Quyền Lực Thứ Tư
Chương 13
Báo
DER TELEGRAF
Ngày 31 tháng Tám, 1947
TIẾP TỤC KHAN HIẾM LƯƠNG THỰC Ở BERLIN
"Nếu Lauber để lại di chúc, tôi cần phải có nó".
"Tại sao việc có nó trong tay lại trở nên quan trọng đến thế?" Sally hỏi.
"Vì tôi muốn biết ai là người thừa hưởng cổ phần của tờ Der Telegraf".
"Tôi nghĩ là vợ ông ta".
"Không. Nhiều khả năng là Arno Schultz. Trong trường hợp đó, tôi đang lãng phí thời gian, vì vậy phải biết rõ càng nhanh càng tốt".
"Nhưng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu?
"Hãy thử từ Bộ Nội vụ xem. Khi thi hài Lauber đã được đưa về Đức là bắt đầu thuộc trách nhiệm của họ".
Sally vẫn có vẻ không tin tưởng.
"Hãy sử dụng hết mọi lợi thế mà cô có trong tay", Armstrong nói. "Hãy hứa sẽ đền đáp, nhưng tìm cho tôi di chúc đó". Anh quay ra. "Được rồi, tôi sẽ đến chỗ Hallet".
Anh lại đến căng tin sĩ quan, ngồi trên chiếc ghế cao trong góc quầy rượu, gọi một cốc uytxki, cứ vài phút lại nhìn đồng hồ.
Khi chiếc đồng hồ quả lắc to trong phòng điểm chuông sáu rưỡi, Stephen Hallet đủng đỉnh bước vào. Nhìn thấy Armstrong, anh ta cười tươi roi rói, đến ngồi cạnh anh.
"Cám ơn anh rất nhiều về thùng rượu Mouton-Rothschild 1929 nhé. Tuyệt vời. Tôi phải thú nhận đang uống dè để đủ cho đến khi xong thủ tục xuất ngũ".
Armstrong mỉm cười. "Vậy thì phải tính xem có cách nào để được cung cấp thường xuyên hơn không. Sao anh không cùng ăn tối với tôi nhỉ? Chúng ta có thể biết tại sao họ cứ ca ngợi hết lời rượu vang Château Beychevelle 33 thế".
Trong khi ăn món thịt bò nướng, đại uý Hallet lần đầu tiên được nếm loại rượu Beychevelle, trong khi Armstrong biết hết mọi điều cần biết về chúc thư, tại sao các cổ phần của Lauber đương nhiên thuộc về bà Lauber là người gần ông ta nhất nếu không tìm được di chúc nào khác.
"Nhưng nếu bà ta cũng chết rồi thì sao?", Armstrong hỏi trong khi người bồi bàn mở chai vang thứ hai.
"Nếu bà ta đã chết, hoặc không thể tìm thấy", Hallet uống ly rượu vừa rót và nụ cười trở lại trên môi, "thì người sở hữu gốc phải đợi năm năm. Sau năm năm, anh ta có thể đệ đơn yêu cầu được sở hữu những cổ phần đó".
Vì không thể ghi chép lại, nên Armstrong cứ nhắc lại các câu hỏi để nắm chắc là những thông tin chính đã được ghi vào trí nhớ. Điều này chẳng làm Hallet lo ngại; Armstrong nghi rằng anh chàng này cũng biết ý đồ của anh, nhưng tránh không hỏi, chừng nào anh vẫn tiếp tục rót rượu cho anh ta. Khi Armstrong tin là đã hiểu hết mọi khía cạnh pháp lý của vấn đề, anh tìm cớ để về trước, mặc anh chàng luật sư với chai rượu còn non nửa.
Ở câu lạc bộ ra, Armstrong không về nhà ngay. Anh không muốn lại phải mất thêm một buổi tối nữa giải thích cho Charlotte tại sao thủ tục xuất ngũ của anh lại mất nhiều thời gian đến thế, trong khi vài người bạn anh đã trở về xứ sở sương mù từ lâu rồi. Anh ra lệnh cho binh nhì Benson, trông đã có vẻ mệt mỏi, đưa anh tới khu vực người Mỹ.
Người đầu tiên anh đến thăm là Max Sackville. Hai người chơi bài với nhau cả giờ liền. Anh thua vài đô la, nhưng có được một số thông tin hữu ích về sự di chuyển quân của Mỹ mà anh biết đại tá Oakshott sẽ rất biết ơn khi được nghe.
Sau khi cho là đã thua đủ để lại được mời quay lại, Armstrong rời chỗ Max, lững thững qua đường, đi dọc một phố cụt trước khi rẽ vào một quầy rượu quen thuộc trong khu vực của Mỹ. Anh nhập hội với đám sĩ quan đang ăn mừng sắp được trở về Mỹ. Sau vài li uýt xki, anh ra đi, có thêm một số thông tin khác. Nhưng anh sẵn sàng đánh đổi tất cả những thông tin đó để chỉ được nhìn thấy tờ di chúc của Lauber. Anh không nhận thấy một người còn rất tỉnh táo, ăn vận thường phục cũng đứng dậy đi theo anh ra phố.
Anh đang đi về phía xe thì nghe tiếng người gọi từ phía sau: "Lubji".
Armstrong đứng chết lặng, cảm thấy choáng váng. Anh quay ngoắt lại thì thấy một người cùng trạc tuổi anh, nhưng thấp béo hơn. Ngưòi này mặc bộ comlê màu xám, sơ mi trắng, cravát xanh xẫm. Trên đường phố thiếu ánh đèn, anh không nhìn rõ mặt anh ta.
"Anh chắc chắn phải là người Tiệp", Armstrong nói nhỏ.
"Không phải, Lubji ạ".
"Vậy thì anh là một tên Đức khốn nạn", Armstrong nói, nắm chặt tay tiến về phía anh ta.
"Lại sai rồi", anh ta nói, không lùi bước.
"Vậy thì anh là thằng quái quỷ nào?".
"Hãy cứ cho là một người bạn".
"Nhưng tôi thậm chí còn không biết anh. Tại sao anh không bỏ cái trò úp mở ấy mà nói thẳng xem anh cần cái đếch gì”.
"Chỉ muốn giúp anh", người đàn ông nói nhỏ.
"Nhưng bằng cách nào?" Armstrong lầu bầu.
Anh ta mỉm cười. "Bằng cách trao cho anh bản di chúc mà anh quyết tâm tìm kiếm".
"Di chúc ư?" Armstrong đâm hoảng.
"A, vậy là tôi thấy cuối cùng cũng động đến cái mà người Anh gọi là "đúng huyệt"". Armstrong đứng nhìn người đàn ông cho tay vào túi, lấy ra một tấm các đưa anh. "Sao anh không tới chỗ tôi khi qua khu vực do Nga kiểm soát nhỉ?"
Dưới ánh sáng mờ mờ, Armstrong không thể đọc được tên ghi trên đó. Khi anh ngẩng lên thì người đàn ông nọ đã biến mất vào bóng đêm.
Anh đi thêm vài bước đến chỗ có đèn, nhìn lại tấm các lần nữa.
Thiếu tá S. TULPANOV
Tuỳ viên ngoại giao
Leninplatz, Khu Nga
Sáng hôm sau, khi gặp đại tá Oakshott, anh báo cáo lại mọi việc xảy ra đêm trước trong khu người Mỹ và đưa cho ông tấm các của thiếu tá Tulpanov. Điều duy nhất anh giấu đi là việc Tulpanov gọi tên huý của mình là "Lubji". Oakshott ghi mấy chữ xuống tập giấy trước mặt. "Đừng nói chuỵện này với ai cho đến khi tôi tiến hành một hai cuộc điều tra", ông dặn.
Armstrong ngạc nhiên khi vừa về đến văn phòng đã có điện thoại gọi. Vị đại tá muốn anh trở lại tổng hành dinh ngay. Khi vào phòng Oakshott lần thứ hai trong buổi sáng đó, anh thấy vị sĩ quan chỉ huy ngồi giữa hai người mặc thường phục mà anh chưa gặp bao giờ. Họ tự giới thiệu là đại uý Woodhouse và thiếu tá Forsdyke.
"Xem ra cậu đã trúng số độc đắc đấy, Dick ạ", Oakshott nói khi Armstrong chưa kịp ngồi. "Hình như thiếu tá Tulpanov của cậu là người của KGB. Thực tế chúng tôi nghĩ anh ta là nhân vật số ba trong khu người Nga. Anh ta được coi là ngôi sao đang lên. Hai vị này là người bên an ninh. Họ muốn anh nhận lời thăm như Tulpanov gợi ý, và báo cáo lại tất cả những gì anh biết, thậm chí đến cả việc anh ta hút loại thuốc gì".
"Chiều nay tôi có thể qua bên đó", Armstrong nói.
"Đừng", Forsdyke nói ngay. "Nếu vậy thì quá lộ liễu. Chúng tôi muốn anh đợi khoảng một đến hai tuần, coi như một cuộc viếng thăm bình thường. Nếu anh đến quá sớm, chắc chắn anh ta sẽ nghi ngờ. Tất nhiên nghi ngờ là việc của anh ta, nhưng việc gì phải tạo điều kiện dễ dàng cho anh ta như thế? Sáng mai tám giờ, mời anh tới văn phòng chúng tôi ở Franklinstrasse. Chúng tôi sẽ cung cấp cho anh đầy đủ các thông tin".
Mười buổi sáng tiếp theo, Armstrong tiến hành các thủ tục mang tính chất sự vụ với bên an ninh. Điều anh nhanh chóng thấy rõ là họ không muốn tuyển dụng anh. Suy cho cùng, hiểu biết của anh về nước Anh chỉ giới hạn trong một trại trung chuyển ở Liverpool, một thời gian là binh nhì của Lữ đoàn Tiên phong, trở thành sĩ quan tại trung đoàn Bắc Staffordshire cùng hành trình qua đêm tới Portsmouth trước khi lên tàu vượt biển qua Pháp. Hầu hết các sĩ quan cung cấp thông tin cho anh đều coi những người có văn bằng của trường Eton, Trinity hay Guards mới phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp mà họ đã chọn. "Với người này, Chúa không ở phía chúng ta", Forsdyke thở dài nói trong khi ăn trưa với đồng nghiệp. Họ thậm chí không nghĩ tới việc mời Armstrong cùng ăn với họ.
Mặc dù vậy, mười ngày sau đại uý Armstrong vẫn tới thăm khu vực do người Nga kiểm soát với lý do là thử tìm xem có các đồ phụ tùng thay thế cho các máy in của báo Der Telegraf không. Khi đã khẳng định các mối làm ăn của anh không có thiết bị đó, mà anh thừa biết là không thể có, anh vội vã đi về phía quảng trường Lênin và bắt đầu tìm văn phòng của Tulpanov.
Lối vào ngôi nhà màu xám rộng mênh mông qua một cổng vòm ở phía bắc quảng trường trông cũng không đáng sợ lắm. Cô thư ký ngồi một mình trong phòng ngoài tối tăm trên tầng ba không làm Armstrong cảm thấv ông chủ của cô là một ngôi sao đang lên. Cô ta xem kỹ các của anh và có vẻ không ngạc nhiên khi một đại uý trong quân dội Anh lại ghé vào mà không có hẹn trước. Cô lặng lẽ dẫn Armstrong đi dọc một hành lang tối và dài hun hút, với những bức tường loang lổ treo ảnh của Mác, Ănghen, Lênin và Stalin, rồi dừng trước một cánh cửa không có để tên. Cô ta gõ, rồi mở cửa và đứng sang bên nhường đường cho đại uý Armstrong bước vào văn phòng của Tulpanov.
Armtrong hoàn toàn ngạc nhiên khi bước vào một văn phòng sang trọng và bề thế, đầy những tranh đẹp và đồ vật cổ. Anh đã có dịp vào văn phòng tướng Templer, Tư lệnh quân sự của khu vực do Anh kiểm soát, nhưng nó còn kém xa đây.
Thiếu tá Tulpanov từ sau bàn đứng dậy, bước qua phòng trải thảm đón khách. Armstrong không thể không nhận thấy bộ quân phục của viên thiếu tá may đo còn khéo hơn cả của anh.
"Chào mừng đại uý Armstrong đến thăm tệ xá", viên sĩ quan Nga nói. "Nói tiếng Anh như thế có đúng không nhỉ?". Anh ta không giấu điệu cười khẩy. "Giờ giấc của anh thật hoàn hảo. Anh cùng ăn trưa với tôi nhé?"
"Cảm ơn". Armstrong chuyển sang nói tiếng Nga. Tulpanov không tỏ vẻ ngạc nhiên trước việc đó, dẫn khách qua một phòng thứ hai, nơi có chiếc bàn dọn sẵn dành cho hai người. Armstrong không thể không tự hỏi có phải viên thiếu tá đã biết trước cuộc viếng thăm của anh không.
Khi Armstrong ngồi xuống ghế đốì diện Tulpanov, một người phục vụ xuất hiện mang theo hai khay trứng cá, còn người thứ hai mang tới rượu Vodka. Nếu việc này là để cho anh thấy thoải mái thì nó đã không đạt.
Viên thiếu tá nâng chiếc cốc rót đầy đến miệng và nói: "Xin chúc cho tương lai thịnh vượng của chúng ta".
"Tương lai thịnh vượng của chúng ta", Armstrong nhắc lại khi cô thư ký bước vào phòng. Cô đặt chiếc phong bì dầy màu vàng xỉn lên bàn, cạnh chỗ Tulpanov.
"Khi tôi nói của chúng ta, tôi thực sự muốn nói là của chúng ta, tay thiếu tá nói. Anh ta đặt cốc xuống, không nhìn vào chiếc phong bì.
Armstrong cũng đặt cốc xuống bàn, nhưng không nói gì. Chỉ thị mà anh được bên an ninh dặn là chớ có chủ động khơi chuyện.
"Nào, Lubji. Tôi sẽ không làm mất thời gian của anh bằng cách nói dối về vai trò của tôi ở khu vực của Nga làm gì, vì ít ra anh cũng đã có mười ngày để được thông báo tại sao tôi lại được đồn trú ở Berlin và vai trò của tôi trong cuộc chiến tranh lạnh mới này. Chẳng phải bên các anh người ta nói thế sao, vì vậy đến nay, tôi nghĩ anh đã biết rõ về tôi còn hơn cả cô thư ký của tôi". Anh ta mỉm cười, xúc một thìa trứng cá rất to đút vào miệng. Armstrong ngoáy ngoáy nĩa. nhưng không ăn gì.
"Nhưng sự thực là thế này, Lubji ạ. À mà anh muốn tôi gọi anh là John hay Dick ? Sự thực là tôi biết anh còn rõ hơn cả thư ký của anh, vợ anh và mẹ anh cộng lại".
Armstrong vẫn im lặng. Anh bỏ nĩa xuống, không động đến chỗ trứng cá trước mặt.
"Anh biết không, Lubji? Tôi với anh tuy hai mà một, vì thế tôi tin là chúng ta có thể giúp nhau nhiều".
"Tôi không nghĩ là hiểu ý anh", Armstrong nói, nhìn thẳng vào anh ta.
"Chẳng hạn tôi có thể mách anh tìm bà Klaus Lauber ở đâu và rằng bà ta không hề biết chồng bà là chủ sở hữu tờ Der Telegraf ".
Armstrong nhấp một ngụm rượu. Anh mừng là tay không run, tuy tim đập nhanh gấp đôi.
Tulpanov mở chiếc phong bì để bên cạnh, lấy ra một tài liệu. Anh ta đẩy nó qua bàn. "Và chẳng có lý do gì để cho bà ta biết điều đó, nếu chúng ta có thể đi đến thoả thuận".
Armstrong mở tập tài liệu dầy, đọc đoạn đầu tiên trong di chúc của thiếu tá Klaus Otto Lauber, trong khi Tulpanov gọi người phục vụ mang thêm cho anh ta một đĩa trứng cá nữa.
"Nhưng ở đây nói rõ..." Armstrong nói khi lật sang trang thứ ba.
Nụ cười lại xuất hiện trên miệng Tulpanov. "A, tôi thấy là anh đã đọc đến đoạn khẳng định để lại toàn bộ cổ phần trong Der Telcgraf cho Arno Schultz".
Armstrong ngước nhìn viên thiếu tá, nhưng không nói gì.
"Điều đó chỉ có hiệu lực chừng nào vẫn còn di chúc", Tulpanov nói. "Nếu tài liệu này không còn ai dược biết đến, thì những cổ phần đương nhiên sẽ thuộc về bà Lauber, trong trường hợp đó, tôi thấy không có lý do gì..."
"Đổi lại, anh muốn tôi phải làm gì?" Armstrong hỏi.
Viên thiếu tá không trả lời ngay, tựa như đang suy nghĩ về câu hỏi đó. "À, có lẽ thỉnh thoảng anh cung cấp cho chúng tôi một vài tin nho nhỏ. Nói cho cùng, Lubji ạ. Nếu tôi tạo điều kiện cho anh có được quyền sở hữu tờ báo đầu tiên trước khi anh hai mươi lăm tuổi, thì tôi cũng được quyền trông đợi anh phúc đáp chứ".
"Tôi không hiểu hết ý anh".
"Tôi nghĩ anh hiểu quá rõ", Tulpanov hơi mỉm cười. "Nhưng thôi, để tôi nói toạc ra vậy".
Armstrong cầm dĩa, ăn miếng trứng cá đầu tiên trong khi tay thiếu tá nói tiếp.
"Anh Lubji! Chúng ta bắt đầu bằng việc thừa nhận một thực tế là anh vẫn chưa phải công dân Anh. Anh chỉ tình cờ cặp bến ở đó mà thôi. Và tuy họ đón nhận anh vào quân đội", anh ta tợp một ngụm vodka, "nhưng tôi tin anh đã hiểu ra rằng điều đó không có nghĩa họ đã chấp nhận anh là người như họ. Vì vậy, đã tới lúc anh phải quyết định chơi cho đội nào".
Armstrong xúc thìa trứng cá thứ hai. Anh có vẻ thích.
"Tôi nghĩ anh sẽ thấy chúng tôi không đòi hỏi quá nhiều ở các cộng tác viên, và tôi tin chúng ta có thể thỉnh thoảng giúp nhau cùng tiến trong cái mà người Anh thường thích gọi là trò chơi lớn”.
Armstrong xúc thìa cuối cùng, hy vọng người ta mang thêm cho anh.
"Tại sao anh không nghĩ cho kỹ, hả Lubji?" Tulpanov nói trong khi vươn người qua bàn, lấy lại tờ di chúc cho vào phong bì.
Armstrong không nói gì, chỉ nhìn vào chiếc đĩa sạch bóng.
"Còn trong lúc này", viên thiếu tá KGB nói, "hãy để tôi cung cấp cho anh một thông tin mang về cho các bạn anh bên an ninh". Anh ta lấy từ túi áo trong ra một tờ giấy, đẩy nó qua bàn. Armstrong đọc qua, hài lòng vì mình vẫn còn có thể suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Nga.
"Nói cho công bằng, Lubji ạ, người của các anh đã có trong tay tài liệu này, nhưng họ vẫn sẽ hài lòng khi có cơ sở để khẳng định nội dung của nó. Anh thấy đấy, tất cả những người làm công tác tình báo đều có một điểm giống nhau, là thích giấy tờ. Đó là cách họ chứng minh công việc họ làm là cần thiết".
"Làm sao tôi có được thứ này?" Armstrong giơ tờ giấy lên hỏi.
"Tôi e rằng cô thư ký tạm thời của tôi hôm nay bỏ bàn đi đâu đó, không có ai trông".
Dick mỉm cười gấp tờ giấy nhét vào túi áo trong.
"A, nhân thể nói với anh luôn, mấy anh chàng bên an ninh không ngốc như anh nghĩ đâu. Hãy nghe lời khuyên của tôi: phải rất cẩn thận với họ. Nếu anh quyết định nhập cuộc chơi, cuối cùng anh sẽ phải phản bội bên này hoặc bên kia, và nếu họ phát hiện anh chơi trò hai mang, họ sẽ trừ khử anh không hề thương tiếc".
Armstrong lúc này nghe tim đập như trống làng.
"Như tôi đã giải thích", tay thiếu tá nói tiếp, "anh không cần phải quyết định ngay". Anh ta đập nhẹ tay lên chiếc phong bì. "Tôi có thể đợi một vài ngày trước khi báo cho ông Schultz biết vận may của mình".
oOo
"Tôi có tin mừng cho cậu đây, Dick". Đại tá Oakshott nói khi Armstrong tới Tổng hành dinh vào sáng hôm sau. "Cuối cùng thì giấy tờ xuất ngũ của cậu cũng đã xong, tôi thấy không có lý do gì để cậu không trở về Anh trong vòng một tháng".
Vị đại tá ngạc nhiên thấy Armstrong không có phản ứng gì, nhưng ông cho là anh đang mải suy nghĩ chuyện gì đó. "Chắc Forsdyke không hài lòng khi biết cậu sắp rời bỏ bọn tôi sau khi đã thắng thiếu tá Tulpanov".
"Có lẽ tôi không nên vội về khi đã có cơ hội để xây dựng quan hệ với KGB".
"Lòng yêu nuớc thật đáng khen, anh bạn ạ. Vậy thì tôi không phải cố đẩy nhanh việc cho tới khi cậu nháy mắt đặt tên nhé?" Tuy tiếng Anh của Armstrong chẳng thua kém phần lớn các sĩ quan trong quân đội Anh, nhưng đại tá Oakshott thỉnh thoảng vẫn thêm vào vốn từ của anh nhiều thành ngữ mới.
Charlotte vẫn tiếp tục vặn hỏi anh về việc khi nào họ có thể rời Berlin, và tối đó nàng giải thích tại sao nó bỗng trở nên quan trọng đến vậy. Khi biết tin, Dick nhận thấy anh không thể cứ quanh co mãi được nữa. Tối đó anh không ra ngoài, mà ngồi trong bếp với Charlotte, nói cho cô biết về kế hoạch của mình khi họ đã trở về sống ở Anh.
Sáng hôm sau, anh kiếm cớ sang khu vực của Nga và tới gặp Tulpanov vài phút trước giờ ăn trưa.
"Khoẻ không, Lubji?" Viên thiếu tá KGB vồn vã. Armstrong gật đầu. "Nhưng cái quan trọng hơn, anh bạn ạ, là anh đã đi tới quyết định sẽ ra bóng cho đội nào chưa?"
Armstrong ngớ người.
"Muốn thấy cái hay của tiếng Anh, trước tiên anh phải hiểu crickét, một trò chỉ bắt đầu sau khi đã tung đồng xu. Anh có thể tưởng tượng còn gì ngu xuẩn hơn là tặng cho phía bên kia một cơ hội không? Nhưng tôi cứ tự hỏi: anh đã tung đồng xu lên chưa, Lubji? Và nếu rồi, thì anh quyết định là ra bóng hay cầm chầy bảo vệ khung gỗ?"
"Tôi muốn gặp bà Lauber trước khi đi đến quyết định cuối cùng", anh nói.
Tay thiếu tá đi quanh phòng, môi dẩu ra như thể đang suy nghĩ nghiêm túc về đề nghị của Armstrong.
"Người Anh có một câu thành ngữ, Lubji ạ. Đại khái là có công mài sắt..."
Armstrong lại lộ vẻ bốĩ rối.
"Một điều nữa anh phải hiểu là người Anh có lối chơi chữ thật tuyệt. Nhưng với nhận thức về cái mà họ gọi là chơi đẹp, họ trở nên nguy hiểm chết người khi phải bảo vệ vị trí của mình. Thôi được. Nếu anh muốn thăm bà Lauber, chúng ta cần phải đi Dresden".
"Dresden?"
"Đúng thế. Bà Lauber ở sâu trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi. Cái đó chỉ có lợi cho anh. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta sẽ thăm bà ta trong một vài ngày tới".
"Sao vậy?" Armstrong hỏi.
"Anh vẫn còn phải học nhiều về người Anh, Lubji ạ. Anh đừng nghĩ rằng thông thạo ngôn ngữ của họ thì cũng có nghĩa là anh đã hiểu cách suy nghĩ của họ rồi. Người Anh rất thích những chuyện sự vụ. Ngày mai anh về, họ sẽ nghi ngờ ngay. Song tuần sau mới về, thì họ lại chẳng nghĩ gì cả".
"Vậy thì tôi phải nói với họ thế nào khi về?"
"Hãy nói tôi là người kín đáo, còn anh thì vẫn đang thăm dò nông sâu". Tulpanov lại mỉm cười. "Nhưng anh có thể nói với họ rằng tôi hỏi anh về một người tên là Arbuthnot, Piers Arbuthnot, có phải anh ta sắp được cử đến Berlin không. Anh trả lời tôi rằng anh chưa bao giờ nghe thấy tên đó, nhung anh sẽ cố gắng tìm hiểu".
Chiều đó, Armstrong báo cáo lại hầu hết câu chuyện với Tulpanov. Anh cứ nghĩ sẽ được giải thích Arbuthnot là ai và khi nào anh ta tới Berlin, nhưng Forsdyke chỉ nói: "Anh ta đang thử thách anh đấy. Anh ta biết chính xác Arbuthnot là ai và khi nào thì đến Berlin. Vậy tới hôm nào anh mới lại có cớ xác đáng để trở lại khu vực người Nga?"
"Thứ Tư hoặc thứ Năm tới, tôi có cuộc họp hàng tháng với họ về chuyện cung cấp giấy in báo".
"Được rồi. Nếu có tình cờ vào thăm Tulpanov, hãy nói rằng anh không khai thác được gì ở tôi về Arbuthnot cả".
"Nhưng như thế anh ta sẽ nghi ngờ chứ?"
"Không. Anh ta sẽ nghi hơn nếu anh đáp ứng ngay những gì anh ta muốn biết về con người đặc biệt này".
Trong bữa ăn sáng hôm sau, Charlotte và Dick lại cãi nhau về chuyện khi nào họ sẽ trở về Anh.
"Anh còn nghĩ ra bao nhiêu cớ mới để trì hoãn việc đó?" Nàng hỏi.
Dick không trả lời. Không hề nhìn vợ, anh nhặt chiếc gậy, đội mũ rồi đùng đùng đi khỏi nhà.
Tới văn phòng, anh bấm chuông gọi Sally. Cô vào, tay cầm chồng giấy để xin chữ ký, mỉm cười chào anh. Một tiếng sau cô ra, mặt căng thẳng. Cô cảnh cáo mọi người ngày hôm đó chớ có dại mà gặp đại uý. Cho tới tận thứ Tư, tâm trạng của anh vẫn không khá lên và tới thứ Năm, mọi người thở phào khi biết anh không ở văn phòng suốt ngày hôm đó.
Lúc gần mười giờ, Benson lái xe đưa anh tới khu vực người Nga. Armstrong bước ra, tay cầm chiếc túi Gladstone, bảo cho xe trở lại khu vực người Anh. Anh bước qua cổng vòm lớn gần quảng trường Lênin dẫn tới văn phòng Tulpanov và ngạc nhiên thấy cô thư ký của viên thiếu tá đang đợi anh dưới sân.
Không nói một lời, cô đưa anh qua mặt sân đầy đá, tới chiếc xe Mécxeđec màu đen. Cô mở cửa, anh chui vào ghế sau, ngồi cạnh Tulpanov. Xe đã nổ máy và không cần đợi chỉ thị, tài xế cho xe chạy vào quảng trường và bắt đầu theo bảng chỉ dẫn ra đường cao tốc.
Viên thiếu tá tỏ vẻ bình thản khi Armstrong nói lại câu chuyện đã kể với Forsdyke và việc anh không tìm hiểu được gì về Arbuthnot.
"Họ chưa tin anh đâu, Lubji. Anh thấy đấy, anh không phải là người như họ. Có lẽ không bao giờ". Armstrong dẩu môi, quay mặt nhìn qua cửa xe.
Khi ra đến ngoại vi Berlin, xe chạy về phía nam, theo hướng tới Dresden. Mấy phút sau, Tulpanov cúi người đưa cho Armstrong một va li nhỏ méo mó có khắc hai chữ cái K.L.
"Cái gì vậy?" Anh hỏi.
"Toàn bộ tư trang của ngài thiếu tá", Tulpanov giải thích. "Hoặc chí ít cũng là toàn bộ những thứ mà bà vợ goá của ông ta được thừa hưởng". Anh ta chuyển cho Armstrong một phong bì dầy.
"Còn cái này? Cũng là tư trang chăng?"
"Không. Đó là 40.000 mác Lauber trả cho cổ phần gốc của Schultz. Anh thấy đấy, khi nào dính đến người Anh tôi đều phải làm theo đúng quy định. Chơi đi, chơi nữa đi, chơi cho hết trận.” Tulpanov nói, rồi dừng lại. "Tôi tin anh đã có trong tay tài liệu cần có".
Armstrong gật đầu, đặt chiếc phong bì dầy vào trong chiếc túi Gladstone của anh. Anh lại nhìn qua cửa sổ, quan sát cảnh thôn quê bên ngoài, kinh sợ trước việc người ta chưa tiến hành xây dựng lại gì từ khi chiến tranh kết thúc đến giờ. Anh tập trung suy nghĩ xem nên tiếp xúc với bà Lauber như thế nào, nên không nói gì thêm cho tới khi họ đến ngoại ô thành phố Dresden.
"Người lái xe biết chỗ không?" Armstrong hỏi trong khi họ chạy quá tốc độ quy định 40 kilômét một giờ.
"Ô, biết chứ. Anh đâu phải người đầu tiên mà anh ta chở đến thăm bà già này. Anh ta có kiến thức mà".
Armstrong lại tỏ ra không hiểu.
"Khi nào về sống ở London, người ta sẽ giải thích cho anh điều đó, Lubji ạ".
Mấy phút sau, xe dừng trước ngôi nhà nhiều tầng bằng bê tông xám xịt ở giữa một khuôn viên trông giống như vừa mới bị dội bom hôm qua.
"Phòng 63", Tulpanov bảo. "Tôi e không có thang máy, vì vậy anh phải chịu khó mà leo, Lubji thân mến ạ.”
Armstrong ra khỏi xe, tay cầm cặp, tay xách chiếc va li méo mó. Anh đi dọc lối nhỏ đầy cỏ dại tới cổng vào ngôi nhà mười tầng xây trước chiến tranh. Anh leo lên cầu thang xi măng, mừng thầm là bà Lauber không sống ở tầng trên cùng. Lên đến tầng sáu, anh rẽ theo một lối đi nhỏ chồi ra ngoài, cho tới khi thấy con số 63 bằng sơn đỏ ở bức tường sát lối đi.
Anh dùng chiếc gậy nhỏ gõ lên kính, và một lát sau cửa mở. Bà ta chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một sĩ quan Anh đứng ngay trước cửa phòng mình. Bà dẫn anh theo một hành lang nhỏ tối om tới một căn phòng nhỏ lạnh lẽo trông sang một khối nhà cũng mười tầng khác. Armstrong ngồi xuống chiếc ghế đối diện bà cạnh một lò sưởi điện hai thanh, trong đó chỉ một thanh còn đỏ.
Anh rùng mình khi nhìn bà ta co rúm người trên ghế, phủ tấm khăn sợi thô lên vai.
"Tôi tới thăm chồng bà ở xứ Gan trước khi ông mất", anh vào chuyện. "Ông nhờ tôi chuyển tới bà cái này". Anh đưa bà chiếc va li méo mó.
Bà Lauber khen tiếng Đức của anh, rồi mở va li. Armstrong ngồi nhìn bà lôi ra một khung có ảnh vợ chồng bà trong ngày cưới, tiếp đó là ảnh một thanh niên mà anh nghĩ là con trai họ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của bà, anh có cảm giác chắc đứa con cũng đã chết trong chiến tranh. Sau đó là một vài vật khác, trong đó có một cuốn thơ của Rainer Maria Rilke và một bộ cờ vua bằng gỗ đã cũ.
Cuối cùng bà lấy ra ba tấm huân chương của chồng, ngước nhìn và hỏi với vẻ đầy hy vọng. "Ông ấy có nhắn gì tôi không?".
"Ông chỉ nói rất thương bà, và nhắn bà tặng Arno bộ cờ vua".
"Arno Schultz ấy à? Tôi không nghĩ là ông ta còn sống". Bà ngừng lại. "Anh biết không, ông già đáng thương đó là người Do thái. Chúng tôi bặt tin ông ta trong chiến tranh".
"Vậy thì tôi sẽ coi mình có trách nhiệm phải tìm xem ông ta còn sống hay không", Armstrong nói. Anh cúi người, cầm tay bà.
"Anh thật chu đáo", bà ta nói, những ngón tay xương xẩu nắm chặt tay anh. Một lúc lâu sau, bà mới buông tay. Sau đó bà nhặt bộ cờ vua đưa cho anh. "Tôi thật lòng hy vọng ông ấy còn sống", bà bảo. "Arno là một người tốt như thế cơ mà".
Armstrong gật đầu.
"Chồng tôi còn nhắn gì nữa không?"
"Có. Ông bảo tôi rằng mong muốn cuối cùng của ông là bà sẽ trả lại cổ phần cho Arno".
"Cổ phần nào thế nhỉ?", bà hỏi, lần đầu tiên nghe có vẻ lo lắng. "Họ có nói cổ phần nào khi họ đến thăm tôi đâu".
"Hình như Arno bán cho Herr Lauber một số cổ phần trong một công ty xuất bản, không lâu sau khi Hitler lên cầm quyền, và chồng bà có hứa khi chiến tranh kết thúc sẽ hoàn lại cho ông ta".
"A, tất nhiên tôi sẽ rất vui lòng làm việc đó", bà ta nói, lại run rẩy vì lạnh. "Nhưng đáng buồn là tôi chẳng giữ cổ phần nào cả. Có lẽ Klaus để lại di chúc..."
"Rất tiếc là không, thưa bà Lauber. Hoặc giả là có, nhưng chúng tôi không tìm thấy".
"Klaus không thế đâu. Ông ấy bao giờ cũng rất tỉ mỉ. Có lẽ nó thất lạc đâu đó trong khu người Nga cũng nên. Anh biết không? Không thể tin người Nga được đâu", bà thầm thì.
Armstrong gật đầu tán thành. "Cái đó cũng không sao", anh nói, lại cầm tay bà. "Tôi có trong tay một tài liệu uỷ quyền cho tôi, nếu Arno Shultz còn sống và được chúng tôi tìm thấy, ông ta sẽ được nhận lại số cổ phần của mình".
Bà Lauber mỉm cười. "Cám ơn anh", bà nói. "Tôi rất mừng khi biết vấn đề này được giao vào tay một sĩ quan Anh".
Armstrong mở cặp, lấy ra bản hợp đồng. Lật trang cuối cùng, anh chỉ cho bà hai chỗ đánh dấu bút chì, rồi đưa bút cho bà. Bà đặt bút ký ngoằn ngoèo giữa hai ô đánh dấu mà chẳng cần đọc xem hợp đồng nói gì. Khi mực đã ráo, Armstrong cho tài liệu đó vào cặp và đóng chặt lại. Anh mỉm cười nhìn bà Lauber.
"Tôi phải trở lại Berlin bây giờ", anh nói và đứng dậy. "Tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm bằng được Arno Schultz, nếu ông ta còn sống".
"Cám ơn anh", bà Lauber nói, từ từ đứng dậy tiễn anh ra cửa. "Tạm biệt", bà nói khi anh bước ra ngoài. "Anh thật tử tế, vì tôi mà đi cả một quãng đuờng xa như thế". Bà mỉm cười yếu ớt.
"Thế nào?" Tulpanov hỏi khi Armstrong ngồi vào ghế.
"Bà ta đã ký thoả thuận".
"Tôi nghĩ bà ta sẽ làm điều đó", Tulpanov nói. Chiếc xe xoay một vòng và bắt đầu chặng đường trở lại Berlin.
"Vậy tới đây thì thế nào?, Armstrong hỏi.
"Bây giờ thì anh đã tung đồng tiền lên rồi", viên thiếu tá KGB nói. "Anh đã thắng và quyết định cầm chầy giữ khung gỗ. Nhưng tôi phải nói, cái mà anh vừa làm với bà Lauber khó có thể gọi là crickét".
Armstrong nhìn anh ta với vẻ ngỡ ngàng.
"Tôi cứ nghĩ anh sẽ đưa cho bà ta 40.000 Mác", Tulpanov nói. "Nhưng rõ ràng anh chỉ đưa cho Arno.... bộ cờ vua cũ".
Sáng hôm sau, đại uý Richard Armstrong đăng ký quyền sở hữu tờ Der Telegraf với Ủy ban Quân quản của Anh. Tuy một sĩ quan nhướng mày và một sĩ quan khác bắt anh phải đợi hơn một tiếng, nhưng cuối cùng người thư ký trực cũng đóng dấu tài liệu công nhận thoả thuận và xác nhận đại uý Armstrong hiện là chủ sở hữu duy nhất của tờ báo.
Charlotte cố giấu tình cảm thực của mình khi được nghe kể về việc làm ngoạn mục của chồng. Nàng chỉ biết nó cũng có nghĩa là việc họ trở về Anh sẽ lại bị trì hoãn. Nhưng nàng lấy làm mừng khi Dick đồng ý để vợ trở lại Lyon ở với cha mẹ khi sinh đứa con đầu lòng, vì nàng dứt khoát đòi bất cứ đứa con nào của nàng chào đời cũng phải là công dân Pháp.
Arno Schultz ngạc nhiên trước việc Armstrong bỗng xăng xái với tờ Der Telegraf. Anh bắt đầu đóng góp vào buổi giao ban hàng sáng, thậm chí còn ngồi trên xe phân phát báo chạy quanh thành phố lúc nửa đêm. Arno cho rằng sự hăng hái mới có này của ông chủ mình trực tiếp liên quan đến việc Charlotte trở về Lyon.
Trong vòng vài tuần sau đó, lần đầu tiên tờ báo bán vượt 300.000 số một ngày và Arno công nhận người học trò ngày nào nay đã thành bậc thầy lão luyện.
Một tháng sau, đại uý Armstrong nghỉ phép mười ngày để có thể về Lyon chờ đón đứa con đầu lòng. Anh vô cùng sung sướng khi Charlotte trao cho anh một cậu con trai được đặt tên thánh là David. Ngồi trên giường ôm con, anh hứa với Charlotte rằng không lâu nữa họ sẽ trở về Anh và sẽ bắt đầu một cuộc sống mới.
Một tuần sau đó, anh trở lại Berlin, quyết định nói với đại tá Oakshott rằng đã tới lúc anh từ chức và trở về Anh. Hẳn là anh đã làm như thế nếu Arno Schultz không tổ chức tiệc mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông ta.
DER TELEGRAF
Ngày 31 tháng Tám, 1947
TIẾP TỤC KHAN HIẾM LƯƠNG THỰC Ở BERLIN
"Nếu Lauber để lại di chúc, tôi cần phải có nó".
"Tại sao việc có nó trong tay lại trở nên quan trọng đến thế?" Sally hỏi.
"Vì tôi muốn biết ai là người thừa hưởng cổ phần của tờ Der Telegraf".
"Tôi nghĩ là vợ ông ta".
"Không. Nhiều khả năng là Arno Schultz. Trong trường hợp đó, tôi đang lãng phí thời gian, vì vậy phải biết rõ càng nhanh càng tốt".
"Nhưng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu?
"Hãy thử từ Bộ Nội vụ xem. Khi thi hài Lauber đã được đưa về Đức là bắt đầu thuộc trách nhiệm của họ".
Sally vẫn có vẻ không tin tưởng.
"Hãy sử dụng hết mọi lợi thế mà cô có trong tay", Armstrong nói. "Hãy hứa sẽ đền đáp, nhưng tìm cho tôi di chúc đó". Anh quay ra. "Được rồi, tôi sẽ đến chỗ Hallet".
Anh lại đến căng tin sĩ quan, ngồi trên chiếc ghế cao trong góc quầy rượu, gọi một cốc uytxki, cứ vài phút lại nhìn đồng hồ.
Khi chiếc đồng hồ quả lắc to trong phòng điểm chuông sáu rưỡi, Stephen Hallet đủng đỉnh bước vào. Nhìn thấy Armstrong, anh ta cười tươi roi rói, đến ngồi cạnh anh.
"Cám ơn anh rất nhiều về thùng rượu Mouton-Rothschild 1929 nhé. Tuyệt vời. Tôi phải thú nhận đang uống dè để đủ cho đến khi xong thủ tục xuất ngũ".
Armstrong mỉm cười. "Vậy thì phải tính xem có cách nào để được cung cấp thường xuyên hơn không. Sao anh không cùng ăn tối với tôi nhỉ? Chúng ta có thể biết tại sao họ cứ ca ngợi hết lời rượu vang Château Beychevelle 33 thế".
Trong khi ăn món thịt bò nướng, đại uý Hallet lần đầu tiên được nếm loại rượu Beychevelle, trong khi Armstrong biết hết mọi điều cần biết về chúc thư, tại sao các cổ phần của Lauber đương nhiên thuộc về bà Lauber là người gần ông ta nhất nếu không tìm được di chúc nào khác.
"Nhưng nếu bà ta cũng chết rồi thì sao?", Armstrong hỏi trong khi người bồi bàn mở chai vang thứ hai.
"Nếu bà ta đã chết, hoặc không thể tìm thấy", Hallet uống ly rượu vừa rót và nụ cười trở lại trên môi, "thì người sở hữu gốc phải đợi năm năm. Sau năm năm, anh ta có thể đệ đơn yêu cầu được sở hữu những cổ phần đó".
Vì không thể ghi chép lại, nên Armstrong cứ nhắc lại các câu hỏi để nắm chắc là những thông tin chính đã được ghi vào trí nhớ. Điều này chẳng làm Hallet lo ngại; Armstrong nghi rằng anh chàng này cũng biết ý đồ của anh, nhưng tránh không hỏi, chừng nào anh vẫn tiếp tục rót rượu cho anh ta. Khi Armstrong tin là đã hiểu hết mọi khía cạnh pháp lý của vấn đề, anh tìm cớ để về trước, mặc anh chàng luật sư với chai rượu còn non nửa.
Ở câu lạc bộ ra, Armstrong không về nhà ngay. Anh không muốn lại phải mất thêm một buổi tối nữa giải thích cho Charlotte tại sao thủ tục xuất ngũ của anh lại mất nhiều thời gian đến thế, trong khi vài người bạn anh đã trở về xứ sở sương mù từ lâu rồi. Anh ra lệnh cho binh nhì Benson, trông đã có vẻ mệt mỏi, đưa anh tới khu vực người Mỹ.
Người đầu tiên anh đến thăm là Max Sackville. Hai người chơi bài với nhau cả giờ liền. Anh thua vài đô la, nhưng có được một số thông tin hữu ích về sự di chuyển quân của Mỹ mà anh biết đại tá Oakshott sẽ rất biết ơn khi được nghe.
Sau khi cho là đã thua đủ để lại được mời quay lại, Armstrong rời chỗ Max, lững thững qua đường, đi dọc một phố cụt trước khi rẽ vào một quầy rượu quen thuộc trong khu vực của Mỹ. Anh nhập hội với đám sĩ quan đang ăn mừng sắp được trở về Mỹ. Sau vài li uýt xki, anh ra đi, có thêm một số thông tin khác. Nhưng anh sẵn sàng đánh đổi tất cả những thông tin đó để chỉ được nhìn thấy tờ di chúc của Lauber. Anh không nhận thấy một người còn rất tỉnh táo, ăn vận thường phục cũng đứng dậy đi theo anh ra phố.
Anh đang đi về phía xe thì nghe tiếng người gọi từ phía sau: "Lubji".
Armstrong đứng chết lặng, cảm thấy choáng váng. Anh quay ngoắt lại thì thấy một người cùng trạc tuổi anh, nhưng thấp béo hơn. Ngưòi này mặc bộ comlê màu xám, sơ mi trắng, cravát xanh xẫm. Trên đường phố thiếu ánh đèn, anh không nhìn rõ mặt anh ta.
"Anh chắc chắn phải là người Tiệp", Armstrong nói nhỏ.
"Không phải, Lubji ạ".
"Vậy thì anh là một tên Đức khốn nạn", Armstrong nói, nắm chặt tay tiến về phía anh ta.
"Lại sai rồi", anh ta nói, không lùi bước.
"Vậy thì anh là thằng quái quỷ nào?".
"Hãy cứ cho là một người bạn".
"Nhưng tôi thậm chí còn không biết anh. Tại sao anh không bỏ cái trò úp mở ấy mà nói thẳng xem anh cần cái đếch gì”.
"Chỉ muốn giúp anh", người đàn ông nói nhỏ.
"Nhưng bằng cách nào?" Armstrong lầu bầu.
Anh ta mỉm cười. "Bằng cách trao cho anh bản di chúc mà anh quyết tâm tìm kiếm".
"Di chúc ư?" Armstrong đâm hoảng.
"A, vậy là tôi thấy cuối cùng cũng động đến cái mà người Anh gọi là "đúng huyệt"". Armstrong đứng nhìn người đàn ông cho tay vào túi, lấy ra một tấm các đưa anh. "Sao anh không tới chỗ tôi khi qua khu vực do Nga kiểm soát nhỉ?"
Dưới ánh sáng mờ mờ, Armstrong không thể đọc được tên ghi trên đó. Khi anh ngẩng lên thì người đàn ông nọ đã biến mất vào bóng đêm.
Anh đi thêm vài bước đến chỗ có đèn, nhìn lại tấm các lần nữa.
Thiếu tá S. TULPANOV
Tuỳ viên ngoại giao
Leninplatz, Khu Nga
Sáng hôm sau, khi gặp đại tá Oakshott, anh báo cáo lại mọi việc xảy ra đêm trước trong khu người Mỹ và đưa cho ông tấm các của thiếu tá Tulpanov. Điều duy nhất anh giấu đi là việc Tulpanov gọi tên huý của mình là "Lubji". Oakshott ghi mấy chữ xuống tập giấy trước mặt. "Đừng nói chuỵện này với ai cho đến khi tôi tiến hành một hai cuộc điều tra", ông dặn.
Armstrong ngạc nhiên khi vừa về đến văn phòng đã có điện thoại gọi. Vị đại tá muốn anh trở lại tổng hành dinh ngay. Khi vào phòng Oakshott lần thứ hai trong buổi sáng đó, anh thấy vị sĩ quan chỉ huy ngồi giữa hai người mặc thường phục mà anh chưa gặp bao giờ. Họ tự giới thiệu là đại uý Woodhouse và thiếu tá Forsdyke.
"Xem ra cậu đã trúng số độc đắc đấy, Dick ạ", Oakshott nói khi Armstrong chưa kịp ngồi. "Hình như thiếu tá Tulpanov của cậu là người của KGB. Thực tế chúng tôi nghĩ anh ta là nhân vật số ba trong khu người Nga. Anh ta được coi là ngôi sao đang lên. Hai vị này là người bên an ninh. Họ muốn anh nhận lời thăm như Tulpanov gợi ý, và báo cáo lại tất cả những gì anh biết, thậm chí đến cả việc anh ta hút loại thuốc gì".
"Chiều nay tôi có thể qua bên đó", Armstrong nói.
"Đừng", Forsdyke nói ngay. "Nếu vậy thì quá lộ liễu. Chúng tôi muốn anh đợi khoảng một đến hai tuần, coi như một cuộc viếng thăm bình thường. Nếu anh đến quá sớm, chắc chắn anh ta sẽ nghi ngờ. Tất nhiên nghi ngờ là việc của anh ta, nhưng việc gì phải tạo điều kiện dễ dàng cho anh ta như thế? Sáng mai tám giờ, mời anh tới văn phòng chúng tôi ở Franklinstrasse. Chúng tôi sẽ cung cấp cho anh đầy đủ các thông tin".
Mười buổi sáng tiếp theo, Armstrong tiến hành các thủ tục mang tính chất sự vụ với bên an ninh. Điều anh nhanh chóng thấy rõ là họ không muốn tuyển dụng anh. Suy cho cùng, hiểu biết của anh về nước Anh chỉ giới hạn trong một trại trung chuyển ở Liverpool, một thời gian là binh nhì của Lữ đoàn Tiên phong, trở thành sĩ quan tại trung đoàn Bắc Staffordshire cùng hành trình qua đêm tới Portsmouth trước khi lên tàu vượt biển qua Pháp. Hầu hết các sĩ quan cung cấp thông tin cho anh đều coi những người có văn bằng của trường Eton, Trinity hay Guards mới phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp mà họ đã chọn. "Với người này, Chúa không ở phía chúng ta", Forsdyke thở dài nói trong khi ăn trưa với đồng nghiệp. Họ thậm chí không nghĩ tới việc mời Armstrong cùng ăn với họ.
Mặc dù vậy, mười ngày sau đại uý Armstrong vẫn tới thăm khu vực do người Nga kiểm soát với lý do là thử tìm xem có các đồ phụ tùng thay thế cho các máy in của báo Der Telegraf không. Khi đã khẳng định các mối làm ăn của anh không có thiết bị đó, mà anh thừa biết là không thể có, anh vội vã đi về phía quảng trường Lênin và bắt đầu tìm văn phòng của Tulpanov.
Lối vào ngôi nhà màu xám rộng mênh mông qua một cổng vòm ở phía bắc quảng trường trông cũng không đáng sợ lắm. Cô thư ký ngồi một mình trong phòng ngoài tối tăm trên tầng ba không làm Armstrong cảm thấv ông chủ của cô là một ngôi sao đang lên. Cô ta xem kỹ các của anh và có vẻ không ngạc nhiên khi một đại uý trong quân dội Anh lại ghé vào mà không có hẹn trước. Cô lặng lẽ dẫn Armstrong đi dọc một hành lang tối và dài hun hút, với những bức tường loang lổ treo ảnh của Mác, Ănghen, Lênin và Stalin, rồi dừng trước một cánh cửa không có để tên. Cô ta gõ, rồi mở cửa và đứng sang bên nhường đường cho đại uý Armstrong bước vào văn phòng của Tulpanov.
Armtrong hoàn toàn ngạc nhiên khi bước vào một văn phòng sang trọng và bề thế, đầy những tranh đẹp và đồ vật cổ. Anh đã có dịp vào văn phòng tướng Templer, Tư lệnh quân sự của khu vực do Anh kiểm soát, nhưng nó còn kém xa đây.
Thiếu tá Tulpanov từ sau bàn đứng dậy, bước qua phòng trải thảm đón khách. Armstrong không thể không nhận thấy bộ quân phục của viên thiếu tá may đo còn khéo hơn cả của anh.
"Chào mừng đại uý Armstrong đến thăm tệ xá", viên sĩ quan Nga nói. "Nói tiếng Anh như thế có đúng không nhỉ?". Anh ta không giấu điệu cười khẩy. "Giờ giấc của anh thật hoàn hảo. Anh cùng ăn trưa với tôi nhé?"
"Cảm ơn". Armstrong chuyển sang nói tiếng Nga. Tulpanov không tỏ vẻ ngạc nhiên trước việc đó, dẫn khách qua một phòng thứ hai, nơi có chiếc bàn dọn sẵn dành cho hai người. Armstrong không thể không tự hỏi có phải viên thiếu tá đã biết trước cuộc viếng thăm của anh không.
Khi Armstrong ngồi xuống ghế đốì diện Tulpanov, một người phục vụ xuất hiện mang theo hai khay trứng cá, còn người thứ hai mang tới rượu Vodka. Nếu việc này là để cho anh thấy thoải mái thì nó đã không đạt.
Viên thiếu tá nâng chiếc cốc rót đầy đến miệng và nói: "Xin chúc cho tương lai thịnh vượng của chúng ta".
"Tương lai thịnh vượng của chúng ta", Armstrong nhắc lại khi cô thư ký bước vào phòng. Cô đặt chiếc phong bì dầy màu vàng xỉn lên bàn, cạnh chỗ Tulpanov.
"Khi tôi nói của chúng ta, tôi thực sự muốn nói là của chúng ta, tay thiếu tá nói. Anh ta đặt cốc xuống, không nhìn vào chiếc phong bì.
Armstrong cũng đặt cốc xuống bàn, nhưng không nói gì. Chỉ thị mà anh được bên an ninh dặn là chớ có chủ động khơi chuyện.
"Nào, Lubji. Tôi sẽ không làm mất thời gian của anh bằng cách nói dối về vai trò của tôi ở khu vực của Nga làm gì, vì ít ra anh cũng đã có mười ngày để được thông báo tại sao tôi lại được đồn trú ở Berlin và vai trò của tôi trong cuộc chiến tranh lạnh mới này. Chẳng phải bên các anh người ta nói thế sao, vì vậy đến nay, tôi nghĩ anh đã biết rõ về tôi còn hơn cả cô thư ký của tôi". Anh ta mỉm cười, xúc một thìa trứng cá rất to đút vào miệng. Armstrong ngoáy ngoáy nĩa. nhưng không ăn gì.
"Nhưng sự thực là thế này, Lubji ạ. À mà anh muốn tôi gọi anh là John hay Dick ? Sự thực là tôi biết anh còn rõ hơn cả thư ký của anh, vợ anh và mẹ anh cộng lại".
Armstrong vẫn im lặng. Anh bỏ nĩa xuống, không động đến chỗ trứng cá trước mặt.
"Anh biết không, Lubji? Tôi với anh tuy hai mà một, vì thế tôi tin là chúng ta có thể giúp nhau nhiều".
"Tôi không nghĩ là hiểu ý anh", Armstrong nói, nhìn thẳng vào anh ta.
"Chẳng hạn tôi có thể mách anh tìm bà Klaus Lauber ở đâu và rằng bà ta không hề biết chồng bà là chủ sở hữu tờ Der Telegraf ".
Armstrong nhấp một ngụm rượu. Anh mừng là tay không run, tuy tim đập nhanh gấp đôi.
Tulpanov mở chiếc phong bì để bên cạnh, lấy ra một tài liệu. Anh ta đẩy nó qua bàn. "Và chẳng có lý do gì để cho bà ta biết điều đó, nếu chúng ta có thể đi đến thoả thuận".
Armstrong mở tập tài liệu dầy, đọc đoạn đầu tiên trong di chúc của thiếu tá Klaus Otto Lauber, trong khi Tulpanov gọi người phục vụ mang thêm cho anh ta một đĩa trứng cá nữa.
"Nhưng ở đây nói rõ..." Armstrong nói khi lật sang trang thứ ba.
Nụ cười lại xuất hiện trên miệng Tulpanov. "A, tôi thấy là anh đã đọc đến đoạn khẳng định để lại toàn bộ cổ phần trong Der Telcgraf cho Arno Schultz".
Armstrong ngước nhìn viên thiếu tá, nhưng không nói gì.
"Điều đó chỉ có hiệu lực chừng nào vẫn còn di chúc", Tulpanov nói. "Nếu tài liệu này không còn ai dược biết đến, thì những cổ phần đương nhiên sẽ thuộc về bà Lauber, trong trường hợp đó, tôi thấy không có lý do gì..."
"Đổi lại, anh muốn tôi phải làm gì?" Armstrong hỏi.
Viên thiếu tá không trả lời ngay, tựa như đang suy nghĩ về câu hỏi đó. "À, có lẽ thỉnh thoảng anh cung cấp cho chúng tôi một vài tin nho nhỏ. Nói cho cùng, Lubji ạ. Nếu tôi tạo điều kiện cho anh có được quyền sở hữu tờ báo đầu tiên trước khi anh hai mươi lăm tuổi, thì tôi cũng được quyền trông đợi anh phúc đáp chứ".
"Tôi không hiểu hết ý anh".
"Tôi nghĩ anh hiểu quá rõ", Tulpanov hơi mỉm cười. "Nhưng thôi, để tôi nói toạc ra vậy".
Armstrong cầm dĩa, ăn miếng trứng cá đầu tiên trong khi tay thiếu tá nói tiếp.
"Anh Lubji! Chúng ta bắt đầu bằng việc thừa nhận một thực tế là anh vẫn chưa phải công dân Anh. Anh chỉ tình cờ cặp bến ở đó mà thôi. Và tuy họ đón nhận anh vào quân đội", anh ta tợp một ngụm vodka, "nhưng tôi tin anh đã hiểu ra rằng điều đó không có nghĩa họ đã chấp nhận anh là người như họ. Vì vậy, đã tới lúc anh phải quyết định chơi cho đội nào".
Armstrong xúc thìa trứng cá thứ hai. Anh có vẻ thích.
"Tôi nghĩ anh sẽ thấy chúng tôi không đòi hỏi quá nhiều ở các cộng tác viên, và tôi tin chúng ta có thể thỉnh thoảng giúp nhau cùng tiến trong cái mà người Anh thường thích gọi là trò chơi lớn”.
Armstrong xúc thìa cuối cùng, hy vọng người ta mang thêm cho anh.
"Tại sao anh không nghĩ cho kỹ, hả Lubji?" Tulpanov nói trong khi vươn người qua bàn, lấy lại tờ di chúc cho vào phong bì.
Armstrong không nói gì, chỉ nhìn vào chiếc đĩa sạch bóng.
"Còn trong lúc này", viên thiếu tá KGB nói, "hãy để tôi cung cấp cho anh một thông tin mang về cho các bạn anh bên an ninh". Anh ta lấy từ túi áo trong ra một tờ giấy, đẩy nó qua bàn. Armstrong đọc qua, hài lòng vì mình vẫn còn có thể suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Nga.
"Nói cho công bằng, Lubji ạ, người của các anh đã có trong tay tài liệu này, nhưng họ vẫn sẽ hài lòng khi có cơ sở để khẳng định nội dung của nó. Anh thấy đấy, tất cả những người làm công tác tình báo đều có một điểm giống nhau, là thích giấy tờ. Đó là cách họ chứng minh công việc họ làm là cần thiết".
"Làm sao tôi có được thứ này?" Armstrong giơ tờ giấy lên hỏi.
"Tôi e rằng cô thư ký tạm thời của tôi hôm nay bỏ bàn đi đâu đó, không có ai trông".
Dick mỉm cười gấp tờ giấy nhét vào túi áo trong.
"A, nhân thể nói với anh luôn, mấy anh chàng bên an ninh không ngốc như anh nghĩ đâu. Hãy nghe lời khuyên của tôi: phải rất cẩn thận với họ. Nếu anh quyết định nhập cuộc chơi, cuối cùng anh sẽ phải phản bội bên này hoặc bên kia, và nếu họ phát hiện anh chơi trò hai mang, họ sẽ trừ khử anh không hề thương tiếc".
Armstrong lúc này nghe tim đập như trống làng.
"Như tôi đã giải thích", tay thiếu tá nói tiếp, "anh không cần phải quyết định ngay". Anh ta đập nhẹ tay lên chiếc phong bì. "Tôi có thể đợi một vài ngày trước khi báo cho ông Schultz biết vận may của mình".
oOo
"Tôi có tin mừng cho cậu đây, Dick". Đại tá Oakshott nói khi Armstrong tới Tổng hành dinh vào sáng hôm sau. "Cuối cùng thì giấy tờ xuất ngũ của cậu cũng đã xong, tôi thấy không có lý do gì để cậu không trở về Anh trong vòng một tháng".
Vị đại tá ngạc nhiên thấy Armstrong không có phản ứng gì, nhưng ông cho là anh đang mải suy nghĩ chuyện gì đó. "Chắc Forsdyke không hài lòng khi biết cậu sắp rời bỏ bọn tôi sau khi đã thắng thiếu tá Tulpanov".
"Có lẽ tôi không nên vội về khi đã có cơ hội để xây dựng quan hệ với KGB".
"Lòng yêu nuớc thật đáng khen, anh bạn ạ. Vậy thì tôi không phải cố đẩy nhanh việc cho tới khi cậu nháy mắt đặt tên nhé?" Tuy tiếng Anh của Armstrong chẳng thua kém phần lớn các sĩ quan trong quân đội Anh, nhưng đại tá Oakshott thỉnh thoảng vẫn thêm vào vốn từ của anh nhiều thành ngữ mới.
Charlotte vẫn tiếp tục vặn hỏi anh về việc khi nào họ có thể rời Berlin, và tối đó nàng giải thích tại sao nó bỗng trở nên quan trọng đến vậy. Khi biết tin, Dick nhận thấy anh không thể cứ quanh co mãi được nữa. Tối đó anh không ra ngoài, mà ngồi trong bếp với Charlotte, nói cho cô biết về kế hoạch của mình khi họ đã trở về sống ở Anh.
Sáng hôm sau, anh kiếm cớ sang khu vực của Nga và tới gặp Tulpanov vài phút trước giờ ăn trưa.
"Khoẻ không, Lubji?" Viên thiếu tá KGB vồn vã. Armstrong gật đầu. "Nhưng cái quan trọng hơn, anh bạn ạ, là anh đã đi tới quyết định sẽ ra bóng cho đội nào chưa?"
Armstrong ngớ người.
"Muốn thấy cái hay của tiếng Anh, trước tiên anh phải hiểu crickét, một trò chỉ bắt đầu sau khi đã tung đồng xu. Anh có thể tưởng tượng còn gì ngu xuẩn hơn là tặng cho phía bên kia một cơ hội không? Nhưng tôi cứ tự hỏi: anh đã tung đồng xu lên chưa, Lubji? Và nếu rồi, thì anh quyết định là ra bóng hay cầm chầy bảo vệ khung gỗ?"
"Tôi muốn gặp bà Lauber trước khi đi đến quyết định cuối cùng", anh nói.
Tay thiếu tá đi quanh phòng, môi dẩu ra như thể đang suy nghĩ nghiêm túc về đề nghị của Armstrong.
"Người Anh có một câu thành ngữ, Lubji ạ. Đại khái là có công mài sắt..."
Armstrong lại lộ vẻ bốĩ rối.
"Một điều nữa anh phải hiểu là người Anh có lối chơi chữ thật tuyệt. Nhưng với nhận thức về cái mà họ gọi là chơi đẹp, họ trở nên nguy hiểm chết người khi phải bảo vệ vị trí của mình. Thôi được. Nếu anh muốn thăm bà Lauber, chúng ta cần phải đi Dresden".
"Dresden?"
"Đúng thế. Bà Lauber ở sâu trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi. Cái đó chỉ có lợi cho anh. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta sẽ thăm bà ta trong một vài ngày tới".
"Sao vậy?" Armstrong hỏi.
"Anh vẫn còn phải học nhiều về người Anh, Lubji ạ. Anh đừng nghĩ rằng thông thạo ngôn ngữ của họ thì cũng có nghĩa là anh đã hiểu cách suy nghĩ của họ rồi. Người Anh rất thích những chuyện sự vụ. Ngày mai anh về, họ sẽ nghi ngờ ngay. Song tuần sau mới về, thì họ lại chẳng nghĩ gì cả".
"Vậy thì tôi phải nói với họ thế nào khi về?"
"Hãy nói tôi là người kín đáo, còn anh thì vẫn đang thăm dò nông sâu". Tulpanov lại mỉm cười. "Nhưng anh có thể nói với họ rằng tôi hỏi anh về một người tên là Arbuthnot, Piers Arbuthnot, có phải anh ta sắp được cử đến Berlin không. Anh trả lời tôi rằng anh chưa bao giờ nghe thấy tên đó, nhung anh sẽ cố gắng tìm hiểu".
Chiều đó, Armstrong báo cáo lại hầu hết câu chuyện với Tulpanov. Anh cứ nghĩ sẽ được giải thích Arbuthnot là ai và khi nào anh ta tới Berlin, nhưng Forsdyke chỉ nói: "Anh ta đang thử thách anh đấy. Anh ta biết chính xác Arbuthnot là ai và khi nào thì đến Berlin. Vậy tới hôm nào anh mới lại có cớ xác đáng để trở lại khu vực người Nga?"
"Thứ Tư hoặc thứ Năm tới, tôi có cuộc họp hàng tháng với họ về chuyện cung cấp giấy in báo".
"Được rồi. Nếu có tình cờ vào thăm Tulpanov, hãy nói rằng anh không khai thác được gì ở tôi về Arbuthnot cả".
"Nhưng như thế anh ta sẽ nghi ngờ chứ?"
"Không. Anh ta sẽ nghi hơn nếu anh đáp ứng ngay những gì anh ta muốn biết về con người đặc biệt này".
Trong bữa ăn sáng hôm sau, Charlotte và Dick lại cãi nhau về chuyện khi nào họ sẽ trở về Anh.
"Anh còn nghĩ ra bao nhiêu cớ mới để trì hoãn việc đó?" Nàng hỏi.
Dick không trả lời. Không hề nhìn vợ, anh nhặt chiếc gậy, đội mũ rồi đùng đùng đi khỏi nhà.
Tới văn phòng, anh bấm chuông gọi Sally. Cô vào, tay cầm chồng giấy để xin chữ ký, mỉm cười chào anh. Một tiếng sau cô ra, mặt căng thẳng. Cô cảnh cáo mọi người ngày hôm đó chớ có dại mà gặp đại uý. Cho tới tận thứ Tư, tâm trạng của anh vẫn không khá lên và tới thứ Năm, mọi người thở phào khi biết anh không ở văn phòng suốt ngày hôm đó.
Lúc gần mười giờ, Benson lái xe đưa anh tới khu vực người Nga. Armstrong bước ra, tay cầm chiếc túi Gladstone, bảo cho xe trở lại khu vực người Anh. Anh bước qua cổng vòm lớn gần quảng trường Lênin dẫn tới văn phòng Tulpanov và ngạc nhiên thấy cô thư ký của viên thiếu tá đang đợi anh dưới sân.
Không nói một lời, cô đưa anh qua mặt sân đầy đá, tới chiếc xe Mécxeđec màu đen. Cô mở cửa, anh chui vào ghế sau, ngồi cạnh Tulpanov. Xe đã nổ máy và không cần đợi chỉ thị, tài xế cho xe chạy vào quảng trường và bắt đầu theo bảng chỉ dẫn ra đường cao tốc.
Viên thiếu tá tỏ vẻ bình thản khi Armstrong nói lại câu chuyện đã kể với Forsdyke và việc anh không tìm hiểu được gì về Arbuthnot.
"Họ chưa tin anh đâu, Lubji. Anh thấy đấy, anh không phải là người như họ. Có lẽ không bao giờ". Armstrong dẩu môi, quay mặt nhìn qua cửa xe.
Khi ra đến ngoại vi Berlin, xe chạy về phía nam, theo hướng tới Dresden. Mấy phút sau, Tulpanov cúi người đưa cho Armstrong một va li nhỏ méo mó có khắc hai chữ cái K.L.
"Cái gì vậy?" Anh hỏi.
"Toàn bộ tư trang của ngài thiếu tá", Tulpanov giải thích. "Hoặc chí ít cũng là toàn bộ những thứ mà bà vợ goá của ông ta được thừa hưởng". Anh ta chuyển cho Armstrong một phong bì dầy.
"Còn cái này? Cũng là tư trang chăng?"
"Không. Đó là 40.000 mác Lauber trả cho cổ phần gốc của Schultz. Anh thấy đấy, khi nào dính đến người Anh tôi đều phải làm theo đúng quy định. Chơi đi, chơi nữa đi, chơi cho hết trận.” Tulpanov nói, rồi dừng lại. "Tôi tin anh đã có trong tay tài liệu cần có".
Armstrong gật đầu, đặt chiếc phong bì dầy vào trong chiếc túi Gladstone của anh. Anh lại nhìn qua cửa sổ, quan sát cảnh thôn quê bên ngoài, kinh sợ trước việc người ta chưa tiến hành xây dựng lại gì từ khi chiến tranh kết thúc đến giờ. Anh tập trung suy nghĩ xem nên tiếp xúc với bà Lauber như thế nào, nên không nói gì thêm cho tới khi họ đến ngoại ô thành phố Dresden.
"Người lái xe biết chỗ không?" Armstrong hỏi trong khi họ chạy quá tốc độ quy định 40 kilômét một giờ.
"Ô, biết chứ. Anh đâu phải người đầu tiên mà anh ta chở đến thăm bà già này. Anh ta có kiến thức mà".
Armstrong lại tỏ ra không hiểu.
"Khi nào về sống ở London, người ta sẽ giải thích cho anh điều đó, Lubji ạ".
Mấy phút sau, xe dừng trước ngôi nhà nhiều tầng bằng bê tông xám xịt ở giữa một khuôn viên trông giống như vừa mới bị dội bom hôm qua.
"Phòng 63", Tulpanov bảo. "Tôi e không có thang máy, vì vậy anh phải chịu khó mà leo, Lubji thân mến ạ.”
Armstrong ra khỏi xe, tay cầm cặp, tay xách chiếc va li méo mó. Anh đi dọc lối nhỏ đầy cỏ dại tới cổng vào ngôi nhà mười tầng xây trước chiến tranh. Anh leo lên cầu thang xi măng, mừng thầm là bà Lauber không sống ở tầng trên cùng. Lên đến tầng sáu, anh rẽ theo một lối đi nhỏ chồi ra ngoài, cho tới khi thấy con số 63 bằng sơn đỏ ở bức tường sát lối đi.
Anh dùng chiếc gậy nhỏ gõ lên kính, và một lát sau cửa mở. Bà ta chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một sĩ quan Anh đứng ngay trước cửa phòng mình. Bà dẫn anh theo một hành lang nhỏ tối om tới một căn phòng nhỏ lạnh lẽo trông sang một khối nhà cũng mười tầng khác. Armstrong ngồi xuống chiếc ghế đối diện bà cạnh một lò sưởi điện hai thanh, trong đó chỉ một thanh còn đỏ.
Anh rùng mình khi nhìn bà ta co rúm người trên ghế, phủ tấm khăn sợi thô lên vai.
"Tôi tới thăm chồng bà ở xứ Gan trước khi ông mất", anh vào chuyện. "Ông nhờ tôi chuyển tới bà cái này". Anh đưa bà chiếc va li méo mó.
Bà Lauber khen tiếng Đức của anh, rồi mở va li. Armstrong ngồi nhìn bà lôi ra một khung có ảnh vợ chồng bà trong ngày cưới, tiếp đó là ảnh một thanh niên mà anh nghĩ là con trai họ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của bà, anh có cảm giác chắc đứa con cũng đã chết trong chiến tranh. Sau đó là một vài vật khác, trong đó có một cuốn thơ của Rainer Maria Rilke và một bộ cờ vua bằng gỗ đã cũ.
Cuối cùng bà lấy ra ba tấm huân chương của chồng, ngước nhìn và hỏi với vẻ đầy hy vọng. "Ông ấy có nhắn gì tôi không?".
"Ông chỉ nói rất thương bà, và nhắn bà tặng Arno bộ cờ vua".
"Arno Schultz ấy à? Tôi không nghĩ là ông ta còn sống". Bà ngừng lại. "Anh biết không, ông già đáng thương đó là người Do thái. Chúng tôi bặt tin ông ta trong chiến tranh".
"Vậy thì tôi sẽ coi mình có trách nhiệm phải tìm xem ông ta còn sống hay không", Armstrong nói. Anh cúi người, cầm tay bà.
"Anh thật chu đáo", bà ta nói, những ngón tay xương xẩu nắm chặt tay anh. Một lúc lâu sau, bà mới buông tay. Sau đó bà nhặt bộ cờ vua đưa cho anh. "Tôi thật lòng hy vọng ông ấy còn sống", bà bảo. "Arno là một người tốt như thế cơ mà".
Armstrong gật đầu.
"Chồng tôi còn nhắn gì nữa không?"
"Có. Ông bảo tôi rằng mong muốn cuối cùng của ông là bà sẽ trả lại cổ phần cho Arno".
"Cổ phần nào thế nhỉ?", bà hỏi, lần đầu tiên nghe có vẻ lo lắng. "Họ có nói cổ phần nào khi họ đến thăm tôi đâu".
"Hình như Arno bán cho Herr Lauber một số cổ phần trong một công ty xuất bản, không lâu sau khi Hitler lên cầm quyền, và chồng bà có hứa khi chiến tranh kết thúc sẽ hoàn lại cho ông ta".
"A, tất nhiên tôi sẽ rất vui lòng làm việc đó", bà ta nói, lại run rẩy vì lạnh. "Nhưng đáng buồn là tôi chẳng giữ cổ phần nào cả. Có lẽ Klaus để lại di chúc..."
"Rất tiếc là không, thưa bà Lauber. Hoặc giả là có, nhưng chúng tôi không tìm thấy".
"Klaus không thế đâu. Ông ấy bao giờ cũng rất tỉ mỉ. Có lẽ nó thất lạc đâu đó trong khu người Nga cũng nên. Anh biết không? Không thể tin người Nga được đâu", bà thầm thì.
Armstrong gật đầu tán thành. "Cái đó cũng không sao", anh nói, lại cầm tay bà. "Tôi có trong tay một tài liệu uỷ quyền cho tôi, nếu Arno Shultz còn sống và được chúng tôi tìm thấy, ông ta sẽ được nhận lại số cổ phần của mình".
Bà Lauber mỉm cười. "Cám ơn anh", bà nói. "Tôi rất mừng khi biết vấn đề này được giao vào tay một sĩ quan Anh".
Armstrong mở cặp, lấy ra bản hợp đồng. Lật trang cuối cùng, anh chỉ cho bà hai chỗ đánh dấu bút chì, rồi đưa bút cho bà. Bà đặt bút ký ngoằn ngoèo giữa hai ô đánh dấu mà chẳng cần đọc xem hợp đồng nói gì. Khi mực đã ráo, Armstrong cho tài liệu đó vào cặp và đóng chặt lại. Anh mỉm cười nhìn bà Lauber.
"Tôi phải trở lại Berlin bây giờ", anh nói và đứng dậy. "Tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm bằng được Arno Schultz, nếu ông ta còn sống".
"Cám ơn anh", bà Lauber nói, từ từ đứng dậy tiễn anh ra cửa. "Tạm biệt", bà nói khi anh bước ra ngoài. "Anh thật tử tế, vì tôi mà đi cả một quãng đuờng xa như thế". Bà mỉm cười yếu ớt.
"Thế nào?" Tulpanov hỏi khi Armstrong ngồi vào ghế.
"Bà ta đã ký thoả thuận".
"Tôi nghĩ bà ta sẽ làm điều đó", Tulpanov nói. Chiếc xe xoay một vòng và bắt đầu chặng đường trở lại Berlin.
"Vậy tới đây thì thế nào?, Armstrong hỏi.
"Bây giờ thì anh đã tung đồng tiền lên rồi", viên thiếu tá KGB nói. "Anh đã thắng và quyết định cầm chầy giữ khung gỗ. Nhưng tôi phải nói, cái mà anh vừa làm với bà Lauber khó có thể gọi là crickét".
Armstrong nhìn anh ta với vẻ ngỡ ngàng.
"Tôi cứ nghĩ anh sẽ đưa cho bà ta 40.000 Mác", Tulpanov nói. "Nhưng rõ ràng anh chỉ đưa cho Arno.... bộ cờ vua cũ".
Sáng hôm sau, đại uý Richard Armstrong đăng ký quyền sở hữu tờ Der Telegraf với Ủy ban Quân quản của Anh. Tuy một sĩ quan nhướng mày và một sĩ quan khác bắt anh phải đợi hơn một tiếng, nhưng cuối cùng người thư ký trực cũng đóng dấu tài liệu công nhận thoả thuận và xác nhận đại uý Armstrong hiện là chủ sở hữu duy nhất của tờ báo.
Charlotte cố giấu tình cảm thực của mình khi được nghe kể về việc làm ngoạn mục của chồng. Nàng chỉ biết nó cũng có nghĩa là việc họ trở về Anh sẽ lại bị trì hoãn. Nhưng nàng lấy làm mừng khi Dick đồng ý để vợ trở lại Lyon ở với cha mẹ khi sinh đứa con đầu lòng, vì nàng dứt khoát đòi bất cứ đứa con nào của nàng chào đời cũng phải là công dân Pháp.
Arno Schultz ngạc nhiên trước việc Armstrong bỗng xăng xái với tờ Der Telegraf. Anh bắt đầu đóng góp vào buổi giao ban hàng sáng, thậm chí còn ngồi trên xe phân phát báo chạy quanh thành phố lúc nửa đêm. Arno cho rằng sự hăng hái mới có này của ông chủ mình trực tiếp liên quan đến việc Charlotte trở về Lyon.
Trong vòng vài tuần sau đó, lần đầu tiên tờ báo bán vượt 300.000 số một ngày và Arno công nhận người học trò ngày nào nay đã thành bậc thầy lão luyện.
Một tháng sau, đại uý Armstrong nghỉ phép mười ngày để có thể về Lyon chờ đón đứa con đầu lòng. Anh vô cùng sung sướng khi Charlotte trao cho anh một cậu con trai được đặt tên thánh là David. Ngồi trên giường ôm con, anh hứa với Charlotte rằng không lâu nữa họ sẽ trở về Anh và sẽ bắt đầu một cuộc sống mới.
Một tuần sau đó, anh trở lại Berlin, quyết định nói với đại tá Oakshott rằng đã tới lúc anh từ chức và trở về Anh. Hẳn là anh đã làm như thế nếu Arno Schultz không tổ chức tiệc mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông ta.
Tác giả :
Jeffrey Archer