Quyền Lực Tuyệt Đối
Chương 25: Trung Thần? Lương Thần?
Phạm Hồng Vũ ngồi thẳng người lên, trầm giọng đáp:
- Phó bí thư Khâu, vi quan nhất nhiệm, tạo phúc nhất phương, các cụ ngày xưa đã dạy như vậy rồi, những cán bộ vì dân luôn luôn được nhân dân kính trọng. Phân trong phân đục, có quan trọng như vậy hay không? Giữa trung thần và lương thần, nếu như cho tôi lựa chọn thì tôi sẽ chọn lương thần. Một ngàn năm trước, Ngụy Trưng Ngụy Trịnh Công đã đã chứng minh điều này rồi. Đường Thái Tông cũng nói, trước khi đăng cơ, quần thần thủ trọng Phòng Huyền Linh Phòng Lương công, sau khi đăng cơ, thủ trọng Ngụy Trưng. Nếu không có Ngụy Trưng thì không có Trinh Quan Chi Trị (1), cũng không có một nhà Đường thịnh thế. Nếu như Ngụy Trưng chỉ chuyên tâm làm một trung thần thì với tư cách là mưu sĩ của Lý Kiến Thành, ở sự biến Huyền Vũ môn, ông ra sớm đã bị chết rồi…
(1) Trinh Quan Chi Trị: Sử thịnh trị thời Trinh Quan.
Khâu Minh Sơn thật sự cảm thấy đau đầu.
Ông mới phê bình có một câu, Phạm Hồng Vũ đã đáp trả cả một tràng rồi. Những điều hắn dẫn ra đều rất rõ ràng, chuẩn xác.
Thằng nhóc này, miệng còn hôi sữa, vậy mà hiểu biết quả thật cũng không ít.
- Nói như vậy, cậu đang phê bình Âu Dương Tu? (2)
(2) Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm Từ xuất sắc đời Tống. Ông là người chủ biên cuốn Tân Ngũ Đại Sử.
Phùng Đạo thời Ngũ đại (3), vẫn là một “ Trường lạc lão “ được những người đọc sách thời đó rất kính trọng. Danh tiếng của ông ta bị mất đi, là từ sau triều Tống, Âu Dương Tu đã biên soạn cuốn “ Tân Ngũ Đại Sử “, phê bình Phùng Đạo hết lời.
(3) Tức thời Ngũ Đại Thập Quốc, là một giai đoạn đầy biến động từ năm 907–960/979 trong lịch sử Trung Quốc, tức sau khi nhà Đường sụp đổ và trước khi thành lập nhà Tống. Trong giai đoạn này, năm triều đại đã thay nhau tồn tại ở miền Bắc, và có trên 12 quốc gia độc lập đã được thành lập, chủ yếu là tại miền Nam. Tuy nhiên, chỉ có mười nước được liệt trong sử sách cổ, vì vậy mới có tên gọi “ Thập quốc. “
Phạm Hồng Vũ ở đây lại ca ngợi Phùng Đạo, Khâu Minh Sơn hỏi một câu với ý châm chọc.
Cho dù cậu đã đọc một vài cuốn dã sử, thì cũng không nên ăn nói “xằng bậy” như thế chứ? Chẳng lẽ cậu nhìn xa hiểu rộng như vậy sao?
Phạm Hồng Vũ chậm rãi nói:
- Cũng không phải là tôi phê bình Âu Dương Tu. Thời đại khác nhau, quan điểm đương nhiên cũng sẽ không giống nhau. Lúc Âu Dương Tu làm cuốn “ Tân Ngũ Đại Sử “, quốc gia đã thống nhất, Triệu Thị Vương Triều đã là chính thống. Không còn quần hùng hỗn chiến như thời Ngũ Đại nữa. Âu Dương Tu đương nhiên muốn hiệu triệu những người đọc sách trong thiên hạ đều trung thành với một nhà một họ. Đây là những quyết định do tình hình thực tế thời đó yêu cầu. Phùng Đạo không có điều kiện này. Lý Tồn Úc, Lý Tự Nguyên, Thạch Kính Đường, Lưu Tri Viễn đều là người Sa Đà (4), thì bọn họ trung thành với ai? Bất luận là trung thành với ai thì hậu thế cũng chẳng có đánh giá tốt về ông ta. Cuối cùng Phùng Đạo liền chọn trung với triều đình chứ không trung với cá nhân, điều này có gì sai? Ông ta làm quan, đều có quy tắc riêng của mình, không tham tài, không háo sắc, đạo đức con người không chê vào đâu được, gần như là một con người toàn diện. Âu Dương Tu nếu như sinh ra ở thời Ngũ Đạo thì cũng chỉ có hai lựa chọn, hoặc là làm Phùng Đạo, hoặc là chết, nếu như thật sự như vậy thì ông ta bị người khác chửi mới đúng chứ không đến lượt ông ta chửi Phùng Đạo.
(4) Sa Đà còn gọi là Xử Nguyệt, Chu Da, vốn là một bộ lạc Tây Đột Quyết vào thời nhà Đường, sinh sống theo lối du mục ở khu vực đông nam bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ thuộc Tân Cương (nay thuộc Ba Lý Khôn), tên gọi Sa Đà có nguồn gốc từ việc vùng đất này có các gò cát lớn.
Nói đến đây, Phạm Hồng Vũ khẽ mỉm cười, nói:
- Âu Dương Tu nếu như sống ở thời Ngũ Đại, có khi còn không làm được tốt như Phùng Đạo, cũng chẳng thể viết ra được “ Túy ông đình ký “ và “ Thu thanh tắc “. Những cái này đều ở thời thái bình thịnh thế mới viết ra được.
Phạm Vệ Quốc và Thái Dương đều há hốc miệng mồm.
Đặc biệt là Phạm Vệ Quốc, trợn mắt nhìn còn trai mình, giống như trước đây chưa từng quen biết vậy.
Nó rốt cục là học ở trường công an ra hay học ở khoa lịch sử ra vậy?
Khâu Minh Sơn cũng rất kinh ngạc, ông khẽ thở dài, nói:
- Con người Phùng Đạo, không thể học theo được đâu. Nam Hoài Đổng tiên sinh tuy rằng kêu oan cho Phùng Đạo, nhưng cũng nói, Phùng Đạo không thể học được.
Khâu Minh Sơn là sinh viên từ những năm sáu mươi, những kiến thức về văn hóa lịch sử đều rất thâm hậu.
Phạm Hồng Vũ nói:
- Phó bí thư Khâu, cũng không cần thiết phải học Phùng Đạo, chỉ cần học Ngụy Trưng là được rồi.
Hắn nói một tràng dài như vậy, là muốn giúp Khâu Minh Sơn gỡ rối trong lòng.
Nếu như Khâu Minh Sơn cứ mãi trung thành với Lôi Vân Cương, thì mấy người trong căn phòng này đều “xong đời”.
- Học Ngụy Trưng như thế nào?
Phạm Vệ Quốc đột nhiên nói xen vào một câu, Phạm Vệ Quốc cũng là sinh viên của những năm sáu mươi, tuy nhiên là học triết học, chứ không phải văn học. Những kiến thức về văn học và lịch sử thì không thể bằng Khâu Minh Sơn được.
Phạm Hồng Vũ quay sang ba mình, nói:
- Học Ngụy Trưng ở việc “ đối sự “ chứ không phải “ đối nhân “. Ngụy Trưng không phải Nho gia, mà là Túng Hoành gia. Túng Hoành chi thuật, từ trước đến giờ đều bị coi là bệnh hoạn, nhưng đó lại là chính trị học chân chính. So với Nho gia thì còn thích hợp với Triều đình hơn. Trên thực tế, lịch sử nước ta, bất luận là cổ đại, cận đại hay là hiện đại, những người có thể trụ vững trong những cơn phong ba chính trị thì đều là dùng Túng Hoành chi thuật, tư tưởng của Nho gia và điển tịch, thì chỉ là cái khiên chắn tên của bọn họ mà thôi.
Khâu Minh Sơn khẽ gật đầu.
Lịch sử về Ngụy Trưng, đương nhiên là ông biết rất rõ.
Đầu thời Đường, những người đọc sách và quan viên đều rất coi trọng việc “ xuất thân “, Ngụy Trưng xuất thân bần hàn, coi như không có xuất thân. Ông ta thậm chí còn không có một lối ra, tiên sự Lưu Vũ Chu, hậu sự Ngõa Cương quân, sau đó là môn hạ của thái tử Lý Kiến Thành, trở thành “mưu chủ”, hiến kế rất nhiều cho Lý Kiến Thành, trừ khử sớm Tần vương để tránh gặp họa. Một người như vậy, sau sự biến Huyền Vũ nôn, lại việc Lý Thế Dân, quả thực chính là “phản tặc”. Nếu sinh ở cuối triều Minh, thì chắc chắn sẽ bị Thanh Cao Tông liệt vào hàng “Nhị thần truyền”
Nhưng chính Ngụy Trưng này, sau lại trở thành vị gián quan nổi tiếng nhất trong lịch sử TQ, được ghi danh sử sách.
Đường Thái Tông mặc dù tức giận đến mức sắp giết ông ta, nhưng cuối cùng đã đánh giá rất cao ông rất cao cùng với Phòng Huyền Linh. Phòng Huyền Linh xuất thân chính thống, làm tể tướng rất nhiều năm.
Có thể thấy được sự đánh giá của lịch sử với một người, rất khó có một tiêu chuẩn thống nhất. Vi quan nhất nhiệm, điều quan trọng là phải tạo phúc nhất phương. Còn về trung thành với ai, thì đó chỉ là điều thứ yếu mà thôi.
(5) Thanh Cao Tông là tên gọi khác của vua Càn Long.
Nhìn thấy Khâu Minh Sơn khẽ gật đầu, sắc mặt cũng trở nên dễ chịu hơn, Phạm Hồng Vũ âm thầm thở phào một cái. Chuẩn bị một bài nói dài, cuối cùng cũng đã phát huy tác dụng rồi. Phạm Hồng Vũ biết, những điều mà mình nói, nếu như nói đạo lý, thì Khâu Minh Sơn chắc chắn nghe không vào. Nói đến công tác tư tưởng chính trị, hắn đâu phải là đối thủ của Khâu Minh Sơn chứ?
Chỉ có bắt đầu từ việc nói chuyện lịch sử, đưa ra những câu chuyện từ thời cổ đại thì mới có thể đả động được Khâu Minh Sơn.
Dù gì Khâu Minh Sơn cũng là một người văn hóa, không phải là kẻ thô tục.
- Quay lại việc chính đi. Vừa rồi cậu nói có bốn suy luận, nhưng mới chỉ nói được có hai thôi.
Khâu Minh Sơn bỗng nhìn thẳng vào Phạm Hồng Vũ, nhẹ nhàng nói.
Phạm Hồng Vũ mỉm cười, cung kính nói:
- Điểm thứ ba, là dựa vào thái độ của Phó trưởng ban Tào mà su đoán. Cơ bản, tôi cảm thấy Phó trưởng ban Tào hư ứng câu chuyện. Ông ấy chỉ hỏi có mấy câu như vậy, mà không uy hiếp hay đe dọa gì cả. Điều đó có thể khẳng định, trong lòng của ông ấy đã có được đáp án từ tôi rồi.
Còn về việc ở lại huyện Vũ Dương thêm một ngày, chẳng qua là để giữ thể diện mà thôi. Không thể để người ta nói rằng, Phó trưởng ban từ Trung ương nghìn dặm xa xôi xuống đây chỉ để “ kiểm tra “ một “ thằng nhóc “ như Phạm Hồng Vũ được.
Khâu Minh Sơn trầm giọng nói:
- Nói phải cẩn thận một chút.
Thằng nhóc này, đến từ đe dọa, uy hiếp mà cũng có thể nói ra được. Tuy rằng đang ở trong phòng riêng, toàn những tâm phúc cả, nhưng dù sao Tào Tuấn Minh cũng là một nhân vật lớn, không thể nói năng tùy tiện được.
- Vâng.
Phạm Vệ Quốc trầm ngâm hỏi:
- Phó trưởng ban Tào đích thân đi xuống lần này, có cần thiết không?
Phạm Hồng Vũ mỉm cười, nói:
- Đây chính là suy luận thứ tư.
- Cậu nói xem.
- Phó trưởng ban Tào đi xuống lần này, là vì có người phản ánh. Có người phản ánh rằng bài viết này không phải của Phó bí thư Khâu, mà là do tôi viết. Đây là vấn đề chính trị hết sức nghiêm túc. Hiện tại các nhân vật lớn đều cảm thấy bài viết này có tác dụng, muốn dùng một cách cẩn thận, đương nhiên là phải đi kiểm tra cho kỹ càng. Phó trưởng ban Tào đích thân triệu kiến tôi, chính là một kết luận quyền uy nhất rồi. Cũng nói rõ với những người phản ánh này, đừng có làm loạn lên nữa.
Khâu Minh Sơn, Phạm Vệ Quốc và Thái Dương sắc mặt đều thay đổi.
Bọn họ căn bản đều công nhận phân tích của Phạm Hồng Vũ.
Vấn đề ai là người tố cáo!
Những người tố cáo này, chắc chắn rất có ý kiến đối với Khâu Minh Sơn, nhìn thấy bài viết của Khâu Minh Sơn có sức ảnh hưởng lớn, trong lòng sinh ra ghen tức, cho nên mới đi mách lẻo như vậy. Nếu như việc mách lẻo này phát huy tác dụng, chứng minh được việc Khâu Minh Sơn “ gian dối “, thì chắc chắn Khâu Minh Sơn sẽ gặp đen đủi. Đường đường là một Phó bí thư Địa ủy mà lại đi làm trò “ mạo công nhận thưởng “, công sức của cán bộ trẻ mà lại đi hớt tay trên như vậy, thì đúng là nực cười.
Hơn nữa, những kẻ đi mách lẻo này rất to gan, có thể mách với nhân vật tầm cao như vậy thì chắc chắn người bình thường không thể làm được.
Dường như tất cả mọi người đều đã đoán ra, người này là ai rồi.
Phạm Hồng Vũ cười nói:
- Tôi đoán rằng, không chỉ có một người mách lẻo đâu, có người ở địa khu chúng ta, có thể còn có người trên tỉnh nữa, giữa họ chưa chắc đã thông đồng với nhau. Nhưng bất luận là ai thì phải đợi tôi đi một nước cờ nữa.
- Có chắc không?
Khâu Minh Sơn lập tức hỏi.
- Đối nghịch với Bí thư Vinh, liệu có chỗ tốt gì?
Phạm Hồng Vũ nói.
Bài viết này của Khâu Minh Sơn, là do Vinh Khởi Cao đích thân giao cho ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giới thiệu cho Quần Chúng nhật báo, người mách lẻo này, không chỉ muốn đánh vào mặt Khâu Minh Sơn mà còn muốn đánh cả Vinh Khởi Cao nữa.
Trong lòng Vinh Khởi Cao, chắc chắn cũng không vui vẻ gì.
Sớm muộn đều sẽ tính sổ với những người này.
- Vì vậy, Phó bí thư Khâu, việc này cơ bản đều đã có kết luận rồi. Cá nhân tôi cảm thấy rằng chẳng có gì đáng lo cả.
Phạm Hồng Vũ nói, ánh mắt dừng trên người Phạm Vệ Quốc một chút, vẻ lo lắng hiện lên trên mặt.
Những thay đổi nhỏ bé này, đương nhiên không thể qua được ánh mắt của Khâu Minh Sơn được rồi.
Chỉ sợ đến lúc đó, Phạm Vệ Quốc đều vẫn không ngờ được, Khâu Minh Sơn chẳng có vấn đề gì, phiền phức của Phạm Vệ Quốc mới bắt đầu mà thôi.
- Phó bí thư Khâu, vi quan nhất nhiệm, tạo phúc nhất phương, các cụ ngày xưa đã dạy như vậy rồi, những cán bộ vì dân luôn luôn được nhân dân kính trọng. Phân trong phân đục, có quan trọng như vậy hay không? Giữa trung thần và lương thần, nếu như cho tôi lựa chọn thì tôi sẽ chọn lương thần. Một ngàn năm trước, Ngụy Trưng Ngụy Trịnh Công đã đã chứng minh điều này rồi. Đường Thái Tông cũng nói, trước khi đăng cơ, quần thần thủ trọng Phòng Huyền Linh Phòng Lương công, sau khi đăng cơ, thủ trọng Ngụy Trưng. Nếu không có Ngụy Trưng thì không có Trinh Quan Chi Trị (1), cũng không có một nhà Đường thịnh thế. Nếu như Ngụy Trưng chỉ chuyên tâm làm một trung thần thì với tư cách là mưu sĩ của Lý Kiến Thành, ở sự biến Huyền Vũ môn, ông ra sớm đã bị chết rồi…
(1) Trinh Quan Chi Trị: Sử thịnh trị thời Trinh Quan.
Khâu Minh Sơn thật sự cảm thấy đau đầu.
Ông mới phê bình có một câu, Phạm Hồng Vũ đã đáp trả cả một tràng rồi. Những điều hắn dẫn ra đều rất rõ ràng, chuẩn xác.
Thằng nhóc này, miệng còn hôi sữa, vậy mà hiểu biết quả thật cũng không ít.
- Nói như vậy, cậu đang phê bình Âu Dương Tu? (2)
(2) Âu Dương Tu là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm Từ xuất sắc đời Tống. Ông là người chủ biên cuốn Tân Ngũ Đại Sử.
Phùng Đạo thời Ngũ đại (3), vẫn là một “ Trường lạc lão “ được những người đọc sách thời đó rất kính trọng. Danh tiếng của ông ta bị mất đi, là từ sau triều Tống, Âu Dương Tu đã biên soạn cuốn “ Tân Ngũ Đại Sử “, phê bình Phùng Đạo hết lời.
(3) Tức thời Ngũ Đại Thập Quốc, là một giai đoạn đầy biến động từ năm 907–960/979 trong lịch sử Trung Quốc, tức sau khi nhà Đường sụp đổ và trước khi thành lập nhà Tống. Trong giai đoạn này, năm triều đại đã thay nhau tồn tại ở miền Bắc, và có trên 12 quốc gia độc lập đã được thành lập, chủ yếu là tại miền Nam. Tuy nhiên, chỉ có mười nước được liệt trong sử sách cổ, vì vậy mới có tên gọi “ Thập quốc. “
Phạm Hồng Vũ ở đây lại ca ngợi Phùng Đạo, Khâu Minh Sơn hỏi một câu với ý châm chọc.
Cho dù cậu đã đọc một vài cuốn dã sử, thì cũng không nên ăn nói “xằng bậy” như thế chứ? Chẳng lẽ cậu nhìn xa hiểu rộng như vậy sao?
Phạm Hồng Vũ chậm rãi nói:
- Cũng không phải là tôi phê bình Âu Dương Tu. Thời đại khác nhau, quan điểm đương nhiên cũng sẽ không giống nhau. Lúc Âu Dương Tu làm cuốn “ Tân Ngũ Đại Sử “, quốc gia đã thống nhất, Triệu Thị Vương Triều đã là chính thống. Không còn quần hùng hỗn chiến như thời Ngũ Đại nữa. Âu Dương Tu đương nhiên muốn hiệu triệu những người đọc sách trong thiên hạ đều trung thành với một nhà một họ. Đây là những quyết định do tình hình thực tế thời đó yêu cầu. Phùng Đạo không có điều kiện này. Lý Tồn Úc, Lý Tự Nguyên, Thạch Kính Đường, Lưu Tri Viễn đều là người Sa Đà (4), thì bọn họ trung thành với ai? Bất luận là trung thành với ai thì hậu thế cũng chẳng có đánh giá tốt về ông ta. Cuối cùng Phùng Đạo liền chọn trung với triều đình chứ không trung với cá nhân, điều này có gì sai? Ông ta làm quan, đều có quy tắc riêng của mình, không tham tài, không háo sắc, đạo đức con người không chê vào đâu được, gần như là một con người toàn diện. Âu Dương Tu nếu như sinh ra ở thời Ngũ Đạo thì cũng chỉ có hai lựa chọn, hoặc là làm Phùng Đạo, hoặc là chết, nếu như thật sự như vậy thì ông ta bị người khác chửi mới đúng chứ không đến lượt ông ta chửi Phùng Đạo.
(4) Sa Đà còn gọi là Xử Nguyệt, Chu Da, vốn là một bộ lạc Tây Đột Quyết vào thời nhà Đường, sinh sống theo lối du mục ở khu vực đông nam bồn địa Chuẩn Cát Nhĩ thuộc Tân Cương (nay thuộc Ba Lý Khôn), tên gọi Sa Đà có nguồn gốc từ việc vùng đất này có các gò cát lớn.
Nói đến đây, Phạm Hồng Vũ khẽ mỉm cười, nói:
- Âu Dương Tu nếu như sống ở thời Ngũ Đại, có khi còn không làm được tốt như Phùng Đạo, cũng chẳng thể viết ra được “ Túy ông đình ký “ và “ Thu thanh tắc “. Những cái này đều ở thời thái bình thịnh thế mới viết ra được.
Phạm Vệ Quốc và Thái Dương đều há hốc miệng mồm.
Đặc biệt là Phạm Vệ Quốc, trợn mắt nhìn còn trai mình, giống như trước đây chưa từng quen biết vậy.
Nó rốt cục là học ở trường công an ra hay học ở khoa lịch sử ra vậy?
Khâu Minh Sơn cũng rất kinh ngạc, ông khẽ thở dài, nói:
- Con người Phùng Đạo, không thể học theo được đâu. Nam Hoài Đổng tiên sinh tuy rằng kêu oan cho Phùng Đạo, nhưng cũng nói, Phùng Đạo không thể học được.
Khâu Minh Sơn là sinh viên từ những năm sáu mươi, những kiến thức về văn hóa lịch sử đều rất thâm hậu.
Phạm Hồng Vũ nói:
- Phó bí thư Khâu, cũng không cần thiết phải học Phùng Đạo, chỉ cần học Ngụy Trưng là được rồi.
Hắn nói một tràng dài như vậy, là muốn giúp Khâu Minh Sơn gỡ rối trong lòng.
Nếu như Khâu Minh Sơn cứ mãi trung thành với Lôi Vân Cương, thì mấy người trong căn phòng này đều “xong đời”.
- Học Ngụy Trưng như thế nào?
Phạm Vệ Quốc đột nhiên nói xen vào một câu, Phạm Vệ Quốc cũng là sinh viên của những năm sáu mươi, tuy nhiên là học triết học, chứ không phải văn học. Những kiến thức về văn học và lịch sử thì không thể bằng Khâu Minh Sơn được.
Phạm Hồng Vũ quay sang ba mình, nói:
- Học Ngụy Trưng ở việc “ đối sự “ chứ không phải “ đối nhân “. Ngụy Trưng không phải Nho gia, mà là Túng Hoành gia. Túng Hoành chi thuật, từ trước đến giờ đều bị coi là bệnh hoạn, nhưng đó lại là chính trị học chân chính. So với Nho gia thì còn thích hợp với Triều đình hơn. Trên thực tế, lịch sử nước ta, bất luận là cổ đại, cận đại hay là hiện đại, những người có thể trụ vững trong những cơn phong ba chính trị thì đều là dùng Túng Hoành chi thuật, tư tưởng của Nho gia và điển tịch, thì chỉ là cái khiên chắn tên của bọn họ mà thôi.
Khâu Minh Sơn khẽ gật đầu.
Lịch sử về Ngụy Trưng, đương nhiên là ông biết rất rõ.
Đầu thời Đường, những người đọc sách và quan viên đều rất coi trọng việc “ xuất thân “, Ngụy Trưng xuất thân bần hàn, coi như không có xuất thân. Ông ta thậm chí còn không có một lối ra, tiên sự Lưu Vũ Chu, hậu sự Ngõa Cương quân, sau đó là môn hạ của thái tử Lý Kiến Thành, trở thành “mưu chủ”, hiến kế rất nhiều cho Lý Kiến Thành, trừ khử sớm Tần vương để tránh gặp họa. Một người như vậy, sau sự biến Huyền Vũ nôn, lại việc Lý Thế Dân, quả thực chính là “phản tặc”. Nếu sinh ở cuối triều Minh, thì chắc chắn sẽ bị Thanh Cao Tông liệt vào hàng “Nhị thần truyền”
Nhưng chính Ngụy Trưng này, sau lại trở thành vị gián quan nổi tiếng nhất trong lịch sử TQ, được ghi danh sử sách.
Đường Thái Tông mặc dù tức giận đến mức sắp giết ông ta, nhưng cuối cùng đã đánh giá rất cao ông rất cao cùng với Phòng Huyền Linh. Phòng Huyền Linh xuất thân chính thống, làm tể tướng rất nhiều năm.
Có thể thấy được sự đánh giá của lịch sử với một người, rất khó có một tiêu chuẩn thống nhất. Vi quan nhất nhiệm, điều quan trọng là phải tạo phúc nhất phương. Còn về trung thành với ai, thì đó chỉ là điều thứ yếu mà thôi.
(5) Thanh Cao Tông là tên gọi khác của vua Càn Long.
Nhìn thấy Khâu Minh Sơn khẽ gật đầu, sắc mặt cũng trở nên dễ chịu hơn, Phạm Hồng Vũ âm thầm thở phào một cái. Chuẩn bị một bài nói dài, cuối cùng cũng đã phát huy tác dụng rồi. Phạm Hồng Vũ biết, những điều mà mình nói, nếu như nói đạo lý, thì Khâu Minh Sơn chắc chắn nghe không vào. Nói đến công tác tư tưởng chính trị, hắn đâu phải là đối thủ của Khâu Minh Sơn chứ?
Chỉ có bắt đầu từ việc nói chuyện lịch sử, đưa ra những câu chuyện từ thời cổ đại thì mới có thể đả động được Khâu Minh Sơn.
Dù gì Khâu Minh Sơn cũng là một người văn hóa, không phải là kẻ thô tục.
- Quay lại việc chính đi. Vừa rồi cậu nói có bốn suy luận, nhưng mới chỉ nói được có hai thôi.
Khâu Minh Sơn bỗng nhìn thẳng vào Phạm Hồng Vũ, nhẹ nhàng nói.
Phạm Hồng Vũ mỉm cười, cung kính nói:
- Điểm thứ ba, là dựa vào thái độ của Phó trưởng ban Tào mà su đoán. Cơ bản, tôi cảm thấy Phó trưởng ban Tào hư ứng câu chuyện. Ông ấy chỉ hỏi có mấy câu như vậy, mà không uy hiếp hay đe dọa gì cả. Điều đó có thể khẳng định, trong lòng của ông ấy đã có được đáp án từ tôi rồi.
Còn về việc ở lại huyện Vũ Dương thêm một ngày, chẳng qua là để giữ thể diện mà thôi. Không thể để người ta nói rằng, Phó trưởng ban từ Trung ương nghìn dặm xa xôi xuống đây chỉ để “ kiểm tra “ một “ thằng nhóc “ như Phạm Hồng Vũ được.
Khâu Minh Sơn trầm giọng nói:
- Nói phải cẩn thận một chút.
Thằng nhóc này, đến từ đe dọa, uy hiếp mà cũng có thể nói ra được. Tuy rằng đang ở trong phòng riêng, toàn những tâm phúc cả, nhưng dù sao Tào Tuấn Minh cũng là một nhân vật lớn, không thể nói năng tùy tiện được.
- Vâng.
Phạm Vệ Quốc trầm ngâm hỏi:
- Phó trưởng ban Tào đích thân đi xuống lần này, có cần thiết không?
Phạm Hồng Vũ mỉm cười, nói:
- Đây chính là suy luận thứ tư.
- Cậu nói xem.
- Phó trưởng ban Tào đi xuống lần này, là vì có người phản ánh. Có người phản ánh rằng bài viết này không phải của Phó bí thư Khâu, mà là do tôi viết. Đây là vấn đề chính trị hết sức nghiêm túc. Hiện tại các nhân vật lớn đều cảm thấy bài viết này có tác dụng, muốn dùng một cách cẩn thận, đương nhiên là phải đi kiểm tra cho kỹ càng. Phó trưởng ban Tào đích thân triệu kiến tôi, chính là một kết luận quyền uy nhất rồi. Cũng nói rõ với những người phản ánh này, đừng có làm loạn lên nữa.
Khâu Minh Sơn, Phạm Vệ Quốc và Thái Dương sắc mặt đều thay đổi.
Bọn họ căn bản đều công nhận phân tích của Phạm Hồng Vũ.
Vấn đề ai là người tố cáo!
Những người tố cáo này, chắc chắn rất có ý kiến đối với Khâu Minh Sơn, nhìn thấy bài viết của Khâu Minh Sơn có sức ảnh hưởng lớn, trong lòng sinh ra ghen tức, cho nên mới đi mách lẻo như vậy. Nếu như việc mách lẻo này phát huy tác dụng, chứng minh được việc Khâu Minh Sơn “ gian dối “, thì chắc chắn Khâu Minh Sơn sẽ gặp đen đủi. Đường đường là một Phó bí thư Địa ủy mà lại đi làm trò “ mạo công nhận thưởng “, công sức của cán bộ trẻ mà lại đi hớt tay trên như vậy, thì đúng là nực cười.
Hơn nữa, những kẻ đi mách lẻo này rất to gan, có thể mách với nhân vật tầm cao như vậy thì chắc chắn người bình thường không thể làm được.
Dường như tất cả mọi người đều đã đoán ra, người này là ai rồi.
Phạm Hồng Vũ cười nói:
- Tôi đoán rằng, không chỉ có một người mách lẻo đâu, có người ở địa khu chúng ta, có thể còn có người trên tỉnh nữa, giữa họ chưa chắc đã thông đồng với nhau. Nhưng bất luận là ai thì phải đợi tôi đi một nước cờ nữa.
- Có chắc không?
Khâu Minh Sơn lập tức hỏi.
- Đối nghịch với Bí thư Vinh, liệu có chỗ tốt gì?
Phạm Hồng Vũ nói.
Bài viết này của Khâu Minh Sơn, là do Vinh Khởi Cao đích thân giao cho ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giới thiệu cho Quần Chúng nhật báo, người mách lẻo này, không chỉ muốn đánh vào mặt Khâu Minh Sơn mà còn muốn đánh cả Vinh Khởi Cao nữa.
Trong lòng Vinh Khởi Cao, chắc chắn cũng không vui vẻ gì.
Sớm muộn đều sẽ tính sổ với những người này.
- Vì vậy, Phó bí thư Khâu, việc này cơ bản đều đã có kết luận rồi. Cá nhân tôi cảm thấy rằng chẳng có gì đáng lo cả.
Phạm Hồng Vũ nói, ánh mắt dừng trên người Phạm Vệ Quốc một chút, vẻ lo lắng hiện lên trên mặt.
Những thay đổi nhỏ bé này, đương nhiên không thể qua được ánh mắt của Khâu Minh Sơn được rồi.
Chỉ sợ đến lúc đó, Phạm Vệ Quốc đều vẫn không ngờ được, Khâu Minh Sơn chẳng có vấn đề gì, phiền phức của Phạm Vệ Quốc mới bắt đầu mà thôi.
Tác giả :
Hãm Bính