Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 20: Chơi xỏ (2)
Thẩm Mặc khe khẽ khép cửa lại, đặt giỏ trứng kia xuống, nhìn cha vẫn còn đang mê man, nhưng nhịp thở đã đều đặn hơn nhiều rồi. Lúc này y mới yên lòng, liền thẩm thấy sự mệt mỏi ập tới, không gượng được nữa, ngã vật xuống giường, ngủ thiếp đi..
Hôm nay y thực sự đã quá mệt rồi, y phảng phất quay trở lại thời 24 tuổi kiếp trước, cuộc sống trừ lý tướng và tương lai ra thì không có gì.. Sinh tồn phải dựa vào bản thân để giải quyết, tôn nghiêm phải dựa vào bản thân để bảo vệ, địa vị phải dựa vào bản thân kiếm được, tương lại dựa vào bản thân kiếm lấy. Nhưng hiện giờ so với trước kia thoải mái hơn nhiều, không phải là trải qua nhiều năm mài cọ, y đã hết sức chững chạc, mà bởi vì hiện giờ y đã có người thân, đã có nhà, đã có bến đậu cho tâm linh.
Trong lúc mơ mơ mang màng, Thẩm Mặc nhớ tới bài ca thích nhất.
"Trước kia đã đi xa, nhưng tương lai vẫn ở phía trước.
Dù là hai bàn tay trắng vẫn phải đứng dậy.
Dùng mồ hôi tranh thủ ngày mai, có khổ cực cũng không oán thán.
Thế giới chẳng vì ai mà thay đổi, thời gian chẳng vì ai mà dừng lại.
Thi thoảng cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng ngày mai vẫn cứ đến.
Bắt đầu từ 0 giờ cho tới lúc vĩnh hằng!"
Ngày hôm sau thức dậy, là một Thẩm Mặc trút bỏ gánh nặng, thần thái sáng láng. Y lật người xuống giường, việc đầu tiên là đi xem tình trạng của cha.
Nhưng thấy cha đã tỉnh rồi, hai mắt đang thẩn thở nhìn xà nhà, Thẩm Mặc gọi cũng không trả lời, có điều bụng réo ầm ầm kháng nghị.
Thẩm Mặc nghe thế cười:
- Cha đói rồi à, muốn ăn gì không? Bánh bao hay là quẩy rán? Không nói thì con đi mua quẩy rán đây.
Thằng tiểu tử này này quá tệ, biết người bệnh không ăn nổi thứ dầu mỡ, vẫn cứ lấy quẩy rán ra chọc cha.
Quả nhiên Thẩm Hạ trúng chiêu, vừa nghe tới "rán" là cảm thấy buồn nôn, chỉ đành phát ra một chữ?
Thẩm Mặc cười xấu xa, nhưng không phát ra tiếng, hỏi :
- Mỳ Dương Xuân hay là mỳ Thanh Thang.
Mỳ Dương Xuân chính là mỳ Thanh Thang, Thẩm Hạ biết y muốn dụ mình nói chuyện, để bày tỏ kháng nghị, liền từ chối trả lời câu hỏi này.
- Xem ra đều không thích ăn.
Thẩm Mặc gãi cằm nói:
- Thế thì lại ăn mỳ xào vậy, món này ngon lắm, mỳ làm xong rồi khâu cuối cùng mới là quan trọng.
Nói rồi cẩm lấy một cái bát lớn:
- Đầu bếp múc một bát mỡ lợn sôi sùng sục đem rưới lên bát mỳ....
Mồm miệng y rất khéo, miêu tả sinh động làm Thẩm Hạ như nhìn thấy tận mắt:
- Phùng một cái, khói bốc lên, tiếp đó là mùi hương thơm nào ngạt, lại nhìn mỳ bị mỡ lợn nóng rưới lên, lớp ngoài vàng ròn, cắn mộn cái dầu ứa ra...
- Đừng nói nữa, ọe...
Thẩm Hạ không kìm chế được nôn khan một hồi, Thẩm Mặc vội đi tới đấm lưng cho ông, Thẩm Hạ đưa tay đánh y mấy cái, thở dốc mắng:
- Tiểu tử thối, có đứa con nào trêu cha như thế không hả?
Thẩm Mặc mặt cho cha xả giận, cười hăng hắc nói:
- Nếu không làm thế cha không xả ra được, không thèm để ý tới con.
Thẩm Hạ lau nước mắt, cười mắng:
- Cha thấy con muốn cha chết sớm thì có.
Lời tuy nói là thế, nhưng phiền muộn trong lòng thật sự nhẹ đi không ít.
Thẩm Mặc nhìn ông chăm chú, khẽ nói:
- Con chỉ còn một người thân là cha thôi, cha phải sống cho tốt, sống lâu trăm tuổi...
- Ài...
Nước mắt Thẩm Hạ lạ chảy ra, vội vàng đưa tay lau, hai mắt đỏ hoe:
- Thư sinh đúng là thứ hoàn toàn vô dụng, cha chẳng làm được cái gì, sống cũng chỉ liên lụy con.
Nếu là người khác tám phần khuyên ông nghĩ thoáng hơn, nói những lời như "không có cha con phải làm sao?" Nhưng Thẩm Mặc không thể, chỉ thấy y lắc đầu cười:
- Trên đời đâu có công sức nào là vô ích? Đọc sách thế nào cũng tốt hơn mù chữ, cha sở dĩ nhất thời gặp phải trắc trở, không phải do năng lực của cha, mà là do cha chọn sai nghề.
- Con nói cha chọn sai nghề sao?
Thẩm Hạ nói yếu ớt.
- Đúng!
Thẩm Mặc tự tin nói:
- Về sau hài nhi chọn cho cha một nghề thích hợp, chỉ cần cha nghe con, nở mặt với đời thì chưa dám nói, ít nhất cha củng nổi bật ở thành Thiệu Hưng này.
- Nghề gì thế?
Thẩm Hạ hết sức tò mò.
- Điều này con chưa nghĩ ra.
Thẩm Mặc giang hay tay ra, nói:
- Nhưng không cần vội, đại phu nói cha phải tĩnh dưỡng một tháng, trong tháng này con sẽ nghĩ ra cho cha. Hiện giờ quan trọng nhất là ăn uống, con đi nấu cơm đây.
Nói rồi bắt đầu làm việc.
Nhìn bóng lưng bận rộn của y, Thâm Hạ đột nhiên cười an ủi :" Mặc dù ta ăn hại, nhưng có đưa con trai giỏi, thế là đủ rồi."
***
Tài nghệ của Thẩm Mặc chẳng phải đùa, đó là do nhiều năm sống độc lập luyện được, chẳng bao lâu y đã nhào bột mỳ xong, cán thành miếng bột mỳ vừa tròn vừa lớn, rồi dùng dao cắt thành từng sợi mỳ dài, rắc bột lên đặt ở trên bàn làm khô.
Chuẩn bị sợi mỳ xong, công việc còn lại thì đơn giản rồi, Thẩm Mặc lấy một quả trứng gà trong giỏ đập vào bát đánh thật kỹ, rồi đặt chảo lên bếp, tráng thành một lớp mỏng, lấy ra cắt thành trừng sợi. Đợi mỳ nấu xong cho muối và trứng lên, thế là thành một bát mỳ Dương Xuân thơm phưng phức.
Thẩm Hạ nhận lấy bát mỳ thử một miếng, liên tục gật đầu:
- Thanh đạm ngon miệng, không tệ không tệ.
Nói tới đó lại có chút sụt sùi:
- Khi mẹ con còn, một lần nấu mỳ đều cho hành.
- Con biết.
Thẩm Mặc vừa ăn từng miếng mỳ lớn, vừa hàm hồ đáp.
***
Vừa ăn song bữa sáng liền nghe thấy tiếng gõ cửa.
Thẩm Mặc lau tay, đem bát đũa xếp chỉnh tề, mở cửa ra nhìn, là tên gia đinh áo xanh hôm qua.
Chỉ thấy hắn ôm hai cái bọc chăn đệm hoàn toàn mới, theo đằng sau còn có hai hạ nhân ăn mặc tương tự, một tên bê hai cái ghế, còn có mấy thứ lặt vặt như cốc chén; tên còn lại thì sách hai cái sọt, cái bên trái đựng dầu mỡ muối mắm, bên phải chất đầy các loại đồ ăn rau thịt.
- Công tử, những thứ này ở trên cấp xuống.
Tên gia đinh kia cười với Thẩm Mặc:
- Lão gia đã dặn, sau này đồ dùng thường ngày của công tử đều do trong phủ bao hết.
Thẩm Mặc vội đưa ba người vào phòng, lại rót nước mời ngồi, ba người chối từ:
- Chúng tôi còn có việc phải làm, không thể ở lâu.
Nói rồi rảo bước rời khỏi tiểu lâu.
Bọn họ vừa đi Thẩm Hạ liền trách:
- Triều Sinh, làm sao có thể lấy đồ của người ta? Chúng ta không nên nhận.
- Chuyện này bên trên quyết định, nói với bọn họ có tác dụng gì?
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Cha dưỡng bệnh khỏe trước đã, sau này hai cha con cùng tính kế kiếm một nghề mưu sinh, sớm ngày chuyển ra mới là chuyện chính.
Xem ra y đúng là nghĩ thông rồi.
- Vậy ân tình này thì sao?
Thẩm Hạ không chuyển biến nhanh được như thế.
- Dù sao nợ một cái cũng là nợ, nợ hai cái cũng là nợ.
Thẩm Mặc nói:
- Cứ từ từ trả là được.
Hôm nay y thực sự đã quá mệt rồi, y phảng phất quay trở lại thời 24 tuổi kiếp trước, cuộc sống trừ lý tướng và tương lai ra thì không có gì.. Sinh tồn phải dựa vào bản thân để giải quyết, tôn nghiêm phải dựa vào bản thân để bảo vệ, địa vị phải dựa vào bản thân kiếm được, tương lại dựa vào bản thân kiếm lấy. Nhưng hiện giờ so với trước kia thoải mái hơn nhiều, không phải là trải qua nhiều năm mài cọ, y đã hết sức chững chạc, mà bởi vì hiện giờ y đã có người thân, đã có nhà, đã có bến đậu cho tâm linh.
Trong lúc mơ mơ mang màng, Thẩm Mặc nhớ tới bài ca thích nhất.
"Trước kia đã đi xa, nhưng tương lai vẫn ở phía trước.
Dù là hai bàn tay trắng vẫn phải đứng dậy.
Dùng mồ hôi tranh thủ ngày mai, có khổ cực cũng không oán thán.
Thế giới chẳng vì ai mà thay đổi, thời gian chẳng vì ai mà dừng lại.
Thi thoảng cũng cảm thấy mệt mỏi, nhưng ngày mai vẫn cứ đến.
Bắt đầu từ 0 giờ cho tới lúc vĩnh hằng!"
Ngày hôm sau thức dậy, là một Thẩm Mặc trút bỏ gánh nặng, thần thái sáng láng. Y lật người xuống giường, việc đầu tiên là đi xem tình trạng của cha.
Nhưng thấy cha đã tỉnh rồi, hai mắt đang thẩn thở nhìn xà nhà, Thẩm Mặc gọi cũng không trả lời, có điều bụng réo ầm ầm kháng nghị.
Thẩm Mặc nghe thế cười:
- Cha đói rồi à, muốn ăn gì không? Bánh bao hay là quẩy rán? Không nói thì con đi mua quẩy rán đây.
Thằng tiểu tử này này quá tệ, biết người bệnh không ăn nổi thứ dầu mỡ, vẫn cứ lấy quẩy rán ra chọc cha.
Quả nhiên Thẩm Hạ trúng chiêu, vừa nghe tới "rán" là cảm thấy buồn nôn, chỉ đành phát ra một chữ?
Thẩm Mặc cười xấu xa, nhưng không phát ra tiếng, hỏi :
- Mỳ Dương Xuân hay là mỳ Thanh Thang.
Mỳ Dương Xuân chính là mỳ Thanh Thang, Thẩm Hạ biết y muốn dụ mình nói chuyện, để bày tỏ kháng nghị, liền từ chối trả lời câu hỏi này.
- Xem ra đều không thích ăn.
Thẩm Mặc gãi cằm nói:
- Thế thì lại ăn mỳ xào vậy, món này ngon lắm, mỳ làm xong rồi khâu cuối cùng mới là quan trọng.
Nói rồi cẩm lấy một cái bát lớn:
- Đầu bếp múc một bát mỡ lợn sôi sùng sục đem rưới lên bát mỳ....
Mồm miệng y rất khéo, miêu tả sinh động làm Thẩm Hạ như nhìn thấy tận mắt:
- Phùng một cái, khói bốc lên, tiếp đó là mùi hương thơm nào ngạt, lại nhìn mỳ bị mỡ lợn nóng rưới lên, lớp ngoài vàng ròn, cắn mộn cái dầu ứa ra...
- Đừng nói nữa, ọe...
Thẩm Hạ không kìm chế được nôn khan một hồi, Thẩm Mặc vội đi tới đấm lưng cho ông, Thẩm Hạ đưa tay đánh y mấy cái, thở dốc mắng:
- Tiểu tử thối, có đứa con nào trêu cha như thế không hả?
Thẩm Mặc mặt cho cha xả giận, cười hăng hắc nói:
- Nếu không làm thế cha không xả ra được, không thèm để ý tới con.
Thẩm Hạ lau nước mắt, cười mắng:
- Cha thấy con muốn cha chết sớm thì có.
Lời tuy nói là thế, nhưng phiền muộn trong lòng thật sự nhẹ đi không ít.
Thẩm Mặc nhìn ông chăm chú, khẽ nói:
- Con chỉ còn một người thân là cha thôi, cha phải sống cho tốt, sống lâu trăm tuổi...
- Ài...
Nước mắt Thẩm Hạ lạ chảy ra, vội vàng đưa tay lau, hai mắt đỏ hoe:
- Thư sinh đúng là thứ hoàn toàn vô dụng, cha chẳng làm được cái gì, sống cũng chỉ liên lụy con.
Nếu là người khác tám phần khuyên ông nghĩ thoáng hơn, nói những lời như "không có cha con phải làm sao?" Nhưng Thẩm Mặc không thể, chỉ thấy y lắc đầu cười:
- Trên đời đâu có công sức nào là vô ích? Đọc sách thế nào cũng tốt hơn mù chữ, cha sở dĩ nhất thời gặp phải trắc trở, không phải do năng lực của cha, mà là do cha chọn sai nghề.
- Con nói cha chọn sai nghề sao?
Thẩm Hạ nói yếu ớt.
- Đúng!
Thẩm Mặc tự tin nói:
- Về sau hài nhi chọn cho cha một nghề thích hợp, chỉ cần cha nghe con, nở mặt với đời thì chưa dám nói, ít nhất cha củng nổi bật ở thành Thiệu Hưng này.
- Nghề gì thế?
Thẩm Hạ hết sức tò mò.
- Điều này con chưa nghĩ ra.
Thẩm Mặc giang hay tay ra, nói:
- Nhưng không cần vội, đại phu nói cha phải tĩnh dưỡng một tháng, trong tháng này con sẽ nghĩ ra cho cha. Hiện giờ quan trọng nhất là ăn uống, con đi nấu cơm đây.
Nói rồi bắt đầu làm việc.
Nhìn bóng lưng bận rộn của y, Thâm Hạ đột nhiên cười an ủi :" Mặc dù ta ăn hại, nhưng có đưa con trai giỏi, thế là đủ rồi."
***
Tài nghệ của Thẩm Mặc chẳng phải đùa, đó là do nhiều năm sống độc lập luyện được, chẳng bao lâu y đã nhào bột mỳ xong, cán thành miếng bột mỳ vừa tròn vừa lớn, rồi dùng dao cắt thành từng sợi mỳ dài, rắc bột lên đặt ở trên bàn làm khô.
Chuẩn bị sợi mỳ xong, công việc còn lại thì đơn giản rồi, Thẩm Mặc lấy một quả trứng gà trong giỏ đập vào bát đánh thật kỹ, rồi đặt chảo lên bếp, tráng thành một lớp mỏng, lấy ra cắt thành trừng sợi. Đợi mỳ nấu xong cho muối và trứng lên, thế là thành một bát mỳ Dương Xuân thơm phưng phức.
Thẩm Hạ nhận lấy bát mỳ thử một miếng, liên tục gật đầu:
- Thanh đạm ngon miệng, không tệ không tệ.
Nói tới đó lại có chút sụt sùi:
- Khi mẹ con còn, một lần nấu mỳ đều cho hành.
- Con biết.
Thẩm Mặc vừa ăn từng miếng mỳ lớn, vừa hàm hồ đáp.
***
Vừa ăn song bữa sáng liền nghe thấy tiếng gõ cửa.
Thẩm Mặc lau tay, đem bát đũa xếp chỉnh tề, mở cửa ra nhìn, là tên gia đinh áo xanh hôm qua.
Chỉ thấy hắn ôm hai cái bọc chăn đệm hoàn toàn mới, theo đằng sau còn có hai hạ nhân ăn mặc tương tự, một tên bê hai cái ghế, còn có mấy thứ lặt vặt như cốc chén; tên còn lại thì sách hai cái sọt, cái bên trái đựng dầu mỡ muối mắm, bên phải chất đầy các loại đồ ăn rau thịt.
- Công tử, những thứ này ở trên cấp xuống.
Tên gia đinh kia cười với Thẩm Mặc:
- Lão gia đã dặn, sau này đồ dùng thường ngày của công tử đều do trong phủ bao hết.
Thẩm Mặc vội đưa ba người vào phòng, lại rót nước mời ngồi, ba người chối từ:
- Chúng tôi còn có việc phải làm, không thể ở lâu.
Nói rồi rảo bước rời khỏi tiểu lâu.
Bọn họ vừa đi Thẩm Hạ liền trách:
- Triều Sinh, làm sao có thể lấy đồ của người ta? Chúng ta không nên nhận.
- Chuyện này bên trên quyết định, nói với bọn họ có tác dụng gì?
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Cha dưỡng bệnh khỏe trước đã, sau này hai cha con cùng tính kế kiếm một nghề mưu sinh, sớm ngày chuyển ra mới là chuyện chính.
Xem ra y đúng là nghĩ thông rồi.
- Vậy ân tình này thì sao?
Thẩm Hạ không chuyển biến nhanh được như thế.
- Dù sao nợ một cái cũng là nợ, nợ hai cái cũng là nợ.
Thẩm Mặc nói:
- Cứ từ từ trả là được.
Tác giả :
Tam Giới Đại Sư