Sicily Miền Đất Dữ
Chương 23
Có ai ngờ rằng Guiliano đã làm được cái việc mà tất cả các đấng chính khách – kể cả các đấng “bự” nhất – cũng không làm nổi. Đó là tập hợp các chính đảng ở Italia để theo đuổi, chung sức với nhau vào một hành động chung. Điều mỉa mai là hành động chung ấy nhằm tiêu diệt chính hắn.
Tháng 7 năm 1949, không thèm thông báo cho Guiliano, trong một cuộc họp báo, ngài bộ trưởng Bộ tư pháp Franco Trezza đã công bố thành lập Bộ tư lệnh cảnh vệ đặc biệt gồm năm ngàn người. Ngài đã chọn được một cái tên rất kêu, rất hách để đặt cho lực lượng ấy. Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Báo chí khen ngợi đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo đang cầm quyền đã có quyết định dứt khoát đáng khen. Đồng thời, những báo gân hơn hoặc đa nghi hơn, đã sớm moi ra được những khía cạnh dè dặt, chưa đủ quyết tâm. Vì chưa nhằm thẳng vào Guiliano, chưa coi nó là đối tượng chủ yếu. Mục đích thực sự của sự la lối om sòm, đểu cáng này chỉ để làm cho người ta quên đi tên phỉ bậc nhất Sicily chẳng phải Guiliano mà chính là Ông trùm Croce. Đồng thời, để vồ món nợ mà Đảng dân chủ Thiên Chúa giáo đã “vay” hắn.
Báo chí trong toàn quốc cũng quên “bốc thơm” ngài bộ trưởng Bộ tư pháp đã rất khôn ngoan khi tuyển chọn người để thành lập lực lượng này. Hầu hết là những cớm non, cớm oắt còn độc thân. Nhược điểm không phải là không có. Kinh nghiệm chiến trường chẳng hạn. Nhưng bọn phỉ cũng có hơn gì: Vài ba trăm tên ô hợp, chẳng được luyện chiến thuật. Ngoài những hành động phỉ như bắt cóc, chặn cướp xe… chúng cũng làm gì có dịp đụng trận lớn. Nhưng cái lợi của bọn cớm non, cớm oắt là anh hùng rơm, dễ khích. Khi chúng chết, khỏi phải nuôi báo cô vợ, con chúng. Đó là một cái lợi lớn nhất. Tính toán dễ sợ. Ngài bộ trưởng còn dự tính, nếu cần, sẽ tung lực lượng xung kích com – măng – đô, lính dù, xe tăng, trọng pháo… Và cả không quân nữa. Với một dúm người, bọn phỉ chịu sao thấu một lực lượng áp đảo với hỏa lực kinh khủng như vậy?
Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt tiễu phỉ là đại tá Ugo Luca, một chiến hữu của tướng Rommel, một nhân vật đã trở thành huyền thoại của quân đội Đức Quốc xã. Báo chí dưới thời phát – xít Musolini cũng đã tán tụng ông đại tá này là “Con cáo sa mạc” của Ý. Ugo Luca bậc thầy về chiến tranh du kích – sẽ làm cho lối đánh “rừng” của Guiliano chới với là cái chắc.
Báo chí đề cập qua loa vài hàng để chỉ định Fred Velardi làm đầu ngành “cớm chìm” trên toàn cõi Sicily. Người ta biết rất rõ về ngài thanh tra Velardi, ngoại trừ điều ông ta được chính ngài bộ trưởng chọn làm phụ tá cho đại tá Ugo Luca.
Một tháng trước khi có họp báo công bố quyết định thành lập “Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ”, có một cuộc gặp gỡ tay ba bí mật giữa bộ trưởng Franco Trezza, đức Hồng y giáo chủ Palermo và Ông Trùm Croce Malo. Trong cuộc họp ấy, lần đầu tiên đức Hồng y đề cập đến bản chúc thư của Guiliano với những tài liệu nguy hiểm chết người trong đó.
Ngài bộ trưởng nghe và sợ đến khiếp vía. Phải hủy cho bằng được cái tài liệu ấy trước khi lực lượng đặc biệt tiễu phỉ kết thúc nhiệm vụ. Đã có lúc ngài có ý định thu hồi lệnh thành lập lực lượng đặc biệt tiễu phỉ lại. Nhưng bị áp lực dữ dội của cánh tả. Chưa gì bọn này đã rêu rao lực lượng đặc biệt tiễu phỉ chỉ là màn khói hỏa mù để che đậy sự bảo chợ ngầm của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo dành cho Guiliano. Mà dẹp lực lượng này đi thì cái lưỡi không xương của bọn tả cũng thiếu gì cách nói.
Nhưng, đối với Ông Trùm thì bản chúc thư của Guiliano chỉ làm cho vấn đề thêm khó khăn, phức tạp thêm, chứ không làm thay đổi giải pháp của lão. Lão đã quyết định phải diệt thằng Guiliano. Không còn con đường nào khác. Lão sống thì Guiliano phải chết. Hoặc ngược lại. Không còn giải pháp nào khác. Guiliano đã chơi “bể gáo” sáu thằng “sếp” Mafia của lão rồi. Nếu để Guiliano, chẳng những uy tín của lão bị dìm xuống đất đen mà lực lượng, tay chân của lão suy yếu đi thấy rõ. Uy tín của Guiliano ngày càng lên, lực lượng của hắn ngày càng mạnh. Như vậy, ngày tàn của bạo chúa Croce Malo không xa. Chẳng lẽ muối mặt đi than phục hắn. Mà chắc gì hắn đã chịu. Đã đành là phải diệt hắn nhưng không được thò cái mặt ra. Phải chơi trò ném đá giấu tay. Phải mượn tay người khác diệt hắn. Bởi vì, trước mặt dân Sicily hiện nay, Guiliano là một đại anh hùng, một đại ân nhân, một người bảo trợ vững mạnh. Đụng đến Guiliano là đụng đến đám khố rách đó. Chúng nó khiếp nhược thật đó, nhưng nếu chúng nó nổi khùng lên thì ông trời cũng nhỏ, chứ đừng nói gì đến lão và tổ chức Mafia. Ấy là chưa kể đến cú “rờ - ve” của hắn. Vỡ mặt là cái chắc. Ông Trùm cũng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Hồng y giáo chủ cũng bấn không kém. Hứa cái gì, hứa với ai không hứa, mà lại đi hứa xin miễn xá cho một thằng ăn cướp! Nhưng ngài cũng ở vào một cái thế ít bị kẹt và dễ xoay trở cái lưỡi hơn hai đấng kia. Có gì đâu, Ngài sẽ trích dẫn câu kinh thánh: Chúa để cả bầy chiên ở đó để đi tìm một con chiên lạc. Xong ngay. Ngài sẽ dẫn câu chuyện thằng phá gia chi tử trong kinh thánh, rồi sau đó kết luật: kẻ có bệnh mới cần uống thuốc, kẻ tội lỗi phải được yêu thương nhiều hơn. Hết sẩy. Thần học thứ thiệt. Mấy nhà ngụy biện Hy Lạp có sống lại cũng đành bái phục, tôn ngài làm sư phụ. Trong ba cái đầu ấy, thì cái đầu của Ông Trùm là đa mưu túc kế hơn cả. Cái gì chớ bày ra mưu sâu kế hiểm, dăng ra thiên la địa võng là nghề của lão. Tất nhiên, trong trường hợp diệt Guiliano, lợi ích của lão ăn khớp với yêu cầu của ngài bộ trưởng. Trong đời Croce Malo chưa hề làm cái gì không công cho ai. Ngài bộ trưởng muốn cái gì? Cái ghế thủ tướng nước Ý.
- Tất nhiên là ngài phải diệt thằng đó, - lão nói với ngài bộ trưởng. – Ngài không còn cách nào khác. Trước sau gì cũng phải diệt cho bằng được. Nhưng xin cứ để cho nó sống đó cho đến khi nào tôi vô hiệu hóa được bản chúc thư ấy đã. Bởi vì, con rắn chết rồi, nọc độc của nó vẫn giết người được cơ mà. Tôi cam đoan làm được điều đó.
“Làm ăn” với nhau từ lâu, ngài bộ trưởng rất tin tưởng ở cái đầu óc đầy nghẹt mưu sâu kế hiểm của lão. Ngài gật đầu đồng ý. Ngài đưa tay bấm máy “intercom” và dõng dạc ra lệnh:
- Cho mời ông thanh tra.
Vài giây sau, một người cao dong dỏng, khuôn mặt quí phái, đôi mắt xanh lạnh lùng, bước vào. Ông ta không mập, nhưng ăn mặc thì cực kỳ tuyệt. Sang trọng nhưng trang nhã. Không khúm núm, nhưng không phách, không như mấy anh đài các rởm, kiểu cách học đòi. Ngài bộ trưởng nói với Ông Trùm:
- Xin giới thiệu: đây là ông thanh tra Velardi. Tôi sắp công bố quyết định cử ông ta làm giám đốc an ninh tình báo trên toàn cõi Sicily, ông ta sẽ phối hợp với chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt.
Quay sang phía thanh tra Velardi, ngài bộ trưởng đề cập đến bản chúc thư của Guiliano với tính chất nguy hiểm chết người của tài liệu ấy. Đúng là bản chúc thư ấy đe dọa đến sinh mạng của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo.
- Này, ông thanh tra, - ngài bộ trưởng gằn giọng nhấn mạnh, - tôi yêu cầu ông hãy coi ông Croce đây là đại diện của chính tôi tại Sicily. Ông sẽ cung cấp cho ông ta tất cả các tin tức mà ông ta yêu cầu. Và coi đó là cung cấp cho chính tôi. Và đó cũng là một trong những nhiệm vụ của ông. Ông hiểu chứ?
Chính vì hiểu, cho nên ông thanh tra đã lịm người đi một lúc mới nuốt trôi được cái yêu cầu quái gở ấy. Nghĩa là ngài thanh tra, giám đốc an ninh tình báo phải báo cáo cho Croce – trùm Mafia – mọi kế hoạch hành quân của đại tá Ugo Luca. Sau đó Croce sẽ báo cáo lại cho Guiliano để tên này kịp thời lỉnh đi, hoặc chuẩn bị chơi lại, nếu dám. Thông minh, học rộng như ngài thanh tra mà cũng chỉ hiểu được một cách rất lơ mơ những uẩn khúc, lắt léo đến độ quái gở ấy.
- Nghĩa là, tôi phải cung cấp mọi tin tức cho ông Croce đây chứ gì? Nhưng, xin lỗi đại tá đâu có ngu. Rồi ông ta cũng sẽ đoán ra ngay cái kẽ hở theo đó tin tức bị lọt ra. Lúc đó, thì kẹt quá! Ít nhất, ông ta cũng sẽ không mời tôi dự các cuộc họp tham mưu nữa.
- Nếu ông gặp trục trặc rắc rối gì, cứ cho tôi biết ngay, - ngài bộ trưởng nói. – Nhiệm vụ chủ yếu của ông là cứu cho được bản chúc thư chết người đó. Nghĩa là phải làm thế nào để Guiliano còn sống cho đến khi nào vô hiệu hóa được bản chúc thư kia.
Ngài thanh tra đưa đôi mắt xanh lạnh lùng của mình chiếu thẳng vào Ông Trùm:
- Tôi rất sung sướng được giúp đỡ ông ấy, - ngài thanh tra nói, - có điều tôi muốn biết rõ: nếu lỡ ra Guiliano bị đại tá Ugo Luca bắt sống, trước khi tài liệu nguy hiểm kia bị vô hiệu hóa, thì tôi phải làm sao?
Ông Trùm không phải là một công chức – dù chỉ là ngang tầm với ngài thanh tra – nên trong trường hợp này lão không thể nói huỵch toẹt ra như thế này: “Trong trường hợp đó, nếu anh em mình không bị mắc làm mồi câu sấu là may. Nhưng, cả đám đi ăn mày là giá chót. Cái đó thì chắc”.
Việc chỉ định đại tá Ugo Luca làm tư lệnh Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ đã được báo chí hoan nghênh như một lựa chọn sáng suốt và biểu hiện quyết tâm của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Báo chí nêu ra những thành tích, huy chương, lòng can đảm, tài năng tham mưu, chỉ huy, tính nết điềm đạm, bình tĩnh, không ưu tuyên bố rùm beng, huênh hoang. Nhất là, ông đại tá này có một sự kinh tởm rất đáng quý. Đó là kinh tởm mọi sự thất bại, bất cứ vì lý do gì. Cũng theo báo chí “bốc thơm”, thì ngài đại tá cũng là một tay rất kiên trì. Có vậy mới trị được cái thói tàn bạo truyền thống của Sicily chớ!
Trước khi bắt tay vào việc, đại tá đã nghiên cứu kỹ tất cả các tài liệu tình báo về Guiliano. Ngài bộ trưởng thấy đại tá vùi đầu vào những chồng hồ sơ, báo cáo và tất cả các bài báo nói về Guiliano. Khi được ngài bộ trưởng hỏi khi nào ông ta sẽ xuất quân, đại tá đã nhỏ nhẹ đáp lại là ông ta đang thành lập bộ tham mưu. Và, Guiliano chẳng bốc hơi được mà sợ.
Đại tác Luca để ra cả tuần lễ để nghiên cứu. Sau đó, ngài đã hình dung ra được một nhận định đại khái như thế này: Guiliano rất có tài về chiến tranh du kích. Nhưng nó chỉ có một chiến thuật độc nhất. “Bộ khung” của nó như sau: Aspanu, chỉ huy phó. Canio Sylvestro, cận vệ. Stefan Andolini nắm tình báo, liên lạc với Croce Malo và mạng lưới Mafia trong vùng. Terranova và Passatempo có bộ hạ riêng và “hành quân” độc lập, không do Guiliano trực tiếp chỉ huy, trừ những khi cần “hành quân phối hợp”. Terranova sở trường về bắt cóc. Passatempo thiện nghệ về chặn cướp xe lửa và tấn công nhà băng. Nhưng mọi kế hoạch đều do Guiliano vạch ra. Đại tá Luca cũng biết rõ thủ hạ của Guiliano chỉ nằm trong con số ba trăm đổ lại. Nhưng, đại tá kinh ngạc tự hỏi nếu chỉ như vậy thì không hiểu bằng cách nào, Guiliano đã làm mưa làm gió suốt sáu năm trời, vô hiệu hóa toàn bộ lực lượng cảnh vệ của cả một tỉnh và hoàn toàn “kiểm soát” miền Bắc đảo Sicily? Bằng cách nào hắn đã thoát được mọi cuộc hành quân truy lùng của một lực lượng cảnh vệ hùng hậu như vậy? Câu trả lời chỉ đơn giản là hắn đã huy động được rất đông nông dân Sicilian bất cứ khi nào hắn cần. Khi lực lượng chính phủ hành quân càn quét trên núi, bọn chúng lẩn xuống các thị trấn, làng mạc, sống lẫn lộn trong đám nông dân quê mùa. Cũng có một số đông dân thị trấn – như Montelepre chẳng hạn – là thành viên bí mật của hắn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là Guiliano được lòng dân chúng. Rất ít có cơ may cài được người vào băng của hắn. Cũng không có hy vọng mua chuộc được người làm phản trong số tay chân bộ hạ của hắn. Vô phúc, nếu hắn lên tiếng công khai kêu gọi một cuộc cách mạng! Sẽ có hàng ngàn, hàng ngàn người, già trẻ lớn bé sẵn sàng theo, hoặc ít ra cũng bao che cho hắn. Điểm rắc rối nghe tưởng như phi lý là dường như Guiliano có khả năng tàng hình. Thấy hắn xuất hiện ở đó, đưa quân đến bao vây kín mít và sục tìm. Vô ích. Tưởng như hắn tan vào không khí không bằng. Càng đọc các tài liệu, tin tức tình báo và báo chí, đại tá càng có ấn tượng mạnh. Nhưng ngài cũng cho rằng mình đã tìm ra được những đầu mối để từ đó phăng ra và đặt kế hoạch đối phó, phản công. Những đầu mối đó, trong giai đoạn đầu có thể chưa giá trị mấy, những về lâu dài sẽ quan trọng.
Trong những bức thư gửi cho báo chí, Guiliano thường mở đầu bằng cách hăm dọa úp mở đại khái như thế này: “Tôi vẫn tin báo của quí ông và bản thân quí ông không phải là kẻ thù của tôi. Nếu đúng như vậy thì xin vui lòng đăng bức thư này trên báo của quí ông tại trang nhất…” Ai còn lạ gì cái số phận là kẻ thù của Guiliano. Bởi vậy, không ai ham làm kẻ thù của nó. Thế là Guiliano bảo đăng gì là báo chí rụp rụp đăng cái đó. Phần kế tiếp của các bức thư – theo đại tá – là những lời tuyên truyền thù nghịch chống chính phủ hoặc huênh hoang khoe số tiền mà nó cướp được và đem phân phát cho đám khố rách, huênh hoang về thành tích bắt cóc, tống tiền, chặn cướp xe… khi chọi nhau với đám cảnh vệ và có một vài cảnh vệ chết, Guiliano làm bộ bùi ngùi tiếc “trong trận chiến, khó tránh khỏi những tổn thất ngoài ý muốn”. Và dựa vào đó để đả kích chính quyền và kêu gọi cảnh vệ đừng dại dột đổ máu cho bọn quyền thế, bọn nhà giàu chuyên hút máu dân nghèo”. Trong bức thư giải thích việc nó giết sáu sếp Mafia, Guiliano đã giở giọng “giả nhân giả nghĩa”: “Chỉ có như vậy người nông dân mới hưởng được cái quyền mà luật pháp và đạo đức đã dành cho họ”.
Ngài đại tá lấy làm ngạc nhiên khi thấy chính quyền đã để cho báo chí đăng tải những bức thư như vậy. Cái thói quen suy nghĩ theo kiểu mấy ông nhà binh đã khiến cho ngài đại tá yêu cầu ngài bộ trưởng Bộ tư pháp cho phép mình đặt Sicily trong tình trạng thiết quân luật. Dựa vào tình trạng này, ngài đại tá đã cho “treo” hết các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền. Chẳng hạn ngài đại tá kiểm soát và “đục bỏ” những tin tức loạn một cách có lợi cho Guiliano. Nhất là những bức thư của Guiliano. Từ đó, ngài đại tá cắt đứt mối liên hệ của Guiliano với quần chúng, công khai thông qua báo chí.
Ngài đại tá cũng là một tay thiện nghệ trong ngón đòn “tâm lý chiến”. Ngài cố dò tìm những tin tức về tình hình giao du của Guiliano với đàn bà con gái. Nhưng ngài đã không thành công. Chỉ có những báo cáo về các cuộc săn tìm hoa của đám bộ hạ của Guiliano tại các xóm “chị em ta” ở Palermo. Và ngài cũng được biết Pisciotta là một tay khá háo sắc. Nhưng, về Guiliano thì ngài chỉ được biết rằng kể từ khi dấn thân vào kiếp sống ngoài vòng pháp luật, Guiliano sống dường như không biết mùi đàn bà. Với tư cách là một người Ý, đại tá Luca không tin rằng có thể có tình trạng đó. Chắc chắn Guiliano đâu phải là thánh sống. Vậy, tìm ra được người đàn bà mà Guiliano thường lui tới, thì công việc kể như đã giải quyết xong.
Điều làm cho ngài đại tá quan tâm và lấy làm thú vị là lòng thảo hiếu của Guiliano. Nhất là đối với bà mẹ hắn. Hắn gần như “tôn thờ’ bà mẹ. Ngài đại tá đặc biệt lưu ý điểm này. Và đưa yếu tố này vào luận điểm của ngài: Nếu thật sự Guiliano không có chuyện đàn bà, con gái bê tha, bồ nhí… mà lại có lòng tôn kính đặc biệt đối với bà mẹ hắn thì có thể dùng chính bà mẹ đó làm mồi bẫy hắn.
Khi nghiên cứu hồ sơ và tình hình xong, đại tá bắt tay vào việc. Trước hết là lập bộ tham mưu. Chỉ định quan trọng và đắc ý nhất của ngài là cử đại úy Antonio Perenza làm sĩ quan trợ lý và cận vệ. Đại úy Perenza là một người cao, to, mập. Và như hầu hết mọi ông mập khác, đại úy là một người tính nết xuề xòa. Đại tá biết ông đại úy này là một sĩ quan can đảm. Và đại tá cũng dự đóan trước sắp tới ngài rất cần sự can đảm của ông ta.
Tháng 10 năm 1949, đại tá Luca đến Sicily. Mặc dầu được báo chí Ý bốc thơm và đánh bóng rất kỹ, đại tá cũng cảm thấy tự ái hơi bị dụng chạm. Thân danh là một anh hùng thời chiến với cái biệt danh rất bóng bẩy là “con cáo sa mạc”. Vậy mà bây giờ lại phải cầm đầu một lũ cớm oắt, cớm nhóc để chọi với một dúm đầu trộm đuôi cướp đứng đầu là một thằng nhóc mới lớn. Mặc dù mang danh tư lệnh Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Cũng vẫn đau. Tuy nhiên là một sĩ quan chuyên nghiệp, có tinh thần kỷ luật cao, cho nên đại tá cũng hết mình. Vả lại, đi sông đi biển không chết, mà lại chết trong vũng trâu đầm, cái đó mới càng “quê” hơn nữa. Đợt đầu, đại tá chỉ đem sang Sicily 2.000 quân. Và ngài hy vọng bấy nhiêu cũng đủ. Ngài không muốn làm cho hào quang của thằng ăn cướp ấy lớn thêm, sáng thêm bằng con số năm ngàn quân. Theo ngài, dù sao đó cũng chỉ là một nhóm phỉ mà ngài có thể mau lẹ đè bẹp.
Khi đặt chân đến Sicily, đại tá tư lệnh lực lượng đặc biệt tiễu phỉ đã dằn mặt Guiliano bằng ba đòn. Đòn thứ nhất là báo chí cấm tường thuật các hành động phỉ của Guiliano, nhất là đăng tải “thư” của nó. Đòn thứ hai là tống giam ông bà già của Guiliano với tội danh âm mưu thông đồng với bọn phỉ. Đòn thứ ba là thẩm vấn và tống giam trên 200 người dân Montelepre với lý do tình nghi là “gian nhân hiệp đảng” với bọn phỉ. Tất cả những người này bị giải về giam tại nhà ngục ở Palermo do chính lính của đại tá canh giữ cẩn mật. Tất cả những đòn này được thi hành dựa trên đạo luật do chế độ phát – xít ban hành, những vẫn chưa bị chế độ công hòa hủy bỏ. Nhà của ông bà già Guiliano bị lục soát kỹ. Đường hầm thông qua nhà của La Venera bị phát hiện. Bản thân La Venera bị bắt ở Florence. Nhưng chị ta được thả ra, vì khai không hề biết gì về đường hầm đó. Vả lại, thể theo đề nghị của thanh tra Velardi, chị ta được thả ra để làm mồi bẫy Guiliano.
Báo chí Ý lại “bốc” đại tá Luca lên tận mây xanh với hàng tít lớn đại khái như cuối cùng, người ta đã tìm ra được người hùng. “Đại tá Ugo Luca hay là ngày tàn của bọn phỉ”. “Tại sao dùng dao mổ trâu để giết gà?”. Ngài bộ trưởng Bộ tư pháp cũng khóai chí vì được khen sáng suốt khi cử Ugo Luca làm tư lệnh Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Nhất là khi ngài được thủ tướng chính phủ tán thưởng sự bổ nhiệm này. Chỉ có Ông Trùm là chẳng cảm thấy gì trước những lời bốc thơm ngài đại tá.
Tháng đầu tiên của ngài đại tá tại Sicily trôi qua không xảy ra một hành động “ngoạn mục” nào của Guiliano. Người ta đã tưởng là chỉ cần oai danh của đại tá cũng đủ để Guiliano phải co vòi. Thực ra, “trong bóng tối”, Guiliano để tâm nghiên cứu cách thức bày binh, bố trận của đại tá xem ngài có xứng danh là “con cáo sa mạc” hay cũng chỉ là con ngáo ộp. Hắn đã rất khâm phục sự sáng suốt của đại tá, khi ra lệnh cấm báo chí đăng tải các tin tức có lợi cho hắn, nhất là các bức thư của hắn. Làm như vậy, rõ ràng đại tá đã cắt đứt mạch máu nối liền nó với nông dân Sicilian. Nhưng, khi đại tá tống giam bừa bãi mấy trăm người dân ở Montelepre, thì sự cảm phục biến thành lòng căm thù. Cho đến khi ông bà già hắn cũng bị ngài đại tá cho nếm cơm tù, thì Guiliano hào hoa phong nhã đã biến thành một hung thần ác sát, một cơn ác mộng đối với lực lượng cảnh vệ của Sicily.
Hai ngày liền hắn ngồi trong hang sâu trên núi Camaratta. Nó xem xét, cân nhắc rất kỹ những tin tức thu lượm được về Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Và dựa trên đó, hắn đặt kế hoạch. Ít nhất cũng có một ngàn cảnh vệ được bố trí quanh thủ phủ Palermo chờ hắn đến giải cứu ông bà già hắn. Một ngàn quân khác thì rải ra đóng ở thị trấn Montelepre và các vùng quanh đó. Nhiều người dân là thành viên bí mật của hắn cũng được tuyển mộ vào trong số lính đó.
Đại tá Ugo Luca đặt tổng hành dinh và bộ tham mưu của ngài tại Palermo mà ngài nghĩ là bất khả xâm phạm đối với Guiliano. Nhưng, chính vì vậy mà ngài đại tá bị hố.
Turi hướng sự căm thù của mình vào việc nghiên cứu và đề ra kế hoạch chơi lại ngài đại tá. Đối với hắn, kế hoạch đó có những nét rõ ràng và đơn giản như trò chơi con nít. Với một ngàn quân rải ra tại Montelepre và các vùng xung quanh, đại tá Luca cứ tưởng là đủ để khóa chặt Guiliano tại sào huyệt của hắn. Cứ làm như thể là hắn không thể ra khỏi và sau đó lại an toàn rút về sào huyệt. Nhưng, đồng thời Guiliano cũng biết kế hoạch của hắn chỉ có thể thành công nếu không có một sơ sót nhỏ nào – dù trong chi tiết – khi được triển khai, thực hiện.
Guiliano gọi Aspanu vào trong hang và trình bày toàn bộ kế hoạch. Kế đó, từng người một, từ Passatempo, Terranova, thầy cai Canio Sylvestro và Stefan Andolini, mỗi người được cho biết và chỉ được cho biết phần việc của mình.
Bộ tư lệnh cảnh vệ đóng ở Palermo trả lương cho toàn bộ lính cảnh vệ đồn trú tại phía tây và bắc Sicily. Hàng tháng, xe phát lương được canh gác rất cẩn thận và được một lực lượng khá hùng hậu hộ tống – chạy một vòng khắp các đồn trại trong vùng để phát lương cho lính. Lương của mỗi người lính được đựng trong bao, từng đồn từng trại được đặt trong thùng, khóa cẩn thận và chất lên xe. Xe này là xe chở vũ khí của quân đội Mỹ.
Người tài xế được trang bị súng lục. Phát ngân viên ngồi bên cạnh được trang bị súng tiểu liên. Mỗi khi xe phát lương – chở hàng mấy chục triệu lire – rời khỏi Palermo, thì đều được hộ tống cẩn thận. Đòan xe hộ tống gồm ba xe Jeep bố trí súng đại liên mở đường. Trên mỗi xe Jeep này ngòai tài xế còn có ba cảnh vệ. Một xe tải chở trên hai chục cảnh vệ khác áp sát xe lương. Đoạn hậu là hai xe chỉ huy, mỗi xe gồm sáu cảnh vệ. Có máy truyền tin có thể liên lạc với Palermo hoặc với trại binh nào gần nhất để xin tăng viện khi cần. Bộ bọn cướp muốn tự sát hay sao mà dám chơi trò vuốt râu cọp một lực lượng như vậy?
Sáng sớm hôm đó, đoàn xe phát lương rời Palermo. Trạm dừng chân thứ nhất là một thị trấn nhỏ, Tommasco Natale. Từ đây, đoàn xe phải nương theo đường núi ngoằn ngoèo. Để tới thị trấn Montelepre là trạm dừng chân thứ hai. Phát ngân viên và toán hộ tống cũng biết đây là cuộc hành trình khá gay go và phải mất cả ngày – nếu kể cả thời gian phát lương – nên xe nào cũng ráng chạy nhanh. Lính tráng ăn uống ngay trong lúc xe đang chạy. Chúng cười giỡn vui vẻ. Mấy chú cảnh vệ ngồi trên xe Jeep còn tháo võ khí để đại xuống sàn xe. Khi đoàn xe vượt ngọn đồi cuối cùng để đi vào thị trấn Montelepre, thì lính tráng trên xe thấy một đoàn cừu lớn choán hết cả khúc đường trước mặt. Mấy chiếc xe Jeep mở đường và xe tải chở lính hộ tống ráng len lỏi vào giữa bầy gia súc, mấy anh cớm trên xe la hét chửi om sòm mấy anh chăn cừu. Bọn cảnh vệ, đứa nào cũng nóng lòng đến doanh trại trong thị trấn để kiếm bữa ăn nóng, hoặc để cởi bộ đồ trận ra, chỉ mặc đồ lót cho thoải mái rồi kềnh lên giường cho cái lưng đỡ ê ẩm, hoặc túm tụm nhau là vài canh xì – phé vừa đỡ nghiền, vừa có hy vọng đứa nọ lột đứa kia. Đã đến khúc đường này rồi, chẳng còn nguy hiểm gì nữa. Montelepre – một trại binh trên năm trăm quân – kia rồi. Chỉ cách có mấy dặm. Nhìn lại phía sau, toán xe mở đường thấy chiếc xe chở lương đứng trơ trọi một mình giữa bầy cừu. Phía trước xe, phía sau xe, lũ cừu xúm xít dồn cục và đứng ì ra. Toán mở đường đâu biết là xe chở lương bị kẹt cứng vì cừu, không còn lối đi. Phía bên kia đồi, hai xe chỉ huy cũng bị cừu vây kín. Không nhìn thấy xe mở đường và xe lương. Nhưng toán này cũng yên trí không có gì xảy ra. Montelepre ở cách vài dặm phía bên kia đồi. Bố bảo bọn cướp cũng không dám giở trò.
Mấy tên chăn cừu cũng làm bộ tíu tít xua bầy cừu để mở đường cho xe. Chúng sùy con này, suỵt con kia. Cây gậy vung bên trái, đập bên phải, chẳng để ý đến tiếng còi xe pin pin inh ỏi. Nhưng xua được con cừu này đi thì con khác lại xô tới. Chiếc xe vẫn không đi được. Bọn cảnh vệ trên xe đứa thì cười, đứa la hét, chửi thề om sòm, không có dấu hiệu gì báo động.
Thình lình sáu tên chăn cừu áp lại xe chở tiền. Hai trong số sáu tên rút súng trong túi áo khoác, chĩa vào tài xế và phát ngân viên. Bốn tên còn lại, mở thùng đựng tiền, nhồi vào bao bố. Passatempo chỉ huy nhóm này. Nét mặt cô hồn của hắn đủ làm cho tài xế và phát ngân viên rụng rời. Sợ còn hơn sợ súng.
Cùng lúc đó, phía bên kia ngọn đồi, từ hai bên sườn núi bên vệ đường, một toán cướp vũ trang ào xuống. Hai chiếc com – măng – ca bị bắn bể lốp. Pisciotta đứng phía trước mũi chiếc xe thứ nhất, ra lệnh:
- Để vũ khí lại trên xe, tất cả xuống xe. Cứ từ từ. Chớ manh động, dại dột. Muốn còn sống mà về với vợ con? Hay là muốn làm anh hùng? Tụi này không thèm lấy tiền túi của mấy bạn. Đừng phiền!
Xa xa phía đàng trước, ba xe Jeep mở đường và xe chở lính áp tải đã qua được bầy cừu và bắt đầu xuống dốc đi vào thị trấn. Sĩ quan chỉ huy toán mở đường quay lại nhìn phía sau. Bây giờ trên đường lại có thêm nhiều cừu cắt đứt đoàn xe của ông ta với xe chở lương. Cũng chẳng thấy xe chỉ huy, ông ta nhắc máy truyền tin ra lệnh cho một xe Jeep quay lại và dùng tay ra hiệu cho các xe đậu nép sát bên lề cho xe Jeep quay trở lại. Khi chiếc xe quay trở lại và leo được nửa con dốc thì nguyên một tràng đại liên bắn xối xả vào nó. Bốn cảnh vệ trên xe, đạn găm nát bấy. Chiếc xe không người lái, loạng choạng, tuột dốc và bốc cháy.
Sĩ quan chỉ huy toán mở đường nhảy khỏi xe Jeep, nằm ép xuống mé đường, miệng ra lệnh cho tóan lính áp tải xuống xe và dàn đội hình chiến đấu. Nhưng, hai chiếc xe Jeep kia như con nai kinh hoảng đâm đầu chạy trốn. Trên thực tế, toán cảnh vệ áp tải không tiếp cứu được xe chở tiền vì hễ cứ ngóc đầu lên là hỏa lực của các tay em của Guiliano bắn nằm xuống. Thủ hạ của Guiliano phục sẵn trên các cao điểm chế ngự dễ dàng. Toán cảnh vệ bắn vu vơ. Điều tốt nhất mà toán áp tải có thể làm là kiếm một chỗ núp cho kín, rồi bắn đì đẹt cho qua chuyện.
Thầy đội Maressciallo ngồi trong doanh trại ở Montelepre để chờ xe phát lương. Cuối tháng, thầy đội cũng bấn. Tháng này, cớm chìm cớm nổi vây kín Montelepre, nên mấy thằng buôn chui đâu dám ngo ngoe. Dân chúng trong thị trấn nhà nào cũng có đám tang. Công việc mần ăn đình trệ hết. Trẻ nít không dám ra đường. Cáo tử thì hồ bi. Tháng này thầy đội không liếm láp được gì, nên túi cũng cháy. Bởi vậy, cũng như ai, thầy cũng muốn ngày vừa lãnh lương thì tối đi ăn nhà hàng một bữa, sau đó, kiếm một em “ấp” qua đêm cho giải sầu. Nghe tiếng súng xa xa, thầy đội cũng phát hoảng. Nhưng thầy trấn tĩnh được ngay: “Mẹ kiếp, cho ăn kẹo, thằng Guiliano cũng đếch dám chọc ghẹo tóan tuần tiễu của ông giữa ban ngày ban mặt. Cả tháng nay đám lính của đại tá Luca nó quần cho chạy té cứt ra. Bố nó cũng không dám vuốt râu cọp”.
Ngay đúng lúc đang nghĩ như thế, thầy đội giật nảy mình vì một tiếng nổ dữ dội ngay cổng trại Bellamp. Một trong những xe võ trang đang đâu ở đó phát lửa và bốc cháy như ngọn đuốc. Kế đó, Maresciallo nghe tiếng súng máy nổ gần ở phía đường đi về thị trấn Castellammare và đường đi ra thị trấn bờ biển Trapani. Kế đó là tiếng súng nổ ở các căn cứ dưới chân núi bên ngoài thị trấn Montelepre. “Bỏ mẹ, - thầy đội chợt nghĩ, - thế này thì khỏi có nơi nào tiếp cứu nơi nào”. Ngay lúc đó, thầy đội thấy toán tuần tiễu của mình, hớt hơ hớt hải chạy về trại, vừa thở hổn hển vừa run run báo cáo là Guiliano tung toàn bộ lực lượng “chơi” vào trại gồm 500 quân của đại tá Luca.
Tất cả những cái đó diễn ra giữa ban ngày.
Từ trên mỏm núi cao, phía trên thị trấn Montelepre, qua ống nhòm, Guiliano quan sát cuộc chặn cướp xe chở lương. Quay 900, hắn quan sát trận đánh diễn ra ngay trong thị trấn, trực tiếp tấn công trại Bellampo và toán tuần tiễu ven biển. Các sếp của nó hành động tuyệt hảo. Passatempo và các tay em đã chặn cướp được tiền lương. Pisciotta đã vô hiệu hóa được toán áp tải xe chở lương. Terranova và các bộ hạ của hắn – được tăng cường thêm một số mới tuyển – tấn công trại Bellampo và các toán tuần tiễu. “Thầy dòng” Stefan Andolini đang sửa soạn một vố đích đáng và “ngoạn mục”.
Tại bộ tư lệnh ở Palermo, ngài đại tá nhận được điện báo đoàn xe phát lương bị chặn cướp, các doanh trại bị tấn công… với một thái độ im lặng mà các thuộc hạ của ngài cho là khác thường. Nhưng, trong thâm tâm, đại tá rất phục tài Guiliano. Tuy nhiên, ông cũng thắc mắc không hiểu bằng cách nào, Guiliano nắm được những tin tức về các hoạt động của các toán cảnh vệ. Bốn cảnh vệ bị chết trong cuộc chặn cướp xe lương. Mười cảnh vệ khác “anh dũng hy sinh” trong cuộc chạm súng dàn trận với Guiliano. Ngài đại tá còn đang cầm ống nghe báo cáo số thương vong, thì đại úy Perenza bước vào. Cái cằm của ông ta vốn đã thô và bạnh ra giờ đây lại run run xúc động. Ông ta vừa nhận được báo cáo có vài tên phỉ bị thương và một xác chết để lại tại trận. Căn cứ vào giấy tờ trên xác tên phỉ này và do hai người dân thị trấn Montelepre nhận dạng thì đây là xác của Turi Guiliano.
Không dè dặt, chưa đợi tin tình báo, ngài đại tá đã vội mừng thầm, lòng tràn ngập niềm vui chiến thắng. Những tài liệu tham mưu trong các quân trường, những quân trang quân sử ghi đầy những chiến công hiển hách, những mưu lược, đấu trí sâu hiểm. Nhưng cũng có những chiến thuật của những chiến lược gia tăm tiếng đã bị một thằng vô danh tiểu tốt dìm xuống bùn đen chỉ nhờ lối đánh “rừng”, sự táo tợn ngòai dự liệu và sự may mắn lạ lùng của nó. Cũng như một viên đạn vô tình bắn vu vơ đã trở thành định mệnh và biến tên phỉ lừng danh thành một bóng ma. Ồ, biết đâu đấy. Sự đời lắm nỗi bất ngờ éo le. Những suy nghĩ miên man và dồn dập đã giúp đại tá bình tĩnh trở lại, cẩn thận dè dặt hơn, bớt lạc quan tếu hơn. Cũng có thể là dịp may. Nhưng, cũng có thể là cái bẫy. Nếu vậy thì chính ngài, đại tá Ugo Luca, “con cáo sa mạc” sợ gì mà không chui vào bẫy để bắt chính kẻ giăng bẫy?
Đại tá bèn cho lệnh chuẩn bị. Một đoàn quân cơ giới đủ mạnh để áp đảo bất cứ cuộc tấn công nào của bọn phỉ. Thiên la địa võng của chúng cũng chấp. Nhưng phòng xa cho chắc ăn, chiến xa mở đường. Tiếp đó là hai chục xe Jeep chở đầy nhóc lính dù. Rồi đến xe thiết giáp chở ngài đại tá và ngài thanh tra. Đoạn hậu cũng chiến xa, cũng lính dù. Chưa hết, cảnh vệ được lệnh rải nằm đường, lập các nút chặn, các toán tuần tiễu vũ trang hùng hậu diễn tới diễn lui suốt dọc đường. Từ Palermo đoàn hùng binh phải mất một giờ mới tới được Montelepre. Dọc đường, ngài thanh tra không nhấn mạnh ở chỗ cái xác đó có đúng là xác Guiliano hay không. Cái mà ngài quan tâm hơn hết là tài liệu mà cái xác đó mang theo có phải là bản chúc thư chết người kia không. Nếu phải, thì làm thế nào để nẫng tay trên ngài đại tá, chứ nếu nó lọt vào tay ông nhà binh này thì cũng hơi phiền. Vì tài liệu càng có ít người biết càng tốt.
Đoàn hùng binh, thần kinh căng thẳng suốt dọc đường. Tay lăm lăm súng, sẵn sàng khạc đạn. Đoàn xe tới nơi bằng an, vô sự. Không một viên đạn chui ra khỏi nòng súng, chiến thắng. Nhưng là chiến thắng “chống lại cái cối xay gió”. Cũng đúng thôi. Lực lượng của thằng Guiliano bao lăm mà dám trêu ngươi một đoàn hùng binh như vậy.
Nhưng ngài đại tá vẫn bị thất vọng.
Ngài thanh tra chỉ vào cái xác – được chở bằng xe cứu thương về trại Bellampo – và khẳng định “không phải xác Guiliano”. Mặt của các xác ấy – tác phẩm ngoạn mục của Andolini – bị đạn bắn nát bấy. Nhưng làm sao qua được con mắt nhà nghề của ngài cớm gộc Velardi. Những người dân khác trong thị trấn Montelepre được đưa tới nhận diện cũng khẳng định “không phải”.
Vậy, đúng là cái bẫy.
Ngài đại tá hình dung ra Guiliano suy nghĩ như thế này: “Mẹ kiếp, nghe tin vui, thằng cha đại tá mừng húm, nhảy đại lên xe, gọi với vài thằng cận vệ, phóng đại đến địa điểm. Thế là chui vào rọ!”. – “Con ơi, con mới chỉ ở mức “điếm” thôi, chớ tía mày có sỏi có sạn trong đầu. Để xem ai chui vào rọ”.
Mặc dù tới nơi bình an, nhưng đại tá vẫn ra lệnh phải hết sức cảnh giác trên đường trở về. Chính ngài cũng vội vã quay về Palermo chui ngay vào Bộ tư lệnh. Ngài đại tá muốn đích thân báo cáo cho Rome những gì vừa xảy ra. Yêu cầu đặc biệt của ngài là Rome phải làm thế nào để bọn nhà báo ở lục địa (trên đất Ý) đừng có sủa ầm ĩ một cách có lợi cho thằng giặc. Im đi được là nhất.
Trước khi rời trại Bellampo, đích thân ngài đại tá kiểm tra đội hình đoàn xe. Đơn vị nào phải đúng vị trí theo kế hoạch, đề phòng tối đa âm mưu phục kích. Trên đường về ngài đại tá chơi ngon. Ngài ngồi xe Jeep dẫn đường. Ngài thanh tra ngồi ở một xe khác phía sau. Một sự táo bạo có tính toán. Không hổ danh “con cáo sa mạc”. Nhờ đó mà ngài đại tá và đấng cớm gộc Velardi thoát chết. Đòan xe về gần đến thủ phủ Palermo. Lính tráng trên xe đã thở phào hú vía, thì một tiếng nổ vang. Chiếc com – măng – ca không chở ngài đại tá – nảy lên cao cả thước, rơi xuống, cháy bùng bùng, các mảnh vụn vung vãi tứ tán. Chiếc xe vận tải chở lính hộ tống đi sát ngay phía sau cũng được ăn theo. Trên xe có ba chục thì đã có tám mạng đi đứt tại chỗ, mười lăm mạng khác ngắc ngư. Hai sĩ quan và tài xế trên chiếc com – măng – ca chỉ còn là những đống thịt bầy nhầy tan như xác pháo.
Tại Bộ tư lệnh Lực lượng đại tá tiễu phỉ, ngài đại tá báo tin dữ cho ngài bộ trưởng Bộ tư pháp và xin gửi nốt ba ngàn cảnh vệ và xin Bộ tổng tham mưu cho thêm vài đại đội dù.
Ông Trùm, biết rằng, những cuộc tấn công như vậy sẽ còn dài dài, nếu ông bà già của Guiliano còn bị giam. Bởi vậy, lão đã can thiệp để ngài đại tá thả họ ra.
Nhưng lão cũng không thể ngăn được việc tăng thêm viện binh. Thị trấn Montelepre nhỏ như vậy mà bị hai ngàn lính trong Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ của ngài đại tá quần suốt ngày đêm. Ba ngàn lính khác lung sục từng hòn đá, gốc cây trên núi. Số người dân tại thị trấn Montelepre, các thị trấn xung quanh và ngay cả tại Palermo được nếm cơm tù của ngài đại tá nay đã lên đến con số 700. Ngài đại tá “tận dụng” những quyền hạn đặc biệt mà chính quyền của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã dành cho ngài. Trong giờ giới nghiêm từ chập tối cho đến sáng, dân trong thị trấn phải ở trong nhà, không được ra đường, nếu không có giấy thông hành đặc biệt. Ai vi phạm, nếm cơm tù ngay lập tức. Khủng bố. Bầu không khí ngột ngạt.
Ông Trùm bối rối quan sát tình hình, vì thấy ngọn gió đã xoay chiều bất lợi cho Guiliano.
Tháng 7 năm 1949, không thèm thông báo cho Guiliano, trong một cuộc họp báo, ngài bộ trưởng Bộ tư pháp Franco Trezza đã công bố thành lập Bộ tư lệnh cảnh vệ đặc biệt gồm năm ngàn người. Ngài đã chọn được một cái tên rất kêu, rất hách để đặt cho lực lượng ấy. Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Báo chí khen ngợi đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo đang cầm quyền đã có quyết định dứt khoát đáng khen. Đồng thời, những báo gân hơn hoặc đa nghi hơn, đã sớm moi ra được những khía cạnh dè dặt, chưa đủ quyết tâm. Vì chưa nhằm thẳng vào Guiliano, chưa coi nó là đối tượng chủ yếu. Mục đích thực sự của sự la lối om sòm, đểu cáng này chỉ để làm cho người ta quên đi tên phỉ bậc nhất Sicily chẳng phải Guiliano mà chính là Ông trùm Croce. Đồng thời, để vồ món nợ mà Đảng dân chủ Thiên Chúa giáo đã “vay” hắn.
Báo chí trong toàn quốc cũng quên “bốc thơm” ngài bộ trưởng Bộ tư pháp đã rất khôn ngoan khi tuyển chọn người để thành lập lực lượng này. Hầu hết là những cớm non, cớm oắt còn độc thân. Nhược điểm không phải là không có. Kinh nghiệm chiến trường chẳng hạn. Nhưng bọn phỉ cũng có hơn gì: Vài ba trăm tên ô hợp, chẳng được luyện chiến thuật. Ngoài những hành động phỉ như bắt cóc, chặn cướp xe… chúng cũng làm gì có dịp đụng trận lớn. Nhưng cái lợi của bọn cớm non, cớm oắt là anh hùng rơm, dễ khích. Khi chúng chết, khỏi phải nuôi báo cô vợ, con chúng. Đó là một cái lợi lớn nhất. Tính toán dễ sợ. Ngài bộ trưởng còn dự tính, nếu cần, sẽ tung lực lượng xung kích com – măng – đô, lính dù, xe tăng, trọng pháo… Và cả không quân nữa. Với một dúm người, bọn phỉ chịu sao thấu một lực lượng áp đảo với hỏa lực kinh khủng như vậy?
Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt tiễu phỉ là đại tá Ugo Luca, một chiến hữu của tướng Rommel, một nhân vật đã trở thành huyền thoại của quân đội Đức Quốc xã. Báo chí dưới thời phát – xít Musolini cũng đã tán tụng ông đại tá này là “Con cáo sa mạc” của Ý. Ugo Luca bậc thầy về chiến tranh du kích – sẽ làm cho lối đánh “rừng” của Guiliano chới với là cái chắc.
Báo chí đề cập qua loa vài hàng để chỉ định Fred Velardi làm đầu ngành “cớm chìm” trên toàn cõi Sicily. Người ta biết rất rõ về ngài thanh tra Velardi, ngoại trừ điều ông ta được chính ngài bộ trưởng chọn làm phụ tá cho đại tá Ugo Luca.
Một tháng trước khi có họp báo công bố quyết định thành lập “Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ”, có một cuộc gặp gỡ tay ba bí mật giữa bộ trưởng Franco Trezza, đức Hồng y giáo chủ Palermo và Ông Trùm Croce Malo. Trong cuộc họp ấy, lần đầu tiên đức Hồng y đề cập đến bản chúc thư của Guiliano với những tài liệu nguy hiểm chết người trong đó.
Ngài bộ trưởng nghe và sợ đến khiếp vía. Phải hủy cho bằng được cái tài liệu ấy trước khi lực lượng đặc biệt tiễu phỉ kết thúc nhiệm vụ. Đã có lúc ngài có ý định thu hồi lệnh thành lập lực lượng đặc biệt tiễu phỉ lại. Nhưng bị áp lực dữ dội của cánh tả. Chưa gì bọn này đã rêu rao lực lượng đặc biệt tiễu phỉ chỉ là màn khói hỏa mù để che đậy sự bảo chợ ngầm của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo dành cho Guiliano. Mà dẹp lực lượng này đi thì cái lưỡi không xương của bọn tả cũng thiếu gì cách nói.
Nhưng, đối với Ông Trùm thì bản chúc thư của Guiliano chỉ làm cho vấn đề thêm khó khăn, phức tạp thêm, chứ không làm thay đổi giải pháp của lão. Lão đã quyết định phải diệt thằng Guiliano. Không còn con đường nào khác. Lão sống thì Guiliano phải chết. Hoặc ngược lại. Không còn giải pháp nào khác. Guiliano đã chơi “bể gáo” sáu thằng “sếp” Mafia của lão rồi. Nếu để Guiliano, chẳng những uy tín của lão bị dìm xuống đất đen mà lực lượng, tay chân của lão suy yếu đi thấy rõ. Uy tín của Guiliano ngày càng lên, lực lượng của hắn ngày càng mạnh. Như vậy, ngày tàn của bạo chúa Croce Malo không xa. Chẳng lẽ muối mặt đi than phục hắn. Mà chắc gì hắn đã chịu. Đã đành là phải diệt hắn nhưng không được thò cái mặt ra. Phải chơi trò ném đá giấu tay. Phải mượn tay người khác diệt hắn. Bởi vì, trước mặt dân Sicily hiện nay, Guiliano là một đại anh hùng, một đại ân nhân, một người bảo trợ vững mạnh. Đụng đến Guiliano là đụng đến đám khố rách đó. Chúng nó khiếp nhược thật đó, nhưng nếu chúng nó nổi khùng lên thì ông trời cũng nhỏ, chứ đừng nói gì đến lão và tổ chức Mafia. Ấy là chưa kể đến cú “rờ - ve” của hắn. Vỡ mặt là cái chắc. Ông Trùm cũng trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Hồng y giáo chủ cũng bấn không kém. Hứa cái gì, hứa với ai không hứa, mà lại đi hứa xin miễn xá cho một thằng ăn cướp! Nhưng ngài cũng ở vào một cái thế ít bị kẹt và dễ xoay trở cái lưỡi hơn hai đấng kia. Có gì đâu, Ngài sẽ trích dẫn câu kinh thánh: Chúa để cả bầy chiên ở đó để đi tìm một con chiên lạc. Xong ngay. Ngài sẽ dẫn câu chuyện thằng phá gia chi tử trong kinh thánh, rồi sau đó kết luật: kẻ có bệnh mới cần uống thuốc, kẻ tội lỗi phải được yêu thương nhiều hơn. Hết sẩy. Thần học thứ thiệt. Mấy nhà ngụy biện Hy Lạp có sống lại cũng đành bái phục, tôn ngài làm sư phụ. Trong ba cái đầu ấy, thì cái đầu của Ông Trùm là đa mưu túc kế hơn cả. Cái gì chớ bày ra mưu sâu kế hiểm, dăng ra thiên la địa võng là nghề của lão. Tất nhiên, trong trường hợp diệt Guiliano, lợi ích của lão ăn khớp với yêu cầu của ngài bộ trưởng. Trong đời Croce Malo chưa hề làm cái gì không công cho ai. Ngài bộ trưởng muốn cái gì? Cái ghế thủ tướng nước Ý.
- Tất nhiên là ngài phải diệt thằng đó, - lão nói với ngài bộ trưởng. – Ngài không còn cách nào khác. Trước sau gì cũng phải diệt cho bằng được. Nhưng xin cứ để cho nó sống đó cho đến khi nào tôi vô hiệu hóa được bản chúc thư ấy đã. Bởi vì, con rắn chết rồi, nọc độc của nó vẫn giết người được cơ mà. Tôi cam đoan làm được điều đó.
“Làm ăn” với nhau từ lâu, ngài bộ trưởng rất tin tưởng ở cái đầu óc đầy nghẹt mưu sâu kế hiểm của lão. Ngài gật đầu đồng ý. Ngài đưa tay bấm máy “intercom” và dõng dạc ra lệnh:
- Cho mời ông thanh tra.
Vài giây sau, một người cao dong dỏng, khuôn mặt quí phái, đôi mắt xanh lạnh lùng, bước vào. Ông ta không mập, nhưng ăn mặc thì cực kỳ tuyệt. Sang trọng nhưng trang nhã. Không khúm núm, nhưng không phách, không như mấy anh đài các rởm, kiểu cách học đòi. Ngài bộ trưởng nói với Ông Trùm:
- Xin giới thiệu: đây là ông thanh tra Velardi. Tôi sắp công bố quyết định cử ông ta làm giám đốc an ninh tình báo trên toàn cõi Sicily, ông ta sẽ phối hợp với chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt.
Quay sang phía thanh tra Velardi, ngài bộ trưởng đề cập đến bản chúc thư của Guiliano với tính chất nguy hiểm chết người của tài liệu ấy. Đúng là bản chúc thư ấy đe dọa đến sinh mạng của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo.
- Này, ông thanh tra, - ngài bộ trưởng gằn giọng nhấn mạnh, - tôi yêu cầu ông hãy coi ông Croce đây là đại diện của chính tôi tại Sicily. Ông sẽ cung cấp cho ông ta tất cả các tin tức mà ông ta yêu cầu. Và coi đó là cung cấp cho chính tôi. Và đó cũng là một trong những nhiệm vụ của ông. Ông hiểu chứ?
Chính vì hiểu, cho nên ông thanh tra đã lịm người đi một lúc mới nuốt trôi được cái yêu cầu quái gở ấy. Nghĩa là ngài thanh tra, giám đốc an ninh tình báo phải báo cáo cho Croce – trùm Mafia – mọi kế hoạch hành quân của đại tá Ugo Luca. Sau đó Croce sẽ báo cáo lại cho Guiliano để tên này kịp thời lỉnh đi, hoặc chuẩn bị chơi lại, nếu dám. Thông minh, học rộng như ngài thanh tra mà cũng chỉ hiểu được một cách rất lơ mơ những uẩn khúc, lắt léo đến độ quái gở ấy.
- Nghĩa là, tôi phải cung cấp mọi tin tức cho ông Croce đây chứ gì? Nhưng, xin lỗi đại tá đâu có ngu. Rồi ông ta cũng sẽ đoán ra ngay cái kẽ hở theo đó tin tức bị lọt ra. Lúc đó, thì kẹt quá! Ít nhất, ông ta cũng sẽ không mời tôi dự các cuộc họp tham mưu nữa.
- Nếu ông gặp trục trặc rắc rối gì, cứ cho tôi biết ngay, - ngài bộ trưởng nói. – Nhiệm vụ chủ yếu của ông là cứu cho được bản chúc thư chết người đó. Nghĩa là phải làm thế nào để Guiliano còn sống cho đến khi nào vô hiệu hóa được bản chúc thư kia.
Ngài thanh tra đưa đôi mắt xanh lạnh lùng của mình chiếu thẳng vào Ông Trùm:
- Tôi rất sung sướng được giúp đỡ ông ấy, - ngài thanh tra nói, - có điều tôi muốn biết rõ: nếu lỡ ra Guiliano bị đại tá Ugo Luca bắt sống, trước khi tài liệu nguy hiểm kia bị vô hiệu hóa, thì tôi phải làm sao?
Ông Trùm không phải là một công chức – dù chỉ là ngang tầm với ngài thanh tra – nên trong trường hợp này lão không thể nói huỵch toẹt ra như thế này: “Trong trường hợp đó, nếu anh em mình không bị mắc làm mồi câu sấu là may. Nhưng, cả đám đi ăn mày là giá chót. Cái đó thì chắc”.
Việc chỉ định đại tá Ugo Luca làm tư lệnh Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ đã được báo chí hoan nghênh như một lựa chọn sáng suốt và biểu hiện quyết tâm của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo. Báo chí nêu ra những thành tích, huy chương, lòng can đảm, tài năng tham mưu, chỉ huy, tính nết điềm đạm, bình tĩnh, không ưu tuyên bố rùm beng, huênh hoang. Nhất là, ông đại tá này có một sự kinh tởm rất đáng quý. Đó là kinh tởm mọi sự thất bại, bất cứ vì lý do gì. Cũng theo báo chí “bốc thơm”, thì ngài đại tá cũng là một tay rất kiên trì. Có vậy mới trị được cái thói tàn bạo truyền thống của Sicily chớ!
Trước khi bắt tay vào việc, đại tá đã nghiên cứu kỹ tất cả các tài liệu tình báo về Guiliano. Ngài bộ trưởng thấy đại tá vùi đầu vào những chồng hồ sơ, báo cáo và tất cả các bài báo nói về Guiliano. Khi được ngài bộ trưởng hỏi khi nào ông ta sẽ xuất quân, đại tá đã nhỏ nhẹ đáp lại là ông ta đang thành lập bộ tham mưu. Và, Guiliano chẳng bốc hơi được mà sợ.
Đại tác Luca để ra cả tuần lễ để nghiên cứu. Sau đó, ngài đã hình dung ra được một nhận định đại khái như thế này: Guiliano rất có tài về chiến tranh du kích. Nhưng nó chỉ có một chiến thuật độc nhất. “Bộ khung” của nó như sau: Aspanu, chỉ huy phó. Canio Sylvestro, cận vệ. Stefan Andolini nắm tình báo, liên lạc với Croce Malo và mạng lưới Mafia trong vùng. Terranova và Passatempo có bộ hạ riêng và “hành quân” độc lập, không do Guiliano trực tiếp chỉ huy, trừ những khi cần “hành quân phối hợp”. Terranova sở trường về bắt cóc. Passatempo thiện nghệ về chặn cướp xe lửa và tấn công nhà băng. Nhưng mọi kế hoạch đều do Guiliano vạch ra. Đại tá Luca cũng biết rõ thủ hạ của Guiliano chỉ nằm trong con số ba trăm đổ lại. Nhưng, đại tá kinh ngạc tự hỏi nếu chỉ như vậy thì không hiểu bằng cách nào, Guiliano đã làm mưa làm gió suốt sáu năm trời, vô hiệu hóa toàn bộ lực lượng cảnh vệ của cả một tỉnh và hoàn toàn “kiểm soát” miền Bắc đảo Sicily? Bằng cách nào hắn đã thoát được mọi cuộc hành quân truy lùng của một lực lượng cảnh vệ hùng hậu như vậy? Câu trả lời chỉ đơn giản là hắn đã huy động được rất đông nông dân Sicilian bất cứ khi nào hắn cần. Khi lực lượng chính phủ hành quân càn quét trên núi, bọn chúng lẩn xuống các thị trấn, làng mạc, sống lẫn lộn trong đám nông dân quê mùa. Cũng có một số đông dân thị trấn – như Montelepre chẳng hạn – là thành viên bí mật của hắn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là Guiliano được lòng dân chúng. Rất ít có cơ may cài được người vào băng của hắn. Cũng không có hy vọng mua chuộc được người làm phản trong số tay chân bộ hạ của hắn. Vô phúc, nếu hắn lên tiếng công khai kêu gọi một cuộc cách mạng! Sẽ có hàng ngàn, hàng ngàn người, già trẻ lớn bé sẵn sàng theo, hoặc ít ra cũng bao che cho hắn. Điểm rắc rối nghe tưởng như phi lý là dường như Guiliano có khả năng tàng hình. Thấy hắn xuất hiện ở đó, đưa quân đến bao vây kín mít và sục tìm. Vô ích. Tưởng như hắn tan vào không khí không bằng. Càng đọc các tài liệu, tin tức tình báo và báo chí, đại tá càng có ấn tượng mạnh. Nhưng ngài cũng cho rằng mình đã tìm ra được những đầu mối để từ đó phăng ra và đặt kế hoạch đối phó, phản công. Những đầu mối đó, trong giai đoạn đầu có thể chưa giá trị mấy, những về lâu dài sẽ quan trọng.
Trong những bức thư gửi cho báo chí, Guiliano thường mở đầu bằng cách hăm dọa úp mở đại khái như thế này: “Tôi vẫn tin báo của quí ông và bản thân quí ông không phải là kẻ thù của tôi. Nếu đúng như vậy thì xin vui lòng đăng bức thư này trên báo của quí ông tại trang nhất…” Ai còn lạ gì cái số phận là kẻ thù của Guiliano. Bởi vậy, không ai ham làm kẻ thù của nó. Thế là Guiliano bảo đăng gì là báo chí rụp rụp đăng cái đó. Phần kế tiếp của các bức thư – theo đại tá – là những lời tuyên truyền thù nghịch chống chính phủ hoặc huênh hoang khoe số tiền mà nó cướp được và đem phân phát cho đám khố rách, huênh hoang về thành tích bắt cóc, tống tiền, chặn cướp xe… khi chọi nhau với đám cảnh vệ và có một vài cảnh vệ chết, Guiliano làm bộ bùi ngùi tiếc “trong trận chiến, khó tránh khỏi những tổn thất ngoài ý muốn”. Và dựa vào đó để đả kích chính quyền và kêu gọi cảnh vệ đừng dại dột đổ máu cho bọn quyền thế, bọn nhà giàu chuyên hút máu dân nghèo”. Trong bức thư giải thích việc nó giết sáu sếp Mafia, Guiliano đã giở giọng “giả nhân giả nghĩa”: “Chỉ có như vậy người nông dân mới hưởng được cái quyền mà luật pháp và đạo đức đã dành cho họ”.
Ngài đại tá lấy làm ngạc nhiên khi thấy chính quyền đã để cho báo chí đăng tải những bức thư như vậy. Cái thói quen suy nghĩ theo kiểu mấy ông nhà binh đã khiến cho ngài đại tá yêu cầu ngài bộ trưởng Bộ tư pháp cho phép mình đặt Sicily trong tình trạng thiết quân luật. Dựa vào tình trạng này, ngài đại tá đã cho “treo” hết các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền. Chẳng hạn ngài đại tá kiểm soát và “đục bỏ” những tin tức loạn một cách có lợi cho Guiliano. Nhất là những bức thư của Guiliano. Từ đó, ngài đại tá cắt đứt mối liên hệ của Guiliano với quần chúng, công khai thông qua báo chí.
Ngài đại tá cũng là một tay thiện nghệ trong ngón đòn “tâm lý chiến”. Ngài cố dò tìm những tin tức về tình hình giao du của Guiliano với đàn bà con gái. Nhưng ngài đã không thành công. Chỉ có những báo cáo về các cuộc săn tìm hoa của đám bộ hạ của Guiliano tại các xóm “chị em ta” ở Palermo. Và ngài cũng được biết Pisciotta là một tay khá háo sắc. Nhưng, về Guiliano thì ngài chỉ được biết rằng kể từ khi dấn thân vào kiếp sống ngoài vòng pháp luật, Guiliano sống dường như không biết mùi đàn bà. Với tư cách là một người Ý, đại tá Luca không tin rằng có thể có tình trạng đó. Chắc chắn Guiliano đâu phải là thánh sống. Vậy, tìm ra được người đàn bà mà Guiliano thường lui tới, thì công việc kể như đã giải quyết xong.
Điều làm cho ngài đại tá quan tâm và lấy làm thú vị là lòng thảo hiếu của Guiliano. Nhất là đối với bà mẹ hắn. Hắn gần như “tôn thờ’ bà mẹ. Ngài đại tá đặc biệt lưu ý điểm này. Và đưa yếu tố này vào luận điểm của ngài: Nếu thật sự Guiliano không có chuyện đàn bà, con gái bê tha, bồ nhí… mà lại có lòng tôn kính đặc biệt đối với bà mẹ hắn thì có thể dùng chính bà mẹ đó làm mồi bẫy hắn.
Khi nghiên cứu hồ sơ và tình hình xong, đại tá bắt tay vào việc. Trước hết là lập bộ tham mưu. Chỉ định quan trọng và đắc ý nhất của ngài là cử đại úy Antonio Perenza làm sĩ quan trợ lý và cận vệ. Đại úy Perenza là một người cao, to, mập. Và như hầu hết mọi ông mập khác, đại úy là một người tính nết xuề xòa. Đại tá biết ông đại úy này là một sĩ quan can đảm. Và đại tá cũng dự đóan trước sắp tới ngài rất cần sự can đảm của ông ta.
Tháng 10 năm 1949, đại tá Luca đến Sicily. Mặc dầu được báo chí Ý bốc thơm và đánh bóng rất kỹ, đại tá cũng cảm thấy tự ái hơi bị dụng chạm. Thân danh là một anh hùng thời chiến với cái biệt danh rất bóng bẩy là “con cáo sa mạc”. Vậy mà bây giờ lại phải cầm đầu một lũ cớm oắt, cớm nhóc để chọi với một dúm đầu trộm đuôi cướp đứng đầu là một thằng nhóc mới lớn. Mặc dù mang danh tư lệnh Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Cũng vẫn đau. Tuy nhiên là một sĩ quan chuyên nghiệp, có tinh thần kỷ luật cao, cho nên đại tá cũng hết mình. Vả lại, đi sông đi biển không chết, mà lại chết trong vũng trâu đầm, cái đó mới càng “quê” hơn nữa. Đợt đầu, đại tá chỉ đem sang Sicily 2.000 quân. Và ngài hy vọng bấy nhiêu cũng đủ. Ngài không muốn làm cho hào quang của thằng ăn cướp ấy lớn thêm, sáng thêm bằng con số năm ngàn quân. Theo ngài, dù sao đó cũng chỉ là một nhóm phỉ mà ngài có thể mau lẹ đè bẹp.
Khi đặt chân đến Sicily, đại tá tư lệnh lực lượng đặc biệt tiễu phỉ đã dằn mặt Guiliano bằng ba đòn. Đòn thứ nhất là báo chí cấm tường thuật các hành động phỉ của Guiliano, nhất là đăng tải “thư” của nó. Đòn thứ hai là tống giam ông bà già của Guiliano với tội danh âm mưu thông đồng với bọn phỉ. Đòn thứ ba là thẩm vấn và tống giam trên 200 người dân Montelepre với lý do tình nghi là “gian nhân hiệp đảng” với bọn phỉ. Tất cả những người này bị giải về giam tại nhà ngục ở Palermo do chính lính của đại tá canh giữ cẩn mật. Tất cả những đòn này được thi hành dựa trên đạo luật do chế độ phát – xít ban hành, những vẫn chưa bị chế độ công hòa hủy bỏ. Nhà của ông bà già Guiliano bị lục soát kỹ. Đường hầm thông qua nhà của La Venera bị phát hiện. Bản thân La Venera bị bắt ở Florence. Nhưng chị ta được thả ra, vì khai không hề biết gì về đường hầm đó. Vả lại, thể theo đề nghị của thanh tra Velardi, chị ta được thả ra để làm mồi bẫy Guiliano.
Báo chí Ý lại “bốc” đại tá Luca lên tận mây xanh với hàng tít lớn đại khái như cuối cùng, người ta đã tìm ra được người hùng. “Đại tá Ugo Luca hay là ngày tàn của bọn phỉ”. “Tại sao dùng dao mổ trâu để giết gà?”. Ngài bộ trưởng Bộ tư pháp cũng khóai chí vì được khen sáng suốt khi cử Ugo Luca làm tư lệnh Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Nhất là khi ngài được thủ tướng chính phủ tán thưởng sự bổ nhiệm này. Chỉ có Ông Trùm là chẳng cảm thấy gì trước những lời bốc thơm ngài đại tá.
Tháng đầu tiên của ngài đại tá tại Sicily trôi qua không xảy ra một hành động “ngoạn mục” nào của Guiliano. Người ta đã tưởng là chỉ cần oai danh của đại tá cũng đủ để Guiliano phải co vòi. Thực ra, “trong bóng tối”, Guiliano để tâm nghiên cứu cách thức bày binh, bố trận của đại tá xem ngài có xứng danh là “con cáo sa mạc” hay cũng chỉ là con ngáo ộp. Hắn đã rất khâm phục sự sáng suốt của đại tá, khi ra lệnh cấm báo chí đăng tải các tin tức có lợi cho hắn, nhất là các bức thư của hắn. Làm như vậy, rõ ràng đại tá đã cắt đứt mạch máu nối liền nó với nông dân Sicilian. Nhưng, khi đại tá tống giam bừa bãi mấy trăm người dân ở Montelepre, thì sự cảm phục biến thành lòng căm thù. Cho đến khi ông bà già hắn cũng bị ngài đại tá cho nếm cơm tù, thì Guiliano hào hoa phong nhã đã biến thành một hung thần ác sát, một cơn ác mộng đối với lực lượng cảnh vệ của Sicily.
Hai ngày liền hắn ngồi trong hang sâu trên núi Camaratta. Nó xem xét, cân nhắc rất kỹ những tin tức thu lượm được về Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ. Và dựa trên đó, hắn đặt kế hoạch. Ít nhất cũng có một ngàn cảnh vệ được bố trí quanh thủ phủ Palermo chờ hắn đến giải cứu ông bà già hắn. Một ngàn quân khác thì rải ra đóng ở thị trấn Montelepre và các vùng quanh đó. Nhiều người dân là thành viên bí mật của hắn cũng được tuyển mộ vào trong số lính đó.
Đại tá Ugo Luca đặt tổng hành dinh và bộ tham mưu của ngài tại Palermo mà ngài nghĩ là bất khả xâm phạm đối với Guiliano. Nhưng, chính vì vậy mà ngài đại tá bị hố.
Turi hướng sự căm thù của mình vào việc nghiên cứu và đề ra kế hoạch chơi lại ngài đại tá. Đối với hắn, kế hoạch đó có những nét rõ ràng và đơn giản như trò chơi con nít. Với một ngàn quân rải ra tại Montelepre và các vùng xung quanh, đại tá Luca cứ tưởng là đủ để khóa chặt Guiliano tại sào huyệt của hắn. Cứ làm như thể là hắn không thể ra khỏi và sau đó lại an toàn rút về sào huyệt. Nhưng, đồng thời Guiliano cũng biết kế hoạch của hắn chỉ có thể thành công nếu không có một sơ sót nhỏ nào – dù trong chi tiết – khi được triển khai, thực hiện.
Guiliano gọi Aspanu vào trong hang và trình bày toàn bộ kế hoạch. Kế đó, từng người một, từ Passatempo, Terranova, thầy cai Canio Sylvestro và Stefan Andolini, mỗi người được cho biết và chỉ được cho biết phần việc của mình.
Bộ tư lệnh cảnh vệ đóng ở Palermo trả lương cho toàn bộ lính cảnh vệ đồn trú tại phía tây và bắc Sicily. Hàng tháng, xe phát lương được canh gác rất cẩn thận và được một lực lượng khá hùng hậu hộ tống – chạy một vòng khắp các đồn trại trong vùng để phát lương cho lính. Lương của mỗi người lính được đựng trong bao, từng đồn từng trại được đặt trong thùng, khóa cẩn thận và chất lên xe. Xe này là xe chở vũ khí của quân đội Mỹ.
Người tài xế được trang bị súng lục. Phát ngân viên ngồi bên cạnh được trang bị súng tiểu liên. Mỗi khi xe phát lương – chở hàng mấy chục triệu lire – rời khỏi Palermo, thì đều được hộ tống cẩn thận. Đòan xe hộ tống gồm ba xe Jeep bố trí súng đại liên mở đường. Trên mỗi xe Jeep này ngòai tài xế còn có ba cảnh vệ. Một xe tải chở trên hai chục cảnh vệ khác áp sát xe lương. Đoạn hậu là hai xe chỉ huy, mỗi xe gồm sáu cảnh vệ. Có máy truyền tin có thể liên lạc với Palermo hoặc với trại binh nào gần nhất để xin tăng viện khi cần. Bộ bọn cướp muốn tự sát hay sao mà dám chơi trò vuốt râu cọp một lực lượng như vậy?
Sáng sớm hôm đó, đoàn xe phát lương rời Palermo. Trạm dừng chân thứ nhất là một thị trấn nhỏ, Tommasco Natale. Từ đây, đoàn xe phải nương theo đường núi ngoằn ngoèo. Để tới thị trấn Montelepre là trạm dừng chân thứ hai. Phát ngân viên và toán hộ tống cũng biết đây là cuộc hành trình khá gay go và phải mất cả ngày – nếu kể cả thời gian phát lương – nên xe nào cũng ráng chạy nhanh. Lính tráng ăn uống ngay trong lúc xe đang chạy. Chúng cười giỡn vui vẻ. Mấy chú cảnh vệ ngồi trên xe Jeep còn tháo võ khí để đại xuống sàn xe. Khi đoàn xe vượt ngọn đồi cuối cùng để đi vào thị trấn Montelepre, thì lính tráng trên xe thấy một đoàn cừu lớn choán hết cả khúc đường trước mặt. Mấy chiếc xe Jeep mở đường và xe tải chở lính hộ tống ráng len lỏi vào giữa bầy gia súc, mấy anh cớm trên xe la hét chửi om sòm mấy anh chăn cừu. Bọn cảnh vệ, đứa nào cũng nóng lòng đến doanh trại trong thị trấn để kiếm bữa ăn nóng, hoặc để cởi bộ đồ trận ra, chỉ mặc đồ lót cho thoải mái rồi kềnh lên giường cho cái lưng đỡ ê ẩm, hoặc túm tụm nhau là vài canh xì – phé vừa đỡ nghiền, vừa có hy vọng đứa nọ lột đứa kia. Đã đến khúc đường này rồi, chẳng còn nguy hiểm gì nữa. Montelepre – một trại binh trên năm trăm quân – kia rồi. Chỉ cách có mấy dặm. Nhìn lại phía sau, toán xe mở đường thấy chiếc xe chở lương đứng trơ trọi một mình giữa bầy cừu. Phía trước xe, phía sau xe, lũ cừu xúm xít dồn cục và đứng ì ra. Toán mở đường đâu biết là xe chở lương bị kẹt cứng vì cừu, không còn lối đi. Phía bên kia đồi, hai xe chỉ huy cũng bị cừu vây kín. Không nhìn thấy xe mở đường và xe lương. Nhưng toán này cũng yên trí không có gì xảy ra. Montelepre ở cách vài dặm phía bên kia đồi. Bố bảo bọn cướp cũng không dám giở trò.
Mấy tên chăn cừu cũng làm bộ tíu tít xua bầy cừu để mở đường cho xe. Chúng sùy con này, suỵt con kia. Cây gậy vung bên trái, đập bên phải, chẳng để ý đến tiếng còi xe pin pin inh ỏi. Nhưng xua được con cừu này đi thì con khác lại xô tới. Chiếc xe vẫn không đi được. Bọn cảnh vệ trên xe đứa thì cười, đứa la hét, chửi thề om sòm, không có dấu hiệu gì báo động.
Thình lình sáu tên chăn cừu áp lại xe chở tiền. Hai trong số sáu tên rút súng trong túi áo khoác, chĩa vào tài xế và phát ngân viên. Bốn tên còn lại, mở thùng đựng tiền, nhồi vào bao bố. Passatempo chỉ huy nhóm này. Nét mặt cô hồn của hắn đủ làm cho tài xế và phát ngân viên rụng rời. Sợ còn hơn sợ súng.
Cùng lúc đó, phía bên kia ngọn đồi, từ hai bên sườn núi bên vệ đường, một toán cướp vũ trang ào xuống. Hai chiếc com – măng – ca bị bắn bể lốp. Pisciotta đứng phía trước mũi chiếc xe thứ nhất, ra lệnh:
- Để vũ khí lại trên xe, tất cả xuống xe. Cứ từ từ. Chớ manh động, dại dột. Muốn còn sống mà về với vợ con? Hay là muốn làm anh hùng? Tụi này không thèm lấy tiền túi của mấy bạn. Đừng phiền!
Xa xa phía đàng trước, ba xe Jeep mở đường và xe chở lính áp tải đã qua được bầy cừu và bắt đầu xuống dốc đi vào thị trấn. Sĩ quan chỉ huy toán mở đường quay lại nhìn phía sau. Bây giờ trên đường lại có thêm nhiều cừu cắt đứt đoàn xe của ông ta với xe chở lương. Cũng chẳng thấy xe chỉ huy, ông ta nhắc máy truyền tin ra lệnh cho một xe Jeep quay lại và dùng tay ra hiệu cho các xe đậu nép sát bên lề cho xe Jeep quay trở lại. Khi chiếc xe quay trở lại và leo được nửa con dốc thì nguyên một tràng đại liên bắn xối xả vào nó. Bốn cảnh vệ trên xe, đạn găm nát bấy. Chiếc xe không người lái, loạng choạng, tuột dốc và bốc cháy.
Sĩ quan chỉ huy toán mở đường nhảy khỏi xe Jeep, nằm ép xuống mé đường, miệng ra lệnh cho tóan lính áp tải xuống xe và dàn đội hình chiến đấu. Nhưng, hai chiếc xe Jeep kia như con nai kinh hoảng đâm đầu chạy trốn. Trên thực tế, toán cảnh vệ áp tải không tiếp cứu được xe chở tiền vì hễ cứ ngóc đầu lên là hỏa lực của các tay em của Guiliano bắn nằm xuống. Thủ hạ của Guiliano phục sẵn trên các cao điểm chế ngự dễ dàng. Toán cảnh vệ bắn vu vơ. Điều tốt nhất mà toán áp tải có thể làm là kiếm một chỗ núp cho kín, rồi bắn đì đẹt cho qua chuyện.
Thầy đội Maressciallo ngồi trong doanh trại ở Montelepre để chờ xe phát lương. Cuối tháng, thầy đội cũng bấn. Tháng này, cớm chìm cớm nổi vây kín Montelepre, nên mấy thằng buôn chui đâu dám ngo ngoe. Dân chúng trong thị trấn nhà nào cũng có đám tang. Công việc mần ăn đình trệ hết. Trẻ nít không dám ra đường. Cáo tử thì hồ bi. Tháng này thầy đội không liếm láp được gì, nên túi cũng cháy. Bởi vậy, cũng như ai, thầy cũng muốn ngày vừa lãnh lương thì tối đi ăn nhà hàng một bữa, sau đó, kiếm một em “ấp” qua đêm cho giải sầu. Nghe tiếng súng xa xa, thầy đội cũng phát hoảng. Nhưng thầy trấn tĩnh được ngay: “Mẹ kiếp, cho ăn kẹo, thằng Guiliano cũng đếch dám chọc ghẹo tóan tuần tiễu của ông giữa ban ngày ban mặt. Cả tháng nay đám lính của đại tá Luca nó quần cho chạy té cứt ra. Bố nó cũng không dám vuốt râu cọp”.
Ngay đúng lúc đang nghĩ như thế, thầy đội giật nảy mình vì một tiếng nổ dữ dội ngay cổng trại Bellamp. Một trong những xe võ trang đang đâu ở đó phát lửa và bốc cháy như ngọn đuốc. Kế đó, Maresciallo nghe tiếng súng máy nổ gần ở phía đường đi về thị trấn Castellammare và đường đi ra thị trấn bờ biển Trapani. Kế đó là tiếng súng nổ ở các căn cứ dưới chân núi bên ngoài thị trấn Montelepre. “Bỏ mẹ, - thầy đội chợt nghĩ, - thế này thì khỏi có nơi nào tiếp cứu nơi nào”. Ngay lúc đó, thầy đội thấy toán tuần tiễu của mình, hớt hơ hớt hải chạy về trại, vừa thở hổn hển vừa run run báo cáo là Guiliano tung toàn bộ lực lượng “chơi” vào trại gồm 500 quân của đại tá Luca.
Tất cả những cái đó diễn ra giữa ban ngày.
Từ trên mỏm núi cao, phía trên thị trấn Montelepre, qua ống nhòm, Guiliano quan sát cuộc chặn cướp xe chở lương. Quay 900, hắn quan sát trận đánh diễn ra ngay trong thị trấn, trực tiếp tấn công trại Bellampo và toán tuần tiễu ven biển. Các sếp của nó hành động tuyệt hảo. Passatempo và các tay em đã chặn cướp được tiền lương. Pisciotta đã vô hiệu hóa được toán áp tải xe chở lương. Terranova và các bộ hạ của hắn – được tăng cường thêm một số mới tuyển – tấn công trại Bellampo và các toán tuần tiễu. “Thầy dòng” Stefan Andolini đang sửa soạn một vố đích đáng và “ngoạn mục”.
Tại bộ tư lệnh ở Palermo, ngài đại tá nhận được điện báo đoàn xe phát lương bị chặn cướp, các doanh trại bị tấn công… với một thái độ im lặng mà các thuộc hạ của ngài cho là khác thường. Nhưng, trong thâm tâm, đại tá rất phục tài Guiliano. Tuy nhiên, ông cũng thắc mắc không hiểu bằng cách nào, Guiliano nắm được những tin tức về các hoạt động của các toán cảnh vệ. Bốn cảnh vệ bị chết trong cuộc chặn cướp xe lương. Mười cảnh vệ khác “anh dũng hy sinh” trong cuộc chạm súng dàn trận với Guiliano. Ngài đại tá còn đang cầm ống nghe báo cáo số thương vong, thì đại úy Perenza bước vào. Cái cằm của ông ta vốn đã thô và bạnh ra giờ đây lại run run xúc động. Ông ta vừa nhận được báo cáo có vài tên phỉ bị thương và một xác chết để lại tại trận. Căn cứ vào giấy tờ trên xác tên phỉ này và do hai người dân thị trấn Montelepre nhận dạng thì đây là xác của Turi Guiliano.
Không dè dặt, chưa đợi tin tình báo, ngài đại tá đã vội mừng thầm, lòng tràn ngập niềm vui chiến thắng. Những tài liệu tham mưu trong các quân trường, những quân trang quân sử ghi đầy những chiến công hiển hách, những mưu lược, đấu trí sâu hiểm. Nhưng cũng có những chiến thuật của những chiến lược gia tăm tiếng đã bị một thằng vô danh tiểu tốt dìm xuống bùn đen chỉ nhờ lối đánh “rừng”, sự táo tợn ngòai dự liệu và sự may mắn lạ lùng của nó. Cũng như một viên đạn vô tình bắn vu vơ đã trở thành định mệnh và biến tên phỉ lừng danh thành một bóng ma. Ồ, biết đâu đấy. Sự đời lắm nỗi bất ngờ éo le. Những suy nghĩ miên man và dồn dập đã giúp đại tá bình tĩnh trở lại, cẩn thận dè dặt hơn, bớt lạc quan tếu hơn. Cũng có thể là dịp may. Nhưng, cũng có thể là cái bẫy. Nếu vậy thì chính ngài, đại tá Ugo Luca, “con cáo sa mạc” sợ gì mà không chui vào bẫy để bắt chính kẻ giăng bẫy?
Đại tá bèn cho lệnh chuẩn bị. Một đoàn quân cơ giới đủ mạnh để áp đảo bất cứ cuộc tấn công nào của bọn phỉ. Thiên la địa võng của chúng cũng chấp. Nhưng phòng xa cho chắc ăn, chiến xa mở đường. Tiếp đó là hai chục xe Jeep chở đầy nhóc lính dù. Rồi đến xe thiết giáp chở ngài đại tá và ngài thanh tra. Đoạn hậu cũng chiến xa, cũng lính dù. Chưa hết, cảnh vệ được lệnh rải nằm đường, lập các nút chặn, các toán tuần tiễu vũ trang hùng hậu diễn tới diễn lui suốt dọc đường. Từ Palermo đoàn hùng binh phải mất một giờ mới tới được Montelepre. Dọc đường, ngài thanh tra không nhấn mạnh ở chỗ cái xác đó có đúng là xác Guiliano hay không. Cái mà ngài quan tâm hơn hết là tài liệu mà cái xác đó mang theo có phải là bản chúc thư chết người kia không. Nếu phải, thì làm thế nào để nẫng tay trên ngài đại tá, chứ nếu nó lọt vào tay ông nhà binh này thì cũng hơi phiền. Vì tài liệu càng có ít người biết càng tốt.
Đoàn hùng binh, thần kinh căng thẳng suốt dọc đường. Tay lăm lăm súng, sẵn sàng khạc đạn. Đoàn xe tới nơi bằng an, vô sự. Không một viên đạn chui ra khỏi nòng súng, chiến thắng. Nhưng là chiến thắng “chống lại cái cối xay gió”. Cũng đúng thôi. Lực lượng của thằng Guiliano bao lăm mà dám trêu ngươi một đoàn hùng binh như vậy.
Nhưng ngài đại tá vẫn bị thất vọng.
Ngài thanh tra chỉ vào cái xác – được chở bằng xe cứu thương về trại Bellampo – và khẳng định “không phải xác Guiliano”. Mặt của các xác ấy – tác phẩm ngoạn mục của Andolini – bị đạn bắn nát bấy. Nhưng làm sao qua được con mắt nhà nghề của ngài cớm gộc Velardi. Những người dân khác trong thị trấn Montelepre được đưa tới nhận diện cũng khẳng định “không phải”.
Vậy, đúng là cái bẫy.
Ngài đại tá hình dung ra Guiliano suy nghĩ như thế này: “Mẹ kiếp, nghe tin vui, thằng cha đại tá mừng húm, nhảy đại lên xe, gọi với vài thằng cận vệ, phóng đại đến địa điểm. Thế là chui vào rọ!”. – “Con ơi, con mới chỉ ở mức “điếm” thôi, chớ tía mày có sỏi có sạn trong đầu. Để xem ai chui vào rọ”.
Mặc dù tới nơi bình an, nhưng đại tá vẫn ra lệnh phải hết sức cảnh giác trên đường trở về. Chính ngài cũng vội vã quay về Palermo chui ngay vào Bộ tư lệnh. Ngài đại tá muốn đích thân báo cáo cho Rome những gì vừa xảy ra. Yêu cầu đặc biệt của ngài là Rome phải làm thế nào để bọn nhà báo ở lục địa (trên đất Ý) đừng có sủa ầm ĩ một cách có lợi cho thằng giặc. Im đi được là nhất.
Trước khi rời trại Bellampo, đích thân ngài đại tá kiểm tra đội hình đoàn xe. Đơn vị nào phải đúng vị trí theo kế hoạch, đề phòng tối đa âm mưu phục kích. Trên đường về ngài đại tá chơi ngon. Ngài ngồi xe Jeep dẫn đường. Ngài thanh tra ngồi ở một xe khác phía sau. Một sự táo bạo có tính toán. Không hổ danh “con cáo sa mạc”. Nhờ đó mà ngài đại tá và đấng cớm gộc Velardi thoát chết. Đòan xe về gần đến thủ phủ Palermo. Lính tráng trên xe đã thở phào hú vía, thì một tiếng nổ vang. Chiếc com – măng – ca không chở ngài đại tá – nảy lên cao cả thước, rơi xuống, cháy bùng bùng, các mảnh vụn vung vãi tứ tán. Chiếc xe vận tải chở lính hộ tống đi sát ngay phía sau cũng được ăn theo. Trên xe có ba chục thì đã có tám mạng đi đứt tại chỗ, mười lăm mạng khác ngắc ngư. Hai sĩ quan và tài xế trên chiếc com – măng – ca chỉ còn là những đống thịt bầy nhầy tan như xác pháo.
Tại Bộ tư lệnh Lực lượng đại tá tiễu phỉ, ngài đại tá báo tin dữ cho ngài bộ trưởng Bộ tư pháp và xin gửi nốt ba ngàn cảnh vệ và xin Bộ tổng tham mưu cho thêm vài đại đội dù.
Ông Trùm, biết rằng, những cuộc tấn công như vậy sẽ còn dài dài, nếu ông bà già của Guiliano còn bị giam. Bởi vậy, lão đã can thiệp để ngài đại tá thả họ ra.
Nhưng lão cũng không thể ngăn được việc tăng thêm viện binh. Thị trấn Montelepre nhỏ như vậy mà bị hai ngàn lính trong Lực lượng đặc biệt tiễu phỉ của ngài đại tá quần suốt ngày đêm. Ba ngàn lính khác lung sục từng hòn đá, gốc cây trên núi. Số người dân tại thị trấn Montelepre, các thị trấn xung quanh và ngay cả tại Palermo được nếm cơm tù của ngài đại tá nay đã lên đến con số 700. Ngài đại tá “tận dụng” những quyền hạn đặc biệt mà chính quyền của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã dành cho ngài. Trong giờ giới nghiêm từ chập tối cho đến sáng, dân trong thị trấn phải ở trong nhà, không được ra đường, nếu không có giấy thông hành đặc biệt. Ai vi phạm, nếm cơm tù ngay lập tức. Khủng bố. Bầu không khí ngột ngạt.
Ông Trùm bối rối quan sát tình hình, vì thấy ngọn gió đã xoay chiều bất lợi cho Guiliano.
Tác giả :
Mario Puzo