Sơn Hà Bất Dạ Thiên
Chương 68
Đến thì cũng đã đến rồi, tới cửa mà không vào, chẳng phải tác phong của người quân tử.
Phụng Bút cầm danh thiếp của Đường Thận, gõ cổng chính phủ nhà họ Vương. Người gác cổng nhận danh thiếp thì sửng sốt vô cùng, anh ta trịnh trọng mời chủ tớ Đường Thận vào phủ rồi báo ngay cho quản gia. Chỉ trong chốc lát, người quản gia trong bộ trường bào đã chạy tới. Ông ta hành lễ trước tiên: “Xin hỏi công tử có phải là Đường Thận – Đường công tử phủ Cô Tô không ạ?”
Đường Thận nói: “Đúng là ta.”
Quản gia hỏi: “Đại nhân là Trung Thư xá nhân – Đường đại nhân đúng không ạ?”
Đường Thận lại đáp: “Chính thế.”
Quản gia vội vàng nói: “Mời ngài qua bên này.”
Đường Thận đi theo quản gia, chính thức bước qua ngưỡng cửa Lang Gia Vương thị.
Thời trước, hai nhà Vương Tạ là danh môn thế gia chân chính, vừa có quyền thế lại vừa giàu sang không ai bì kịp. Đến triều đại này, họ Tạ đã suy bại nhiều, không còn huy hoàng như xưa nữa, nhưng họ Vương tính đến nay đã sản sinh ra ba tể tướng, hơn hai mươi tiến sĩ, danh tiếng lẫy lừng khắp muôn nơi. Đến thời Khai Bình hoàng đế, họ Vương có đến hai tướng công trong triều đình, có thể nói đã đạt đến đỉnh cao danh vọng.
Dinh thự khổng lồ của nhà họ Vương phần nhiều là những dãy nhà tường phấn ngói chì1, như một tài tử thi nhân từng dạo chơi nơi đây một lần đã sáng tác thành thơ:
“Suối hồng men vách núi xanh, thang son xen lẫn cây xanh điệp trùng2.”
[1] Dựa theo câu 粉墙黛瓦 tức “tường trắng như phấn, ngói đen như đại (chì kẻ mày cho phụ nữ, màu xanh đen sẫm)”.
Vào trong vườn, chỉ thấy lớp lớp rừng cây chen bóng nước, mênh mông cỏ biếc quyện trúc xanh. Cứ mỗi một cánh cổng bán nguyệt lại khắc một cái tên riêng, nào “Tầm Nguyệt môn”, nào “Mộng Ẩn cư”. Bên mỗi dòng tên là một dấu lạc khoản, những người đóng lạc khoản đều họ Vương. Từ xưa đến nay, danh nhân xuất thân từ Lang Gia Vương thị đều muốn lưu tên mình ở tòa dinh thự rộng lớn này.
Đường Thận đi được khoảng một nén nhang thì thấy, vào Lang Gia Vương thị,̣ mình chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Không nghi ngờ gì nữa, nếu hoàng cung Đại Tống mang vẻ đẹp bao la hùng vĩ của tư tưởng và tâm thế phương Bắc, thì dinh thự họ Vương quận Lang Gia là điển hình của nét kì ảo trong phong cảnh Giang Nam, cảnh chuyển động trên từng bước chân, mỗi vị trí lại mở ra một góc nhìn, một khung hình mới mẻ.
Có thể xây dựng được một tòa dinh thự đồ sộ cỡ này, ngoài hàng trăm năm tích lũy danh vọng thì yếu tố then chốt là phải rất giàu.
Chuyến tham quan này đã khắc sâu nhận thức của Đường Thận về sự giàu có của Vương Trăn.
Lắm tiền sướng thế chứ lị!
E rằng chỉ có một nơi như thế này mới sản sinh ra được người như Vương Tử Phong!
Đường Thận chờ trong phòng khách một xíu, quản gia đã tự tay dâng trà nóng, điểm tâm. Không bao lâu sau thì có một người đàn ông tuấn lãng tầm tuổi trung niên bước vào phòng. Người đàn ông này mặc y phục đen tuyền, đầu đội mũ nhà nho. Bỗng dưng thấy người lạ, Đường Thận ngạc nhiên, nhanh nhẹn đặt chén trà xuống, đứng dậy hành lễ.
Hai người thi lễ với nhau, người đàn ông trung niên mặc áo đen nói: “Hôm nay mùng bảy, nữ quyến trong nhà đi dâng hương lễ phật ở chùa Kê Minh, lũ trẻ nhỏ đi theo cả. Tử Phong là anh cả nên cũng đi cùng, giờ vẫn chưa về. Đường công tử chi bằng hãy dùng bữa trước, lưu lại phủ đợi một chốc?”
Đường Thận không ngờ lúc cậu nổi hứng đến thăm nhà họ Vương cũng là lúc Vương Trăn đi vắng!
Đường Thận nhất thời chẳng biết nên làm sao cho phải, cậu nói với người đàn ông kia: “Hôm nay đến đây đã là quấy quả rồi, vậy tại hạ xin phép cáo từ trước.”
Người đàn ông trung niên mặc áo đen cười bảo: “Nếu cậu đi, Tử Phong về mà biết lại oán ta mất. Lang Gia Vương thị chúng ta cũng đâu có đạo lí đãi khách thế này.”
Đường Thận nghe thế thì ngạc nhiên lắm. Cậu cho rằng người đàn ông này là bậc chú, bác của Vương Trăn, nhưng nghe giọng điệu thì dường như ông thân với Vương Trăn lắm, không hề bị gò bó bởi khoảng cách thế hệ.
Dường như người ấy hiểu được thắc mắc của của Đường Thận, ông bèn giải thích: “Ta họ Vương, tên một chữ Tuệ thôi, đứng hàng thứ tư trong các anh em, là Tứ thúc của Tử Phong. Tử Phong với Đường công tử là sư huynh đệ, cháu cứ gọi một tiếng Tứ thúc thúc là được rồi.”
Đường Thận cứ cảm thấy có gì sai sai ở đây, nhưng nghĩ mãi không ra, bèn nghe lời gọi theo: “Tứ thúc thúc.”
Vương Tuệ không hề nổi danh trong giới văn nhân Đại Tống, bởi từ bé ông đã không thích sách vở, chỉ say sưa tìm hiểu kinh thương. Đường Thận không biết, phần lớn các cửa hiệu của dòng họ Vương đều do một tay vị Tứ lão gia này điều hành. Tuy vậy, thu nhập chủ yếu của Lang Gia Vương thị không đến từ thương nghiệp mà đến từ thuế ruộng đất. Là một gia tộc thâm căn cố đế mấy trăm năm, họ Vương sở hữu vô số đất đai ở phủ Kim Lăng, chỉ riêng nguồn thu từ thuế đất đã đủ cho họ sống sung túc, ngồi mát ăn bát vàng thêm mấy trăm năm nữa rồi.
Vương Tuệ kinh doanh cũng chỉ vì đam mê mà thôi.
Là thương nhân, Vương Tuệ rất giỏi giao tế. Ông tiếp đón Đường Thận chu đáo, ân cần; Đường Thận trò chuyện với ông càng lúc càng cởi mở. Vương Tuệ khéo ăn khéo nói, hài hước dí dỏm, khiến Đường Thận vô cùng mến mộ.
Đường Thận tới nhà họ Vương vào buổi chiều, nhưng mãi đến chạng vạng mới thấy một con khoái mã đen bóng phi từ chùa Kê Minh về hẻm Ô Y.
Từ lúc Đường Thận vừa vào phủ, Vương Tuệ đã lẳng lặng sai người lên chùa Kê Minh bắn tin cho Vương Trăn. Tứ thúc nhạy bén hơn người, ông đã biết Đường Thận ghé chơi thì sao có thể không báo cho Vương Trăn? Trong triều đình, Vương Tử Phong có địa vị cao chót vót và được hoàng đế hết mực sủng ái, nhưng cũng vì chàng được lòng vua quá, lại có Hữu tướng Vương Thuyên nắm quyền lớn trong triều, thành ra Vương Trăn không kết bè kết đảng với bất cứ ai.
Đảng phái của Vương Trăn là Vương đảng, phe bảo hoàng trung lập.
Vì lòng trung thành của chàng đặt trọn ở hoàng đế nên Triệu Phụ cực kì coi trọng Vương Trăn. Trên triều Vương Trăn chẳng thiếu bè bạn, song người thân thiết và gần gũi với chàng đến mức độ này chỉ có mình Đường Cảnh Tắc mà thôi.
Ở Lang Gia Vương thị, chẳng những gác cổng có thể nhận ra Đường Thận mà ngay cả quản gia cũng có thể đọc vanh vách từng mẩu tin về cậu. Chung quy cũng bởi Đường Thận là hảo hữu hiếm hoi của Vương Tử Phong, nên phủ họ Vương mới tìm hiểu cậu kĩ càng như thế.
Sắc trời tối dần, Đường Thận tự thấy có lẽ không đợi được Vương Trăn, liền muốn đứng dậy ra về.
Vương Tuệ đứng lên khuyên: “Cảnh Tắc, hay là đợi thêm chút nữa?”
Đường Thận định đáp lời, chợt có gã đầy tớ chạy vào bẩm báo: “Đại công tử đã về.”
Vương Tuệ nhíu mày: “Đoàn xe đông thế, làm sao nó về nhanh vậy được?”
Gã đầy tớ đáp: “Đại công tử cưỡi khoái mã về trước một mình, còn các phu nhân, tiểu thư đi sau, cỡ nửa canh giờ nữa may ra mới về ạ.”
Đến nước này thì Đường Thận hết đường cáo từ.
Cậu theo Vương Tuệ ra khỏi phòng khách, lên sảnh lớn ở nhà trước. Mới đi được nửa đường, bỗng có tiếng ngựa hí vang trời, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Tim Đường Thận reo lên, cậu rẽ vào hành lang hoa. Vừa ngước mắt, cậu đã thấy Vương Trăn trong bộ áo đại sưởng màu đen, đầu đội ngọc quan, tay ghì cương ngựa, hiên ngang cưỡi trên lưng con tuấn mã. Chàng quay đầu, tình cờ bắt gặp Đường Thận cũng đang nhìn mình.
Cả hai cùng đứng từ xa mà trông về nhau, cùng ngây ngẩn trong ánh mắt.
Đường Thận hồi thần, bèn bước tới gần; Vương Trăn cũng xuống khỏi lưng ngựa. Chàng đứng đó, bình thản ngắm nghía Đường Thận một chốc, rồi mới cười dịu dàng: “Tiểu sư đệ lại gầy đi đấy.”
Đường Thận sửng sốt.
Gầy đâu? Mấy hôm nay về Cô Tô cậu ăn khỏe uống khỏe lắm mà, tự cậu còn thấy mập ra cơ mà!
Tiếp theo, Vương Trăn sai bảo người hầu: “Đường công tử thích ăn tôm, nấu luôn tôm mới gửi từ ngoài biển về hôm qua ấy, còn tôm sông thì làm món tôm đuôi phượng Kim Lăng3.”
[3] Đuôi tôm để nguyên, giống như đuôi phượng. Xem ảnh cuối bài
Người hầu cúi đầu vâng lệnh.
Sai sử xong, Vương Trăn lại ngắm Đường Thận, nghiêm túc nói: “Phải bồi bổ thêm tí chút.”
Đường Thận: “…”
Bồi bổ tức là phải ở lại xơi cơm rồi.
Vương Tuệ đứng bên quan sát, thái độ Vương Trăn khiến ông lén phì cười. Nghe tiếng cười trộm, Vương Trăn quay ra hành lễ với chú mình ngay: “Tứ thúc thúc.” Giọng nói ôn hòa du dương của chàng khiến Vương Tuệ phải “khụ” một tiếng.
Vương Tuệ nói: “Tôm biển tôm sông nhà ta đủ cả, ta mà biết Cảnh Tắc thích ăn tôm thì đã dặn chuẩn bị từ lâu rồi.”
Vương Trăn: “Cảnh Tắc?”
Vương Tuệ cười bất đắc dĩ: “Nếu Tử Phong đã về thì ta đi lo công chuyện trước nhé. Hai đứa cứ hàn huyên với nhau.”
Vương Tuệ đi rồi, Vương Trăn dẫn Đường Thận về chỗ ở của mình.
Tòa viện của Vương Trăn nằm ở tận cùng góc Tây dinh thự họ Vương, ở hướng này có một rừng trúc xanh rì thanh tĩnh. Vào thời điểm giao mùa giữa xuân và hạ, rừng trúc đem lại cho ta cảm giác phóng khoáng thoát tục, thanh thản tươi vui. Nhưng bây giờ là giữa mùa đông rét mướt, Đường Thận bất giác lạnh run. Cậu nhìn Vương Trăn, nhận xét: “Chẳng mấy khi thấy sư huynh mặc màu đen.”
Vương Trăn nghĩ một chốc mới hỏi: “Tiểu sư đệ không biết nguồn gốc của cái tên ‘Hẻm Ô Y’ à?”
Đường Thận: “Ủa, có sự tích gì ư?”
Vương Trăn: “Hẻm Ô Y rất dài, nhưng vì có hai nhà Vương, Tạ ở đây nên nó mới nổi tiếng đến vậy.” Người khác nói câu này còn bị cho là bốc phét, nhưng nghe Vương Trăn nói, Đường Thận coi đó là lẽ dĩ̃ nhiên. Hôm nay cậu tham quan Lang Gia Vương thị xong cũng không nhịn được phải khen, dòng họ Vương đúng là một gia tộc hùng mạnh. Nhờ có họ, chẳng riêng gì hẻm Ô Y trở nên tiếng tăm, mà cả phủ Kim Lăng cũng đi vào huyền thoại.
“Hẻm này hồi xưa có tên khác. Phải đến triều trước, khi các công tử quyền quý ở đây chuộng mặc ô y, tức là áo đen đấy, thì nơi đây mới đổi tên. Công tử hai nhà Vương, Tạ đều mặc áo đen đi lại trong hẻm, thế là sinh ra cái tên hẻm Ô Y.” Dừng một chút, Vương Trăn nói: “Tiểu sư đệ có muốn thay xiêm áo không?”
Đường Thận lấy làm lạ: “Đệ không phải người nhà họ Vương mà cũng phải thay áo đen sao?”
Vương Trăn thủng thẳng đáp: “Thế thì thôi vậy.”
Đường Thận cảm thấy hết sức khó hiểu.
Nhưng đến tối, cậu mới ngộ ra tại sao Vương Tử Phong lại bảo mình làm thế.
Cả nhà toàn người mặc áo đen, mỗi mình cậu mặc áo trắng, đúng là như chim trĩ lạc ổ phượng hoàng, một mình một phách!
Chùa Kê Minh nằm ở phía Đông Bắc phủ Kim Lăng; đêm xuống, cả nhà họ Vương đi lễ Phật ở chùa đã về đến nhà. Phong tục người dân nước Đại Tống khá cởi mở, nam nữ có thể ăn chung trong một phòng. Nhưng dù sao Đường Thận cũng là nam giới đến tuổi lập gia đình, vì thế nên lúc ăn cơm sẽ có bình phong ngăn cách giữa hai bàn một bên là nam giới, bên kia là các tiểu thư, phu nhân.
Vương Trăn chẳng quan trọng chuyện “ăn không nói, ngủ không nói”, nhưng những người khác trong nhà họ Vương thì rất để tâm, nên trên bàn ăn tuyệt nhiên không ai nói chuyện cả.
Sau khi các tiểu thư và phu nhân dùng bữa xong, tấm bình phong cũng được giỡ ra, mọi người bấy giờ mới uống trà, tán gẫu với nhau.
Cha của Vương Trăn mất sớm, nhị thúc Vương Thuyên ở Thịnh Kinh, năm nay không về nhà ăn Tết. Nam giới trong đại sảng chỉ có ba người là bậc cha chú, sau đó là đến Vương Trăn, nhị công tử Vương Tự, và giờ có thêm Đường Thận.
Vương Tuệ hỏi: “Uống trà này có quen không hả Cảnh Tắc?”
Đường Thận đặt chén trà xuống: “Trà ngon lắm ạ, cảm ơn Tứ thúc thúc.”
Tam lão gia nghe thế thì ngạc nhiên lắm: “Gọi Tứ thúc thúc luôn cơ đấy?” Ông cười hì hì: “Bình thường cũng hay có người đến chơi nhà, nhưng chả mấy khi gặp bạn của Tử Phong. Cảnh Tắc, nghe nói năm nay cháu mới mười tám nhỉ, đúng là tuổi trẻ tài cao.”
“Tam thúc thúc quá khen.”
Họ Vương không phải ai cũng làm quan, trong số những người có chức sắc ở đây, chỉ có Vương Trăn giữ chức quan cao hơn Đường Thận.
Nhà họ Vương danh giá bao đời nhưng không nghề kiêu căng hợm hĩnh. Mọi người trò chuyện với Đường Thận được một lúc, Đường Thận bỗng nghe ngoài phòng có tiếng ríu ra ríu rít. Cậu ngạc nhiên ngó ra, lắng tai nghe, chợt có tiếng trẻ con lanh lảnh: “Mi nghĩ là anh này hở?”
“Dám thế, dám thế lắm.”
“Bao nhiêu năm rồi mà chỉ có mỗi anh này đến đây, cho tui xem với.”
Tiếng nói chuyện trong phòng im bặt, Vương Trăn nhấp trà, nét mặt chàng khuất sau làn khói trà vấn vít. Vương Tuệ lúng túng, tằng hắng một tiếng rồi hô: “Đứa nào ngoài đấy, vào đây cả đi!”
“Chết chửa, lộ rồi!”
Giây lát sau, bốn năm đứa trẻ con lũn cũn vào phòng. Trong đám ấy lớn nhất mới mười tuổi, nhỏ thì chỉ cỡ sáu bảy tuổi. Cả lũ đều mặc áo quần đen, đội ngọc quan.
Nhị công tử Vương Tự thấy mấy đứa trẻ thì xây xẩm mặt mày, giải thích với Đường Thận: “Để Đường công tử chê cười rồi, lũ nhóc này là em họ ta. Có lẽ chúng thấy trong nhà có khách nên hiếu kỳ, chạy đến đây ngó nghiêng chút thôi.” Nói rồi, cậu ta nơm nớp liếc ông anh họ cả.
Vương Trăn vẫn bình thản uống trà như không.
Lũ trẻ con thấy không bị mắng thì cũng lớn gan hơn. Đứa bé nhất trong hội mở to đôi mắt đen láy hột nhãn, ngó Đường Thận không chớp mắt. Đường Thận cũng không hiểu sao mình lại được chú ý đến thế. Lúc này, Vương Trăn mới nhẹ nhàng đặt chung trà xuống, bảo: “Ban ngày vừa lên chùa Kê Minh, về nhà không chịu nghỉ ngơi, chắc là không mệt nhỉ. Đã thế thì tất cả về phòng, làm thêm một lần bài tập tiên sinh giao.”
Lũ trẻ há hốc mồm. Thế thì có mà chết à? Tụi nó trộm liếc Vương Trăn, nhưng trông cái vẻ hổ dữ mỉm cười4 của anh họ cả thì chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt5, khổ lắm mà chẳng thể nói ra. Bầy trẻ ủ ê cụp đuôi rời khỏi phòng.
[4] Thành ngữ chỉ người ngoài mặt thì lành nhưng trong bụng ghê gớm. Giống như miệng phật tâm xà, hay bụng chua miệng ngọt.
Vương Trăn thở dài: “Em thơ bướng bỉnh, khiến tiểu sư đệ chê cười.”
Đường Thận: “Đâu có, Tử Phong sư huynh cả nghĩ rồi.”
Nhà họ Vương nghe hai anh em nói chuyện kiểu ấy lại nhấm nháy với nhau. Nhị công tử Vương Tự cũng tò mò săm soi Đường Thận, như thể cậu ta muốn soi xem rốt cuộc nhân vật này là người thế nào mới có thể sống chung hài hòa với Vương Tử Phong mà không bị ông anh họ mình ăn tươi nuốt sống.
Uống trà xong, Vương Trăn giữ Đường Thận qua đêm ở phủ, Đường Thận không từ chối.
Rời khỏi đại sảnh, Đường Thận lơ đãng liếc nhìn về phía nhà sau. Trong nhà có giọng nữ thì thầm: “Úi, hình như cậu ấy phát hiện ra chúng ta rồi.”
Đường Thận: “…”
Sao người nhà họ Vương kì quặc thế nhỉ?
Suy nghĩ của nhà giàu đúng là khó hiểu!
Đường Thận đến nơi ở được chuẩn bị riêng cho mình, rửa sơ sơ mặt mũi rồi đi ngủ. Nữ giới và những người khác ở tách riêng phía hậu viện, còn Đường Thận, Vương Trăn và những công tử chưa lập gia đình trong họ Vương thì ở tiền viện.
Không thể phủ nhận, khu nhà dành cho khách trong dinh thự họ Vương vô cùng xinh xắn, có hồ nước với đá trang trí, chỗ nào trông cũng thật mê li. Suốt cả ngày, Đường Thận trốn từ Cô Tô đến Kim Lăng, giờ đã mệt rã rời. Vừa đặt lưng là cậu ngủ thiếp đi.
Đến nửa đêm, Đường Thận giật mình tỉnh giấc, trán đẫm mồ hôi.
Ngoài phòng có những tiếng động mơ hồ, nghe thật lạ lùng, thật yếu ớt, len lỏi vào tâm can.
Đường Thận đẩy cửa sổ. Đêm sâu hun hút, tuyết lông ngỗng trắng xóa bầu trời. Tuyết rơi xuống hồ nước trong sân, lặng lẽ tan chảy.
Trái tim cậu thắt lại, kí ức ba năm trước bỗng dội về. Vào một ngày đông tuyết lớn giống thế này, cậu cắm đầu chạy dưới mưa tuyết, điên cuồng đuổi theo Lương Tụng, nhưng Lương Tụng quay lưng về phía cậu, lững thững bước vào giữa trận tuyết mịt mùng… để rồi tan biến, chỉ lưu lại cho cậu một bóng lưng quả quyết, không bao giờ ngoái đầu.
Đường Thận ngơ ngác đứng trước cửa sổ, ánh mắt bần thần xa xôi. Mãi sau khi cậu đưa tay lên chùi má, mới phát hiện mặt mình nhòe nhoẹt nước, lạnh căm.
Mặc quần áo vào, Đường Thận ra khỏi phòng, xòe ô bước vào trong sân.
Dưới trận mưa tuyết trắng trời, Đường Thận giương ô, thả bộ một vòng quanh hồ nước. Cậu rẽ vào một rừng mai, đi mải miết rồi lạc đường lúc nào không hay. Đường Thận nghĩ thầm, gay go rồi, giờ đã quá nửa đêm, cậu vừa không biết đường ra, vừa không thể chờ sáng hôm sau mọi người thức dậy tìm mình được, thế thì chết rét mất.
Biết thế này thì đã chẳng đi dạo lung tung.
Cậu lang thang thêm một lúc, chợt nghe vang tiếng thở dài sau lưng: “Không lạnh à?”
Đường Thận kinh ngạc ngoái lại, chưa kịp thấy rõ mặt Vương Tử Phong thì một tấm áo khoác lông dày sụ đã choàng lên vai cậu. Nhiệt độ cơ thể ấm áp và mùi hương thân thuộc xua tan đi giá lạnh trên người, Đường Thận ngẩn ngơ, ngẩng lên nhìn Vương Trăn, sẽ sàng gọi một tiếng: “Sư huynh…” Giọng nói pha lẫn chút rụt rè vì biết mình mới mắc lỗi.
“Đệ cũng biết sai rồi hử?”
Đường Thận dụi mũi. Hơn nửa đêm không ngủ lại đi lung tung trong nhà người ta, đúng là chẳng có phép tắc gì cả.
“Sao sư huynh cũng ở đây?”
“Sao đệ lại ở đây?”
Đường Thận: “Đệ không ngủ được.
Vương Trăn: “Ừ, ta cũng mất ngủ.”
Đường Thận: “…”
Vương Tử Phong mà nói thì một dấu chấm câu cũng không thể tin!
Vương Trăn: “Chỗ này gần phòng ta, tuyết lớn lắm, về đó tránh tuyết đã.”
Đường Thận giờ mới phát hiện sau khi nhường áo cho mình, tay Vương Trăn bị lạnh đỏ cả lên. Môi cậu mấp máy, nhưng không biết nói sao. Trong đêm trăng tuyết trắng, Vương Tử Phong mặc áo đen, vẻ anh tuấn pha chút cao ngạo ung dung. Bỗng Đường Thận nhận ra chàng đang nhìn mình chờ đợi. Vương Trăn hỏi rất nhẹ nhàng: “Tiểu sư đệ?”
“Vâng.”
Phụng Bút cầm danh thiếp của Đường Thận, gõ cổng chính phủ nhà họ Vương. Người gác cổng nhận danh thiếp thì sửng sốt vô cùng, anh ta trịnh trọng mời chủ tớ Đường Thận vào phủ rồi báo ngay cho quản gia. Chỉ trong chốc lát, người quản gia trong bộ trường bào đã chạy tới. Ông ta hành lễ trước tiên: “Xin hỏi công tử có phải là Đường Thận – Đường công tử phủ Cô Tô không ạ?”
Đường Thận nói: “Đúng là ta.”
Quản gia hỏi: “Đại nhân là Trung Thư xá nhân – Đường đại nhân đúng không ạ?”
Đường Thận lại đáp: “Chính thế.”
Quản gia vội vàng nói: “Mời ngài qua bên này.”
Đường Thận đi theo quản gia, chính thức bước qua ngưỡng cửa Lang Gia Vương thị.
Thời trước, hai nhà Vương Tạ là danh môn thế gia chân chính, vừa có quyền thế lại vừa giàu sang không ai bì kịp. Đến triều đại này, họ Tạ đã suy bại nhiều, không còn huy hoàng như xưa nữa, nhưng họ Vương tính đến nay đã sản sinh ra ba tể tướng, hơn hai mươi tiến sĩ, danh tiếng lẫy lừng khắp muôn nơi. Đến thời Khai Bình hoàng đế, họ Vương có đến hai tướng công trong triều đình, có thể nói đã đạt đến đỉnh cao danh vọng.
Dinh thự khổng lồ của nhà họ Vương phần nhiều là những dãy nhà tường phấn ngói chì1, như một tài tử thi nhân từng dạo chơi nơi đây một lần đã sáng tác thành thơ:
“Suối hồng men vách núi xanh, thang son xen lẫn cây xanh điệp trùng2.”
[1] Dựa theo câu 粉墙黛瓦 tức “tường trắng như phấn, ngói đen như đại (chì kẻ mày cho phụ nữ, màu xanh đen sẫm)”.
Vào trong vườn, chỉ thấy lớp lớp rừng cây chen bóng nước, mênh mông cỏ biếc quyện trúc xanh. Cứ mỗi một cánh cổng bán nguyệt lại khắc một cái tên riêng, nào “Tầm Nguyệt môn”, nào “Mộng Ẩn cư”. Bên mỗi dòng tên là một dấu lạc khoản, những người đóng lạc khoản đều họ Vương. Từ xưa đến nay, danh nhân xuất thân từ Lang Gia Vương thị đều muốn lưu tên mình ở tòa dinh thự rộng lớn này.
Đường Thận đi được khoảng một nén nhang thì thấy, vào Lang Gia Vương thị,̣ mình chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Không nghi ngờ gì nữa, nếu hoàng cung Đại Tống mang vẻ đẹp bao la hùng vĩ của tư tưởng và tâm thế phương Bắc, thì dinh thự họ Vương quận Lang Gia là điển hình của nét kì ảo trong phong cảnh Giang Nam, cảnh chuyển động trên từng bước chân, mỗi vị trí lại mở ra một góc nhìn, một khung hình mới mẻ.
Có thể xây dựng được một tòa dinh thự đồ sộ cỡ này, ngoài hàng trăm năm tích lũy danh vọng thì yếu tố then chốt là phải rất giàu.
Chuyến tham quan này đã khắc sâu nhận thức của Đường Thận về sự giàu có của Vương Trăn.
Lắm tiền sướng thế chứ lị!
E rằng chỉ có một nơi như thế này mới sản sinh ra được người như Vương Tử Phong!
Đường Thận chờ trong phòng khách một xíu, quản gia đã tự tay dâng trà nóng, điểm tâm. Không bao lâu sau thì có một người đàn ông tuấn lãng tầm tuổi trung niên bước vào phòng. Người đàn ông này mặc y phục đen tuyền, đầu đội mũ nhà nho. Bỗng dưng thấy người lạ, Đường Thận ngạc nhiên, nhanh nhẹn đặt chén trà xuống, đứng dậy hành lễ.
Hai người thi lễ với nhau, người đàn ông trung niên mặc áo đen nói: “Hôm nay mùng bảy, nữ quyến trong nhà đi dâng hương lễ phật ở chùa Kê Minh, lũ trẻ nhỏ đi theo cả. Tử Phong là anh cả nên cũng đi cùng, giờ vẫn chưa về. Đường công tử chi bằng hãy dùng bữa trước, lưu lại phủ đợi một chốc?”
Đường Thận không ngờ lúc cậu nổi hứng đến thăm nhà họ Vương cũng là lúc Vương Trăn đi vắng!
Đường Thận nhất thời chẳng biết nên làm sao cho phải, cậu nói với người đàn ông kia: “Hôm nay đến đây đã là quấy quả rồi, vậy tại hạ xin phép cáo từ trước.”
Người đàn ông trung niên mặc áo đen cười bảo: “Nếu cậu đi, Tử Phong về mà biết lại oán ta mất. Lang Gia Vương thị chúng ta cũng đâu có đạo lí đãi khách thế này.”
Đường Thận nghe thế thì ngạc nhiên lắm. Cậu cho rằng người đàn ông này là bậc chú, bác của Vương Trăn, nhưng nghe giọng điệu thì dường như ông thân với Vương Trăn lắm, không hề bị gò bó bởi khoảng cách thế hệ.
Dường như người ấy hiểu được thắc mắc của của Đường Thận, ông bèn giải thích: “Ta họ Vương, tên một chữ Tuệ thôi, đứng hàng thứ tư trong các anh em, là Tứ thúc của Tử Phong. Tử Phong với Đường công tử là sư huynh đệ, cháu cứ gọi một tiếng Tứ thúc thúc là được rồi.”
Đường Thận cứ cảm thấy có gì sai sai ở đây, nhưng nghĩ mãi không ra, bèn nghe lời gọi theo: “Tứ thúc thúc.”
Vương Tuệ không hề nổi danh trong giới văn nhân Đại Tống, bởi từ bé ông đã không thích sách vở, chỉ say sưa tìm hiểu kinh thương. Đường Thận không biết, phần lớn các cửa hiệu của dòng họ Vương đều do một tay vị Tứ lão gia này điều hành. Tuy vậy, thu nhập chủ yếu của Lang Gia Vương thị không đến từ thương nghiệp mà đến từ thuế ruộng đất. Là một gia tộc thâm căn cố đế mấy trăm năm, họ Vương sở hữu vô số đất đai ở phủ Kim Lăng, chỉ riêng nguồn thu từ thuế đất đã đủ cho họ sống sung túc, ngồi mát ăn bát vàng thêm mấy trăm năm nữa rồi.
Vương Tuệ kinh doanh cũng chỉ vì đam mê mà thôi.
Là thương nhân, Vương Tuệ rất giỏi giao tế. Ông tiếp đón Đường Thận chu đáo, ân cần; Đường Thận trò chuyện với ông càng lúc càng cởi mở. Vương Tuệ khéo ăn khéo nói, hài hước dí dỏm, khiến Đường Thận vô cùng mến mộ.
Đường Thận tới nhà họ Vương vào buổi chiều, nhưng mãi đến chạng vạng mới thấy một con khoái mã đen bóng phi từ chùa Kê Minh về hẻm Ô Y.
Từ lúc Đường Thận vừa vào phủ, Vương Tuệ đã lẳng lặng sai người lên chùa Kê Minh bắn tin cho Vương Trăn. Tứ thúc nhạy bén hơn người, ông đã biết Đường Thận ghé chơi thì sao có thể không báo cho Vương Trăn? Trong triều đình, Vương Tử Phong có địa vị cao chót vót và được hoàng đế hết mực sủng ái, nhưng cũng vì chàng được lòng vua quá, lại có Hữu tướng Vương Thuyên nắm quyền lớn trong triều, thành ra Vương Trăn không kết bè kết đảng với bất cứ ai.
Đảng phái của Vương Trăn là Vương đảng, phe bảo hoàng trung lập.
Vì lòng trung thành của chàng đặt trọn ở hoàng đế nên Triệu Phụ cực kì coi trọng Vương Trăn. Trên triều Vương Trăn chẳng thiếu bè bạn, song người thân thiết và gần gũi với chàng đến mức độ này chỉ có mình Đường Cảnh Tắc mà thôi.
Ở Lang Gia Vương thị, chẳng những gác cổng có thể nhận ra Đường Thận mà ngay cả quản gia cũng có thể đọc vanh vách từng mẩu tin về cậu. Chung quy cũng bởi Đường Thận là hảo hữu hiếm hoi của Vương Tử Phong, nên phủ họ Vương mới tìm hiểu cậu kĩ càng như thế.
Sắc trời tối dần, Đường Thận tự thấy có lẽ không đợi được Vương Trăn, liền muốn đứng dậy ra về.
Vương Tuệ đứng lên khuyên: “Cảnh Tắc, hay là đợi thêm chút nữa?”
Đường Thận định đáp lời, chợt có gã đầy tớ chạy vào bẩm báo: “Đại công tử đã về.”
Vương Tuệ nhíu mày: “Đoàn xe đông thế, làm sao nó về nhanh vậy được?”
Gã đầy tớ đáp: “Đại công tử cưỡi khoái mã về trước một mình, còn các phu nhân, tiểu thư đi sau, cỡ nửa canh giờ nữa may ra mới về ạ.”
Đến nước này thì Đường Thận hết đường cáo từ.
Cậu theo Vương Tuệ ra khỏi phòng khách, lên sảnh lớn ở nhà trước. Mới đi được nửa đường, bỗng có tiếng ngựa hí vang trời, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Tim Đường Thận reo lên, cậu rẽ vào hành lang hoa. Vừa ngước mắt, cậu đã thấy Vương Trăn trong bộ áo đại sưởng màu đen, đầu đội ngọc quan, tay ghì cương ngựa, hiên ngang cưỡi trên lưng con tuấn mã. Chàng quay đầu, tình cờ bắt gặp Đường Thận cũng đang nhìn mình.
Cả hai cùng đứng từ xa mà trông về nhau, cùng ngây ngẩn trong ánh mắt.
Đường Thận hồi thần, bèn bước tới gần; Vương Trăn cũng xuống khỏi lưng ngựa. Chàng đứng đó, bình thản ngắm nghía Đường Thận một chốc, rồi mới cười dịu dàng: “Tiểu sư đệ lại gầy đi đấy.”
Đường Thận sửng sốt.
Gầy đâu? Mấy hôm nay về Cô Tô cậu ăn khỏe uống khỏe lắm mà, tự cậu còn thấy mập ra cơ mà!
Tiếp theo, Vương Trăn sai bảo người hầu: “Đường công tử thích ăn tôm, nấu luôn tôm mới gửi từ ngoài biển về hôm qua ấy, còn tôm sông thì làm món tôm đuôi phượng Kim Lăng3.”
[3] Đuôi tôm để nguyên, giống như đuôi phượng. Xem ảnh cuối bài
Người hầu cúi đầu vâng lệnh.
Sai sử xong, Vương Trăn lại ngắm Đường Thận, nghiêm túc nói: “Phải bồi bổ thêm tí chút.”
Đường Thận: “…”
Bồi bổ tức là phải ở lại xơi cơm rồi.
Vương Tuệ đứng bên quan sát, thái độ Vương Trăn khiến ông lén phì cười. Nghe tiếng cười trộm, Vương Trăn quay ra hành lễ với chú mình ngay: “Tứ thúc thúc.” Giọng nói ôn hòa du dương của chàng khiến Vương Tuệ phải “khụ” một tiếng.
Vương Tuệ nói: “Tôm biển tôm sông nhà ta đủ cả, ta mà biết Cảnh Tắc thích ăn tôm thì đã dặn chuẩn bị từ lâu rồi.”
Vương Trăn: “Cảnh Tắc?”
Vương Tuệ cười bất đắc dĩ: “Nếu Tử Phong đã về thì ta đi lo công chuyện trước nhé. Hai đứa cứ hàn huyên với nhau.”
Vương Tuệ đi rồi, Vương Trăn dẫn Đường Thận về chỗ ở của mình.
Tòa viện của Vương Trăn nằm ở tận cùng góc Tây dinh thự họ Vương, ở hướng này có một rừng trúc xanh rì thanh tĩnh. Vào thời điểm giao mùa giữa xuân và hạ, rừng trúc đem lại cho ta cảm giác phóng khoáng thoát tục, thanh thản tươi vui. Nhưng bây giờ là giữa mùa đông rét mướt, Đường Thận bất giác lạnh run. Cậu nhìn Vương Trăn, nhận xét: “Chẳng mấy khi thấy sư huynh mặc màu đen.”
Vương Trăn nghĩ một chốc mới hỏi: “Tiểu sư đệ không biết nguồn gốc của cái tên ‘Hẻm Ô Y’ à?”
Đường Thận: “Ủa, có sự tích gì ư?”
Vương Trăn: “Hẻm Ô Y rất dài, nhưng vì có hai nhà Vương, Tạ ở đây nên nó mới nổi tiếng đến vậy.” Người khác nói câu này còn bị cho là bốc phét, nhưng nghe Vương Trăn nói, Đường Thận coi đó là lẽ dĩ̃ nhiên. Hôm nay cậu tham quan Lang Gia Vương thị xong cũng không nhịn được phải khen, dòng họ Vương đúng là một gia tộc hùng mạnh. Nhờ có họ, chẳng riêng gì hẻm Ô Y trở nên tiếng tăm, mà cả phủ Kim Lăng cũng đi vào huyền thoại.
“Hẻm này hồi xưa có tên khác. Phải đến triều trước, khi các công tử quyền quý ở đây chuộng mặc ô y, tức là áo đen đấy, thì nơi đây mới đổi tên. Công tử hai nhà Vương, Tạ đều mặc áo đen đi lại trong hẻm, thế là sinh ra cái tên hẻm Ô Y.” Dừng một chút, Vương Trăn nói: “Tiểu sư đệ có muốn thay xiêm áo không?”
Đường Thận lấy làm lạ: “Đệ không phải người nhà họ Vương mà cũng phải thay áo đen sao?”
Vương Trăn thủng thẳng đáp: “Thế thì thôi vậy.”
Đường Thận cảm thấy hết sức khó hiểu.
Nhưng đến tối, cậu mới ngộ ra tại sao Vương Tử Phong lại bảo mình làm thế.
Cả nhà toàn người mặc áo đen, mỗi mình cậu mặc áo trắng, đúng là như chim trĩ lạc ổ phượng hoàng, một mình một phách!
Chùa Kê Minh nằm ở phía Đông Bắc phủ Kim Lăng; đêm xuống, cả nhà họ Vương đi lễ Phật ở chùa đã về đến nhà. Phong tục người dân nước Đại Tống khá cởi mở, nam nữ có thể ăn chung trong một phòng. Nhưng dù sao Đường Thận cũng là nam giới đến tuổi lập gia đình, vì thế nên lúc ăn cơm sẽ có bình phong ngăn cách giữa hai bàn một bên là nam giới, bên kia là các tiểu thư, phu nhân.
Vương Trăn chẳng quan trọng chuyện “ăn không nói, ngủ không nói”, nhưng những người khác trong nhà họ Vương thì rất để tâm, nên trên bàn ăn tuyệt nhiên không ai nói chuyện cả.
Sau khi các tiểu thư và phu nhân dùng bữa xong, tấm bình phong cũng được giỡ ra, mọi người bấy giờ mới uống trà, tán gẫu với nhau.
Cha của Vương Trăn mất sớm, nhị thúc Vương Thuyên ở Thịnh Kinh, năm nay không về nhà ăn Tết. Nam giới trong đại sảng chỉ có ba người là bậc cha chú, sau đó là đến Vương Trăn, nhị công tử Vương Tự, và giờ có thêm Đường Thận.
Vương Tuệ hỏi: “Uống trà này có quen không hả Cảnh Tắc?”
Đường Thận đặt chén trà xuống: “Trà ngon lắm ạ, cảm ơn Tứ thúc thúc.”
Tam lão gia nghe thế thì ngạc nhiên lắm: “Gọi Tứ thúc thúc luôn cơ đấy?” Ông cười hì hì: “Bình thường cũng hay có người đến chơi nhà, nhưng chả mấy khi gặp bạn của Tử Phong. Cảnh Tắc, nghe nói năm nay cháu mới mười tám nhỉ, đúng là tuổi trẻ tài cao.”
“Tam thúc thúc quá khen.”
Họ Vương không phải ai cũng làm quan, trong số những người có chức sắc ở đây, chỉ có Vương Trăn giữ chức quan cao hơn Đường Thận.
Nhà họ Vương danh giá bao đời nhưng không nghề kiêu căng hợm hĩnh. Mọi người trò chuyện với Đường Thận được một lúc, Đường Thận bỗng nghe ngoài phòng có tiếng ríu ra ríu rít. Cậu ngạc nhiên ngó ra, lắng tai nghe, chợt có tiếng trẻ con lanh lảnh: “Mi nghĩ là anh này hở?”
“Dám thế, dám thế lắm.”
“Bao nhiêu năm rồi mà chỉ có mỗi anh này đến đây, cho tui xem với.”
Tiếng nói chuyện trong phòng im bặt, Vương Trăn nhấp trà, nét mặt chàng khuất sau làn khói trà vấn vít. Vương Tuệ lúng túng, tằng hắng một tiếng rồi hô: “Đứa nào ngoài đấy, vào đây cả đi!”
“Chết chửa, lộ rồi!”
Giây lát sau, bốn năm đứa trẻ con lũn cũn vào phòng. Trong đám ấy lớn nhất mới mười tuổi, nhỏ thì chỉ cỡ sáu bảy tuổi. Cả lũ đều mặc áo quần đen, đội ngọc quan.
Nhị công tử Vương Tự thấy mấy đứa trẻ thì xây xẩm mặt mày, giải thích với Đường Thận: “Để Đường công tử chê cười rồi, lũ nhóc này là em họ ta. Có lẽ chúng thấy trong nhà có khách nên hiếu kỳ, chạy đến đây ngó nghiêng chút thôi.” Nói rồi, cậu ta nơm nớp liếc ông anh họ cả.
Vương Trăn vẫn bình thản uống trà như không.
Lũ trẻ con thấy không bị mắng thì cũng lớn gan hơn. Đứa bé nhất trong hội mở to đôi mắt đen láy hột nhãn, ngó Đường Thận không chớp mắt. Đường Thận cũng không hiểu sao mình lại được chú ý đến thế. Lúc này, Vương Trăn mới nhẹ nhàng đặt chung trà xuống, bảo: “Ban ngày vừa lên chùa Kê Minh, về nhà không chịu nghỉ ngơi, chắc là không mệt nhỉ. Đã thế thì tất cả về phòng, làm thêm một lần bài tập tiên sinh giao.”
Lũ trẻ há hốc mồm. Thế thì có mà chết à? Tụi nó trộm liếc Vương Trăn, nhưng trông cái vẻ hổ dữ mỉm cười4 của anh họ cả thì chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt5, khổ lắm mà chẳng thể nói ra. Bầy trẻ ủ ê cụp đuôi rời khỏi phòng.
[4] Thành ngữ chỉ người ngoài mặt thì lành nhưng trong bụng ghê gớm. Giống như miệng phật tâm xà, hay bụng chua miệng ngọt.
Vương Trăn thở dài: “Em thơ bướng bỉnh, khiến tiểu sư đệ chê cười.”
Đường Thận: “Đâu có, Tử Phong sư huynh cả nghĩ rồi.”
Nhà họ Vương nghe hai anh em nói chuyện kiểu ấy lại nhấm nháy với nhau. Nhị công tử Vương Tự cũng tò mò săm soi Đường Thận, như thể cậu ta muốn soi xem rốt cuộc nhân vật này là người thế nào mới có thể sống chung hài hòa với Vương Tử Phong mà không bị ông anh họ mình ăn tươi nuốt sống.
Uống trà xong, Vương Trăn giữ Đường Thận qua đêm ở phủ, Đường Thận không từ chối.
Rời khỏi đại sảnh, Đường Thận lơ đãng liếc nhìn về phía nhà sau. Trong nhà có giọng nữ thì thầm: “Úi, hình như cậu ấy phát hiện ra chúng ta rồi.”
Đường Thận: “…”
Sao người nhà họ Vương kì quặc thế nhỉ?
Suy nghĩ của nhà giàu đúng là khó hiểu!
Đường Thận đến nơi ở được chuẩn bị riêng cho mình, rửa sơ sơ mặt mũi rồi đi ngủ. Nữ giới và những người khác ở tách riêng phía hậu viện, còn Đường Thận, Vương Trăn và những công tử chưa lập gia đình trong họ Vương thì ở tiền viện.
Không thể phủ nhận, khu nhà dành cho khách trong dinh thự họ Vương vô cùng xinh xắn, có hồ nước với đá trang trí, chỗ nào trông cũng thật mê li. Suốt cả ngày, Đường Thận trốn từ Cô Tô đến Kim Lăng, giờ đã mệt rã rời. Vừa đặt lưng là cậu ngủ thiếp đi.
Đến nửa đêm, Đường Thận giật mình tỉnh giấc, trán đẫm mồ hôi.
Ngoài phòng có những tiếng động mơ hồ, nghe thật lạ lùng, thật yếu ớt, len lỏi vào tâm can.
Đường Thận đẩy cửa sổ. Đêm sâu hun hút, tuyết lông ngỗng trắng xóa bầu trời. Tuyết rơi xuống hồ nước trong sân, lặng lẽ tan chảy.
Trái tim cậu thắt lại, kí ức ba năm trước bỗng dội về. Vào một ngày đông tuyết lớn giống thế này, cậu cắm đầu chạy dưới mưa tuyết, điên cuồng đuổi theo Lương Tụng, nhưng Lương Tụng quay lưng về phía cậu, lững thững bước vào giữa trận tuyết mịt mùng… để rồi tan biến, chỉ lưu lại cho cậu một bóng lưng quả quyết, không bao giờ ngoái đầu.
Đường Thận ngơ ngác đứng trước cửa sổ, ánh mắt bần thần xa xôi. Mãi sau khi cậu đưa tay lên chùi má, mới phát hiện mặt mình nhòe nhoẹt nước, lạnh căm.
Mặc quần áo vào, Đường Thận ra khỏi phòng, xòe ô bước vào trong sân.
Dưới trận mưa tuyết trắng trời, Đường Thận giương ô, thả bộ một vòng quanh hồ nước. Cậu rẽ vào một rừng mai, đi mải miết rồi lạc đường lúc nào không hay. Đường Thận nghĩ thầm, gay go rồi, giờ đã quá nửa đêm, cậu vừa không biết đường ra, vừa không thể chờ sáng hôm sau mọi người thức dậy tìm mình được, thế thì chết rét mất.
Biết thế này thì đã chẳng đi dạo lung tung.
Cậu lang thang thêm một lúc, chợt nghe vang tiếng thở dài sau lưng: “Không lạnh à?”
Đường Thận kinh ngạc ngoái lại, chưa kịp thấy rõ mặt Vương Tử Phong thì một tấm áo khoác lông dày sụ đã choàng lên vai cậu. Nhiệt độ cơ thể ấm áp và mùi hương thân thuộc xua tan đi giá lạnh trên người, Đường Thận ngẩn ngơ, ngẩng lên nhìn Vương Trăn, sẽ sàng gọi một tiếng: “Sư huynh…” Giọng nói pha lẫn chút rụt rè vì biết mình mới mắc lỗi.
“Đệ cũng biết sai rồi hử?”
Đường Thận dụi mũi. Hơn nửa đêm không ngủ lại đi lung tung trong nhà người ta, đúng là chẳng có phép tắc gì cả.
“Sao sư huynh cũng ở đây?”
“Sao đệ lại ở đây?”
Đường Thận: “Đệ không ngủ được.
Vương Trăn: “Ừ, ta cũng mất ngủ.”
Đường Thận: “…”
Vương Tử Phong mà nói thì một dấu chấm câu cũng không thể tin!
Vương Trăn: “Chỗ này gần phòng ta, tuyết lớn lắm, về đó tránh tuyết đã.”
Đường Thận giờ mới phát hiện sau khi nhường áo cho mình, tay Vương Trăn bị lạnh đỏ cả lên. Môi cậu mấp máy, nhưng không biết nói sao. Trong đêm trăng tuyết trắng, Vương Tử Phong mặc áo đen, vẻ anh tuấn pha chút cao ngạo ung dung. Bỗng Đường Thận nhận ra chàng đang nhìn mình chờ đợi. Vương Trăn hỏi rất nhẹ nhàng: “Tiểu sư đệ?”
“Vâng.”
Tác giả :
Mạc Thần Hoan