Thịnh Kinh tối đen như mực mà nghĩ chuyện cách đây cả vạn dặm đường! Làm sao lão biết Triệu Phụ đang nói về đoàn Khâm sai Giang Nam? Lão cứ tưởng ông ta hỏi thiếu là hỏi thành Thịnh Kinh thiếu cái gì cơ! Người ta hay nói gần vua như gần cọp, nhưng để lão già Quý Phúc xui tận mạng này nói cho mà nghe, gần vua phải ví như gần Diêm Vương mới đúng!
Quý Phúc cười cầu tài: “Nếu bệ hạ nhớ Đường đại nhân, vậy ngày mai triệu Đường đại nhân đến điện Thùy Củng chẳng phải là được sao?”
Triệu Phụ gật đầu.
Hôm sau, Triệu Phụ phái người đến điện Cần Chính gọi Đường Thận thật, nhưng thái giám trở về lại trình với ông ta rằng: “Bẩm thánh thượng, Đường đại nhân đang ở trường thi Thịnh Kinh làm Phó khảo khoa thi Hội năm nay ạ.”
Triệu Phụ sửng sốt.
Hồi lâu sau, ông ta mới bảo Quý Phúc: “Đường Cảnh Tắc đỗ Thám Hoa mới có ba năm thôi mà? Sao bây giờ đã được làm Phó khảo?”
Triệu Phụ phái người đi nghe ngóng, mới biết chuyện Từ Bí phái Đường Thận đến trường thi Hội. Nhưng sắp xếp kiểu này làm sao qua mắt được hoàng đế? Ông ta lại cho người thám thính thực hư, liền biết Đại học sĩ viện Hàn Lâm Chu Cẩn mới là người điều chuyển Đường Thận.
“Lão già Chu Cẩn ấy hơi đâu mà đi quản chuyện vụn vặt như thế. Hẳn là chủ ý của Phó Hi Như đây mà. Cái lão Phó Hi Như gan thật, học trò mới làm quan ba năm mà lão đã nôn nóng đề bạt cậu ta gánh vác trọng trách bực này ư?” Ngoài miệng nói vậy nhưng Triệu Phụ chỉ cười.
Phó Vị cả ngày phởn phơ cùng chim chóc hoa lá, có bao giờ quan tâm đến sự đời, thế mà tự dưng bây giờ ông ta lại đi cửa sau hộ học trò để Đường Thận lên ghế Phó khảo thi Hội, tiện thể “đánh bóng tên tuổi”. Hành động như vậy đâm lại khiến Triệu Phụ yên tâm hẳn ra.
“Thì ra Phó Vị cũng có lòng riêng!”
Đường Thận đang ở trường thi Thịnh Kinh không thể đi đâu được, Triệu Phụ đành phải bỏ ý định điều cậu xuống Giang Nam.
Đường Thận đứng trên lầu Minh Viễn, nào hay suýt tí nữa mình lại bị lẳng vào núi đao biển lửa.
Mười chín tháng Hai, ba trường thi Hội chính thức khép lại.
Các cử nhân đã rồng rắn kéo nhau ra khỏi trường thi nhưng các quan vẫn chưa bắt đầu chấm bài. Trong ba ngày đầu tiên, mấy nghìn tú tài sao chép bài thi, dán tên rồi đưa đến nhà chấm thi để Đường Thận và các quan khác bắt đầu đọc quyển. Hai tháng sau, họ mới hoàn tất việc đánh giá hơn một vạn quyển thi.
Sau khi Thượng thư bộ Lại Thẩm Vận chốt xong danh sách ba người đứng đầu, các khảo quan mới hết trách nhiệm.
Chỉ khi ấy, họ mới chính thức được chứng kiến trận bão càn quét cả thành Thịnh Kinh.
Phái đoàn Khâm sai Giang Nam đã khởi hành từ lâu, một số quan viên trong ty Độ Chi cũng bị hoàng đế cách chức, tạm thời giam lỏng tại nhà chờ xét xử. Nghe tin này, vừa về nhà, Đường Thận liền chạy sang phủ Thượng thư, gặp được Vương Trăn.
Lúc Đường Thận tới, Vương Trăn đang ăn tối.
Thấy cậu, Vương Trăn ra lệnh: “Lấy thêm bộ bát đũa đi.”
Quản gia: “Vâng.”
Đường Thận ngồi xuống.
Kỳ thực Đường Thận chưa ăn uống gì, nhưng bây giờ trong lòng cậu có biết bao băn khoăn, còn tha thiết gì cơm nước. Cậu nhìn mâm cơm đề huề mà chẳng buồn động đũa.
Vương Trăn thấy thế chỉ cười khẽ, dịu dàng bảo: “Không ăn tức là không vừa ý món nào rồi. Người đâu, bảo đầu bếp làm thêm cua viên hầm, đậu lụa nấu nước cốt gà, và đậu phụ Văn Tư.” Chàng hỏi Đường Thận, “Tiểu sư đệ hài lòng hơn chưa?”
Đường Thận sững người.
Cua viên hầm, đậu lụa nấu nước cốt gà, đậu phụ Văn Tư1…
Cả ba đều là đặc sản Quảng Lăng!
Hầy, quả nhiên Vương Tử Phong biết trước tại sao mình đến đây rồi!
Đường Thận tiu nghỉu, cầm đũa lên ăn ù cho xong. No bụng, hai huynh đệ rửa tay bằng nước trà rồi mới sang thư phòng.
Vương Trăn vén tay áo pha trà, bảo: “Tiểu sư đệ muốn nói gì, cứ nói thẳng đi.”
Đường Thận lấy lại bình tĩnh, hỏi: “Việc ở Quảng Lăng, sư huynh có biết trước không?”
Ngay câu hỏi đầu tiên đã khiến Vương Tử Phong bật cười. Chàng nhìn Đường Thận bằng vẻ hơi tổn thương: “Ở trong lòng tiểu sư đệ, ta là hạng người không từ thủ đoạn để đạt được mục đích à?”
Đường Thận ngớ người, vội vàng giải thích: “Sư huynh hiểu lầm rồi, đệ đâu có bảo rằng cái chết của huyện thừa huyện Giang Đô có liên quan đến sư huynh. Đệ muốn hỏi sư huynh biết chuyện ấy từ bao giờ kia mà.”
Vương Trăn biết thừa là Đường Thận chẳng nghi ngờ mình đâu, nhưng ánh mắt ân cần, lo lắng của cậu khiến khóe môi chàng cứ nhếch lên. Vương Trăn đáp: “Ngày hai chín tháng trước.”
Hai mươi chín tháng Giêng!
Thế tức là, chỉ nửa tháng sau cái chết của huyện thừa Giang Đô phủ Quảng Lăng chết vào thượng tuần tháng Giêng, Vương Trăn đã biết tin. Còn hoàng đế thì phải mất một tháng mới nhận được tin này.
Quả nhiên, tất cả đều nằm trong kế hoạch của Vương đảng!
Biết được đáp án, rất nhiều mối hoài nghi của Đường Thận cuối cùng cũng có lời giải. Cậu nói: “Ban đầu, đệ đã đoán được rằng Vương tướng công đề xuất hai mươi ba cải cách là để làm vỏ bọc cho việc thúc đẩy phát hành tiền giấy, âm thầm ‘lấy giấy thay tiền’. Song Tả tướng nhất định sẽ không để cho Vương tướng công tự tung tự tác, nên mới mở lại ty Độ Chi để tham gia vào.”
Vương Trăn rót một chén trà, khoan thai nhấp một ngụm, dịu dàng nhìn Đường Thận: “Tiếp đi.”
“Tả tướng muốn chen chân, Vương tướng đương nhiên không đồng ý. Nhưng Tả tướng dù sao cũng là đại thần trên triều, chuyện động trời như thế rất khó để gạt ông ấy ra. Vì vậy, năm ngoái, sư huynh tán thành với kiến nghị của Tả tướng trên triều đình, chấp thuận mở lại ty Độ Chi và chia quyền của bộ Hộ. Nếu làm việc dè chừng, cố tình giấu bài thì lúc tranh luận trên triều thì dễ bị bắt thóp; còn không nhịn được mà táy máy sớm thì dễ để lộ sơ hở. Tả tướng khôi phục ty Độ Chi, quả thật đã hạn chế quyền lực của bộ Hộ, nhưng mũi dao đã lộ ra, tất sẽ bị người ta nắm được cán.”
Ánh mắt Vương Trăn quấn quýt lấy Đường Thận mãi, nhìn lâu đến nỗi Đường Thận phát sợ.
“Sư huynh cứ nhìn đệ thế làm chi?”
Vương Trăn: “Ty Độ Chi mở lại đã nửa năm nay. Tiểu sư đệ vẫn luôn canh cánh trong lòng đấy à?”
Đường Thận: “Vâng.”
“Vì sao đệ quan tâm nhiều thế?”
Đường Thận nghĩ rồi mới đáp: “Dù sao đệ cũng thuộc phe Vương đảng, đứng cùng chiến tuyến với sư huynh. Chuyện lớn như vậy đệ đâu thể làm ngơ được? Huống hồ, từ hè năm ngoái, khi đệ kể chuyện tiền giấy xuất hiện ở Thục cho sư huynh, đệ đã luôn tin chắc rằng sư huynh sẽ không gác vấn đề này lại. Nhất định, huynh sẽ có ý tưởng. Nhất định, huynh sẽ hành động.”
Từng câu từng chữ của cậu đầy ắp niềm tin, thậm chí còn bao hàm cả lòng kính phục và ngưỡng mộ mà chính bản thân Đường Thận cũng chưa phát hiện ra.
Đường Thận không bao giờ tiếc lời khi ca ngợi Vương Trăn cả.
Những điều cậu khen chàng không phải xun xoe bợ đỡ, nịnh suông bằng nước bọt. Từ đáy lòng cậu, Đường Thận tin rằng Vương Trăn thực sự tài giỏi như thế.
Vương Tử Phong nghe mà lịm cả tim, nụ cười càng rạng rỡ.
Đường Thận chia sẻ với Vương Trăn hết những suy đoán của mình trong thời ra vừa qua, Vương Trăn chỉ ngầm khẳng định một số điều. Tuy chưa giải mã được hết mưu kế của Vương đảng, nhưng Đường Thận cảm thấy mình sắp sửa vén màn mây mù để chạm đến chân tướng rồi.
Nhưng nói một thôi một hồi, Vương Trăn vẫn không hề đả động đến dữ kiện quan trọng nhất.
Đường Thận hỏi: “Rốt cuộc…ai đã giết chết huyện thừa kia?”
Vương Trăn mở hộp đựng trà, lấy ngón tay khều ra một ít. Chàng chia lá trà ra làm ba đụn nhỏ, đụn thứ nhất nhiều lá trà nhất, nhưng được trải rộng ra nên khá bằng phẳng. Đụn thứ hai ít lá trà hơn nhưng được vun vào nên cao hơn đụn thứ nhất. Riêng đụn thứ ba ít lá trà nhất, nhưng được vun chặt lại nên cao hơn hẳn hai đụn kia.
Vương Trăn chỉ vào ba đụn lá trà, hỏi: “Lấy lá trà biểu tượng cho con người, lấy độ cao biểu tượng cho của cải họ sở hữu. Tiểu sư đệ, minh họa thế này được chưa?”
Đường Thận hiểu ngay ý Vương Trăn, cậu gật đầu.
“Từ thời các bậc tiên đế, Đại Tống đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền tệ. Thiếu đồng, bạc, vàng, tức là thiếu nguyên liệu để đúc tiền. Đất đai Đại Tống rộng bao la, tài nguyên dồi dào. Đáng lẽ kể cả khi buôn bán hiện giờ cực kì phát triển, đòi hỏi lượng tiền tệ khổng lồ, chúng ta cũng không thiếu tài nguyên khoáng sản để đúc tiền. Ấy thế mà chẳng những thiếu thốn, chúng ta còn khan hiếm tiền trầm trọng. Tiểu sư đệ đã bao giờ suy nghĩ về nguyên nhân của tình trạng này chưa?
Đường Thận biết thế nào được!
“Vì sao thế ạ?”
“Chính là vì, những đối tượng này cất giấu quá nhiều tài sản!” Vương Trăn chọc thẳng vào đụn lá trà thứ ba, khiến lá trà rơi lả tả xuống đất.
Vương Trăn: “Lấy Lang Gia Vương thị làm ví dụ, đó là một dòng họ khổng lồ và hùng mạnh, truyền thừa trăm năm, của cải không để đâu cho hết. Suốt trăm năm qua, Vương thị cất giấu vô số tiền của. Giấu nhưng không dùng đến, hậu quả là tiền sẽ trở nên đắt đỏ hơn vì khan hiếm. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên nạn thiếu hụt tiền. Theo luật của Đại Tống, cứ một nghìn đồng tương ứng với một quan, một quan tiền đổi được một lạng bạc, mười lạng bạc đổi được một lạng vàng2. Nhưng đó chỉ là luật thôi, đệ cầm một vạn đồng đi đổi một lạng vàng, còn lâu mới đổi được. Chí ít phải thêm một nghìn đồng nữa mới có người đồng ý đổi! Vàng là quý nhất, bạc đứng thứ hai, sau rốt là đồng. Lang Gia Vương thị từ trăm năm trước đã có một tòa nhà cất giấu báu vật, trong đó tích trữ bao nhiêu vàng, chỉ riêng gia chủ mỗi đời mới biết được!”
Bấy giờ Đường Thận mới ngộ ra.
Dựa theo quy đình thì cứ một nghìn đồng tiền ứng với một lạng bạc. Nhưng đó chỉ là quy định mà thôi. Người ta có bạc nhưng không muốn đổi với anh, thách anh đổi được!
Vàng là có giá trị nhất nên khó bị phá giá; bạc đứng thứ nhì.
Những dòng họ thâm căn cố đế, quyền thế giàu sang đã tích trữ quá nhiều tiền bạc trong khi không dùng đến, khiến giá trị của số tiền ấy càng lúc càng leo thang!
Vương Trăn chuyển chủ đề, ánh mắt chàng nhìn đụn lá trà thứ ba tung tóe trên mặt bàn lạnh như băng: “Cái chết của huyện thừa Giang Đô do kẻ nào gây ra, ta cũng không biết. Nhưng ắt hẳn là ông ta chết vào tay nhóm người kia. Dùng giấy làm tiền tệ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền lợi của bọn họ. Sự thay đổi đấy đem lại bao nhiêu ích lợi cho Đại Tống thì bất lợi cho họ gấp vạn lần.”
“Vậy, tiểu sư đệ, hôm nay đệ đã biết ông ta chết vì lí do gì chưa?”
Từ xưa tới nay, cải cách luôn luôn là sự đấu tranh giữa các giai cấp.
Trong bụng Đường Thận đã tường tận. Cậu thở dài: “Có sư huynh giải tỏa nghi vấn, đệ hiểu rồi.”
Vương Trăn mỉm cười: “Chỉ cần manh nha ý định thay tiền bằng giấy, việc nảy sinh mâu thuẫn nan giải như vậy là không tránh khỏi. Nếu Tả tướng tình nguyện hồi sinh ty Độ Chi, bằng lòng xung phong đi đầu, thì mình cứ thuận theo ngài ấy thôi. Tả tướng là người dám xả thân vì nghĩa lớn, cao thượng vô tư, sẵn sàng đương đầu với những thế gia đại tộc giàu nứt đố đổ vách, xa xỉ phung phí. Tấm gương của ngài ấy khiến chúng ta cảm phục vô cùng, trộm nghĩ bản thân chẳng bằng một góc!”
Đường Thận tí nữa thì phì cười vì câu đùa của Vương Tử Phong, nhưng cậu chợt nhận ra một điều.
Gượm đã nào, huynh là công tử chi trưởng của Lang Gia Vương thị hẳn hoi, thế mà lại cầm đầu phong trào chống đối thế gia, còn lấy Lang Gia Vương thị ra làm ví dụ…Thế có ổn thật không đấy?!
Trên triều đình, Triệu Phụ gay gắt phê bình Tả tướng Kỷ Ông Tập và Hữu tướng Vương Thuyên. Trong hai viên quan bị cách chức, một người thuộc Vương đảng, người kia là nòng cốt Kỷ đảng. Vụ việc này đã táng một cú trời giáng vào nhuệ khí của cả hai phe.
Hôm sau, Triệu Phụ cho gọi các tâm phúc của mình vào điện Thùy Củng.
Mấy viên quan đại thần đứng lắng nghe hoàng đế.
Triệu Phụ than: “Trẫm cứ tưởng rằng mở lại ty Độ Chi là ý kiến hay và hữu ích. Nhưng giờ trẫm mới biết, ty Độ Chi của trẫm mục từ rễ mục ra. Mệnh quan triều đình chết oan uổng, phơi thây nơi đồng không mông quạnh, không ai nói hộ một câu, tất cả trơ mắt nhìn thi thể kẻ ấy bị sói hoang cấu xé! Kẻ ấy vốn là huyện thừa, sau làm quan cho ty Độ Chi rồi bỏ mình vì ty Độ Chi, giờ liệu có ai giải thích được cho trẫm nguyên nhân kẻ ấy chết không?”
Điện Thùy Củng im phăng phắc.
Phủ Quảng Lăng ở Giang Nam tương đương với Dương Châu ở thời hiện đại bây giờ. Huyện thừa một huyện ở Dương Châu qua đời, về lí thuyết thì cái chết của một viên quan thất phẩm địa phương nhỏ nhoi chẳng thể nào gây xôn xao đến vậy. Nhưng chức nhỏ đến mấy thì cũng là mệnh quan triều đình, có liên hệ mật thiết với ty Độ Chi đang đứng ngay tâm bão.
Chính vì vậy, sự phẫn nộ của Triệu Phụ trở nên hoàn toàn chính đáng. Muốn trở thành minh quân, ông ta nhất định không thể dễ dàng bỏ qua những chuyện cộm mắt chướng tai như thế.
Thượng thư bộ Hình Cảnh Thiếu Vân tâu: “Nên phái người đến Giang Nam điều tra rõ chân tướng, cởi mối lo cho thánh thượng và trả lại trong sạch cho người đã khuất.”
Triệu Phụ: “Phái ai?”
Cảnh Thiếu Vân suy nghĩ chốc lát, đọc tên mấy người liền. Ông ta đề xuất chọn Tả thị lang bộ Hình và một số người bên Đại Lý tự. Sắp xếp đội ngũ như vậy là rất hợp lí, vừa giúp cả bộ Hình và Đại Lý tự theo dõi và điều tra vụ án, vừa tiện bề giám sát lẫn nhau.
Tả tướng Kỷ Ông Tập tiến lên tâu: “Việc này liên quan đến ty Độ Chi, xin bệ hạ cắt cử thêm một viên quan bộ Hộ.”
Vương Thuyên liếc Kỷ Ông Tập, lặng thinh không nói gì.
Bấy giờ, Thượng thư bộ Hộ Vương Trăn mới lên tiếng: “Kim bộ lang trung Lưu Tư Cực thuộc bộ Hộ rất phù hợp với vị trí này ạ.”
Như vậy, đoàn Khâm sai Giang Nam đã được lựa chọn xong.
Mấy hôm sau, các quan trong đoàn đều nhận được lệnh, bắt đầu thu xếp đi Giang Nam điều tra. Triệu Phụ đứng trên tầng cao của đài Đăng Tiên, quan sát toàn bộ khung cảnh kinh thành. Đêm xuống, gió trên lầu cao rất mạnh, Đại thái giám Quý Phúc cẩn thận khoác một tấm áo choàng lông chồn lên cho Triệu Phụ.
“Quan gia, đừng để bị lạnh.”
Triệu Phụ dõi mắt về nơi xa xăm trong hoàng thành đen sẫm, nhíu mày: “Ngươi có cảm thấy thiêu thiếu gì không?”
Quý Phúc nhìn thành Thịnh Kinh dưới ánh trăng bàng bạc, thận trọng hỏi: “Ý quan gia là thiếu gì ạ?”
“Nhóm Khâm sai đến phủ Quảng Lăng, cộng thêm Lưu Tư Cực. Trẫm cảm thấy phải bổ sung thêm một người nữa mới thỏa đáng.” Triệu Phụ trầm ngâm giây lát, chợt thốt lên: “Đường Cảnh Tắc đâu rồi ý nhỉ?”
Quý Phúc rủa thầm trong lòng, Triệu Phụ làm hoàng đế cũng quá quắt lắm rồi đấy. Trông thành Thịnh Kinh tối đen như mực mà nghĩ chuyện cách đây cả vạn dặm đường! Làm sao lão biết Triệu Phụ đang nói về đoàn Khâm sai Giang Nam? Lão cứ tưởng ông ta hỏi thiếu là hỏi thành Thịnh Kinh thiếu cái gì cơ! Người ta hay nói gần vua như gần cọp, nhưng để lão già Quý Phúc xui tận mạng này nói cho mà nghe, gần vua phải ví như gần Diêm Vương mới đúng!
Quý Phúc cười cầu tài: “Nếu bệ hạ nhớ Đường đại nhân, vậy ngày mai triệu Đường đại nhân đến điện Thùy Củng chẳng phải là được sao?”
Triệu Phụ gật đầu.
Hôm sau, Triệu Phụ phái người đến điện Cần Chính gọi Đường Thận thật, nhưng thái giám trở về lại trình với ông ta rằng: “Bẩm thánh thượng, Đường đại nhân đang ở trường thi Thịnh Kinh làm Phó khảo khoa thi Hội năm nay ạ.”
Triệu Phụ sửng sốt.
Hồi lâu sau, ông ta mới bảo Quý Phúc: “Đường Cảnh Tắc đỗ Thám Hoa mới có ba năm thôi mà? Sao bây giờ đã được làm Phó khảo?”
Triệu Phụ phái người đi nghe ngóng, mới biết chuyện Từ Bí phái Đường Thận đến trường thi Hội. Nhưng sắp xếp kiểu này làm sao qua mắt được hoàng đế? Ông ta lại cho người thám thính thực hư, liền biết Đại học sĩ viện Hàn Lâm Chu Cẩn mới là người điều chuyển Đường Thận.
“Lão già Chu Cẩn ấy hơi đâu mà đi quản chuyện vụn vặt như thế. Hẳn là chủ ý của Phó Hi Như đây mà. Cái lão Phó Hi Như gan thật, học trò mới làm quan ba năm mà lão đã nôn nóng đề bạt cậu ta gánh vác trọng trách bực này ư?” Ngoài miệng nói vậy nhưng Triệu Phụ chỉ cười.
Phó Vị cả ngày phởn phơ cùng chim chóc hoa lá, có bao giờ quan tâm đến sự đời, thế mà tự dưng bây giờ ông ta lại đi cửa sau hộ học trò để Đường Thận lên ghế Phó khảo thi Hội, tiện thể “đánh bóng tên tuổi”. Hành động như vậy đâm lại khiến Triệu Phụ yên tâm hẳn ra.
“Thì ra Phó Vị cũng có lòng riêng!”
Đường Thận đang ở trường thi Thịnh Kinh không thể đi đâu được, Triệu Phụ đành phải bỏ ý định điều cậu xuống Giang Nam.
Đường Thận đứng trên lầu Minh Viễn, nào hay suýt tí nữa mình lại bị lẳng vào núi đao biển lửa.
Mười chín tháng Hai, ba trường thi Hội chính thức khép lại.
Các cử nhân đã rồng rắn kéo nhau ra khỏi trường thi nhưng các quan vẫn chưa bắt đầu chấm bài. Trong ba ngày đầu tiên, mấy nghìn tú tài sao chép bài thi, dán tên rồi đưa đến nhà chấm thi để Đường Thận và các quan khác bắt đầu đọc quyển. Hai tháng sau, họ mới hoàn tất việc đánh giá hơn một vạn quyển thi.
Sau khi Thượng thư bộ Lại Thẩm Vận chốt xong danh sách ba người đứng đầu, các khảo quan mới hết trách nhiệm.
Chỉ khi ấy, họ mới chính thức được chứng kiến trận bão càn quét cả thành Thịnh Kinh.
Phái đoàn Khâm sai Giang Nam đã khởi hành từ lâu, một số quan viên trong ty Độ Chi cũng bị hoàng đế cách chức, tạm thời giam lỏng tại nhà chờ xét xử. Nghe tin này, vừa về nhà, Đường Thận liền chạy sang phủ Thượng thư, gặp được Vương Trăn.
Lúc Đường Thận tới, Vương Trăn đang ăn tối.
Thấy cậu, Vương Trăn ra lệnh: “Lấy thêm bộ bát đũa đi.”
Quản gia: “Vâng.”
Đường Thận ngồi xuống.
Kỳ thực Đường Thận chưa ăn uống gì, nhưng bây giờ trong lòng cậu có biết bao băn khoăn, còn tha thiết gì cơm nước. Cậu nhìn mâm cơm đề huề mà chẳng buồn động đũa.
Vương Trăn thấy thế chỉ cười khẽ, dịu dàng bảo: “Không ăn tức là không vừa ý món nào rồi. Người đâu, bảo đầu bếp làm thêm cua viên hầm, đậu lụa nấu nước cốt gà, và đậu phụ Văn Tư.” Chàng hỏi Đường Thận, “Tiểu sư đệ hài lòng hơn chưa?”
Đường Thận sững người.
Cua viên hầm, đậu lụa nấu nước cốt gà, đậu phụ Văn Tư1…
Cả ba đều là đặc sản Quảng Lăng!
Hầy, quả nhiên Vương Tử Phong biết trước tại sao mình đến đây rồi!
Đường Thận tiu nghỉu, cầm đũa lên ăn ù cho xong. No bụng, hai huynh đệ rửa tay bằng nước trà rồi mới sang thư phòng.
Vương Trăn vén tay áo pha trà, bảo: “Tiểu sư đệ muốn nói gì, cứ nói thẳng đi.”
Đường Thận lấy lại bình tĩnh, hỏi: “Việc ở Quảng Lăng, sư huynh có biết trước không?”
Ngay câu hỏi đầu tiên đã khiến Vương Tử Phong bật cười. Chàng nhìn Đường Thận bằng vẻ hơi tổn thương: “Ở trong lòng tiểu sư đệ, ta là hạng người không từ thủ đoạn để đạt được mục đích à?”
Đường Thận ngớ người, vội vàng giải thích: “Sư huynh hiểu lầm rồi, đệ đâu có bảo rằng cái chết của huyện thừa huyện Giang Đô có liên quan đến sư huynh. Đệ muốn hỏi sư huynh biết chuyện ấy từ bao giờ kia mà.”
Vương Trăn biết thừa là Đường Thận chẳng nghi ngờ mình đâu, nhưng ánh mắt ân cần, lo lắng của cậu khiến khóe môi chàng cứ nhếch lên. Vương Trăn đáp: “Ngày hai chín tháng trước.”
Hai mươi chín tháng Giêng!
Thế tức là, chỉ nửa tháng sau cái chết của huyện thừa Giang Đô phủ Quảng Lăng chết vào thượng tuần tháng Giêng, Vương Trăn đã biết tin. Còn hoàng đế thì phải mất một tháng mới nhận được tin này.
Quả nhiên, tất cả đều nằm trong kế hoạch của Vương đảng!
Biết được đáp án, rất nhiều mối hoài nghi của Đường Thận cuối cùng cũng có lời giải. Cậu nói: “Ban đầu, đệ đã đoán được rằng Vương tướng công đề xuất hai mươi ba cải cách là để làm vỏ bọc cho việc thúc đẩy phát hành tiền giấy, âm thầm ‘lấy giấy thay tiền’. Song Tả tướng nhất định sẽ không để cho Vương tướng công tự tung tự tác, nên mới mở lại ty Độ Chi để tham gia vào.”
Vương Trăn rót một chén trà, khoan thai nhấp một ngụm, dịu dàng nhìn Đường Thận: “Tiếp đi.”
“Tả tướng muốn chen chân, Vương tướng đương nhiên không đồng ý. Nhưng Tả tướng dù sao cũng là đại thần trên triều, chuyện động trời như thế rất khó để gạt ông ấy ra. Vì vậy, năm ngoái, sư huynh tán thành với kiến nghị của Tả tướng trên triều đình, chấp thuận mở lại ty Độ Chi và chia quyền của bộ Hộ. Nếu làm việc dè chừng, cố tình giấu bài thì lúc tranh luận trên triều thì dễ bị bắt thóp; còn không nhịn được mà táy máy sớm thì dễ để lộ sơ hở. Tả tướng khôi phục ty Độ Chi, quả thật đã hạn chế quyền lực của bộ Hộ, nhưng mũi dao đã lộ ra, tất sẽ bị người ta nắm được cán.”
Ánh mắt Vương Trăn quấn quýt lấy Đường Thận mãi, nhìn lâu đến nỗi Đường Thận phát sợ.
“Sư huynh cứ nhìn đệ thế làm chi?”
Vương Trăn: “Ty Độ Chi mở lại đã nửa năm nay. Tiểu sư đệ vẫn luôn canh cánh trong lòng đấy à?”
Đường Thận: “Vâng.”
“Vì sao đệ quan tâm nhiều thế?”
Đường Thận nghĩ rồi mới đáp: “Dù sao đệ cũng thuộc phe Vương đảng, đứng cùng chiến tuyến với sư huynh. Chuyện lớn như vậy đệ đâu thể làm ngơ được? Huống hồ, từ hè năm ngoái, khi đệ kể chuyện tiền giấy xuất hiện ở Thục cho sư huynh, đệ đã luôn tin chắc rằng sư huynh sẽ không gác vấn đề này lại. Nhất định, huynh sẽ có ý tưởng. Nhất định, huynh sẽ hành động.”
Từng câu từng chữ của cậu đầy ắp niềm tin, thậm chí còn bao hàm cả lòng kính phục và ngưỡng mộ mà chính bản thân Đường Thận cũng chưa phát hiện ra.
Đường Thận không bao giờ tiếc lời khi ca ngợi Vương Trăn cả.
Những điều cậu khen chàng không phải xun xoe bợ đỡ, nịnh suông bằng nước bọt. Từ đáy lòng cậu, Đường Thận tin rằng Vương Trăn thực sự tài giỏi như thế.
Vương Tử Phong nghe mà lịm cả tim, nụ cười càng rạng rỡ.
Đường Thận chia sẻ với Vương Trăn hết những suy đoán của mình trong thời ra vừa qua, Vương Trăn chỉ ngầm khẳng định một số điều. Tuy chưa giải mã được hết mưu kế của Vương đảng, nhưng Đường Thận cảm thấy mình sắp sửa vén màn mây mù để chạm đến chân tướng rồi.
Nhưng nói một thôi một hồi, Vương Trăn vẫn không hề đả động đến dữ kiện quan trọng nhất.
Đường Thận hỏi: “Rốt cuộc…ai đã giết chết huyện thừa kia?”
Vương Trăn mở hộp đựng trà, lấy ngón tay khều ra một ít. Chàng chia lá trà ra làm ba đụn nhỏ, đụn thứ nhất nhiều lá trà nhất, nhưng được trải rộng ra nên khá bằng phẳng. Đụn thứ hai ít lá trà hơn nhưng được vun vào nên cao hơn đụn thứ nhất. Riêng đụn thứ ba ít lá trà nhất, nhưng được vun chặt lại nên cao hơn hẳn hai đụn kia.
Vương Trăn chỉ vào ba đụn lá trà, hỏi: “Lấy lá trà biểu tượng cho con người, lấy độ cao biểu tượng cho của cải họ sở hữu. Tiểu sư đệ, minh họa thế này được chưa?”
Đường Thận hiểu ngay ý Vương Trăn, cậu gật đầu.
“Từ thời các bậc tiên đế, Đại Tống đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền tệ. Thiếu đồng, bạc, vàng, tức là thiếu nguyên liệu để đúc tiền. Đất đai Đại Tống rộng bao la, tài nguyên dồi dào. Đáng lẽ kể cả khi buôn bán hiện giờ cực kì phát triển, đòi hỏi lượng tiền tệ khổng lồ, chúng ta cũng không thiếu tài nguyên khoáng sản để đúc tiền. Ấy thế mà chẳng những thiếu thốn, chúng ta còn khan hiếm tiền trầm trọng. Tiểu sư đệ đã bao giờ suy nghĩ về nguyên nhân của tình trạng này chưa?
Đường Thận biết thế nào được!
“Vì sao thế ạ?”
“Chính là vì, những đối tượng này cất giấu quá nhiều tài sản!” Vương Trăn chọc thẳng vào đụn lá trà thứ ba, khiến lá trà rơi lả tả xuống đất.
Vương Trăn: “Lấy Lang Gia Vương thị làm ví dụ, đó là một dòng họ khổng lồ và hùng mạnh, truyền thừa trăm năm, của cải không để đâu cho hết. Suốt trăm năm qua, Vương thị cất giấu vô số tiền của. Giấu nhưng không dùng đến, hậu quả là tiền sẽ trở nên đắt đỏ hơn vì khan hiếm. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên nạn thiếu hụt tiền. Theo luật của Đại Tống, cứ một nghìn đồng tương ứng với một quan, một quan tiền đổi được một lạng bạc, mười lạng bạc đổi được một lạng vàng2. Nhưng đó chỉ là luật thôi, đệ cầm một vạn đồng đi đổi một lạng vàng, còn lâu mới đổi được. Chí ít phải thêm một nghìn đồng nữa mới có người đồng ý đổi! Vàng là quý nhất, bạc đứng thứ hai, sau rốt là đồng. Lang Gia Vương thị từ trăm năm trước đã có một tòa nhà cất giấu báu vật, trong đó tích trữ bao nhiêu vàng, chỉ riêng gia chủ mỗi đời mới biết được!”
Bấy giờ Đường Thận mới ngộ ra.
Dựa theo quy đình thì cứ một nghìn đồng tiền ứng với một lạng bạc. Nhưng đó chỉ là quy định mà thôi. Người ta có bạc nhưng không muốn đổi với anh, thách anh đổi được!
Vàng là có giá trị nhất nên khó bị phá giá; bạc đứng thứ nhì.
Những dòng họ thâm căn cố đế, quyền thế giàu sang đã tích trữ quá nhiều tiền bạc trong khi không dùng đến, khiến giá trị của số tiền ấy càng lúc càng leo thang!
Vương Trăn chuyển chủ đề, ánh mắt chàng nhìn đụn lá trà thứ ba tung tóe trên mặt bàn lạnh như băng: “Cái chết của huyện thừa Giang Đô do kẻ nào gây ra, ta cũng không biết. Nhưng ắt hẳn là ông ta chết vào tay nhóm người kia. Dùng giấy làm tiền tệ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền lợi của bọn họ. Sự thay đổi đấy đem lại bao nhiêu ích lợi cho Đại Tống thì bất lợi cho họ gấp vạn lần.”
“Vậy, tiểu sư đệ, hôm nay đệ đã biết ông ta chết vì lí do gì chưa?”
Từ xưa tới nay, cải cách luôn luôn là sự đấu tranh giữa các giai cấp.
Trong bụng Đường Thận đã tường tận. Cậu thở dài: “Có sư huynh giải tỏa nghi vấn, đệ hiểu rồi.”
Vương Trăn mỉm cười: “Chỉ cần manh nha ý định thay tiền bằng giấy, việc nảy sinh mâu thuẫn nan giải như vậy là không tránh khỏi. Nếu Tả tướng tình nguyện hồi sinh ty Độ Chi, bằng lòng xung phong đi đầu, thì mình cứ thuận theo ngài ấy thôi. Tả tướng là người dám xả thân vì nghĩa lớn, cao thượng vô tư, sẵn sàng đương đầu với những thế gia đại tộc giàu nứt đố đổ vách, xa xỉ phung phí. Tấm gương của ngài ấy khiến chúng ta cảm phục vô cùng, trộm nghĩ bản thân chẳng bằng một góc!”
Đường Thận tí nữa thì phì cười vì câu đùa của Vương Tử Phong, nhưng cậu chợt nhận ra một điều.
Gượm đã nào, huynh là công tử chi trưởng của Lang Gia Vương thị hẳn hoi, thế mà lại cầm đầu phong trào chống đối thế gia, còn lấy Lang Gia Vương thị ra làm ví dụ…Thế có ổn thật không đấy?!
Tác giả :
Mạc Thần Hoan