Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 66: Đọ gan (3)
Hai người lại ngồi một lát nữa, Thẩm Mặc vỗ mông đứng dậy nói:
- Quay về thôi, nói không chừng phải thức thâu đêm đấy.
Thẩm Kinh ừ một tiếng, bò dậy than vãn:
- Có thức thâu đêm cũng chẳng viết xong.
- Đem bài tập của ngươi cho ta xem.
Thẩm Mặc đưa tay ra nói.
Thẩm Kinh đưa cho y xem, thì ra chép Thiên Văn Tự lại một lượt. Thẩm Mặc xem của mình, không ngờ cũng yêu cầu y chang, cả hai chỉ còn biết cười khổ nói:
- Học quy tổng cộng 78 chữ, một trăm lần là 7800 chữ. Thêm vào cái này nữa, đêm nay phải viết 8800 chữ rồi.
Thẩm Kinh gập ngón tính toán:
- Tới giờ học ngày mai còn bảy canh giờ nữa, cho dù không ăn không ngủ mỗi canh giờ cũng phải viết hai trăm chữ, điều đó là không thể.
- Viết bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Thẩm Mặc cắn răng nói:
- Mau trở về viết đi.
Hai người liền vội vã chia tay, ai về chỗ người nấy viết chữ.
Thẩm Hạ chính đang dựa vào mép giường đi chầm chậm, thấy thấy Thẩm Mặc chạy từ ngoài vào, y chào một tiếng "cha", rồi lấy giấy bút từ bên trong rương sách, đặt lên trên bàn, cẩn thận mài mực.
- Tiên sinh cho bài tập rồi hả?
Thẩm Hạ thận trọng hỏi, e sợ cắt ngang tiết tấu của nhi tử.
Thẩm Mặc chấm mực, cầm bút trên giấy, khẽ đáp:
- Tám nghìn tám trăm chữ.
Nói xong liền mở một quyển Thiên Văn Tự ra, bắt đầu viếnt "thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang.." Một hàng chữ nhỏ nhắn đẹp đẽ liền xuất hiện ở trên giấy.
Nền tảng của y rất tốt, mới ban đầu bởi vì bản thân nhiều ngày không động tới bút có chút ngượng tay, viết mãi viết mãi, càng viết càng nhanh. Dần dần nhịp thở của y đều đặn, vẻ nóng ruột trên mặt cũng biến mất, mỗi một lần đưa bút đều không cần phải suy nghĩ, cứ tuôn ra như nước chảy.
Thẩm Hạ lặng im đứng ở đằng sau y, nhìn tháy nhi tử tập trung tinh thần múa bút như bay, sự lo lắng cho tới tận bây giờ cuối cùng mới tan đi. Kỳ thực ông ta sớm phát giác ra, từ khi Thẩm Mặc bị bệnh tỉnh lại, con người trở nên trưởng thành hơn nhiều, xử sự khôn khéo tự nhiên, tiến lui nắm đúng chừng mực, cứ như đã làm người hai kiếp rồi vậy, kẻ làm cha như ông ta cũng tự than không bằng.
Hơn nữa đứa bé này phảng phất đầu óc được cởi mở, đưa một vấn đề, có ngay một chủ ý, làm người ta cảm thấy như không chuyện gì làm khó được y vậy.
Thực tế, những lời tán dương, si thân thưởng thức, thậm chí một số tài phú cứ liên tiếp chảy tới, tất cả đều chứng minh suy nghĩ của ông ta, con trai của mình ưu tú nhường nào.
Thẩm Hạ cũng biết rõ, nhi tử trời sinh đã là "chất liệu" để làm quan rồi, chỉ cần cá vượt được long môn, có tên trên bảng vàng, tương lai hô phong hoán vũ, vinh diệu tổ tiên, tựa hồ không cần ông ta lo lắng.
Thế nhưng càng như thế thì ông ta càng lo lắng. Ông ta hết sức lo lắng con trai đối diện với vô số lời khen ngợi, lâng lâng không nhìn thấy việc đời, cho rằng dựa vào thông minh tài trí của mình, không chút công sức nào cũng có được công danh lợi lộc dễ như trở bàn tay.
Bởi vì bất kể Thẩm Mặc có thông minh nhường nào, đều phải đi qua một trong sáu cuộc thi lớn "Huyện - Phủ - Viện, Hương - Hội - Điện". Cùng sĩ tử trong thiên hạ khắc khổ đọc sách, so kè học thức thực sự. Mà cái thứ "học thức này chính là "Bất tích khuể bộ, vô dĩ chí thiên lí; bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải". Không được thả lỏng một chút nào, chẳng phải có thể dùng thiên tư thông minh là có thể ứng phó được.
***(Không góp từng nửa bước thì không tới được nghìn dặm, không tích tụ các dòng nước nhỏ thì không thành được sông biển).
Câu chuyện Thương Trọng Vĩnh ai ai cũng biết, nhưng liệu có mấy người tự biết mình?
***Thương Trọng Vĩnh là tên một bài văn xuôi của Vương An Thạch, nhà chính trị, nhà văn của Trung Quốc thế kỉ XI.
Bài văn kể rằng, tác giả gặp một thần đồng tên là Thương Trọng Vĩnh, Năm 5 tuổi, Thương Trọng Vĩnh đã có thể sáng tác ra bài thơ rất hay, cha Vĩnh rất vui mừng, thường dẫn Vĩnh tham gia các hoạt động xã giao để kiếm lợi. Sau đó, vì không được tiếp tục giáo dục, Vĩnh dần dần trở thành một đứa trẻ rất bình thường. Bài này hình như là tác giả viết để động viên bản thân mình, thông qua học tập chăm chỉ, Vương An Thạch cuối cùng đã trở thành một nhân vật vĩ đại. Bài “Thương Trọng Vĩnh” cũng được người đời sau coi là bài mẫu để động viên khuyến khích mọi người học tập chăm chỉ, cho đến nay vẫn là bài kinh điển trong sách giáo khoa trung học Trung Quốc.”
Nhưng nhìn thấy con trai ngày đầu tiên tan học, tới cơm cũng không ăn mà nhào ngay vào bàn học, tập trung toàn bộ tinh thần viết chữ. Ông liền thấy mình quá lo rồi :" Đứa bé này biết tốt xấu rồi, hơn mình năm xưa nhiều." Thẩm tướng công không khỏi thầm cảm thán, nếu như ông ta biết nhi tử ngày đầu tiên đi học đã bị phạt rồi, chẳng hiểu sẽ có cảm tưởng gì.
Nhìn một lúc sau, Thẩm Hạ khẽ khàng chỉ điểm:
- Nét chính định hướng, nét phụ đi theo, bắt đầu đưa bút từ nét mạnh, tiếp nối bằng nét nhẹ. Cứ vậy nối tiếp nhau, tự nhiên thành xu thế.
Thẩm Mặc đưa ngòi bút, quả nhiên là biến hóa theo sự chỉ điểm của phụ thân, lại nghe Thẩm Hạ tiếp tục nói:
- Có tốc độ rồi mới nhìn ra khả năng điều tiết khống chế, loại năng lực này chỉ có thể dựa vào cái tâm. Nếu như dựa vào con mắt, tiếp sau đó mới dùng tay để điều chỉnh thì viết không nhanh được. Đó gọi là ý trước tiên tại bút, con viết chữ, viết chữ này phải nghĩ tới chữ tiếp theo rồi, căn bản không phải nghĩ tới hình, mà là nghĩ tới ý, hình là thể hiện ý... Nhanh, không đảm bảo được tâm thủ hợp nhất, nhưng chỉ có đạt được một tốc độ nào đó thì mới có thể vong ngã, mới có thể tâm thủ hợp nhất.
Thẩm Mặc dần dần quen đi chú ý vào từng nét chữ, chỉ nghĩ tới tiếp theo viết chữ gì, không ngờ càng viết càng nhanh vàng viết càng tự nhiên.
- Làm cho tốc độ hình thành khí mạch, ngừng để hô hấp, ngừng để chấm mực, ngừng để xem câu chữ, đổi lại thành ngừng nghỉ được hoàn thành trong lúc tăng giảm tốc độ. Thô phải đẩy, tròn phải kéo. Bút phải chắc tay, mực nhiều phải nhanh hơn, mực ít phải chậm lại. Kéo giấy phải như xe chỉ luồn kim. Cái gọi là chân khí kéo dài, đều là được sinh ra trong lúc thay đổi tốc độ.
Giọng nói của Thẩm Hạ ngày càng trịnh trọng, hai cha con đã hoàn toàn chìm đắm vào trong thư pháp.
Chỉ thấy dấu mực dưới bút của Thẩm Mặc giống như nước Trường Giang, từ xa cuồn cuộn đổ tới, tốc độ càng ngày càng nhanh, khí thế càng ngày càng đủ, lúc này trong mắt y chỉ có chữ, lòng y chỉ có chữ, bút của y chính là chữ.
Quả nhiên tốc độ làm cho tâm thủ hợp nhất...
Bóng đêm buông xuống, Thẩm Hạ thắp đèn lên, mực đã hết, Thẩm Hạ lặng lẽ mài mực.
Bốn bề vắng lặng, chỉ nghe tiếng viết chữ sàn sạt, không có ai quấy nhiễu, không có ai làm ồn, Thẩm Mặc đắm mình trong mực đen gấy trắng, chẳng hề cảm thấy buồn tẻ, chẳng hề cảm thấy nhàm chán, ngược lại có sự khoan khoái quấn quanh người.
Thời gian trôi qua như bay, bóng đêm và ban ngày âm thầm chuyển đổi cho nhau, không biết từ lúc nào, cha y đã ba lần thay đèn, sắc trời dần dần sáng lên.
Khi gà trống gáy tiếng đầu tiên, Thẩm Mặc đột nhiên quăng bút đi, hô lớn:
- Mệt chết đi.
Rồi gục mặt xuống bàn ngáy khò khò.
Thẩm Hạ không có sức bế y tới giường, chỉ đành kéo một cái ghế tới lót dưới chân nhi tử, để y cảm thấy thoải mái một chút.
Thẩm Hạ im lặng ngồi bên giường, nhìn con trai mệt mỏi ngủ say, vừa đau lòng lại kiêu ngạo, đột nhiên khẽ nói:
- Ông trời, ta không mắng ông nữa, ông đối với ta thực sự rất tốt.
- Quay về thôi, nói không chừng phải thức thâu đêm đấy.
Thẩm Kinh ừ một tiếng, bò dậy than vãn:
- Có thức thâu đêm cũng chẳng viết xong.
- Đem bài tập của ngươi cho ta xem.
Thẩm Mặc đưa tay ra nói.
Thẩm Kinh đưa cho y xem, thì ra chép Thiên Văn Tự lại một lượt. Thẩm Mặc xem của mình, không ngờ cũng yêu cầu y chang, cả hai chỉ còn biết cười khổ nói:
- Học quy tổng cộng 78 chữ, một trăm lần là 7800 chữ. Thêm vào cái này nữa, đêm nay phải viết 8800 chữ rồi.
Thẩm Kinh gập ngón tính toán:
- Tới giờ học ngày mai còn bảy canh giờ nữa, cho dù không ăn không ngủ mỗi canh giờ cũng phải viết hai trăm chữ, điều đó là không thể.
- Viết bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Thẩm Mặc cắn răng nói:
- Mau trở về viết đi.
Hai người liền vội vã chia tay, ai về chỗ người nấy viết chữ.
Thẩm Hạ chính đang dựa vào mép giường đi chầm chậm, thấy thấy Thẩm Mặc chạy từ ngoài vào, y chào một tiếng "cha", rồi lấy giấy bút từ bên trong rương sách, đặt lên trên bàn, cẩn thận mài mực.
- Tiên sinh cho bài tập rồi hả?
Thẩm Hạ thận trọng hỏi, e sợ cắt ngang tiết tấu của nhi tử.
Thẩm Mặc chấm mực, cầm bút trên giấy, khẽ đáp:
- Tám nghìn tám trăm chữ.
Nói xong liền mở một quyển Thiên Văn Tự ra, bắt đầu viếnt "thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang.." Một hàng chữ nhỏ nhắn đẹp đẽ liền xuất hiện ở trên giấy.
Nền tảng của y rất tốt, mới ban đầu bởi vì bản thân nhiều ngày không động tới bút có chút ngượng tay, viết mãi viết mãi, càng viết càng nhanh. Dần dần nhịp thở của y đều đặn, vẻ nóng ruột trên mặt cũng biến mất, mỗi một lần đưa bút đều không cần phải suy nghĩ, cứ tuôn ra như nước chảy.
Thẩm Hạ lặng im đứng ở đằng sau y, nhìn tháy nhi tử tập trung tinh thần múa bút như bay, sự lo lắng cho tới tận bây giờ cuối cùng mới tan đi. Kỳ thực ông ta sớm phát giác ra, từ khi Thẩm Mặc bị bệnh tỉnh lại, con người trở nên trưởng thành hơn nhiều, xử sự khôn khéo tự nhiên, tiến lui nắm đúng chừng mực, cứ như đã làm người hai kiếp rồi vậy, kẻ làm cha như ông ta cũng tự than không bằng.
Hơn nữa đứa bé này phảng phất đầu óc được cởi mở, đưa một vấn đề, có ngay một chủ ý, làm người ta cảm thấy như không chuyện gì làm khó được y vậy.
Thực tế, những lời tán dương, si thân thưởng thức, thậm chí một số tài phú cứ liên tiếp chảy tới, tất cả đều chứng minh suy nghĩ của ông ta, con trai của mình ưu tú nhường nào.
Thẩm Hạ cũng biết rõ, nhi tử trời sinh đã là "chất liệu" để làm quan rồi, chỉ cần cá vượt được long môn, có tên trên bảng vàng, tương lai hô phong hoán vũ, vinh diệu tổ tiên, tựa hồ không cần ông ta lo lắng.
Thế nhưng càng như thế thì ông ta càng lo lắng. Ông ta hết sức lo lắng con trai đối diện với vô số lời khen ngợi, lâng lâng không nhìn thấy việc đời, cho rằng dựa vào thông minh tài trí của mình, không chút công sức nào cũng có được công danh lợi lộc dễ như trở bàn tay.
Bởi vì bất kể Thẩm Mặc có thông minh nhường nào, đều phải đi qua một trong sáu cuộc thi lớn "Huyện - Phủ - Viện, Hương - Hội - Điện". Cùng sĩ tử trong thiên hạ khắc khổ đọc sách, so kè học thức thực sự. Mà cái thứ "học thức này chính là "Bất tích khuể bộ, vô dĩ chí thiên lí; bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải". Không được thả lỏng một chút nào, chẳng phải có thể dùng thiên tư thông minh là có thể ứng phó được.
***(Không góp từng nửa bước thì không tới được nghìn dặm, không tích tụ các dòng nước nhỏ thì không thành được sông biển).
Câu chuyện Thương Trọng Vĩnh ai ai cũng biết, nhưng liệu có mấy người tự biết mình?
***Thương Trọng Vĩnh là tên một bài văn xuôi của Vương An Thạch, nhà chính trị, nhà văn của Trung Quốc thế kỉ XI.
Bài văn kể rằng, tác giả gặp một thần đồng tên là Thương Trọng Vĩnh, Năm 5 tuổi, Thương Trọng Vĩnh đã có thể sáng tác ra bài thơ rất hay, cha Vĩnh rất vui mừng, thường dẫn Vĩnh tham gia các hoạt động xã giao để kiếm lợi. Sau đó, vì không được tiếp tục giáo dục, Vĩnh dần dần trở thành một đứa trẻ rất bình thường. Bài này hình như là tác giả viết để động viên bản thân mình, thông qua học tập chăm chỉ, Vương An Thạch cuối cùng đã trở thành một nhân vật vĩ đại. Bài “Thương Trọng Vĩnh” cũng được người đời sau coi là bài mẫu để động viên khuyến khích mọi người học tập chăm chỉ, cho đến nay vẫn là bài kinh điển trong sách giáo khoa trung học Trung Quốc.”
Nhưng nhìn thấy con trai ngày đầu tiên tan học, tới cơm cũng không ăn mà nhào ngay vào bàn học, tập trung toàn bộ tinh thần viết chữ. Ông liền thấy mình quá lo rồi :" Đứa bé này biết tốt xấu rồi, hơn mình năm xưa nhiều." Thẩm tướng công không khỏi thầm cảm thán, nếu như ông ta biết nhi tử ngày đầu tiên đi học đã bị phạt rồi, chẳng hiểu sẽ có cảm tưởng gì.
Nhìn một lúc sau, Thẩm Hạ khẽ khàng chỉ điểm:
- Nét chính định hướng, nét phụ đi theo, bắt đầu đưa bút từ nét mạnh, tiếp nối bằng nét nhẹ. Cứ vậy nối tiếp nhau, tự nhiên thành xu thế.
Thẩm Mặc đưa ngòi bút, quả nhiên là biến hóa theo sự chỉ điểm của phụ thân, lại nghe Thẩm Hạ tiếp tục nói:
- Có tốc độ rồi mới nhìn ra khả năng điều tiết khống chế, loại năng lực này chỉ có thể dựa vào cái tâm. Nếu như dựa vào con mắt, tiếp sau đó mới dùng tay để điều chỉnh thì viết không nhanh được. Đó gọi là ý trước tiên tại bút, con viết chữ, viết chữ này phải nghĩ tới chữ tiếp theo rồi, căn bản không phải nghĩ tới hình, mà là nghĩ tới ý, hình là thể hiện ý... Nhanh, không đảm bảo được tâm thủ hợp nhất, nhưng chỉ có đạt được một tốc độ nào đó thì mới có thể vong ngã, mới có thể tâm thủ hợp nhất.
Thẩm Mặc dần dần quen đi chú ý vào từng nét chữ, chỉ nghĩ tới tiếp theo viết chữ gì, không ngờ càng viết càng nhanh vàng viết càng tự nhiên.
- Làm cho tốc độ hình thành khí mạch, ngừng để hô hấp, ngừng để chấm mực, ngừng để xem câu chữ, đổi lại thành ngừng nghỉ được hoàn thành trong lúc tăng giảm tốc độ. Thô phải đẩy, tròn phải kéo. Bút phải chắc tay, mực nhiều phải nhanh hơn, mực ít phải chậm lại. Kéo giấy phải như xe chỉ luồn kim. Cái gọi là chân khí kéo dài, đều là được sinh ra trong lúc thay đổi tốc độ.
Giọng nói của Thẩm Hạ ngày càng trịnh trọng, hai cha con đã hoàn toàn chìm đắm vào trong thư pháp.
Chỉ thấy dấu mực dưới bút của Thẩm Mặc giống như nước Trường Giang, từ xa cuồn cuộn đổ tới, tốc độ càng ngày càng nhanh, khí thế càng ngày càng đủ, lúc này trong mắt y chỉ có chữ, lòng y chỉ có chữ, bút của y chính là chữ.
Quả nhiên tốc độ làm cho tâm thủ hợp nhất...
Bóng đêm buông xuống, Thẩm Hạ thắp đèn lên, mực đã hết, Thẩm Hạ lặng lẽ mài mực.
Bốn bề vắng lặng, chỉ nghe tiếng viết chữ sàn sạt, không có ai quấy nhiễu, không có ai làm ồn, Thẩm Mặc đắm mình trong mực đen gấy trắng, chẳng hề cảm thấy buồn tẻ, chẳng hề cảm thấy nhàm chán, ngược lại có sự khoan khoái quấn quanh người.
Thời gian trôi qua như bay, bóng đêm và ban ngày âm thầm chuyển đổi cho nhau, không biết từ lúc nào, cha y đã ba lần thay đèn, sắc trời dần dần sáng lên.
Khi gà trống gáy tiếng đầu tiên, Thẩm Mặc đột nhiên quăng bút đi, hô lớn:
- Mệt chết đi.
Rồi gục mặt xuống bàn ngáy khò khò.
Thẩm Hạ không có sức bế y tới giường, chỉ đành kéo một cái ghế tới lót dưới chân nhi tử, để y cảm thấy thoải mái một chút.
Thẩm Hạ im lặng ngồi bên giường, nhìn con trai mệt mỏi ngủ say, vừa đau lòng lại kiêu ngạo, đột nhiên khẽ nói:
- Ông trời, ta không mắng ông nữa, ông đối với ta thực sự rất tốt.
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư