Phụ Nữ Có Thai Cũng Xuyên Qua
Quyển 3 Chương 116 Nói Không Cảm Động Là Giả
Thấy Lộ Nhi hưng phấn, Khánh Vương cũng rất vui vẻ, thanh âm càng thêm vui mừng.
“Tự ta viết lên?”
Trời ạ, chữ của nàng thật đúng là không dám mang ra khỏi cửa!
Đã bao nhiêu lâu không cầm đến bút lông rồi?
Ánh mắt tối sầm lại, Lộ Nhi khẽ thở dài:
“Ta. . . . . . Chịu thôi. Vương gia, ngươi viết đi!”
Ngô đồng viện cũng không có giấy bút nhưng không nghĩ tới Khánh Vương cũng đã mang đến ——
Bút, mực rất đơn giản, tuy nhiên chỉ cần thế cũng đủ rồi!
“Tốt, vậy thì để ta viết . . . . . .”
Khánh Vương cũng không khách khí, Lộ Nhi hưng phấn mài mực cho hắn giống như trở lại cuộc sống rất lâu rất lâu về trước.
Khi đó nàng rất nhỏ, cũng rất thích mài mực!
“Lộ Nhi, có thể. . . . . .”
Nữ nhân này, làm sao lại thất thần như vậy!
Có điều ánh mắt của nàng mang theo nỗi bi thương không giải thích được, thương cảm ở trong đó là vì ai?
Là vì hắn sao? Hay là vì Hiên Vương?
“Ha ha, vậy ngươi viết đi, ta nhìn!”
Lộ Nhi ngượng ngùng cười cười, haiz. Cái tật xấu này của nàng giống như sau khi tới cổ đại càng thêm nghiêm trọng.
“Tốt, nàng nhìn a . . . . .”
Nhìn chữ rồng bay phượng múa, Lộ Nhi không nhịn được âm thầm than thở——
Khánh Vương mặc dù bề ngoài là bất cần đời, một bộ dạng cậu ấm công tử hư hỏng nhưng trên thực tế cũng không hẳn là như thế.
Ngươi xem chữ của hắn, cứng cáp có lực, vừa nhìn cũng biết mất rất nhiều công phu.
Có lẽ, mỗi người đều có nỗi khổ tâm riêng, bất kể là Vương gia tôn quý hay là dân chúng bình thường!
‘Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh’** ý tứ câu này hẳn là như vậy.
** bản gốc: 家家有本难念的经 – gia gia hữu bản nan niệm đích kinh.
Đó cũng là tên 1 bộ phim truyền hình của Trung Quốc của đạo diễn Trần Yến Dân, sản xuất năm 1996. Còn một câu nữa cũng cùng nghĩa trên là 家家有本难唱曲 – gia gia hữu bản nan xướng khúc. (cảm ơn ss Jenice về thông tin này:X )
“Được rồi!”
Thu hồi bút, Khánh Vương hài lòng cười một tiếng, tự đắc thưởng thức kiệt tác của mình.
“Vương gia, không nghĩ tới ngươi viết chữ thật đúng là đẹp nha. Aiz, cứng cáp có lực, cũng không giống như ta. . . . . .”