Sổ Tay Tu Luyện Của Thám Tử Lừng Danh
Chương 26: Lừa và bị lừa (2)
Dịch: Hắc Thiên Long
Cơ bản, mọi chuyện thế này...
Bà cụ trước mặt năm nay đã ngoài 60 tuổi, sống tại một con đường nhỏ trong thành phố.
Cách đây 30 năm, chồng cụ mất vì bạo bệnh, chỉ còn lại mình và đứa con trai ngoan ngoãn, kháu khỉnh.
Dù rất vất vả nhưng để con có môi trường phát triển tốt hơn, người phụ nữ yếu đuối này đã đưa ra một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời lúc bấy giờ, chính là… không tái hôn.
Một mình nuôi con thật sự rất gian nan, cụ đành phải làm việc vất vả hơn. Ban ngày, bà cụ đi làm, buổi tối lại đi làm thêm việc khác. Dù rất mệt mỏi nhưng bà đều cảm thấy mọi nỗ lực của mình rất xứng đáng khi có thể trông thấy con mình khôn lớn từng ngày ở thời điểm về tới nhà hằng đêm.
Thực tế đã chứng minh rằng, tất cả những điều này thực sự đáng giá.
Đứa trẻ rất hiểu chuyện, học giỏi, tốt nghiệp được vài năm đã xin vào công tác tại một công ty loại khá. Cách đây một năm, con bà cụ còn được thăng chức, chuyển qua một phòng ban có đãi ngộ khá tốt.
Điều đáng tiếc duy nhất là công ty hơi xa nhà, nhưng điều này chẳng là gì đối với người mẹ đã hết lòng vì con.
Mỗi ngày, bà vẫn đi làm công ăn lương ở một cửa hàng bán trái cây cách đó hai dãy phố. Bà cụ sống kham khổ, dành dụm được một số tiền và mai đây định giúp con trai mua một căn nhà gần công ty hơn.
Mãi đến ngày hôm qua...
Ban đầu, mọi thứ vẫn giống như thường lệ. Bà cụ tóc bạc đã mặc xong quần áo, chuẩn bị ra ngoài.
Nhưng đột nhiên, điện thoại trong nhà đổ chuông.
Bà nhấc máy, và từ ngữ đơn giản tiếp theo đã loại bỏ mọi sự cảnh giác của bà.
“Mẹ......”
Dù chỉ có một chữ nhưng đã khiến bà cụ cảm giác thật thật ấm áp.
Con trai của bà quá bận rộn với công việc nên cách liên lạc duy nhất giữa hai mẹ con là gọi điện thoại cho nhau. Thậm chí, dường như điều duy nhất mà bà cụ này mong chờ hàng ngày chính là cuộc gọi của người con trai.
Tuy nhiên, bốn số cuối của người con kia là 7021, và bốn số cuối của cuộc gọi lúc này lại là 7012. Đáng tiếc thay, người già thường hay vô thức bỏ qua những chi tiết như vậy.
“Ừ.” Bà cụ đáp: “Cổ họng của con bị sao vậy, cảm à?”
“Ối dào, vì một số việc nên con bị nóng trong người đó mà.” Giọng nói trong micro trả lời.
Ngay lập tức, câu nói này đã dễ dàng kích động đến tình thương của một người mẹ hiền. Cũng như hầu hết các bà mẹ, dù bản thân bạn bị thấp khớp, đau đớn đến nổi khó mà ngủ yên nhưng bạn vẫn có thể cố gắng chịu đựng. Tuy vậy, chỉ cần con bạn có một vết thương nho nhỏ thôi, bạn sẽ lo lắng cho nó đến mức tưởng chừng như trời đất quay cuồng.
“Có chuyện gì vậy?” Bà cụ hỏi ngay, còn cố gắng giữ cho giọng mình bớt bối rối.
Tiếp theo, người gọi ở đầu dây bên kia bèn đưa ra lời giải thích ngay lập tức.
Thực ra cũng rất đơn giản, đó là do “con” của bà cụ vừa được chuyển sang bộ phận mới, chưa quen công việc nên vô tình thao tác sai trong một giao dịch.
Điều này trực tiếp dẫn đến khách hàng bị hụt một khoản tiền trị giá 200.000 tệ.
Cũng còn may, thao tác này không làm mất trắng số tiền, chỉ là không thể nào chuyển thẳng lại tài khoản của người khách hàng đó lần nữa. Người “con” đó cần phải thực hiện một vài thao tác bổ sung mới có thể bù đắp được sai lầm này.
Nhưng điều rất đáng lo ngại là thao tác sửa đổi này chỉ hiệu lực sau 3 ngày. Cũng bó tay nha, đây là quy định của ngân hàng.
Vấn đề nhức nhối ở đây là người khách hàng kia cần rút tiền vào lúc 9:00 sáng ngày hôm nay.
Xui xẻo thật! Ngộ nhỡ khách hàng nhận ra mình bị mất tiền, chắc chắn họ sẽ gửi đơn khiếu nại. Số tiền 200.000 tệ không phải là nhỏ. Thêm vào đó, con trai bà đã phạm phải sai lầm khi mới vừa được chuyển đến bộ phận mới, thật tất trách. Nếu nó bị cấp trên cảnh cáo rồi giáng chức, vậy phải làm sao đây?
Nhưng may mắn thay, bà cụ chợt nghĩ ra một cách. Tại sao con trai mình không dùng tiền của nó để bù vào khoảng thâm hụt ấy trước 9:00 sáng là được? Sau 3 ngày, thay vì chuyển khoản cho khách hàng, thằng nhóc nhà mình chỉ cần chuyển số tiền ấy sang tài khoản của chính nó, chẳng phải mọi việc hóa ra đơn giản ư?
À thì, có lẽ do nó thiếu tiền nhỉ? Sổ tiết kiệm của nó chỉ còn 30.000 tệ thôi, còn thiếu đến 170.000 tệ.
Cái thằng nhóc khờ khạo này, tại sao không nhờ mẹ nó giúp đỡ cơ chứ?
......
Trên thực tế, Chu Ngôn đã đoán được chuyện gì xảy ra sau khi nghe đến đoạn này.
Nhằm sửa chữa lỗi lầm cho con trai, bà cụ đã vội vã đến ngân hàng.
Tất nhiên, không phải bà cụ tin tưởng chuyện đó hoàn toàn. Trước khi gửi tiền, bà đã gọi cho con trai rất nhiều cuộc, nhưng kỳ lạ là điện thoại của thằng con kia luôn trong trạng thái báo số máy bận.
Nhận ra đã gần đến 9:00 sáng, người mẹ hiền này càng lúc càng lo lắng... Cuối cùng, tình thương con đã chiến thắng lòng nghi ngờ.
Bà cụ bèn thực hiện giao dịch chuyển tiền theo số tài khoản mà người "con" kia cung cấp!
Đến thời điểm này, biến cố trong ngày hôm qua đã kết thúc. Bà cụ cứ đinh ninh rằng, cuối cùng mình đã giúp con vượt qua một bàn thua trông thấy.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra...
Sáng nay, lại có một cuộc gọi khác.
“Mẹ ơi! Hôm qua có người gọi cho mẹ à?” Đầu dây bên kia hỏi.
“Đúng rồi con!” Ngay lúc nghe được câu hỏi này, cụ thầm hoảng sợ, tự hỏi chẳng lẽ... mình bị lừa rồi ư?
Trong giây tiếp theo, phỏng đoán của bà cụ đã được người con trai xác minh.
“Chời ơi, đó là quân lừa đảo đấy mẹ! Cơ bản là con chưa từng định hỏi mượn tiền của mẹ!”
Bà cụ cảm giác đầu óc quay cuồng.
Số tiền tiết kiệm ấy chính là thành quả đến từ sự tích cóp hơn một nửa đời người của bà cụ. Thậm chí, số tiền trợ cấp của chồng bà sau khi ông ấy qua đời cũng được góp vào chung!
Lúc này, dường như bà cụ cảm giác thế giới này đang sụp đổ dần.
Nhưng lúc này, câu nói kế tiếp của người con trai giúp bà cụ bình tĩnh lại đôi chút.
“Còn may nè mẹ! Sáng nay, ngân hàng có gọi cho con, nói mẹ chuyển tiền đến một tài khoản xa lạ nào đó. Nhờ thế nên con mới biết chuyện này đó chứ.”
Lúc này, bà cụ rất lo lắng, không hề chú ý đến sơ hở trong lời nói của người con trai: Nếu tài khoản người nhận có vấn đề, tại sao không gọi trực tiếp cho bà mà lại thông báo cho người con trai biết?
Bất quá, bà cụ vội vàng hỏi: “Rồi con trả lời họ sao?”
“Biết trả lời gì bây giờ? Dĩ nhiên là con yêu cầu ngân hàng phong tỏa số tiền đó ngay lập tức. Hiện tại, mẹ đừng quá lo lắng. Tên lừa đảo kia không thể rút tiền được đâu.”
Nghe đến đây, rốt cuộc bà cụ mới cảm thấy nhẹ lòng.
Tuy nhiên....
“Chỉ là, ngân hàng nói rằng, họ cũng chỉ có thể đóng băng số tiền mà thôi chứ không giải quyết hoạt động rút ngược số tiền được. Kẻ lừa đảo không thể rút tiền, và mẹ cũng không thể rút nó ra được. Rốt cuộc, ngân hàng cũng không biết là chúng ta có đang bịa chuyện hay không.”
“Vậy phải làm sao bây giờ?” Bà cụ lại lo lắng.
“À, mẹ đừng lo lắng, chỉ cần chúng ta nộp tiền ký quỹ là được. Ngân hàng đã cấp cho con một tài khoản ký quỹ. Chỉ cần trả 1/5 trên tổng số tiền cần thu hồi, hơn 30.000 tệ một chút, chúng ta có thể rút số tiền này ra.
Sau khi xong việc, ngân hàng sẽ khấu trừ một số phí thủ tục từ tài khoản ký quỹ, ước tính khoảng vài trăm nhân dân tệ là cùng. Vậy là xong chuyện đó mẹ.”
Nghe là có thể rút lại được tiền, vốn dĩ đang có nguy cơ mất hàng trăm nghìn tệ, so đo hơn thiệt một chút, theo bản năng, bà cụ chỉ nghĩ đơn giản rằng: 30.000 tệ ký quỹ chỉ là một số lượng nhỏ mà thôi.
Và cứ như thế... bà cụ đáng thương lại tiếp tục chuyển thêm 30.000 tệ chẵn tròn.
Và cũng vì như thế, tổng số tiền 200.000 tệ đã... một đi không trở lại.
Cơ bản, mọi chuyện thế này...
Bà cụ trước mặt năm nay đã ngoài 60 tuổi, sống tại một con đường nhỏ trong thành phố.
Cách đây 30 năm, chồng cụ mất vì bạo bệnh, chỉ còn lại mình và đứa con trai ngoan ngoãn, kháu khỉnh.
Dù rất vất vả nhưng để con có môi trường phát triển tốt hơn, người phụ nữ yếu đuối này đã đưa ra một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời lúc bấy giờ, chính là… không tái hôn.
Một mình nuôi con thật sự rất gian nan, cụ đành phải làm việc vất vả hơn. Ban ngày, bà cụ đi làm, buổi tối lại đi làm thêm việc khác. Dù rất mệt mỏi nhưng bà đều cảm thấy mọi nỗ lực của mình rất xứng đáng khi có thể trông thấy con mình khôn lớn từng ngày ở thời điểm về tới nhà hằng đêm.
Thực tế đã chứng minh rằng, tất cả những điều này thực sự đáng giá.
Đứa trẻ rất hiểu chuyện, học giỏi, tốt nghiệp được vài năm đã xin vào công tác tại một công ty loại khá. Cách đây một năm, con bà cụ còn được thăng chức, chuyển qua một phòng ban có đãi ngộ khá tốt.
Điều đáng tiếc duy nhất là công ty hơi xa nhà, nhưng điều này chẳng là gì đối với người mẹ đã hết lòng vì con.
Mỗi ngày, bà vẫn đi làm công ăn lương ở một cửa hàng bán trái cây cách đó hai dãy phố. Bà cụ sống kham khổ, dành dụm được một số tiền và mai đây định giúp con trai mua một căn nhà gần công ty hơn.
Mãi đến ngày hôm qua...
Ban đầu, mọi thứ vẫn giống như thường lệ. Bà cụ tóc bạc đã mặc xong quần áo, chuẩn bị ra ngoài.
Nhưng đột nhiên, điện thoại trong nhà đổ chuông.
Bà nhấc máy, và từ ngữ đơn giản tiếp theo đã loại bỏ mọi sự cảnh giác của bà.
“Mẹ......”
Dù chỉ có một chữ nhưng đã khiến bà cụ cảm giác thật thật ấm áp.
Con trai của bà quá bận rộn với công việc nên cách liên lạc duy nhất giữa hai mẹ con là gọi điện thoại cho nhau. Thậm chí, dường như điều duy nhất mà bà cụ này mong chờ hàng ngày chính là cuộc gọi của người con trai.
Tuy nhiên, bốn số cuối của người con kia là 7021, và bốn số cuối của cuộc gọi lúc này lại là 7012. Đáng tiếc thay, người già thường hay vô thức bỏ qua những chi tiết như vậy.
“Ừ.” Bà cụ đáp: “Cổ họng của con bị sao vậy, cảm à?”
“Ối dào, vì một số việc nên con bị nóng trong người đó mà.” Giọng nói trong micro trả lời.
Ngay lập tức, câu nói này đã dễ dàng kích động đến tình thương của một người mẹ hiền. Cũng như hầu hết các bà mẹ, dù bản thân bạn bị thấp khớp, đau đớn đến nổi khó mà ngủ yên nhưng bạn vẫn có thể cố gắng chịu đựng. Tuy vậy, chỉ cần con bạn có một vết thương nho nhỏ thôi, bạn sẽ lo lắng cho nó đến mức tưởng chừng như trời đất quay cuồng.
“Có chuyện gì vậy?” Bà cụ hỏi ngay, còn cố gắng giữ cho giọng mình bớt bối rối.
Tiếp theo, người gọi ở đầu dây bên kia bèn đưa ra lời giải thích ngay lập tức.
Thực ra cũng rất đơn giản, đó là do “con” của bà cụ vừa được chuyển sang bộ phận mới, chưa quen công việc nên vô tình thao tác sai trong một giao dịch.
Điều này trực tiếp dẫn đến khách hàng bị hụt một khoản tiền trị giá 200.000 tệ.
Cũng còn may, thao tác này không làm mất trắng số tiền, chỉ là không thể nào chuyển thẳng lại tài khoản của người khách hàng đó lần nữa. Người “con” đó cần phải thực hiện một vài thao tác bổ sung mới có thể bù đắp được sai lầm này.
Nhưng điều rất đáng lo ngại là thao tác sửa đổi này chỉ hiệu lực sau 3 ngày. Cũng bó tay nha, đây là quy định của ngân hàng.
Vấn đề nhức nhối ở đây là người khách hàng kia cần rút tiền vào lúc 9:00 sáng ngày hôm nay.
Xui xẻo thật! Ngộ nhỡ khách hàng nhận ra mình bị mất tiền, chắc chắn họ sẽ gửi đơn khiếu nại. Số tiền 200.000 tệ không phải là nhỏ. Thêm vào đó, con trai bà đã phạm phải sai lầm khi mới vừa được chuyển đến bộ phận mới, thật tất trách. Nếu nó bị cấp trên cảnh cáo rồi giáng chức, vậy phải làm sao đây?
Nhưng may mắn thay, bà cụ chợt nghĩ ra một cách. Tại sao con trai mình không dùng tiền của nó để bù vào khoảng thâm hụt ấy trước 9:00 sáng là được? Sau 3 ngày, thay vì chuyển khoản cho khách hàng, thằng nhóc nhà mình chỉ cần chuyển số tiền ấy sang tài khoản của chính nó, chẳng phải mọi việc hóa ra đơn giản ư?
À thì, có lẽ do nó thiếu tiền nhỉ? Sổ tiết kiệm của nó chỉ còn 30.000 tệ thôi, còn thiếu đến 170.000 tệ.
Cái thằng nhóc khờ khạo này, tại sao không nhờ mẹ nó giúp đỡ cơ chứ?
......
Trên thực tế, Chu Ngôn đã đoán được chuyện gì xảy ra sau khi nghe đến đoạn này.
Nhằm sửa chữa lỗi lầm cho con trai, bà cụ đã vội vã đến ngân hàng.
Tất nhiên, không phải bà cụ tin tưởng chuyện đó hoàn toàn. Trước khi gửi tiền, bà đã gọi cho con trai rất nhiều cuộc, nhưng kỳ lạ là điện thoại của thằng con kia luôn trong trạng thái báo số máy bận.
Nhận ra đã gần đến 9:00 sáng, người mẹ hiền này càng lúc càng lo lắng... Cuối cùng, tình thương con đã chiến thắng lòng nghi ngờ.
Bà cụ bèn thực hiện giao dịch chuyển tiền theo số tài khoản mà người "con" kia cung cấp!
Đến thời điểm này, biến cố trong ngày hôm qua đã kết thúc. Bà cụ cứ đinh ninh rằng, cuối cùng mình đã giúp con vượt qua một bàn thua trông thấy.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra...
Sáng nay, lại có một cuộc gọi khác.
“Mẹ ơi! Hôm qua có người gọi cho mẹ à?” Đầu dây bên kia hỏi.
“Đúng rồi con!” Ngay lúc nghe được câu hỏi này, cụ thầm hoảng sợ, tự hỏi chẳng lẽ... mình bị lừa rồi ư?
Trong giây tiếp theo, phỏng đoán của bà cụ đã được người con trai xác minh.
“Chời ơi, đó là quân lừa đảo đấy mẹ! Cơ bản là con chưa từng định hỏi mượn tiền của mẹ!”
Bà cụ cảm giác đầu óc quay cuồng.
Số tiền tiết kiệm ấy chính là thành quả đến từ sự tích cóp hơn một nửa đời người của bà cụ. Thậm chí, số tiền trợ cấp của chồng bà sau khi ông ấy qua đời cũng được góp vào chung!
Lúc này, dường như bà cụ cảm giác thế giới này đang sụp đổ dần.
Nhưng lúc này, câu nói kế tiếp của người con trai giúp bà cụ bình tĩnh lại đôi chút.
“Còn may nè mẹ! Sáng nay, ngân hàng có gọi cho con, nói mẹ chuyển tiền đến một tài khoản xa lạ nào đó. Nhờ thế nên con mới biết chuyện này đó chứ.”
Lúc này, bà cụ rất lo lắng, không hề chú ý đến sơ hở trong lời nói của người con trai: Nếu tài khoản người nhận có vấn đề, tại sao không gọi trực tiếp cho bà mà lại thông báo cho người con trai biết?
Bất quá, bà cụ vội vàng hỏi: “Rồi con trả lời họ sao?”
“Biết trả lời gì bây giờ? Dĩ nhiên là con yêu cầu ngân hàng phong tỏa số tiền đó ngay lập tức. Hiện tại, mẹ đừng quá lo lắng. Tên lừa đảo kia không thể rút tiền được đâu.”
Nghe đến đây, rốt cuộc bà cụ mới cảm thấy nhẹ lòng.
Tuy nhiên....
“Chỉ là, ngân hàng nói rằng, họ cũng chỉ có thể đóng băng số tiền mà thôi chứ không giải quyết hoạt động rút ngược số tiền được. Kẻ lừa đảo không thể rút tiền, và mẹ cũng không thể rút nó ra được. Rốt cuộc, ngân hàng cũng không biết là chúng ta có đang bịa chuyện hay không.”
“Vậy phải làm sao bây giờ?” Bà cụ lại lo lắng.
“À, mẹ đừng lo lắng, chỉ cần chúng ta nộp tiền ký quỹ là được. Ngân hàng đã cấp cho con một tài khoản ký quỹ. Chỉ cần trả 1/5 trên tổng số tiền cần thu hồi, hơn 30.000 tệ một chút, chúng ta có thể rút số tiền này ra.
Sau khi xong việc, ngân hàng sẽ khấu trừ một số phí thủ tục từ tài khoản ký quỹ, ước tính khoảng vài trăm nhân dân tệ là cùng. Vậy là xong chuyện đó mẹ.”
Nghe là có thể rút lại được tiền, vốn dĩ đang có nguy cơ mất hàng trăm nghìn tệ, so đo hơn thiệt một chút, theo bản năng, bà cụ chỉ nghĩ đơn giản rằng: 30.000 tệ ký quỹ chỉ là một số lượng nhỏ mà thôi.
Và cứ như thế... bà cụ đáng thương lại tiếp tục chuyển thêm 30.000 tệ chẵn tròn.
Và cũng vì như thế, tổng số tiền 200.000 tệ đã... một đi không trở lại.
Tác giả :
Phì Qua