Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 320: Diện thánh
Thẩm Mặc là người từ trong ngục giam đi ra, theo cách nói của đạo gia, trên người mang theo vận rủi, tất nhiêu không thể gặp hoàng đế, phải qua sự khử trùng ... À không phải, tịnh hóa thì mới được cận kiến.
Nhân lúc tịnh hóa cho Thẩm Mặc, Đào thiên sư đưa ra ba yêu cầu, coi như thù lao trước cho việc giúp y gặp được hoàng đế, hai cái đầu thuộc điều kiện lâu dài, hiện tại không nghĩ cũng được. Còn cái cuối cùng thì bắt y nhường ra quyển sở hữu Bách Hoa Tiên Tửu.
Thẩm Mặc không khỏi thầm cả kinh, xem ra Gia Tĩnh bệ hạ tôn kính quả nhiên có nhu cầu chẳng tầm thường về Bách Hoa Tiên Tửu, nếu không lão già này cũng không đưa ra yêu cầu đó. Nhưng y không trách Đào thiên sư muốn độc chiếm công trạng, vì thân là lãnh tụ đạo giáo, chuyên gia luyện đan của bệ hạ, công việc của Đào Trọng Văn là sưu tầm kỳ trân dị thảo trong thiên hạ, nặn ra các loại đan dược giúp hoàng đế kéo dài tuổi thọ, trừ bệnh cường thân, đương nhiên cũng bao gồm kim thương bất đảo.
Mà ông ta mãi không giải được vấn đề "nam nhân" của bệ hạ, nếu như là người khác không giải quyết được còn đỡ, một khi có người trị được, quyền uy của ông ta sẽ bị tổn hại cực lớn ... Thánh tâm của bệ hạ khó lường, nhất là ở loại chuyện này, bảo ông ta cuốn xéo cũng là điều có khả năng.
Hỏi lương tâm, nếu y là Đào thiên sư, e rằng sẽ trực tiếp giết người diệt khẩu rồi, đâu còn phí công nói điều kiện làm gì.
May mà Đào thiên sư không có ý định giết y, mà lấy thành ý cực lớn, nói với Thẩm Mặc cái nhìn của các các lão, các thái giám, quan trọng nhất là cái nhìn của bệ hạ về y.
- Nếu như ngươi muốn có sự phát triển tốt.
Cuối cùng Đào thiên sư tổng kết:
- Cần phải giữ quan hệ thật tốt ở trong cung.
- Trong cung? Ý thiên sư nói là người gần bệ hạ sao?
- Đúng, phía bên đạo sĩ ngươi không cần lo, vi sư sẽ che chở cho ngươi.
Đào thiên sư nói nhỏ:
- Ngươi phải để ý tới đám thái giám, đám người này thành sự không đủ, bại sự có dư, chỉ cần phá đám ngáng chân là đã đủ chết người rồi.
- Không phải Gia Tĩnh bệ hạ rất không ưa hoạn quan can dự chính sự sao?
Thẩm Mặc hỏi.
- Đó đều là chuyện xưa rồi.
Đào Trọng Văn lắc đầu:
- Bệ hạ ở sâu trong cung cấm hơn hai mươi năm, cách tuyệt tiếp xúc với triều thần. Thường ngày nhìn thấy trừ mấy vị các lão ra thì chính là đạo sĩ và thái giám. Trong đó Lý Phương, Trần Hồng, Hoàng Cẩm phục vụ hoàng đế hai mươi năm như một, cho dù bệ hạ cảnh giác tới đâu cũng đã bỏ qua rồi.
Ông ta lại nhắc nhở:
- Ta chính mắt nhìn thấy, Hạ Ngôn không thèm qua lại với thái giám, kết quả là bại dưới tay Nghiêm Tung quan hệ hòa hợp với các thái giám; mà Nghiêm các lão chính dựa vào đám thái giám bắn tin ngầm, mới có thể hiểu rõ lòng đế vương. Hiện giờ Từ các lão cũng hết sức chú ý qua lại với thái giám, nhưng Lý Mặc thì vẫn khịt mũi coi khinh ... Tết năm nay hai vị các lão đều tặng lễ vật cho năm vị đại thái giám, nhưng Trần Hồng xin Lý Mặc một câu đối cũng không được.
Thẩm Mặc gật đầu nói:
- Đệ tử hiểu rồi, đa tạ thiên sư chỉ điểm.
Sau khi tịnh hóa xong, Thẩm Mặc biến thành người sạch sẽ liền cáo biệt Đào thiên sư , được hai đạo đồng dẫn ra khỏi nơi này. Thẩm Mặc ngẩng đầu lên thấy tấm biện nền xanh chữ vàng ghi ba chữ "Tử Thần Điện".
*** Tử ở đây là màu tím.
Rời khỏi Tử Thần Điện thì trời đã sáng hẳn rồi, Thẩm Mặc cuối cùng có thể ngắm nghía Tây Uyển thần bí, thấy bốn xung quanh là tường đỏ ngói vàng, lầu gác trạm trổ, trông tráng lệ hùng vĩ, đúng là tôn quý hơn các kiến trúc khác rất nhiều, cũng làm người ta áp lực hơn rất nhiều.
Theo tiểu đạo sĩ xuyên qua một quần thể kiến trúc độc đáo, tiền vào cửa cung có tên " Duyên Niên Môn", lại vòng qua một bức tường chắn có vẽ chín con rồng, liền tới một đình viện cực kỳ rộng lớn, bốn xung quanh trồng tùng bách, còn có hạc tiên và hươu sao đang thong thả dạo bước.
Những nơi khác dùng đá cẩm thạch gạch xanh lát đường, nơi này trừ hàng rào thấp nhỏ ra chỉ có con đường nhỏ rải đá răm. Có điều khác với các con đường rải đá khác,ở đây đường chia làm ba làn, làn ở giữa thực chất là dùng ngọc thạch màu trắng rải thành, đó là ngự đạo dành riêng cho hoàng đế.
Hiện giờ Thẩm Mặc đang đi dọc theo Thanh Thạch đạo, cùng tiểu đạo đồng tới tận cửa đại điện phương bắc. Đạo đồng nói rõ mục đích, thủ vệ liền cho qua, bước qua bậc thềm đá cẩm thạch, liền do hai thái giám dẫn Thẩm Mặc vào, bảo tiểu đạo đồng đi trước bẩm báo.
Thẩm Mặc nghỉ thấy mùi đàn hương, liền len lén đưa mắt nhìn quanh, chỉ thấy cả một đại điện lớn, chính nam có tượng tam thanh, phía dưới là tế đàn thờ cúng. Đối diện tế đàn là một lò hương bằng đồng cao tới bằng một người, mùi đàn hương chính là từ trong đó mà ra.
Nhìn khắp cả đại điện cũng không thấy long ỷ, chỉ thấy phía trước tế đàn, chính giữa đại điện có mọt cái giường bằng ngọc, dưới giường là hình bát quái, Thẩm Mặc không khỏi nghĩ lung tung :" Xem ra bệ hạ rất chăm chỉ, lúc nào cũng nhắc nhở mình đả tọa."
Nhưng thu hút sự chú ý của Thẩm Mặc nhất là bức tranh lớn tố nhã, bên trên viết mấy hàng chữ lớn phiêu dật :" thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo, công thành nhi bất cư", phía dưới đề tên là " Gia Tĩnh năm ba mươi chu hậu kính lục thái thượng đạo quân ngữ huấn" phía dưới là một dấu ấn màu đỏ chót khắc hai chữ triện "Ngự bút".
*** Câu kia trong đạo đức kính: Đại ý là thánh nhân trị đời không cần nói nhiều, chủ yếu thể hiện bằng cái đức.
Thẩm Mặc biết đó là câu trích dẫn trong Đạo Đức Kinh, thể hiện tư tưởng trị quốc thanh tĩnh vô vi của lão tử. Nhưng cái thuật xưa này chỉ thích hợp khi thiên hạ mới định ra, cần nuôi dưỡng sinh lực mà thôi. Hiện giờ Đại Minh trong lo ngoại họa, chính là lúc quân thần phải ra sức phấn đốc, dốc toàn bộ tâm huyết ra. Gia Tĩnh đế lại treo một bức tranh chữ như thế ở trong tẩm cung, trừ kiếm lý do để mình lười biếng ra thì Thẩm Mặc thật sự không nghĩ ra là còn có dụng ý nào khác nữa.
Chính lúc đang suy nghĩ vẩn vơ thì một thái giám beo béo mặc mãng y màu đỏ, cười rất hiền hậu với Thẩm Mặc, nói:
- Thẩm Mặc phải không, bệ hạ muốn gặp ngươi.
- Làm phiền công công.
Thẩm Mặc chắp tay, đi theo thái giám đó từ gian ngoài xuyên qua hành lang, tới trước một tấm rèm sa dầy, thái giám đó quỳ xuống, Thẩm Mặc mặc dù rất phản cảm việc phải quỳ xuống với người khác, nhưng nếu không quỳ xuống với hoàng đế, hậu quả không dám nghĩ tới ... Thẩm Mặc không dám đi đầu thiên hạ, nên thống khoái quỳ xuống.
Chỉ nghe thái giám kia hạ giọng nói nhỏ:
- Vạn tuế gia, Thẩm Mặc đã tới.
Nói xong vẫn không có người đáp lại, đang lúc Thẩm Mặc cho rằng hoàng đế đã ngủ rồi thì một tiếng ngọc trong trẻo dễ nghe từ bên trong truyền ra.
Thái giám thấy y vẫn còn ngẩn ngơ, vội nhắc khẽ:
- Bệ hạ đồng ý gặp ngươi rồi, sao còn không mau mau thỉnh an?
- Tội thần Thẩm Mặc Giải Nguyên Chiết Giang, khấu kiến hoàng thượng, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế ..
Trong lòng Thẩm Mặc vạn lần không muốn, nhưng vẫn quy củ ba quỳ chín dập đầu.
Bệ hạ không nói cho y vào, cho nên Thẩm Mặc chỉ có thể ở ngoài tầm rèm sa dầy, căn bản không nhìn thấy bệ hạ trông như thế nào. Có lẽ vì Đạo Trọng Văn đã nói cho y biết không ít nội tình cho nên trong lòng hiểu đại khái, Thẩm Mặc mới quỳ nghiêm chỉnh bình tĩnh ở đó ... Thẩm Mặc biết, nếu như hết hi vọng rồi thì Gia Tĩnh sẽ không gặp mình, vì người này cực kỳ bài xích gặp thần tử, trừ khi không gặp không được thì sẽ không triệu kiến. Nếu như đã triệu kiến mình, lại còn triệu kiến đơn độc tức là có hỉ rồi, hơn nữa còn là đại hỉ.
Chỉ nghe bên trong có giọng nói chợt xa chợt gần truyền ra:
- Chính là Thẩm Mặc kia đó hả?
- Chính là tội thần.
Thẩm Mặc vội đáp.
- Thẩm Mặc...
Giọng xa xăm kia nói:
- Tự Chuyết Ngô, quê Thiệu Hưng, sinh năm Gia Tĩnh thứ mười sáu, nói cách khác chưa tới hai mươi tuổi.
Mặc gì giọng nói quỷ dị, nhưng khí thế đứng trên vạn người đó thể thiện hết sức rõ ràng, làm người ta không dám khinh xuất.
"Quả nhiên không phải hoàng đế bình thường, còn biết xem tư liệu đối tượng trước khi nói chuyện". Thẩm Mặc cố gắng bình tĩnh nói:
- Thần còn kém ba tháng nữa thì tròn hai mươi tuổi.
"Ừm" Gia Tĩnh chậm rãi nói:
- Có câu nghe con không biết sợ hổ, lời này quả không lừa người, ngươi chẳng qua là một sinh viên nho nhỏ, trẫm phá cách sử dụng, cho ngươi làm tuần án Chiết Giang, lật khắp hai kinh mười ba tỉnh Đại Minh, hai mươi tuần án ngự sử, có ai không xuất thân tiến sĩ hai bảng, trải qua rèn luyện lâu năm? Chỉ có Thẩm Mặc ngươi, chẳng qua làm tuần sát vài tháng, xuất thân tú tài, mà đã thành ngự sử thay thiên tử tuần thú. Vinh dự này từ sau khi Thành tổ lên ngôi, chưa từng có tiền lệ phải không?
- Chưa từng có ạ.
Thẩm Mặc lắc đầu.
- Vậy sao ngươi còn dám công khai hủy vật chứng, làm khâm án trẫm đích thân phân phó bị mất đầu mối.
Hoàng đế nổi giận rồi, giọng nói trở nên lạnh lùng:
- Ngươi quá làm trẫm thất vọng rồi! Quá không xứng với công tài bồi của trẫm rồi.
Thẩm Mặc không đáp lời, vì khi hoàng đế không hỏi thì không được nói, chút quy củ này thì y còn hiểu.
- Trẫm vốn cho rằng, ngươi thân là học sinh của Thẩm Luyện, thì phải hận Triệu Văn Hoa tới tận xương tủy, không thể đái cùng bô với hắn.
Hoàng đế cơn giận không tan, càng nói càng khó nghe:
- Thứ vô quân vô sư vô phụ như ngươi, làm tất cả mọi người đều thất vọng.
Ông ta nghiêm giọng quát:
- Nói, ngươi còn định làm trẫm thất vọng lần thứ hai nữa không?
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Thần không dám.
Hoàng đế cao giọng chất vấn:
- Nói mau, rốt cuộc là ngươi muốn bao che cho ai?
***
Tác giả điều chỉnh lại tuổi Thẩm Mặc cho hơn Ân tiểu thư, ban đầu họ Thẩm kém Ân tiểu thư tới 2 tuổi … lão già phong kiến …
Nhân lúc tịnh hóa cho Thẩm Mặc, Đào thiên sư đưa ra ba yêu cầu, coi như thù lao trước cho việc giúp y gặp được hoàng đế, hai cái đầu thuộc điều kiện lâu dài, hiện tại không nghĩ cũng được. Còn cái cuối cùng thì bắt y nhường ra quyển sở hữu Bách Hoa Tiên Tửu.
Thẩm Mặc không khỏi thầm cả kinh, xem ra Gia Tĩnh bệ hạ tôn kính quả nhiên có nhu cầu chẳng tầm thường về Bách Hoa Tiên Tửu, nếu không lão già này cũng không đưa ra yêu cầu đó. Nhưng y không trách Đào thiên sư muốn độc chiếm công trạng, vì thân là lãnh tụ đạo giáo, chuyên gia luyện đan của bệ hạ, công việc của Đào Trọng Văn là sưu tầm kỳ trân dị thảo trong thiên hạ, nặn ra các loại đan dược giúp hoàng đế kéo dài tuổi thọ, trừ bệnh cường thân, đương nhiên cũng bao gồm kim thương bất đảo.
Mà ông ta mãi không giải được vấn đề "nam nhân" của bệ hạ, nếu như là người khác không giải quyết được còn đỡ, một khi có người trị được, quyền uy của ông ta sẽ bị tổn hại cực lớn ... Thánh tâm của bệ hạ khó lường, nhất là ở loại chuyện này, bảo ông ta cuốn xéo cũng là điều có khả năng.
Hỏi lương tâm, nếu y là Đào thiên sư, e rằng sẽ trực tiếp giết người diệt khẩu rồi, đâu còn phí công nói điều kiện làm gì.
May mà Đào thiên sư không có ý định giết y, mà lấy thành ý cực lớn, nói với Thẩm Mặc cái nhìn của các các lão, các thái giám, quan trọng nhất là cái nhìn của bệ hạ về y.
- Nếu như ngươi muốn có sự phát triển tốt.
Cuối cùng Đào thiên sư tổng kết:
- Cần phải giữ quan hệ thật tốt ở trong cung.
- Trong cung? Ý thiên sư nói là người gần bệ hạ sao?
- Đúng, phía bên đạo sĩ ngươi không cần lo, vi sư sẽ che chở cho ngươi.
Đào thiên sư nói nhỏ:
- Ngươi phải để ý tới đám thái giám, đám người này thành sự không đủ, bại sự có dư, chỉ cần phá đám ngáng chân là đã đủ chết người rồi.
- Không phải Gia Tĩnh bệ hạ rất không ưa hoạn quan can dự chính sự sao?
Thẩm Mặc hỏi.
- Đó đều là chuyện xưa rồi.
Đào Trọng Văn lắc đầu:
- Bệ hạ ở sâu trong cung cấm hơn hai mươi năm, cách tuyệt tiếp xúc với triều thần. Thường ngày nhìn thấy trừ mấy vị các lão ra thì chính là đạo sĩ và thái giám. Trong đó Lý Phương, Trần Hồng, Hoàng Cẩm phục vụ hoàng đế hai mươi năm như một, cho dù bệ hạ cảnh giác tới đâu cũng đã bỏ qua rồi.
Ông ta lại nhắc nhở:
- Ta chính mắt nhìn thấy, Hạ Ngôn không thèm qua lại với thái giám, kết quả là bại dưới tay Nghiêm Tung quan hệ hòa hợp với các thái giám; mà Nghiêm các lão chính dựa vào đám thái giám bắn tin ngầm, mới có thể hiểu rõ lòng đế vương. Hiện giờ Từ các lão cũng hết sức chú ý qua lại với thái giám, nhưng Lý Mặc thì vẫn khịt mũi coi khinh ... Tết năm nay hai vị các lão đều tặng lễ vật cho năm vị đại thái giám, nhưng Trần Hồng xin Lý Mặc một câu đối cũng không được.
Thẩm Mặc gật đầu nói:
- Đệ tử hiểu rồi, đa tạ thiên sư chỉ điểm.
Sau khi tịnh hóa xong, Thẩm Mặc biến thành người sạch sẽ liền cáo biệt Đào thiên sư , được hai đạo đồng dẫn ra khỏi nơi này. Thẩm Mặc ngẩng đầu lên thấy tấm biện nền xanh chữ vàng ghi ba chữ "Tử Thần Điện".
*** Tử ở đây là màu tím.
Rời khỏi Tử Thần Điện thì trời đã sáng hẳn rồi, Thẩm Mặc cuối cùng có thể ngắm nghía Tây Uyển thần bí, thấy bốn xung quanh là tường đỏ ngói vàng, lầu gác trạm trổ, trông tráng lệ hùng vĩ, đúng là tôn quý hơn các kiến trúc khác rất nhiều, cũng làm người ta áp lực hơn rất nhiều.
Theo tiểu đạo sĩ xuyên qua một quần thể kiến trúc độc đáo, tiền vào cửa cung có tên " Duyên Niên Môn", lại vòng qua một bức tường chắn có vẽ chín con rồng, liền tới một đình viện cực kỳ rộng lớn, bốn xung quanh trồng tùng bách, còn có hạc tiên và hươu sao đang thong thả dạo bước.
Những nơi khác dùng đá cẩm thạch gạch xanh lát đường, nơi này trừ hàng rào thấp nhỏ ra chỉ có con đường nhỏ rải đá răm. Có điều khác với các con đường rải đá khác,ở đây đường chia làm ba làn, làn ở giữa thực chất là dùng ngọc thạch màu trắng rải thành, đó là ngự đạo dành riêng cho hoàng đế.
Hiện giờ Thẩm Mặc đang đi dọc theo Thanh Thạch đạo, cùng tiểu đạo đồng tới tận cửa đại điện phương bắc. Đạo đồng nói rõ mục đích, thủ vệ liền cho qua, bước qua bậc thềm đá cẩm thạch, liền do hai thái giám dẫn Thẩm Mặc vào, bảo tiểu đạo đồng đi trước bẩm báo.
Thẩm Mặc nghỉ thấy mùi đàn hương, liền len lén đưa mắt nhìn quanh, chỉ thấy cả một đại điện lớn, chính nam có tượng tam thanh, phía dưới là tế đàn thờ cúng. Đối diện tế đàn là một lò hương bằng đồng cao tới bằng một người, mùi đàn hương chính là từ trong đó mà ra.
Nhìn khắp cả đại điện cũng không thấy long ỷ, chỉ thấy phía trước tế đàn, chính giữa đại điện có mọt cái giường bằng ngọc, dưới giường là hình bát quái, Thẩm Mặc không khỏi nghĩ lung tung :" Xem ra bệ hạ rất chăm chỉ, lúc nào cũng nhắc nhở mình đả tọa."
Nhưng thu hút sự chú ý của Thẩm Mặc nhất là bức tranh lớn tố nhã, bên trên viết mấy hàng chữ lớn phiêu dật :" thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo, công thành nhi bất cư", phía dưới đề tên là " Gia Tĩnh năm ba mươi chu hậu kính lục thái thượng đạo quân ngữ huấn" phía dưới là một dấu ấn màu đỏ chót khắc hai chữ triện "Ngự bút".
*** Câu kia trong đạo đức kính: Đại ý là thánh nhân trị đời không cần nói nhiều, chủ yếu thể hiện bằng cái đức.
Thẩm Mặc biết đó là câu trích dẫn trong Đạo Đức Kinh, thể hiện tư tưởng trị quốc thanh tĩnh vô vi của lão tử. Nhưng cái thuật xưa này chỉ thích hợp khi thiên hạ mới định ra, cần nuôi dưỡng sinh lực mà thôi. Hiện giờ Đại Minh trong lo ngoại họa, chính là lúc quân thần phải ra sức phấn đốc, dốc toàn bộ tâm huyết ra. Gia Tĩnh đế lại treo một bức tranh chữ như thế ở trong tẩm cung, trừ kiếm lý do để mình lười biếng ra thì Thẩm Mặc thật sự không nghĩ ra là còn có dụng ý nào khác nữa.
Chính lúc đang suy nghĩ vẩn vơ thì một thái giám beo béo mặc mãng y màu đỏ, cười rất hiền hậu với Thẩm Mặc, nói:
- Thẩm Mặc phải không, bệ hạ muốn gặp ngươi.
- Làm phiền công công.
Thẩm Mặc chắp tay, đi theo thái giám đó từ gian ngoài xuyên qua hành lang, tới trước một tấm rèm sa dầy, thái giám đó quỳ xuống, Thẩm Mặc mặc dù rất phản cảm việc phải quỳ xuống với người khác, nhưng nếu không quỳ xuống với hoàng đế, hậu quả không dám nghĩ tới ... Thẩm Mặc không dám đi đầu thiên hạ, nên thống khoái quỳ xuống.
Chỉ nghe thái giám kia hạ giọng nói nhỏ:
- Vạn tuế gia, Thẩm Mặc đã tới.
Nói xong vẫn không có người đáp lại, đang lúc Thẩm Mặc cho rằng hoàng đế đã ngủ rồi thì một tiếng ngọc trong trẻo dễ nghe từ bên trong truyền ra.
Thái giám thấy y vẫn còn ngẩn ngơ, vội nhắc khẽ:
- Bệ hạ đồng ý gặp ngươi rồi, sao còn không mau mau thỉnh an?
- Tội thần Thẩm Mặc Giải Nguyên Chiết Giang, khấu kiến hoàng thượng, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế ..
Trong lòng Thẩm Mặc vạn lần không muốn, nhưng vẫn quy củ ba quỳ chín dập đầu.
Bệ hạ không nói cho y vào, cho nên Thẩm Mặc chỉ có thể ở ngoài tầm rèm sa dầy, căn bản không nhìn thấy bệ hạ trông như thế nào. Có lẽ vì Đạo Trọng Văn đã nói cho y biết không ít nội tình cho nên trong lòng hiểu đại khái, Thẩm Mặc mới quỳ nghiêm chỉnh bình tĩnh ở đó ... Thẩm Mặc biết, nếu như hết hi vọng rồi thì Gia Tĩnh sẽ không gặp mình, vì người này cực kỳ bài xích gặp thần tử, trừ khi không gặp không được thì sẽ không triệu kiến. Nếu như đã triệu kiến mình, lại còn triệu kiến đơn độc tức là có hỉ rồi, hơn nữa còn là đại hỉ.
Chỉ nghe bên trong có giọng nói chợt xa chợt gần truyền ra:
- Chính là Thẩm Mặc kia đó hả?
- Chính là tội thần.
Thẩm Mặc vội đáp.
- Thẩm Mặc...
Giọng xa xăm kia nói:
- Tự Chuyết Ngô, quê Thiệu Hưng, sinh năm Gia Tĩnh thứ mười sáu, nói cách khác chưa tới hai mươi tuổi.
Mặc gì giọng nói quỷ dị, nhưng khí thế đứng trên vạn người đó thể thiện hết sức rõ ràng, làm người ta không dám khinh xuất.
"Quả nhiên không phải hoàng đế bình thường, còn biết xem tư liệu đối tượng trước khi nói chuyện". Thẩm Mặc cố gắng bình tĩnh nói:
- Thần còn kém ba tháng nữa thì tròn hai mươi tuổi.
"Ừm" Gia Tĩnh chậm rãi nói:
- Có câu nghe con không biết sợ hổ, lời này quả không lừa người, ngươi chẳng qua là một sinh viên nho nhỏ, trẫm phá cách sử dụng, cho ngươi làm tuần án Chiết Giang, lật khắp hai kinh mười ba tỉnh Đại Minh, hai mươi tuần án ngự sử, có ai không xuất thân tiến sĩ hai bảng, trải qua rèn luyện lâu năm? Chỉ có Thẩm Mặc ngươi, chẳng qua làm tuần sát vài tháng, xuất thân tú tài, mà đã thành ngự sử thay thiên tử tuần thú. Vinh dự này từ sau khi Thành tổ lên ngôi, chưa từng có tiền lệ phải không?
- Chưa từng có ạ.
Thẩm Mặc lắc đầu.
- Vậy sao ngươi còn dám công khai hủy vật chứng, làm khâm án trẫm đích thân phân phó bị mất đầu mối.
Hoàng đế nổi giận rồi, giọng nói trở nên lạnh lùng:
- Ngươi quá làm trẫm thất vọng rồi! Quá không xứng với công tài bồi của trẫm rồi.
Thẩm Mặc không đáp lời, vì khi hoàng đế không hỏi thì không được nói, chút quy củ này thì y còn hiểu.
- Trẫm vốn cho rằng, ngươi thân là học sinh của Thẩm Luyện, thì phải hận Triệu Văn Hoa tới tận xương tủy, không thể đái cùng bô với hắn.
Hoàng đế cơn giận không tan, càng nói càng khó nghe:
- Thứ vô quân vô sư vô phụ như ngươi, làm tất cả mọi người đều thất vọng.
Ông ta nghiêm giọng quát:
- Nói, ngươi còn định làm trẫm thất vọng lần thứ hai nữa không?
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Thần không dám.
Hoàng đế cao giọng chất vấn:
- Nói mau, rốt cuộc là ngươi muốn bao che cho ai?
***
Tác giả điều chỉnh lại tuổi Thẩm Mặc cho hơn Ân tiểu thư, ban đầu họ Thẩm kém Ân tiểu thư tới 2 tuổi … lão già phong kiến …
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư