Quân Vương Ngự Nữ
Chương 195: Ấn Tượng
"Mười bốn tuổi bắt đầu xông pha trận mạc, trải qua hơn sáu năm chinh chiến, tổng cộng đã lãnh binh tham gia hai mươi mốt trận lớn nhỏ, chưa từng thất bại, được đích thân Đại đế Bạt Đài ban cho Kim Đao, phong tước Quận vương..."
Thời điểm xem qua những dòng tin tức ấy, Trần Tĩnh Kỳ không thể không thầm nể phục. Trong xã hội còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ này, một cô gái lại có thể lập được nhiều chiến công hiển hách như thế, đạt được danh vọng to lớn như thế, dùng hai từ "kì tích" thiết nghĩ cũng chẳng ngoa.
Đối với quận chúa Đông Kha, hắn sớm đã thấy hiếu kì, mong được gặp mặt. Trong lòng mình, hắn thực muốn cùng nàng luận bàn một chút, xem xem tài trí của nàng cao xa tới đâu.
...
- Thuyền trước mặt có phải là đoàn sứ thần của Đại Liêu quốc?
Thái tử Lý Long Tích tiến ra trước mũi thuyền, dõng dạc hỏi.
So với lần đầu tiên Trần Tĩnh Kỳ diện kiến, hiện tại hình tượng của Lý Long Tích đã thay đổi nhiều. Ở cái tuổi ngoài ba mươi này, trông hắn chững chạc hơn không ít. Nhất là khi nhìn vào bộ ria mép dày cùng chỏm râu hai tấc phía dưới cằm.
- Không sai.
Trên chiếc thuyền phía đối diện, quận chúa Đông Kha lập tức cao giọng hồi đáp, tự giới thiệu, rồi hỏi:
- Xin cho biết ta đang nói chuyện với ai?
Ngữ khí cho thấy đối phương chẳng chút nào e ngại, thực khiến Lý Long Tích mất vui. Hắn khẽ nhíu mày, đáp gọn:
- Thái tử Đại Hạng.
- Ra là Long Tích Thái tử. Đông Kha lấy làm vinh hạnh.
Sau màn ra mắt, lúc này quận chúa Đông Kha mới nêu nghi vấn:
- Long Tích Thái tử, thuyền của ta hiện còn chưa ra khỏi cương thổ Đại Liêu đã thấy ngài tới đón, lại còn long trọng như vậy... Trong lòng Đông Kha thật là cảm thấy bất an.
Bất an?
Trần Tĩnh Kỳ một chút cũng chẳng thèm tin. Hắn thâm ý ngó nhìn, im lặng nghe tiếp.
Lý Long Tích nói:
- Quận chúa đừng hiểu lầm. Đây chỉ là thành ý của Đại Hạng ta.
Thành ý sao?
Quận chúa Đông Kha mỉm cười, vui vẻ tiếp nhận, cứ thế để cho chiến thuyền Hạng quốc hộ tống đoàn người của mình...
...
Tháng giêng năm đó, đoàn sứ thần Đại Liêu tới kinh đô nước Hạng trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; hai bên bờ, trên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sáng lòa; trên các cánh đồng mà bọn họ đi qua, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt... Trước cảnh phồn vinh, thịnh vượng ấy, đoàn sứ Liêu quốc không thể không âm thầm cảm thán. Quả thật so với Đại Liêu quốc, căn cơ của Hạng quốc vững chắc hơn nhiều. Đây là sự tích lũy, một sớm một chiều khó lòng thành tựu.
"Đại Liêu ta mới kiến quốc chưa lâu, thoạt xem thì hùng mạnh nhưng căn cơ đích xác vẫn là chưa đủ..."
Quận chúa Đông Kha ngầm nhận định, song ngoài mặt vẫn không biểu lộ gì, dưới sự hộ tống của quân binh Đại Hạng tiếp tục tiến sâu vào đất kinh kỳ.
Lúc tới ngã ba sông Mã, bởi do là chỗ nước nông, lòng sông lại hẹp nên những chiến thuyền to lớn không thể nào vượt qua được. Dĩ nhiên đó chẳng phải vấn đề. Thuyền lớn không thể đi nhưng thuyền nhỏ thì có thể, mà Hạng quốc há đâu lại thiếu?
Sớm đã chuẩn bị, ngay khi vừa trông thấy đội ngũ quân binh của Lý Long Tích trở về, một đám thuyền nhỏ đang neo đậu tại mé sông lập tức bơi ra.
- Quận chúa, lòng sông đã hẹp, thuyền lớn không thể đi tiếp, vậy xin mời quận chúa cùng ta dời sang thuyền nhỏ để đi.
Thái tử Lý Long Tích hướng quận chúa Đông Kha nói.
Đông Kha gật đầu, lệnh cho các thuộc hạ của mình mau chóng di dời.
...
Hiện tại, bởi do đã cùng đứng trên một con thuyền nên Lý Long Tích càng dễ dàng quan sát hình dung của quận chúa Đông Kha. Trần Tĩnh Kỳ cũng vậy. Và càng xem, trong lòng hai người bọn họ lại càng cảm khái.
Quận chúa Đông Kha này, nhìn ngang liếc dọc thế nào thì đều thấy chỉ là một thiếu nữ, tuổi còn rất trẻ. Mà tướng mạo của nàng, rõ ràng cũng đâu phải dạng thịt bắp vai u, tứ chi phát triển. Nàng rất "mềm mại", thân thể thon gọn, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn mỹ nhân của người Hạng.
Đây là kẻ đã lãnh binh càn quét khắp đất Liêu Đông, khiến kẻ địch vừa mới nghe tên liền khiếp sợ - đại ưng của người Liêu?
Ngẫm cũng khó tin đấy.
"Nữ nhân này so với ta còn nhỏ hơn mấy tuổi, vậy mà hôm nay đã là bậc đại tướng tiếng tăm vang lừng... Không biết ta còn phải chờ đợi bao lâu nữa đây..."
Trần Tĩnh Kỳ thu hồi ánh mắt, trầm mặc suy tư.
...
Đoàn người đi thêm một lúc nữa thì cũng đã sắp sửa tiến nhập kinh thành. Quận chúa Đông Kha đứng trên thuyền, mắt ngó đông tây, lưu tâm quan sát quang cảnh hai bên bờ.
Chợt, ánh mắt nàng ngưng lại.
Trần Tĩnh Kỳ và Thái tử Lý Long Tích vẫn âm thầm để ý, thấy vậy mới nhìn theo. Thì ra, thu hút sự chú ý của quận chúa Đông Kha là một đôi ngỗng trắng đang bơi lội trên mặt nước.
Lý Long Tích khẽ mỉm cười, đang tính lên tiếng thì...
"Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha."
(Nghĩa là:
"Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngửa mặt hướng chân trời.")
Tiếng ngâm chính là từ miệng quận chúa Đông Kha phát ra.
Thoạt đầu Lý Long Tích đã xem nhẹ, cho rằng quận chúa Đông Kha chỉ là tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng mà đọc lên hai câu thơ như vậy. Nhưng khi thoáng ngó qua Trần Tĩnh Kỳ, thấy nét mặt của hắn biến đổi thì Lý Long Tích liền biết có điều không ổn.
Mà, quả đúng là không ổn thật. Quận chúa Đông Kha vịnh hai con ngỗng đang bơi trên dòng sông, dùng từ "ngưỡng diện" nghĩa là ngửa mặt và "thiên nha" có nghĩa là chân trời, ý muốn chỉ đế quốc Đại Liêu. Như vậy, Đông Kha nàng đã ví vua quan nước Hạng như là bầy ngỗng đang ngửa mặt hướng về Đại Liêu...
Ngạo mạn lắm thay! Trịch thượng lắm thay!
Lý Long Tích hiểu ra, cực kỳ tức giận. Nhưng hắn lại không thể phát tác, bởi vì quận chúa Đông Kha đây là dùng thơ văn, ý ở ngoài lời chứ nào có trực tiếp nói thẳng ra. Hắn hiểu thì hiểu chứ làm sao bắt tội nàng được?
Muốn "chỉnh" nàng, cách duy nhất là dùng thơ văn đối đáp lại. Mà khoản này... Lý Long Tích hắn mặc dù cũng biết ngâm thơ đấy, song nếu bảo hắn ngay lập tức đối đáp thì thật là làm khó hắn. Theo phản xạ, hắn nhìn sang Trần Tĩnh Kỳ. Phụ hoàng phái Trần Tĩnh Kỳ đi theo hắn, mục đích còn không phải vì lo loại trường hợp này xảy ra? Gì chứ, nói về văn chương ứng đối, thiên hạ nào có mấy người xứng làm đối thủ của Trần Tĩnh Kỳ.
Lý Long Tích rất tin tưởng. Và Trần Tĩnh Kỳ, hắn đã chẳng phụ lòng tin ấy. Bộ dáng điềm nhiên, hắn đưa mắt nhìn hai con ngỗng vẫn đang bơi lội gần đó, rồi từ tốn cất giọng:
"Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba."
(Nghĩa là:
“Lông trắng phơi dòng biếc
Chân hồng rẽ sóng xanh”.)
Lần này thì đến lượt quận chúa Đông Kha biến sắc. Nàng xoay đầu lại nhìn Trần Tĩnh Kỳ, ánh mắt rất là chăm chú.
Nàng buộc phải công nhận, hai câu thơ của Trần Tĩnh Kỳ hay hơn của Đông Kha nàng nhiều. Hai câu thơ của Đông Kha nàng chỉ là câu thơ bình thường, nhưng khi thêm vào hai câu của Trần Tĩnh Kỳ thì lại tạo nên một bức tranh sống động có đủ sắc màu trắng biếc xanh hồng, trong thơ có hoạ, tạo thành một bài tuyệt cú vô cùng sinh động. Không ngoa khi nói hai câu thơ của Đông Kha nàng là viên gạch, còn hai câu thơ của Trần Tĩnh Kỳ lại là hòn ngọc sáng.
"Vị An vương điện hạ này, tài trí coi bộ cũng rất không tầm thường. Đáng để lưu tâm đây..."
Quận chúa Đông Kha mỉm cười, một nụ cười đầy ẩn ý.
*) Bốn câu thơ trên, hai câu sau là của thiền sư Pháp Thuận - người đã giả làm ông lão lái đó mà đối đáp với sứ giả Lý Giác của nhà Tống, khiến vị sứ giả này không dám ngạo mạn khi tiến vào kinh đô Đại Việt nữa.
Thời điểm xem qua những dòng tin tức ấy, Trần Tĩnh Kỳ không thể không thầm nể phục. Trong xã hội còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ này, một cô gái lại có thể lập được nhiều chiến công hiển hách như thế, đạt được danh vọng to lớn như thế, dùng hai từ "kì tích" thiết nghĩ cũng chẳng ngoa.
Đối với quận chúa Đông Kha, hắn sớm đã thấy hiếu kì, mong được gặp mặt. Trong lòng mình, hắn thực muốn cùng nàng luận bàn một chút, xem xem tài trí của nàng cao xa tới đâu.
...
- Thuyền trước mặt có phải là đoàn sứ thần của Đại Liêu quốc?
Thái tử Lý Long Tích tiến ra trước mũi thuyền, dõng dạc hỏi.
So với lần đầu tiên Trần Tĩnh Kỳ diện kiến, hiện tại hình tượng của Lý Long Tích đã thay đổi nhiều. Ở cái tuổi ngoài ba mươi này, trông hắn chững chạc hơn không ít. Nhất là khi nhìn vào bộ ria mép dày cùng chỏm râu hai tấc phía dưới cằm.
- Không sai.
Trên chiếc thuyền phía đối diện, quận chúa Đông Kha lập tức cao giọng hồi đáp, tự giới thiệu, rồi hỏi:
- Xin cho biết ta đang nói chuyện với ai?
Ngữ khí cho thấy đối phương chẳng chút nào e ngại, thực khiến Lý Long Tích mất vui. Hắn khẽ nhíu mày, đáp gọn:
- Thái tử Đại Hạng.
- Ra là Long Tích Thái tử. Đông Kha lấy làm vinh hạnh.
Sau màn ra mắt, lúc này quận chúa Đông Kha mới nêu nghi vấn:
- Long Tích Thái tử, thuyền của ta hiện còn chưa ra khỏi cương thổ Đại Liêu đã thấy ngài tới đón, lại còn long trọng như vậy... Trong lòng Đông Kha thật là cảm thấy bất an.
Bất an?
Trần Tĩnh Kỳ một chút cũng chẳng thèm tin. Hắn thâm ý ngó nhìn, im lặng nghe tiếp.
Lý Long Tích nói:
- Quận chúa đừng hiểu lầm. Đây chỉ là thành ý của Đại Hạng ta.
Thành ý sao?
Quận chúa Đông Kha mỉm cười, vui vẻ tiếp nhận, cứ thế để cho chiến thuyền Hạng quốc hộ tống đoàn người của mình...
...
Tháng giêng năm đó, đoàn sứ thần Đại Liêu tới kinh đô nước Hạng trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; hai bên bờ, trên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sáng lòa; trên các cánh đồng mà bọn họ đi qua, hàng trăm hàng ngàn trâu bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt... Trước cảnh phồn vinh, thịnh vượng ấy, đoàn sứ Liêu quốc không thể không âm thầm cảm thán. Quả thật so với Đại Liêu quốc, căn cơ của Hạng quốc vững chắc hơn nhiều. Đây là sự tích lũy, một sớm một chiều khó lòng thành tựu.
"Đại Liêu ta mới kiến quốc chưa lâu, thoạt xem thì hùng mạnh nhưng căn cơ đích xác vẫn là chưa đủ..."
Quận chúa Đông Kha ngầm nhận định, song ngoài mặt vẫn không biểu lộ gì, dưới sự hộ tống của quân binh Đại Hạng tiếp tục tiến sâu vào đất kinh kỳ.
Lúc tới ngã ba sông Mã, bởi do là chỗ nước nông, lòng sông lại hẹp nên những chiến thuyền to lớn không thể nào vượt qua được. Dĩ nhiên đó chẳng phải vấn đề. Thuyền lớn không thể đi nhưng thuyền nhỏ thì có thể, mà Hạng quốc há đâu lại thiếu?
Sớm đã chuẩn bị, ngay khi vừa trông thấy đội ngũ quân binh của Lý Long Tích trở về, một đám thuyền nhỏ đang neo đậu tại mé sông lập tức bơi ra.
- Quận chúa, lòng sông đã hẹp, thuyền lớn không thể đi tiếp, vậy xin mời quận chúa cùng ta dời sang thuyền nhỏ để đi.
Thái tử Lý Long Tích hướng quận chúa Đông Kha nói.
Đông Kha gật đầu, lệnh cho các thuộc hạ của mình mau chóng di dời.
...
Hiện tại, bởi do đã cùng đứng trên một con thuyền nên Lý Long Tích càng dễ dàng quan sát hình dung của quận chúa Đông Kha. Trần Tĩnh Kỳ cũng vậy. Và càng xem, trong lòng hai người bọn họ lại càng cảm khái.
Quận chúa Đông Kha này, nhìn ngang liếc dọc thế nào thì đều thấy chỉ là một thiếu nữ, tuổi còn rất trẻ. Mà tướng mạo của nàng, rõ ràng cũng đâu phải dạng thịt bắp vai u, tứ chi phát triển. Nàng rất "mềm mại", thân thể thon gọn, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn mỹ nhân của người Hạng.
Đây là kẻ đã lãnh binh càn quét khắp đất Liêu Đông, khiến kẻ địch vừa mới nghe tên liền khiếp sợ - đại ưng của người Liêu?
Ngẫm cũng khó tin đấy.
"Nữ nhân này so với ta còn nhỏ hơn mấy tuổi, vậy mà hôm nay đã là bậc đại tướng tiếng tăm vang lừng... Không biết ta còn phải chờ đợi bao lâu nữa đây..."
Trần Tĩnh Kỳ thu hồi ánh mắt, trầm mặc suy tư.
...
Đoàn người đi thêm một lúc nữa thì cũng đã sắp sửa tiến nhập kinh thành. Quận chúa Đông Kha đứng trên thuyền, mắt ngó đông tây, lưu tâm quan sát quang cảnh hai bên bờ.
Chợt, ánh mắt nàng ngưng lại.
Trần Tĩnh Kỳ và Thái tử Lý Long Tích vẫn âm thầm để ý, thấy vậy mới nhìn theo. Thì ra, thu hút sự chú ý của quận chúa Đông Kha là một đôi ngỗng trắng đang bơi lội trên mặt nước.
Lý Long Tích khẽ mỉm cười, đang tính lên tiếng thì...
"Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha."
(Nghĩa là:
"Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngửa mặt hướng chân trời.")
Tiếng ngâm chính là từ miệng quận chúa Đông Kha phát ra.
Thoạt đầu Lý Long Tích đã xem nhẹ, cho rằng quận chúa Đông Kha chỉ là tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng mà đọc lên hai câu thơ như vậy. Nhưng khi thoáng ngó qua Trần Tĩnh Kỳ, thấy nét mặt của hắn biến đổi thì Lý Long Tích liền biết có điều không ổn.
Mà, quả đúng là không ổn thật. Quận chúa Đông Kha vịnh hai con ngỗng đang bơi trên dòng sông, dùng từ "ngưỡng diện" nghĩa là ngửa mặt và "thiên nha" có nghĩa là chân trời, ý muốn chỉ đế quốc Đại Liêu. Như vậy, Đông Kha nàng đã ví vua quan nước Hạng như là bầy ngỗng đang ngửa mặt hướng về Đại Liêu...
Ngạo mạn lắm thay! Trịch thượng lắm thay!
Lý Long Tích hiểu ra, cực kỳ tức giận. Nhưng hắn lại không thể phát tác, bởi vì quận chúa Đông Kha đây là dùng thơ văn, ý ở ngoài lời chứ nào có trực tiếp nói thẳng ra. Hắn hiểu thì hiểu chứ làm sao bắt tội nàng được?
Muốn "chỉnh" nàng, cách duy nhất là dùng thơ văn đối đáp lại. Mà khoản này... Lý Long Tích hắn mặc dù cũng biết ngâm thơ đấy, song nếu bảo hắn ngay lập tức đối đáp thì thật là làm khó hắn. Theo phản xạ, hắn nhìn sang Trần Tĩnh Kỳ. Phụ hoàng phái Trần Tĩnh Kỳ đi theo hắn, mục đích còn không phải vì lo loại trường hợp này xảy ra? Gì chứ, nói về văn chương ứng đối, thiên hạ nào có mấy người xứng làm đối thủ của Trần Tĩnh Kỳ.
Lý Long Tích rất tin tưởng. Và Trần Tĩnh Kỳ, hắn đã chẳng phụ lòng tin ấy. Bộ dáng điềm nhiên, hắn đưa mắt nhìn hai con ngỗng vẫn đang bơi lội gần đó, rồi từ tốn cất giọng:
"Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba."
(Nghĩa là:
“Lông trắng phơi dòng biếc
Chân hồng rẽ sóng xanh”.)
Lần này thì đến lượt quận chúa Đông Kha biến sắc. Nàng xoay đầu lại nhìn Trần Tĩnh Kỳ, ánh mắt rất là chăm chú.
Nàng buộc phải công nhận, hai câu thơ của Trần Tĩnh Kỳ hay hơn của Đông Kha nàng nhiều. Hai câu thơ của Đông Kha nàng chỉ là câu thơ bình thường, nhưng khi thêm vào hai câu của Trần Tĩnh Kỳ thì lại tạo nên một bức tranh sống động có đủ sắc màu trắng biếc xanh hồng, trong thơ có hoạ, tạo thành một bài tuyệt cú vô cùng sinh động. Không ngoa khi nói hai câu thơ của Đông Kha nàng là viên gạch, còn hai câu thơ của Trần Tĩnh Kỳ lại là hòn ngọc sáng.
"Vị An vương điện hạ này, tài trí coi bộ cũng rất không tầm thường. Đáng để lưu tâm đây..."
Quận chúa Đông Kha mỉm cười, một nụ cười đầy ẩn ý.
*) Bốn câu thơ trên, hai câu sau là của thiền sư Pháp Thuận - người đã giả làm ông lão lái đó mà đối đáp với sứ giả Lý Giác của nhà Tống, khiến vị sứ giả này không dám ngạo mạn khi tiến vào kinh đô Đại Việt nữa.
Tác giả :
Tà Nguyệt Lâu Chủ