Pokemon: Thế Giới Đi Đến Hồi Kết
Chương 59: Ký Ức Bị Phong Ấn (Phần 1): Thôn Angas Và Đền Thờ Thần (2)
...
Lần này Triệu Phong không còn hóa thân thành người thứ ba đứng ngoài để quan sát, mà trực tiếp hóa thành Triệu Phong bé con kia. Dẫu hòa vào thân xác Triệu Phong bé con, Triệu Phong gần 16 tuổi vẫn không thể nào điều khiển được cơ thể Triệu Phong bé con làm ra bất cứ việc gì. Hắn giống như lần trước, chỉ có thể chịu trận, như thể một kẻ qua đường, việc duy nhất có thể làm là trơ mắt nhìn mọi chuyện phát sinh. Có lẽ nói một cách chính xác hơn, Triệu Phong “ một lần nữa” trải qua những sự kiện này.
...
Triệu Phong nó nói hụt hơi trong lúc ba nó đến đứng bên cạnh cùng xem. Tấm áp phích được nước chừa ra không bị làm hỏng, và hai cha con có thể nhận ra màu sắc nguyên thuỷ của con quay to màu đỏ và người đàn ông mặc đồ xanh đội mũ ống cao đứng phía trước. Triệu Phong nói:
- Coi cái này nữa nè. Bị cận nặng ư? Hãy đến phòng bệnh của bác sĩ Alex!
Một nét vẽ thô kệch miêu tả một ông béo tốt phục phịch có bộ râu quai nón đang cầm một cái kính.
Hai cha con đi thêm một đoạn nữa, bước vòng qua một núi xà bần đổ xuống sàn từ cái cổng tò vò. Triệu Nguyên bảo con trai:
- Lối đó ắt là dẫn tới một sân ga khác.
Cả hai ngừng bước để ngắm một cái băng ghế bằng sắt có chậm trổ trang trí.
- Cái này mà để trong vườn thì đẹp lắm. Nó chỉ cần chà sạch và sơn vài nước lên cho láng lẩy.
Triệu Nguyên lẩm bẩm trong lúc Triệu Phong rọi đèn soi vào một của gỗ khuất trong bóng tối. Nó nhìn đăm đăm cánh cửa hỏi:
- Ba à, trong bản thiết kế của ba có một văn phòng hay cái gì như vậy không?
- Một văn phòng hả?
Triệu Nguyên đáp, vừa lục lọi các túi áo cho đến khi lấy được ra tấm giấy mà ông tìm.
- Để ba coi lại.
Triệu Phong không đợi câu trả lời, đẩy vào cánh cửa. Cửa đóng chặt. Triệu Nguyên nhanh chóng mất hết hứng thú với bản thiết kế, đi tới giúp con trai, cả hai hè nhau kề vai đẩy cánh cửa mở ra.
Cửa bị kẹt cứng trong khung, nhưng hai cha con nỗ lực lần thứ ba thì cánh cửa chịu thua. Nó bật mở, hai cha con té lăn kềnh vô phòng, liền sau đó bị một trận xà bần vụn trút xuống đầu và vai.
Vừa ho vừa dụi bụi trong mắt, hai cha con vạch lối đi qua một rừng mạng nhện. Triệu Phong khẽ la lên:
- Oái!
Ngay giữa văn phòng nho nhỏ, hai cha con nhận ra một cái bàn giấy và một cái ghế phủ đầy bụi. Triệu Phong cẩn thận đi tới đằng sau cái ghế, và dùng bàn tay đi găng phủ lớp bụi bám nhện giăng trên tường để lộ ra tấm bản đồ to đã mờ của hệ thống đường xe lửa.
- Có thể là văn phòng của trưởng trạm.
Triệu Nguyên vừa nói vừa lau bụi trên mặt bàn giấy bằng cánh tay, một tấm giấy thấm lộ ra, bên cạnh đó là một vật thể nhỏ, xỉn màu vì thời gian, rỉ chất gì xanh xanh trên mặt bàn.
- Tuyệt vời! Máy điện báo đường sắt, được chế tạo hết sức tinh xảo, ba dám chắc nó làm bằng đồng.
Hai bức tường của căn phòng được kê kín những kệ hồ sơ chất đầy những hộp bìa cứng đã mục. Triệu Phong chọn một hộp ngẫu nhiên, bưng ra bàn thật nhanh, như thể sợ cái hột vụn nát ngay trong tay nó. Nó nhấc lên một nắp hộp méo mó, tò mò nhìn những tập vé cũ ở bên trong. Nó cầm một tập lên, nhưng sợi dây thun cột bị bục đứt, khiến những mẩu vé vụn rơi lả ta khắp mặt bàn.
Triệu Nguyên nói:
- Vé trắng, người ta chưa in chúng.
- Đúng như ba nói!
Triệu Phong xác nhận. Trong lúc nghiên cứu những tấm vé, nó không ngừng kinh ngạc về kiến thức của ba mình. Nhưng Triệu Nguyên không còn để tai nghe nó nữa. Ông đang quỳ xuống, kéo một vật gì đó nặng nề trên một cái kệ thấp hơn. Vật đó được gói trong một miếng vải mục, khi ông chạm ta vào thì nó đã rời ra. Khi Triệu Phong ngoái lại để nhìn cái vật giống như một cái máy đánh chữ cũ có một tay quay khổng lồ ở bên cạnh, Triệu Nguyên long trọng nói:
- Còn đây là một mẫu máy in cổ xưa. Hơi bị mòn, nhưng chúng ta có thể đánh bóng lại nó.
- Để cho vô viện bảo tàng à?
- Không, cho vô bộ sưu tập của ba.
Triệu Nguyên đáp. Ông ngập ngừng một chút, gương mặt ông lộ rõ vẻ nghiêm chỉnh.
- Thế này, Phong nhé: Cha con mình không hé lộ cho bất cứ ai biết một lời về chuyện này, không một lời nào cho bất cứ ai, con hiểu không?
- Dạ?
Triệu Phong xoay hẳn người lại, hơi nhướng chân mày lên. Đâu có vẻ gì là cha nó sẽ đi rao khắp nơi cái chuyện cha con nó chúi mũi đào bới mấy món đồ linh tinh dưới lòng đất lúc rỗi hơi - mà chắc gì sẽ có ai thèm quan tâm tới. Niềm say mê của hai cha con nó đối với những thứ bị chôn vùi và những thứ chưa được khám phá ra là một điều cha con nó không chia sẻ với ai hết, một kiểu khế ước khiến hai cha con nó gắn bó khăng khít với nhau.
Cả hai đứng trong văn phòng, ngọn đèn trên mũ người này soi tỏ gương mặt người kia. Bởi vì người con trai chưa đáp lời cha, Triệu Nguyên bèn nhìn thẳng vào mắt con và nói tiếp:
- Ba có cần nhắc con nhớ chuyện gì xảy ra hồi năm ngoái về vụ biệt thự Phô Sky không? Tay giáo sư lừng lẫy ấy xuất hiện, cướp công đào xới và chiếm hết vinh quang. Chính ba là người đã khám phá ra chỗ đó, vậy mà ba được gì? Một dòng ghi nhận tí ti bị vùi lấp bởi nỗ lực lớn lao chẳng phải của hắn trong bài luận văn.
- Dạ, con nhớ.
Triệu Phong đáp, nhớ lại cơn uất phẫn của cha nó và trận lôi đình bùng phát từ lần đó.
- Muốn chuyện đó xảy ra lần nữa sao?
- Không, dĩ nhiên là không.
- Ừ lần này ba nhất định không chịu thân phận một ghi chú cuối trang sách đâu. Ba không muốn ai biết về nơi này. Lần này không ai được phỗng tay trên của ba vụ này. Con đồng ý không?
Triệu Phong gập đầu đồng ý, khiến cho ánh đèn trên cái mũ của nó vọt lên vọt xuống trên tường.
Triệu Nguyên liếc nhìn đồng hồ đeo tay.
- Cha con mình phải trở về thôi.
- Dạ.
Triệu Phong đáp giọng miễn cưỡng, cha nó nhận ra ngay cái giọng đó.
- Không có gì thực sự gấp gáp lắm, đúng không? Tối mai chúng ta sẽ dành thời gian thám hiểm phần còn lại.
- Dạ, con thấy cũng được.
Triệu Phong đáp vẻ không nhiệt tình lắm trong lúc đi về phía cửa.
Triệu Nguyên thân mật vỗ vỗ lên cái mũ bảo hộ của con trai khi hai cha con ra khỏi văn phòng.
- Triệu Phong à, ba phải nói đây là một phát hiện đáng đồng tiền. Suốt mấy tháng trời đào xới cũng bỏ công, đúng không?
Hai cha con đã tới lỗ trống, và sau khi nhìn lại lần cuối sân ga, cả hai trèo trở lại đường hầm. Được khoảng sáu thước thì đường hầm mở ra đủ rộng để hai cha con sóng bước cạnh nhau. Nếu Triệu Nguyên cúi xuống một tí thì đường hầm đủ cao cho ông đứng người lên. Ông xem xét những súc gỗ trên đầu và tuyên bố:
- Chúng ta cần phải tăng cường gấp đôi các thanh giằng và trụ chống. Thay vì cách mỗi mét một, thì như chúng ta vừa bàn, sẽ phải hai cho mỗi mét.
- Dạ, không thành vấn đề đâu ba.
Triệu Phong cam đoan với cha nó, giọng không thuyết phục lắm. Triệu Nguyên dùng giày ống đá hất đống đất sét nằm trên sàn của đường hầm, nói tiếp:
- Và chúng ta cần vận chuyển đống này đi chỗ khác. Ta đâu có muốn bị dính nhèm nhẹp dưới này, đúng không nào?
- Dạ, không.
Triệu Phong đáp yếu ớt, không thực tâm nó có ý định làm gì hết. Nỗi hào hứng khám phá thuần túy của nó thường đưa tới kết quả là coi thường những nguyên tắc an toàn mà cha nó đề ra. Niềm say mê của nó là đào, và đầu óc của nó chẳng bận tâm chút gì cho cái chuyện mất thì giờ là “dọn dẹp” như Triệu Nguyên đang đặt ra. Với lại đằng nào đi nữa thì hiếm hoi lắm cha nó mới xung phong giúp nó cuốc với đào, ông thường xuất hiện khi nó đã bày xong mâm cỗ.
Triệu Nguyên lơ đãng huýt sáo qua kẽ răng trong lúc chậm bước lại để xem xét một đống ván gỗ và một tháp xô chậu chất chồng lên nhau gọn ghẽ. Hai cha con đi tiếp đường hầm theo đà lên dốc, Triệu Nguyên dừng bước nhiều lần nữa để kiểm tra những trụ chống bằng gỗ ở hai bên vách. Ông dùng bàn tay vỗ lên chúng, khi ông làm vậy, tiếng huýt sáo vu vơ của ông cất lên cao tông thành một thứ tiếng ré eng éc không ai khác phát ra được.
Cuối cùng lối đi trở nên bằng phẳng và rộng ra thành một căn phòng lớn hơn, trong phòng có một cái bàn thô và hai cái ghế bành ngó thấy thảm thương. Hai cha con liệng một mớ dụng cụ của mình lên bàn, rồi trèo nốt đoạn cuối con đường hầm để tới lối ra vào.
Đúng khi đồng hồ thành phố gõ xong bảy tiếng, ở một góc trong bãi đậu xe quảng trường, một miếng tôn lắp ghép trên mặt đất được nhấc lên vài centimet. Trời lúc đó chớm thu, mặt trời vừa chạm đường chân trời, hai cha con yên chí bên ngoài vắng vẻ an toàn, bèn đẩy tấm tôn ra, để lộ một cái lỗ to trên mặt đất, miệng lỗ viền khung gỗ. Hai người nhô đầu lên một tí, nhìn quanh quất, kiểm tra lần nữa để yên chí là không có ai trong bãi đậu xe, rồi mới trèo ra khỏi lỗ. Sau khi đậy lại tấm tôn che kín lối ra vào, Triệu Phong gạt bụi đất lên tấm tôn để ngụy trang.
Một làn gió nhẹ thổi xào xạc qua hàng rào quanh bãi đậu xe. Một tờ báo bị gió cuốn tròn trên mặt đất, được đà tung những ruột báo xung quanh như những trái lông chông. Mặt trời dần khuất, trải bóng hoàng hôn lên khắp khu nhà kho xung quanh và hắt lên bề mặt lát gạch đỏ của khu cư xá. Hai cha con nhà Triệu Phong ung dung rời khỏi bãi đậu xe, dáng vẻ y chang hai kẻ truy tìm kho báu đã để lại kho tàng dưới chân đồi mà về thành phố.
Lần này Triệu Phong không còn hóa thân thành người thứ ba đứng ngoài để quan sát, mà trực tiếp hóa thành Triệu Phong bé con kia. Dẫu hòa vào thân xác Triệu Phong bé con, Triệu Phong gần 16 tuổi vẫn không thể nào điều khiển được cơ thể Triệu Phong bé con làm ra bất cứ việc gì. Hắn giống như lần trước, chỉ có thể chịu trận, như thể một kẻ qua đường, việc duy nhất có thể làm là trơ mắt nhìn mọi chuyện phát sinh. Có lẽ nói một cách chính xác hơn, Triệu Phong “ một lần nữa” trải qua những sự kiện này.
...
Triệu Phong nó nói hụt hơi trong lúc ba nó đến đứng bên cạnh cùng xem. Tấm áp phích được nước chừa ra không bị làm hỏng, và hai cha con có thể nhận ra màu sắc nguyên thuỷ của con quay to màu đỏ và người đàn ông mặc đồ xanh đội mũ ống cao đứng phía trước. Triệu Phong nói:
- Coi cái này nữa nè. Bị cận nặng ư? Hãy đến phòng bệnh của bác sĩ Alex!
Một nét vẽ thô kệch miêu tả một ông béo tốt phục phịch có bộ râu quai nón đang cầm một cái kính.
Hai cha con đi thêm một đoạn nữa, bước vòng qua một núi xà bần đổ xuống sàn từ cái cổng tò vò. Triệu Nguyên bảo con trai:
- Lối đó ắt là dẫn tới một sân ga khác.
Cả hai ngừng bước để ngắm một cái băng ghế bằng sắt có chậm trổ trang trí.
- Cái này mà để trong vườn thì đẹp lắm. Nó chỉ cần chà sạch và sơn vài nước lên cho láng lẩy.
Triệu Nguyên lẩm bẩm trong lúc Triệu Phong rọi đèn soi vào một của gỗ khuất trong bóng tối. Nó nhìn đăm đăm cánh cửa hỏi:
- Ba à, trong bản thiết kế của ba có một văn phòng hay cái gì như vậy không?
- Một văn phòng hả?
Triệu Nguyên đáp, vừa lục lọi các túi áo cho đến khi lấy được ra tấm giấy mà ông tìm.
- Để ba coi lại.
Triệu Phong không đợi câu trả lời, đẩy vào cánh cửa. Cửa đóng chặt. Triệu Nguyên nhanh chóng mất hết hứng thú với bản thiết kế, đi tới giúp con trai, cả hai hè nhau kề vai đẩy cánh cửa mở ra.
Cửa bị kẹt cứng trong khung, nhưng hai cha con nỗ lực lần thứ ba thì cánh cửa chịu thua. Nó bật mở, hai cha con té lăn kềnh vô phòng, liền sau đó bị một trận xà bần vụn trút xuống đầu và vai.
Vừa ho vừa dụi bụi trong mắt, hai cha con vạch lối đi qua một rừng mạng nhện. Triệu Phong khẽ la lên:
- Oái!
Ngay giữa văn phòng nho nhỏ, hai cha con nhận ra một cái bàn giấy và một cái ghế phủ đầy bụi. Triệu Phong cẩn thận đi tới đằng sau cái ghế, và dùng bàn tay đi găng phủ lớp bụi bám nhện giăng trên tường để lộ ra tấm bản đồ to đã mờ của hệ thống đường xe lửa.
- Có thể là văn phòng của trưởng trạm.
Triệu Nguyên vừa nói vừa lau bụi trên mặt bàn giấy bằng cánh tay, một tấm giấy thấm lộ ra, bên cạnh đó là một vật thể nhỏ, xỉn màu vì thời gian, rỉ chất gì xanh xanh trên mặt bàn.
- Tuyệt vời! Máy điện báo đường sắt, được chế tạo hết sức tinh xảo, ba dám chắc nó làm bằng đồng.
Hai bức tường của căn phòng được kê kín những kệ hồ sơ chất đầy những hộp bìa cứng đã mục. Triệu Phong chọn một hộp ngẫu nhiên, bưng ra bàn thật nhanh, như thể sợ cái hột vụn nát ngay trong tay nó. Nó nhấc lên một nắp hộp méo mó, tò mò nhìn những tập vé cũ ở bên trong. Nó cầm một tập lên, nhưng sợi dây thun cột bị bục đứt, khiến những mẩu vé vụn rơi lả ta khắp mặt bàn.
Triệu Nguyên nói:
- Vé trắng, người ta chưa in chúng.
- Đúng như ba nói!
Triệu Phong xác nhận. Trong lúc nghiên cứu những tấm vé, nó không ngừng kinh ngạc về kiến thức của ba mình. Nhưng Triệu Nguyên không còn để tai nghe nó nữa. Ông đang quỳ xuống, kéo một vật gì đó nặng nề trên một cái kệ thấp hơn. Vật đó được gói trong một miếng vải mục, khi ông chạm ta vào thì nó đã rời ra. Khi Triệu Phong ngoái lại để nhìn cái vật giống như một cái máy đánh chữ cũ có một tay quay khổng lồ ở bên cạnh, Triệu Nguyên long trọng nói:
- Còn đây là một mẫu máy in cổ xưa. Hơi bị mòn, nhưng chúng ta có thể đánh bóng lại nó.
- Để cho vô viện bảo tàng à?
- Không, cho vô bộ sưu tập của ba.
Triệu Nguyên đáp. Ông ngập ngừng một chút, gương mặt ông lộ rõ vẻ nghiêm chỉnh.
- Thế này, Phong nhé: Cha con mình không hé lộ cho bất cứ ai biết một lời về chuyện này, không một lời nào cho bất cứ ai, con hiểu không?
- Dạ?
Triệu Phong xoay hẳn người lại, hơi nhướng chân mày lên. Đâu có vẻ gì là cha nó sẽ đi rao khắp nơi cái chuyện cha con nó chúi mũi đào bới mấy món đồ linh tinh dưới lòng đất lúc rỗi hơi - mà chắc gì sẽ có ai thèm quan tâm tới. Niềm say mê của hai cha con nó đối với những thứ bị chôn vùi và những thứ chưa được khám phá ra là một điều cha con nó không chia sẻ với ai hết, một kiểu khế ước khiến hai cha con nó gắn bó khăng khít với nhau.
Cả hai đứng trong văn phòng, ngọn đèn trên mũ người này soi tỏ gương mặt người kia. Bởi vì người con trai chưa đáp lời cha, Triệu Nguyên bèn nhìn thẳng vào mắt con và nói tiếp:
- Ba có cần nhắc con nhớ chuyện gì xảy ra hồi năm ngoái về vụ biệt thự Phô Sky không? Tay giáo sư lừng lẫy ấy xuất hiện, cướp công đào xới và chiếm hết vinh quang. Chính ba là người đã khám phá ra chỗ đó, vậy mà ba được gì? Một dòng ghi nhận tí ti bị vùi lấp bởi nỗ lực lớn lao chẳng phải của hắn trong bài luận văn.
- Dạ, con nhớ.
Triệu Phong đáp, nhớ lại cơn uất phẫn của cha nó và trận lôi đình bùng phát từ lần đó.
- Muốn chuyện đó xảy ra lần nữa sao?
- Không, dĩ nhiên là không.
- Ừ lần này ba nhất định không chịu thân phận một ghi chú cuối trang sách đâu. Ba không muốn ai biết về nơi này. Lần này không ai được phỗng tay trên của ba vụ này. Con đồng ý không?
Triệu Phong gập đầu đồng ý, khiến cho ánh đèn trên cái mũ của nó vọt lên vọt xuống trên tường.
Triệu Nguyên liếc nhìn đồng hồ đeo tay.
- Cha con mình phải trở về thôi.
- Dạ.
Triệu Phong đáp giọng miễn cưỡng, cha nó nhận ra ngay cái giọng đó.
- Không có gì thực sự gấp gáp lắm, đúng không? Tối mai chúng ta sẽ dành thời gian thám hiểm phần còn lại.
- Dạ, con thấy cũng được.
Triệu Phong đáp vẻ không nhiệt tình lắm trong lúc đi về phía cửa.
Triệu Nguyên thân mật vỗ vỗ lên cái mũ bảo hộ của con trai khi hai cha con ra khỏi văn phòng.
- Triệu Phong à, ba phải nói đây là một phát hiện đáng đồng tiền. Suốt mấy tháng trời đào xới cũng bỏ công, đúng không?
Hai cha con đã tới lỗ trống, và sau khi nhìn lại lần cuối sân ga, cả hai trèo trở lại đường hầm. Được khoảng sáu thước thì đường hầm mở ra đủ rộng để hai cha con sóng bước cạnh nhau. Nếu Triệu Nguyên cúi xuống một tí thì đường hầm đủ cao cho ông đứng người lên. Ông xem xét những súc gỗ trên đầu và tuyên bố:
- Chúng ta cần phải tăng cường gấp đôi các thanh giằng và trụ chống. Thay vì cách mỗi mét một, thì như chúng ta vừa bàn, sẽ phải hai cho mỗi mét.
- Dạ, không thành vấn đề đâu ba.
Triệu Phong cam đoan với cha nó, giọng không thuyết phục lắm. Triệu Nguyên dùng giày ống đá hất đống đất sét nằm trên sàn của đường hầm, nói tiếp:
- Và chúng ta cần vận chuyển đống này đi chỗ khác. Ta đâu có muốn bị dính nhèm nhẹp dưới này, đúng không nào?
- Dạ, không.
Triệu Phong đáp yếu ớt, không thực tâm nó có ý định làm gì hết. Nỗi hào hứng khám phá thuần túy của nó thường đưa tới kết quả là coi thường những nguyên tắc an toàn mà cha nó đề ra. Niềm say mê của nó là đào, và đầu óc của nó chẳng bận tâm chút gì cho cái chuyện mất thì giờ là “dọn dẹp” như Triệu Nguyên đang đặt ra. Với lại đằng nào đi nữa thì hiếm hoi lắm cha nó mới xung phong giúp nó cuốc với đào, ông thường xuất hiện khi nó đã bày xong mâm cỗ.
Triệu Nguyên lơ đãng huýt sáo qua kẽ răng trong lúc chậm bước lại để xem xét một đống ván gỗ và một tháp xô chậu chất chồng lên nhau gọn ghẽ. Hai cha con đi tiếp đường hầm theo đà lên dốc, Triệu Nguyên dừng bước nhiều lần nữa để kiểm tra những trụ chống bằng gỗ ở hai bên vách. Ông dùng bàn tay vỗ lên chúng, khi ông làm vậy, tiếng huýt sáo vu vơ của ông cất lên cao tông thành một thứ tiếng ré eng éc không ai khác phát ra được.
Cuối cùng lối đi trở nên bằng phẳng và rộng ra thành một căn phòng lớn hơn, trong phòng có một cái bàn thô và hai cái ghế bành ngó thấy thảm thương. Hai cha con liệng một mớ dụng cụ của mình lên bàn, rồi trèo nốt đoạn cuối con đường hầm để tới lối ra vào.
Đúng khi đồng hồ thành phố gõ xong bảy tiếng, ở một góc trong bãi đậu xe quảng trường, một miếng tôn lắp ghép trên mặt đất được nhấc lên vài centimet. Trời lúc đó chớm thu, mặt trời vừa chạm đường chân trời, hai cha con yên chí bên ngoài vắng vẻ an toàn, bèn đẩy tấm tôn ra, để lộ một cái lỗ to trên mặt đất, miệng lỗ viền khung gỗ. Hai người nhô đầu lên một tí, nhìn quanh quất, kiểm tra lần nữa để yên chí là không có ai trong bãi đậu xe, rồi mới trèo ra khỏi lỗ. Sau khi đậy lại tấm tôn che kín lối ra vào, Triệu Phong gạt bụi đất lên tấm tôn để ngụy trang.
Một làn gió nhẹ thổi xào xạc qua hàng rào quanh bãi đậu xe. Một tờ báo bị gió cuốn tròn trên mặt đất, được đà tung những ruột báo xung quanh như những trái lông chông. Mặt trời dần khuất, trải bóng hoàng hôn lên khắp khu nhà kho xung quanh và hắt lên bề mặt lát gạch đỏ của khu cư xá. Hai cha con nhà Triệu Phong ung dung rời khỏi bãi đậu xe, dáng vẻ y chang hai kẻ truy tìm kho báu đã để lại kho tàng dưới chân đồi mà về thành phố.
Tác giả :
TAD