Số 31 Đường Giấc Mơ
Chương 4
Đêm hôm trước tuyết rơi, và cả đường Thợ Bạc phủ đầy băng óng ánh. Vì vậy khi ah ra khỏi nhà vào buổi sáng ngày thứ Năm và nhìn thấy Ông Lão Gầy nằm sấp mặt trên vỉa hè, chân tay sõng soài như thể đang tạo một hình thiên thần trong tuyết, ngay lập tức cô đưa ra giả thiết là ông già bị trượt chân và ngã.
Hầu như sáng nào ah cũng nhìn thấy Ông Lão Gầy ra khỏi nhà. Ông lão có một thời khóa biểu rất cố định, ông mất khoảng ba phút để ra được tới bậc cửa trước, dựa dẫm gần như hoàn toàn vào cái gậy chống xù xì bằng gỗ gụ. Ở bậc thang cuối cùng, ông già dừng lại một lát, tay chống vào đầu con sư tử bằng xi măng. Rồi ông lấy từ trong túi chiếc áo khoác bằng vải tuýt màu xám (ông mặc quanh năm) một chiếc khăn tay to tướng màu trắng và lau lấy lau để cái mũi. Bất kể thời gian hay thời tiết nào trong năm, ông đều bị sổ mũi. Sau đó ông gập chiếc khăn tay to tướng lại thành hình tam giác, đút nó trở vào trong túi áo khoác và bắt đầu nghi lễ kiểm tra vỉa hè đằng trước nhà. Bất kỳ một trang báo lưu lạc hay một đầu mẩu thuốc lá nào đều bị xua xuống rãnh bằng những đường gạt quả quyết của cây gậy chống, sau đó ông lão bắt đầu lên đường.
“Xin chào,” cô đi một cách thận trọng qua con đường lầy lội. “Xin chào. Ông không sao chứ ạ?”
Ông Lão Gầy chẳng đáp lời. ah cúi xuống và hét vào tai ông lão. “Ông có sao không? Ông có cần cháu giúp ông một tay không?” Người đàn ông nằm bất động và ah bắt đầu nghi ngờ rằng có điều gì đó hoàn toàn không ổn ở đây. Cô nắm lấy tay ông già và quỳ xuống bên ông, lần tìm mạch ở cổ tay. Sự rung động mà cô cảm nhận được qua đầu ngón tay giống như khi một chiếc xe tải đi qua lằn giới hạn tốc độ. ah không biết đó là chuyển động do dòng máu ông già lưu thông hay chỉ là một nốt sần dưới da. Cô thả tay ông xuống và liếc nhìn về phía cửa ra vào ngôi nhà của ông già.
Cô chống tay đứng dậy. “Để cháu đi kiếm ai đó,” cô hét lên. “Cháu sẽ đi nhanh thôi.”
Cô chạy vội vàng về phía Nhà Chim Công và đập thật mạnh lên cửa ra vào. Có bóng ai đó hiện ra sau lớp kính màu lốm đốm bẩn trên cửa và rồi anh ta đứng đó, ngay trước mặt cô. Chàng Gầy, cùng với râu ria, tóc tai và một vẻ mặt hơi hoảng hốt.
“Có chuyện gì thế?”
“Ờ, ông già,” cô bắt đầu nói, “ông già nằm ở đằng kia,” cô chỉ tay về phía sau lưng. “Tôi nghĩ ông già chết rồi.”
“Ôi, Jesus.” Anh ta ngó qua lưng cô để nhìn cái cơ thể nằm sấp trên vỉa hè. “Ồ, cứt thật. Để tôi... Chúa ơi, tôi phải lấy giày đã.” Anh ta liếc nhìn đôi bàn chân dài và xương xẩu không thể tưởng. “Chờ tôi chút. Chỉ một giây thôi. Chờ tôi.” Anh ta quay đi, nhưng rồi lại quay phắt lại. “Cô đã gọi cứu thương chưa?”
“Chưa.” ah lắc đầu.
“Rồi. Có thể cần phải làm thế. Tôi nghĩ vậy. Rồi. Giày. Tôi quay lại ngay đây.”
Cô đang dở câu chuyện giải thích điều gì đã xảy ra với ông già cho một người phụ nữ nói giọng phương bắc, người đã trả lời điện thoại khá nhanh chóng và khôi phục lại lòng tin của ah đối với dịch vụ cấp cứu, thì Chàng Gầy chạy trở ra hành lang, chân đi đôi ủng cao su. Anh đi theo cô xuống bậc thềm để ra ngoài vỉa hè. ah nói với người phụ trách tổng đài: “Ông cụ nằm úp sấp mặt xuống đất, tôi cũng không rõ là ông ấy có còn thở hay không.” Cô liếc nhìn người đàn ông gầy guộc đang quỳ xuống bên cạnh ông già và ghé tai vào miệng ông. Anh nhún vai.
“Không,” ah nói tiếp, “chúng tôi không chắc, ông cụ cao tuổi lắm rồi.”
“Chín mươi bảy rồi,” Chàng Gầy nói, cầm cổ tay ông già lên để tìm mạch. “Ông cụ đã chín mươi bảy rồi.”
“Jesus,” cô nói với người trực tổng đài, “ông cụ chín mươi bảy tuổi.”
Nửa tiếng sau người ta tuyên bố là Gus Veldtman đã qua đời và đưa ông cụ đến Bệnh Viện Đa Khoa Barnet, nơi sau đó người ta xác định chắc chắn là ông cụ đã qua đời vì một cơn đau tim nặng. ah và Chàng Gầy đứng trên vỉa hè dõi theo chiếc xe cứu thương. Chiếc xe cứu thương không còi, không đèn, yên ắng chạy về phía High Road tạo cảm giác bi thảm ngột ngạt. Chẳng phải vội vàng nữa. Cái chết không còn cần sự khẩn cấp nữa.
“Ồ,” ah nói, mắt nhìn đồng hồ, “tôi nghĩ là tôi phải đi thôi.”
“Tới chỗ làm hả cô?”
“Phải đấy,” cô gật đầu, “tôi quản lý một cửa hàng, ở trên mạn Broadway.”
“À, thế à? Cửa hàng gì vậy?”
“Một cửa hàng quà tặng,” cô mỉm cười, “một cửa hàng quà tặng toàn màu hồng.”
“Ra thế,” anh gật đầu, “ra thế.”
“Vậy, tôi còn có thể giúp gì được anh nữa không?” Cô nói vô vọng.
“Không.” Anh đưa tay lên xoa mặt. “Không đâu. Giờ thì chỉ có vậy thôi, phải không nhỉ? Tôi sẽ gọi cho người thân của ông cụ. Họ sẽ giải quyết mọi việc còn lại, tôi đoán vậy. Chỉ đơn giản là tiếp tục những việc phải làm thôi, tôi nghĩ thế.” Anh nhún vai và đút tay vào túi quần. “Nhưng xin cám ơn... xin lỗi, cô tên là gì nhỉ?”
“ah.”
“ah.” Anh gật đầu. “Còn tôi tên là Toby.” Anh chìa bàn tay to như chiếc găng đánh bóng chày ra cho cô.
“Toby,” cô nhắc lại, nghĩ thầm Toby không nằm trong số tất cả những cái tên mà cô đã tưởng tượng ra cho Chàng Gầy. “Buồn cười thật đấy,” cô nói, “tôi đã sống ở bên kia đường đối diện với anh từ gần ba năm nay và cuối cùng tôi cũng bắt chuyện với anh vì có người qua đời.” Cô nhún vai. “London là như thế, phải không?”
Toby gật đầu đồng tình.
“Vậy thì, ông ấy là ai thế? Gus ấy mà? Tôi luôn nghĩ rằng đấy là ông của anh.”
Toby cười, căng thẳng. “Cô nghĩ vậy sao?”
“Phải. Nhưng bằng vào phản ứng của anh đối với...” - cô làm một cử chỉ về phía điểm trên vỉa hè nơi ông già qua đời - “tôi đoán là tôi nhầm.”
“Không.
Gus không phải là ông tôi. Gus là một khách trọ vĩnh viễn của tôi mà thôi.”
“À, tôi hiểu rồi. Vậy ra anh sở hữu ngôi nhà này?”
“Đúng vậy,” anh gật đầu. “Nhà tôi đấy.”
“Và những người khác sống ở đây - họ là...?”
“Những khách thuê nhà không vĩnh viễn.” Toby bắt đầu có vẻ không được thoải mải lắm với cuộc đối thoại.
“Tôi xin lỗi. Điều cuối cùng mà anh cần bây giờ là tôi hỏi han anh đủ thứ. Chỉ là vì - tính tôi rất tò mò và ngôi nhà của anh đã khiến tôi tò mò từ mấy năm nay rồi. Tôi cứ tự hỏi mọi người là ai và biết nhau như thế nào và... ờ, vậy thôi. Tôi nên để anh đi. Và nếu anh có cần gì, anh biết tìm tôi ở đâu rồi đó. Đừng ngại - cứ nhờ tôi.”
Toby mỉm cười. “Cám ơn cô. Tôi sẽ làm vậy. Và ah này?”
“Gì vậy?”
“Cám ơn cô, rất nhiều đấy.”
“Vì sao chứ?”
“Vì đã có mặt ở đây. Cám ơn cô.”
Anh quay đi, bước lên các bậc thang để trở về ngôi nhà to lớn đặc biệt của mình. ah cũng quay đi, tiến về phía bến xe buýt. Nhìn lại cái mảng vỉa hè lạnh lẽo nơi ông già Gus đã trút hơi thở cuối cùng, cô bất chợt thấy thoáng bóng ai lướt từ phòng này sang phòng khác, như một bóng ma. Cánh cửa sập lại và cô bừng tỉnh khỏi giấc mơ. Đã đến giờ đi làm rồi.
Hầu như sáng nào ah cũng nhìn thấy Ông Lão Gầy ra khỏi nhà. Ông lão có một thời khóa biểu rất cố định, ông mất khoảng ba phút để ra được tới bậc cửa trước, dựa dẫm gần như hoàn toàn vào cái gậy chống xù xì bằng gỗ gụ. Ở bậc thang cuối cùng, ông già dừng lại một lát, tay chống vào đầu con sư tử bằng xi măng. Rồi ông lấy từ trong túi chiếc áo khoác bằng vải tuýt màu xám (ông mặc quanh năm) một chiếc khăn tay to tướng màu trắng và lau lấy lau để cái mũi. Bất kể thời gian hay thời tiết nào trong năm, ông đều bị sổ mũi. Sau đó ông gập chiếc khăn tay to tướng lại thành hình tam giác, đút nó trở vào trong túi áo khoác và bắt đầu nghi lễ kiểm tra vỉa hè đằng trước nhà. Bất kỳ một trang báo lưu lạc hay một đầu mẩu thuốc lá nào đều bị xua xuống rãnh bằng những đường gạt quả quyết của cây gậy chống, sau đó ông lão bắt đầu lên đường.
“Xin chào,” cô đi một cách thận trọng qua con đường lầy lội. “Xin chào. Ông không sao chứ ạ?”
Ông Lão Gầy chẳng đáp lời. ah cúi xuống và hét vào tai ông lão. “Ông có sao không? Ông có cần cháu giúp ông một tay không?” Người đàn ông nằm bất động và ah bắt đầu nghi ngờ rằng có điều gì đó hoàn toàn không ổn ở đây. Cô nắm lấy tay ông già và quỳ xuống bên ông, lần tìm mạch ở cổ tay. Sự rung động mà cô cảm nhận được qua đầu ngón tay giống như khi một chiếc xe tải đi qua lằn giới hạn tốc độ. ah không biết đó là chuyển động do dòng máu ông già lưu thông hay chỉ là một nốt sần dưới da. Cô thả tay ông xuống và liếc nhìn về phía cửa ra vào ngôi nhà của ông già.
Cô chống tay đứng dậy. “Để cháu đi kiếm ai đó,” cô hét lên. “Cháu sẽ đi nhanh thôi.”
Cô chạy vội vàng về phía Nhà Chim Công và đập thật mạnh lên cửa ra vào. Có bóng ai đó hiện ra sau lớp kính màu lốm đốm bẩn trên cửa và rồi anh ta đứng đó, ngay trước mặt cô. Chàng Gầy, cùng với râu ria, tóc tai và một vẻ mặt hơi hoảng hốt.
“Có chuyện gì thế?”
“Ờ, ông già,” cô bắt đầu nói, “ông già nằm ở đằng kia,” cô chỉ tay về phía sau lưng. “Tôi nghĩ ông già chết rồi.”
“Ôi, Jesus.” Anh ta ngó qua lưng cô để nhìn cái cơ thể nằm sấp trên vỉa hè. “Ồ, cứt thật. Để tôi... Chúa ơi, tôi phải lấy giày đã.” Anh ta liếc nhìn đôi bàn chân dài và xương xẩu không thể tưởng. “Chờ tôi chút. Chỉ một giây thôi. Chờ tôi.” Anh ta quay đi, nhưng rồi lại quay phắt lại. “Cô đã gọi cứu thương chưa?”
“Chưa.” ah lắc đầu.
“Rồi. Có thể cần phải làm thế. Tôi nghĩ vậy. Rồi. Giày. Tôi quay lại ngay đây.”
Cô đang dở câu chuyện giải thích điều gì đã xảy ra với ông già cho một người phụ nữ nói giọng phương bắc, người đã trả lời điện thoại khá nhanh chóng và khôi phục lại lòng tin của ah đối với dịch vụ cấp cứu, thì Chàng Gầy chạy trở ra hành lang, chân đi đôi ủng cao su. Anh đi theo cô xuống bậc thềm để ra ngoài vỉa hè. ah nói với người phụ trách tổng đài: “Ông cụ nằm úp sấp mặt xuống đất, tôi cũng không rõ là ông ấy có còn thở hay không.” Cô liếc nhìn người đàn ông gầy guộc đang quỳ xuống bên cạnh ông già và ghé tai vào miệng ông. Anh nhún vai.
“Không,” ah nói tiếp, “chúng tôi không chắc, ông cụ cao tuổi lắm rồi.”
“Chín mươi bảy rồi,” Chàng Gầy nói, cầm cổ tay ông già lên để tìm mạch. “Ông cụ đã chín mươi bảy rồi.”
“Jesus,” cô nói với người trực tổng đài, “ông cụ chín mươi bảy tuổi.”
Nửa tiếng sau người ta tuyên bố là Gus Veldtman đã qua đời và đưa ông cụ đến Bệnh Viện Đa Khoa Barnet, nơi sau đó người ta xác định chắc chắn là ông cụ đã qua đời vì một cơn đau tim nặng. ah và Chàng Gầy đứng trên vỉa hè dõi theo chiếc xe cứu thương. Chiếc xe cứu thương không còi, không đèn, yên ắng chạy về phía High Road tạo cảm giác bi thảm ngột ngạt. Chẳng phải vội vàng nữa. Cái chết không còn cần sự khẩn cấp nữa.
“Ồ,” ah nói, mắt nhìn đồng hồ, “tôi nghĩ là tôi phải đi thôi.”
“Tới chỗ làm hả cô?”
“Phải đấy,” cô gật đầu, “tôi quản lý một cửa hàng, ở trên mạn Broadway.”
“À, thế à? Cửa hàng gì vậy?”
“Một cửa hàng quà tặng,” cô mỉm cười, “một cửa hàng quà tặng toàn màu hồng.”
“Ra thế,” anh gật đầu, “ra thế.”
“Vậy, tôi còn có thể giúp gì được anh nữa không?” Cô nói vô vọng.
“Không.” Anh đưa tay lên xoa mặt. “Không đâu. Giờ thì chỉ có vậy thôi, phải không nhỉ? Tôi sẽ gọi cho người thân của ông cụ. Họ sẽ giải quyết mọi việc còn lại, tôi đoán vậy. Chỉ đơn giản là tiếp tục những việc phải làm thôi, tôi nghĩ thế.” Anh nhún vai và đút tay vào túi quần. “Nhưng xin cám ơn... xin lỗi, cô tên là gì nhỉ?”
“ah.”
“ah.” Anh gật đầu. “Còn tôi tên là Toby.” Anh chìa bàn tay to như chiếc găng đánh bóng chày ra cho cô.
“Toby,” cô nhắc lại, nghĩ thầm Toby không nằm trong số tất cả những cái tên mà cô đã tưởng tượng ra cho Chàng Gầy. “Buồn cười thật đấy,” cô nói, “tôi đã sống ở bên kia đường đối diện với anh từ gần ba năm nay và cuối cùng tôi cũng bắt chuyện với anh vì có người qua đời.” Cô nhún vai. “London là như thế, phải không?”
Toby gật đầu đồng tình.
“Vậy thì, ông ấy là ai thế? Gus ấy mà? Tôi luôn nghĩ rằng đấy là ông của anh.”
Toby cười, căng thẳng. “Cô nghĩ vậy sao?”
“Phải. Nhưng bằng vào phản ứng của anh đối với...” - cô làm một cử chỉ về phía điểm trên vỉa hè nơi ông già qua đời - “tôi đoán là tôi nhầm.”
“Không.
Gus không phải là ông tôi. Gus là một khách trọ vĩnh viễn của tôi mà thôi.”
“À, tôi hiểu rồi. Vậy ra anh sở hữu ngôi nhà này?”
“Đúng vậy,” anh gật đầu. “Nhà tôi đấy.”
“Và những người khác sống ở đây - họ là...?”
“Những khách thuê nhà không vĩnh viễn.” Toby bắt đầu có vẻ không được thoải mải lắm với cuộc đối thoại.
“Tôi xin lỗi. Điều cuối cùng mà anh cần bây giờ là tôi hỏi han anh đủ thứ. Chỉ là vì - tính tôi rất tò mò và ngôi nhà của anh đã khiến tôi tò mò từ mấy năm nay rồi. Tôi cứ tự hỏi mọi người là ai và biết nhau như thế nào và... ờ, vậy thôi. Tôi nên để anh đi. Và nếu anh có cần gì, anh biết tìm tôi ở đâu rồi đó. Đừng ngại - cứ nhờ tôi.”
Toby mỉm cười. “Cám ơn cô. Tôi sẽ làm vậy. Và ah này?”
“Gì vậy?”
“Cám ơn cô, rất nhiều đấy.”
“Vì sao chứ?”
“Vì đã có mặt ở đây. Cám ơn cô.”
Anh quay đi, bước lên các bậc thang để trở về ngôi nhà to lớn đặc biệt của mình. ah cũng quay đi, tiến về phía bến xe buýt. Nhìn lại cái mảng vỉa hè lạnh lẽo nơi ông già Gus đã trút hơi thở cuối cùng, cô bất chợt thấy thoáng bóng ai lướt từ phòng này sang phòng khác, như một bóng ma. Cánh cửa sập lại và cô bừng tỉnh khỏi giấc mơ. Đã đến giờ đi làm rồi.
Tác giả :
Lisa Jewell