Số 31 Đường Giấc Mơ
Chương 27
Toby đang nghe cái thứ nhạc dớ dẩn của anh. Con có thể nghe thấy tiếng nhạc qua cửa phòng ngủ. Cậu chẳng biết đó là nhạc gì nhưng chúng không phải nhạc hiện đại. Đó thậm chí cũng không phải là nhạc indie[21]. Con ghét nhạc indie lắm nhưng ít nhất thì cậu cũng còn cảm thấy có chút liên quan, ít nhất đó cũng là thứ nhạc do những người cũng tầm tuổi như cậu sáng tác, những người vẫn còn đang sống, những người không dùng mấy thứ ma túy có những cái tên gọi đã được hippy hóa một cách ngu ngốc và chết trong các vụ đâm xe. Nhưng cái thứ mà Toby đang nghe đây - nó nằm ngoài sự lĩnh hội của cậu; guitar rú rít, trống bé tí teo, không có dàn hợp xướng, đôi khi dài tới mười phút. Cậu đã từng nhìn thấy bìa đĩa ở dưới nhà - những tay già kỳ quặc với râu quai nón và khăn quàng mỏng, mũ nhàu nát và mặt sơn phết. Nó làm Con cảm thấy không thoải mái, dù chỉ nhìn chúng mà thôi.
[21] Indie music là xu hướng âm nhạc ra đời từ cách đây vài thập kỉ. Vào khoảng những năm 1950, 1960 khi các hãng thu âm có quá nhiều quyền lực và tham gia sâu vào việc in đĩa của ca sĩ thì xu hướng này bắt đầu và nhanh chóng trở thành xu hướng âm nhạc thịnh hành trên thế giới. Indie là viết tắt của từ independent (nghĩa là độc lập). Những nghệ sĩ indie thường “bao thầu” tất cả các công đoạn để “tạo chế” ra một sản phẩm. Họ luôn làm việc với khẩu hiệu “do it yourself” nên chất nhạc của họ luôn lạ, có phần phóng khoáng, tự do và mang đậm dấu ấn cá nhân. (ND)
Cậu gõ dứt khoát vào cánh cửa, một lần, hai lần rồi ba lần, cho đến khi Toby xuất hiện. Anh mặc một chiếc áo chui đầu kẻ sọc dài đến nửa đùi, và một chiếc quần jeans ống bó, sành điệu mà không hề ý thức về điều đó. Có chút mực đen dính trên má anh và vụn bánh mì vương trên gấu tay áo.
“Xin chào, xin lỗi vì em làm phiền anh.”
Toby mỉm cười. “Không, có gì đâu mà. Anh cũng chẳng làm gì đâu, chỉ là, em biết đấy...” Anh nói nhỏ dần, vòng tay đỡ lấy gáy.
“Em có thể nhờ anh một chút không?”
“Được chứ. Em có muốn vào đây một lát không?”
“Em cần phải mượn máy tính của anh.”
“Thế à, dĩ nhiên là được.”
“Có điều là, em không biết dùng máy tính. À, ngoại trừ hệ thống ở chỗ làm. Nhưng em không biết phải sử dụng internet như thế nào. Anh có thể giúp em tìm cái này được không?”
“Chúa ơi, dĩ nhiên là được, chắc chắn rồi.”
Toby đẩy đĩa đựng bánh mỳ nướng ra một bên, dọn dẹp chỗ giấy tờ, giấy ghi chép và cuốn sổ. Anh chồng tất cả thành một chồng lớn, rồi kéo một cái ghế ra cho Con ngồi.
“Đây là những bài thơ và các sáng tác của anh đấy à?” Con hỏi.
Toby liếc nhìn chồng giấy tờ và lắc đầu. “À, cũng gần như thế, anh đoán vậy. Đó là ghi chép những ý tưởng của anh. Anh viết thơ trực tiếp vào máy tính.”
“Phải rồi. Và anh sáng tác gì nhỉ?”
Toby nhăn nhó. “Đại loại... này, khó nói lắm. Nó rất khác.”
“Vâng, nhưng chúng là thơ dài, thơ ngắn? Chúng có vần điệu không?”
Toby mỉm cười. “Không, chúng không có vần điệu. Và chúng khá là ngắn. Được rồi.” Anh đặt bàn tay khổng lồ của mình lên chuột máy tính và đẩy nhẹ. Màn hình sáng lên và dẫn tới Google. “Nào, em muốn tìm cái gì nào?”
“Đó là một căn bệnh. Tên gọi của nó là cystic fibrosis.”
“À, ra thế.”
“Em cũng không chắc phải đánh vần thế nào.”
“Không sao. Anh tương đối chắc là anh biết cách đánh vần từ đó.”
Anh đánh máy từ đó và nhấn một nút. Một danh sách dài hiện lên trên màn hình. “Bây giờ, chính xác thì em muốn biết gì nào?”
“À, cứt thật, nó...” Cậu đưa tay lên vuốt tóc và nhìn Toby chăm chú. Tốt hơn là cậu kể cho anh nghe. “Anh có nhớ cô gái mà em đã kể với anh không?”
“Cô gái ở chỗ làm à? Cô gái đài các ấy hả?”
“Vâng. Là cô ấy đấy. Ờ, bọn em đã đi chơi với nhau. Em đến chỗ cô ấy và đại loại là cô ấy nấu nướng cho em ăn. Và rồi cô ấy kể cho em nghe về tình trạng của cô ấy, cái bệnh... này.”
“Bệnh xơ nang.”
“Vâng. Và có lý lắm bởi vì cô ấy thực sự nhỏ bé và mong manh và làn da của cô ấy gần như, anh biết không, xanh tái. Và cô ấy bị ho. Nhưng em thực sự không hỏi cô ấy nhiều quá về việc đó, anh biết đấy? Trong trường hợp điều đó khiến cô ấy có cảm giác sợ hãi. Và hôm nay em đi đến hiệu sách để xem em có thể tìm được cái gì ở đó không. Nhưng em không biết phải đánh vần cái tên đó như thế nào nên không thể tìm được cái tên ấy trong các danh mục. Em chỉ muốn biết đó là bệnh gì. Nó có nghĩa gì. Đại loại như cô ấy ốm có nặng không? Liệu cô ấy có mệnh hệ gì không? Kiểu như vậy.”
“Chó má thật.” Toby hít một hơi sâu và đưa tay xoa cằm. “Rồi, nào xem chúng ta tìm được cái gì.”
Con đã biết trước, trước cả khi Toby bắt đầu nhấp chuột vào danh sách và đọc mọi điều. Cậu biết rằng nó tồi tệ lắm. Nó hiển nhiên ngay từ phút đầu tiên Daisy nhắc đến điều ấy với cậu. Cô ấy có cái lối nói, cái lối nói của một người biết mình vắn số và không muốn phí hoài thời gian để nói mãi về điều ấy.
Theo Internet, cuộc sống của Daisy đã khá đủ khó khăn và bất tiện. Ngày nào cô cũng phải dùng vật lý trị liệu để đẩy đờm tích tụ ra khỏi phổi, cô phải dùng thuốc để giúp đỡ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và thuốc chống nhiễm trùng phổi. Mỗi ngày cô cần phải tiêu thụ nhiều calo hơn trung bình, nhưng cô khó lên cân và khó mang thai trọn vẹn thai kỳ.
Cô cũng, dường như, có nhiều khả năng sẽ qua đời ở tuổi ba mươi.
Con và Toby ngồi lặng im tê dại vài phút.
Toby thở ra hít vào một cách ồn ào và dứt dứt tóc. Con có thể hiểu rằng anh đang cố gắng tìm cách nói một điều gì đó để an ủi cậu.
“Chúa ơi, Con, anh thực sự lấy làm tiếc.” Rút cuộc, anh nói.
“Vâng, tệ quá, phải không anh?”
“Khá tệ đấy, nhưng hãy nhớ rằng, người ta tiến hành nhiều nghiên cứu lắm, ngày nào cũng có đột phá trong y học. Và cô ấy có thể sống lâu hơn mức trung bình nhiều, kể cả nếu không có đột phá y học đi chăng nữa.”
“Không đâu,” Con lắc đầu, “tệ lắm đấy. Dù có nhìn dưới góc độ nào chăng nữa. Cô ấy không thể có con và dù cô ấy có thể chăng nữa, thì cô ấy cũng không sống được lâu để thấy chúng lớn lên. Và anh biết không, đó phải là lý do khiến cô ấy sống cùng với chị gái. Em đánh cuộc là chị gái cô ấy hàng ngày phải xoa vuốt ngực cho cô ấy. Cho nên là, anh biết đấy, cô ấy phụ thuộc vào người khác, nếu muốn ra khỏi nhà khỏe mạnh hàng ngày. Cuộc sống của cô ấy hẳn là rất chán.”
Toby lại thở dài và chạm vào đầu gối Con. “Em có nghĩ rằng cô ấy cho là cuộc sống của cô ấy chán lắm không?”
Con nhún vai. Cậu nghĩ đến sự say mê của cô đối với món ăn, tình yêu cô dành cho gia đình, ý kiến sôi nổi của cô về mọi chuyện, đặc biệt là những gì thực sự thế tục. Cô không cư xử như một kẻ căm ghét cuộc sống của mình. Cô cư xử như thể không tin được mình lại may mắn thế. “Không,” cậu đáp, “em không cho rằng cô ấy nghĩ như vậy.”
“Vậy thì, tốt nhất là em hãy làm như thể em chưa bao giờ nhìn thấy những thứ này.” Anh chỉ vào màn hình. “Tốt nhất là em hãy giúp cô ấy tận hưởng cuộc sống.”
Toby đưa cho Con một bài thơ trước khi cậu đi ra khỏi phòng. “Anh đã viết cái này vào buổi sáng hôm đám tang mẹ anh. Nó có thể giúp em cảm nhận rõ hơn cảm xúc của em dành cho Daisy.”
“Em không biết rằng mẹ anh đã qua đời.”
“Ừ, bà mất khi anh mới mười ba tuổi. Ung thư vú.”
“Chúa ơi, em lấy làm tiếc.”
“Ừ, thì...”
“Dù sao, cũng buồn cười. Em sống ở đây gần một năm rồi và em không bao giờ biết là mẹ anh đã mất. Anh chẳng nói gì đúng không? Chẳng chuyện trò mấy.”
“Không,” Toby đáp, “không. Anh đoán là không.”
Người cuối cùng Con muốn gặp khi bước ra khỏi phòng Toby vài phút sau, tay nắm chặt bài thơ chưa đọc, chính là Ruby.
“Xin chào!” cô tươi tắn nhìn cậu. Trong miệng cô có cục gì đó màu nâu, kẹo cao su. Trông giống một viên Nicorette[22].
[22] Kẹo cao su chứa nicotin thay thế thuốc lá dành cho người nghiện thuốc lá.
“Ổn cả chứ?” cậu nói. “Sao lại ăn kẹo cao su? Chị đang cai thuốc lá à?”
Cô cười to. “Không! Đừng có ngốc thế chứ. Tôi luôn giữ một gói trong ngăn kéo, trong trường hợp tôi hết thuốc lá và ngại không muốn ra ngoài mua. Tôi thích hương vị của nó.”
“À,” cậu gật đầu, tự nhiên cảm thấy vô cùng khó chịu là một người được trời phú cho hai lá phổi khỏe mạnh lại lạm dụng nó bừa bãi như thế. “Tôi hiểu rồi.” Cậu cố gắng đi qua cô, về phòng mình, nhưng cô đứng chắn ngang đường cậu.
“Vậy,” cô nói, “tối nay cậu có chương trình gì?”
Cậu nhún vai, đầu ù lên bởi những phương án nói dối khác nhau. “Thực sự là, chưa biết.”
“Mẹ cậu đi vắng.”
“Vâng, tôi biết.”
“Tôi nhìn thấy bà ấy đi ra ngoài khoảng một tiếng rồi.”
“Tôi biết,” cậu cười giả dối, vẻ châm biếm.
“Cậu có muốn uống một chai vang với tôi không?”
“Cái gì cơ?”
“Tôi đang tính lấy cho mình một ly đây. Có muốn uống với tôi không?”
Con lắc đầu. “Không,” cậu đáp. “Cám ơn chị. Tôi có việc phải làm.” Cậu đập đập bài thơ của Toby vào bàn tay.
“Cái gì thế?” Cô liếc nhìn tờ giấy đánh máy.
“Một bài thơ. Một bài thơ của Toby. Anh ấy vừa đưa cho tôi đọc.”
Ruby cười phá lên. “Ồ, Chúa ơi! Không phải một bài thơ Toby sáng tác chứ.”
Con liếc nhìn cô. “Có vấn đề gì sao?”
“Thế cậu đã bao giờ đọc bài thơ nào do Toby viết chưa?”
Cậu lắc đầu.
“Phải,” cô lại cười to. “Thế thì, cậu sẽ hiểu tôi muốn nói gì khi cậu đọc nó.”
“Ồ.” Cậu đáp, cảm thấy sự phiền muộn nhói lên trong ngực. Cái gì liên quan đến Ruby cũng sai cả. Viên kẹo màu nâu của cô, lời mời uống rượu vang, sự coi thường Toby. Đáng ghét, và sai quá. Cậu khẽ len qua cô để đi về phía cửa phòng mình.
Cậu có thể cảm thấy ánh mắt của Ruby xuyên một lỗ trên bả vai cậu.
“Tôi có làm gì khiến cậu không vui không hả Con?”
“Cái gì cơ?”
“Cậu khó chịu với tôi hả?”
“Không!”
“Thế thì tại sao cậu lại... lạnh nhạt như thế với tôi?”
“Lạnh nhạt á?”
“Ừ. Khinh khỉnh.”
“Xin lỗi,” cậu đáp, “tôi không để ý là tôi làm thế.”
Cậu đóng cửa phòng ngủ sau lưng, đá tuột đôi giày thể thao và ngồi xuống tấm đệm, vắt chéo chân. Và rồi cậu đọc bài thơ của Toby:
Trẻ
Con nhìn thấy mẹ hôm qua.
Mẹ mặc chiếc áo choàng đêm của bà già, không phải áo của mẹ.
Mẹ còn trẻ.
Con nhìn thấy mẹ hôm trước nữa.
Mẹ muốn nhảy múa, nhưng mẹ không thể nào ra khỏi giường được.
Mẹ còn trẻ.
Giáng sinh năm trước mẹ còn trẻ, mặc chiếc tạp dề in hình ảnh linh thiêng và đội mũ vải.
Và mỗi lần sinh nhật trong đời con. Mẹ trong những chiếc váy dài và ngắn, tóc mẹ ngắn rồi dài. Với những chiếc bánh nướng tự làm với mứt.
Trẻ. Và đẹp.
Mùa đông sắp sang.
Con sẽ già đi.
Mẹ sẽ còn trẻ.
Con sẽ nhìn vào gương, thấy những sợi tóc muối tiêu.
Một đứa trẻ sẽ gọi con trên phố.
Này! Ông già!
Vẫn, mẹ sẽ vẫn trẻ.
Trẻ và đẹp.
Mỗi ngày.
Con gập bài thơ lại, nhét nó vào trong chiếc bàn đêm và khóc lần đầu tiên kể từ đám tang bà mình.
[21] Indie music là xu hướng âm nhạc ra đời từ cách đây vài thập kỉ. Vào khoảng những năm 1950, 1960 khi các hãng thu âm có quá nhiều quyền lực và tham gia sâu vào việc in đĩa của ca sĩ thì xu hướng này bắt đầu và nhanh chóng trở thành xu hướng âm nhạc thịnh hành trên thế giới. Indie là viết tắt của từ independent (nghĩa là độc lập). Những nghệ sĩ indie thường “bao thầu” tất cả các công đoạn để “tạo chế” ra một sản phẩm. Họ luôn làm việc với khẩu hiệu “do it yourself” nên chất nhạc của họ luôn lạ, có phần phóng khoáng, tự do và mang đậm dấu ấn cá nhân. (ND)
Cậu gõ dứt khoát vào cánh cửa, một lần, hai lần rồi ba lần, cho đến khi Toby xuất hiện. Anh mặc một chiếc áo chui đầu kẻ sọc dài đến nửa đùi, và một chiếc quần jeans ống bó, sành điệu mà không hề ý thức về điều đó. Có chút mực đen dính trên má anh và vụn bánh mì vương trên gấu tay áo.
“Xin chào, xin lỗi vì em làm phiền anh.”
Toby mỉm cười. “Không, có gì đâu mà. Anh cũng chẳng làm gì đâu, chỉ là, em biết đấy...” Anh nói nhỏ dần, vòng tay đỡ lấy gáy.
“Em có thể nhờ anh một chút không?”
“Được chứ. Em có muốn vào đây một lát không?”
“Em cần phải mượn máy tính của anh.”
“Thế à, dĩ nhiên là được.”
“Có điều là, em không biết dùng máy tính. À, ngoại trừ hệ thống ở chỗ làm. Nhưng em không biết phải sử dụng internet như thế nào. Anh có thể giúp em tìm cái này được không?”
“Chúa ơi, dĩ nhiên là được, chắc chắn rồi.”
Toby đẩy đĩa đựng bánh mỳ nướng ra một bên, dọn dẹp chỗ giấy tờ, giấy ghi chép và cuốn sổ. Anh chồng tất cả thành một chồng lớn, rồi kéo một cái ghế ra cho Con ngồi.
“Đây là những bài thơ và các sáng tác của anh đấy à?” Con hỏi.
Toby liếc nhìn chồng giấy tờ và lắc đầu. “À, cũng gần như thế, anh đoán vậy. Đó là ghi chép những ý tưởng của anh. Anh viết thơ trực tiếp vào máy tính.”
“Phải rồi. Và anh sáng tác gì nhỉ?”
Toby nhăn nhó. “Đại loại... này, khó nói lắm. Nó rất khác.”
“Vâng, nhưng chúng là thơ dài, thơ ngắn? Chúng có vần điệu không?”
Toby mỉm cười. “Không, chúng không có vần điệu. Và chúng khá là ngắn. Được rồi.” Anh đặt bàn tay khổng lồ của mình lên chuột máy tính và đẩy nhẹ. Màn hình sáng lên và dẫn tới Google. “Nào, em muốn tìm cái gì nào?”
“Đó là một căn bệnh. Tên gọi của nó là cystic fibrosis.”
“À, ra thế.”
“Em cũng không chắc phải đánh vần thế nào.”
“Không sao. Anh tương đối chắc là anh biết cách đánh vần từ đó.”
Anh đánh máy từ đó và nhấn một nút. Một danh sách dài hiện lên trên màn hình. “Bây giờ, chính xác thì em muốn biết gì nào?”
“À, cứt thật, nó...” Cậu đưa tay lên vuốt tóc và nhìn Toby chăm chú. Tốt hơn là cậu kể cho anh nghe. “Anh có nhớ cô gái mà em đã kể với anh không?”
“Cô gái ở chỗ làm à? Cô gái đài các ấy hả?”
“Vâng. Là cô ấy đấy. Ờ, bọn em đã đi chơi với nhau. Em đến chỗ cô ấy và đại loại là cô ấy nấu nướng cho em ăn. Và rồi cô ấy kể cho em nghe về tình trạng của cô ấy, cái bệnh... này.”
“Bệnh xơ nang.”
“Vâng. Và có lý lắm bởi vì cô ấy thực sự nhỏ bé và mong manh và làn da của cô ấy gần như, anh biết không, xanh tái. Và cô ấy bị ho. Nhưng em thực sự không hỏi cô ấy nhiều quá về việc đó, anh biết đấy? Trong trường hợp điều đó khiến cô ấy có cảm giác sợ hãi. Và hôm nay em đi đến hiệu sách để xem em có thể tìm được cái gì ở đó không. Nhưng em không biết phải đánh vần cái tên đó như thế nào nên không thể tìm được cái tên ấy trong các danh mục. Em chỉ muốn biết đó là bệnh gì. Nó có nghĩa gì. Đại loại như cô ấy ốm có nặng không? Liệu cô ấy có mệnh hệ gì không? Kiểu như vậy.”
“Chó má thật.” Toby hít một hơi sâu và đưa tay xoa cằm. “Rồi, nào xem chúng ta tìm được cái gì.”
Con đã biết trước, trước cả khi Toby bắt đầu nhấp chuột vào danh sách và đọc mọi điều. Cậu biết rằng nó tồi tệ lắm. Nó hiển nhiên ngay từ phút đầu tiên Daisy nhắc đến điều ấy với cậu. Cô ấy có cái lối nói, cái lối nói của một người biết mình vắn số và không muốn phí hoài thời gian để nói mãi về điều ấy.
Theo Internet, cuộc sống của Daisy đã khá đủ khó khăn và bất tiện. Ngày nào cô cũng phải dùng vật lý trị liệu để đẩy đờm tích tụ ra khỏi phổi, cô phải dùng thuốc để giúp đỡ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và thuốc chống nhiễm trùng phổi. Mỗi ngày cô cần phải tiêu thụ nhiều calo hơn trung bình, nhưng cô khó lên cân và khó mang thai trọn vẹn thai kỳ.
Cô cũng, dường như, có nhiều khả năng sẽ qua đời ở tuổi ba mươi.
Con và Toby ngồi lặng im tê dại vài phút.
Toby thở ra hít vào một cách ồn ào và dứt dứt tóc. Con có thể hiểu rằng anh đang cố gắng tìm cách nói một điều gì đó để an ủi cậu.
“Chúa ơi, Con, anh thực sự lấy làm tiếc.” Rút cuộc, anh nói.
“Vâng, tệ quá, phải không anh?”
“Khá tệ đấy, nhưng hãy nhớ rằng, người ta tiến hành nhiều nghiên cứu lắm, ngày nào cũng có đột phá trong y học. Và cô ấy có thể sống lâu hơn mức trung bình nhiều, kể cả nếu không có đột phá y học đi chăng nữa.”
“Không đâu,” Con lắc đầu, “tệ lắm đấy. Dù có nhìn dưới góc độ nào chăng nữa. Cô ấy không thể có con và dù cô ấy có thể chăng nữa, thì cô ấy cũng không sống được lâu để thấy chúng lớn lên. Và anh biết không, đó phải là lý do khiến cô ấy sống cùng với chị gái. Em đánh cuộc là chị gái cô ấy hàng ngày phải xoa vuốt ngực cho cô ấy. Cho nên là, anh biết đấy, cô ấy phụ thuộc vào người khác, nếu muốn ra khỏi nhà khỏe mạnh hàng ngày. Cuộc sống của cô ấy hẳn là rất chán.”
Toby lại thở dài và chạm vào đầu gối Con. “Em có nghĩ rằng cô ấy cho là cuộc sống của cô ấy chán lắm không?”
Con nhún vai. Cậu nghĩ đến sự say mê của cô đối với món ăn, tình yêu cô dành cho gia đình, ý kiến sôi nổi của cô về mọi chuyện, đặc biệt là những gì thực sự thế tục. Cô không cư xử như một kẻ căm ghét cuộc sống của mình. Cô cư xử như thể không tin được mình lại may mắn thế. “Không,” cậu đáp, “em không cho rằng cô ấy nghĩ như vậy.”
“Vậy thì, tốt nhất là em hãy làm như thể em chưa bao giờ nhìn thấy những thứ này.” Anh chỉ vào màn hình. “Tốt nhất là em hãy giúp cô ấy tận hưởng cuộc sống.”
Toby đưa cho Con một bài thơ trước khi cậu đi ra khỏi phòng. “Anh đã viết cái này vào buổi sáng hôm đám tang mẹ anh. Nó có thể giúp em cảm nhận rõ hơn cảm xúc của em dành cho Daisy.”
“Em không biết rằng mẹ anh đã qua đời.”
“Ừ, bà mất khi anh mới mười ba tuổi. Ung thư vú.”
“Chúa ơi, em lấy làm tiếc.”
“Ừ, thì...”
“Dù sao, cũng buồn cười. Em sống ở đây gần một năm rồi và em không bao giờ biết là mẹ anh đã mất. Anh chẳng nói gì đúng không? Chẳng chuyện trò mấy.”
“Không,” Toby đáp, “không. Anh đoán là không.”
Người cuối cùng Con muốn gặp khi bước ra khỏi phòng Toby vài phút sau, tay nắm chặt bài thơ chưa đọc, chính là Ruby.
“Xin chào!” cô tươi tắn nhìn cậu. Trong miệng cô có cục gì đó màu nâu, kẹo cao su. Trông giống một viên Nicorette[22].
[22] Kẹo cao su chứa nicotin thay thế thuốc lá dành cho người nghiện thuốc lá.
“Ổn cả chứ?” cậu nói. “Sao lại ăn kẹo cao su? Chị đang cai thuốc lá à?”
Cô cười to. “Không! Đừng có ngốc thế chứ. Tôi luôn giữ một gói trong ngăn kéo, trong trường hợp tôi hết thuốc lá và ngại không muốn ra ngoài mua. Tôi thích hương vị của nó.”
“À,” cậu gật đầu, tự nhiên cảm thấy vô cùng khó chịu là một người được trời phú cho hai lá phổi khỏe mạnh lại lạm dụng nó bừa bãi như thế. “Tôi hiểu rồi.” Cậu cố gắng đi qua cô, về phòng mình, nhưng cô đứng chắn ngang đường cậu.
“Vậy,” cô nói, “tối nay cậu có chương trình gì?”
Cậu nhún vai, đầu ù lên bởi những phương án nói dối khác nhau. “Thực sự là, chưa biết.”
“Mẹ cậu đi vắng.”
“Vâng, tôi biết.”
“Tôi nhìn thấy bà ấy đi ra ngoài khoảng một tiếng rồi.”
“Tôi biết,” cậu cười giả dối, vẻ châm biếm.
“Cậu có muốn uống một chai vang với tôi không?”
“Cái gì cơ?”
“Tôi đang tính lấy cho mình một ly đây. Có muốn uống với tôi không?”
Con lắc đầu. “Không,” cậu đáp. “Cám ơn chị. Tôi có việc phải làm.” Cậu đập đập bài thơ của Toby vào bàn tay.
“Cái gì thế?” Cô liếc nhìn tờ giấy đánh máy.
“Một bài thơ. Một bài thơ của Toby. Anh ấy vừa đưa cho tôi đọc.”
Ruby cười phá lên. “Ồ, Chúa ơi! Không phải một bài thơ Toby sáng tác chứ.”
Con liếc nhìn cô. “Có vấn đề gì sao?”
“Thế cậu đã bao giờ đọc bài thơ nào do Toby viết chưa?”
Cậu lắc đầu.
“Phải,” cô lại cười to. “Thế thì, cậu sẽ hiểu tôi muốn nói gì khi cậu đọc nó.”
“Ồ.” Cậu đáp, cảm thấy sự phiền muộn nhói lên trong ngực. Cái gì liên quan đến Ruby cũng sai cả. Viên kẹo màu nâu của cô, lời mời uống rượu vang, sự coi thường Toby. Đáng ghét, và sai quá. Cậu khẽ len qua cô để đi về phía cửa phòng mình.
Cậu có thể cảm thấy ánh mắt của Ruby xuyên một lỗ trên bả vai cậu.
“Tôi có làm gì khiến cậu không vui không hả Con?”
“Cái gì cơ?”
“Cậu khó chịu với tôi hả?”
“Không!”
“Thế thì tại sao cậu lại... lạnh nhạt như thế với tôi?”
“Lạnh nhạt á?”
“Ừ. Khinh khỉnh.”
“Xin lỗi,” cậu đáp, “tôi không để ý là tôi làm thế.”
Cậu đóng cửa phòng ngủ sau lưng, đá tuột đôi giày thể thao và ngồi xuống tấm đệm, vắt chéo chân. Và rồi cậu đọc bài thơ của Toby:
Trẻ
Con nhìn thấy mẹ hôm qua.
Mẹ mặc chiếc áo choàng đêm của bà già, không phải áo của mẹ.
Mẹ còn trẻ.
Con nhìn thấy mẹ hôm trước nữa.
Mẹ muốn nhảy múa, nhưng mẹ không thể nào ra khỏi giường được.
Mẹ còn trẻ.
Giáng sinh năm trước mẹ còn trẻ, mặc chiếc tạp dề in hình ảnh linh thiêng và đội mũ vải.
Và mỗi lần sinh nhật trong đời con. Mẹ trong những chiếc váy dài và ngắn, tóc mẹ ngắn rồi dài. Với những chiếc bánh nướng tự làm với mứt.
Trẻ. Và đẹp.
Mùa đông sắp sang.
Con sẽ già đi.
Mẹ sẽ còn trẻ.
Con sẽ nhìn vào gương, thấy những sợi tóc muối tiêu.
Một đứa trẻ sẽ gọi con trên phố.
Này! Ông già!
Vẫn, mẹ sẽ vẫn trẻ.
Trẻ và đẹp.
Mỗi ngày.
Con gập bài thơ lại, nhét nó vào trong chiếc bàn đêm và khóc lần đầu tiên kể từ đám tang bà mình.
Tác giả :
Lisa Jewell