Quan Lộ Thương Đồ
Chương 273: Tranh Thủ Thời Gian
Hứa Hồng Bá là người nhìn thấu thế sự, nhiều việc không cần người khác phải nói chỉ qua chút chi tiết nhỏ là có thể nhận thức được chỉnh thể:
- Đúng là phải làm chút công tác thực chất rồi.
Trần Phi Dung theo sau Tiết Quốc Hoa, giúp ôm một đống bản đồ tới, cô thấy Trương Khác ngồi trước bàn cờ có hơi bất ngờ, nhớ y lâu lắm rồi không tới chơi cờ với Hứa Hồng Bá.
Hứa Hồng Bá nói:
- Lấy hết ra làm gì, có xem hết được đâu.
- Chỉ chọn xem vài cái thôi.
Tiết Quốc Hoa kệ cờ còn chưa cất vào bàn, trải một tấm bản đồ ra cho Trương Khác xem, kích động nói:
- Cậu xem đi, công trình đẹp như thế, nếu giải tỏa hết thì đáng tiếc quá.
Hứa Hồng Bá giới thiệu chi tiết hơn:
- Đó đều là nguyên mạo kiến trúc sau khi phục nguyên tưởng tượng, nếu muốn đem kết cầu bị học ở hiện thực phục hồi thế này tốn rất nhiều công, mỗi một kiến trúc rất tốn kém, huống hồ nhiều thế này.
Tiết Quốc Hoa trợn mắt lên:
- Rốt cuộc ông nói với lập trường nào thế hả?
Hứa Hồng Bá cười ha hả:
- Tôi chỉ nó cực thực sự cầu thị thôi.
Trên bàn để đầy bản vẽ rồi, bản vẽ Trần Phi Dung ôm trong lòng không biết để đâu, Hứa Hồng Bá sai người mang mấy bàn cờ tới xếp cạnh nhau, Trần Phi Dùng liền để xuống đó.
Trần Phi Dung vốn tưởng Trương Khác tới chơi cờ, không ngờ Tiết Quốc Hoa lại trải bản vẽ ra cho y xem, trong lòng hết sức kinh ngạc, tròn mắt ra nhìn y.
Trương Khác khẽ gật đầu mỉm cười với cô, Trần Phi Dung không biết phải đáp lại ra sao, cô không quen giao tiếp với Trương Khác làm khuôn mặt trông càng lãnh đạm, Trương Khác tưởng cô vẫn hiểu lầm mình, nhận lấy bản vẽ trong tay Tiết Quốc Hoa xem chuyên chú.
Trần Phi Dung thấy những người khác trong viện cờ đều tránh xa chỗ ngày, nên về chỗ ôn bài, chỉ là trong lòng cứ thắc mắc Hứa Hồng Bá vất vả thu thập được số bản vẽ đó, vì sao lại cho Trương Khác xem?
Trương Khác vừa xem bản vẽ vừa hỏi:
- Những chuyện này cháu và ba cháu đều là người ngoài nghề, thầy Hứa và Tiết lão có thể đi gặp bác Đường báo cáo công tác được không?
Tiết Quốc Hoa không hiểu "bác Đường" mà Trương Khác nói là ai, nhìn Hứa Hồng Bá dò hỏi.
Hứa Hồng Bá giải thích:
- Đường Học Khiêm, ba cậu ta là Trương Tri Hành.
Kệ Tiết Quốc Hoa chấn kinh, nói tiếp:
- Báo cáo công tác cũng được, nhưng Đường Học Khiêm hỏi bước tiếp theo bọn ta chuẩn bị làm gì thì phải trả lời ra sao?
- Đó là vấn đề của mọi người, sao muốn cháu trả lời?
Hứa Hồng Bá cười hăng hắc:
- Chuyện này cậu đầu têu, đừng mong lúc này chơi trò khôn lỏi, thành phố sớm thống nhất ý kiến giải tỏa toàn bộ Sa Điền rồi, Đường Học Khiêm muốn ngăn cơn sóng dữ cần chúng ta cho ông ấy cái cớ.
- Tâm tư bác Đường hiện giờ vẫn con dao động, thầy phải kéo bác ấy vào trận tuyến của chúng ta trước đã.
Trương Khác suy nghĩ rồi hỏi:
- Tiết lão, trong ngõ Đan Tỉnh có kiến trúc đáng tu bổ bảo hộ không?
- Có, sao lại không có? Cả ngõ Đan Tỉnh đầu đáng tu sửa nguyên mạo.
Tiết Quốc Hoa sốt sắng bới bản vẽ:
- Cậu xem đi, lầu chính, lầu gia quyến, hành lang bốn phía, kiến trúc Diệp Hội Lão Đường điển hình nhà Thanh... Còn có cái quán cờ này nữa, kiến trúc hội quán sớm nhất cuối thời nhà Thanh...
Trương Khác cầm bản vẽ nguyên mạo quán cờ:
- Tòa viện tử này muốn khôi phục nguyên mạo tốn bao nhiêu?
- Thế nào cũng phải tốn chừng 170 vạn...
Tiết Quốc Hoa đáp có chút không chắc lắm, không phải là không chắc về giá tu sửa, mà là không chắc dụng ý của Trương Khác.
Trương Khác nhìn sang Hứa Hồng Bá, không nói gì.
Hứa Hồng Bá cũng hiểu tiền mới là điểm mấu chốt nhất để giải quyết vấn đề bảo hộ thành cổ Sa Điên:
- Công tác điều tra mới làm được 1/3, riêng khu vực này thôi đã cần gần 300 triệu tiền tu bổ.
Nói thế tức là giữ lại cả Đông Sa Điền tốn một tỷ, mặc dù rất gian nan, nhưng phải làm, đợi giải tỏa hết rồi, có lấy trăm tỷ ra cũng không vãn hồi lại được.
Trương Khác trải bản vẽ quán cờ trước mặt Hứa Hồng Bá:
- Thầy Hứa không thể cứ mượn tạm đạo quán mãi được, chỗ này không tệ, tu sửa xong để cho viện cờ dùng, mong phiền thầy Hứa tốn công thêm.
- Phải tranh thủ thời gian.
Hứa Hồng Bá gật gù.
Tiền Nhai vừa mới mở rộng, giữa ngõ Đan Tỉnh và Tiền Nhai là khu phân cách đông tây Sa Điền, tòa nhà cao nhất Hải Châu đặt nơi giao cắt giữ phố thị và Tiền Nhai, có người động lòng với Đông Sa Điền sẽ nhìn trúng vào ngõ Đan Tỉnh.
Trương Khác phải đặt ở đó một trướng ngại đầu tiên cho đám doanh nghiệp địa ốc đang hoa mắt vì tiền.
Thành phố đã thống nhất giải tỏa cả Sa Điền, cục nhà đất cấm chỉ người dân tự xây dựng lại trên đất giải tỏa, nhưng lại không cấm tu sửa cải tạo nhà cũ, không được sang tên tải sản.
Người khác đầu cải tạo nhà cũ sẽ gặp phải đối xử dã mãn của đám công ty giải tỏa và doanh nghiệp địa ốc khiến mất trắng cả vốn. Nhưng Trương Khác căn bản không lo điều này, cho dù thành phố cuối cùng quyết định giải tỏa vùng đất đó thì đám doanh nghiệp địa ốc cũng phải phải suy nghĩ tới chi phí giải tỏa một quán cờ thôi có còn lãi nữa không?
Cho nên tranh thủ thời gian, trước khi thành phố quyết định giải tỏa vùng đất đó, phải ném tiền vào.
Trương Khác tán đồng:
- Tiền cháu có thể bỏ ra bất kỳ lúc nào, bên thầy phải đảm bảo tốc độ đủ nhanh mới được.
Trương Khác định mua ình một chiếc Porsche, thế này xem ra phải mua tạm cỗ xe tầm tầm thôi, ngoài xe còn phải đổi nhà, cùng với mua 200 mẫu đất trồng hoa hồng bên Tiểu Giang và Tượng Sơn Nam Lộc, đều không phải dùng quá nhiều tiền, song phải làm trong thời gian gần.
Trương Khác nói tiếp:
- Cẩm Hồ có hai khu bất động sản ở ngõ Đan Tỉnh, diện tích không lớn lắm, kết cấu cũng không phức tạp, thầy xem thử xem có thể cùng tu sửa không?
Hai nơi này lúc đó Cẩm Hồ mua khi tài chính có hạn, cộng lại chỉ chừng 50 - 60 mét vuông, kết cấu không phức tạp bằng nửa viện cờ, nhưng thích hợp cải tạo thành chỗ ở.
Trước kia dụng ý là thu hút doanh nghiệp địa ốc như Cẩm Thành nhảy vào đây mua đất, đẩy giá Sa Điền lên, khi đó y rất mong Cẩm Thành sa lầy vào đây. Không ngờ Chu Phú Minh cấu kết với Triệu Cẩm Vinh, trực tiếp tiến hành công trình mở rộng Tiền Nhai, khiến hạng mục của Cẩm Thành ở đây thành công trình phối hợp với nó trở nên vô cùng được giá.
Đương nhiên đó chỉ là tình hình trước mắt thôi, thị trường sẽ cho chúng một đòn tàn nhẫn.
Lúc này ngăn doanh nghiệp địa ốc vươn tay vào Đông Sa Điền cũng là phòng ngừa cơn bão tài chính Châu Á 97 không tạo thành đả kích quá lớn cho địa ốc Hải Châu.
Diện tích quá dàn trải làm tiến độ càng chậm, chỉ riêng vùng Tây Sa Điền đã dọn ra được 1000 mẫu đất công nghiệp, muốn trong 2- 3 năm hoàn thành khai thác phát triển toàn bộ nó là không có khả năng lắm.
Tiết Quốc Hoa là ông già thú vị, mỗi một kiến trúc hơi lớn một chút ở Sa Điền đều rất quen thuộc, hỏi tới đâu chỉ rõ tới đó, nếu chẳng phải từng sống ở Sa Điền vài năm y đã chẳng tiếp chuyện được.
Chuyện cụ thể do Hứa Hồng Bá an bài là được, Trương Khác chỉ cần bỏ kinh phí ra.
Ngồi ở viện cờ một lúc, Trương Khác cáo từ ra về, khi ra khỏi đạo quán thấy Trần Phi Dung ôm đống sách đi phía trước, xem đồng hồ, đã hơn 11 giờ rồi, người chơi cờ đi gần hết, chỉ còn lại vài người mê cờ đối chiến trong phòng, học sinh năm thứ ba thật là khổ cực.
Trần Phi Dung nghe thấy tiếng bước chân đằng sau, quay đầu nhìn lại, đôi mắt như ánh sao lấp lánh trong bóng đêm.
Trương Khác chẳng muốn tự chuốc lấy bẽ mặt, chỉ khẽ gật đầu cười với cô rồi vào xe, xe đi rất xa rồi mới từ kính chiếu hậu nhìn Trần Phi Dung vẫn đứng dưới ánh đèn, dáng cô tha thướt, giống như hoa sen vươn lên khỏi mặt nước, thanh lệ thoát tục, như tiên nữ hạ phàm, khiến lòng người vương vấn.
- Đúng là phải làm chút công tác thực chất rồi.
Trần Phi Dung theo sau Tiết Quốc Hoa, giúp ôm một đống bản đồ tới, cô thấy Trương Khác ngồi trước bàn cờ có hơi bất ngờ, nhớ y lâu lắm rồi không tới chơi cờ với Hứa Hồng Bá.
Hứa Hồng Bá nói:
- Lấy hết ra làm gì, có xem hết được đâu.
- Chỉ chọn xem vài cái thôi.
Tiết Quốc Hoa kệ cờ còn chưa cất vào bàn, trải một tấm bản đồ ra cho Trương Khác xem, kích động nói:
- Cậu xem đi, công trình đẹp như thế, nếu giải tỏa hết thì đáng tiếc quá.
Hứa Hồng Bá giới thiệu chi tiết hơn:
- Đó đều là nguyên mạo kiến trúc sau khi phục nguyên tưởng tượng, nếu muốn đem kết cầu bị học ở hiện thực phục hồi thế này tốn rất nhiều công, mỗi một kiến trúc rất tốn kém, huống hồ nhiều thế này.
Tiết Quốc Hoa trợn mắt lên:
- Rốt cuộc ông nói với lập trường nào thế hả?
Hứa Hồng Bá cười ha hả:
- Tôi chỉ nó cực thực sự cầu thị thôi.
Trên bàn để đầy bản vẽ rồi, bản vẽ Trần Phi Dung ôm trong lòng không biết để đâu, Hứa Hồng Bá sai người mang mấy bàn cờ tới xếp cạnh nhau, Trần Phi Dùng liền để xuống đó.
Trần Phi Dung vốn tưởng Trương Khác tới chơi cờ, không ngờ Tiết Quốc Hoa lại trải bản vẽ ra cho y xem, trong lòng hết sức kinh ngạc, tròn mắt ra nhìn y.
Trương Khác khẽ gật đầu mỉm cười với cô, Trần Phi Dung không biết phải đáp lại ra sao, cô không quen giao tiếp với Trương Khác làm khuôn mặt trông càng lãnh đạm, Trương Khác tưởng cô vẫn hiểu lầm mình, nhận lấy bản vẽ trong tay Tiết Quốc Hoa xem chuyên chú.
Trần Phi Dung thấy những người khác trong viện cờ đều tránh xa chỗ ngày, nên về chỗ ôn bài, chỉ là trong lòng cứ thắc mắc Hứa Hồng Bá vất vả thu thập được số bản vẽ đó, vì sao lại cho Trương Khác xem?
Trương Khác vừa xem bản vẽ vừa hỏi:
- Những chuyện này cháu và ba cháu đều là người ngoài nghề, thầy Hứa và Tiết lão có thể đi gặp bác Đường báo cáo công tác được không?
Tiết Quốc Hoa không hiểu "bác Đường" mà Trương Khác nói là ai, nhìn Hứa Hồng Bá dò hỏi.
Hứa Hồng Bá giải thích:
- Đường Học Khiêm, ba cậu ta là Trương Tri Hành.
Kệ Tiết Quốc Hoa chấn kinh, nói tiếp:
- Báo cáo công tác cũng được, nhưng Đường Học Khiêm hỏi bước tiếp theo bọn ta chuẩn bị làm gì thì phải trả lời ra sao?
- Đó là vấn đề của mọi người, sao muốn cháu trả lời?
Hứa Hồng Bá cười hăng hắc:
- Chuyện này cậu đầu têu, đừng mong lúc này chơi trò khôn lỏi, thành phố sớm thống nhất ý kiến giải tỏa toàn bộ Sa Điền rồi, Đường Học Khiêm muốn ngăn cơn sóng dữ cần chúng ta cho ông ấy cái cớ.
- Tâm tư bác Đường hiện giờ vẫn con dao động, thầy phải kéo bác ấy vào trận tuyến của chúng ta trước đã.
Trương Khác suy nghĩ rồi hỏi:
- Tiết lão, trong ngõ Đan Tỉnh có kiến trúc đáng tu bổ bảo hộ không?
- Có, sao lại không có? Cả ngõ Đan Tỉnh đầu đáng tu sửa nguyên mạo.
Tiết Quốc Hoa sốt sắng bới bản vẽ:
- Cậu xem đi, lầu chính, lầu gia quyến, hành lang bốn phía, kiến trúc Diệp Hội Lão Đường điển hình nhà Thanh... Còn có cái quán cờ này nữa, kiến trúc hội quán sớm nhất cuối thời nhà Thanh...
Trương Khác cầm bản vẽ nguyên mạo quán cờ:
- Tòa viện tử này muốn khôi phục nguyên mạo tốn bao nhiêu?
- Thế nào cũng phải tốn chừng 170 vạn...
Tiết Quốc Hoa đáp có chút không chắc lắm, không phải là không chắc về giá tu sửa, mà là không chắc dụng ý của Trương Khác.
Trương Khác nhìn sang Hứa Hồng Bá, không nói gì.
Hứa Hồng Bá cũng hiểu tiền mới là điểm mấu chốt nhất để giải quyết vấn đề bảo hộ thành cổ Sa Điên:
- Công tác điều tra mới làm được 1/3, riêng khu vực này thôi đã cần gần 300 triệu tiền tu bổ.
Nói thế tức là giữ lại cả Đông Sa Điền tốn một tỷ, mặc dù rất gian nan, nhưng phải làm, đợi giải tỏa hết rồi, có lấy trăm tỷ ra cũng không vãn hồi lại được.
Trương Khác trải bản vẽ quán cờ trước mặt Hứa Hồng Bá:
- Thầy Hứa không thể cứ mượn tạm đạo quán mãi được, chỗ này không tệ, tu sửa xong để cho viện cờ dùng, mong phiền thầy Hứa tốn công thêm.
- Phải tranh thủ thời gian.
Hứa Hồng Bá gật gù.
Tiền Nhai vừa mới mở rộng, giữa ngõ Đan Tỉnh và Tiền Nhai là khu phân cách đông tây Sa Điền, tòa nhà cao nhất Hải Châu đặt nơi giao cắt giữ phố thị và Tiền Nhai, có người động lòng với Đông Sa Điền sẽ nhìn trúng vào ngõ Đan Tỉnh.
Trương Khác phải đặt ở đó một trướng ngại đầu tiên cho đám doanh nghiệp địa ốc đang hoa mắt vì tiền.
Thành phố đã thống nhất giải tỏa cả Sa Điền, cục nhà đất cấm chỉ người dân tự xây dựng lại trên đất giải tỏa, nhưng lại không cấm tu sửa cải tạo nhà cũ, không được sang tên tải sản.
Người khác đầu cải tạo nhà cũ sẽ gặp phải đối xử dã mãn của đám công ty giải tỏa và doanh nghiệp địa ốc khiến mất trắng cả vốn. Nhưng Trương Khác căn bản không lo điều này, cho dù thành phố cuối cùng quyết định giải tỏa vùng đất đó thì đám doanh nghiệp địa ốc cũng phải phải suy nghĩ tới chi phí giải tỏa một quán cờ thôi có còn lãi nữa không?
Cho nên tranh thủ thời gian, trước khi thành phố quyết định giải tỏa vùng đất đó, phải ném tiền vào.
Trương Khác tán đồng:
- Tiền cháu có thể bỏ ra bất kỳ lúc nào, bên thầy phải đảm bảo tốc độ đủ nhanh mới được.
Trương Khác định mua ình một chiếc Porsche, thế này xem ra phải mua tạm cỗ xe tầm tầm thôi, ngoài xe còn phải đổi nhà, cùng với mua 200 mẫu đất trồng hoa hồng bên Tiểu Giang và Tượng Sơn Nam Lộc, đều không phải dùng quá nhiều tiền, song phải làm trong thời gian gần.
Trương Khác nói tiếp:
- Cẩm Hồ có hai khu bất động sản ở ngõ Đan Tỉnh, diện tích không lớn lắm, kết cấu cũng không phức tạp, thầy xem thử xem có thể cùng tu sửa không?
Hai nơi này lúc đó Cẩm Hồ mua khi tài chính có hạn, cộng lại chỉ chừng 50 - 60 mét vuông, kết cấu không phức tạp bằng nửa viện cờ, nhưng thích hợp cải tạo thành chỗ ở.
Trước kia dụng ý là thu hút doanh nghiệp địa ốc như Cẩm Thành nhảy vào đây mua đất, đẩy giá Sa Điền lên, khi đó y rất mong Cẩm Thành sa lầy vào đây. Không ngờ Chu Phú Minh cấu kết với Triệu Cẩm Vinh, trực tiếp tiến hành công trình mở rộng Tiền Nhai, khiến hạng mục của Cẩm Thành ở đây thành công trình phối hợp với nó trở nên vô cùng được giá.
Đương nhiên đó chỉ là tình hình trước mắt thôi, thị trường sẽ cho chúng một đòn tàn nhẫn.
Lúc này ngăn doanh nghiệp địa ốc vươn tay vào Đông Sa Điền cũng là phòng ngừa cơn bão tài chính Châu Á 97 không tạo thành đả kích quá lớn cho địa ốc Hải Châu.
Diện tích quá dàn trải làm tiến độ càng chậm, chỉ riêng vùng Tây Sa Điền đã dọn ra được 1000 mẫu đất công nghiệp, muốn trong 2- 3 năm hoàn thành khai thác phát triển toàn bộ nó là không có khả năng lắm.
Tiết Quốc Hoa là ông già thú vị, mỗi một kiến trúc hơi lớn một chút ở Sa Điền đều rất quen thuộc, hỏi tới đâu chỉ rõ tới đó, nếu chẳng phải từng sống ở Sa Điền vài năm y đã chẳng tiếp chuyện được.
Chuyện cụ thể do Hứa Hồng Bá an bài là được, Trương Khác chỉ cần bỏ kinh phí ra.
Ngồi ở viện cờ một lúc, Trương Khác cáo từ ra về, khi ra khỏi đạo quán thấy Trần Phi Dung ôm đống sách đi phía trước, xem đồng hồ, đã hơn 11 giờ rồi, người chơi cờ đi gần hết, chỉ còn lại vài người mê cờ đối chiến trong phòng, học sinh năm thứ ba thật là khổ cực.
Trần Phi Dung nghe thấy tiếng bước chân đằng sau, quay đầu nhìn lại, đôi mắt như ánh sao lấp lánh trong bóng đêm.
Trương Khác chẳng muốn tự chuốc lấy bẽ mặt, chỉ khẽ gật đầu cười với cô rồi vào xe, xe đi rất xa rồi mới từ kính chiếu hậu nhìn Trần Phi Dung vẫn đứng dưới ánh đèn, dáng cô tha thướt, giống như hoa sen vươn lên khỏi mặt nước, thanh lệ thoát tục, như tiên nữ hạ phàm, khiến lòng người vương vấn.
Tác giả :
Canh Tục