Phục Hưng
Chương 50 đại quân xuất phát.
Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Hạ tuần tháng bốn, Vũ Tiến mang đội thuyền về đến Thuận Hoá, nghỉ ngơi được tuần lễ lại lên đường đi qua Tân đảo. Lần này Đại Hải đúng là bán cả nhà cả cửa mua đồ cho hắn mang đi, lương thực, thạch thủy khỏi bàn, chất đầy lương thuyền, thêm nữa là đồ sắt, khí cụ, rau muối,mang đi được gì cho mang đi hết. Tiếc lỗi hắn xin thêm quân Đại Hải không điều đi cho được, giờ Thuận Hoá đang cần gấp, Tân đảo đành đợi sau thôi. Nhưng hắn cũng không về tay không, Đại Hải để hắn mang đi 2 vạn dân chúng, hầu hết đều là thanh tráng, trai đơn gái chiếc, hoặc là mới lập gia đình, chưa con chưa cái, không có cha mẹ già cần phụng dưỡng. Người nhiều, lương nhiều như vậy, 10 thuyền không đủ, may mà Phú béo tạt về một chuyến, mang thêm 2 tọa thuyền, cộng thêm thuyền của thương đội, vừa đủ trở hết người qua Tân đảo.
Không lấy được thêm lính, Vũ Tiến cũng không có lo lắng, thêm 2 vạn dân, tráng đinh quá nửa, không lo không có quân. Qua Tân đảo đánh nhau với đám thổ dân cầm gậy gỗ, tân binh dùng vẫn được, tiện thể luyện quân luôn. Đã vậy tướng quân còn cho phép lấy người từ đám nô lệ chèo thuyền với thổ dân tham quân, xung làm pháo hôi, không gì tốt bằng. Chỉ hứa cho tự do là chúng y như rằng, nô nức tham gia tuyển quân, vài ngàn quân Lê dương không phải khó.
Muốn xưng bá châu Á thì mình người Việt là không đủ. Đến đầu thời nhà Hồ mới trên dưới 5 triệu, có thể nói là đất rộng người thưa, khu vực Vịnh Bắc Bộ còn khai phá không hết chứ nói chi đến xưng hùng xưng bá. Dĩ nhiên là qua nghìn năm phát triển, khu vực đồng bằng màu mỡ hay vị trí địa lý thuận lợi thì tổ tiên ta cũng khai phá hết rồi, nói khai phá không hết là không khai phá triệt để như thời hiện đại mà thôi. Hiện đại, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, sống trên mảnh đất hình chữ S hơn 300000 km2, khu vực đồng bằng ven biển coi như khai phá triệt để, còn vùng núi thì chưa vẫn còn nhiều khó khăn…..
Tại sao Trung Quốc dám hổ báo như vậy? Chủ yếu là do họ đông người, giết mãi không hết, dân du mục mạnh mẽ đến đâu, hãm vào Trung Nguyên cũng bị đồng hoá hết, ai kêu tộc đàn ít, văn hoá không phát triển. Đặc biệt thời phong kiến, chiến tranh vũ khí lạnh, người càng đông, nước càng mạnh, lãnh thổ sẽ càng rộng (thế mới nuôi hết nổi dân). Càng đông, mộ lính càng nhiều, địch thủ có mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng phải dẹo, 2 đánh một không chột cũng què, mà 100 đánh 1 thì đánh đấm cái gì nữa. Mà kể cả đánh thua, đất bị chiếm thì mấy trăm năm sau cũng đồng hoá sạch sẽ quân xâm lược, lúc đấy lại biến tất thành người mình. Phải nói, việc đồng hóa, người Hán làm rất xuất sắc.
Đại Hải hắn biết là người Việt lúc này không đông, muốn xưng hùng xưng bá ở châu Á vẫn chưa đủ nên phải có nhiều sắc quân khác cùng chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của người Việt. Vậy nên, các quân đoàn Lê Dương là không thể tốt hơn. Đế chế La Mã hùng mạnh như vậy mà còn thu nạp người man (Germanic, Gaul,....) vào các quân đoàn, cớ sao người Việt lại không. Khốn nỗi quân Lê dương không phải cứ muốn lập mà được, ít nhất phải tìm được nguồn mộ lính, rồi việc trả lương, hứa hẹn cấp quốc tịch các thứ, rất lằng nhằng rắc rối và cần thời gian. Nguồn mộ lính lý tưởng của Đại Hải là các dân tộc thiểu số miền núi quanh Thuận Hoá, ít nhất họ chung sống cùng người Việt nhiều năm, biết tiếng Việt và có đôi nét hiểu biết về người Việt và Đại Hải hắn có chút tiếp xúc qua việc bán muối. Nhưng giờ vẫn chưa làm được, ai kêu Thuận Hóa còn nghèo đây.
Nhưng Tân đảo thì khác, thổ dân đi bắt là được, nô lệ thì tốn chút tiền đi mua, Đại Hải cho phép Vũ Tiến trước lập mấy doanh quân Lê dương trước, xung làm pháo hôi đi dò đường với trấn áp các bộ lạc bản xứ, lấy kinh nghiệm, sau này quen tay thì mở rộng. Hiện tại quân Lê dương bên Tân đảo không cần trả công, bao ăn no là được. Quá ổn thoả. Lũ nô lệ chèo thuyền, không ít tên trước làm cướp, sức chiến đấu không kém đi đâu, dân bản xứ thì quanh năm săn bắn, chiến đấu theo đội hình chưa chắc mạnh nhưng được cái hung hãn, những tên hung hãn mà không nghe lời thì giết hết lúc trước rồi, không lo.
Việc Tân đảo cứ thế giải quyết, lần này Lê Toàn cũng đi qua, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Quan trọng bây giờ là trận chiến Đại Việt-Chiêm Thành sắp tới.
Đêm khuya tĩnh mịch, cả toà thành đã lâm vào giấc sâu nhưng thư phòng Đại Hải vẫn sáng đèn, hắn trầm ngâm nhìn tấm bản đồ Đại Việt trên bàn.
“Hắc Thủy, Thăng Long có động tĩnh gì chưa.”
Đại Hải cất tiếng hỏi, phá vỡ tĩnh lặng nhưng trong phòng lúc này chỉ có Đại Hải ngồi đó, không thấy ai khác...
“Đại quân đã di chuyển. Bộ binh theo Hoàng Thế Phụng, thủy binh Lê Quý Ly dẫn đầu, ước chừng qua tuần là đến Hoành Sơn.” từ góc tối căn phòng, một giọng nói nhẹ khàn khàn vang lên.
“Có bao nhiêu người.”
“Phía triều đình phao tin có 20 vạn đại quân nhưng thực chất chỉ có 5 vạn lính chiến cùng 2 vạn thủy binh, 250 chiến thuyền. Ngoài ra có 5 vạn dân phu tải lương.”
“Không ít đâu. Chất lượng thế nào.”
“Lính Hoàng Phụng Thế mang theo quá nửa là tân binh. Còn Lê Quý Ly mang đi là tinh nhuệ, nhưng cũng không khá hơn bao nhiêu. Lần này đại quân mang theo nhiều hoả khí, toàn bộ đặt trên thuyền chuyển vào.”
“Hừm. Được rồi. Ngươi lui trước đi.”
“Rõ.” Trong góc tối đã không còn ai ở đó nữa, người kia ra đi mà không để lại bất kỳ tiếng động, nhẹ như cơn gió.
Đại Hải vẫn ngồi đó suy tư về trận chiến sắp tới. Chỉ là một cuộc chinh phạt đơn giản hay âm mưu quỷ kế gì đây…..với đội quân mạnh như vậy, sao lại quá dễ dàng bại trên đất Chiêm. Do chủ quan ư???
…..
Tháng năm tới, mới tờ mờ sáng, gà chưa kịp gáy mà mặt trời đã lên cao, ánh nắng dịu dàng ấm áp tràn ngập sức sống của mùa xuân đi tự bao giờ, thay vào đó là cái nắng chói chang như thiêu như đốt của mùa hạ. Những cơn gió Lào lầm lũi vượt dãy Trường Sơn, từng đợt từng đợt thổi xuống, bao cái mát mẻ ẩm ướt để hết bên đất Lào, cho Đại Việt toàn là khô hanh, nóng nực. Mặt đất như hỏa lò, không khí tưởng chừng như không còn hơi nước, vạn vật thiếu sinh cơ, oằn mình chống lại cơn khát, nhiều cây non không chịu nổi chết khô cong queo. u cũng là pháp tắc tự nhiên, kẻ yếu thì khó tồn tại lúc khó khăn.
Giữa cái nắng chang chang đó, một đoàn quân lầm lũi tiến tới, kéo dài cả chục dặm, bụi bay ngợp trời. Binh lính ai đấy đều mỏi mệt, mồ hôi nhễ nhại, môi khô khốc. Thi thoảng có người ngã khụy xuống bất tỉnh, đồng bạn lại phải hì hục cáng lên, đút cho trút nước từ bao da sắp rỗng ruột mới hồi hồi lại, rồi cắn răng cắm mặt đi tiếp.
Mặt đất bỏng rát như muốn rán chín những đôi chân trần chai sạn này.
“Nóng quá!!! Quỷ tha ma bắt cái xứ này, bao giờ mới đến nơi đây.” Một tên lính cởi trần trùng trục, mặc cho nắng gắt thiêu đốt làn da, vừa kệ lệ ôm cây cờ vừa hỏi.
“Còn lâu mày. Nghe đô trưởng nói còn trăm dặm nữa mới tới Hoành Sơn quan.” Tên bên cạnh thở hổn hển nói, tấm giáp da của hắn đã cởi ra từ bao giờ, buộc vào cán giáo mà gánh, y cũng ở trần, ngươi đen thui đầy mồ hôi.
“Lâu quá mà không được nghỉ. Đi thêm nữa tao chết mất. Nắng gắt quá.” Tên kia càu nhàu, lấy tay quẹt mồ hôi cho khỏi vào mắt, nhưng bằng thừa, tay y cũng đầy mồ hôi, chỉ có thêm thôi chứ chẳng bớt được gì.
“Mới đi chưa được nửa canh giờ. Bỏng chân quá, giá có đôi guốc gỗ thì êm.” Tên bên cạnh đáp, vừa đi vừa xuýt xoa. Chân y vốn cũng chai hết rồi, đi đường “êm” như đi giày, nhưng mặt đất nóng quá.
“Gớm, mày lại có tiền mua guốc. Mà có mua được cũng không đi được, phiền lắm, lại cứ cạch cạch, đi chân đất cho mát.” Tên kia dè bỉu.
“Tao thiếu gì tiền, nhưng mày nói đúng, guốc đi trong nhà thôi chứ đi mấy chục dăm đường thế này, được mấy bước thì hỏng. Phí tiền. Đôi giày vải nhà quan tốt hơn.” Tên cầm giáo mặt ước áo nói.
“Thôi, đi giày chỉ tổ thối chân. Nghe tao, chân đất là tốt nhất, vừa bền, vừa không tốn tiền.”
“Mẹ, thằng nhà quê này.”
“Mày với tao cùng quê đấy. Ở đấy mà sĩ diện. Úi, thằng Đá ngất kìa, dìu nó, nhanh.” Tên cầm cờ vội la lên, chạy đến đỡ thằng Đá đồng hương, say nắng ngã chổng vó đằng trước.
“Đây, uống chút đi, uống tí nước vào tỉnh ngay. Mẹ, nắng gì nắng quá, có để ai sống không.” Tên cầm giáo lôi túi nước ra, từng tí từng tí rót vào miệng tên Đá, tay y hơi vụng, có chút nước đổ ra ngoài. Nhìn tí nước đổ ra đất mà y không khỏi tiếc rẻ “ừng ực” nuốt khô từng ngụm, không biết bao giờ mới lấy được thêm nước đây, còn không đến lưng túi.
Tên Đá uống lấy uống để mấy ngụm lớn cũng hồi sức lại, cảm ơn hai thằng đồng hương rồi lục đục bò dậy mà đi tiếp, dù y cũng rất mệt rồi. Haizz, nhưng không đi theo đại quân ở lại chỉ có đường chết, không biết đường, lạ nước lạ cái kiếm đâu ra lương ăn nước uống, chả sống quá ngày mai được. Ba tên lại lầm lũi đi, không mở miệng nói chuyện hay than vãn nữa, tiết kiệm sức, tiết kiệm nước.
Đi thêm nửa canh giờ nữa, đoàn quân đã mệt mỏi không chịu nổi, số người say nắng ngất càng lúc càng nhiều.
“Tướng quân, cho binh sĩ nghỉ thôi, nắng độc quá, đi tiếp sợ sẽ có người chêt mất.”
Một tùy tướng thân mặc giáp sắt, mồ hôi mồ kê nhễ nhại ướt cả áo ngoài, cưỡi ngựa đến gần xe ngựa, nơi Hoàng Thế Phụng ngồi, nói rằng. Không nói đến binh lính, đến y cưỡi ngựa đi đường mã cũng thấy tã không tả được, bộ giáp sắt như cái chảo rang vậy, sắp nướng chín người y rồi.
“Được rồi, kiếm chỗ cho đại quân nghỉ ngơi. Đến chập tối đi tiếp. Nắng quả là gắt thật.” Một giọng trung niên từ xe vọng ra. Y ngồi xe ngựa mát không biết ngoài nắng đến thế nào nhưng nóng thì chính y cũng cảm thấy được. Nghỉ ngơi tí cũng tốt, xuống xe hoạt động chân tay cho đỡ mỏi.
…
“ĐẠI QU N ĐI ĐẾN CÁNH RỪNG PHÍA TRƯỚC HẠ TRẠI NGHỈ NGƠI!!!! CHIỀU TỐI ĐI TIẾP!!!!”. Mấy tên lính liên lạc cưỡi ngựa chạy dọc đoàn quân, vừa đi vừa kêu hét.
“Úi, sắp được nghỉ rồi, cố tí nữa anh em, tao nhìn thấy bờ sông chỗ xa rồi đấy, đến tha hồ uống nước.” Một tên đô trưởng quay lại đốc thúc đám lính của mình, y còn mặc mỗi manh áo vải, bộ giáp sắt được phát cũng cởi ra tự bao giờ, đóng bao mà gánh.
Đoàn quân như được bơm máu, bước đi cũng nhanh hơn, chả mấy chốc mà đã đến bìa rừng. Lệnh nghỉ vừa ban, cả lũ ném hết vũ khí, kéo nhau ra sông, lao cả xuống nước uống lấy uống để. Ấy vậy mà không ai ngăn lại, dại quá, vừa đi nắng về, mồ hôi mồ kê như thế mà nhảy xuống sông, coi chừng chết bất thình lình. Không có kiến thức thật đáng sợ, chết còn không biết tại sao mình chết, không biết hôm nay có bao nhiêu lính Đại Việt chết oan ở đây.
…….
Cùng lúc đó, bên ngoài biển Đông, một đội thuyền chiến khổng lồ đang từ từ tiến đến, dễ đến hàng trăm chiếc, lớn nhỏ đủ cả. Lớn nhất là cổ lâu thuyền, dài cả chục mét, cao chót vót, rồi đến những phúc thuyền rắn chắc, nhưng thuyền mông đồng lướt qua đầu sóng mà đi.
“Sắp tới Thuận Hoá chưa?” Một trung niên, dáng người cao lớn, đôi mắt nhỏ hẹp gian ngoan ngồi nằm trên ghế thái sư, lười biếng hỏi. Y mặc bộ áo bào bằng lụa mỏng, thoáng mát.
“Bẩm tướng quân, nếu thuận gió thì 3 ngày nữa tới.” Tên tùy tướng bên cạnh, giáp vũ hiên ngang, cúi mình cung kính đáp.
“Hừm, không lâu lắm. Chớ quên thúc bọn chèo thuyền không được lười biếng kẻo nỡ việc quân.” Lê Quý Ly nói.
“Thuộc hạ tuân mệnh.”