Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành
Đề bài 7: Phân tích nhân vật Tnú
Phân tích nhân vật tnú trong rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt trong những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) để thấy được bút pháp sủ thi và cảm hứng lãng mạng của văn học giai đoạn 1945-1975
1. Giải thích
Bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn: Là một khuynh hướng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Những tác phẩm thuộc thể loại này hướng tới những sự kiện lịch sử có tính cộng đồng đất nước. Nhân vật thường là nhân vật đại diện, biểu tượng cho những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam. Ngôn ngữ trong tác phẩm theo khuynh hướng sử thi thường là ngôn ngữ hào hùng bi tráng và cảm hứng ngợi ca.
2. Sự gặp nhau của bút pháp sử thi, cảm hứng lãng mạn trong hai nhân vật Tnú và Việt
Đều là con người của thời đại, gánh chịu bao đau thương mất mát trong chiến tranh:
Tnú mất vợ con, bị giặc đốt mười đầu ngón tay; Việt mất ba má.
3. Nét khác biệt
a. Ở nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”:
- Tnú được khắc hoạ trong sự gắn bó với buôn làng.
- Nhân vật mang đậm dấu ấn hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm sử thi,
huyền thoại của đồng bào dân tộc miền núi: Tnú hiện lên trong lối kể trường ca, kể khan của đồng bào Tây Nguyên; cuộc sống gắn bó với buôn làng ngôn ngữ, hành động,...
- Nhân vật Tnú được khắc hoạ trong sự soi chiếu với hình tượng rừng xà nu ở lớp cây
trưởng thành. Qua đó, tác giả gửi gắm tư tưởng chủ đề tác phẩm: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
b. Ở nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”:
- Việt được khắc hoạ trong mối quan hệ gia đình. - Nhân vật này gần gũi với cuộc sống đời thường, mang các đặc điểm, phẩm chất của
một cậu con trai mới lớn lộc ngộc, hồn nhiên có khi đến vô tâm. Song bản lĩnh của nhân vật này lại được thể hiện ở cảnh tranh nhau ghi tên đi đánh giặc, trả thù cho ba má và ở tinh thần đấu tranh kiên cường lúc bị thương phải nằm lại chiến trường.
- Nhân vật Việt góp phần thể hiện tư tưởng của Nguyễn Thi trong ngợi ca phẩm chất anh dũng, kiên trung của những người con trong một gia đình, của đồng bào Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
4. Lí giải
- Có sự tương đồng và khác biệt đó là vì mục đích sáng tác và tư tưởng chủ đề khác nhau: Rừng xà nu được sáng tác để cổ vũ chiến đấu, trở thành “Hịch tướng sĩ” thời chống Mĩ, còn Những đứa con trong gia đình chủ yếu để ngợi ca tình cảm gia đình và truyền thống đấu tranh của dân tộc.
- Sự khác biệt trong văn hóa vùng miền Tây Nguyên và Nam Bộ, trong lối suy nghĩ, lối viết của các nhà văn...