Phù Dung Trì
Quyển 19 - Chương 1
PHẦN XIX: Thiên giới
Năm Thái Minh thứ hai mươi hai.
Mùa xuân thái hòa, Khương La có hai chuyện vui. Một là chiến tranh kết thúc, người dân thôi nổi ám ảnh loạn lạc. Hai là hoàng đế đại hôn, chiêu cáo thiên hạ sự tồn tại của trưởng hoàng tử và trưởng công chúa. Quyền uy của Thái Minh đế trong triều quá lớn, không ai dám nói xấu về vụ hôn nhân này, chỉ có người thích đùa khen bệ hạ anh tài, mua một tặng hai.
Mặc dù tại vị hơn hai mươi năm, Thái Minh đế chưa đại hôn lần nào. Cố hoàng hậu Triệu Tiếu Vy gả cho bệ hạ khi người còn là hoàng tử, hôn lễ trang trọng nhưng không lớn. Về sau lên ngôi hoàng thượng trực tiếp đưa chiếu chỉ phong Hậu, không tổ chức gì thêm. Lần này thật hiếm có, hoàng thượng chẳng những tuyên bố kết hôn mà còn là kết hôn hoành tráng! Cả Đế Đô ngập tràn sắc đỏ, đi tới đâu người ta cũng nghe bàn tán về Hoàng hậu tương lai. Nghe nói đó là Minh Châu quận chúa vô cùng cao quý, từ nhỏ được bệ hạ yêu thích, bây giờ cưới về nhà cũng không bất ngờ!
Trước hôn lễ một tuần triều đình cũng nhiều lần nổi bão vì hàng loạt quyết định thay đổi bộ máy quyền lực trung ương. Ca Dương mạnh tay thanh tẩy tàn dư nội gián Đại Thế, kéo xuống không ít thế lực thâm căn cố đế ở Khương La, đồng thời tiếp tục nâng đỡ lớp người trẻ tuổi cầu tiến. Đáng chú ý nhất là một vị vương gia mới toanh vừa được phong chức tước. Theo như chiếu thư giải bày, vị này là hoàng tử Chu Lạc Thành Vũ con của Hoàng quý phi đời tiên đế. Sau khi Hoàng quý phi bị ám sát chết trong giếng cạn, vị hoàng tử này bị kẻ gian đánh tráo, khiến cho lưu lạc bên ngoài rất nhiều năm. Lý lẽ sơ hở hết chỗ nói, toàn bịa chuyện lung tung nhưng mà không người nào dám đặt câu hỏi. Thành Phong vương đường đường chính chính nhận tước hào, tạm thời ở trong kinh thành, đợi đại hôn xong thì về Đông Hoang nhận đất phong. Vùng Đông Hoang giàu có nhất nước, vốn thuộc về Tề vương nhưng Tề vương có phúc không biết hưởng, phản bội hoàng đế, chết không ai tưởng nhớ. Nay Đông Hoang rơi vào tay Thành Phong vương, có không ít người thầm lặng chờ xem diễn biến. Cách một ngày sau đó, bệ hạ lại nhận một nữ nhân lai lịch bất minh làm nghĩa muội, gả nghĩa muội cho vương gia mới phong. Triều thần phán đoán vương phi này là người giám sát vương gia, bệ hạ cài một con bài mạnh bên cạnh Thành Phong vương, khiến cho hắn không ngo ngoe gì được.
Phán đoán này hoàn toàn sai. Chính Thành Phong vương đến thỉnh cầu bệ hạ cho người hắn thương một thân phận tốt để trở thành vương phi. Mà vị vương phi kia không ai khác chính là cô nàng Tiểu Mai ngớ ngẩn dạo trước. Vận mệnh chuyển biến quá nhanh, Tiểu Mai còn chưa kịp thích nghi, vẫn xem mình là nô tì hoặc là ám vệ. Nàng được ban họ “Chu” trong “Chu Lạc”, gọi là Chu Tiểu Mai, từ nay không ai chê tên nàng quê mùa, chỉ phù hợp với thân phận nhỏ nữa!
- Sư phụ! Con làm vương phi rồi!!!?
Tiểu Mai kích động đưa chiếu chỉ mới ra lò cho Phong xem. Hắn liếc một cái, thờ ơ đáp:
- Ờ...
Tiểu Mai chống hông ngửa đầu lên trời cười:
- Ha ha ha, con làm vương phi nha! Về sau sư phụ không bắt nạt con được nữa!
Phong cầm cuộn giấy gõ vào đầu nàng:
- Ngốc à? Không nhờ ta làm vương gia nàng có đâu thành vương phi? Ta vẫn cao hơn nàng một bậc!
Tiểu Mai tỉnh ngộ, ờ phải, rốt cuộc vẫn cao hơn. Có điều nàng nhớ tới Tương Tư bèn vỗ đùi cái đét:
- Mèn ơi! Hồi xưa ai bảo số con chỉ làm tới nha hoàn là cùng, giờ con bò lên đầu chủ nhân làm chị em bạn dâu rồi! Hahahaha...
Về sau trong phủ Thành Phong vương thường xuyên có tiếng cười thô bạo của vương phi. Hai vị này không có dáng vẻ hoàng tộc gì sất, rất giản dị, rất gần gũi, được nhiều người dân đất phong yêu mến ca ngợi.
Do khoảng cách giữa Sa Đà và Đế Đô quá xa xôi, hoàng đế cắt giảm khâu rước dâu cho dù rất tiếc nuối. Tương Tư cũng không thích mặc giá y ròng rã mấy ngày đường, nàng còn bận chăm sóc An An, chỉ mong hôn lễ giản lược cho đỡ mệt. Ca Dương đưa ba mẹ con vào kinh trước nửa tháng, cẩn thận giấu trong thâm cung chưa ai thấy mặt. Triều thần nghe đồn hoàng trưởng tử thông minh đáng yêu, tiểu công chúa xinh như thiên thần, ai cũng ra sức tưởng tượng. Không cần đoán cũng biết đây là ngọc quý trong tay bệ hạ rồi, đâu có tùy tiện cho người khác chiêm ngưỡng!
Đêm trước đại hôn, điện Thái Minh mở tiệc viên mãn. Người tham dự đều là vợ chồng các đại thần, những người nổi tiếng có gia đình ấm êm hạnh phúc. Bữa tiệc cũng như tên gọi, triều thần bế theo con cháu dưới mười tuổi. Bọn trẻ chạy qua chạy lại trong sân, hoàng đế rất vui thích không hề ngăn cản. Đám trẻ còn nhỏ chưa biết gì, lần đầu vào cung rất tò mò, phải cử nhiều thái giám cung nữ đi theo quan sát. Bọn nhỏ được thưởng bao đỏ, nên cứ tưởng hôm nay là ngày tết.
Tiếng trống nhạc vang vọng khắp hoàng thành, tất nhiên Tiểu Long Nhi cũng muốn đi chơi. Chẳng qua nó mới vừa hết bệnh, cha mẹ không yên tâm để nó ra ngoài. Do thay đổi khí hậu từ Sa Đà đến Đế Đô, bạn nhỏ Long Nhi ngày thứ ba liền cảm sốt, ho, ăn khó tiêu. Long Nhi hiếm khi bệnh, vì vậy Ca Dương và Tương Tư đều lo lắng, thống nhất để nó ở nhà nghỉ ngơi. Cu cậu đối với hoàng thành rất tò mò, lần đầu nó biết thì ra nhà nó giàu như vậy! Cha có một cung điện to thật to, đi tới đâu cũng có người quỳ xuống gọi một tiếng “hoàng thượng”. Lòng ngưỡng mộ của cậu bé lại tăng một bậc, từ “cha tài giỏi” thành “siêu anh hùng”.
Tối nay điện Thái Minh có tiệc, có hát múa biểu diễn, mặc dù Long Nhi không biết đường đi nhưng nó còn Nha Nha! Nhân lúc mẹ sang phòng bên trông em gái, cu cậu lẻn ra ngoài, lợi dụng thân hình nhỏ nhắn qua mắt tất cả cung nhân. Nha Nha chở Long Nhi theo tiếng nhạc tìm tới cửa. Thị vệ thấy đứa trẻ cưỡi chó thì rất ngạc nhiên nhưng không ngăn cản bởi vì quần áo nó mặc không sang cũng quý, chắc con của vị quan nào đó. Long Nhi cứ vậy lẻn vào bữa tiệc không gây chú ý, còn con chó thì rất bất mãn cắn sợi dây cổ cột vào gốc cây. Càng ngày cậu chủ nhỏ càng xem nó là ngựa!
Long Nhi ngơ ngác nhìn qua nhìn lại, đông người quá! Không biết cha ở đâu nhỉ? Có đứa trẻ độ ba bốn tuổi vỗ vào vai nó, lưu manh hỏi:
- Bao đỏ của cậu đâu? Mau nộp ra đây!
- Bao gì...? – Long Nhi ngạc nhiên.
Một đứa khác giống y hệt từ phía sau ló đầu ra, nơm nớp lo sợ bảo:
- Ca ca... Cướp tiền sẽ bị mẹ đánh!
Thì ra là một đôi song sinh. Ông anh hổ báo, ông em thỏ đế. Long Nhi móc túi quần rỗng không đáp:
- Tớ không có!
- Tại sao không có? Cậu đưa cho ai rồi? À À... Có phải thằng mập kia không? Chờ đấy, tớ lập tức dạy cho nó một bài học, xem xem từ nay về sau còn dám lấy tiền của người khác nữa hay không!
Nói rồi bạn nhỏ kéo em trai chạy biến, Long Nhi ngả nghiêng trong gió, tưởng là mình ở sa mạc quá lâu, không rõ văn hóa người thành thị...
Sau đó Long Nhi tiếp tục ở trong đám đông tìm cha. Một thái giám tốt bụng thấy nó có một mình thì cho rằng đứa trẻ bị lạc. Hắn ngồi xuống ân cần hỏi:
- Cậu bé, cha mẹ cháu đâu?
- Không biết, không thấy cha!
- Sao lại không thấy? Thúc thúc dẫn con đi tìm cha nha?
Thái giám nọ đưa Long Nhi vào đại sảnh, ở đó chỉ có người lớn, không khí trang nghiêm hơn bên ngoài nhiều.
- Nè nè, cháu nhìn xem, có thấy cha mẹ không? Có phải hai người bên kia không...?
Long Nhi nhíu mày, mở to mắt nhỏ quan sát. Cha... Cha... Màu vàng... Đằng kia! Nhóc đưa tay chỉ hoàng đế, hưng phấn nói với thái giám:
- Cha ở đó! Ngồi ở trên đó!
- Hả!?
Thái giám theo tay cậu bé nhìn lên chỗ xung quanh bệ hạ. Mấy vị này đều là quan lớn, hắn biết rõ con cháu của họ, không có ai giống đứa bé này.
- Cháu chắc ở trên đó không?
Thái giám nghi ngờ hỏi. Long Nhi gật đầu cái rụp:
- Đúng mà, cha mặc áo màu vàng kim, ngồi ở kia kìa...!
Long Nhi muốn chạy đi nhưng mà thái giám không chịu buông tay. Phía đó người nào cũng không thể đắc tội, người mặc áo màu vàng lại chỉ có... Hoàng thượng! Hắn không suy nghĩ sâu xa, chỉ cảm thấy đứa bé này còn nhỏ, có thể nhận nhầm người, tốt nhất không nên để nó chạy lung tung.
Lúc này Ca Dương xem náo nhiệt đủ, bắt đầu nhàm chán nhớ vợ con ở nhà. Thế là hắn uống cạn cốc rượu, nói với triều thần:
- Các khanh tiếp tục ở lại xem biểu diễn, cẩn thận trông chừng đám trẻ. Trẫm có việc phải đi trước, sáng ngày mai nhớ tới đúng giờ!
Hoàng thượng đây là căn dặn người ta không được bỏ lỡ hôn lễ! Ai dám ham ngủ không đi dự đại hôn của bệ hạ chứ!? Ca Dương cười nhẹ bước xuống, triều thần hô vạn tuế cung tiễn. Long Nhi thấy cha sắp đi mất thì gấp muốn khóc. Nó vùng mạnh thoát khỏi thái giám nọ, liều lĩnh chạy xuyên qua đám người. Mấy lão thần chỉ thấy có vật mềm mềm gì đó luồn lách dưới chân, hóa ra là đứa bé trai kháu khỉnh, chẳng biết con nhà ai mà chạy vào đây. Ba bốn người giơ tay muốn bắt lại, sợ nó chạy ra giữa đường đụng phải hoàng thượng, kết quả thằng bé nhỏ mà nhanh nhẹn gớm, né trái né phải như con cá da trơn không ai tóm được! Mọi người đành trơ mắt nhìn nó chạy về phía bệ hạ, nóng nảy không biết phải làm sao...
Ca Dương nghe có tiếng bước chân tút tít đuổi theo. Hắn nghĩ hắn nghe lầm. Âm thanh này giống đôi giày của Long Nhi mua ở cửa hiệu Cây Bạch Quả. Ca Dương chưa kịp quay đầu xác nhận thì bánh bao nhỏ đã bổ nhào vào chân hắn, ôm chặt bắp chân. Hoàng thượng giật mình cúi đầu, triều thần thót tim cầu nguyện. Đứa bé dại dột này là con nhà ai? Sao không trông nom cẩn thận để nó mạo phạm bệ hạ thế kia...?
Cả triều chờ xem hoàng thượng nổi giận ra sao, kết quả mọi người nhìn hoàng đế cười, khom lưng bế đứa trẻ lên bằng động tác thành thục.
- Bảo bối~ làm cách nào con tới đây được? Mẹ đâu rồi?
Long Nhi quẹt miệng đáp:
- Mẹ chăm em, con trốn ra!
Ca Dương bật cười lấy ngón tay gõ gõ chóp mũi của nó:
- Nghịch ngợm! Phụ hoàng phải phạt con làm sao đây...?
Hắn vừa nói vừa bế con trai rời đi, còn chưa giới thiệu với ai, cũng không chờ quần thần kịp hoàn hồn.
Này...
Này...
Là hoàng trưởng tử trong truyền thuyết đó!!!
Ca Dương ra khỏi cửa thì nghe trong điện có tiếng rần rần:
- Cung tiễn bệ hạ! Cung tiễn hoàng tử điện hạ!
Hắn nhếch môi cười, mắt long lanh nhìn Long Nhi. Con đúng là biết chọn thời điểm, gây ấn tượng mạnh đó!
Nha Nha thấy chủ đi ra, sủa gâu gâu đề nghị cởi trói. Thế là Ca Dương một tay ôm con trai, một tay dắt chó trở về Dụ Kiến cung.
Buổi sáng hôm ấy là một ngày nắng đẹp. Tờ mờ giờ Dần, trước cửa cung đã dập dìu xe ngựa xếp hàng chờ tới lượt. Các quan viên mặc triều phục quy cách trang trọng nhất, cáo mệnh phu nhân thì trang sức lỉnh kỉnh, mặt cười như hoa. Hôn lễ bắt đầu vào giờ Mẹo, trải qua mười hai tiểu lễ, sáu trung lễ, một đại lễ. Quy trình đầy đủ phức tạp nhất dành cho Hoàng hậu. Tương Tư bị kéo dậy từ sớm, trang điểm làm tóc, mặc giá y lộng lẫy. Nàng không cần trùm khăn hỉ kín mít nhưng những cô dâu khác mà chỉ đội khăn the màu đỏ, xuyên qua lớp vải có thể dễ dàng nhìn thấy dung nhan khuynh thành. Mũ phượng cẩn châu báu, những hạt ngọc trai lủng lẳng chuyển động mỗi khi nàng quay người.
Thảm đỏ trải từ Dụ Kiến cung nối qua Thái Minh điện, Tương Tư ngồi phượng liễn nhẹ nhàng nhìn hoàng cung Khương La. Nơi đây sẽ là nhà của nàng, là nơi nàng dành trọn phần đời còn lại. Từ xa xa Tương Tư đã thấy Ca Dương mặc hỷ phục đội hoàng miện đứng trên đài cao. Bậc thềm bảy mươi hai bước, nàng chỉ cần đi hết chỗ này sẽ đường hoàng sánh vai bên hắn. Tương Tư được cung nữ đỡ xuống, xuyên qua khăn đỏ ngước nhìn bệ hạ. Hắn rạng ngời như thái dương, ánh mắt kiềm chế vui mừng mong mỏi. Cách nhau bảy mươi hai nấc thang, đế hậu nhìn nhau, tình ý dạt dào. Triều thần ngay ngắn chờ ở hai bên, lén lút đánh giá qua lại. Lúc này họ nhớ tới Hiền phi nương nương, à không, phải gọi là Chúc phu nhân. Sau khi bệ hạ khải hoàng hồi kinh, việc đầu tiên là viết thư hòa ly cho nàng. Chúc phu nhân trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử ly hôn với đế vương, không chỉ được ban thưởng tài sản, được vinh quang mà còn có quyền tự do cưới gả sau này. Mặc dù mọi người không biết liệu có ai dám cưới người từng là nữ nhân của hoàng đế nhưng xét về mặt danh dự thì Chúc phu nhân quá đáng ngưỡng mộ. Nàng để lại một hậu cung không còn một ai, sạch sẽ không tì vết cho Hoàng hậu tương lai. Nhiều người suy đoán đây là chủ ý của bệ hạ. Dù sao thì Chúc phu nhân cũng dọn ra khỏi hoàng cung rồi, nàng tự đứng đầu một đại viện ngoài kinh thành, sau ly hôn thì rạng rỡ trẻ trung như gái chưa chồng, có rất nhiều tiểu thư phu nhân chẳng ngại tai tiếng đến viếng thăm đặt quan hệ.
Trở lại hôn lễ ngày hôm đó. Nhiều người chứng kiến kể rằng hoàng đế không đợi hoàng hậu đi lên mà tự đi xuống rước. Quân vương ân cần, mỹ nhân e lệ, thật là đẹp phải biết! Nghi lễ tiến hành suôn sẻ chỉ có bất ngờ phút cuối. Khi Phượng ấn được dâng lên, bệ hạ không cho hoàng hậu nhận mà tự tay lấy luôn. Nói là cái gì... “Trẫm quản lý hộ nàng”! Bệ hạ thật ham công tiếc việc, việc triều còn chưa làm xuể, ham tới việc hậu cung!
Sau đó... Thái giám tổng quản đọc chiếu chỉ phong phi. Ờ, phong phi chứ không phong Hậu! Tương Tư được phong Nhị phẩm Trân phi nương nương, ban cho Phù Dung cung chưa xây dựng xong nên tạm thời ở lại Dụ Kiến cung. Chuyện gì vậy trời? Mọi người đang trông ngóng Khương La có hoàng hậu, đại lễ dành cho Hoàng hậu mà cuối cùng chỉ phong phi!? Bệ hạ đang đùa chúng thần à?
Ca Dương biết bên dưới đang xôn xao bàn tán, chắc chắc có không ít lời khó nghe. Hắn cẩn thận quan sát Tương Tư, không phát hiện nàng buồn bực chỗ nào.
- Có trách trẫm không?
Ca Dương hỏi khẽ. Tương Tư mỉm cười đáp:
- Thiếp hiểu mà. Làm vợ bé được yêu hơn vợ cả có phải không? Thiếp cũng rất lười quản nhiều việc, cứ làm phi tử của ngài há miệng chờ ăn. Vậy rất tốt!
Ca Dương nghe nàng hợm hĩnh mà bật cười:
- Phải, phải. Làm phi tử duy nhất của trẫm, có thể kiêm chức sâu gạo, quá tốt còn gì?
Mặc cho bên ngoài võ đoán ra sao, mặc cho các thế lực chính trị tính toán điều gì, Ca Dương và Tương Tư tin tưởng nhau, tất nhiên không thể vì chút chuyện nhỏ mà xích mích.
Tân phòng đặt trong Dụ Kiến cung, cũng là tẩm phòng hoàng đế thường ngủ. Mặc dù là vợ chồng từ lâu nhưng Tương Tư vẫn căng thẳng như tất cả cô dâu khác. Nàng ngồi trên giường nhìn ánh nến, tay xoắn khăn lụa, gò má hây hây. Bệ hạ mang theo hơi rượu mở cửa. Đập vào mắt là bức tranh mỹ nhân ngồi trên giường hồng. Ca Dương đóng cửa, hắn không vội vã gì, tiếp tục tựa vào cửa ngắm nàng. Tương Tư bị nhìn chịu không nổi, xấu hổ cúi đầu.
- Hoàng thượng...
Ca Dương tà tà cười, ung dung đi tới.
- Ái phi chờ trẫm đã lâu.
Tương Tư nhúc nhích cổ, làm mặt khổ đáp:
- Bệ hạ ban ân, giúp thiếp cởi mũ ra được không? Qúa nặng!
Cái thứ mũ này Ca Dương cũng bất đắc dĩ lắm. Hắn tháo tháo, kéo kéo, loay hoay một lúc mới dời xuống được. Hai người toát mồ hôi ngồi thở. Tương Tư xoay xoay cổ, Ca Dương giúp nàng xoa, vừa bóp vừa hỏi có đỡ không. Rồi chẳng biết nó bắt đầu thế nào, hai người đã ngã xuống giường, áo váy rườm rà vứt trên đất.
- Trân phi, trân bảo, quý giá. Thấy trẫm đặt tên hay không?
Ca Dương hôn trán nàng đòi khen ngợi. Tương Tư nâng tay quàng qua cổ hắn gật đầu:
- Hay! Chỉ mong được trân bảo dài lâu...
Ca Dương không nói gì về vấn đề “dài lâu”, thật ra dài bao lâu chỉ cần dùng thời gian chứng minh mà không phải những lời hứa hẹn. Hắn hôn nàng, đan những ngón tay vào nhau mà nói:
- Ta yêu em, giống như sự sống yêu mặt trời vậy.
Tương Tư cười khúc khích:
- Bệ hạ thật hoa mỹ, thế này thì thiếp không tin cũng khó!
Không khí đang nồng, Ca Dương vốn muốn nắm bắt thời cơ làm đại sự ai dè bên ngoài nổi lên một đoàn âm thanh. Có tiếng bước chân, có tiếng khóc, có tiếng tranh cãi...
- Không được, lúc này không được, hoàng thượng đang...
- Nhưng mà công chúa khóc rất to, không ai dỗ được...
- Oa oa oa...
- Phụ hoàng! Mẫu hậu! Con muốn ngủ với cha mẹ!!!
- GÂU GÂU GÂU!
Trán Ca Dương nổi gân xanh, Tương Tư an ủi vỗ vai hắn:
- Ra xem sao đi... Cái kia... Hôm khác được mà...
Khi hoàng đế nóng giận mở mạnh cửa, Long Nhi và Nha Nha té nhào vào trong phòng, động tác của hai đứa nó sao mà giống nhau thế chứ!? Hạnh Hoa nơm nớp lo sự bế An An đang khóc quỳ xuống:
- Hoàng thượng bớt giận! Công chúa quen ngủ với nương nương, giờ khóc to đòi mẹ, nô tì thật không có cách!
Long Nhi giơ tay xung phong:
- Con nữa! Con nữa! Con cũng muốn vào xem hỉ phòng, muốn ngủ với mẹ!!!
- Gâu gâu gâu!
Ca Dương xoa thái dương nhìn An An, Long Nhi, lại Nha Nha, cuối cùng đầu hàng:
- Được rồi, chỉ hôm nay thôi đấy!
- Ồ yeah!
Thế là đêm tân hôn của bệ hạ kết thúc như vậy. Nến long phụng cháy tí tách, trên chiếc giường đỏ thắm An An và Long Nhi nằm giữa, Tương Tư vẫn mặc hỉ phục vội vã cho con gái ti ti. Em gái vừa ăn vừa ngủ, ông anh chép miệng thèm thuồng. Ông bố nằm nghiêng chống tay nhìn gia đình nhỏ của mình, tưởng tượng mười năm sau, hai mươi năm sau, ba mươi năm sau... Dưới chân giường, Nha Nha ngoác mồm ngáp một cái, đuôi cuộn tròn bắt đầu đánh giấc.
.
.
Năm Thái Minh thứ ba mươi hai, Trân phi nương nương quyết định xuất cung viếng nhà mười ngày, đem theo Trường Bình công chúa. Hoàng đế ngồi xem tấu chương, nhìn có vẻ tập trung nhưng ánh mắt thường xuyên liếc nhìn Trân phi chỉ đạo cung nữ thu dọn hành lý.
Tiểu công chúa mười tuổi là một cô bé mũm mĩm hay cười, có cặp mắt to giống y hệt Trân phi. Cô nhóc ăn bánh phồng, lúc lắc bàn chân hỏi mẹ:
- Tại sao ca ca không đi chung ạ?
- Vì ca ca có việc phải làm.
- Tại sao phụ hoàng không đi chung ạ?
- Phụ hoàng rất bận rộn.
- Ứ chịu! Thế An An cũng không đi đâu~~~
Hoàng thượng yêu chiều công chúa là việc ai cũng biết. Mười năm trôi qua, Trân phi không mang thai nữa nên bệ hạ chỉ có hai đứa con này. Trưởng hoàng tử khi chín tuổi đã phong Thái tử, càng lớn càng có tác phong đế vương. Duy công chúa thì mãi mãi nhỏ bé, thích được hoàng thượng bế đi chơi.
An An ném cái bánh ăn dở vào đĩa, chạy qua ôm chân cha:
- Phụ hoàng, con không đi, phụ hoàng cùng đi con mới đi!
Ca Dương thả tấu chương xuống, ôm con gái đặt lên đùi. Đến nay, hoàng đế đã là một người đàn ông lớn tuổi thành thục. Cách biệt tuổi tác với Trân phi khiến ngài luôn xem trọng bề ngoài, có hẳn đội ngũ chuyên gia giúp duy trì bảo dưỡng. Thế nhưng có dùng cách thức gì cũng chẳng xóa được những nếp nhăn sâu bên khóe mắt. Hắn trầm ổn, càng già càng hiền lành chứ không khó tính như người khác. Ca Dương sửa lại bím tóc lệch cho An An, nhìn con bé nói:
- Phụ hoàng thực sự bận, lần sau đi với An An được không? Lần này An An theo mẹ, nhìn xem trên đường có cái gì vui, về kể cho phụ hoàng và ca ca nghe.
Hai ngày nữa sẽ có đoàn sứ giả Đại Thế đến đây, cũng là lần đầu tiên sau chiến tranh hai nước đặt lại quan hệ ngoại giao. Tương Tư không phải Hoàng hậu nên không cần có mặt, công chúa vắng cũng không ai nói nhưng mà hoàng đế và Thái tử là nhân vật chủ chốt. Hiện giờ hoàng đế Đại Thế là Chiến vương ngày xưa. Nhớ năm kia hắn đem theo mấy nghìn viện binh không cứu giúp mà chỉ chờ đợi. Tàn quân bị Khương La diệt hết, một mình hắn đưa thi thể Lỗ Tông Phi về kinh, ngụy tạo chiếu truyền ngôi bỏ qua Thái tử lúc đó. Đối với chuyện này Ca Dương không mấy quan tâm, Lỗ Lang cũng được, ít ra biết an phận lo cho dân, không hiếu chiến tham vọng giống anh trai.
Tối hôm ấy hoàng đế bắt cóc Trân phi ra Phù Dung đình, thật ra chỗ đó cũng không xa, ngay bên cạnh Phù Dung cung xây tám năm trước. Sen trong hồ đang mùa sắc thắm, mặt trăng chiếu đáy nước lung linh, Phù Dung đình mở toan cửa sổ, thâu hết cảnh đẹp ao sen. Trên giường gấm Trân phi nũng nịu:
- Bệ hạ càng già càng không nên nết! Thái y bảo hăng qua không tốt cho tim~~~
Ca Dương thở gấp, có chút điên cuồng mất kiểm soát. Hắn giật rách sợi dây treo mành, dùng thủ pháp thuần ngựa quấn lấy cổ tay nàng, cố định lên thanh giường. Trân phi tức giận mắng:
- Không chơi! Không làm xấu! Mau thả thiếp ra!
Hoàng đế cười rất tiện, bắt đầu thi hành một loạt tư thế đáng xấu hổ...
Tính ra là mười bốn năm có hơn, kể từ lần đầu tiên nhận ra nhau trong Phù Dung đình này. Căn phòng giống hệt hồi ức của Phù Dung và Vĩnh Khang. Đêm trăng trong hồ lăn tăn sóng nước, có những chú cá không ngủ thi thoảng đớp bọ gậy. Ca Dương khẽ hôn những giọt nước mắt oan ức của nàng, biết sai cầu xin tha thứ.
- Đừng khóc, đừng khóc... Ta xin lỗi mà... Ai bảo nàng nhẫn tâm rời đi mười ngày. Mười ngày sắp tới trẫm phải làm sao đây?
Trân phi giận dữ trừng mắt, đưa cổ tay đỏ ửng ra tố cáo:
- Xem đi, xem tác phẩm của chàng này! Về sau không cho chàng uống rượu với mấy lão già thô bỉ kia nữa. Chỉ toàn học cái xấu thôi~~~
Ca Dương lại hôn cổ tay đền bù, hôn hôn lên trên đầu vai, ý đồ không trong sáng khiến cho người đẹp giận tiếp! Tương Tư trốn trong chăn lăm lăm nhìn sói ác, thấy hắn không biết hối cãi còn tiếp tục xem nàng bằng ánh mắt thèm thuồng.
- Ngày mai... Bệ hạ gọi Viện trưởng thái y bắt mạch đi. Lớn tuổi rồi mà cứ như vậy... Thật không tốt đâu!
Sói già híp mắt:
- Nàng chê trẫm không đủ cường?
Thỏ trắng cụp lỗ tai:
- Nào có! Ý thiếp là... Mấy năm nay... Dường như càng lúc càng nhiều... Rất phản khoa học!
Nhìn nhìn bộ dạng âm trầm chuẩn bị nổi bão của ai kia, Trân phi không biết chết tiếp tục nói:
- Cho dù bệ hạ như thế nào thiếp cũng rất thích. Không nhất thiết dùng cách này chứng minh ngài vẫn trẻ! Về sau thiếp cũng già đi, tóc bạc da mồi, không xinh đẹp nữa. Thiếp cũng chấp nhận sự thật, không cố níu kéo những thứ không thuộc về mình!
Tương Tư nói rất chân thành. Giữa hai người với nhau không có gì phải giấu, luôn bộc bạch rõ ràng, càng không phải xấu hổ. Ca Dương nhìn nàng, ánh mắt sâu lắng dịu dàng trở lại. Hắn vươn tay ôm nàng vào lòng, thì thầm bảo:
- Không phải như em nghĩ. Ta chẳng mưu cầu nhiều, bề ngoài muốn gìn giữ để không cách em quá xa. Ít nhất ra đường không bị nhận nhầm thành cha con...
Chuyện nhận nhầm đã từng xảy ra, Tương Tư phì cười nhớ lại.
- Ta chẳng muốn chứng minh gì hết, ta không ngu ngốc tới mức dùng cách này để chứng minh. Chẳng qua ta nghĩ... Thời gian ở nhân thế luôn hữu hạn, mỗi ngày đều đáng quý, mỗi lần gần em đều không kiềm chế được... Tương Tư làm sao bây giờ? Ta không muốn chết, không muốn già, không muốn chia ly... Có thể nào tồn tại vĩnh hằng cùng em hay không...?
Tương Tư nhìn hắn, mắt lại long lanh nước. Bệ hạ của nàng là như vậy, ở trước mặt nàng giống như một người đàn ông nhạy cảm và yếu đuối. Nàng vuốt ve một sợi tóc bạc, mỉm cười nói với hắn:
- Phu quân đừng sợ, chẳng phải còn có cầu Nại Hà hay sao? Thiếp tin chúng ta bên nhau hai kiếp thì không lý nào bỏ mất kiếp thứ ba. Còn về vĩnh hằng, người phàm sợ là không mơ ước tới! Cứ đời đời kiếp kiếp như vậy, thiếp không tham lam nhiều, dù ở đâu ra sao, chúng ta có nhau là tốt rồi!
Ca Dương cúi đầu hôn nàng, từ dịu dàng đến táo bạo. Đêm trên hồ sen mờ mờ hơi nước, kì ảo như một bức rèm che chốn riêng tư.
Hôm sau đúng như kế hoạch Trân phi dẫn Trường Bình công chúa đi Sa Đà. Hoàng thượng và Thái tử trụ lại trong kinh đón đoàn sứ giả. Sở dĩ Tương Tư quyết tâm dẫn An An quay về vì sắp tới là giỗ mười năm của vợ chồng Nhị ca. Hòa An phủ luôn giữ kín bí mật thân thế của công chúa, cho dù có ít tin đồn không đáng kể nhưng chưa ai truy lùng sự thật. Mọi người nhìn nhận công chúa là con gái ruột của hoàng đế.
An An ngơ ngác đi theo mẹ, được mẹ dạy quỳ lạy thắp hương. Cô bé không hiểu vì sao phải quỳ trước mộ lâu như thế. Nghe nói người nằm bên trong là cậu mợ hai. Họ là người tốt, vô cùng yêu thương An An nhưng lúc đó An An còn nhỏ nên không nhớ. Cô bé nhìn kỹ hai tên khắc trên bia đá, từ đấy thuộc ngầm lòng!
Tương Tư quỳ ở bên cạnh mỉm cười nhìn con gái, khe khẽ kể những chuyện cũ về “cậu mợ hai”. Ví dụ hồi xưa cậu hai nuôi một con kỳ nhông xấu xí, mợ hai có giọng hát thật hay... An An thích thú nghe mẹ kể, cảm thấy hai người thân nhân này rất thú vị, tiếc là mất sớm quá, nếu không bé cũng thích chơi đùa cùng họ!
Lúc hồi kinh Trân phi nói với con gái:
- Cậu mợ mất sớm chưa có con cái cho nên bài vị để trong vương phủ thiếu người trông nôm. Sau này An An lớn lên nhận làm nghĩa nữ rồi rước bài vị về nhà, chăm sóc hương khói cho cậu mợ nhé?
Công chúa cắn môi suy nghĩ, cảm giác việc này hơi kỳ lạ nhưng mà không khó bèn giòn giã đồng ý...
.
Năm Thái Minh thứ ba mươi lăm, hội săn Bách Thượng lại tổ chức.
Thái tử mười lăm tuổi có tài cưỡi ngựa rất giỏi, hoàng thượng tặng hắn một con ngựa quý, nói là năm nay săn được gấu sẽ hậu thưởng. Kết quả Thái tử săn được gấu thật, mặc dù có cận vệ hỗ trợ nhưng không thể phủ nhận với tuổi của cậu đã là quá tốt. Thần Thụ Cung có cây Bách nghìn tuổi, vẫn xinh đẹp huyền bí như năm nào. Ngày bế mạc hội săn hoàng thượng uống hơi nhiều, kết quả giữa đường trở về bị trúng gió ngất đi. Mọi người lo lắng hốt hoảng, thái y bắt mạnh chỉ nói là cảm nhẹ, ít ngày là khỏi.
Sinh thần của Trân phi năm ấy không biết tặng lễ vật gì, hoàng thượng dự tính vẽ chân dung cho nàng. Vẽ tranh không cần người mẫu, bởi vì vẻ đẹp của Trân phi đã khắc sâu trong tâm trí ngài, nhắm mắt cũng vẽ đúng! Hôm ấy hoàng thượng bỏ bê tấu chương, giam mình nửa ngày trong thư phòng vẽ tranh. Sau khi đặt nét bút cuối cùng trên làn môi nàng, hoàng đế hết sức hài lòng chuẩn bị treo lên chờ mực khô. Không ngờ một vết bẩn đã làm hỏng tác phẩm đẹp!
Bệ hạ nhíu mày nhìn giọt máu đỏ rơi bên khóe mắt, giống như Trân phi đang khóc. Ngài bần thần một lúc, sau đó mới kéo ngăn tủ tìm chiếc khăn tay. Hoàng đế che mũi, ngửa đầu chờ máu ngưng chảy, trong lòng có linh cảm rất xấu. Thế là năm đó Trân phi đòi quà, bệ hạ hết cách đành mỉm cười nói là đánh mất rồi. Trân phi giận nửa ngày, cuối cùng đòi bệ hạ đền bù một buổi du thuyền trên con sông.
Cũng từ năm Thái Minh thứ ba mươi lăm, sức khỏe Ca Dương không tốt như xưa, hắn giở thói xấu rất thích nhìn lén Tương Tư. Rất nhiều lúc nàng lơ đễnh phát hiện, đều thấy hắn dịu dàng ngắm nàng, giống như sợ bỏ qua một giây sẽ lập tức quên mất. Hoàng đế cho người mời về một vị đạo sĩ của phái Côn Lôn. Người này vừa khéo là học trò của Thủy Tức Chân Nhân. Ông ta không giỏi như thầy nhưng cũng thuộc hạng nhất nhì trong phái. Sau khi bắt mạch, xem tay, ông ngồi im một lúc mới nói:
- Ngày xưa sư phụ từng kể ta nghe một vị khách hàng đã trả dương thọ của mình để nhìn thấy tiền kiếp. Sư phụ giúp người kia hoàn thành tâm nguyện, đánh mất tu vi ba mươi năm... Chắc hẳn bệ hạ là vị khách sư phụ nhắc tới. Theo lý mà nói... Dương thọ của bệ hạ kiếp này đã tận, cũng không rõ vì sao vẫn sống.
Ca Dương híp mắt:
- Ý ông là trẫm phải chết rồi mới đúng đạo chứ gì?
Người kia không sợ hoàng quyền, vuốt râu thâm thúy cười:
- Không sai! Thực sự dương thọ của bệ hạ đã cạn trơ đáy, đan điền đã thâm đen nhưng mà không chết! Điều này chỉ có thể lý giải pháp lực của sư phụ ta không đủ lấy trọn vẹn tuổi thọ của ngài, vẫn dư lại thứ gì đó tiếp tục níu kéo...
Ca Dương nhìn chằm chằm gã đạo sĩ, lát sau mới hỏi:
- Sau đó thì sao? Trẫm sẽ chết lúc nào?
- Lúc ngài không cầm cự được nữa. Có thể là một năm, năm năm, cũng có thể dài mười năm. Lời khuyên của ta là bệ hạ nên làm xong những gì muốn làm, bởi vì ngài sẽ ra đi vào một ngày nào đó không hề báo trước. Chẳng có dấu hiệu, chắc có lời nhắc nhở, chỉ nhắm mắt và tan biến thôi...
Cũng vào năm Thái Minh thứ ba mươi lăm, hoàng đế viết chiếu nhường ngôi, triệu Thành Vũ vương về kinh phụ trách giám quốc, đồng thời sắp xếp tất cả cận thần đáng tin cậy nhất của mình phò trợ tân đế, đảm bảo Thái tử không gặp bất trắc gì đến khi đủ tuổi trưởng thành. Trường Bình công chúa được ban phủ đệ, do tuổi nhỏ nên ở trong cung thêm vài năm. Hoàng thượng có lệnh hôn nhân đại sự sau này công chúa tự quyết và tân đế đồng ý là có thể thông qua.
Ca Dương thoái vị làm Thái thượng hoàng, dẫn theo Thái Trân phi du sơn ngoạn thủy, đi đâu không ai biết. Về sau có rất nhiều sự tích kể chuyện hai người, nói rằng họ đóng giả thường dân đi vi hành khắp nơi, ra tay giúp đỡ người nghèo khó, trừng trị nhiều cường hào ác bá làm phúc con dân.
Một năm nọ hai người đi đến Mạn Hồng. Bất kì trẻ con Khương La nào cũng từng nghe đến bài đồng dao:
“Mặt trời dậy ở đằng đông
Đế đô tỏa nắng, Mạn Hồng âm u
Trường Giang núi nước mây mù
Sa Đà cát trắng, đất dày chân chim
Hà Khổ giá lạnh buốt tim
Bình Thành loạn lạc, Ninh Him thái bình”
Mạn Hồng là một vùng thung lũng ở giữa nhiều dãy núi giao nhau. Vị trí địa lý tạo nên khí hậu âm u, ít nắng, nhiều sương mù. Mạn Hồng cũng là nơi sinh sôi các loài cây ôn đới quý hiếm, rừng rậm còn rất hoang sơ chưa ai khai phá. Nghe nói vùng này có một ngôi chùa cổ linh thiêng. Chùa xây trên núi cao, tổng cộng một nghìn ba trăm sáu mươi chín bậc thang. Ai kiên trì lên tới đỉnh núi có thể xin Bồ Tát một tâm nguyện.
Tương Tư lấy tay lau mồ hôi, vừa thở hổn hển vừa nói:
- Không được, không được... Em bỏ cuộc! Chàng tự lên đi, không đi nổi nữa!
Ca Dương cười cười lôi kéo nàng:
- Sắp tới rồi, cố một chút là tới rồi.
- Chàng đừng nói xạo! Hồi nãy cũng sắp tới, bây giờ cũng sắp tới. Rốt cuộc chừng nào tới???
Thấy Tương Tư ôm gốc cây khư khư không chịu buông, Ca Dương đành phải cởi túi vải ngồi xuống.
- Vậy nghỉ một chút. Uống nước ăn chút gì rồi đi tiếp!
Tương Tư nhận bình nước, nhấp mấy ngụm sau đó nhìn Nha Nha nói:
- Trông nó còn mệt hơn em!
Nha Nha nằm phục trên thềm đá, liếm liếm nước suối Ca Dương đút cho nó. Hai người rời hoàng thành không đem theo các con nhưng lại dẫn chú chó cùng đi. Tính về tuổi tác, Nha Nha là con chó sắp thành tinh, nó đã sống gấp ba bốn lần vòng đời một con chó Samoyed bình thường. Gã đạo sĩ dạo trước đã nói cho Ca Dương biết, con vật này dựa vào sinh mệnh của hắn tồn tại, trung thành vô cùng. Từ khi Ca Dương bắt đầu bệnh thì Nha Nha cũng già thấy rõ, tính tình yên lặng, bước chân chậm chạp, ngủ nhiều, không còn là Nha Nha vui vẻ nghịch ngợm của ngày trước. Mỗi khi thấy nó như vậy Ca Dương không khỏi ôm vào lòng vuốt ve.
- Mày mệt lắm sao?
Hắn chà sát lông mõm hỏi con chó. Nó uể oải nâng mắt nhìn, lại cụp mắt xuống, nằm không nhún nhích. Con chó đã to bự như con gấu trắng, mỗi ngày chỉ ăn rồi ngủ, Tương Tư đổi tên gọi thành Heo.
- Tại sao phải ngược đãi bản thân như vậy chứ? Nếu chàng thích có thể tự mình đi, không nên kéo theo em và con Heo lười này! Xem ánh mắt nó oán hận nhìn chàng kia!
Ca Dương đút thức ăn nhẹ cho Nha Nha, vừa sờ lông nó vừa nói:
- Ba chúng ta đều phải lên được đỉnh. Nhất định!
Kết quả con Heo thiệt không đi nổi nữa, hại Ca Dương phải nai thân già của mình cõng thân già của nó! Có vài chú tiều phu lên núi đốn củi đã nhìn thấy cảnh này: Một người đàn ông cõng một con gấu trắng đi chùa, một cô gái ở bên cạnh không ngừng cỗ vũ gấu cố lên, mặc dù mệt thật sự là người đàn ông cõng nó~~~
Từ đấy về sau, giống như bén duyên với Mạn Hồng, Ca Dương Tương Tư và Nha Nha định cư tại đây, sống trong ngôi nhà sàn bên sườn núi. Hàng xóm của họ rất dễ thương, có một cặp vợ chồng cuồng sinh con, đã sinh tám đứa mà còn muốn sinh nữa. Vùng này không giàu có nhưng thiên nhiên ban tặng cái ăn, áo vải không đủ tiền mua nhưng chắc chắn ba bữa cơm không thiếu. Đám trẻ nhà ấy dễ thương lắm, không khác An An Long Nhi hồi bé là bao. Tương Tư rất thích chúng nó, thường làm bánh nếp bánh cam đem qua tặng.
Rồi một hôm nọ mẹ tụi nhỏ hái quýt rừng đến đáp lễ. Tương Tư ăn một quả, cảm thấy rất ngon nên ăn liên tù tì, hết sạch giỏ quýt. Mẹ tụi nhỏ trồ mắt nhìn nàng, cuối cùng nói:
- Không phải “có” chứ?
Ca Dương ngã lăn từ trong nhà ra ngoài sân, vuốt mặt già đi mời vị thầy thuốc duy nhất trong vùng. Tương Tư ngẩn ngơ ôm bụng nhìn hắn, cười ngốc ngốc, không phải nàng lại làm mẹ đó chứ??? Thích quá đi mất!!! ≧▽≦
Thầy thuốc cẩn thận xem mạch rất lâu, cuối cùng bảo:
- Không có thai, là hiện tượng mang thai giả!
- HẢ???
- Do phu nhân quá mong có con, cho nên cơ thể sinh ra phản ứng này!
Ca Dương nghe xong thở phào nhẹ nhõm, may là không phải, nếu thực sự phải... Hắn cũng không biết trốn vào đâu~~~
Tương Tư thất vọng tràn trề, thấy Ca Dương như vậy đâm ra giận dỗi. Tối hôm đó cứ quấn quýt lấy hắn đòi “em bé”. Ca Dương thiệt bó tay với nàng, cũng ngoài ba mươi tuổi chứ bé bỏng gì, tuổi này không nên sinh con nữa! Mà bản thân hắn sắp phá mốc sáu mươi rồi, không nhìn thấy tóc bạc một nữa sắp thành lão già chống gậy hay sao? Quan trọng hơn là, hắn biết hắn không thể bên nàng cả đời, cho nên không hy vọng giờ này có con, một mình nàng nuôi con sẽ vất vả lắm!
Một ngày kia Mạn Hồng có hội làng, các gia đình quanh vùng núi tập trung lại. Vợ chồng Ca Dương tò mò đi xem, kết quả trên đường gặp người quen. Sử Hựu Trát nhìn thấy hai người có chút không tin nổi. Rất lâu về trước hắn yêu mến Quận chúa, to gan cầu hôn, bị hoàng thượng lôi ra ngoài đánh. Cha hắn là Sử Đình Thành, hắn có một cô em gái đanh đá Sử Mỹ Cảnh. Về sau hoàng thượng điều hắn đi Mạn Hồng làm Quận chủ, từ đấy đến nay ở yên chỗ này, cưới vợ sinh con, ngoại trừ nghe ngóng tin tức chốn kinh kỳ thì không trở về nữa.
Sử Hựu Trác mời Thái thượng hoàng cùng Thái phi đến nhà ăn bữa cơm. Sử phu nhân có đôi nét giống Tương Tư nhưng tính tình khác hoàn toàn. Hai vợ chồng họ có ba con gái một con trai, sống hạnh phúc. Có lẽ là duyên số, nếu năm đó không vướn vào rắc rối, không bị hoàng thượng đuổi đi thì bây giờ không gặp được phu nhân. Sử Hựu Trác hồi tưởng chuyện cũ, mỉm cười xem đó là thanh xuân một thời. Hắn cũng rất vui vì nhiều năm gặp được cố nhân, thấy nàng cùng bệ hạ ngọt ngào mà thầm chúc phúc.
Một buổi sáng cuối thu, Tương Tư dậy sớm làm bánh mật ong. Nàng bày thức ăn lên bàn, đi ra cửa gõ chiếc muôi vào gốc cột:
- Heo! Vào ăn cơm!
Tương Tư đi vào, chờ một lúc Nha Nha vẫn không nhún nhích, nàng có linh cảm lạ. Ca Dương vừa lấy nước suối về, thấy Tương Tư đứng khóc trước cửa nhà mà hoảng hốt:
- Làm sao? Bị rắn cắn? Bị trùng đốt? Sao lại khóc?
Tương Tư vẫn nhìn bóng lưng con chó nằm ngủ ngoài hiên, thều thào nói:
- Thiếp kêu rất lâu nhưng nó không thức dậy...
Ca Dương chầm chậm nhìn Nha Nha, đi tới ôm nó lên. Có con bướm vàng từ đâu bay lại, đáp xuống mũi nó, vỗ cánh hai cái rồi bay đi. Ca Dương và Tương Tư nhìn theo con bướm, nó bay dập dờn tinh nghịch, sao cứ giống Nha Nha lúc bé – một cục lông trắng lon ton chạy khắp nơi, gây bao nhiêu rắc rối cho chủ nhân giải quyết!
Nha Nha được chôn ở sườn núi cạnh nhà, bia đá khắc tên nó kèm dòng chữ “Trung khuyển chi mộ”. Tương Tư khóc sưng cả mắt, dựa lên vai Ca Dương. Hắn nắm tay nàng ngồi dựa bên mộ ngắm ánh bình mình lên. Mặt trời ở Mạn Hồng hiếm hoi mà cực đẹp, vầng sáng ảo dịu, làm hồng cả không gian, làm cỏ non đâm chồi nảy lộc... Ca Dương thương tiếc vuốt tóc Tương Tư nói:
- Không phải vĩnh biệt, chỉ là tạm biệt thôi. Nha Nha rất có linh tính, nó cũng sẽ chờ đợi chúng ta. Mọi thứ đều có khởi đầu và kết thúc, giống như lá vàng rơi xuống đất, hóa thành tro bụi được hạt giống hút lên đâm chồi cây mới. Hành trình của mỗi người đều dài ngắn khác nhau, không ai được bỏ cuộc giữa chừng! Nếu có một ngày ta để nàng lại nhân gian thì nàng không được bi lụy như vậy nữa. Hai con sẽ đón về kinh thành, nàng phải sống trọn vẹn phần đời còn lại. Yên tâm, không quá lâu đâu. Ở Nại Hà ta luôn đợi nàng, phải rong chơi cho hết thế gian mới được xuống tìm ta đấy!
Tương Tư im lặng nghe hắn nói, mắt nhìn cái bóng dính vào nhau của hai người. Thầm mong có thể đời đời kiếp kiếp giống như nó!
.
.
.
Hoaban: Thực sự đến cuối cùng của câu chuyện rồi! Cảm ơn độc giả vẫn đồng hành trong suốt 2 năm qua. Chúng ta phải tạm biệt Ca Dương và Tương Tư ở đây. Các bạn đừng buồn, mọi người vẫn có thể nhìn thấy hình bóng của họ đâu đó nơi Bích Hải và Hoa sen tinh. Họ ko hẳn hoàn toàn giống nhau nhưng cũng ko mấy tách biệt.
Chúng ta nói lời chào và hẹn gặp lại trong câu chuyện thần tiên mấy chương sau cùng nhé! Thân ái!
Năm Thái Minh thứ hai mươi hai.
Mùa xuân thái hòa, Khương La có hai chuyện vui. Một là chiến tranh kết thúc, người dân thôi nổi ám ảnh loạn lạc. Hai là hoàng đế đại hôn, chiêu cáo thiên hạ sự tồn tại của trưởng hoàng tử và trưởng công chúa. Quyền uy của Thái Minh đế trong triều quá lớn, không ai dám nói xấu về vụ hôn nhân này, chỉ có người thích đùa khen bệ hạ anh tài, mua một tặng hai.
Mặc dù tại vị hơn hai mươi năm, Thái Minh đế chưa đại hôn lần nào. Cố hoàng hậu Triệu Tiếu Vy gả cho bệ hạ khi người còn là hoàng tử, hôn lễ trang trọng nhưng không lớn. Về sau lên ngôi hoàng thượng trực tiếp đưa chiếu chỉ phong Hậu, không tổ chức gì thêm. Lần này thật hiếm có, hoàng thượng chẳng những tuyên bố kết hôn mà còn là kết hôn hoành tráng! Cả Đế Đô ngập tràn sắc đỏ, đi tới đâu người ta cũng nghe bàn tán về Hoàng hậu tương lai. Nghe nói đó là Minh Châu quận chúa vô cùng cao quý, từ nhỏ được bệ hạ yêu thích, bây giờ cưới về nhà cũng không bất ngờ!
Trước hôn lễ một tuần triều đình cũng nhiều lần nổi bão vì hàng loạt quyết định thay đổi bộ máy quyền lực trung ương. Ca Dương mạnh tay thanh tẩy tàn dư nội gián Đại Thế, kéo xuống không ít thế lực thâm căn cố đế ở Khương La, đồng thời tiếp tục nâng đỡ lớp người trẻ tuổi cầu tiến. Đáng chú ý nhất là một vị vương gia mới toanh vừa được phong chức tước. Theo như chiếu thư giải bày, vị này là hoàng tử Chu Lạc Thành Vũ con của Hoàng quý phi đời tiên đế. Sau khi Hoàng quý phi bị ám sát chết trong giếng cạn, vị hoàng tử này bị kẻ gian đánh tráo, khiến cho lưu lạc bên ngoài rất nhiều năm. Lý lẽ sơ hở hết chỗ nói, toàn bịa chuyện lung tung nhưng mà không người nào dám đặt câu hỏi. Thành Phong vương đường đường chính chính nhận tước hào, tạm thời ở trong kinh thành, đợi đại hôn xong thì về Đông Hoang nhận đất phong. Vùng Đông Hoang giàu có nhất nước, vốn thuộc về Tề vương nhưng Tề vương có phúc không biết hưởng, phản bội hoàng đế, chết không ai tưởng nhớ. Nay Đông Hoang rơi vào tay Thành Phong vương, có không ít người thầm lặng chờ xem diễn biến. Cách một ngày sau đó, bệ hạ lại nhận một nữ nhân lai lịch bất minh làm nghĩa muội, gả nghĩa muội cho vương gia mới phong. Triều thần phán đoán vương phi này là người giám sát vương gia, bệ hạ cài một con bài mạnh bên cạnh Thành Phong vương, khiến cho hắn không ngo ngoe gì được.
Phán đoán này hoàn toàn sai. Chính Thành Phong vương đến thỉnh cầu bệ hạ cho người hắn thương một thân phận tốt để trở thành vương phi. Mà vị vương phi kia không ai khác chính là cô nàng Tiểu Mai ngớ ngẩn dạo trước. Vận mệnh chuyển biến quá nhanh, Tiểu Mai còn chưa kịp thích nghi, vẫn xem mình là nô tì hoặc là ám vệ. Nàng được ban họ “Chu” trong “Chu Lạc”, gọi là Chu Tiểu Mai, từ nay không ai chê tên nàng quê mùa, chỉ phù hợp với thân phận nhỏ nữa!
- Sư phụ! Con làm vương phi rồi!!!?
Tiểu Mai kích động đưa chiếu chỉ mới ra lò cho Phong xem. Hắn liếc một cái, thờ ơ đáp:
- Ờ...
Tiểu Mai chống hông ngửa đầu lên trời cười:
- Ha ha ha, con làm vương phi nha! Về sau sư phụ không bắt nạt con được nữa!
Phong cầm cuộn giấy gõ vào đầu nàng:
- Ngốc à? Không nhờ ta làm vương gia nàng có đâu thành vương phi? Ta vẫn cao hơn nàng một bậc!
Tiểu Mai tỉnh ngộ, ờ phải, rốt cuộc vẫn cao hơn. Có điều nàng nhớ tới Tương Tư bèn vỗ đùi cái đét:
- Mèn ơi! Hồi xưa ai bảo số con chỉ làm tới nha hoàn là cùng, giờ con bò lên đầu chủ nhân làm chị em bạn dâu rồi! Hahahaha...
Về sau trong phủ Thành Phong vương thường xuyên có tiếng cười thô bạo của vương phi. Hai vị này không có dáng vẻ hoàng tộc gì sất, rất giản dị, rất gần gũi, được nhiều người dân đất phong yêu mến ca ngợi.
Do khoảng cách giữa Sa Đà và Đế Đô quá xa xôi, hoàng đế cắt giảm khâu rước dâu cho dù rất tiếc nuối. Tương Tư cũng không thích mặc giá y ròng rã mấy ngày đường, nàng còn bận chăm sóc An An, chỉ mong hôn lễ giản lược cho đỡ mệt. Ca Dương đưa ba mẹ con vào kinh trước nửa tháng, cẩn thận giấu trong thâm cung chưa ai thấy mặt. Triều thần nghe đồn hoàng trưởng tử thông minh đáng yêu, tiểu công chúa xinh như thiên thần, ai cũng ra sức tưởng tượng. Không cần đoán cũng biết đây là ngọc quý trong tay bệ hạ rồi, đâu có tùy tiện cho người khác chiêm ngưỡng!
Đêm trước đại hôn, điện Thái Minh mở tiệc viên mãn. Người tham dự đều là vợ chồng các đại thần, những người nổi tiếng có gia đình ấm êm hạnh phúc. Bữa tiệc cũng như tên gọi, triều thần bế theo con cháu dưới mười tuổi. Bọn trẻ chạy qua chạy lại trong sân, hoàng đế rất vui thích không hề ngăn cản. Đám trẻ còn nhỏ chưa biết gì, lần đầu vào cung rất tò mò, phải cử nhiều thái giám cung nữ đi theo quan sát. Bọn nhỏ được thưởng bao đỏ, nên cứ tưởng hôm nay là ngày tết.
Tiếng trống nhạc vang vọng khắp hoàng thành, tất nhiên Tiểu Long Nhi cũng muốn đi chơi. Chẳng qua nó mới vừa hết bệnh, cha mẹ không yên tâm để nó ra ngoài. Do thay đổi khí hậu từ Sa Đà đến Đế Đô, bạn nhỏ Long Nhi ngày thứ ba liền cảm sốt, ho, ăn khó tiêu. Long Nhi hiếm khi bệnh, vì vậy Ca Dương và Tương Tư đều lo lắng, thống nhất để nó ở nhà nghỉ ngơi. Cu cậu đối với hoàng thành rất tò mò, lần đầu nó biết thì ra nhà nó giàu như vậy! Cha có một cung điện to thật to, đi tới đâu cũng có người quỳ xuống gọi một tiếng “hoàng thượng”. Lòng ngưỡng mộ của cậu bé lại tăng một bậc, từ “cha tài giỏi” thành “siêu anh hùng”.
Tối nay điện Thái Minh có tiệc, có hát múa biểu diễn, mặc dù Long Nhi không biết đường đi nhưng nó còn Nha Nha! Nhân lúc mẹ sang phòng bên trông em gái, cu cậu lẻn ra ngoài, lợi dụng thân hình nhỏ nhắn qua mắt tất cả cung nhân. Nha Nha chở Long Nhi theo tiếng nhạc tìm tới cửa. Thị vệ thấy đứa trẻ cưỡi chó thì rất ngạc nhiên nhưng không ngăn cản bởi vì quần áo nó mặc không sang cũng quý, chắc con của vị quan nào đó. Long Nhi cứ vậy lẻn vào bữa tiệc không gây chú ý, còn con chó thì rất bất mãn cắn sợi dây cổ cột vào gốc cây. Càng ngày cậu chủ nhỏ càng xem nó là ngựa!
Long Nhi ngơ ngác nhìn qua nhìn lại, đông người quá! Không biết cha ở đâu nhỉ? Có đứa trẻ độ ba bốn tuổi vỗ vào vai nó, lưu manh hỏi:
- Bao đỏ của cậu đâu? Mau nộp ra đây!
- Bao gì...? – Long Nhi ngạc nhiên.
Một đứa khác giống y hệt từ phía sau ló đầu ra, nơm nớp lo sợ bảo:
- Ca ca... Cướp tiền sẽ bị mẹ đánh!
Thì ra là một đôi song sinh. Ông anh hổ báo, ông em thỏ đế. Long Nhi móc túi quần rỗng không đáp:
- Tớ không có!
- Tại sao không có? Cậu đưa cho ai rồi? À À... Có phải thằng mập kia không? Chờ đấy, tớ lập tức dạy cho nó một bài học, xem xem từ nay về sau còn dám lấy tiền của người khác nữa hay không!
Nói rồi bạn nhỏ kéo em trai chạy biến, Long Nhi ngả nghiêng trong gió, tưởng là mình ở sa mạc quá lâu, không rõ văn hóa người thành thị...
Sau đó Long Nhi tiếp tục ở trong đám đông tìm cha. Một thái giám tốt bụng thấy nó có một mình thì cho rằng đứa trẻ bị lạc. Hắn ngồi xuống ân cần hỏi:
- Cậu bé, cha mẹ cháu đâu?
- Không biết, không thấy cha!
- Sao lại không thấy? Thúc thúc dẫn con đi tìm cha nha?
Thái giám nọ đưa Long Nhi vào đại sảnh, ở đó chỉ có người lớn, không khí trang nghiêm hơn bên ngoài nhiều.
- Nè nè, cháu nhìn xem, có thấy cha mẹ không? Có phải hai người bên kia không...?
Long Nhi nhíu mày, mở to mắt nhỏ quan sát. Cha... Cha... Màu vàng... Đằng kia! Nhóc đưa tay chỉ hoàng đế, hưng phấn nói với thái giám:
- Cha ở đó! Ngồi ở trên đó!
- Hả!?
Thái giám theo tay cậu bé nhìn lên chỗ xung quanh bệ hạ. Mấy vị này đều là quan lớn, hắn biết rõ con cháu của họ, không có ai giống đứa bé này.
- Cháu chắc ở trên đó không?
Thái giám nghi ngờ hỏi. Long Nhi gật đầu cái rụp:
- Đúng mà, cha mặc áo màu vàng kim, ngồi ở kia kìa...!
Long Nhi muốn chạy đi nhưng mà thái giám không chịu buông tay. Phía đó người nào cũng không thể đắc tội, người mặc áo màu vàng lại chỉ có... Hoàng thượng! Hắn không suy nghĩ sâu xa, chỉ cảm thấy đứa bé này còn nhỏ, có thể nhận nhầm người, tốt nhất không nên để nó chạy lung tung.
Lúc này Ca Dương xem náo nhiệt đủ, bắt đầu nhàm chán nhớ vợ con ở nhà. Thế là hắn uống cạn cốc rượu, nói với triều thần:
- Các khanh tiếp tục ở lại xem biểu diễn, cẩn thận trông chừng đám trẻ. Trẫm có việc phải đi trước, sáng ngày mai nhớ tới đúng giờ!
Hoàng thượng đây là căn dặn người ta không được bỏ lỡ hôn lễ! Ai dám ham ngủ không đi dự đại hôn của bệ hạ chứ!? Ca Dương cười nhẹ bước xuống, triều thần hô vạn tuế cung tiễn. Long Nhi thấy cha sắp đi mất thì gấp muốn khóc. Nó vùng mạnh thoát khỏi thái giám nọ, liều lĩnh chạy xuyên qua đám người. Mấy lão thần chỉ thấy có vật mềm mềm gì đó luồn lách dưới chân, hóa ra là đứa bé trai kháu khỉnh, chẳng biết con nhà ai mà chạy vào đây. Ba bốn người giơ tay muốn bắt lại, sợ nó chạy ra giữa đường đụng phải hoàng thượng, kết quả thằng bé nhỏ mà nhanh nhẹn gớm, né trái né phải như con cá da trơn không ai tóm được! Mọi người đành trơ mắt nhìn nó chạy về phía bệ hạ, nóng nảy không biết phải làm sao...
Ca Dương nghe có tiếng bước chân tút tít đuổi theo. Hắn nghĩ hắn nghe lầm. Âm thanh này giống đôi giày của Long Nhi mua ở cửa hiệu Cây Bạch Quả. Ca Dương chưa kịp quay đầu xác nhận thì bánh bao nhỏ đã bổ nhào vào chân hắn, ôm chặt bắp chân. Hoàng thượng giật mình cúi đầu, triều thần thót tim cầu nguyện. Đứa bé dại dột này là con nhà ai? Sao không trông nom cẩn thận để nó mạo phạm bệ hạ thế kia...?
Cả triều chờ xem hoàng thượng nổi giận ra sao, kết quả mọi người nhìn hoàng đế cười, khom lưng bế đứa trẻ lên bằng động tác thành thục.
- Bảo bối~ làm cách nào con tới đây được? Mẹ đâu rồi?
Long Nhi quẹt miệng đáp:
- Mẹ chăm em, con trốn ra!
Ca Dương bật cười lấy ngón tay gõ gõ chóp mũi của nó:
- Nghịch ngợm! Phụ hoàng phải phạt con làm sao đây...?
Hắn vừa nói vừa bế con trai rời đi, còn chưa giới thiệu với ai, cũng không chờ quần thần kịp hoàn hồn.
Này...
Này...
Là hoàng trưởng tử trong truyền thuyết đó!!!
Ca Dương ra khỏi cửa thì nghe trong điện có tiếng rần rần:
- Cung tiễn bệ hạ! Cung tiễn hoàng tử điện hạ!
Hắn nhếch môi cười, mắt long lanh nhìn Long Nhi. Con đúng là biết chọn thời điểm, gây ấn tượng mạnh đó!
Nha Nha thấy chủ đi ra, sủa gâu gâu đề nghị cởi trói. Thế là Ca Dương một tay ôm con trai, một tay dắt chó trở về Dụ Kiến cung.
Buổi sáng hôm ấy là một ngày nắng đẹp. Tờ mờ giờ Dần, trước cửa cung đã dập dìu xe ngựa xếp hàng chờ tới lượt. Các quan viên mặc triều phục quy cách trang trọng nhất, cáo mệnh phu nhân thì trang sức lỉnh kỉnh, mặt cười như hoa. Hôn lễ bắt đầu vào giờ Mẹo, trải qua mười hai tiểu lễ, sáu trung lễ, một đại lễ. Quy trình đầy đủ phức tạp nhất dành cho Hoàng hậu. Tương Tư bị kéo dậy từ sớm, trang điểm làm tóc, mặc giá y lộng lẫy. Nàng không cần trùm khăn hỉ kín mít nhưng những cô dâu khác mà chỉ đội khăn the màu đỏ, xuyên qua lớp vải có thể dễ dàng nhìn thấy dung nhan khuynh thành. Mũ phượng cẩn châu báu, những hạt ngọc trai lủng lẳng chuyển động mỗi khi nàng quay người.
Thảm đỏ trải từ Dụ Kiến cung nối qua Thái Minh điện, Tương Tư ngồi phượng liễn nhẹ nhàng nhìn hoàng cung Khương La. Nơi đây sẽ là nhà của nàng, là nơi nàng dành trọn phần đời còn lại. Từ xa xa Tương Tư đã thấy Ca Dương mặc hỷ phục đội hoàng miện đứng trên đài cao. Bậc thềm bảy mươi hai bước, nàng chỉ cần đi hết chỗ này sẽ đường hoàng sánh vai bên hắn. Tương Tư được cung nữ đỡ xuống, xuyên qua khăn đỏ ngước nhìn bệ hạ. Hắn rạng ngời như thái dương, ánh mắt kiềm chế vui mừng mong mỏi. Cách nhau bảy mươi hai nấc thang, đế hậu nhìn nhau, tình ý dạt dào. Triều thần ngay ngắn chờ ở hai bên, lén lút đánh giá qua lại. Lúc này họ nhớ tới Hiền phi nương nương, à không, phải gọi là Chúc phu nhân. Sau khi bệ hạ khải hoàng hồi kinh, việc đầu tiên là viết thư hòa ly cho nàng. Chúc phu nhân trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử ly hôn với đế vương, không chỉ được ban thưởng tài sản, được vinh quang mà còn có quyền tự do cưới gả sau này. Mặc dù mọi người không biết liệu có ai dám cưới người từng là nữ nhân của hoàng đế nhưng xét về mặt danh dự thì Chúc phu nhân quá đáng ngưỡng mộ. Nàng để lại một hậu cung không còn một ai, sạch sẽ không tì vết cho Hoàng hậu tương lai. Nhiều người suy đoán đây là chủ ý của bệ hạ. Dù sao thì Chúc phu nhân cũng dọn ra khỏi hoàng cung rồi, nàng tự đứng đầu một đại viện ngoài kinh thành, sau ly hôn thì rạng rỡ trẻ trung như gái chưa chồng, có rất nhiều tiểu thư phu nhân chẳng ngại tai tiếng đến viếng thăm đặt quan hệ.
Trở lại hôn lễ ngày hôm đó. Nhiều người chứng kiến kể rằng hoàng đế không đợi hoàng hậu đi lên mà tự đi xuống rước. Quân vương ân cần, mỹ nhân e lệ, thật là đẹp phải biết! Nghi lễ tiến hành suôn sẻ chỉ có bất ngờ phút cuối. Khi Phượng ấn được dâng lên, bệ hạ không cho hoàng hậu nhận mà tự tay lấy luôn. Nói là cái gì... “Trẫm quản lý hộ nàng”! Bệ hạ thật ham công tiếc việc, việc triều còn chưa làm xuể, ham tới việc hậu cung!
Sau đó... Thái giám tổng quản đọc chiếu chỉ phong phi. Ờ, phong phi chứ không phong Hậu! Tương Tư được phong Nhị phẩm Trân phi nương nương, ban cho Phù Dung cung chưa xây dựng xong nên tạm thời ở lại Dụ Kiến cung. Chuyện gì vậy trời? Mọi người đang trông ngóng Khương La có hoàng hậu, đại lễ dành cho Hoàng hậu mà cuối cùng chỉ phong phi!? Bệ hạ đang đùa chúng thần à?
Ca Dương biết bên dưới đang xôn xao bàn tán, chắc chắc có không ít lời khó nghe. Hắn cẩn thận quan sát Tương Tư, không phát hiện nàng buồn bực chỗ nào.
- Có trách trẫm không?
Ca Dương hỏi khẽ. Tương Tư mỉm cười đáp:
- Thiếp hiểu mà. Làm vợ bé được yêu hơn vợ cả có phải không? Thiếp cũng rất lười quản nhiều việc, cứ làm phi tử của ngài há miệng chờ ăn. Vậy rất tốt!
Ca Dương nghe nàng hợm hĩnh mà bật cười:
- Phải, phải. Làm phi tử duy nhất của trẫm, có thể kiêm chức sâu gạo, quá tốt còn gì?
Mặc cho bên ngoài võ đoán ra sao, mặc cho các thế lực chính trị tính toán điều gì, Ca Dương và Tương Tư tin tưởng nhau, tất nhiên không thể vì chút chuyện nhỏ mà xích mích.
Tân phòng đặt trong Dụ Kiến cung, cũng là tẩm phòng hoàng đế thường ngủ. Mặc dù là vợ chồng từ lâu nhưng Tương Tư vẫn căng thẳng như tất cả cô dâu khác. Nàng ngồi trên giường nhìn ánh nến, tay xoắn khăn lụa, gò má hây hây. Bệ hạ mang theo hơi rượu mở cửa. Đập vào mắt là bức tranh mỹ nhân ngồi trên giường hồng. Ca Dương đóng cửa, hắn không vội vã gì, tiếp tục tựa vào cửa ngắm nàng. Tương Tư bị nhìn chịu không nổi, xấu hổ cúi đầu.
- Hoàng thượng...
Ca Dương tà tà cười, ung dung đi tới.
- Ái phi chờ trẫm đã lâu.
Tương Tư nhúc nhích cổ, làm mặt khổ đáp:
- Bệ hạ ban ân, giúp thiếp cởi mũ ra được không? Qúa nặng!
Cái thứ mũ này Ca Dương cũng bất đắc dĩ lắm. Hắn tháo tháo, kéo kéo, loay hoay một lúc mới dời xuống được. Hai người toát mồ hôi ngồi thở. Tương Tư xoay xoay cổ, Ca Dương giúp nàng xoa, vừa bóp vừa hỏi có đỡ không. Rồi chẳng biết nó bắt đầu thế nào, hai người đã ngã xuống giường, áo váy rườm rà vứt trên đất.
- Trân phi, trân bảo, quý giá. Thấy trẫm đặt tên hay không?
Ca Dương hôn trán nàng đòi khen ngợi. Tương Tư nâng tay quàng qua cổ hắn gật đầu:
- Hay! Chỉ mong được trân bảo dài lâu...
Ca Dương không nói gì về vấn đề “dài lâu”, thật ra dài bao lâu chỉ cần dùng thời gian chứng minh mà không phải những lời hứa hẹn. Hắn hôn nàng, đan những ngón tay vào nhau mà nói:
- Ta yêu em, giống như sự sống yêu mặt trời vậy.
Tương Tư cười khúc khích:
- Bệ hạ thật hoa mỹ, thế này thì thiếp không tin cũng khó!
Không khí đang nồng, Ca Dương vốn muốn nắm bắt thời cơ làm đại sự ai dè bên ngoài nổi lên một đoàn âm thanh. Có tiếng bước chân, có tiếng khóc, có tiếng tranh cãi...
- Không được, lúc này không được, hoàng thượng đang...
- Nhưng mà công chúa khóc rất to, không ai dỗ được...
- Oa oa oa...
- Phụ hoàng! Mẫu hậu! Con muốn ngủ với cha mẹ!!!
- GÂU GÂU GÂU!
Trán Ca Dương nổi gân xanh, Tương Tư an ủi vỗ vai hắn:
- Ra xem sao đi... Cái kia... Hôm khác được mà...
Khi hoàng đế nóng giận mở mạnh cửa, Long Nhi và Nha Nha té nhào vào trong phòng, động tác của hai đứa nó sao mà giống nhau thế chứ!? Hạnh Hoa nơm nớp lo sự bế An An đang khóc quỳ xuống:
- Hoàng thượng bớt giận! Công chúa quen ngủ với nương nương, giờ khóc to đòi mẹ, nô tì thật không có cách!
Long Nhi giơ tay xung phong:
- Con nữa! Con nữa! Con cũng muốn vào xem hỉ phòng, muốn ngủ với mẹ!!!
- Gâu gâu gâu!
Ca Dương xoa thái dương nhìn An An, Long Nhi, lại Nha Nha, cuối cùng đầu hàng:
- Được rồi, chỉ hôm nay thôi đấy!
- Ồ yeah!
Thế là đêm tân hôn của bệ hạ kết thúc như vậy. Nến long phụng cháy tí tách, trên chiếc giường đỏ thắm An An và Long Nhi nằm giữa, Tương Tư vẫn mặc hỉ phục vội vã cho con gái ti ti. Em gái vừa ăn vừa ngủ, ông anh chép miệng thèm thuồng. Ông bố nằm nghiêng chống tay nhìn gia đình nhỏ của mình, tưởng tượng mười năm sau, hai mươi năm sau, ba mươi năm sau... Dưới chân giường, Nha Nha ngoác mồm ngáp một cái, đuôi cuộn tròn bắt đầu đánh giấc.
.
.
Năm Thái Minh thứ ba mươi hai, Trân phi nương nương quyết định xuất cung viếng nhà mười ngày, đem theo Trường Bình công chúa. Hoàng đế ngồi xem tấu chương, nhìn có vẻ tập trung nhưng ánh mắt thường xuyên liếc nhìn Trân phi chỉ đạo cung nữ thu dọn hành lý.
Tiểu công chúa mười tuổi là một cô bé mũm mĩm hay cười, có cặp mắt to giống y hệt Trân phi. Cô nhóc ăn bánh phồng, lúc lắc bàn chân hỏi mẹ:
- Tại sao ca ca không đi chung ạ?
- Vì ca ca có việc phải làm.
- Tại sao phụ hoàng không đi chung ạ?
- Phụ hoàng rất bận rộn.
- Ứ chịu! Thế An An cũng không đi đâu~~~
Hoàng thượng yêu chiều công chúa là việc ai cũng biết. Mười năm trôi qua, Trân phi không mang thai nữa nên bệ hạ chỉ có hai đứa con này. Trưởng hoàng tử khi chín tuổi đã phong Thái tử, càng lớn càng có tác phong đế vương. Duy công chúa thì mãi mãi nhỏ bé, thích được hoàng thượng bế đi chơi.
An An ném cái bánh ăn dở vào đĩa, chạy qua ôm chân cha:
- Phụ hoàng, con không đi, phụ hoàng cùng đi con mới đi!
Ca Dương thả tấu chương xuống, ôm con gái đặt lên đùi. Đến nay, hoàng đế đã là một người đàn ông lớn tuổi thành thục. Cách biệt tuổi tác với Trân phi khiến ngài luôn xem trọng bề ngoài, có hẳn đội ngũ chuyên gia giúp duy trì bảo dưỡng. Thế nhưng có dùng cách thức gì cũng chẳng xóa được những nếp nhăn sâu bên khóe mắt. Hắn trầm ổn, càng già càng hiền lành chứ không khó tính như người khác. Ca Dương sửa lại bím tóc lệch cho An An, nhìn con bé nói:
- Phụ hoàng thực sự bận, lần sau đi với An An được không? Lần này An An theo mẹ, nhìn xem trên đường có cái gì vui, về kể cho phụ hoàng và ca ca nghe.
Hai ngày nữa sẽ có đoàn sứ giả Đại Thế đến đây, cũng là lần đầu tiên sau chiến tranh hai nước đặt lại quan hệ ngoại giao. Tương Tư không phải Hoàng hậu nên không cần có mặt, công chúa vắng cũng không ai nói nhưng mà hoàng đế và Thái tử là nhân vật chủ chốt. Hiện giờ hoàng đế Đại Thế là Chiến vương ngày xưa. Nhớ năm kia hắn đem theo mấy nghìn viện binh không cứu giúp mà chỉ chờ đợi. Tàn quân bị Khương La diệt hết, một mình hắn đưa thi thể Lỗ Tông Phi về kinh, ngụy tạo chiếu truyền ngôi bỏ qua Thái tử lúc đó. Đối với chuyện này Ca Dương không mấy quan tâm, Lỗ Lang cũng được, ít ra biết an phận lo cho dân, không hiếu chiến tham vọng giống anh trai.
Tối hôm ấy hoàng đế bắt cóc Trân phi ra Phù Dung đình, thật ra chỗ đó cũng không xa, ngay bên cạnh Phù Dung cung xây tám năm trước. Sen trong hồ đang mùa sắc thắm, mặt trăng chiếu đáy nước lung linh, Phù Dung đình mở toan cửa sổ, thâu hết cảnh đẹp ao sen. Trên giường gấm Trân phi nũng nịu:
- Bệ hạ càng già càng không nên nết! Thái y bảo hăng qua không tốt cho tim~~~
Ca Dương thở gấp, có chút điên cuồng mất kiểm soát. Hắn giật rách sợi dây treo mành, dùng thủ pháp thuần ngựa quấn lấy cổ tay nàng, cố định lên thanh giường. Trân phi tức giận mắng:
- Không chơi! Không làm xấu! Mau thả thiếp ra!
Hoàng đế cười rất tiện, bắt đầu thi hành một loạt tư thế đáng xấu hổ...
Tính ra là mười bốn năm có hơn, kể từ lần đầu tiên nhận ra nhau trong Phù Dung đình này. Căn phòng giống hệt hồi ức của Phù Dung và Vĩnh Khang. Đêm trăng trong hồ lăn tăn sóng nước, có những chú cá không ngủ thi thoảng đớp bọ gậy. Ca Dương khẽ hôn những giọt nước mắt oan ức của nàng, biết sai cầu xin tha thứ.
- Đừng khóc, đừng khóc... Ta xin lỗi mà... Ai bảo nàng nhẫn tâm rời đi mười ngày. Mười ngày sắp tới trẫm phải làm sao đây?
Trân phi giận dữ trừng mắt, đưa cổ tay đỏ ửng ra tố cáo:
- Xem đi, xem tác phẩm của chàng này! Về sau không cho chàng uống rượu với mấy lão già thô bỉ kia nữa. Chỉ toàn học cái xấu thôi~~~
Ca Dương lại hôn cổ tay đền bù, hôn hôn lên trên đầu vai, ý đồ không trong sáng khiến cho người đẹp giận tiếp! Tương Tư trốn trong chăn lăm lăm nhìn sói ác, thấy hắn không biết hối cãi còn tiếp tục xem nàng bằng ánh mắt thèm thuồng.
- Ngày mai... Bệ hạ gọi Viện trưởng thái y bắt mạch đi. Lớn tuổi rồi mà cứ như vậy... Thật không tốt đâu!
Sói già híp mắt:
- Nàng chê trẫm không đủ cường?
Thỏ trắng cụp lỗ tai:
- Nào có! Ý thiếp là... Mấy năm nay... Dường như càng lúc càng nhiều... Rất phản khoa học!
Nhìn nhìn bộ dạng âm trầm chuẩn bị nổi bão của ai kia, Trân phi không biết chết tiếp tục nói:
- Cho dù bệ hạ như thế nào thiếp cũng rất thích. Không nhất thiết dùng cách này chứng minh ngài vẫn trẻ! Về sau thiếp cũng già đi, tóc bạc da mồi, không xinh đẹp nữa. Thiếp cũng chấp nhận sự thật, không cố níu kéo những thứ không thuộc về mình!
Tương Tư nói rất chân thành. Giữa hai người với nhau không có gì phải giấu, luôn bộc bạch rõ ràng, càng không phải xấu hổ. Ca Dương nhìn nàng, ánh mắt sâu lắng dịu dàng trở lại. Hắn vươn tay ôm nàng vào lòng, thì thầm bảo:
- Không phải như em nghĩ. Ta chẳng mưu cầu nhiều, bề ngoài muốn gìn giữ để không cách em quá xa. Ít nhất ra đường không bị nhận nhầm thành cha con...
Chuyện nhận nhầm đã từng xảy ra, Tương Tư phì cười nhớ lại.
- Ta chẳng muốn chứng minh gì hết, ta không ngu ngốc tới mức dùng cách này để chứng minh. Chẳng qua ta nghĩ... Thời gian ở nhân thế luôn hữu hạn, mỗi ngày đều đáng quý, mỗi lần gần em đều không kiềm chế được... Tương Tư làm sao bây giờ? Ta không muốn chết, không muốn già, không muốn chia ly... Có thể nào tồn tại vĩnh hằng cùng em hay không...?
Tương Tư nhìn hắn, mắt lại long lanh nước. Bệ hạ của nàng là như vậy, ở trước mặt nàng giống như một người đàn ông nhạy cảm và yếu đuối. Nàng vuốt ve một sợi tóc bạc, mỉm cười nói với hắn:
- Phu quân đừng sợ, chẳng phải còn có cầu Nại Hà hay sao? Thiếp tin chúng ta bên nhau hai kiếp thì không lý nào bỏ mất kiếp thứ ba. Còn về vĩnh hằng, người phàm sợ là không mơ ước tới! Cứ đời đời kiếp kiếp như vậy, thiếp không tham lam nhiều, dù ở đâu ra sao, chúng ta có nhau là tốt rồi!
Ca Dương cúi đầu hôn nàng, từ dịu dàng đến táo bạo. Đêm trên hồ sen mờ mờ hơi nước, kì ảo như một bức rèm che chốn riêng tư.
Hôm sau đúng như kế hoạch Trân phi dẫn Trường Bình công chúa đi Sa Đà. Hoàng thượng và Thái tử trụ lại trong kinh đón đoàn sứ giả. Sở dĩ Tương Tư quyết tâm dẫn An An quay về vì sắp tới là giỗ mười năm của vợ chồng Nhị ca. Hòa An phủ luôn giữ kín bí mật thân thế của công chúa, cho dù có ít tin đồn không đáng kể nhưng chưa ai truy lùng sự thật. Mọi người nhìn nhận công chúa là con gái ruột của hoàng đế.
An An ngơ ngác đi theo mẹ, được mẹ dạy quỳ lạy thắp hương. Cô bé không hiểu vì sao phải quỳ trước mộ lâu như thế. Nghe nói người nằm bên trong là cậu mợ hai. Họ là người tốt, vô cùng yêu thương An An nhưng lúc đó An An còn nhỏ nên không nhớ. Cô bé nhìn kỹ hai tên khắc trên bia đá, từ đấy thuộc ngầm lòng!
Tương Tư quỳ ở bên cạnh mỉm cười nhìn con gái, khe khẽ kể những chuyện cũ về “cậu mợ hai”. Ví dụ hồi xưa cậu hai nuôi một con kỳ nhông xấu xí, mợ hai có giọng hát thật hay... An An thích thú nghe mẹ kể, cảm thấy hai người thân nhân này rất thú vị, tiếc là mất sớm quá, nếu không bé cũng thích chơi đùa cùng họ!
Lúc hồi kinh Trân phi nói với con gái:
- Cậu mợ mất sớm chưa có con cái cho nên bài vị để trong vương phủ thiếu người trông nôm. Sau này An An lớn lên nhận làm nghĩa nữ rồi rước bài vị về nhà, chăm sóc hương khói cho cậu mợ nhé?
Công chúa cắn môi suy nghĩ, cảm giác việc này hơi kỳ lạ nhưng mà không khó bèn giòn giã đồng ý...
.
Năm Thái Minh thứ ba mươi lăm, hội săn Bách Thượng lại tổ chức.
Thái tử mười lăm tuổi có tài cưỡi ngựa rất giỏi, hoàng thượng tặng hắn một con ngựa quý, nói là năm nay săn được gấu sẽ hậu thưởng. Kết quả Thái tử săn được gấu thật, mặc dù có cận vệ hỗ trợ nhưng không thể phủ nhận với tuổi của cậu đã là quá tốt. Thần Thụ Cung có cây Bách nghìn tuổi, vẫn xinh đẹp huyền bí như năm nào. Ngày bế mạc hội săn hoàng thượng uống hơi nhiều, kết quả giữa đường trở về bị trúng gió ngất đi. Mọi người lo lắng hốt hoảng, thái y bắt mạnh chỉ nói là cảm nhẹ, ít ngày là khỏi.
Sinh thần của Trân phi năm ấy không biết tặng lễ vật gì, hoàng thượng dự tính vẽ chân dung cho nàng. Vẽ tranh không cần người mẫu, bởi vì vẻ đẹp của Trân phi đã khắc sâu trong tâm trí ngài, nhắm mắt cũng vẽ đúng! Hôm ấy hoàng thượng bỏ bê tấu chương, giam mình nửa ngày trong thư phòng vẽ tranh. Sau khi đặt nét bút cuối cùng trên làn môi nàng, hoàng đế hết sức hài lòng chuẩn bị treo lên chờ mực khô. Không ngờ một vết bẩn đã làm hỏng tác phẩm đẹp!
Bệ hạ nhíu mày nhìn giọt máu đỏ rơi bên khóe mắt, giống như Trân phi đang khóc. Ngài bần thần một lúc, sau đó mới kéo ngăn tủ tìm chiếc khăn tay. Hoàng đế che mũi, ngửa đầu chờ máu ngưng chảy, trong lòng có linh cảm rất xấu. Thế là năm đó Trân phi đòi quà, bệ hạ hết cách đành mỉm cười nói là đánh mất rồi. Trân phi giận nửa ngày, cuối cùng đòi bệ hạ đền bù một buổi du thuyền trên con sông.
Cũng từ năm Thái Minh thứ ba mươi lăm, sức khỏe Ca Dương không tốt như xưa, hắn giở thói xấu rất thích nhìn lén Tương Tư. Rất nhiều lúc nàng lơ đễnh phát hiện, đều thấy hắn dịu dàng ngắm nàng, giống như sợ bỏ qua một giây sẽ lập tức quên mất. Hoàng đế cho người mời về một vị đạo sĩ của phái Côn Lôn. Người này vừa khéo là học trò của Thủy Tức Chân Nhân. Ông ta không giỏi như thầy nhưng cũng thuộc hạng nhất nhì trong phái. Sau khi bắt mạch, xem tay, ông ngồi im một lúc mới nói:
- Ngày xưa sư phụ từng kể ta nghe một vị khách hàng đã trả dương thọ của mình để nhìn thấy tiền kiếp. Sư phụ giúp người kia hoàn thành tâm nguyện, đánh mất tu vi ba mươi năm... Chắc hẳn bệ hạ là vị khách sư phụ nhắc tới. Theo lý mà nói... Dương thọ của bệ hạ kiếp này đã tận, cũng không rõ vì sao vẫn sống.
Ca Dương híp mắt:
- Ý ông là trẫm phải chết rồi mới đúng đạo chứ gì?
Người kia không sợ hoàng quyền, vuốt râu thâm thúy cười:
- Không sai! Thực sự dương thọ của bệ hạ đã cạn trơ đáy, đan điền đã thâm đen nhưng mà không chết! Điều này chỉ có thể lý giải pháp lực của sư phụ ta không đủ lấy trọn vẹn tuổi thọ của ngài, vẫn dư lại thứ gì đó tiếp tục níu kéo...
Ca Dương nhìn chằm chằm gã đạo sĩ, lát sau mới hỏi:
- Sau đó thì sao? Trẫm sẽ chết lúc nào?
- Lúc ngài không cầm cự được nữa. Có thể là một năm, năm năm, cũng có thể dài mười năm. Lời khuyên của ta là bệ hạ nên làm xong những gì muốn làm, bởi vì ngài sẽ ra đi vào một ngày nào đó không hề báo trước. Chẳng có dấu hiệu, chắc có lời nhắc nhở, chỉ nhắm mắt và tan biến thôi...
Cũng vào năm Thái Minh thứ ba mươi lăm, hoàng đế viết chiếu nhường ngôi, triệu Thành Vũ vương về kinh phụ trách giám quốc, đồng thời sắp xếp tất cả cận thần đáng tin cậy nhất của mình phò trợ tân đế, đảm bảo Thái tử không gặp bất trắc gì đến khi đủ tuổi trưởng thành. Trường Bình công chúa được ban phủ đệ, do tuổi nhỏ nên ở trong cung thêm vài năm. Hoàng thượng có lệnh hôn nhân đại sự sau này công chúa tự quyết và tân đế đồng ý là có thể thông qua.
Ca Dương thoái vị làm Thái thượng hoàng, dẫn theo Thái Trân phi du sơn ngoạn thủy, đi đâu không ai biết. Về sau có rất nhiều sự tích kể chuyện hai người, nói rằng họ đóng giả thường dân đi vi hành khắp nơi, ra tay giúp đỡ người nghèo khó, trừng trị nhiều cường hào ác bá làm phúc con dân.
Một năm nọ hai người đi đến Mạn Hồng. Bất kì trẻ con Khương La nào cũng từng nghe đến bài đồng dao:
“Mặt trời dậy ở đằng đông
Đế đô tỏa nắng, Mạn Hồng âm u
Trường Giang núi nước mây mù
Sa Đà cát trắng, đất dày chân chim
Hà Khổ giá lạnh buốt tim
Bình Thành loạn lạc, Ninh Him thái bình”
Mạn Hồng là một vùng thung lũng ở giữa nhiều dãy núi giao nhau. Vị trí địa lý tạo nên khí hậu âm u, ít nắng, nhiều sương mù. Mạn Hồng cũng là nơi sinh sôi các loài cây ôn đới quý hiếm, rừng rậm còn rất hoang sơ chưa ai khai phá. Nghe nói vùng này có một ngôi chùa cổ linh thiêng. Chùa xây trên núi cao, tổng cộng một nghìn ba trăm sáu mươi chín bậc thang. Ai kiên trì lên tới đỉnh núi có thể xin Bồ Tát một tâm nguyện.
Tương Tư lấy tay lau mồ hôi, vừa thở hổn hển vừa nói:
- Không được, không được... Em bỏ cuộc! Chàng tự lên đi, không đi nổi nữa!
Ca Dương cười cười lôi kéo nàng:
- Sắp tới rồi, cố một chút là tới rồi.
- Chàng đừng nói xạo! Hồi nãy cũng sắp tới, bây giờ cũng sắp tới. Rốt cuộc chừng nào tới???
Thấy Tương Tư ôm gốc cây khư khư không chịu buông, Ca Dương đành phải cởi túi vải ngồi xuống.
- Vậy nghỉ một chút. Uống nước ăn chút gì rồi đi tiếp!
Tương Tư nhận bình nước, nhấp mấy ngụm sau đó nhìn Nha Nha nói:
- Trông nó còn mệt hơn em!
Nha Nha nằm phục trên thềm đá, liếm liếm nước suối Ca Dương đút cho nó. Hai người rời hoàng thành không đem theo các con nhưng lại dẫn chú chó cùng đi. Tính về tuổi tác, Nha Nha là con chó sắp thành tinh, nó đã sống gấp ba bốn lần vòng đời một con chó Samoyed bình thường. Gã đạo sĩ dạo trước đã nói cho Ca Dương biết, con vật này dựa vào sinh mệnh của hắn tồn tại, trung thành vô cùng. Từ khi Ca Dương bắt đầu bệnh thì Nha Nha cũng già thấy rõ, tính tình yên lặng, bước chân chậm chạp, ngủ nhiều, không còn là Nha Nha vui vẻ nghịch ngợm của ngày trước. Mỗi khi thấy nó như vậy Ca Dương không khỏi ôm vào lòng vuốt ve.
- Mày mệt lắm sao?
Hắn chà sát lông mõm hỏi con chó. Nó uể oải nâng mắt nhìn, lại cụp mắt xuống, nằm không nhún nhích. Con chó đã to bự như con gấu trắng, mỗi ngày chỉ ăn rồi ngủ, Tương Tư đổi tên gọi thành Heo.
- Tại sao phải ngược đãi bản thân như vậy chứ? Nếu chàng thích có thể tự mình đi, không nên kéo theo em và con Heo lười này! Xem ánh mắt nó oán hận nhìn chàng kia!
Ca Dương đút thức ăn nhẹ cho Nha Nha, vừa sờ lông nó vừa nói:
- Ba chúng ta đều phải lên được đỉnh. Nhất định!
Kết quả con Heo thiệt không đi nổi nữa, hại Ca Dương phải nai thân già của mình cõng thân già của nó! Có vài chú tiều phu lên núi đốn củi đã nhìn thấy cảnh này: Một người đàn ông cõng một con gấu trắng đi chùa, một cô gái ở bên cạnh không ngừng cỗ vũ gấu cố lên, mặc dù mệt thật sự là người đàn ông cõng nó~~~
Từ đấy về sau, giống như bén duyên với Mạn Hồng, Ca Dương Tương Tư và Nha Nha định cư tại đây, sống trong ngôi nhà sàn bên sườn núi. Hàng xóm của họ rất dễ thương, có một cặp vợ chồng cuồng sinh con, đã sinh tám đứa mà còn muốn sinh nữa. Vùng này không giàu có nhưng thiên nhiên ban tặng cái ăn, áo vải không đủ tiền mua nhưng chắc chắn ba bữa cơm không thiếu. Đám trẻ nhà ấy dễ thương lắm, không khác An An Long Nhi hồi bé là bao. Tương Tư rất thích chúng nó, thường làm bánh nếp bánh cam đem qua tặng.
Rồi một hôm nọ mẹ tụi nhỏ hái quýt rừng đến đáp lễ. Tương Tư ăn một quả, cảm thấy rất ngon nên ăn liên tù tì, hết sạch giỏ quýt. Mẹ tụi nhỏ trồ mắt nhìn nàng, cuối cùng nói:
- Không phải “có” chứ?
Ca Dương ngã lăn từ trong nhà ra ngoài sân, vuốt mặt già đi mời vị thầy thuốc duy nhất trong vùng. Tương Tư ngẩn ngơ ôm bụng nhìn hắn, cười ngốc ngốc, không phải nàng lại làm mẹ đó chứ??? Thích quá đi mất!!! ≧▽≦
Thầy thuốc cẩn thận xem mạch rất lâu, cuối cùng bảo:
- Không có thai, là hiện tượng mang thai giả!
- HẢ???
- Do phu nhân quá mong có con, cho nên cơ thể sinh ra phản ứng này!
Ca Dương nghe xong thở phào nhẹ nhõm, may là không phải, nếu thực sự phải... Hắn cũng không biết trốn vào đâu~~~
Tương Tư thất vọng tràn trề, thấy Ca Dương như vậy đâm ra giận dỗi. Tối hôm đó cứ quấn quýt lấy hắn đòi “em bé”. Ca Dương thiệt bó tay với nàng, cũng ngoài ba mươi tuổi chứ bé bỏng gì, tuổi này không nên sinh con nữa! Mà bản thân hắn sắp phá mốc sáu mươi rồi, không nhìn thấy tóc bạc một nữa sắp thành lão già chống gậy hay sao? Quan trọng hơn là, hắn biết hắn không thể bên nàng cả đời, cho nên không hy vọng giờ này có con, một mình nàng nuôi con sẽ vất vả lắm!
Một ngày kia Mạn Hồng có hội làng, các gia đình quanh vùng núi tập trung lại. Vợ chồng Ca Dương tò mò đi xem, kết quả trên đường gặp người quen. Sử Hựu Trát nhìn thấy hai người có chút không tin nổi. Rất lâu về trước hắn yêu mến Quận chúa, to gan cầu hôn, bị hoàng thượng lôi ra ngoài đánh. Cha hắn là Sử Đình Thành, hắn có một cô em gái đanh đá Sử Mỹ Cảnh. Về sau hoàng thượng điều hắn đi Mạn Hồng làm Quận chủ, từ đấy đến nay ở yên chỗ này, cưới vợ sinh con, ngoại trừ nghe ngóng tin tức chốn kinh kỳ thì không trở về nữa.
Sử Hựu Trác mời Thái thượng hoàng cùng Thái phi đến nhà ăn bữa cơm. Sử phu nhân có đôi nét giống Tương Tư nhưng tính tình khác hoàn toàn. Hai vợ chồng họ có ba con gái một con trai, sống hạnh phúc. Có lẽ là duyên số, nếu năm đó không vướn vào rắc rối, không bị hoàng thượng đuổi đi thì bây giờ không gặp được phu nhân. Sử Hựu Trác hồi tưởng chuyện cũ, mỉm cười xem đó là thanh xuân một thời. Hắn cũng rất vui vì nhiều năm gặp được cố nhân, thấy nàng cùng bệ hạ ngọt ngào mà thầm chúc phúc.
Một buổi sáng cuối thu, Tương Tư dậy sớm làm bánh mật ong. Nàng bày thức ăn lên bàn, đi ra cửa gõ chiếc muôi vào gốc cột:
- Heo! Vào ăn cơm!
Tương Tư đi vào, chờ một lúc Nha Nha vẫn không nhún nhích, nàng có linh cảm lạ. Ca Dương vừa lấy nước suối về, thấy Tương Tư đứng khóc trước cửa nhà mà hoảng hốt:
- Làm sao? Bị rắn cắn? Bị trùng đốt? Sao lại khóc?
Tương Tư vẫn nhìn bóng lưng con chó nằm ngủ ngoài hiên, thều thào nói:
- Thiếp kêu rất lâu nhưng nó không thức dậy...
Ca Dương chầm chậm nhìn Nha Nha, đi tới ôm nó lên. Có con bướm vàng từ đâu bay lại, đáp xuống mũi nó, vỗ cánh hai cái rồi bay đi. Ca Dương và Tương Tư nhìn theo con bướm, nó bay dập dờn tinh nghịch, sao cứ giống Nha Nha lúc bé – một cục lông trắng lon ton chạy khắp nơi, gây bao nhiêu rắc rối cho chủ nhân giải quyết!
Nha Nha được chôn ở sườn núi cạnh nhà, bia đá khắc tên nó kèm dòng chữ “Trung khuyển chi mộ”. Tương Tư khóc sưng cả mắt, dựa lên vai Ca Dương. Hắn nắm tay nàng ngồi dựa bên mộ ngắm ánh bình mình lên. Mặt trời ở Mạn Hồng hiếm hoi mà cực đẹp, vầng sáng ảo dịu, làm hồng cả không gian, làm cỏ non đâm chồi nảy lộc... Ca Dương thương tiếc vuốt tóc Tương Tư nói:
- Không phải vĩnh biệt, chỉ là tạm biệt thôi. Nha Nha rất có linh tính, nó cũng sẽ chờ đợi chúng ta. Mọi thứ đều có khởi đầu và kết thúc, giống như lá vàng rơi xuống đất, hóa thành tro bụi được hạt giống hút lên đâm chồi cây mới. Hành trình của mỗi người đều dài ngắn khác nhau, không ai được bỏ cuộc giữa chừng! Nếu có một ngày ta để nàng lại nhân gian thì nàng không được bi lụy như vậy nữa. Hai con sẽ đón về kinh thành, nàng phải sống trọn vẹn phần đời còn lại. Yên tâm, không quá lâu đâu. Ở Nại Hà ta luôn đợi nàng, phải rong chơi cho hết thế gian mới được xuống tìm ta đấy!
Tương Tư im lặng nghe hắn nói, mắt nhìn cái bóng dính vào nhau của hai người. Thầm mong có thể đời đời kiếp kiếp giống như nó!
.
.
.
Hoaban: Thực sự đến cuối cùng của câu chuyện rồi! Cảm ơn độc giả vẫn đồng hành trong suốt 2 năm qua. Chúng ta phải tạm biệt Ca Dương và Tương Tư ở đây. Các bạn đừng buồn, mọi người vẫn có thể nhìn thấy hình bóng của họ đâu đó nơi Bích Hải và Hoa sen tinh. Họ ko hẳn hoàn toàn giống nhau nhưng cũng ko mấy tách biệt.
Chúng ta nói lời chào và hẹn gặp lại trong câu chuyện thần tiên mấy chương sau cùng nhé! Thân ái!
Tác giả :
Hoa Ban