Quyến Luyến Phù Thành
Chương 21
Cuộc đời A Tuyên có ba nỗi hận, hận thứ nhất là đọc sách không được lười biếng, hận thứ hai là món ngon quá nhiều không thể ngừng ăn, hận thứ ba là bím tóc đuôi sam suốt ngày bị người ta túm lấy đùa nghịch. Kỳ nghỉ ở Cổ thành, đầu tiên là cậu dựa vào sự hiểu biết ít ỏi của một đứa trẻ mà ra một đòn trí mạng, ép bà mẹ suốt ngày bắt cậu học hành phải đi Quảng Châu, ngày nào cũng được ăn ngon, cuối cùng chỉ còn tâm bệnh là bím tóc kia mà thôi.
Để bím tóc không bị động vào, vậy thì đành phải nâng cao bản lĩnh đánh nhau của mình mà thôi. Cảnh tượng tối hôm đó cậu họ bị thua Cố công tử, càng khiến cậu quyết tâm hơn. Thấy cô út mấy ngày rồi không ra khỏi thành, hôm nay bèn hò hét bảo cô út đưa mình đi gặp chú Nhiếp.
Bạch Cẩm Tú ru rú ở trong nhà vẽ tranh mấy ngày, vẫn chưa khôi phục lại tinh thần từ chuyện mấy hôm trước.
Cô đã nghĩ kỹ rồi, bất kể là mình có trang điểm ăn mặc đẹp đẽ đến mấy đi đến đó hay là tự tay làm những món ăn ngon cho người kia, hay là thể hiện dáng vẻ của một thiếu nữ đáng yêu nên có như mỉm cười duyên dáng, đôi mắt đẹp trông mong thì đều bị coi là giả bộ. Cô chẳng muốn làm những điều đó nữa, nhưng mình làm đổ xe, chẳng những thế, còn bị người kia dạy dỗ mấy câu. Thế thì cũng thôi đi, nhưng điều khiến cô không thể chấp nhận nổi chính là, ngày hôm sau, khi cô mang theo tâm tình áy náy đến, gặp người kia rồi, cuối cùng lại khóc sướt mướt trước mặt người ta nữa.
Mọi việc đã vượt ngoài phạm vi khống chế của cô. Tuy cuối cùng thái độ của người đó đã tốt hơn, nhưng mỗi lần nghĩ tới là cô thấy rầu lòng, thấy mất mặt, chẳng dám gặp người ta nữa, càng không muốn gặp người ta.
– Cô ơi cô đi nhé! Ngày nào cũng ở trong phòng, chán chết. Tranh cô vẽ ở ngoài đẹp hơn rất nhiều.
A Tuyết bắt lấy tay của Bạch Cẩm Tú lắc liên hồi.
Bạch Cẩm Tú nhìn chằm chằm bức họa mình chỉnh sửa điều chỉnh mấy ngày, càng nhìn càng thấy không vào mắt, bức tranh sơn dầu hoàng hôn đã bị hỏng rồi, mất cái thần của nó rồi.
Cô lại nghĩ tới kế hoạch của mình.
Cũng không phải cô tự gây khó xử cho mình hay là cho người khác, mà là cha cô hiện tại có vẻ như vẫn chưa có quyết định gì. Thuốc dẫn vất vả lắm cô mới có được, kế hoạch cũng đã tiến hành được hơn nửa rồi, lẽ nào bởi vì một lần lật xe, bị đối phương dạy dỗ vài câu mà cô lại bỏ dở giữa chừng?
Nếu thế thì không phải là Bạch Cẩm Tú rồi!
Cô ném bút vẽ xuống, đứng lên, nói với A Tuyên:
– Đi nào, cô đưa cháu đi chơi.
….
Bạch Cẩm Tú mang A Tuyên ra ngoài, gọi A Sinh đánh xe đi tới Tuần Phòng doanh, nhưng số nhọ là, lão binh nói, buổi chiều là có huấn luyện ném bom, dùng súng đạn thật, Nhiếp đại nhân nghiêm lệnh không phải nhân viên có liên quan thì không được tới gần giáo trường, mà đợi xong thì cũng phải đến chiều tối, hỏi cô có chờ không.
A Tuyên nghe thế thì mắt sáng quắc, sốt ruột đòi đi, bị Bạch Cẩm Tú kéo bím tóc giật người lại:
– Quay về đi, bên kia nguy hiểm lắm, cháu không được đi.
A Tuyên bị kéo bím tóc, không thể chống cự lại được, không được đi xem nổ bom thì ức đến phát khóc.
Bạch Cẩm Tú nhất quyết kéo A Tuyên về.
A Tuyên méo xệch miệng, bị Bạch Cẩm Tú nửa quát nửa ép kéo ra ngoài, được lão binh đưa ra. Khi sắp đến ngoài cổng lớn, nơi giáo trường phía sau hoanh chợt có tiếng nổ rất mạnh. Lão binh nói chiều nay là huấn luyện đạn thật bom thật, thanh âm này vậy là đúng rồi.
Bạch Cẩm Tú kéo A Tuyên đang trèo lên xe, chợt nghe có tiếng xôn xao rất lớn, tiếp theo đó là có người chạy về hướng giáo trường.
Hình như có chuyện gì xảy ra thì phải.
Bạch Cẩm Tú dừng lại, gọi lão binh đi xem có chuyện gì. Lão binh chạy đi, lát sau chạy trở lại, thở hổn hển nói:
– Bạch tiểu thư, xảy ra chuyện rồi. Vừa nãy có một quan binh lúc kéo ngòi nổ ném bom bị tuột tay rơi xuống đất, mọi người đều đang bối rối, may mà có Nhiếp đại nhân phản ứng nhanh kịp thời đẩy cậu ta ra, người ta thì không sao, nhưng Nhiếp đại nhân lại bị thương rồi.
Bạch Cẩm Tú ngỡ ngàng, tim chợt thắt lại, lập tức gọi A Sinh trông A Tuyên, nhấc váy chạy về phía giáo trường.
Giáo trường bị nổ thành một cái hố nhỏ, mảnh kim loại nhỏ cùng bột đen rơi đầy đất, trong không khí là mùi lưu huỳnh nồng nặc, gần hố bom còn có mấy vết máu.
Nhiếp Tái Trầm không có ở đây.
– Nhiếp đại nhân ở phòng quân y rồi.
Không đợi cô hỏi, một binh lính nói luôn, còn chủ động dẫn cô đi.
Bạch Cẩm Tú chạy tới ngoài phòng quân y, nơi đó chen chúc người là người, ai nấy thần sắc đều nặng nề.
– Tránh ra, mau tránh ra! Bạch tiểu thư tới!
Binh lính hét to, giúp cô đẩy người phía trước ra.
Bạch Cẩm Tú chen vào, thấy Nhiếp Tái Trầm ngồi trên ghế dài, áo đã được cởi ra, trên người chỉ mặc quần quân phục thắt dây lưng, phía sau vai bên phải đẫm máu, có vài vết máu rơi xuống ngực anh chảy vào lưng quần.
Một ông lão gầy gò như đồ tể với một bím tóc khô sau đầu và bộ quần áo bẩn thỉu tay cầm con dao nhỏ khá gỉ, đang tưới rượu trắng lên lưỡi dao, như là chuẩn bị lấy mảnh đạn nơi vết thương của anh ra. Đứng trước mặt ông ta là một thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi. Trên cổ cậu ta có vài vết thương nhỏ, đã được cầm máu, chân run rẩy, vẻ mặt đầy sợ hãi, như là sắp khóc ra đến nơi rồi.
Trong phòng đang rất ồn ào nhốn nháo, cô vừa đi vào, mọi thanh âm liền lắng xuống.
– …Tôi không sao, cậu về trước đi.
Nhiếp Tái Trầm đang an ủi cậu tiểu binh đang quá sợ hãi, bỗng chung quanh yên tĩnh, quay lại, đối mặt với ánh mắt của Bạch Cẩm Tú thì ngẩn ra, ngừng lại.
– Anh sao rồi?
Bạch Cẩm Tú một bước đã đến trước mặt anh, giọng như muốn khóc.
Nhiếp Tái Trầm vội bình ổn tinh thần, mỉm cười:
– Tôi không sao, vết thương nhỏ thôi, lấy mảnh nhỏ ra là được.
Bạch Cẩm Tú nhìn vai anh đẫm máu, quay ngoắt sang, chất vấn tiểu binh kia:
– Cậu tên là gì? Cậu bị sao thế, bị thiếu cơm à, ngay cả cầm cũng không xong, cậu làm lính cái gì? Nhân còn sớm cút về cho tôi đi, chẳng làm nên trò chì gì cả, ở đây chỉ gây họa thôi.
Tiểu binh kia vốn đã sợ tè ra quần rồi, bị tiểu thư Bạch gia mắng một trận nữa thì chân mềm nhũn, quỳ xuống, dập đầu liên tục.
– Bạch tiểu thư…cô tha thứ cho tôi…Tôi không cố ý đâu….
Cậu ta khóc lên.
– Cậu dám? Cậu mà cố ý, thì tôi đã cho người giết chết cậu rồi!
Chung quanh lặng ngắt như tờ, mọi người đều sợ, ngay cả thở cũng không dám thở.
Vị quân y đồ tể kia há hốc mồm, nom vẻ mặt phẫn nộ của Bạch Cảm Tú, tay cũng ngừng lại.
– Ông là quân y gì thế, hằng ngày ăn cái gì hả. Ông có biết khử trùng dao không đấy?
Bạch Cẩm Tú quay sang ông ta.
Quân y lui về sau, lắp bắp:
– Bạch…… Bạch tiểu thư….Tôi…vẫn luôn….làm vậy….
– Ông khử trùng sạch cho tôi đấy, làm cẩn thận đấy. Anh ấy là cha tôi mời đến, nếu có chuyện gì, ông cũng không cần phải ở lại nữa.
– Vâng vâng, Bạch tiểu thư yên tâm, tôi sẽ cẩn thận.
Quân y lau mồ hôi trán, gọi người lấy thêm rượu mạnh đến, lại khơi đèn lên.
Nhiếp Tái Trầm rốt cuộc cũng đã bình tĩnh lại, thấy ánh mắt cô vẫn ghim vào cậu tiểu binh hãy còn run bần bật đang quỳ dưới đất thì lập tức lên tiếng:
– Là trách nhiệm của tôi, chuyện xảy ra, tôi cũng có trách nhiệm. May mà không xảy ra chuyện lớn, đây cũng là một lần rút kinh nghiệm, để mọi người cẩn trọng hơn.
– Cậu đứng lên đi, ra ngoài đi.
Anh vội đuổi người ta đi.
Tiểu binh mặt cắt đã không còn hột máu, tiếp tục dập đầu mấy cái, nghẹn ngào cảm ơn Nhiếp Tái Trầm, bò dậy, không dám tới gần Bạch Cẩm Tú, né tránh cô, lau nước mắt đi ra ngoài.
Rượu mạnh nhanh chóng được mang tới, quân y cẩn thận dùng đèn và rượu trắng tiêu độc cho dao, trong cái nhìn giám sát của tiểu thư Bạch gia bắt đầu rửa sạch vết thương, nhưng tay không tự chủ mà cứng lên, động tác không thuận, mồ hôi bắt đầu túa ra ròng ròng.
Nhiếp Tái Trầm cắn răng chịu đau, nom thấy Bạch Cẩm Tú lại như muốn mắng quân y thì cười gượng, nói:
– Bạch tiểu thư, cô ở đây, mọi người đều không tự nhiên. Tôi không sao, hay là cô về nhà đi được không?
Bạch Cẩm Tú quay sang, nhìn anh một lát, không nói gì, đi ra ngoài.
Quan binh Tuần Phòng doanh thấy cô đi ra, ai cũng sợ cô giận chó đánh mèo trút lên đầu mình thì tất cả đều dạt hết ra.
Ngay cửa phòng vừa nãy còn chen chúc thì chớp mắt trống không.
Bạch Cẩm Tú bước nhanh ra cổng doanh, dẫn A Tuyên lên xe, dặn dò A Sinh đánh xe về thành.
Vừa về đến nhà, cô đi tìm Lưu Quảng, kể lại chuyện xảy ra ở Tuần Phòng doanh cho ông biết. Lưu Quảng vô cùng lo lắng:
– Ôi trời ơi, sao lại thế? Thương thế của cậu Nhiếp thế nào? Không được, tôi phải đi báo lão gia một tiếng mới được.
Ông định đi ngay.
Bạch Cẩm Tú giữ ông lại:
– Vết thương của anh ấy không quá nguy hiểm, cháu là lo quân y vẫn để sót mảnh đạn thôi. Giờ thời tiết nóng quá, nhỡ vết thương bị nhiễm trùng là không hay. Chú Lưu, chú cho người đi Quảng Châu, mời bác sĩ Tây y ngoại khoa đến đây để kiểm tra nhé.
Lưu Quảng được nhắc nhở:
– Được được, vậy tôi đi báo lão gia một câu rồi sắp xếp luôn.
Ông sốt ruột đi bẩm báo Bạch Thành Sơn. Bạch Thành Sơn cũng rất tán thành đề nghị của con gái. Rất nhanh, Bạch gia phái khoái mã đi Quảng Châu, trong một đêm là đến nơi. Sáng sớm hôm sau, Bạch Kính Đường mời một vị bác sĩ tây y chuyên ngoại khoa, nhanh chóng đến Cổ thành, nửa đêm hôm sau, người đã đến.
Vị bác sĩ này kiểm tra vết thương đã được rửa sạch của Nhiếp Tái Trầm lần nữa, xác nhận không có mảnh đạn nào còn sót lại, khâu miệng vết thương lại, châm cứu, còn ở lại mấy ngày để quan sát, thấy vết thương đã khép miệng tiến triển tốt, để lại thuốc, dặn dò quân y một tuần thì cắt chỉ, bấy giờ mới quay về Quảng Châu.
Chớp mắt một tuần đã qua, Nhiếp Tái Trầm đến Cổ thành cũng đã tròn một tháng.
Thuốc dùng đầy đủ, vết thương cũng đã khép lại hoàn toàn, ngày hôm qua đã cắt chỉ, khi hoạt động thì vẫn hơi đau một chút, nhưng chỉ cần không hoạt động mạnh thì không gây trở ngại gì mấy.
Trên đầu cái nóng gay gắt, anh đứng bên giáo trường, quan sát binh lính huấn luyện, chợt nghe có tiếng gọi “Chú Nhiếp ơi”, ngoái lại, là Bạch Cẩm Tú cả tuần không thấy bóng dáng lại tới nữa.
Cô đội chiếc mũ rộng rất đẹp, mặc chiếc váy bằng vải dệt, tay dắt A Tuyên, đứng đó, làn váy bay theo gió.
Tim Nhiếp Tái Trầm đập mạnh, đi qua.
– Chú Nhiếp ơi, cô của cháu muốn đi vẽ tranh, chiều nay cháu ở chỗ chú được không?
A Tuyên nhìn anh.
Nhiếp Tái Trầm gật đầu, rồi quay sang Bạch Cẩm Tú.
Bạch Cẩm Tú nói:
– Vậy nhờ anh nhé.
Cô cúi xuống, xoa đầu A Tuyên:
– Nhớ phải ngoan đấy, đừng đi lung tung.
A Tuyên vâng dạ. Nói xong, cô đi ra ngoài luôn.
Binh lính Tuần Phòng doanh cũng càng ngày càng quen thuộc với tiểu thư Bạch gia, ban đầu cứ nghĩ cô là một cô gái dịu dàng nhỏ nhẹ yếu ớt, nào ngờ xinh đẹp như hoa như thế nhưng đồng thời cũng hung dữ như hổ cái, chỉ trong vòng một tuần ngắn ngủi mà “thanh danh” đã lan truyền khắp toàn doanh, mọi người thấy cô tới thì không ai dám nhìn thẳng, càng không dám chặn đường, tất cả đều nhường đường cho cô.
Nhiếp Tái Trầm nhìn theo bóng dáng cô, do dự giây lát, gọi:
– Bạch tiểu thư!
Cô đứng lại, quay đầu lại nhìn anh.
Anh bước lên vài bước:
– Cô vẽ tranh ở đâu, lát tôi đến đón…
Anh thấy cô liếc nhìn vai mình, nói tiếp:
– Vết thương đã khỏi rồi, cô yên tâm, lái xe không vấn đề gì.
Cô cười như không nhìn anh một cái, báo nơi vẽ, vẫn là sườn đồi cũ vẽ hoàng hôn lần trước, nói xong thì đi luôn.
Hết chương 21
Để bím tóc không bị động vào, vậy thì đành phải nâng cao bản lĩnh đánh nhau của mình mà thôi. Cảnh tượng tối hôm đó cậu họ bị thua Cố công tử, càng khiến cậu quyết tâm hơn. Thấy cô út mấy ngày rồi không ra khỏi thành, hôm nay bèn hò hét bảo cô út đưa mình đi gặp chú Nhiếp.
Bạch Cẩm Tú ru rú ở trong nhà vẽ tranh mấy ngày, vẫn chưa khôi phục lại tinh thần từ chuyện mấy hôm trước.
Cô đã nghĩ kỹ rồi, bất kể là mình có trang điểm ăn mặc đẹp đẽ đến mấy đi đến đó hay là tự tay làm những món ăn ngon cho người kia, hay là thể hiện dáng vẻ của một thiếu nữ đáng yêu nên có như mỉm cười duyên dáng, đôi mắt đẹp trông mong thì đều bị coi là giả bộ. Cô chẳng muốn làm những điều đó nữa, nhưng mình làm đổ xe, chẳng những thế, còn bị người kia dạy dỗ mấy câu. Thế thì cũng thôi đi, nhưng điều khiến cô không thể chấp nhận nổi chính là, ngày hôm sau, khi cô mang theo tâm tình áy náy đến, gặp người kia rồi, cuối cùng lại khóc sướt mướt trước mặt người ta nữa.
Mọi việc đã vượt ngoài phạm vi khống chế của cô. Tuy cuối cùng thái độ của người đó đã tốt hơn, nhưng mỗi lần nghĩ tới là cô thấy rầu lòng, thấy mất mặt, chẳng dám gặp người ta nữa, càng không muốn gặp người ta.
– Cô ơi cô đi nhé! Ngày nào cũng ở trong phòng, chán chết. Tranh cô vẽ ở ngoài đẹp hơn rất nhiều.
A Tuyết bắt lấy tay của Bạch Cẩm Tú lắc liên hồi.
Bạch Cẩm Tú nhìn chằm chằm bức họa mình chỉnh sửa điều chỉnh mấy ngày, càng nhìn càng thấy không vào mắt, bức tranh sơn dầu hoàng hôn đã bị hỏng rồi, mất cái thần của nó rồi.
Cô lại nghĩ tới kế hoạch của mình.
Cũng không phải cô tự gây khó xử cho mình hay là cho người khác, mà là cha cô hiện tại có vẻ như vẫn chưa có quyết định gì. Thuốc dẫn vất vả lắm cô mới có được, kế hoạch cũng đã tiến hành được hơn nửa rồi, lẽ nào bởi vì một lần lật xe, bị đối phương dạy dỗ vài câu mà cô lại bỏ dở giữa chừng?
Nếu thế thì không phải là Bạch Cẩm Tú rồi!
Cô ném bút vẽ xuống, đứng lên, nói với A Tuyên:
– Đi nào, cô đưa cháu đi chơi.
….
Bạch Cẩm Tú mang A Tuyên ra ngoài, gọi A Sinh đánh xe đi tới Tuần Phòng doanh, nhưng số nhọ là, lão binh nói, buổi chiều là có huấn luyện ném bom, dùng súng đạn thật, Nhiếp đại nhân nghiêm lệnh không phải nhân viên có liên quan thì không được tới gần giáo trường, mà đợi xong thì cũng phải đến chiều tối, hỏi cô có chờ không.
A Tuyên nghe thế thì mắt sáng quắc, sốt ruột đòi đi, bị Bạch Cẩm Tú kéo bím tóc giật người lại:
– Quay về đi, bên kia nguy hiểm lắm, cháu không được đi.
A Tuyên bị kéo bím tóc, không thể chống cự lại được, không được đi xem nổ bom thì ức đến phát khóc.
Bạch Cẩm Tú nhất quyết kéo A Tuyên về.
A Tuyên méo xệch miệng, bị Bạch Cẩm Tú nửa quát nửa ép kéo ra ngoài, được lão binh đưa ra. Khi sắp đến ngoài cổng lớn, nơi giáo trường phía sau hoanh chợt có tiếng nổ rất mạnh. Lão binh nói chiều nay là huấn luyện đạn thật bom thật, thanh âm này vậy là đúng rồi.
Bạch Cẩm Tú kéo A Tuyên đang trèo lên xe, chợt nghe có tiếng xôn xao rất lớn, tiếp theo đó là có người chạy về hướng giáo trường.
Hình như có chuyện gì xảy ra thì phải.
Bạch Cẩm Tú dừng lại, gọi lão binh đi xem có chuyện gì. Lão binh chạy đi, lát sau chạy trở lại, thở hổn hển nói:
– Bạch tiểu thư, xảy ra chuyện rồi. Vừa nãy có một quan binh lúc kéo ngòi nổ ném bom bị tuột tay rơi xuống đất, mọi người đều đang bối rối, may mà có Nhiếp đại nhân phản ứng nhanh kịp thời đẩy cậu ta ra, người ta thì không sao, nhưng Nhiếp đại nhân lại bị thương rồi.
Bạch Cẩm Tú ngỡ ngàng, tim chợt thắt lại, lập tức gọi A Sinh trông A Tuyên, nhấc váy chạy về phía giáo trường.
Giáo trường bị nổ thành một cái hố nhỏ, mảnh kim loại nhỏ cùng bột đen rơi đầy đất, trong không khí là mùi lưu huỳnh nồng nặc, gần hố bom còn có mấy vết máu.
Nhiếp Tái Trầm không có ở đây.
– Nhiếp đại nhân ở phòng quân y rồi.
Không đợi cô hỏi, một binh lính nói luôn, còn chủ động dẫn cô đi.
Bạch Cẩm Tú chạy tới ngoài phòng quân y, nơi đó chen chúc người là người, ai nấy thần sắc đều nặng nề.
– Tránh ra, mau tránh ra! Bạch tiểu thư tới!
Binh lính hét to, giúp cô đẩy người phía trước ra.
Bạch Cẩm Tú chen vào, thấy Nhiếp Tái Trầm ngồi trên ghế dài, áo đã được cởi ra, trên người chỉ mặc quần quân phục thắt dây lưng, phía sau vai bên phải đẫm máu, có vài vết máu rơi xuống ngực anh chảy vào lưng quần.
Một ông lão gầy gò như đồ tể với một bím tóc khô sau đầu và bộ quần áo bẩn thỉu tay cầm con dao nhỏ khá gỉ, đang tưới rượu trắng lên lưỡi dao, như là chuẩn bị lấy mảnh đạn nơi vết thương của anh ra. Đứng trước mặt ông ta là một thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi. Trên cổ cậu ta có vài vết thương nhỏ, đã được cầm máu, chân run rẩy, vẻ mặt đầy sợ hãi, như là sắp khóc ra đến nơi rồi.
Trong phòng đang rất ồn ào nhốn nháo, cô vừa đi vào, mọi thanh âm liền lắng xuống.
– …Tôi không sao, cậu về trước đi.
Nhiếp Tái Trầm đang an ủi cậu tiểu binh đang quá sợ hãi, bỗng chung quanh yên tĩnh, quay lại, đối mặt với ánh mắt của Bạch Cẩm Tú thì ngẩn ra, ngừng lại.
– Anh sao rồi?
Bạch Cẩm Tú một bước đã đến trước mặt anh, giọng như muốn khóc.
Nhiếp Tái Trầm vội bình ổn tinh thần, mỉm cười:
– Tôi không sao, vết thương nhỏ thôi, lấy mảnh nhỏ ra là được.
Bạch Cẩm Tú nhìn vai anh đẫm máu, quay ngoắt sang, chất vấn tiểu binh kia:
– Cậu tên là gì? Cậu bị sao thế, bị thiếu cơm à, ngay cả cầm cũng không xong, cậu làm lính cái gì? Nhân còn sớm cút về cho tôi đi, chẳng làm nên trò chì gì cả, ở đây chỉ gây họa thôi.
Tiểu binh kia vốn đã sợ tè ra quần rồi, bị tiểu thư Bạch gia mắng một trận nữa thì chân mềm nhũn, quỳ xuống, dập đầu liên tục.
– Bạch tiểu thư…cô tha thứ cho tôi…Tôi không cố ý đâu….
Cậu ta khóc lên.
– Cậu dám? Cậu mà cố ý, thì tôi đã cho người giết chết cậu rồi!
Chung quanh lặng ngắt như tờ, mọi người đều sợ, ngay cả thở cũng không dám thở.
Vị quân y đồ tể kia há hốc mồm, nom vẻ mặt phẫn nộ của Bạch Cảm Tú, tay cũng ngừng lại.
– Ông là quân y gì thế, hằng ngày ăn cái gì hả. Ông có biết khử trùng dao không đấy?
Bạch Cẩm Tú quay sang ông ta.
Quân y lui về sau, lắp bắp:
– Bạch…… Bạch tiểu thư….Tôi…vẫn luôn….làm vậy….
– Ông khử trùng sạch cho tôi đấy, làm cẩn thận đấy. Anh ấy là cha tôi mời đến, nếu có chuyện gì, ông cũng không cần phải ở lại nữa.
– Vâng vâng, Bạch tiểu thư yên tâm, tôi sẽ cẩn thận.
Quân y lau mồ hôi trán, gọi người lấy thêm rượu mạnh đến, lại khơi đèn lên.
Nhiếp Tái Trầm rốt cuộc cũng đã bình tĩnh lại, thấy ánh mắt cô vẫn ghim vào cậu tiểu binh hãy còn run bần bật đang quỳ dưới đất thì lập tức lên tiếng:
– Là trách nhiệm của tôi, chuyện xảy ra, tôi cũng có trách nhiệm. May mà không xảy ra chuyện lớn, đây cũng là một lần rút kinh nghiệm, để mọi người cẩn trọng hơn.
– Cậu đứng lên đi, ra ngoài đi.
Anh vội đuổi người ta đi.
Tiểu binh mặt cắt đã không còn hột máu, tiếp tục dập đầu mấy cái, nghẹn ngào cảm ơn Nhiếp Tái Trầm, bò dậy, không dám tới gần Bạch Cẩm Tú, né tránh cô, lau nước mắt đi ra ngoài.
Rượu mạnh nhanh chóng được mang tới, quân y cẩn thận dùng đèn và rượu trắng tiêu độc cho dao, trong cái nhìn giám sát của tiểu thư Bạch gia bắt đầu rửa sạch vết thương, nhưng tay không tự chủ mà cứng lên, động tác không thuận, mồ hôi bắt đầu túa ra ròng ròng.
Nhiếp Tái Trầm cắn răng chịu đau, nom thấy Bạch Cẩm Tú lại như muốn mắng quân y thì cười gượng, nói:
– Bạch tiểu thư, cô ở đây, mọi người đều không tự nhiên. Tôi không sao, hay là cô về nhà đi được không?
Bạch Cẩm Tú quay sang, nhìn anh một lát, không nói gì, đi ra ngoài.
Quan binh Tuần Phòng doanh thấy cô đi ra, ai cũng sợ cô giận chó đánh mèo trút lên đầu mình thì tất cả đều dạt hết ra.
Ngay cửa phòng vừa nãy còn chen chúc thì chớp mắt trống không.
Bạch Cẩm Tú bước nhanh ra cổng doanh, dẫn A Tuyên lên xe, dặn dò A Sinh đánh xe về thành.
Vừa về đến nhà, cô đi tìm Lưu Quảng, kể lại chuyện xảy ra ở Tuần Phòng doanh cho ông biết. Lưu Quảng vô cùng lo lắng:
– Ôi trời ơi, sao lại thế? Thương thế của cậu Nhiếp thế nào? Không được, tôi phải đi báo lão gia một tiếng mới được.
Ông định đi ngay.
Bạch Cẩm Tú giữ ông lại:
– Vết thương của anh ấy không quá nguy hiểm, cháu là lo quân y vẫn để sót mảnh đạn thôi. Giờ thời tiết nóng quá, nhỡ vết thương bị nhiễm trùng là không hay. Chú Lưu, chú cho người đi Quảng Châu, mời bác sĩ Tây y ngoại khoa đến đây để kiểm tra nhé.
Lưu Quảng được nhắc nhở:
– Được được, vậy tôi đi báo lão gia một câu rồi sắp xếp luôn.
Ông sốt ruột đi bẩm báo Bạch Thành Sơn. Bạch Thành Sơn cũng rất tán thành đề nghị của con gái. Rất nhanh, Bạch gia phái khoái mã đi Quảng Châu, trong một đêm là đến nơi. Sáng sớm hôm sau, Bạch Kính Đường mời một vị bác sĩ tây y chuyên ngoại khoa, nhanh chóng đến Cổ thành, nửa đêm hôm sau, người đã đến.
Vị bác sĩ này kiểm tra vết thương đã được rửa sạch của Nhiếp Tái Trầm lần nữa, xác nhận không có mảnh đạn nào còn sót lại, khâu miệng vết thương lại, châm cứu, còn ở lại mấy ngày để quan sát, thấy vết thương đã khép miệng tiến triển tốt, để lại thuốc, dặn dò quân y một tuần thì cắt chỉ, bấy giờ mới quay về Quảng Châu.
Chớp mắt một tuần đã qua, Nhiếp Tái Trầm đến Cổ thành cũng đã tròn một tháng.
Thuốc dùng đầy đủ, vết thương cũng đã khép lại hoàn toàn, ngày hôm qua đã cắt chỉ, khi hoạt động thì vẫn hơi đau một chút, nhưng chỉ cần không hoạt động mạnh thì không gây trở ngại gì mấy.
Trên đầu cái nóng gay gắt, anh đứng bên giáo trường, quan sát binh lính huấn luyện, chợt nghe có tiếng gọi “Chú Nhiếp ơi”, ngoái lại, là Bạch Cẩm Tú cả tuần không thấy bóng dáng lại tới nữa.
Cô đội chiếc mũ rộng rất đẹp, mặc chiếc váy bằng vải dệt, tay dắt A Tuyên, đứng đó, làn váy bay theo gió.
Tim Nhiếp Tái Trầm đập mạnh, đi qua.
– Chú Nhiếp ơi, cô của cháu muốn đi vẽ tranh, chiều nay cháu ở chỗ chú được không?
A Tuyên nhìn anh.
Nhiếp Tái Trầm gật đầu, rồi quay sang Bạch Cẩm Tú.
Bạch Cẩm Tú nói:
– Vậy nhờ anh nhé.
Cô cúi xuống, xoa đầu A Tuyên:
– Nhớ phải ngoan đấy, đừng đi lung tung.
A Tuyên vâng dạ. Nói xong, cô đi ra ngoài luôn.
Binh lính Tuần Phòng doanh cũng càng ngày càng quen thuộc với tiểu thư Bạch gia, ban đầu cứ nghĩ cô là một cô gái dịu dàng nhỏ nhẹ yếu ớt, nào ngờ xinh đẹp như hoa như thế nhưng đồng thời cũng hung dữ như hổ cái, chỉ trong vòng một tuần ngắn ngủi mà “thanh danh” đã lan truyền khắp toàn doanh, mọi người thấy cô tới thì không ai dám nhìn thẳng, càng không dám chặn đường, tất cả đều nhường đường cho cô.
Nhiếp Tái Trầm nhìn theo bóng dáng cô, do dự giây lát, gọi:
– Bạch tiểu thư!
Cô đứng lại, quay đầu lại nhìn anh.
Anh bước lên vài bước:
– Cô vẽ tranh ở đâu, lát tôi đến đón…
Anh thấy cô liếc nhìn vai mình, nói tiếp:
– Vết thương đã khỏi rồi, cô yên tâm, lái xe không vấn đề gì.
Cô cười như không nhìn anh một cái, báo nơi vẽ, vẫn là sườn đồi cũ vẽ hoàng hôn lần trước, nói xong thì đi luôn.
Hết chương 21
Tác giả :
Bồng Lai Khách