Quy Khê Thập Nhị Lý - Ngõ Nam Kha
Chương 2
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tên làm thuê tiệm bán quan tài góc ngõ thương chàng thiếu tay phải, lại thấy chàng quy củ phép tắc, hiền lành, lương thiện, cần kiệm, chịu khó nên giúp chàng chép đơn hàng lại chỉnh tề ngay ngắn. Trần Yên cảm kích vô cùng.
Nghề thợ mộc không những cần gỗ, còn phải có rìu, đục, bào, cưa, dùi, giũa, búa, dao, thước đo góc, họa quy[2] ,dây mực. Sau khi sắm đủ các thứ, thiết yếu tay nghề phải tốt. Chàng chọn gỗ trong xưởng xong, cân nhắc mình đã lâu không dùng dây mực rồi, e rằng sẽ không quen tay. Trước tiên cứ làm một số đồ gia dụng trong nhà cần dùng coi như luyện tay, đến khi khá hơn sẽ bày lên quầy hàng.
Cây hòe già trong vườn đã chết khô, không có lá tỏa bóng râm. Ánh nắng đầu hạ chiếu trên đầu mang tới cái nóng rát da rát thịt. Chàng ngồi sát bên tường cũng không tránh được hết, may mà đá trên tường mát mẻ giúp giảm bớt cơn bức bối trong người. Tay bất tiện, chàng đành vịn vào một tảng đá nặng và vài cọc gỗ giúp kéo dây mực, đem tấm gỗ đã đo xong ép xuống dao bào, mài từng chút một. Dăm bào tươi non tỏa hương thơm trong lành của vụn gỗ, đùn lại bên chân, từng vòng từng vòng trông rất khả ái.
Những khi chàng đang làm việc, bức tường viện nhà bên thường vang lên tiếng người kêu gào thảm thiết, có kẻ khóc, có kẻ la hét, có kẻ dằn dỗi, có kẻ om sòm, nhưng tựu chung tất cả đều bị tiếng quát “Sợ đau thì cút” bịt chặt miệng, tức thì chỉ còn lại bầu không gian tĩnh mịch lặng im.
Có đôi khi chàng thậm chí bật cười khe khẽ.
Không phải chàng đã quên cơn quẫn bách khôi hài hồi đầu. Nhưng quẫn bách trở thành thấu hiểu, khi quen rồi, không nghe thấy lại cảm thấy thiếu vắng.
Chàng mỉm cười, dăm bào nâu nhạt dần tích đầy bên bàn.
Khi một nhành thường xuân[3] không biết từ nơi nào đến leo cao chừng nửa bức tường sau lưng, những món đồ gỗ cũng đã sẵn sàng để mang về chút ít tiền từ những người đồng hương. Cuối cùng Trần Yên đã khá yên tâm. May mà chàng vẫn nhớ, ngày trước cha giỏi nhất điêu khắc Đồ Nam, người Duật Kinh vô cùng yêu thích hoa văn tinh xảo của đất phương Nam, có chút gì đó khắc lên những món nữ trang nho nhỏ là điều mỗi thiếu nữ Kinh Đô đều mong muốn.
Dân kinh thành kị người tàn tật. Mới đầu, những người đồng hương rất ghét chàng, không kẻ ai đồng ý thân cận, chàng đành tự thân mang đồ đến tận cửa thăm hỏi.
Vài hộ gia đình xung quanh gặp chàng vài lần rồi cũng dần quen thuộc. Thỉnh thoảng lúc rỗi rãi họ sẽ chuyện trò dăm ba câu. Trần Yên mới chuyển đến, biết chàng còn lạ nước lạ cái nên họ thích đem phóng đại chuyện về vị Tạ đại phụ của Hồi Xuân thảo đường nọ, cứ như sợ chàng không biết sẽ rước họa vào thân vậy.
Trần Yên nghe ra mới biết đại phu kia họ Tạ, tên Hoàn Hồi, gã cũng không phải dân gốc kinh thành. Năm đó một vị thầy già đầu tóc bạc phơ mang theo hai học trò từ Đan Châu chuyển đến Duật Kinh mở một y quán ở ngõ Nam Kha, Quy Khê Thập Nhị Lý. Y thuật của ông cao thâm, vừa xuất hiện đã nức tiếng gần xa, biết bao dân thường hay dòng dõi đều ngưỡng mộ tiếng tăm mà đến, xuất tiền cầu y.
Danh sư xuất cao đồ. Lão nhân gia qua đời, học trò lớn được tuyển vào cung làm trong Thái Thường y quán, học trò còn lại không muốn làm quan nên ở lại thảo đường làm lang trung dân dã, duy trì cửa hiệu của sư phụ. Tạ Hoàn Hồi được sư gia chân truyền, khám bệnh bốc thuốc đều một tay hắn làm hết. Nhưng mồm miệng hắn còn lợi hại hơn cả y thuật. Hắn tính tình quái đản, dễ nóng nảy, nhiều người đến chữa bệnh lần đầu đều bị hắn mắng đến phát hãi, sợ không dám lại gần. Dần dà, trước lạ sau quen, mọi người đều hiểu, hắn độc mồm độc miệng là thế nhưng tay nghề cẩn thận kĩ càng, dù hay mắng mỏ nhưng thực ra ruột để ngoài tai, chứ cũng không để bụng. Lâu dần, mọi người không còn kinh ngạc khi nghe thấy những tiếng kêu la thảm thiết như “Giết người rồi” hay “Cứu mạng” nữa mà chỉ nhắm mắt làm ngơ.
Nhớ lại, Trần Yên bị Tạ đại phu chế nhạo hai lần nên chung quy có ý tránh gã. Nếu tình cờ đụng phải trước cửa chàng chỉ khách khí chào hỏi rồi thôi, hai người không có thâm giao. Cố gắng đừng chạm mặt là tốt nhất.
Nhưng hai chứ “Cố gắng” này, vào một đêm tối trăng nghiêng bóng ngả, đã bị phá vỡ.
Đêm đó chàng nằm mộng. Trong mộng bóng dáng chàng dập dờn hệt như một bóng ma đen kịt, một cơn lốc xoáy gió gào bất chợt cuốn chàng trở về mặt biển Hàm Châu.
Mưa to gió giật, sóng trào dữ dội trên biển lớn tối đen. Thuyền bên phía Dật Sơ phái đến tập kích, vây kín ba mặt Đông – Nam – Bắc cảng Canh Vân. Số thuyền lên tới hàng trăm, đông như kiến cỏ. Bàn tay nào đó đẩy chàng lên một con thuyền, lưỡng quân giáp mặt chiến loạn, gươm tuốt người chết, vô số bọt sóng trào lên đánh loang vũng máu đỏ hỏn, bốc lên thứ mùi tanh nồng hoen gỉ.
Nước biển buốt mà mặn.
Máu tươi lạnh mà tanh.
Các huynh đệ kề vai sát cánh chớp ẩn chớp hiện trong màn đêm tối tăm, đôi mắt chàng quay mòng mòng. Vài cơ thể tròng trành nghiêng ngả như cỏ chè vè. Mới đầu hiện lên một tia trắng thê lương, không phải ánh đèn mà như đao quang sáng lóe, cỏ cây dập nát, từng hàng từng hàng người đổ rạp, ngả sang hai bên. Đầu lìa khỏi cổ.
Sóng lớn vồ tới, xua ánh sáng bạc ra xa vạn trượng, thân thể người hiệu úy[4]từng đi U Đô cứ điểm Hàm Châu xin cứu viện nặng nề ngã xuống ngay trước mặt chàng.
Trong ánh trắng bạc sắc lẹm, hiệu úy nọ ngã trên sàn tàu, máu tràn lan, giãy giụa đến bên chân chàng, hai mắt đỏ quạch, giơ tay gào khóc: Vương… Vương để lão tặc[5] nắm binh U Đô. Hắn không tới, hắn không tới!
Chàng gào lên vô thanh, điên loạn xông về phía địch, muốn rút kiếm đoạt mạng chúng, nhưng tung người lên, lại không thấy tay chạm đến địch, càng không thể tuốt gươm khỏi vỏ. Chàng kinh hãi nhìn cánh tay phải…. trống rỗng. Giây phút đó, trái tim như bị sét đánh.
Tên địch nọ càng cưỡi dữ tợn, gã giơ tay lên, trong tay gã là một cánh tay nhoe nhoét máu: Cụt rồi, làm sao giết nổi ta….
Chàng sững người, chỗ đứt bỗng phun ra một dòng máu đỏ sẫm. Máu thịt tung tóe.
“A…!” Bừng tỉnh khỏi giấc mộng tanh mùi máu, trời đêm tối tăm, lậu hồ [6]nhỏ từng giọt tóc tách, tiếng nước chảy hệt như tiếng khua mõ khua chiêng, tựa như vong hồn kêu khóc, ai oán không thôi.
Trần Yên nuốt khan, lồng ngực dưới áo phủ kín một tầng mồ hôi, sau lưng cũng ướt đẫm. Vết thương trên cánh tay phải phát cơn đau dai dẳng. Giờ đã là nửa đêm tàn canh, bóng tối mịt mờ qua ô cửa sổ dội đến một cơn gió lạnh, chỗ đau như bị đao phiến lăng trì, dù chàng đã nắm chặt hết sức vẫn trằn trọc không yên. Vất vả chờ đến khi chân trời ló rạng một vệt trắng bạc, sắc mặt chàng càng lúc càng xám xịt, rời giường, chàng cau mày, dùng hết sức mặc áo quần, đi ra ngoài.
Bệnh cũ vẫn không thể hết.
Chàng cuối cùng cũng thấy khá may mắn vì mình ở bên cạnh y quán.
Lúc này ngõ Nam Kha vắng tanh vắng ngắt. Nhưng chàng ngạc nhiên nhận ra, Hồi Xuân thảo đường đã mở cửa, có điều trước cửa trống không, chỉ loáng thoáng nghe thấy tiếng sàng lá thuốc khô ở trong đình viện. Chàng tiếp tục nhìn quanh bốn phía, trong phòng bày trí mộc mạc, tường trắng ghế đen, có một chiếc bình gốm tím đen đang reo trên bếp lò ngoài hành lang, tỏa ra thứ mùi hương nhức mũi.
Trần Yên chần chừ chốc lát, rốt cuộc không dám bước qua bậc cửa đó. Chàng chỉ khẽ khàng đập mấy cái lên vòng sắt trên cửa.
“Mới sáng sớm đã không để người ta yên!” Quả nhiên, một giọng nói mang ngữ điệu quen thuộc vang lên. Giọng nói đã từng bao lần vang vọng qua phía bên kia của bức tường ngói xanh ấy đến lần này mới thật sự là để mắng mình. Trần Yên chợt nổi lên một niềm vui thích không rõ tên khiến chàng không kìm được mà nhoẻn miệng cười.
Ai ngờ lúc chàng đang cười, người nọ bỗng vung vạt áo bước ra ngoài cửa, phút chốc hai người đã chạm mặt. Trần Yên bất giác chết trân, khuôn mặt tươi cười giống như trái cà dưới sương, xìu xuống. Chàng vội thu lại vẻ mặt khiếm nhã đó, mày kiếm cụp lại, đứng yên tại chỗ.
Tạ Hoàn Hồi thấy người đến là chàng thì khá bất ngờ, nhớ tới trang giấy vẽ đầy chữ xiêu vẹo lần trước, hắn liền khẽ cười giễu một tiếng, phủi phủi hai tay còn dính vụn thuốc: “Ra là khách quý! Sư phụ làm mộc không cầm nổi tờ giấy”.
Trần Yên không đáp, chàng vô thức nghiêng khuôn mặt đã nóng bừng.
Nhưng trong nắng sớm, khuôn mặt chàng lại trắng bệch, còn nền nước sơn cửa gỗ khiến mặt chàng càng thêm hốc hác võ vàng. Đây nào phải do ánh nắng chiếu xuống mà thành. Tạ Hoàn Hồi khẽ híp mắt chau mày: “… Sao cứ như vừa gặp quỷ vậy, mặt mũi xấu đến thế này”.
Trần Yên buồn bã mỉm cười, chàng khẽ lắc đầu, nhỏ giọng nói: “Đại phu, nhà ngài hẳn là có thuốc cao giảm đau, có thể bán cho ta một miếng không?”
“Đương nhiên ta có, hơn nữa còn có không chỉ một miếng”. Tạ Hoàn Hồi nghiêng mắt liếc nhìn tủ thuốc chứa cả trăm tráp sau lưng, cười lạnh nói: “Nhưng thuốc sao có thể dùng lung tung… Trước nói ta nghe ngươi đau chỗ nào”.
Cơ thể chàng đã dần lạnh lẽo đến tâm mạch. Chàng lưỡng lự rồi khẽ nhấp môi: “… Tay. Cánh tay đau”.
Đoán chừng chàng làm mộc nhiều đã ảnh hưởng đến bắp thịt. Tạ Hoàn Hồi cau mi nhướn mày, hai ba bước đến gần phía Trần Yên, giơ tay lần tới: “Chỗ đau đâu giơ ta xem!”
Vị Tạ đại phụ này mặc dù không khinh người nhưng hắn xinh đẹp sạch sẽ là thế, chắc hẳn sẽ ghét bỏ thương tật ô uế. Trần Yên nảy ra suy nghĩ đó liền không dám cho hắn nhìn vết đứt, trong nỗi hoang mang nhất thời, chàng vô thức tránh cánh tay đang vươn tới của Tạ Hoàn Hồi, gần như lùi ra khỏi cửa. Bị hắn nổi giận quặm nhìn, chàng vội cười bồi lỗi: “Không cần không cần, chỉ là một vết thương nhỏ, sao dám làm phiền đại phu, đại phu cứ tùy tiện bán cho ta miếng cao bình thường nhất là được”.
“Tùy tiện? Ngươi nói đùa sao! Bốc thuốc quan trọng nhất hai chữ ‘đúng bệnh’, đúng bệnh rồi mới dùng thuốc trừ bệnh, nói tay đau thì đơn giản nhưng tỉ mỉ ra, đau cũng có thể chia làm mười mấy kiểu. Người cho rằng qua loa tắc trách là phong cách của Tạ Hoàn Hồi ta? ”. Chàng bất quá mới nói một câu đã bị Tạ Hoàn Hồi ấn lại ba bốn lẽ, nhưng lời nói cuối cùng mới thật sự làm Trần Yên hoảng sợ. “Hai lượng bạc một miếng cao dán, sao có thể tùy tiện sử dụng?”
“Hai lượng bạc một miếng?”. Trần Yên thất thanh hỏi lại. Tốn mất sáu, bảy ngày tiền thuê nhà của chàng.
Tạ Hoàn Hồi thấy chàng sợ thì chau mày gườm chàng, hắn hờ hững nhấn nhá từng câu từng chữ: “Sao nào, thuốc dán của ta mặc dù giá cao nhưng khả năng chữa trị lại tốt, đáng mức giá này. Ta cũng chẳng kiếm chác ngươi cái gì. Trong phố kia có gã lang trung giang hồ, bán thứ thuốc cao bát nháo gì đó, sao có thể so sánh với chỗ này của ta. Cái ngữ ấy ta đã xem qua rồi, gã cắt xén nguyên liệu, bào chế cẩu thả, khá lắm chỉ giảm đau tạm thời nhưng không thể trừ hẳn. Dù giá tiền chỉ có có trăm văn nhưng người bệnh ít nhất cũng phải mua vài chục miếng mới mong khỏi. Như vậy tính ra cũng không ngoài hai lượng bạc đâu”.
Trần Yên ngơ ngác nghe hắn nói. Dù chàng hiểu hết ý tứ của hắn nhưng tình trạng túng quẫn hiện giờ thật khó cho chàng.
Chàng không phải là người giỏi buôn bán, một cái mặt tiền cửa hiệu đồ gỗ kia cũng không hề có tiếng, nhỏ bé vô cùng. Tiệm mới mở không kiếm được là bao. Cả tháng vừa rồi, trừ tiền hàng, không tính tiền chi tiêu hàng ngày chàng cũng chỉ bòn góp được tròn năm lượng.
Trần Yên trầm mặc không nói, tay trái đặt trên cánh tay phải ủ rũ rơi xuống.
Tay chàng đến một phân tiền cũng không đáng, huống hồ là hai lượng bạc.
“Đa tạ đại phu cho hay, chuyện thuốc thang vẫn thôi để ta nghĩ đã…”. Chàng gắng gượng chịu đựng cơn đau từ vết thương, khẽ mỉm cười với Tạ Hoàn Hồi. Nỗi lòng chàng có chút xấu hổ đành cúi đầu nhìn mũi giày, cúi chào đại phu xong thì quay người rời đi.
Tạ Hoàn Hồi trước nay tinh mắt, thấy tóc tai chàng thấm đầy mồ hôi, đã đau đến mức này còn đòi suy nghĩ. Tính tình thẳng thắn của hắn khiến hắn khẽ “hừ” một tiếng, nhưng Trần Yên vẫn không dừng bước. Thấy chàng đã đến bậc thềm, Tạ Hoàn Hồi bỗng giận dỗi, hắn nhớ tay Trần Yên chạm vào cánh tay phải, chắc rằng vết thương nằm ở đó, hắn liền cất bước đuổi theo đến đại môn y quán, giơ tay lên tóm lấy tay phải Trần Yên!
Vươn tay tóm tay Trần Yên, lại chỉ bắt được ống tay áo.
Lúc tóm lấy, năm ngón tay cư nhiên chạm vào một khoảng trống rỗng, lòng hắn như bị gió lạnh thổi vào. Vải bố mỏng ráp chớp mắt bị nắm lấy, năm ngón khép chặt, chỉ thấy tay áo khẽ bay.
Bụng dạ Tạ Hoàn Hồi như quặn lại, hắn sững sờ.
Trần Yên sợ hãi lúng túng quay đầu. Tạ Hoàn Hồi mở to mắt nhìn chằm chằm ống tay áo trống rỗng trong tay, hắn run lên, chợt ngước lên nhìn chàng. Trần Yên tức thì nhìn rõ ràng vẻ kinh ngạc hiện trên mặt hắn. Đáy lòng chàng nặng nề hơn, lồng ngực buồn đau. Ai muốn đến gần một kẻ tàn tật xúi quẩy. Sắc mặt chàng khẽ trắng bệch, chàng cử động đầu vai, tay áo lại hoàn toàn bất động. Trong lúc chần chờ, Trần Yên rụt rẻ nhấc tay trái vân vê khúc áo bị Tạ Hoàn Hồi chặn lại, hồi lâu mới thử kéo về một góc, thấy đối phương như đang thần người, chàng mới chậm chạp chạm vào những ngón tay lạnh lẽo ấy, cẩn thận tách ra, kéo lại ống tay áo mình từ trong tay hắn.
Bàn tay Tạ Hoàn Hồi vẫn cứng đơ giữa không trung. Trần Yên không thể thốt nên lời, chàng đành cúi chào hoàn lễ với hắn thật sâu rồi lúng túng che đi chỗ cánh tay cụt, lẳng lặng trở về nhà, cũng không dám nhìn lại người vẫn đang đứng ở chỗ đó, chàng buồn bã đóng cửa.
Chú thích:
[2] Các vật dụng thường dùng trong nghề mộc thời cổ đại
Bào
Rìu
Cưa lớn
Dây mực
Dũa
Dùi
Một loại dụng cụ phác họa
Đẽo
Thước đo góc
Cưa nhỏ hình phạt
Cưa khắc
Cưa thép hình cung
[3] Dây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, (danh pháp khoa học: Hedera helix) là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Chúng có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng để tạo màu xanh và để làm hàng rào. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng. Chăm sóc dễ dàng. Có nghiên cứu cho rằng thường xuân có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị văn phòng tạo ra có thể gây đau đầu và buồn nôn. (Wiki)
Dây thường xuân
[4] Hiệu úy: là một chức quan võ quan trọng trong triều đình Trung Quốc. Hiệu là đơn vị biên chế quân sự, Úy là quân quan. (Baidu)
[5] Lão tặc: Chỉ người lớn tuổi hơn, từ mang nghĩa xấu, dùng để chửi (ND)
[6] Lậu hồ (hay đồng hồ nước): Dụng cụ đo thời gian ngày xưa. (ND)
Đồng hồ nước là tên gọi các loại đồng hồ đo thời gian bằng thời gian chảy của một lượng chất lỏng định trước. Thường đồng hồ nước có hai bộ phận chính là bộ phận chứa nước và bộ phận hứng. Những người đầu tiên trên thế giới sử dụng đồng hồ nước là người Hy Lạp cổ đại. Họ phát minh ra đồng hồ nước để dùng khi mà đồng hồ mặt trời không hoạt động được (do thiếu ánh mặt trời chẳng hạn).
Đồng hồ nước và đồng hồ mặt trời có thể được xem như là những dụng cụ đo thời gian cổ xưa nhất và người ta vẫn chưa khám phá ra thời gian địa điểm phát minh ra nó lần đầu tiên. Đồng hồ nước hình bát là hình thức đơn giản nhất từng được biết đến đã tồn tại ở Babylon và Ai Cập trong khoảng thế kỷ 16 trước Công nguyên. Các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, cũng xuất hiện các bằng chứng của đồng hồ nước thời kỳ đầu, nhưng thời điểm nó xuất hiện lần đầu không chắc chắn. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng đồng hồ nước xuất hiện ở Trung Quốc vào những khoảng năm 4000 trước Công nguyên. (wiki)
Tìm hiểu thêm: Những dụng cụ dùng trong Thiên văn học Trung Hoa
Lậu hồ Trung Hoa cổ đại
Tên làm thuê tiệm bán quan tài góc ngõ thương chàng thiếu tay phải, lại thấy chàng quy củ phép tắc, hiền lành, lương thiện, cần kiệm, chịu khó nên giúp chàng chép đơn hàng lại chỉnh tề ngay ngắn. Trần Yên cảm kích vô cùng.
Nghề thợ mộc không những cần gỗ, còn phải có rìu, đục, bào, cưa, dùi, giũa, búa, dao, thước đo góc, họa quy[2] ,dây mực. Sau khi sắm đủ các thứ, thiết yếu tay nghề phải tốt. Chàng chọn gỗ trong xưởng xong, cân nhắc mình đã lâu không dùng dây mực rồi, e rằng sẽ không quen tay. Trước tiên cứ làm một số đồ gia dụng trong nhà cần dùng coi như luyện tay, đến khi khá hơn sẽ bày lên quầy hàng.
Cây hòe già trong vườn đã chết khô, không có lá tỏa bóng râm. Ánh nắng đầu hạ chiếu trên đầu mang tới cái nóng rát da rát thịt. Chàng ngồi sát bên tường cũng không tránh được hết, may mà đá trên tường mát mẻ giúp giảm bớt cơn bức bối trong người. Tay bất tiện, chàng đành vịn vào một tảng đá nặng và vài cọc gỗ giúp kéo dây mực, đem tấm gỗ đã đo xong ép xuống dao bào, mài từng chút một. Dăm bào tươi non tỏa hương thơm trong lành của vụn gỗ, đùn lại bên chân, từng vòng từng vòng trông rất khả ái.
Những khi chàng đang làm việc, bức tường viện nhà bên thường vang lên tiếng người kêu gào thảm thiết, có kẻ khóc, có kẻ la hét, có kẻ dằn dỗi, có kẻ om sòm, nhưng tựu chung tất cả đều bị tiếng quát “Sợ đau thì cút” bịt chặt miệng, tức thì chỉ còn lại bầu không gian tĩnh mịch lặng im.
Có đôi khi chàng thậm chí bật cười khe khẽ.
Không phải chàng đã quên cơn quẫn bách khôi hài hồi đầu. Nhưng quẫn bách trở thành thấu hiểu, khi quen rồi, không nghe thấy lại cảm thấy thiếu vắng.
Chàng mỉm cười, dăm bào nâu nhạt dần tích đầy bên bàn.
Khi một nhành thường xuân[3] không biết từ nơi nào đến leo cao chừng nửa bức tường sau lưng, những món đồ gỗ cũng đã sẵn sàng để mang về chút ít tiền từ những người đồng hương. Cuối cùng Trần Yên đã khá yên tâm. May mà chàng vẫn nhớ, ngày trước cha giỏi nhất điêu khắc Đồ Nam, người Duật Kinh vô cùng yêu thích hoa văn tinh xảo của đất phương Nam, có chút gì đó khắc lên những món nữ trang nho nhỏ là điều mỗi thiếu nữ Kinh Đô đều mong muốn.
Dân kinh thành kị người tàn tật. Mới đầu, những người đồng hương rất ghét chàng, không kẻ ai đồng ý thân cận, chàng đành tự thân mang đồ đến tận cửa thăm hỏi.
Vài hộ gia đình xung quanh gặp chàng vài lần rồi cũng dần quen thuộc. Thỉnh thoảng lúc rỗi rãi họ sẽ chuyện trò dăm ba câu. Trần Yên mới chuyển đến, biết chàng còn lạ nước lạ cái nên họ thích đem phóng đại chuyện về vị Tạ đại phụ của Hồi Xuân thảo đường nọ, cứ như sợ chàng không biết sẽ rước họa vào thân vậy.
Trần Yên nghe ra mới biết đại phu kia họ Tạ, tên Hoàn Hồi, gã cũng không phải dân gốc kinh thành. Năm đó một vị thầy già đầu tóc bạc phơ mang theo hai học trò từ Đan Châu chuyển đến Duật Kinh mở một y quán ở ngõ Nam Kha, Quy Khê Thập Nhị Lý. Y thuật của ông cao thâm, vừa xuất hiện đã nức tiếng gần xa, biết bao dân thường hay dòng dõi đều ngưỡng mộ tiếng tăm mà đến, xuất tiền cầu y.
Danh sư xuất cao đồ. Lão nhân gia qua đời, học trò lớn được tuyển vào cung làm trong Thái Thường y quán, học trò còn lại không muốn làm quan nên ở lại thảo đường làm lang trung dân dã, duy trì cửa hiệu của sư phụ. Tạ Hoàn Hồi được sư gia chân truyền, khám bệnh bốc thuốc đều một tay hắn làm hết. Nhưng mồm miệng hắn còn lợi hại hơn cả y thuật. Hắn tính tình quái đản, dễ nóng nảy, nhiều người đến chữa bệnh lần đầu đều bị hắn mắng đến phát hãi, sợ không dám lại gần. Dần dà, trước lạ sau quen, mọi người đều hiểu, hắn độc mồm độc miệng là thế nhưng tay nghề cẩn thận kĩ càng, dù hay mắng mỏ nhưng thực ra ruột để ngoài tai, chứ cũng không để bụng. Lâu dần, mọi người không còn kinh ngạc khi nghe thấy những tiếng kêu la thảm thiết như “Giết người rồi” hay “Cứu mạng” nữa mà chỉ nhắm mắt làm ngơ.
Nhớ lại, Trần Yên bị Tạ đại phu chế nhạo hai lần nên chung quy có ý tránh gã. Nếu tình cờ đụng phải trước cửa chàng chỉ khách khí chào hỏi rồi thôi, hai người không có thâm giao. Cố gắng đừng chạm mặt là tốt nhất.
Nhưng hai chứ “Cố gắng” này, vào một đêm tối trăng nghiêng bóng ngả, đã bị phá vỡ.
Đêm đó chàng nằm mộng. Trong mộng bóng dáng chàng dập dờn hệt như một bóng ma đen kịt, một cơn lốc xoáy gió gào bất chợt cuốn chàng trở về mặt biển Hàm Châu.
Mưa to gió giật, sóng trào dữ dội trên biển lớn tối đen. Thuyền bên phía Dật Sơ phái đến tập kích, vây kín ba mặt Đông – Nam – Bắc cảng Canh Vân. Số thuyền lên tới hàng trăm, đông như kiến cỏ. Bàn tay nào đó đẩy chàng lên một con thuyền, lưỡng quân giáp mặt chiến loạn, gươm tuốt người chết, vô số bọt sóng trào lên đánh loang vũng máu đỏ hỏn, bốc lên thứ mùi tanh nồng hoen gỉ.
Nước biển buốt mà mặn.
Máu tươi lạnh mà tanh.
Các huynh đệ kề vai sát cánh chớp ẩn chớp hiện trong màn đêm tối tăm, đôi mắt chàng quay mòng mòng. Vài cơ thể tròng trành nghiêng ngả như cỏ chè vè. Mới đầu hiện lên một tia trắng thê lương, không phải ánh đèn mà như đao quang sáng lóe, cỏ cây dập nát, từng hàng từng hàng người đổ rạp, ngả sang hai bên. Đầu lìa khỏi cổ.
Sóng lớn vồ tới, xua ánh sáng bạc ra xa vạn trượng, thân thể người hiệu úy[4]từng đi U Đô cứ điểm Hàm Châu xin cứu viện nặng nề ngã xuống ngay trước mặt chàng.
Trong ánh trắng bạc sắc lẹm, hiệu úy nọ ngã trên sàn tàu, máu tràn lan, giãy giụa đến bên chân chàng, hai mắt đỏ quạch, giơ tay gào khóc: Vương… Vương để lão tặc[5] nắm binh U Đô. Hắn không tới, hắn không tới!
Chàng gào lên vô thanh, điên loạn xông về phía địch, muốn rút kiếm đoạt mạng chúng, nhưng tung người lên, lại không thấy tay chạm đến địch, càng không thể tuốt gươm khỏi vỏ. Chàng kinh hãi nhìn cánh tay phải…. trống rỗng. Giây phút đó, trái tim như bị sét đánh.
Tên địch nọ càng cưỡi dữ tợn, gã giơ tay lên, trong tay gã là một cánh tay nhoe nhoét máu: Cụt rồi, làm sao giết nổi ta….
Chàng sững người, chỗ đứt bỗng phun ra một dòng máu đỏ sẫm. Máu thịt tung tóe.
“A…!” Bừng tỉnh khỏi giấc mộng tanh mùi máu, trời đêm tối tăm, lậu hồ [6]nhỏ từng giọt tóc tách, tiếng nước chảy hệt như tiếng khua mõ khua chiêng, tựa như vong hồn kêu khóc, ai oán không thôi.
Trần Yên nuốt khan, lồng ngực dưới áo phủ kín một tầng mồ hôi, sau lưng cũng ướt đẫm. Vết thương trên cánh tay phải phát cơn đau dai dẳng. Giờ đã là nửa đêm tàn canh, bóng tối mịt mờ qua ô cửa sổ dội đến một cơn gió lạnh, chỗ đau như bị đao phiến lăng trì, dù chàng đã nắm chặt hết sức vẫn trằn trọc không yên. Vất vả chờ đến khi chân trời ló rạng một vệt trắng bạc, sắc mặt chàng càng lúc càng xám xịt, rời giường, chàng cau mày, dùng hết sức mặc áo quần, đi ra ngoài.
Bệnh cũ vẫn không thể hết.
Chàng cuối cùng cũng thấy khá may mắn vì mình ở bên cạnh y quán.
Lúc này ngõ Nam Kha vắng tanh vắng ngắt. Nhưng chàng ngạc nhiên nhận ra, Hồi Xuân thảo đường đã mở cửa, có điều trước cửa trống không, chỉ loáng thoáng nghe thấy tiếng sàng lá thuốc khô ở trong đình viện. Chàng tiếp tục nhìn quanh bốn phía, trong phòng bày trí mộc mạc, tường trắng ghế đen, có một chiếc bình gốm tím đen đang reo trên bếp lò ngoài hành lang, tỏa ra thứ mùi hương nhức mũi.
Trần Yên chần chừ chốc lát, rốt cuộc không dám bước qua bậc cửa đó. Chàng chỉ khẽ khàng đập mấy cái lên vòng sắt trên cửa.
“Mới sáng sớm đã không để người ta yên!” Quả nhiên, một giọng nói mang ngữ điệu quen thuộc vang lên. Giọng nói đã từng bao lần vang vọng qua phía bên kia của bức tường ngói xanh ấy đến lần này mới thật sự là để mắng mình. Trần Yên chợt nổi lên một niềm vui thích không rõ tên khiến chàng không kìm được mà nhoẻn miệng cười.
Ai ngờ lúc chàng đang cười, người nọ bỗng vung vạt áo bước ra ngoài cửa, phút chốc hai người đã chạm mặt. Trần Yên bất giác chết trân, khuôn mặt tươi cười giống như trái cà dưới sương, xìu xuống. Chàng vội thu lại vẻ mặt khiếm nhã đó, mày kiếm cụp lại, đứng yên tại chỗ.
Tạ Hoàn Hồi thấy người đến là chàng thì khá bất ngờ, nhớ tới trang giấy vẽ đầy chữ xiêu vẹo lần trước, hắn liền khẽ cười giễu một tiếng, phủi phủi hai tay còn dính vụn thuốc: “Ra là khách quý! Sư phụ làm mộc không cầm nổi tờ giấy”.
Trần Yên không đáp, chàng vô thức nghiêng khuôn mặt đã nóng bừng.
Nhưng trong nắng sớm, khuôn mặt chàng lại trắng bệch, còn nền nước sơn cửa gỗ khiến mặt chàng càng thêm hốc hác võ vàng. Đây nào phải do ánh nắng chiếu xuống mà thành. Tạ Hoàn Hồi khẽ híp mắt chau mày: “… Sao cứ như vừa gặp quỷ vậy, mặt mũi xấu đến thế này”.
Trần Yên buồn bã mỉm cười, chàng khẽ lắc đầu, nhỏ giọng nói: “Đại phu, nhà ngài hẳn là có thuốc cao giảm đau, có thể bán cho ta một miếng không?”
“Đương nhiên ta có, hơn nữa còn có không chỉ một miếng”. Tạ Hoàn Hồi nghiêng mắt liếc nhìn tủ thuốc chứa cả trăm tráp sau lưng, cười lạnh nói: “Nhưng thuốc sao có thể dùng lung tung… Trước nói ta nghe ngươi đau chỗ nào”.
Cơ thể chàng đã dần lạnh lẽo đến tâm mạch. Chàng lưỡng lự rồi khẽ nhấp môi: “… Tay. Cánh tay đau”.
Đoán chừng chàng làm mộc nhiều đã ảnh hưởng đến bắp thịt. Tạ Hoàn Hồi cau mi nhướn mày, hai ba bước đến gần phía Trần Yên, giơ tay lần tới: “Chỗ đau đâu giơ ta xem!”
Vị Tạ đại phụ này mặc dù không khinh người nhưng hắn xinh đẹp sạch sẽ là thế, chắc hẳn sẽ ghét bỏ thương tật ô uế. Trần Yên nảy ra suy nghĩ đó liền không dám cho hắn nhìn vết đứt, trong nỗi hoang mang nhất thời, chàng vô thức tránh cánh tay đang vươn tới của Tạ Hoàn Hồi, gần như lùi ra khỏi cửa. Bị hắn nổi giận quặm nhìn, chàng vội cười bồi lỗi: “Không cần không cần, chỉ là một vết thương nhỏ, sao dám làm phiền đại phu, đại phu cứ tùy tiện bán cho ta miếng cao bình thường nhất là được”.
“Tùy tiện? Ngươi nói đùa sao! Bốc thuốc quan trọng nhất hai chữ ‘đúng bệnh’, đúng bệnh rồi mới dùng thuốc trừ bệnh, nói tay đau thì đơn giản nhưng tỉ mỉ ra, đau cũng có thể chia làm mười mấy kiểu. Người cho rằng qua loa tắc trách là phong cách của Tạ Hoàn Hồi ta? ”. Chàng bất quá mới nói một câu đã bị Tạ Hoàn Hồi ấn lại ba bốn lẽ, nhưng lời nói cuối cùng mới thật sự làm Trần Yên hoảng sợ. “Hai lượng bạc một miếng cao dán, sao có thể tùy tiện sử dụng?”
“Hai lượng bạc một miếng?”. Trần Yên thất thanh hỏi lại. Tốn mất sáu, bảy ngày tiền thuê nhà của chàng.
Tạ Hoàn Hồi thấy chàng sợ thì chau mày gườm chàng, hắn hờ hững nhấn nhá từng câu từng chữ: “Sao nào, thuốc dán của ta mặc dù giá cao nhưng khả năng chữa trị lại tốt, đáng mức giá này. Ta cũng chẳng kiếm chác ngươi cái gì. Trong phố kia có gã lang trung giang hồ, bán thứ thuốc cao bát nháo gì đó, sao có thể so sánh với chỗ này của ta. Cái ngữ ấy ta đã xem qua rồi, gã cắt xén nguyên liệu, bào chế cẩu thả, khá lắm chỉ giảm đau tạm thời nhưng không thể trừ hẳn. Dù giá tiền chỉ có có trăm văn nhưng người bệnh ít nhất cũng phải mua vài chục miếng mới mong khỏi. Như vậy tính ra cũng không ngoài hai lượng bạc đâu”.
Trần Yên ngơ ngác nghe hắn nói. Dù chàng hiểu hết ý tứ của hắn nhưng tình trạng túng quẫn hiện giờ thật khó cho chàng.
Chàng không phải là người giỏi buôn bán, một cái mặt tiền cửa hiệu đồ gỗ kia cũng không hề có tiếng, nhỏ bé vô cùng. Tiệm mới mở không kiếm được là bao. Cả tháng vừa rồi, trừ tiền hàng, không tính tiền chi tiêu hàng ngày chàng cũng chỉ bòn góp được tròn năm lượng.
Trần Yên trầm mặc không nói, tay trái đặt trên cánh tay phải ủ rũ rơi xuống.
Tay chàng đến một phân tiền cũng không đáng, huống hồ là hai lượng bạc.
“Đa tạ đại phu cho hay, chuyện thuốc thang vẫn thôi để ta nghĩ đã…”. Chàng gắng gượng chịu đựng cơn đau từ vết thương, khẽ mỉm cười với Tạ Hoàn Hồi. Nỗi lòng chàng có chút xấu hổ đành cúi đầu nhìn mũi giày, cúi chào đại phu xong thì quay người rời đi.
Tạ Hoàn Hồi trước nay tinh mắt, thấy tóc tai chàng thấm đầy mồ hôi, đã đau đến mức này còn đòi suy nghĩ. Tính tình thẳng thắn của hắn khiến hắn khẽ “hừ” một tiếng, nhưng Trần Yên vẫn không dừng bước. Thấy chàng đã đến bậc thềm, Tạ Hoàn Hồi bỗng giận dỗi, hắn nhớ tay Trần Yên chạm vào cánh tay phải, chắc rằng vết thương nằm ở đó, hắn liền cất bước đuổi theo đến đại môn y quán, giơ tay lên tóm lấy tay phải Trần Yên!
Vươn tay tóm tay Trần Yên, lại chỉ bắt được ống tay áo.
Lúc tóm lấy, năm ngón tay cư nhiên chạm vào một khoảng trống rỗng, lòng hắn như bị gió lạnh thổi vào. Vải bố mỏng ráp chớp mắt bị nắm lấy, năm ngón khép chặt, chỉ thấy tay áo khẽ bay.
Bụng dạ Tạ Hoàn Hồi như quặn lại, hắn sững sờ.
Trần Yên sợ hãi lúng túng quay đầu. Tạ Hoàn Hồi mở to mắt nhìn chằm chằm ống tay áo trống rỗng trong tay, hắn run lên, chợt ngước lên nhìn chàng. Trần Yên tức thì nhìn rõ ràng vẻ kinh ngạc hiện trên mặt hắn. Đáy lòng chàng nặng nề hơn, lồng ngực buồn đau. Ai muốn đến gần một kẻ tàn tật xúi quẩy. Sắc mặt chàng khẽ trắng bệch, chàng cử động đầu vai, tay áo lại hoàn toàn bất động. Trong lúc chần chờ, Trần Yên rụt rẻ nhấc tay trái vân vê khúc áo bị Tạ Hoàn Hồi chặn lại, hồi lâu mới thử kéo về một góc, thấy đối phương như đang thần người, chàng mới chậm chạp chạm vào những ngón tay lạnh lẽo ấy, cẩn thận tách ra, kéo lại ống tay áo mình từ trong tay hắn.
Bàn tay Tạ Hoàn Hồi vẫn cứng đơ giữa không trung. Trần Yên không thể thốt nên lời, chàng đành cúi chào hoàn lễ với hắn thật sâu rồi lúng túng che đi chỗ cánh tay cụt, lẳng lặng trở về nhà, cũng không dám nhìn lại người vẫn đang đứng ở chỗ đó, chàng buồn bã đóng cửa.
Chú thích:
[2] Các vật dụng thường dùng trong nghề mộc thời cổ đại
Bào
Rìu
Cưa lớn
Dây mực
Dũa
Dùi
Một loại dụng cụ phác họa
Đẽo
Thước đo góc
Cưa nhỏ hình phạt
Cưa khắc
Cưa thép hình cung
[3] Dây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, (danh pháp khoa học: Hedera helix) là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Chúng có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng để tạo màu xanh và để làm hàng rào. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng. Chăm sóc dễ dàng. Có nghiên cứu cho rằng thường xuân có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị văn phòng tạo ra có thể gây đau đầu và buồn nôn. (Wiki)
Dây thường xuân
[4] Hiệu úy: là một chức quan võ quan trọng trong triều đình Trung Quốc. Hiệu là đơn vị biên chế quân sự, Úy là quân quan. (Baidu)
[5] Lão tặc: Chỉ người lớn tuổi hơn, từ mang nghĩa xấu, dùng để chửi (ND)
[6] Lậu hồ (hay đồng hồ nước): Dụng cụ đo thời gian ngày xưa. (ND)
Đồng hồ nước là tên gọi các loại đồng hồ đo thời gian bằng thời gian chảy của một lượng chất lỏng định trước. Thường đồng hồ nước có hai bộ phận chính là bộ phận chứa nước và bộ phận hứng. Những người đầu tiên trên thế giới sử dụng đồng hồ nước là người Hy Lạp cổ đại. Họ phát minh ra đồng hồ nước để dùng khi mà đồng hồ mặt trời không hoạt động được (do thiếu ánh mặt trời chẳng hạn).
Đồng hồ nước và đồng hồ mặt trời có thể được xem như là những dụng cụ đo thời gian cổ xưa nhất và người ta vẫn chưa khám phá ra thời gian địa điểm phát minh ra nó lần đầu tiên. Đồng hồ nước hình bát là hình thức đơn giản nhất từng được biết đến đã tồn tại ở Babylon và Ai Cập trong khoảng thế kỷ 16 trước Công nguyên. Các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, cũng xuất hiện các bằng chứng của đồng hồ nước thời kỳ đầu, nhưng thời điểm nó xuất hiện lần đầu không chắc chắn. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng đồng hồ nước xuất hiện ở Trung Quốc vào những khoảng năm 4000 trước Công nguyên. (wiki)
Tìm hiểu thêm: Những dụng cụ dùng trong Thiên văn học Trung Hoa
Lậu hồ Trung Hoa cổ đại
Tác giả :
Diệm Cử