Sổ Tay Nuôi Dưỡng Công Công
Chương 57
【Thân phận của Vũ Hóa Điền lần này là một vị phú thương đưa phu nhân đi an thai.】
Cô cúi đầu nghịch chén trà, không biết nên nói sao, muốn nói: ‘Thiện ác có báo, thiên đạo luân hồi.’ Nhưng nếu cô thực sự nói ra nhất định Vũ Hóa Điền sẽ phát cuồng đập chết cô. Vũ Hóa Điền cũng không nói gì, dường như đang suy nghĩ chuyện của hắn.
Cô đứng dậy đi đến trước bàn Vũ Hóa Điền, phát hiện hắn đang đọc một quyển trong trong số truyện cô mang đến. Nội dung là một đạo trưởng trong quan lấy danh nghĩa chữa vô sinh cho phụ nữ để lừa đảo cưỡng bức, thế mà người trong thôn lại còn rất tin tưởng hắn, tặng rất nhiều vàng bạc. Vũ Hóa Điền mới đọc được một nửa, sách để úp trên bàn.
Cô cầm lên định xem hắn đã đọc đến đoạn nào lại bị Vũ Hóa Điền đi tới cướp mất, nghiêm mặt nói: “Đã có thai rồi, đọc ít loại sách này thôi.”
Kỳ thực cái này không thể trách cô, truyện thời đại này vốn ít, đa phần đều là du ký kỳ ảo, còn là văn cổ, cô đọc rất vất vả. Nhưng loại sách đồi trụy này vì phù hợp với trình độ học vấn của đại đa số dân chúng nên đều là câu từ phổ thông dễ hiểu, nội dung sinh động dễ hiểu, miễn cưỡng trở thành một thú vui giết thời gian.
Không được đọc truyện giải trí nữa, cô đành đi dạo xung quanh, lên boong tàu ngắm cảnh hai bên bờ sông, chiêm ngưỡng kênh Kinh – Hàng trong truyền thuyết. Bên ngoài gió lớn, Vũ Hóa Điền khoác thêm cho cô một chiếc áo choàng, rồi mới đỡ cô ra ngoài. Nhìn Vũ Hóa Điền đỡ mình cô thấy nổi cả da gà, vội vàng đẩy hắn ra, nói: “Ta đầy đủ tay chân, không ốm không dau, không cần đỡ, ta tự đi được.”
Vũ Hóa Điền chỉ cho cô đi một lúc rồi lại áp giải cô về phòng. Cũng may phụ nữ có thai ham ngủ nên cô cũng không cảm thấy có gì không ổn, một ngày cứ thế qua đi.
Hai ngày sau, trong khi Vũ Hóa Điền chải đầu cho cô, cô phát hiện trên bàn có thêm không ít vàng bạc châu báu, chói lòa suýt mù mắt cô. Xem ra là trang sức Vũ Hóa Điền sai người trở về mang đến.
Vũ Hóa Điền hỏi: “Muốn đeo cái nào?”
“Có chiếc nào đào ra từ hoàng cung Tây Hạ không?”
Vũ Hóa Điền cười nói: “Cô đúng là biết hàng tốt.” Nói xong, hắn lấy từ trong hộp ra hai chiếc trâm vàng cài lên cho cô, vừa cài vừa nói: “Chưa biết chừng hoàng phi Tây Hạ nào đó cũng từng đeo đấy.”
Rửa mặt chải đầu xong, Tố Tuệ Dung liền tới nhắc nhở Vũ Hóa Điền: “Đốc chủ, thợ may đang chờ bên ngoài. Ngài muốn gặp luôn bây giờ hay để họ tiếp tục chờ ạ?”
“Cho họ vào, đo cho thần y.” Vũ Hóa Điền nói.
Vũ Hóa Điền nói xong, Tố Tuệ Dung liền mời ba thợ may vào. Người đi đầu tuổi khá lớn, hẳn là thợ chính. Bác gái kia hành lễ xong dùng thước dây đo cho cô, trong lúc ấy có người liên tục bê hai cái thùng lớn vào. Mở ra, chỉ thấy bên trong là đủ loại vải vóc tơ lụa, hai thợ may trẻ tuổi hơn ướm vải lên người cô chọn màu.
Vũ Hóa Điền vừa lòng cuộn vải nào sẽ cho lấy cuộn vải đó ra. Cô thấy số vải hắn giữ lại hơi nhiều, cuối cùng không nhịn được, nói: “Nhiều quá rồi, làm một hai bộ mặc tạm là dược. Bây giờ ta đang mang thai, mặc mấy ngày bụng to lên lại không vừa, để đấy lại phí.”
Vũ Hóa Điền thản nhiên nói: “Không sao, đợi đến Tô Châu sẽ sai người may mới, tơ lụa ở đấy rất nổi tiếng.”
Thợ may cũng hùa theo: “Phu nhân nếu không yên tâm, chúng ta có thể may rộng phần eo một chút, như vậy sẽ mặc được lâu hơn.”
Chủ chi và người may đều đã nói như thế rồi thì cô cũng không phản đối nữa.
Mười ngày sau, thuyền cập bến ở phủ Tô Châu. Cô mặc quần áo mới, đeo đồ trang sức mới, được Tố Tuệ Dung đỡ xuống thuyền. Trên bờ đã có một chiếc xe ngựa xa hoa đợi sẵn, đứng bên xe ngựa là Nhị đương đầu Đàm Lỗ Tử. Cô thấy mình đã đi rất nhanh rồi, không nhờ hắn còn tới sớm hơn.
Đàm Lỗ Tử tới hành lễ với Vũ Hóa Điền và cô. Vũ Hóa Điền sai hắn ở lại bến tàu giám sát vận chuyển hành lý, còn mình thì cùng cô lên xe ngựa về biệt viện trước. Một người hầu mang ghế tới, Vũ Hóa Điền đỡ cô lên xe ngựa, sau đó cũng ngồi lên, Tố Tuệ Dung thì ngồi bên cạnh người đánh xe.
Có lẽ sợ cô bị xóc, trên ghế có lót thêm đệm rất dày.
Phủ Tô Châu phồn hoa hơn cô tưởng tượng, hai bên đường hàng quán náo nhiệt không kém kinh thành, tiểu thương đi trên phố rao bán rất nhộn nhịp. Nơi này nằm sát bên sông, xem ra đã thành trung tâm thương nghiệp. Trên đường cũng có không ít người sau khi thấy xe ngựa đi qua thì châu đầu ghé tai, chuyện biệt viện lâu không người ở đột nhiên có người chuyển tới dường như đã lan truyền khắp nơi. Thân phận của Vũ Hóa Điền lần này là một vị phú thương đưa phu nhân đi an thai, không biết bọn họ sẽ nói về Vũ Hóa Điền thế nào.
Xe ngựa dừng trước cửa biệt viện. Tố Tuệ Dung vén màn lên, Vũ Hóa Điền xuống xe trước rồi mới đỡ cô xuống.
Người hầu trong biệt viện đã chờ sẵn đón hai người, lúc này đang đồng thanh hành lễ bái kiến lão gia, phu nhân. Vũ Hóa Điền cũng không thèm để ý, đi thẳng vào trong nhà, cô đành nói một câu: “Tất cả đứng dậy đi.” Rồi mới vội vàng đi theo Vũ Hóa Điền. Vũ Hóa Điền dắt cô đi tham quan biệt viện một lượt, có chỗ nào không vừa ý thì sai lão Trương quản gia phạt nặng.
Từ phương bắc xuống phương nam, khí hậu khác biệt quá nhiều làm cô không khỏe, tên gọi tắt là không hợp khí hậu. Sau khi mang thai cô tham ăn tham ngủ mà bây giờ cũng bắt đầu có phản ứng, nôn ọe suốt ngày, uống ngụm nước cũng có thể nôn cả buổi. Chỉ qua mấy ngày cô đã gầy rộc cả đi, lại vì có thai nên không dám uống thuốc lung tung, uống mấy chén an thai đều nôn ra hết.
Vũ Hóa Điền dùng bồ câu đưa thư sai người vận chuyển nước từ kinh thành tới, nhưng có nhanh cũng phải mất mười mấy hai mươi ngày. Mấy ngày nước chưa tới đối với cô hay với hắn đều là một loại dày vò. Vũ Hóa Điền đã âm u mấy ngày nay rồi, phát ra sát khí khiến người ta cách mười mét cũng cảm nhận được. Đám người hầu trong biệt viện đều nhẹ tay nhẹ chân, chỉ mong có thể biến thành không khí.
Hiện giờ cô sợ nhất là ăn cơm. Đầu bếp cũng biết cho nên đồ ăn trên bàn càng ngày càng nhiều, càng ngày càng tinh xảo, màu sắc bắt mắt tạo hình đặc sắc, chỉ mong cô thấy ngon mắt rồi ăn nhiều một chút.
“Ta không muốn ăn.” Cô dùng đũa chọc miếng ức gà Vũ Hóa Điền gắp vào bát cô, tội nghiệp nói.
Vũ Hóa Điền hiểu vì sao cô không muốn ăn, nhưng hắn vẫn nhẹ nhàng khuyên nhủ: “Cô xem mình đã gầy đến mức nào rồi, dù sao cũng phải ăn một chút, không ăn sẽ không chịu nổi đâu.” Thấy cô vẫn không có ý nhượng bộ, lại khuyên: “Coi như là vì con hãy cố ăn một chút.”
***
p.s: Làm xong mấy hôm rồi mà quên ko đăng =)))))))))))
Cô cúi đầu nghịch chén trà, không biết nên nói sao, muốn nói: ‘Thiện ác có báo, thiên đạo luân hồi.’ Nhưng nếu cô thực sự nói ra nhất định Vũ Hóa Điền sẽ phát cuồng đập chết cô. Vũ Hóa Điền cũng không nói gì, dường như đang suy nghĩ chuyện của hắn.
Cô đứng dậy đi đến trước bàn Vũ Hóa Điền, phát hiện hắn đang đọc một quyển trong trong số truyện cô mang đến. Nội dung là một đạo trưởng trong quan lấy danh nghĩa chữa vô sinh cho phụ nữ để lừa đảo cưỡng bức, thế mà người trong thôn lại còn rất tin tưởng hắn, tặng rất nhiều vàng bạc. Vũ Hóa Điền mới đọc được một nửa, sách để úp trên bàn.
Cô cầm lên định xem hắn đã đọc đến đoạn nào lại bị Vũ Hóa Điền đi tới cướp mất, nghiêm mặt nói: “Đã có thai rồi, đọc ít loại sách này thôi.”
Kỳ thực cái này không thể trách cô, truyện thời đại này vốn ít, đa phần đều là du ký kỳ ảo, còn là văn cổ, cô đọc rất vất vả. Nhưng loại sách đồi trụy này vì phù hợp với trình độ học vấn của đại đa số dân chúng nên đều là câu từ phổ thông dễ hiểu, nội dung sinh động dễ hiểu, miễn cưỡng trở thành một thú vui giết thời gian.
Không được đọc truyện giải trí nữa, cô đành đi dạo xung quanh, lên boong tàu ngắm cảnh hai bên bờ sông, chiêm ngưỡng kênh Kinh – Hàng trong truyền thuyết. Bên ngoài gió lớn, Vũ Hóa Điền khoác thêm cho cô một chiếc áo choàng, rồi mới đỡ cô ra ngoài. Nhìn Vũ Hóa Điền đỡ mình cô thấy nổi cả da gà, vội vàng đẩy hắn ra, nói: “Ta đầy đủ tay chân, không ốm không dau, không cần đỡ, ta tự đi được.”
Vũ Hóa Điền chỉ cho cô đi một lúc rồi lại áp giải cô về phòng. Cũng may phụ nữ có thai ham ngủ nên cô cũng không cảm thấy có gì không ổn, một ngày cứ thế qua đi.
Hai ngày sau, trong khi Vũ Hóa Điền chải đầu cho cô, cô phát hiện trên bàn có thêm không ít vàng bạc châu báu, chói lòa suýt mù mắt cô. Xem ra là trang sức Vũ Hóa Điền sai người trở về mang đến.
Vũ Hóa Điền hỏi: “Muốn đeo cái nào?”
“Có chiếc nào đào ra từ hoàng cung Tây Hạ không?”
Vũ Hóa Điền cười nói: “Cô đúng là biết hàng tốt.” Nói xong, hắn lấy từ trong hộp ra hai chiếc trâm vàng cài lên cho cô, vừa cài vừa nói: “Chưa biết chừng hoàng phi Tây Hạ nào đó cũng từng đeo đấy.”
Rửa mặt chải đầu xong, Tố Tuệ Dung liền tới nhắc nhở Vũ Hóa Điền: “Đốc chủ, thợ may đang chờ bên ngoài. Ngài muốn gặp luôn bây giờ hay để họ tiếp tục chờ ạ?”
“Cho họ vào, đo cho thần y.” Vũ Hóa Điền nói.
Vũ Hóa Điền nói xong, Tố Tuệ Dung liền mời ba thợ may vào. Người đi đầu tuổi khá lớn, hẳn là thợ chính. Bác gái kia hành lễ xong dùng thước dây đo cho cô, trong lúc ấy có người liên tục bê hai cái thùng lớn vào. Mở ra, chỉ thấy bên trong là đủ loại vải vóc tơ lụa, hai thợ may trẻ tuổi hơn ướm vải lên người cô chọn màu.
Vũ Hóa Điền vừa lòng cuộn vải nào sẽ cho lấy cuộn vải đó ra. Cô thấy số vải hắn giữ lại hơi nhiều, cuối cùng không nhịn được, nói: “Nhiều quá rồi, làm một hai bộ mặc tạm là dược. Bây giờ ta đang mang thai, mặc mấy ngày bụng to lên lại không vừa, để đấy lại phí.”
Vũ Hóa Điền thản nhiên nói: “Không sao, đợi đến Tô Châu sẽ sai người may mới, tơ lụa ở đấy rất nổi tiếng.”
Thợ may cũng hùa theo: “Phu nhân nếu không yên tâm, chúng ta có thể may rộng phần eo một chút, như vậy sẽ mặc được lâu hơn.”
Chủ chi và người may đều đã nói như thế rồi thì cô cũng không phản đối nữa.
Mười ngày sau, thuyền cập bến ở phủ Tô Châu. Cô mặc quần áo mới, đeo đồ trang sức mới, được Tố Tuệ Dung đỡ xuống thuyền. Trên bờ đã có một chiếc xe ngựa xa hoa đợi sẵn, đứng bên xe ngựa là Nhị đương đầu Đàm Lỗ Tử. Cô thấy mình đã đi rất nhanh rồi, không nhờ hắn còn tới sớm hơn.
Đàm Lỗ Tử tới hành lễ với Vũ Hóa Điền và cô. Vũ Hóa Điền sai hắn ở lại bến tàu giám sát vận chuyển hành lý, còn mình thì cùng cô lên xe ngựa về biệt viện trước. Một người hầu mang ghế tới, Vũ Hóa Điền đỡ cô lên xe ngựa, sau đó cũng ngồi lên, Tố Tuệ Dung thì ngồi bên cạnh người đánh xe.
Có lẽ sợ cô bị xóc, trên ghế có lót thêm đệm rất dày.
Phủ Tô Châu phồn hoa hơn cô tưởng tượng, hai bên đường hàng quán náo nhiệt không kém kinh thành, tiểu thương đi trên phố rao bán rất nhộn nhịp. Nơi này nằm sát bên sông, xem ra đã thành trung tâm thương nghiệp. Trên đường cũng có không ít người sau khi thấy xe ngựa đi qua thì châu đầu ghé tai, chuyện biệt viện lâu không người ở đột nhiên có người chuyển tới dường như đã lan truyền khắp nơi. Thân phận của Vũ Hóa Điền lần này là một vị phú thương đưa phu nhân đi an thai, không biết bọn họ sẽ nói về Vũ Hóa Điền thế nào.
Xe ngựa dừng trước cửa biệt viện. Tố Tuệ Dung vén màn lên, Vũ Hóa Điền xuống xe trước rồi mới đỡ cô xuống.
Người hầu trong biệt viện đã chờ sẵn đón hai người, lúc này đang đồng thanh hành lễ bái kiến lão gia, phu nhân. Vũ Hóa Điền cũng không thèm để ý, đi thẳng vào trong nhà, cô đành nói một câu: “Tất cả đứng dậy đi.” Rồi mới vội vàng đi theo Vũ Hóa Điền. Vũ Hóa Điền dắt cô đi tham quan biệt viện một lượt, có chỗ nào không vừa ý thì sai lão Trương quản gia phạt nặng.
Từ phương bắc xuống phương nam, khí hậu khác biệt quá nhiều làm cô không khỏe, tên gọi tắt là không hợp khí hậu. Sau khi mang thai cô tham ăn tham ngủ mà bây giờ cũng bắt đầu có phản ứng, nôn ọe suốt ngày, uống ngụm nước cũng có thể nôn cả buổi. Chỉ qua mấy ngày cô đã gầy rộc cả đi, lại vì có thai nên không dám uống thuốc lung tung, uống mấy chén an thai đều nôn ra hết.
Vũ Hóa Điền dùng bồ câu đưa thư sai người vận chuyển nước từ kinh thành tới, nhưng có nhanh cũng phải mất mười mấy hai mươi ngày. Mấy ngày nước chưa tới đối với cô hay với hắn đều là một loại dày vò. Vũ Hóa Điền đã âm u mấy ngày nay rồi, phát ra sát khí khiến người ta cách mười mét cũng cảm nhận được. Đám người hầu trong biệt viện đều nhẹ tay nhẹ chân, chỉ mong có thể biến thành không khí.
Hiện giờ cô sợ nhất là ăn cơm. Đầu bếp cũng biết cho nên đồ ăn trên bàn càng ngày càng nhiều, càng ngày càng tinh xảo, màu sắc bắt mắt tạo hình đặc sắc, chỉ mong cô thấy ngon mắt rồi ăn nhiều một chút.
“Ta không muốn ăn.” Cô dùng đũa chọc miếng ức gà Vũ Hóa Điền gắp vào bát cô, tội nghiệp nói.
Vũ Hóa Điền hiểu vì sao cô không muốn ăn, nhưng hắn vẫn nhẹ nhàng khuyên nhủ: “Cô xem mình đã gầy đến mức nào rồi, dù sao cũng phải ăn một chút, không ăn sẽ không chịu nổi đâu.” Thấy cô vẫn không có ý nhượng bộ, lại khuyên: “Coi như là vì con hãy cố ăn một chút.”
***
p.s: Làm xong mấy hôm rồi mà quên ko đăng =)))))))))))
Tác giả :
Hồ Thập Tam