Say Mộng Giang Sơn
Chương 7: Ngày kỳ tích (3)
A Sửu đứng như trời trồng ở đó, cũng không biết đứng như vậy bao lâu cho tới khi cơn ớn lạnh rùng mình dần dần biến mất và một lần nữa nó cảm giác được sự ấm áp từ ánh mặt trời chiếu lên người. Đại hán kia đột ngột xuất hiện ở cửa phủ, một đám quan binh ùn ùn đuổi theo phía sau y, đao thương tua tủa như rừng.
Đám quan binh bám đuổi theo phía sau đại hán, khi còn cách hai ba trượng thì lập tức dừng lại, tập trung chỉnh đốn theo đội hình như lâm phải đại địch.
Đại hán một chân đã bước ra khỏi cửa liền quay đầu lại trừng mắt nhìn, ngay lập tức một loạt tiếng hét sợ hãi vang lên, đám quan binh không hẹn mà cùng lùi lại sau mấy bước.
Đại hán cười rộ lên một tràng dài, đột nhiên tung cước đá mạnh vào nửa cái cửa đang đóng. "Bùng" một tiếng vang lên thật lớn, bụi đất bay tứ tung, khung cửa vỡ nát vụn, nửa cánh cửa bay vùn vụt về phía đám quan binh.
Đại hán sau khi đá ra một cước liền sải chân bước xuống bậc thềm, không hề ngó nhìn người xung quanh, chuẩn bị cất bước rời khỏi phủ đô đốc. A Sửu đột nhiên thu hết dũng khí vọt tới trước mặt y giơ tay cản lại.
Đại hán thấy A Sửu thì ngạc nhiên hỏi:
- Chàng trai trẻ, cậu chưa đi à?
A Sửu trong lòng bồn chồn lo lắng, nhưng tình thế cấp bách liền buột miệng nói:
- Chưa, vì ông chưa trả tiền!
Đại hán sững sờ, ngay lập tức cười rộ lên:
- Thú vị! Thật thú vị! Tổ phụ đại nhân nói không sai, Trung Nguyên quả nhiên có rất nhiều người kỳ lạ!
Nửa cánh cửa bay đập vào đám quan binh làm chết và bị thương thêm mười mấy tên, những tên quan binh còn lại gom hết dũng khí, một chút dũng khí còn sót lại khi bị dồn tới đường cùng lúc trước khi bị giết, cố đuổi theo phía sau. Đại hán nghe một loạt tiếng chân chạy rầm rập đàng sau, đột nhiên phi thân tung người về phía trước, tay quơ ôm lấy A Sửu, cười ha hả nói:
- Khá lắm tiểu oa nhi, muốn tiền đến mạng cũng không cần, đi, đi đến bến tàu, mỗ sẽ thanh toán nợ nần cho ngươi.
A Sửu bị đại hán kẹp ngang hông chỉ cảm thấy cảnh vật bay qua vùn vụt. Đại hán sải hai chân chạy còn nhanh hơn ngựa phi. A Sửu bị xóc lên xóc xuống nói không ra lời, chỉ cảm thấy tiếng gió rít đập vào mặt. Nó phải nín thở, miệng ngậm chặt lại, cho dù làm như thế mùi máu tươi dính đầy trên quần áo của đại hán vẫn không ngừng lọt vào mũi.
Đại hán chạy như bay thẳng một mạch về bến tàu. Đám thương nhân Côn Luân đã sớm trở lại tập trung trên thuyền, ngóng ra ngoài chờ tin, khi vừa thấy bóng dáng của đại hán, cả đám reo hò không ngớt.
Đại hán thả A Sửu xuống, liếc nhìn nó cười nói:
- Đã biết mỗ ra tay giết người, còn dám ngang nhiên đòi tiền, chàng trai trẻ, can đảm lắm đó!
A Sửu thêm lòng can đảm nói:
- Thấy chuyện bất công, nổi giận giết người, đó là hành vi của anh hùng, nếu chỉ vì nợ mười đồng tiền lớn mà ra tay giết người, coi như tôi nhìn lầm.
Đại hán cười sằng sặc, thò tay vào trong ngực:
- Việc buôn bán mỗ còn chưa làm xong, lấy đâu ra tiền trả ngươi, chỉ có thỏi vàng ròng này, tặng cho ngươi!
Đại hán lấy ra một thỏi vàng ròng đặt vào tay A Sửu, cười to:
- Chàng trai trẻ, tiền tài không nên để lộ ra ngoài, mau mau đi đi!
Nói vừa dứt lời, đại hán tung người nhảy lên, giống như một con ếch khổng lồ, hô một tiếng cả người bắn lên không cao hơn hai trượng, "bình", thoáng cái đã rơi xuống đầu thuyền.
Người trên thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng, đại hán vừa đáp xuống thủy thủ liền kéo buồm, nhổ neo. Lúc này người ở bến tàu còn chưa biết chuyện xảy ra ở phủ đô đốc, mọi người đang bận rộn bốc dỡ hàng hóa, chỉ có một vài thương nhân đứng gần đó nhìn thấy đại hán người dính đầy máu, mặc dù kinh ngạc nhưng không đến nỗi kinh hoàng mà hô hoán lên.
A Sửu cực kỳ nôn nóng, nó vốn muốn chuyện phiếm vài câu với đại hán, kéo gần quan hệ với y rồi đi vào chính sự, không ngờ đại hán râu quai nón tính nóng như lửa, hành động cực kỳ dứt khoát mau chóng, nó không có một tí cơ hội nào để nói chuyện với y. A Sửu vội vàng quỳ rạp xuống bến tàu, nâng cao thỏi vàng ròng lớn tiếng nói:
- Tráng sĩ, tiểu tử muốn bái ngài làm sư phụ, học tập võ nghệ.
Đại hán đứng ở mũi thuyền cười to, cao giọng nói:
- Tiểu tử nhà ngươi, không cần suy nghĩ viển vông, mau mau rời đi, đỡ phải gặp thêm rắc rối phiền hà.
- Tráng sĩ, xin thu nhận tiểu tử.
A Sửu vội dập đầu xuống đất, nhưng đại hán không để ý tới nó. Lúc này, thuyền từ từ rời bến cách xa bờ bốn năm trượng, xa xa vẳng đến một loạt tiếng kêu giết.
Đại hán đứng ở mũi thuyền phóng tầm mắt ra quan sát, thấy xa xa tinh kỳ tung bay, tiếng người, tiếng ngựa hí tạo thành một dải bụi mù. Y cũng không biết có bao nhiêu quân sĩ kéo đến, lớn giọng quát to:
- Ngươi còn không đi mau! Quan lại ở đây tham tài háo của, coi chừng giết ngươi biến thành oan hồn!
A Sửu càng nôn nóng, tim như thắt lại, banh họng gào lên:
- Tráng sĩ đã muốn đến phủ đô đốc trả thù, sao lại chọn tiểu tử dẫn đường? Trong thành biết bao người tận mắt thấy tiểu tử dẫn đường cho tráng sĩ, giờ ép tiểu ở lại thật quá lắm, tráng sĩ bỏ đi, giết người tội lớn rớt xuống đầu tiểu tử, tráng sĩ không giết tiểu tử, nhưng tiểu tử lại bị giết vì tráng sĩ!
Đại hán chau mày làu bàu:
- Đúng là một tên tiểu tử vô lại, thật phiền phức!
Y giương mắt nhìn lại, đám quan binh xông đến cuốn theo một cơn lốc bụi mù, càng ngày càng tiến đến gần, y lẩm bẩm:
- Mỗ suốt đời coi tổ phụ đại nhân là anh hùng, tổ phụ cả đời chưa từng hại một người vô tội nào, chẳng lẽ mỗ hại tánh mạng tiểu tử nhà ngươi, làm bẩn thanh danh một đời?
Khi thấy truy binh càng đuổi đến gần, y không còn kịp suy nghĩ gì thêm, nhún người nhảy lên, tay áo bay phần phật như diều hâu bổ nhào về phía bến tàu. Trên bến tàu rất nhiều thương nhân, thủy thủ trông thấy uy thế của y liền kinh hãi trầm trồ.
A Sửu vụt thấy đại hán xuất hiện trước mặt, ngay sau đó cảm thấy bên hông bị xiết chặt, cả người bị đại hán cặp trong tay, gió biển thổi táp vào mặt mát lạnh, ngay sau đó, "bình" một tiếng, đầu thuyền hơi tròng trành, đại hán cắp theo nó rớt xuống đầu thuyền.
A Sửu lấy lại bình tĩnh, mừng rỡ quỳ gối, dập đầu nói:
- Đệ tử ra mắt sư phụ!
Đại hán hừ một tiếng:
- Tiểu tử vô lại, đứng dậy cút đi!
Y khoanh tay đứng ở đầu thuyền nhìn đám quan binh, không thèm nhìn mặt A Sửu một cái. Đám quan binh đuổi đến bến tàu, vội trưng dụng thuyền bè của các thương nhân để đuổi theo. A Sửu thấy đại hán không cự tuyệt mình lòng mừng khấp khởi, dập đầu ba cái rồi đứng dậy, khi thấy đám quan binh đều lên thuyền chuẩn bị đuổi theo liền lo lắng nói:
- Sư phụ, Lộ đô đốc phái người đuổi theo.
Đại hán cười nói:
- Ngươi nói là Lộ cẩu quan ư? Mỗ đã chém cái đầu trên cổ hắn! Hắn dám đuổi theo, mỗ chém thêm hồn phách của hắn! Hừ, đám phế vật như rắn mất đầu này, đuổi theo không được bao xa.
A Sửu nghe xong kinh hãi vô cùng, nó tuy biết đại hán tiến vào phủ đô đốc đánh giết như chỗ không người, nhưng cũng không tưởng tượng nổi y chỉ đánh thốc vào phủ trong khoảng khắc liền chém bay đầu đô đốc Quảng Châu, trong khi đó lại không bị tổn hại đến một sợi lông một cọng tóc nào. Vô tình may mắn có được một vị sư phụ bản lĩnh lợi hại như thế, quả thực có thể so sánh với vị hiệp khách Kiếm Tiên độc nhất vô nhị trong truyền thuyết, nó thật sự không ngờ...
Nghĩ đến đó, A Sửu mừng như mở cờ trong bụng, lật đật kính cẩn lễ phép thưa:
- Đệ tự còn chưa thỉnh giáo tôn tính đại danh của ân sư, võ nghệ của ân sư xuất thân từ môn phái nào?
Đại hán bật cười:
- Tên tiểu tử nhà ngươi, không biết đã đọc bao nhiêu truyện tiểu thuyết, hay nghe kể bao nhiêu truyện huyễn hoặc thần thoại, cái gì mà môn phái nào, mỗ họ Trương, tên chỉ có một chữ Bạo, công phu võ nghệ là gia truyền.
A Sửu cung kính nói:
- Sư phụ có võ công kinh người như thế, sư tổ nhất định là đại anh hùng cái thế danh rền thiên hạ.
A Sửu nếu nói khác đi, Trương Bạo chưa chắc đã để ý đến, nhưng có thể trong lòng y, người y sùng bái nhất từ trước đến nay chính là gia gia của y, lời A Sửu như gãi đúng chỗ ngứa, Trương Bạo cười ha hả nói:
- Ha ha! Nói về cha của ta chắc ngươi không biết, nhưng nếu nói về vị tổ sư lập nhà họ Trương, câu "anh hùng cái thế danh rền thiên hạ" quả rất đúng, thanh danh của lão nhân gia chắc đám tiểu oa nhi như ngươi có nghe nói qua.
A Sửu vội sán lại hứng thú hỏi:
- Không biết sư tổ là vị nào mà danh rền thiên hạ.
Trương Bạo dương dương đắc ý khoe:
- Thời Tùy mạt, thiên hạ đại loạn, quần hùng nổi dậy, ông tổ từng có ý định mưu đoạt thiên hạ, nhưng về sau nhường cho nghĩa đệ phụ tá Lý Thế Dân, ngài bỏ ra nước ngoài tự lập làm vua, khi đó có biệt hiệu là "Cầu Nhiêm Khách"!
(Thời Tùy Văn đế, có chàng trai Trương Tam Lang - biệt hiệu Cầu Nhiêm Khách, là một khách giang hồ nổi tiếng hành hiệp trượng nghĩa)
A Sửu thật sự chấn động trong lòng, thất thanh la lên:
- Cầu Nhiêm Khách!
A Sửu giống như Tôn hầu tử bị Bồ Đề tổ sư gõ ba cái thước vào lòng bàn tay, ba vạn sáu ngàn lỗ chân lông trên người đều mở ra, cả người tràn ngập vui mừng.
[CENTER] o0o [ /CENTER]
Thuyền đi giữa biển rộng, giữa trời đêm tối bao la mênh mang
A Sửu lần đầu tiên đi thuyền, nằm trằn trọc suy nghĩ vẩn vơ trong khoang, dỗ giấc ngủ không biết bao lâu vẫn không chợp mắt được. Nó nhớ Nữu Nữu, không biết bao lâu sau mới có thể trở về, Nữu Nữu có thể sẽ không tìm được nó. Nếu sau này trở lại Quảng Châu, Lộ đô đốc đã bị giết, nó không biết hỏi thăm ai để tìm Bùi đại nương.
Đồng thời trong lòng nó cũng ngập tràn vui sướng, nó có thể bái cháu ruột Cầu Nhiêm Khách làm sư phụ, học được một thân võ nghệ cao cường, có thể báo thù cho cha mẹ và chị bị chết thảm. Mối huyết hải thâm cừu bao lâu nay giấu tận đáy lòng không dám nghĩ tới giờ cuồn cuộn tuôn ra, nó vĩnh viễn không thể quên được cảnh chị bị chém bay đầu, không thể quên được nỗi đau thấu tâm can này!
Những cảm xúc lẫn lộn, vừa mừng vừa lo, vừa sầu vừa hận, cứ trào dâng cuộn xiết. Lật qua lật lại mãi mà vẫn không thể chìm vào giấc ngủ, nó dứt khoát đứng dậy ra khỏi khoang thuyền. Bầu trời đầy sao, thuyền lênh đênh trên sóng nước giữa trời đêm mênh mang, tiếng sóng vỗ rì rào, thuyền nhấp nhô theo con sóng như những suy nghĩ cảm xúc gợn sóng trong lòng nó.
A Sửu đi đến đầu thuyền đón gió đêm thì thấy một thân ảnh cao lớn đứng đó, bóng dáng đó như một tảng đá đen kịt vững vàng sừng sững giữa trời đêm.
- Tại sao còn chưa đi ngủ?
Trương Bạo vẫn không quay đầu thản nhiên hỏi.
A Sửu dừng lại khom người nói:
- Đệ tử ngủ không được, định lên đầu thuyền giải sầu, không ngờ lại quấy rầy sư phụ.
Nó quay lại nhìn mặt biển tối đen như mực đàng sau, Trương Bạo vẫn không quay đầu nhưng dường như nhìn thấy hết mọi hành động của nó, y nói:
- Yên tâm đi, khi đêm vừa xuống, truy binh đã quay trở lại, không đuổi nữa.
A Sửu nhẹ nhõm thở ra:
- Dạ.
Trương Bạo đừng sững ở mũi thuyền, ngẩng đầu lên nhìn trời, A Sửu nhịn không được hỏi:
- Sư phụ đang nhìn gì vậy?
Trương Bạo vẫn không quay đầu lại trả lời:
- Quan sát những vì sao. Hiện tượng thiên văn tối nay thật kỳ lạ!
A Sửu ngẩng đầu lên nhìn theo ánh mắt của Trương Bạo, quan sát những chòm sao rực sáng trên bầu trời, thình lình phát hiện một ngôi sao lớn sáng chói ở chân trời phía đông, hạch tâm của ngôi sao màu trắng, chung quanh lấp lánh một vầng sáng màu xanh lam, ngôi sao nhìn như viên trân châu. Viên trân châu lớn và sáng vụt qua giữa tinh không, phía sau kéo theo một cái đuôi màu xanh lam thật dài, vầng sáng màu xanh lam của đuôi mờ nhạt dần đến khi hoàn toàn tan biến trong bầu trời.
A Sửu trầm trồ thốt:
- Một ngôi sao thật lớn.
Trương Bạo cười nói:
- Một ngôi sao chổi mà thôi, có gì lạ đâu?
Nói xong y xoa cằm, xoắn chòm râu bù xù lẩm bẩm:
- Nhưng một ngôi sao chổi lớn và sáng như vậy thật sự hiếm thấy, quả có chút kỳ lạ...
Y trầm ngâm một lát đột nhiên quay đầu cười nói:
- Còn chưa hỏi tên họ của ngươi, tên ngươi là gì?
A Sửu cung kính thưa:
- Đệ tử không dám giấu sư phụ, đệ tử không có tên chính thức, chỉ có tên tục ở nhà gọi là A Sửu. Đệ tử gia đình thanh bạch, hôm nay phải lưu lạc làm tên ăn mày, trên mình mang huyết hải thâm cừu, lại không thể rửa thù báo hận, đệ tử một ngày không thể trả được thù này, thật xấu hổ với tổ tông dòng họ, sư phụ cứ gọi đệ tử là A Sửu thì được rồi.
- A Sửu, A Sửu, ngươi là đệ tử của mỗ, nên có một cái tên chính thức mới tốt. Tối nay trời có sao băng, khí tượng hiếm thấy, mỗ nhân sự kiện này đặt cho ngươi cái tên, gọi là Tinh Trì, được không?
A Sửu trầm ngâm nói:
- Tinh Trì... là một cái tên rất hay. Chỉ là sư phụ dùng sao chổi đặt tên cho đệ tử, lỡ đệ tử thành một cái chổi lớn thì sao?
Trương Bạo bật cười lớn:
- Mỗ lần đầu tới Đại Đường, công việc làm ăn không thành, đi chơi đây đó cho biết phong thổ con người Đại Đường cũng chưa làm được, lại còn xảy ra án mạng, xui xẻo như thế ngươi còn không phải là một cái chổi lớn sao?
(Tại Trung Quốc, khi nói người nào đó có mệnh "sao chổi" nghĩa là người đó thường mang đến phiền toái, nhưng cái này không có căn cứ, chỉ là dân gian truyền miệng)
A Sửu nhớ tới hơn một trăm thôn dân Đào Nguyên oan mạng mà chết, liên tưởng đến cái mạng sao chổi thì cảm thấy bất an vội giải thích:
- Sư phụ nói oan cho đệ tử, đệ tử khi gặp được sư phụ, chuyện vốn đã xảy ra rồi!
Trương Bạo cười nói:
- Ngươi nói cái tên Tinh Trì không tốt, nhưng cuối cùng vẫn phải có một cái tên, hắc hắc, đệ tử của mỗ sao để cho người ta một tiếng A Sửu, hai tiếng A Sửu cứ thế mà gọi cho được, nếu vậy ngươi chọn một cái tên nói cho mỗ nghe.
A Sửu nhìn mũi thuyền đang nhấp nhô lên xuống theo con sóng, ẩn ẩn hiện hiện giữa đám bọt nước trắng xóa, lại quay đầu nhìn vào bóng đêm đen kịt, giữa cơn sóng lớn một cánh buồm lớn căng gió tung bay phần phật như mang đến một niềm hy vọng, phá tan bóng đêm đen của biển khơi, nó phấn chấn nói:
- Đệ tử nghĩ ra được một cái tên! Sư phụ, đệ tử gọi... Dương Phàm được không?
(Phàm là cánh buồm)
o0o
Đông đô Lạc Dương, ban đêm.
Ở trên cung điện cao cao, một vị phu nhân họ Võ đang dựa vào lan can trông về phía xa, ngắm nhìn thật lâu một ngôi sao chổi màu xanh lam sáng chói đuôi kéo dài đến hai trượng bay thẳng về phía đông, trong lòng lấy làm kỳ. Sự xuất hiện đột ngột của ngôi sao sáng chói vắt ngang bầu trời, suốt bảy bảy bốn mươi chín ngày vừa rồi mới biến mất khiến thiên hạ kinh hoàng!
Vị phu nhân họ Võ vừa ở trên cung điện ngắm nhìn ngôi sao sáng kia nhìn thấy đại cát điềm lành, tuyên bố sửa đổi niên hiệu thành Quang Trạch, đại xá thiên hạ, sửa đông đô Lạc Dương thành thần đô, sửa tên tam tỉnh lục bộ, Trung Thư tỉnh thành Phượng Các, Môn Hạ tỉnh thành Loan Đài, Thượng Thư tỉnh thành Văn Xương đài. Lục bộ "Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công" đổi tên thành "Thiên, Địa, Xuân, Hạ, Thu, Đông"
Đó là năm Quang Trạch nguyên niên!
Đám quan binh bám đuổi theo phía sau đại hán, khi còn cách hai ba trượng thì lập tức dừng lại, tập trung chỉnh đốn theo đội hình như lâm phải đại địch.
Đại hán một chân đã bước ra khỏi cửa liền quay đầu lại trừng mắt nhìn, ngay lập tức một loạt tiếng hét sợ hãi vang lên, đám quan binh không hẹn mà cùng lùi lại sau mấy bước.
Đại hán cười rộ lên một tràng dài, đột nhiên tung cước đá mạnh vào nửa cái cửa đang đóng. "Bùng" một tiếng vang lên thật lớn, bụi đất bay tứ tung, khung cửa vỡ nát vụn, nửa cánh cửa bay vùn vụt về phía đám quan binh.
Đại hán sau khi đá ra một cước liền sải chân bước xuống bậc thềm, không hề ngó nhìn người xung quanh, chuẩn bị cất bước rời khỏi phủ đô đốc. A Sửu đột nhiên thu hết dũng khí vọt tới trước mặt y giơ tay cản lại.
Đại hán thấy A Sửu thì ngạc nhiên hỏi:
- Chàng trai trẻ, cậu chưa đi à?
A Sửu trong lòng bồn chồn lo lắng, nhưng tình thế cấp bách liền buột miệng nói:
- Chưa, vì ông chưa trả tiền!
Đại hán sững sờ, ngay lập tức cười rộ lên:
- Thú vị! Thật thú vị! Tổ phụ đại nhân nói không sai, Trung Nguyên quả nhiên có rất nhiều người kỳ lạ!
Nửa cánh cửa bay đập vào đám quan binh làm chết và bị thương thêm mười mấy tên, những tên quan binh còn lại gom hết dũng khí, một chút dũng khí còn sót lại khi bị dồn tới đường cùng lúc trước khi bị giết, cố đuổi theo phía sau. Đại hán nghe một loạt tiếng chân chạy rầm rập đàng sau, đột nhiên phi thân tung người về phía trước, tay quơ ôm lấy A Sửu, cười ha hả nói:
- Khá lắm tiểu oa nhi, muốn tiền đến mạng cũng không cần, đi, đi đến bến tàu, mỗ sẽ thanh toán nợ nần cho ngươi.
A Sửu bị đại hán kẹp ngang hông chỉ cảm thấy cảnh vật bay qua vùn vụt. Đại hán sải hai chân chạy còn nhanh hơn ngựa phi. A Sửu bị xóc lên xóc xuống nói không ra lời, chỉ cảm thấy tiếng gió rít đập vào mặt. Nó phải nín thở, miệng ngậm chặt lại, cho dù làm như thế mùi máu tươi dính đầy trên quần áo của đại hán vẫn không ngừng lọt vào mũi.
Đại hán chạy như bay thẳng một mạch về bến tàu. Đám thương nhân Côn Luân đã sớm trở lại tập trung trên thuyền, ngóng ra ngoài chờ tin, khi vừa thấy bóng dáng của đại hán, cả đám reo hò không ngớt.
Đại hán thả A Sửu xuống, liếc nhìn nó cười nói:
- Đã biết mỗ ra tay giết người, còn dám ngang nhiên đòi tiền, chàng trai trẻ, can đảm lắm đó!
A Sửu thêm lòng can đảm nói:
- Thấy chuyện bất công, nổi giận giết người, đó là hành vi của anh hùng, nếu chỉ vì nợ mười đồng tiền lớn mà ra tay giết người, coi như tôi nhìn lầm.
Đại hán cười sằng sặc, thò tay vào trong ngực:
- Việc buôn bán mỗ còn chưa làm xong, lấy đâu ra tiền trả ngươi, chỉ có thỏi vàng ròng này, tặng cho ngươi!
Đại hán lấy ra một thỏi vàng ròng đặt vào tay A Sửu, cười to:
- Chàng trai trẻ, tiền tài không nên để lộ ra ngoài, mau mau đi đi!
Nói vừa dứt lời, đại hán tung người nhảy lên, giống như một con ếch khổng lồ, hô một tiếng cả người bắn lên không cao hơn hai trượng, "bình", thoáng cái đã rơi xuống đầu thuyền.
Người trên thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng, đại hán vừa đáp xuống thủy thủ liền kéo buồm, nhổ neo. Lúc này người ở bến tàu còn chưa biết chuyện xảy ra ở phủ đô đốc, mọi người đang bận rộn bốc dỡ hàng hóa, chỉ có một vài thương nhân đứng gần đó nhìn thấy đại hán người dính đầy máu, mặc dù kinh ngạc nhưng không đến nỗi kinh hoàng mà hô hoán lên.
A Sửu cực kỳ nôn nóng, nó vốn muốn chuyện phiếm vài câu với đại hán, kéo gần quan hệ với y rồi đi vào chính sự, không ngờ đại hán râu quai nón tính nóng như lửa, hành động cực kỳ dứt khoát mau chóng, nó không có một tí cơ hội nào để nói chuyện với y. A Sửu vội vàng quỳ rạp xuống bến tàu, nâng cao thỏi vàng ròng lớn tiếng nói:
- Tráng sĩ, tiểu tử muốn bái ngài làm sư phụ, học tập võ nghệ.
Đại hán đứng ở mũi thuyền cười to, cao giọng nói:
- Tiểu tử nhà ngươi, không cần suy nghĩ viển vông, mau mau rời đi, đỡ phải gặp thêm rắc rối phiền hà.
- Tráng sĩ, xin thu nhận tiểu tử.
A Sửu vội dập đầu xuống đất, nhưng đại hán không để ý tới nó. Lúc này, thuyền từ từ rời bến cách xa bờ bốn năm trượng, xa xa vẳng đến một loạt tiếng kêu giết.
Đại hán đứng ở mũi thuyền phóng tầm mắt ra quan sát, thấy xa xa tinh kỳ tung bay, tiếng người, tiếng ngựa hí tạo thành một dải bụi mù. Y cũng không biết có bao nhiêu quân sĩ kéo đến, lớn giọng quát to:
- Ngươi còn không đi mau! Quan lại ở đây tham tài háo của, coi chừng giết ngươi biến thành oan hồn!
A Sửu càng nôn nóng, tim như thắt lại, banh họng gào lên:
- Tráng sĩ đã muốn đến phủ đô đốc trả thù, sao lại chọn tiểu tử dẫn đường? Trong thành biết bao người tận mắt thấy tiểu tử dẫn đường cho tráng sĩ, giờ ép tiểu ở lại thật quá lắm, tráng sĩ bỏ đi, giết người tội lớn rớt xuống đầu tiểu tử, tráng sĩ không giết tiểu tử, nhưng tiểu tử lại bị giết vì tráng sĩ!
Đại hán chau mày làu bàu:
- Đúng là một tên tiểu tử vô lại, thật phiền phức!
Y giương mắt nhìn lại, đám quan binh xông đến cuốn theo một cơn lốc bụi mù, càng ngày càng tiến đến gần, y lẩm bẩm:
- Mỗ suốt đời coi tổ phụ đại nhân là anh hùng, tổ phụ cả đời chưa từng hại một người vô tội nào, chẳng lẽ mỗ hại tánh mạng tiểu tử nhà ngươi, làm bẩn thanh danh một đời?
Khi thấy truy binh càng đuổi đến gần, y không còn kịp suy nghĩ gì thêm, nhún người nhảy lên, tay áo bay phần phật như diều hâu bổ nhào về phía bến tàu. Trên bến tàu rất nhiều thương nhân, thủy thủ trông thấy uy thế của y liền kinh hãi trầm trồ.
A Sửu vụt thấy đại hán xuất hiện trước mặt, ngay sau đó cảm thấy bên hông bị xiết chặt, cả người bị đại hán cặp trong tay, gió biển thổi táp vào mặt mát lạnh, ngay sau đó, "bình" một tiếng, đầu thuyền hơi tròng trành, đại hán cắp theo nó rớt xuống đầu thuyền.
A Sửu lấy lại bình tĩnh, mừng rỡ quỳ gối, dập đầu nói:
- Đệ tử ra mắt sư phụ!
Đại hán hừ một tiếng:
- Tiểu tử vô lại, đứng dậy cút đi!
Y khoanh tay đứng ở đầu thuyền nhìn đám quan binh, không thèm nhìn mặt A Sửu một cái. Đám quan binh đuổi đến bến tàu, vội trưng dụng thuyền bè của các thương nhân để đuổi theo. A Sửu thấy đại hán không cự tuyệt mình lòng mừng khấp khởi, dập đầu ba cái rồi đứng dậy, khi thấy đám quan binh đều lên thuyền chuẩn bị đuổi theo liền lo lắng nói:
- Sư phụ, Lộ đô đốc phái người đuổi theo.
Đại hán cười nói:
- Ngươi nói là Lộ cẩu quan ư? Mỗ đã chém cái đầu trên cổ hắn! Hắn dám đuổi theo, mỗ chém thêm hồn phách của hắn! Hừ, đám phế vật như rắn mất đầu này, đuổi theo không được bao xa.
A Sửu nghe xong kinh hãi vô cùng, nó tuy biết đại hán tiến vào phủ đô đốc đánh giết như chỗ không người, nhưng cũng không tưởng tượng nổi y chỉ đánh thốc vào phủ trong khoảng khắc liền chém bay đầu đô đốc Quảng Châu, trong khi đó lại không bị tổn hại đến một sợi lông một cọng tóc nào. Vô tình may mắn có được một vị sư phụ bản lĩnh lợi hại như thế, quả thực có thể so sánh với vị hiệp khách Kiếm Tiên độc nhất vô nhị trong truyền thuyết, nó thật sự không ngờ...
Nghĩ đến đó, A Sửu mừng như mở cờ trong bụng, lật đật kính cẩn lễ phép thưa:
- Đệ tự còn chưa thỉnh giáo tôn tính đại danh của ân sư, võ nghệ của ân sư xuất thân từ môn phái nào?
Đại hán bật cười:
- Tên tiểu tử nhà ngươi, không biết đã đọc bao nhiêu truyện tiểu thuyết, hay nghe kể bao nhiêu truyện huyễn hoặc thần thoại, cái gì mà môn phái nào, mỗ họ Trương, tên chỉ có một chữ Bạo, công phu võ nghệ là gia truyền.
A Sửu cung kính nói:
- Sư phụ có võ công kinh người như thế, sư tổ nhất định là đại anh hùng cái thế danh rền thiên hạ.
A Sửu nếu nói khác đi, Trương Bạo chưa chắc đã để ý đến, nhưng có thể trong lòng y, người y sùng bái nhất từ trước đến nay chính là gia gia của y, lời A Sửu như gãi đúng chỗ ngứa, Trương Bạo cười ha hả nói:
- Ha ha! Nói về cha của ta chắc ngươi không biết, nhưng nếu nói về vị tổ sư lập nhà họ Trương, câu "anh hùng cái thế danh rền thiên hạ" quả rất đúng, thanh danh của lão nhân gia chắc đám tiểu oa nhi như ngươi có nghe nói qua.
A Sửu vội sán lại hứng thú hỏi:
- Không biết sư tổ là vị nào mà danh rền thiên hạ.
Trương Bạo dương dương đắc ý khoe:
- Thời Tùy mạt, thiên hạ đại loạn, quần hùng nổi dậy, ông tổ từng có ý định mưu đoạt thiên hạ, nhưng về sau nhường cho nghĩa đệ phụ tá Lý Thế Dân, ngài bỏ ra nước ngoài tự lập làm vua, khi đó có biệt hiệu là "Cầu Nhiêm Khách"!
(Thời Tùy Văn đế, có chàng trai Trương Tam Lang - biệt hiệu Cầu Nhiêm Khách, là một khách giang hồ nổi tiếng hành hiệp trượng nghĩa)
A Sửu thật sự chấn động trong lòng, thất thanh la lên:
- Cầu Nhiêm Khách!
A Sửu giống như Tôn hầu tử bị Bồ Đề tổ sư gõ ba cái thước vào lòng bàn tay, ba vạn sáu ngàn lỗ chân lông trên người đều mở ra, cả người tràn ngập vui mừng.
[CENTER] o0o [ /CENTER]
Thuyền đi giữa biển rộng, giữa trời đêm tối bao la mênh mang
A Sửu lần đầu tiên đi thuyền, nằm trằn trọc suy nghĩ vẩn vơ trong khoang, dỗ giấc ngủ không biết bao lâu vẫn không chợp mắt được. Nó nhớ Nữu Nữu, không biết bao lâu sau mới có thể trở về, Nữu Nữu có thể sẽ không tìm được nó. Nếu sau này trở lại Quảng Châu, Lộ đô đốc đã bị giết, nó không biết hỏi thăm ai để tìm Bùi đại nương.
Đồng thời trong lòng nó cũng ngập tràn vui sướng, nó có thể bái cháu ruột Cầu Nhiêm Khách làm sư phụ, học được một thân võ nghệ cao cường, có thể báo thù cho cha mẹ và chị bị chết thảm. Mối huyết hải thâm cừu bao lâu nay giấu tận đáy lòng không dám nghĩ tới giờ cuồn cuộn tuôn ra, nó vĩnh viễn không thể quên được cảnh chị bị chém bay đầu, không thể quên được nỗi đau thấu tâm can này!
Những cảm xúc lẫn lộn, vừa mừng vừa lo, vừa sầu vừa hận, cứ trào dâng cuộn xiết. Lật qua lật lại mãi mà vẫn không thể chìm vào giấc ngủ, nó dứt khoát đứng dậy ra khỏi khoang thuyền. Bầu trời đầy sao, thuyền lênh đênh trên sóng nước giữa trời đêm mênh mang, tiếng sóng vỗ rì rào, thuyền nhấp nhô theo con sóng như những suy nghĩ cảm xúc gợn sóng trong lòng nó.
A Sửu đi đến đầu thuyền đón gió đêm thì thấy một thân ảnh cao lớn đứng đó, bóng dáng đó như một tảng đá đen kịt vững vàng sừng sững giữa trời đêm.
- Tại sao còn chưa đi ngủ?
Trương Bạo vẫn không quay đầu thản nhiên hỏi.
A Sửu dừng lại khom người nói:
- Đệ tử ngủ không được, định lên đầu thuyền giải sầu, không ngờ lại quấy rầy sư phụ.
Nó quay lại nhìn mặt biển tối đen như mực đàng sau, Trương Bạo vẫn không quay đầu nhưng dường như nhìn thấy hết mọi hành động của nó, y nói:
- Yên tâm đi, khi đêm vừa xuống, truy binh đã quay trở lại, không đuổi nữa.
A Sửu nhẹ nhõm thở ra:
- Dạ.
Trương Bạo đừng sững ở mũi thuyền, ngẩng đầu lên nhìn trời, A Sửu nhịn không được hỏi:
- Sư phụ đang nhìn gì vậy?
Trương Bạo vẫn không quay đầu lại trả lời:
- Quan sát những vì sao. Hiện tượng thiên văn tối nay thật kỳ lạ!
A Sửu ngẩng đầu lên nhìn theo ánh mắt của Trương Bạo, quan sát những chòm sao rực sáng trên bầu trời, thình lình phát hiện một ngôi sao lớn sáng chói ở chân trời phía đông, hạch tâm của ngôi sao màu trắng, chung quanh lấp lánh một vầng sáng màu xanh lam, ngôi sao nhìn như viên trân châu. Viên trân châu lớn và sáng vụt qua giữa tinh không, phía sau kéo theo một cái đuôi màu xanh lam thật dài, vầng sáng màu xanh lam của đuôi mờ nhạt dần đến khi hoàn toàn tan biến trong bầu trời.
A Sửu trầm trồ thốt:
- Một ngôi sao thật lớn.
Trương Bạo cười nói:
- Một ngôi sao chổi mà thôi, có gì lạ đâu?
Nói xong y xoa cằm, xoắn chòm râu bù xù lẩm bẩm:
- Nhưng một ngôi sao chổi lớn và sáng như vậy thật sự hiếm thấy, quả có chút kỳ lạ...
Y trầm ngâm một lát đột nhiên quay đầu cười nói:
- Còn chưa hỏi tên họ của ngươi, tên ngươi là gì?
A Sửu cung kính thưa:
- Đệ tử không dám giấu sư phụ, đệ tử không có tên chính thức, chỉ có tên tục ở nhà gọi là A Sửu. Đệ tử gia đình thanh bạch, hôm nay phải lưu lạc làm tên ăn mày, trên mình mang huyết hải thâm cừu, lại không thể rửa thù báo hận, đệ tử một ngày không thể trả được thù này, thật xấu hổ với tổ tông dòng họ, sư phụ cứ gọi đệ tử là A Sửu thì được rồi.
- A Sửu, A Sửu, ngươi là đệ tử của mỗ, nên có một cái tên chính thức mới tốt. Tối nay trời có sao băng, khí tượng hiếm thấy, mỗ nhân sự kiện này đặt cho ngươi cái tên, gọi là Tinh Trì, được không?
A Sửu trầm ngâm nói:
- Tinh Trì... là một cái tên rất hay. Chỉ là sư phụ dùng sao chổi đặt tên cho đệ tử, lỡ đệ tử thành một cái chổi lớn thì sao?
Trương Bạo bật cười lớn:
- Mỗ lần đầu tới Đại Đường, công việc làm ăn không thành, đi chơi đây đó cho biết phong thổ con người Đại Đường cũng chưa làm được, lại còn xảy ra án mạng, xui xẻo như thế ngươi còn không phải là một cái chổi lớn sao?
(Tại Trung Quốc, khi nói người nào đó có mệnh "sao chổi" nghĩa là người đó thường mang đến phiền toái, nhưng cái này không có căn cứ, chỉ là dân gian truyền miệng)
A Sửu nhớ tới hơn một trăm thôn dân Đào Nguyên oan mạng mà chết, liên tưởng đến cái mạng sao chổi thì cảm thấy bất an vội giải thích:
- Sư phụ nói oan cho đệ tử, đệ tử khi gặp được sư phụ, chuyện vốn đã xảy ra rồi!
Trương Bạo cười nói:
- Ngươi nói cái tên Tinh Trì không tốt, nhưng cuối cùng vẫn phải có một cái tên, hắc hắc, đệ tử của mỗ sao để cho người ta một tiếng A Sửu, hai tiếng A Sửu cứ thế mà gọi cho được, nếu vậy ngươi chọn một cái tên nói cho mỗ nghe.
A Sửu nhìn mũi thuyền đang nhấp nhô lên xuống theo con sóng, ẩn ẩn hiện hiện giữa đám bọt nước trắng xóa, lại quay đầu nhìn vào bóng đêm đen kịt, giữa cơn sóng lớn một cánh buồm lớn căng gió tung bay phần phật như mang đến một niềm hy vọng, phá tan bóng đêm đen của biển khơi, nó phấn chấn nói:
- Đệ tử nghĩ ra được một cái tên! Sư phụ, đệ tử gọi... Dương Phàm được không?
(Phàm là cánh buồm)
o0o
Đông đô Lạc Dương, ban đêm.
Ở trên cung điện cao cao, một vị phu nhân họ Võ đang dựa vào lan can trông về phía xa, ngắm nhìn thật lâu một ngôi sao chổi màu xanh lam sáng chói đuôi kéo dài đến hai trượng bay thẳng về phía đông, trong lòng lấy làm kỳ. Sự xuất hiện đột ngột của ngôi sao sáng chói vắt ngang bầu trời, suốt bảy bảy bốn mươi chín ngày vừa rồi mới biến mất khiến thiên hạ kinh hoàng!
Vị phu nhân họ Võ vừa ở trên cung điện ngắm nhìn ngôi sao sáng kia nhìn thấy đại cát điềm lành, tuyên bố sửa đổi niên hiệu thành Quang Trạch, đại xá thiên hạ, sửa đông đô Lạc Dương thành thần đô, sửa tên tam tỉnh lục bộ, Trung Thư tỉnh thành Phượng Các, Môn Hạ tỉnh thành Loan Đài, Thượng Thư tỉnh thành Văn Xương đài. Lục bộ "Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công" đổi tên thành "Thiên, Địa, Xuân, Hạ, Thu, Đông"
Đó là năm Quang Trạch nguyên niên!
Tác giả :
Nguyệt Quan