Phu Quân, Xin Chào!
Chương 18-1
Hai người đại phu nhân và tứ cô nương đang nói chuyện thì bên ngoài bẩm báo rằng có đại cô nương đến. Tam cô nương nghe vậy thì nhíu mày, lập tức đứng lên muốn bỏ đi nhưng lại bị Tiết thị ngăn lại: “Mẹ biết con không thích nó nhưng nó vừa tới con lại bỏ đi, nếu bị truyền ra ngoài thì người khác sẽ nói con không tôn trọng tỷ tỷ. Tốt xấu gì cũng phải chào hỏi một tiếng mới được.”
Lý Tử Kỳ nghe vậy thì miễn cưỡng đứng đợi Lý Tử Trân để tiếp đón rồi liền nhanh chóng cáo từ.
Lý Tử Trân cảm thấy xấu hổ nhưng cũng điều chỉnh lại cảm xúc rất nhanh. Nàng ta nói với Tiết thị: “Mẫu thân, nữ nhi có làm cho người một đôi giày. Người xem có thích không ạ.” Nếu hỏi Đại cô nương Lý Tử Trân am hiểu gì nhất thì chắc chắn câu trả lời sẽ là thêu thùa châm tuyến. . Tay nghề rất tinh tế. Do đó mỗi lần đến hiếu kính mẹ cả, nàng lại mang theo một ít đồ nàng tự tay châm tuyến mà Tiết thị cũng rất thích những thứ nàng làm, mang vào rất thoải mái.
“Là đồ con làm thì ta đều thích. Thật vất vả cho con.”
“Đây là chuyện nữ nhi nên làm.”
Không thể trách Lý Tử Trân lấy lòng Tiết thị, bởi đầu tiên Tiết thị là mẹ cả của nàng ta. Nàng ta và Trình di nương có sống tốt được hay không đều do mẹ cả quyết định. Thứ hai là việc hôn nhân của nàng ta còn phải trông cậy vào Tiết thị này. Tuổi nàng không còn nhỏ nhưng hôn sự vẫn chưa được định, trong lòng nàng ta không thể không vội. Tuy rằng Thái phu nhân có nói qua suy tính của bà nhưng hiện tại Tứ muội đã trở về mà một chút động tĩnh cũng không có, làm cho nàng ta lòng như lửa đốt. Không có khả năng Lý Tử Trân mở miệng đi hỏi nên chỉ có thể lấy lòng mẹ cả để cho xem thử bà ấy liệu có nể mặt nàng ta đã cẩn thận nịnh nọt bấy lâu mà đem đến cho nàng ta chuyện tốt hay không.
Thật ra Đại phu nhân Tiết thị cũng không phải là nữ nhân quá ghen tuông tính toán, nếu không thì Nhị gia Lý Sầm cũng sẽ không được sinh ra sớm như thế. Thử nhìn mà xem Nhị phu nhân ở chi thứ hai còn có thủ đoạn hơn Tiết thị. . Đại cô nương vốn không nên lo lắng nhưng vì đã gặp được Thượng Quan Thanh, một lòng đều đặt trên người hắn nên mới lo được lo mất như thế.
Tiết thị cũng không hy vọng Tứ cô nương trở về. Bởi khi nàng trở về thì cũng đến thời điểm lập gia đình, cần đồ cưới mà người của tam phòng đã chẳng còn ai, của hồi môn xuất gia phải lấy từ tiền chung mà tiền chung thì sau này đa số thuộc về đại phòng.
Hiện tại người đã trở lại rồi thì cũng chẳng còn cách nào khác, chỉ là trong lòng vẫn không thoải mái. Tứ cô nương vốn đính hôn với Thượng Quan gia. Tuy Thượng Quan gia không phải thế gia nhưng tốt xấu gì cũng là quan tứ phẩm, nước phù sa không chảy ruộng ngoài, để tam phòng chiếm tiện nghi thì chẳng bằng để đại phòng hưởng lấy, vậy nên khi biết ý định của lão thái thái thì trong lòng bà cũng vui. . Nhưng bà sẽ không trực tiếp xuất đầu hưởng ứng bởi nếu Tứ cô nương sau này thật sự gả cho nhà cao cửa rộng mà vẫn oán trách bà thì bà phải làm sao chứ? Nếu là lão thái thái khống chế, ép buộc thì nàng ấy có muốn oán muốn trách cũng chẳng thể trách tổ mẫu của mình được!
“Trân nhi nên đi đến chỗ lão thái thái thường xuyên một chút. Ta nghe nói tổ mẫu con muốn mời Thượng Quan phu nhân qua phủ một chuyến đấy.” Bà cũng chỉ nói đến vậy thôi, bà tin thứ nữ của mình sẽ hiểu phải làm như thế nào.
Lý Tử Trân trong lòng mừng thầm: “Tạ mẫu thân chỉ giáo.”
Lý Tử Kỳ nghe vậy thì miễn cưỡng đứng đợi Lý Tử Trân để tiếp đón rồi liền nhanh chóng cáo từ.
Lý Tử Trân cảm thấy xấu hổ nhưng cũng điều chỉnh lại cảm xúc rất nhanh. Nàng ta nói với Tiết thị: “Mẫu thân, nữ nhi có làm cho người một đôi giày. Người xem có thích không ạ.” Nếu hỏi Đại cô nương Lý Tử Trân am hiểu gì nhất thì chắc chắn câu trả lời sẽ là thêu thùa châm tuyến. . Tay nghề rất tinh tế. Do đó mỗi lần đến hiếu kính mẹ cả, nàng lại mang theo một ít đồ nàng tự tay châm tuyến mà Tiết thị cũng rất thích những thứ nàng làm, mang vào rất thoải mái.
“Là đồ con làm thì ta đều thích. Thật vất vả cho con.”
“Đây là chuyện nữ nhi nên làm.”
Không thể trách Lý Tử Trân lấy lòng Tiết thị, bởi đầu tiên Tiết thị là mẹ cả của nàng ta. Nàng ta và Trình di nương có sống tốt được hay không đều do mẹ cả quyết định. Thứ hai là việc hôn nhân của nàng ta còn phải trông cậy vào Tiết thị này. Tuổi nàng không còn nhỏ nhưng hôn sự vẫn chưa được định, trong lòng nàng ta không thể không vội. Tuy rằng Thái phu nhân có nói qua suy tính của bà nhưng hiện tại Tứ muội đã trở về mà một chút động tĩnh cũng không có, làm cho nàng ta lòng như lửa đốt. Không có khả năng Lý Tử Trân mở miệng đi hỏi nên chỉ có thể lấy lòng mẹ cả để cho xem thử bà ấy liệu có nể mặt nàng ta đã cẩn thận nịnh nọt bấy lâu mà đem đến cho nàng ta chuyện tốt hay không.
Thật ra Đại phu nhân Tiết thị cũng không phải là nữ nhân quá ghen tuông tính toán, nếu không thì Nhị gia Lý Sầm cũng sẽ không được sinh ra sớm như thế. Thử nhìn mà xem Nhị phu nhân ở chi thứ hai còn có thủ đoạn hơn Tiết thị. . Đại cô nương vốn không nên lo lắng nhưng vì đã gặp được Thượng Quan Thanh, một lòng đều đặt trên người hắn nên mới lo được lo mất như thế.
Tiết thị cũng không hy vọng Tứ cô nương trở về. Bởi khi nàng trở về thì cũng đến thời điểm lập gia đình, cần đồ cưới mà người của tam phòng đã chẳng còn ai, của hồi môn xuất gia phải lấy từ tiền chung mà tiền chung thì sau này đa số thuộc về đại phòng.
Hiện tại người đã trở lại rồi thì cũng chẳng còn cách nào khác, chỉ là trong lòng vẫn không thoải mái. Tứ cô nương vốn đính hôn với Thượng Quan gia. Tuy Thượng Quan gia không phải thế gia nhưng tốt xấu gì cũng là quan tứ phẩm, nước phù sa không chảy ruộng ngoài, để tam phòng chiếm tiện nghi thì chẳng bằng để đại phòng hưởng lấy, vậy nên khi biết ý định của lão thái thái thì trong lòng bà cũng vui. . Nhưng bà sẽ không trực tiếp xuất đầu hưởng ứng bởi nếu Tứ cô nương sau này thật sự gả cho nhà cao cửa rộng mà vẫn oán trách bà thì bà phải làm sao chứ? Nếu là lão thái thái khống chế, ép buộc thì nàng ấy có muốn oán muốn trách cũng chẳng thể trách tổ mẫu của mình được!
“Trân nhi nên đi đến chỗ lão thái thái thường xuyên một chút. Ta nghe nói tổ mẫu con muốn mời Thượng Quan phu nhân qua phủ một chuyến đấy.” Bà cũng chỉ nói đến vậy thôi, bà tin thứ nữ của mình sẽ hiểu phải làm như thế nào.
Lý Tử Trân trong lòng mừng thầm: “Tạ mẫu thân chỉ giáo.”
Tác giả :
Lý Hảo