Phồn Hoa Ánh Tình Không
Quyển 1 - Chương 1-2: Chân hung vị minh (nhất)
Lam Diễm Minh tàn sát giang hồ đã lâu, rốt cục kích thích bạch đạo công phẫn. Huy Hoàng môn Kỷ Vô Địch dựa vào sự chi trì của Vũ Đương Lăng Vân đạo trưởng, Thiếu Lâm Từ Ân phương trượng, hiệu triệu bạch đạo võ lâm đồng đạo, tiến hành một đợt tiêu diệt Lam Diễm Minh.
Phiền Tế Cảnh là đại biểu tham dự của Cửu Hoa phái, cùng với bạch đạo đồng đạo đạt được thắng lợi to lớn. Từ nay về sau, Lam Diễm Minh trở thành giang hồ tà ác truyền thuyết, bạch đạo chúng nhân sau khi khải hoàn trở về liền thu thập bao phục hồi gia.
Phiến Tế Cảnh sau gần hai tháng đi đường, cuối cùng đã về tới Cửu Hoa Sơn. Hắn vừa bước chân vào đại môn Cửu Hoa phái, liền nhìn thấy nhị sư thúc Tống Bách Lâm và ngũ sư thúc Ngô Thường Bác vẻ mặt ngưng trọng đứng đó.
“Nhị sư thúc, ngũ sư thúc.” Phiền Tế Cảnh lưng đeo bao phục, cung kính hành lễ.
“Ngươi biết rồi sao?” Tống Bách Lâm trầm giọng nói.
Phiền Tế Cảnh ngây người, nghi hoặc hỏi: “Không biết nhị sư thúc đang nói đến chuyện gì?”
“Sư phụ ngươi đã chết.”
...
Không hề có báo trước cùng trì hoãn, cái gọi là tình thiên phích lịch [1] bất quá cũng chỉ như vậy.
Phiền Tế Cảnh cả người như bị sét đánh, nhất thời không có phản ứng.
Ngô Thường Bác tức giận nói: “Nhị sư huynh, ngươi quá trực tiếp rồi.”
Tống Bách Lâm dùng khóe mắt nhìn hắn, “Không ngươi nghĩ nên nói thế nào?”
Ngô Thường Bác vội ho một tiếng, kéo dài thanh âm nói: “Tế Cảnh a.”
Phiền Tế Cảnh có điểm phản ứng, mê man nhìn hắn, nhãn thần mơ hồ mang theo chờ mong, chờ mong hắn bác bỏ những gì Tống Bách Lâm nói.
“Sư phụ ngươi đã chết.”
...
Phiền Tế Cảnh lại bị sét đánh trúng lần nữa.
Khóe mắt Tống Bách Lâm giật giật, “Ngươi nói với ta nói có gì khác nhau?”
Ngô Thường Bác nói: “Ta gọi tên hắn, nhượng hắn cảm nhận được sự quan tâm của ta dành cho hắn.”
Tống Bách Lâm chỉ vào Phiền Tế Cảnh vẫn còn chưa hoàn hồn nói: “Vậy hắn hiện giờ với khi nãy có gì khác biệt?”
Ngô Thường Bác nói: “Hắn vừa rồi là khiếp sợ, hiện tại là cảm động.”
“Ngươi cường từ đoạt lý [2].”
“Ngươi vô lý thủ nháo [3].”
“Ngươi xảo ngôn lệnh sắc [4].”
“Ngươi tham đồ mỹ sắc [5].”
Tống Bách Lâm tức đến mức râu thiếu chút nữa vểnh lên, “Ta lúc nào tham đồ mỹ sắc?”
Ngô Thường Bác hừ lạnh nói: “Ta lúc nào xảo ngôn lệnh sắc?”
“Ngươi hiện tại chính là như vậy!”
“Ta...”
“Nhị sư thúc, ngũ sư thúc...”
“Chuyện gì?” Tống Bách Lâm và Ngô Thường Bác tức giận quay đầu lại nhìn hắn.
Phiền Tế Cảnh chớp mắt, chậm rãi mở miệng nói, “Sư phụ ta chết như thế nào?”
Sắc mặt Tống Bách Lâm tối sầm nói: “Là bị người giết.”
“Ngươi nói thật dễ nghe.” Ngô Thường Bác lập tức bổ sung nói, “Lúc thích khách ám sát, hắn không tránh được một kiếm tại cổ, lại không tìm được thứ gì để chặn miệng vết thương, không may mất máu quá nhiều... Ai.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Thế nhưng võ công của sư phụ rất cao, giang hồ danh liệt tiền mao [6], năm xưa ngay đến Vũ Đương Lăng Vân đạo trưởng từng khen ngợi Tiên Liên kiếm pháp của sư phụ là thiên hạ độc bộ [7]. Từ Ân phương trượng cũng từng...”
“Được rồi được rồi. Ngươi trở về sao lại biến thành nói nhiều như vậy.” Tống Bách Lâm lạnh lùng nói, “Sư phụ ngươi là bị ám sát chết. Đối phương dùng chính là Tiên Liên kiếm pháp mà Lăng Vân đạo trưởng khen không ngớt.”
Ngô Thường Bác khó có dịp không phản bác, phụ họa nói: “Sư phụ ngươi vừa đem Tiên Liên kiếm pháp truyền cho ba y bát truyền nhân [8], liền bị Tiên Liên kiếm pháp ám sát. Điều này làm cho chúng ta hoài nghi...”
Hắn kéo dài âm cuối, Phiền Tế Cảnh quả nhiên truy vấn hỏi: “Hoài nghi cái gì?”
Tống Bách Lâm nói: “Hoài nghi hung thủ chính là người trong phái.”
Phiền Tế Cảnh thất sắc nói: “Sao có khả năng?”
Tống Bách Lâm nói: “Trừ sư phụ ngươi ra, hội Tiên Liên kiếm pháp chỉ có đại sư huynh ngươi Quan Tỉnh, nhị sư huynh Chu Liêu Đại và ngũ sư đệ Thi Kế Trung. Sư phụ ngươi đối với bọn họ vô cùng tín nhiệm, nếu một trong số họ đột nhiên xuất thủ...”
Phiền Tế Cảnh nói: “Thế nhưng cũng không có khả năng thành công. Võ công sư phụ hơn xa các sư huynh đệ, dù là ám toán cũng khó mà thành công.”
Ngô Thường Bác nói: “Một người khó có thể thành công, nhưng nếu là cả ba người bọn họ thì rất khó nói.”
Phiền Tế Cảnh kinh hãi nhìn hắn: “Ngũ sư thúc, ý của ngươi là...”
Ngô Thường Bác bĩu môi nói: “Trước khi tra ra chân tướng, tất cả đều là có thể.”
Phiền Tế Cảnh nghiêm mặt nói: “Sư thúc nói thế sai rồi. Mọi việc đều phải dựa vào chứng cứ xác thực, huống chi đây là thí sư sát nhân đại sự. Ba người họ đáng nghi, nhưng nếu không phải do sư huynh đệ họ gây nên, để bọn họ chịu đựng lưu ngôn phi ngữ [9], sư thúc có thể yên lòng sao?”
Ngô Thường Bác bị hắn nói vậy, trên khuôn mặt già nua hiện lên mạt ửng đỏ.
Tống Bách Lâm hừ lạnh nói: “Nếu không phải bọn họ, còn ai hội Tiên Liên kiếm pháp?”
Phiền Tế Cảnh nói: “Vật hữu tương tự [10], nói không chừng kiếm pháp của thích khách rất giống Tiên Liên kiếm pháp.”
Tống Bách Lâm nói: “Sư huynh chết vì chiêu ‘Vãn hải cuồng triều’ của Tiên Liên kiếm pháp, ta tuyệt đối không nhìn lầm!”
Ngô Thường Bác đột nhiên thanh thanh giọng.
Tống Bách Lâm nhịn không được nói: “Ta thấy ngươi vừa trở về, sở dĩ nhắc nhở ngươi. Việc Quan Tỉnh bọn họ thí sư là điều chắc chắn, ngươi nên tự giải quyết cho tốt.” Hắn nói xong, liền phất tay áo rời đi.
Ngô Thường Bác liếc mắt nhìn Phiền Tế Cảnh, tựa hồ muốn nói gì đó, nhưng cuối cùng chỉ thở dài, đi theo Tống Bách Lâm.
Lúc trước là bởi vì nghĩ đến hung thủ, Phiền Tế Cảnh còn chưa cảm thấy gì. Giờ Ngô Thường Bác và Tống Bách Lâm vừa đi, nghĩ đến khi Bộ Lâu Liêm còn sống, đau đớn vì mất đi sư phụ như cuồng phong cuồn cuộn trong lòng, ngay cả khi bao phục từ trên vai trượt xuống cũng không phát giác.
Không biết đã đứng bao lâu.
Màn đêm dần buông xuống, ánh trăng trải dài khắp nơi.
Có tiếng bước chân nhẹ nhàng từ bên trong truyền ra.
Chốc lát.
Thượng Quan Đinh Ninh từ hành lang ló đầu ra, nhỏ giọng nói: “Tam sư huynh.”
Phiền Tế Cảnh hai mắt mờ mịt tìm kiếm hồi lâu, mới nhận ra hình bóng nàng hòa hợp trong bóng đêm.
“Sư muội.” Đôi mắt hắn chợt trở nên trong trẻo, đi về phía trước, chăm chú nhìn nàng nói, “Vừa rồi sư thúc nói sư phụ bị ám hại, là thật hay giả?”
Thượng Quan Đinh Ninh nhìn hắn, nhẹ nhàng gật đầu.
Tuy rằng trời rất tối, nhưng nương theo ánh trăng, nàng nhìn thấy sắc mặt Phiền Tế Cảnh tái nhợt như tuyết.
“Tam sư huynh.” Nàng đem thanh âm phóng cực thấp nói, “Chúng ta trước tiên về Nhạc Ý cư rồi hãy nói.”
“Nhạc Ý cư?” Phiền Tế Cảnh khó hiểu nhìn nàng.
Thượng Quan Đinh Ninh cũng không giải thích, cúi người giúp hắn nhặt bao phục, liền chạy về phương hướng của Nhạc Ý cư.
Phiền Tế Cảnh đi theo sau nàng.
Cửu Hoa phái chia làm tiền hậu tả tam đại trạch.
Tiền trạch là nơi ở của phổ thông đệ tử, hậu trạch là nơi ở của Bộ Lâu Liêm, Tống Bách Lâm, Phiền Tế Cảnh bọn họ. Mà tả trạch chính là Nhạc Ý cư, là nơi để tiếp đón khách nhân.
Tới Nhạc Ý cư, Thượng Quan Đinh Ninh mới chậm rãi thở ra, dùng thanh âm bình thường nói: “Cuối cùng cũng trốn về được.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Cái gì trốn về?”
Thượng Quan Đinh Ninh nói: “Nhị sư thúc và ngũ sư thúc đã kiểm soát bên kia, chúng ta không thể làm gì khác hơn là chuyển đến đây ở.”
“Các ngươi...”
“Chính là ta cùng đại sư huynh nhị sư huynh ngũ sư đệ.” Thượng Quan Đinh Ninh cười híp mắt vỗ tay hắn, “Hiện tại có thêm tam sư huynh ngươi a.”
Phiền Tế Cảnh nghẹn họng, nhìn nàng trân trối, nói: “Sự tình vì sao lại phát triển đến mức này?”
Thượng Quan Đinh Ninh nhún vai nói: “Đều là do nhị sư thúc và ngũ sư thúc bức bách. Bọn họ một mực chắc chắn nói là do đại sư huynh nhị sư huynh ngũ sư đệ giết sư phụ, còn hạn cho họ phải lập tức giao ra hung thủ, nếu không sẽ giam giữ tất cả. Chúng ta không có biện pháp, không thể làm gì khác hơn là len lén chuyển tới đây.”
“Thế nhưng...”
“Không có thế nhưng gì hết, ngươi còn chưa ăn gì, đi theo ta.” Thượng Quan Đinh Ninh hướng hắn ra hiệu, vãng buồng trong chạy đi.
Quan Tỉnh bọn họ đều ở trong phòng ăn.
Thượng Quan Đinh Ninh kích động chạy vào nói: “Tam sư huynh tới.”
Phiền Tế Cảnh vừa mới bước qua thềm cửa, vẻ mặt của những người trong phòng nhìn hắn đều trở nên quái dị.
Quan Tỉnh trước sau vẫn một bộ diện vô biểu tình, Thi Kế Trung liền vùi đầu vào ăn, coi như không thấy. Chỉ có Chu Liêu Đại đứng lên nói: “Tam sư đệ, tới, ngồi đây.”
Phiền Tế Cảnh nghe lời ngồi xuống.
Thượng Quan Đinh Ninh tranh công nói: “May mà ta qua đó thám thính tin tức, mới biết được tam sư huynh trở về. Hắn lúc đó còn sỏa hồ hồ một mình đứng đờ ra.”
Chu Liêu Đại trong mắt chợt lóe, nói: “Tam sư đệ, chẳng lẽ sư thúc đã nói gì với ngươi?”
“Bọn họ nói...” Phiền Tế Cảnh cố nén bi thống nói, “Sư phụ bị hại chết.”
Chu Liêu Đại liếc mắt nhìn Quan Tỉnh, thấy hắn không có phản ứng mới nói: “Không sai. Hung thủ đến giờ còn ung dung bên ngoài.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Nghe sư thúc nói, sư phụ là chết vì ‘Vãn hải cuồng triều’ của Tiên Liên kiếm pháp?”
Chu Liêu Đại lắc đầu nói: “Điều này chúng ta không biết. Chúng ta không nhìn thấy di thể của sư phụ. Sư phụ chết vì Tiên Liên kiếm pháp cũng chỉ là những gì bọn họ nói từ một phía.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Sư thúc cũng sẽ không đến mức gạt chúng ta.”
Chu Liêu Đại cười lạnh nói: “Điều này không chắc. Bọn họ mơ ước Tiên Liên kiếm pháp đã lâu, giờ vừa hay là lúc để bọn họ thực hiện mộng tưởng.” Hắn bỗng nhớ đến điều gì đó, đưa tay vỗ vỗ tay Phiền Tế Cảnh nói: “Kỳ thực sư phụ lần này đã phế bỏ quy củ tuyển y bát truyền nhân, phàm là thân truyền đệ tử của người đều có thể học. Đáng tiếc ngươi đi dự thọ yến của Vũ Đương Lăng Vân đạo trưởng, không được sư phụ tự mình truyền thụ. Nhưng chờ đến khi sự tình được giải quyết, ta sẽ tìm cơ hội truyền thụ cho ngươi, cũng coi như an ủi linh hồn sư phụ trên trời.”
Ba.
Thi Kế Trung buông đũa đứng lên nói: “Ta ăn no rồi.” Hắn nói, mắt nhìn Quan Tỉnh.
Quan Tỉnh gật đầu, “Đi thôi.”
Thi Kế Trung lúc này mới xoay người ly khai, từ đầu tới cuối đều không nói gì với Chu Liêu Đại bọn họ.
Vẻ tươi cười trên mặt Chu Liêu Đại nhất thời có chút mất tự nhiên, “Ngũ sư đệ vẫn luôn nóng tính như vậy.”
Quan Tỉnh nói: “Bởi vì trên đời luôn có nhiều chuyện khiến người ta nóng tính.”
Môi Chu Liêu Đại giật giật, một lúc sau cười gượng nói: “Ngươi mau ăn đi, thức ăn đều lạnh rồi.”
Phiền Tế Cảnh đột ngột nghe tin dữ, không có hứng thú ăn uống, tùy tiện ăn vài miếng, liền vội vã cáo từ tìm gian khách phòng nghỉ ngơi.
+++++++++++++++++++++++
[1] Tình thiên phích lịch 晴天霹雳: sấm sét giữa trời quang, tai họa đột ngột, đất bằng dậy sóng: xảy ra những chuyện ngoài dự tính.
[2] Cường từ đoạt lý: lời nói vô lý.
[3] Vô lý thủ nháo: cố tình gây sự.
[4] Xảo ngôn lệnh sắc: hoa ngôn xào ngữ, nói lấy lòng người khác.
[5] Tham đồ mỹ sắc: ham muốn sắc đẹp.
[6] Giang hồ danh liệt tiền mao: nhất nhì giang hồ
[7] Thiên hạ độc bộ: thiên hạ kiệt xuất.
[8] Y bát truyền nhân 衣钵传人: Y Bát là mảnh áo chén cơm. Ý nghĩa câu này sử dụng trong PHATK là: đây là đệ tử duy nhất (trong đây có tới 3 người ^^) được truyền thụ võ học chân truyền của Cửu Hoa phái.
Cả câu Y bát truyền nhân và ý nghĩa câu này xuất xứ từ trong Đạo pháp Phật giáo.
Y: Cái áo. Bát:cái bình bát vu của các vị sư Phật giáo mang đi khất thực, dùng để đựng cơm và đồ ăn bố thí.
Y bát là cái áo cà sa và cái bình bát của một vị sư, là hai món rất cần thiết của một vị sư phái khất sĩ của Phật giáo.
Nguyên gốc câu trên là Y Bát ( 衣缽) chơn truyền. Vì sao lại gọi là Y Bát chơn truyền. Sau đây là một chút lịch sử về Y Bát chơn truyền.
Khi vị Phật lịch sử có thật là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1) khai sáng ra Phật giáo ở Ấn Độ thời cổ đại, thì Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã cùng lúc khai sinh ra truyền thống “Khất thực” trong giai đoạn khởi thủy của Phật giáo. Phật giáo có nhiều hệ phái, Khất thực của Hệ phái Khất sĩ có một nguồn gốc lịch sử lâu đời từ thời tiền Phật giáo, từ thời kỳ tìm đạo, tu đạo, thành đạo và hóa đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ở Ấn Độ thời cổ đại,chẳng những trong giai đoạn tìm kiếm chân lý mà ngay cả sau khi sáng tỏ đạo mầu thì Ngài cũng cho rằng khất thực là một pháp môn phương tiện chính để sinh sống và khẳng định nó là pháp môn truyền thống của chư Phật ba đời.
Bởi đạo Phật là đạo Khất sĩ du tăng, con đường của bậc giác ngộ, đi theo con đường ấy là đến với chân lý của vũ trụ, để đạt mục đích Niết bàn (2), Khất sĩ – Y bát là bậc thượng trí, sau sự học của lớp thế gian. Kẻ du học ấy phải đi xin ăn, mặc một bộ áo ba mảnh, và một cái chén đựng đồ ăn, để nhẹ mình lo tu học, và đi khắp xứ.
Vậy nên Y Bát lịch sử đã ra đời trong Phật giáo.
Dựa theo kinh Bổn Sanh (3) thì sau khi ra khỏi cung thành Ca Tỳ La Vệ (4) và vào tận rừng sâu thì thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (5) đã đổi bộ y phục sang trọng may bằng lụa xứ Ba-la-nại (6) cho một người thợ săn vốn là hóa thân của một Phạm thiên (7) để nhận một bộ y phục nhạt màu sờn cũ. Ngài nghĩ rằng chiếc áo cà sa (8)đơn giản thì thích hợp hơn khi Ngài còn đang vân du khắp nơi để tìm cầu chân lý.
Dựa theo Luật tạng Nhất Thiết Hữu Bộ (9) thì vào thời quá khứ tại cung thành Ca Tỳ La Vệ có mười anh em cùng xuất gia, tu tập và chứng quả Bích Chi Phật (10). Trước khi nhập diệt (11), tất cả những vị Bích Chi Phật nầy đã trao lại những tấm y bá nạp của mình cho bà mẹ và cùng thưa rằng vào đời tương lai có Đức Thích Ca Mâu Ni là con vua Tịnh Phạn (12) chứng được quả vô thượng Bồ-đề.
Nếu đem những y phục nầy dâng cho Ngài thì sẽ được phước báu vô lượng. Người mẹ theo ý nguyện trên nên giữ gìn cẩn thận những bộ y đó. Trước khi qua đời bà trao chúng lại cho người con gái của mình để giữ gìn. Đến khi cô con gái trở nên già yếu thì cô bèn đem những tấm y đó treo trên cây và cầu vị thần cây bảo hộ để sau nầy trao lại cho con vua Tịnh Phạn. Vị Phạm thiên đã đem y về giữ gìn và đợi đến khi thái tử xuất gia thì hiện thành một người thợ săn đến đổi y phục cho thái tử.
Bộ y phục này được xem là khởi đầu cho truyền thống mặc y phấn tảo (pāṃśukūla) (13) hay y bá nạp (loại y được may từ những mảnh vải rách lượm từ đống rác hay nghĩa địa được giặt sạch) trong Tăng đoàn.
Ngoài tấm y ra thì bình bát (14) của Đức Phật được xem là bảo vật truyền thừa của chư Phật. Sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề (15), có hai vị thương gia tên là Đề Vị (Tapussa) và Ba Lợi (Bhallika) dâng cúng thức ăn cho Phật và đây là bữa ăn đầu tiên vào tuần thứ tám của Ngài ở Bồ-đề đạo tràng sau khi thành đạo. Khi được hai vị thương gia cúng dường thức ăn thì Đức Phật liền nghĩ rằng chư Phật trong ba đời đều dùng bình bát để thọ dụng vật thực, nay ta cũng nên theo truyền thống nầy. Lúc bấy giờ có bốn vị Thiên Vương biết được tâm niệm đó nên mỗi người mang một bình bát bằng đá đem dâng lên Đức Phật. Vì thương tưởng các vị Thiên Vương nên Đức Phật liền nhận cả bốn bình bát và Ngài liền dùng thần lực khiến cho bốn bình bát nầy trở thành một cái duy nhất. Bình bát nầy về sau trở thành vật tùy thân của Đức Phật trong suốt 49 năm du hóa của Ngài.
Đó là về sự của Y Bát, còn Giáo Lý Y Bát chơn truyền nghĩa rằng: Y là Pháp, Bát là Đạo. Tức là đạo pháp đường chân truyền dạy, có Y Bát mới có chân như. Luật pháp cũng như manh áo che tâm, sự đi sưu tầm gom góp Kinh Luật Luận, cũng như lượm từ miếng vải đâu kết lại, cho thành kho Tạng (16).
Giáo lý y bát có ba pháp vắn tắt là Giới định huệ. Giới là những hành vi chuẩn mực của thân và khẩu. Định là thanh tịnh ý nghiệp. Huệ là diệu dụng của tâm, là những thấy biết đúng chân lý do ba nghiệp trong sạch mà khai mở được.
Chính Đạo Phật là Đạo Bát Chánh, là Đạo Khất Sĩ mới có Bát Y, là con đường đến Niết Bàn kêu là Đại Đạo, đường đi ngay thẳng chỗ chứa tâm người.
Thế nên sự được ban truyền Y Bát, rất kỹ lưỡng khó khăn và kẻ nào thọ lãnh được là vinh hạnh lắm, rồi sẽ nối chí giống hệt Tổ thầy, nối truyền chân đạo, nên khắp trời người đều uy tín hy vọng cho kẻ đó sẽ đắc đạo buổi tương lai vậy. Vậy nên Y Bát Chơn Truyền, xưa nay là giáo lý riêng đặc sắc của thầy tổ trao dạy, một thầy chỉ có một trò thôi.Quý báu vô cùng, nhờ đó Đạo Phật mới được nâng cao, và mãi mãi bền dài không dứt tuyệt.
Y Bát chơn truyền:
Trước khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Ngài đem cái áo cà sa (Y) và cái bình bát vu (Bát) của Ngài trao cho Ma Ha Ca Diếp để làm tín vật và truyền ngôi Tổ Sư Phật giáo cho Ma Ha Ca Diếp, giữ ngôi Nhứt Tổ, chưởng quản Giáo hội tăng già (17).
Sau đó, Ma Ha Ca Diếp truyền Y Bát lại cho A-Nan làm Đệ Nhị Tổ Sư Phật giáo Ấn Độ.
Y Bát nầy được truyền dần xuống những vị Tổ Sư kế tiếp, truyền mãi đến vị Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma.
Tổ Sư Bồ Đế Đạt Ma vâng lịnh vị Tổ Sư tiền nhiệm, sang truyền đạo nơi nước Trung Hoa và đem Y Bát qua nước Trung Hoa.
Ngài Bồ Đề Đạt Ma ẩn cư tại chùa Thiếu Lâm nước Trung Hoa, quay mặt vào vách đá Thiền định trong 9 năm, Ngài thâu được một người đệ tử vừa ý là Huệ Khả, rồi sau đó Ngài truyền Y Bát cho Huệ Khả làm Tổ Sư Phật giáo tại Trung Hoa.
Thế là Ngài Bồ Đề Đạt Ma trở thành Đệ nhứt Tổ Sư của Phật giáo Trung Hoa, và Huệ Khả là Đệ nhị Tổ Sư của Phật giáo Trung Hoa. Y Bát chơn truyền của Phật giáo Ấn Độ đã chuyển sang nước Trung Hoa, và Y Bát nầy được truyền dần xuống các vị Tổ Sư nối tiếp theo.
Huệ Khả truyền Y Bát cho Tăng Xán làm Tam Tổ.
Tăng Xán truyền Y Bát cho Đạo Tín làm Tứ Tổ.
Đạo Tín truyền Y Bát cho Hoằng Nhẫn làm Ngũ Tổ.
Hoằng Nhẫn truyền Y Bát cho Huệ Năng làm Lục Tổ.
Từ đây trở về sau, không còn lệ truyền Y Bát nữa. Như vậy, Huệ Năng là vị Tổ Sư cuối cùng của Phật giáo có được Y Bát.
Vì sao Lục Tổ Huệ Năng lại bỏ lệ truyền Y Bát? – Bởi vì Ngài tuân theo mật lịnh của các vị Tổ Sư đời trước, vì theo lời dặn dò của Ðạt Ma Tổ Sư, sau 200 năm kể từ ngày Ðạt Ma Tổ Sư nhận Y Bát thì không truyền nữa, chớ không phải do ý riêng của Ngài.
Y và Bát của Đức Phật Thích Ca là hai bảo vật thiêng liêng. Có lẽ các vị Tổ Sư biết trước rằng, sau đời Lục Tổ Huệ Năng thì Phật giáo bắt đầu thất chơn truyền, đi vào thời kỳ Mạt pháp. Con người vào thời Mạt pháp ít học ít tu, dễ sanh lòng tham dục, muốn dùng bạo lực để tranh đoạt báu vật, không ngại giết hại lẫn nhau. Chính Đại Sư Thần Tú khi hay tin Ngũ Tổ đã truyền Y Bát cho Huệ Năng, liền cho đệ tử đuổi theo Lục Tổ, ý cũng muốn tranh đoạt Y Bát, nhưng thất bại.
Các vị Tổ Sư đã ý thức được điều đó, nên truyền mật lịnh cho Lục Tổ Huệ Năng, sau đời Ngài thì chôn giấu Y Bát một cách bí mật cho tuyệt tích luôn, để tránh việc tranh giành báu vật mà giết hại lẫn nhau.
(1) Thích Ca Mâu Ni: Shakyamuni. Đức Phật Thích ca nguyên tên là Tất đạt đa. Họ Ngài là Thích ca (tiếng Phạn: śākya), một dòng họ hoàng tộc lớn thống trị đất nước lúc bấy giờ của hoàng gia Kiều tất la (tiếng Hán: 憍薩羅, tiếng Phạn: kośala, tiếng Pali: kosala). Tên Ngài nói đủ là Kiều tất la Thích ca Tất đạt đa Cồ đàm (Kośalaśākya Siddhārtha Gautama). Còn Mâu ni là đức tính trong sạch, vắng lặng của Ngài, chỉ là tiếng để khen ngợi.
(2) Niết bàn: chữ Hán:nièpán涅槃,tiếng Phạn:nirvāṇa,tiếng Pali:nibbāna,tiếng Nhật:nehan là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Thuật ngữ Niết-bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt; Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn và Vô vi (Vô vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra, đối nghĩa với vô vi là Hữu vi (有爲, tiếng Phạn: saṃskṛta), cũng thường được hiểu là “Không làm”. Trong Phật giáo nguyên thủy thì chỉ có Niết – bàn được xếp vào hạng vô vi, tất cả các pháp còn lại đều là hữu vi.)
(3) Kinh Bổn Sanh: tiếng Hán: 本生經, tiếng Phạn: Jàtaka, gọi âm Hán theo Xà-đà-già: 闍陀伽, còn gọi là Bản Sanh Kinh, Bổn Duyên Kinh, Bản Duyên Kinh, truyện tiền thân đức Phật, truyện tái sanh của Bồ Tát, là 1 trong 9 bộ Kinh Nam Truyền (Nikaya) và là 1 trong 6 bộ Kinh Bắc Truyền.
(4) Cung thành Ca Tỳ La Vệ: chữ Hán: 迦毘羅衛, tiếng Phạn: Kapilavastu, thuộc Nepal ngày nay. Ca Tỳ La Vệ là hoàng thành nơi hoàng tộc dòng Thích Ca cai trị ở vương quốc Kiều Tất La.
(5) Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm: là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama – có nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa cuộc sống (artha) – của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất Đạt Đa Cồ Đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo.
Năm sanh và năm Đức Phật nhập diệt rất khó để tìm ra, và có nhiều tài liệu đưa ra nhiều số liệu khác nhau. Nhưng tổng kết chung các số liệu đó thì chúng ta chỉ có thể đưa ra một khoảng thời gian cho năm sanh và nhập diệt Niết bàn của Đức Phật Thích Ca. Hầu hết các nhà sử học đầu thế kỷ 20 nhận định rằng Đức Phật Thích Ca được đản sanh vào khoảng năm 563 trước công nguyên và nhập diệt năm 483 trước công nguyên. Nhưng có nhiều ý kiến của những nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Đức Phật nhập diệt năm 486 trước công nguyên, và cũng có những nhà nghiên cứu về tôn giáo trên thế giới lại đưa ra những ý kiến khác nữa, là Đức Phật nhập diệt vào khoảng những năm 411 hoặc 400 trước công nguyên. Cũng có những tài liệu lại cho rằng Đức Phật sanh năm 623 trước công nguyên và nhập diệt năm 543 trước công nguyên. Chỉ có một điều tất cả mọi tài liệu đều thống nhất với nhau là Đức Phật thọ 80 tuổi.
(6) Xứ Ba-la-nại: Varanasicòn được gọi là Bénares – thành Ba La nại – hay Kasi, nằm bên bờ tây sông Hằng, thuộc bang Utta Pradesh Ấn Độ.
(7) Phạm thiên: Phạm còn gọi là Phạn nghĩa là Phật ( Thanh tịnh). Thiên là Trời. Phạm Thiên là Phật Trời – cõi thanh tịnh.
Phạm Thiên (Brahma) là một vị thần trong ba vị thần linh tối cao của Ấn Độ giáo. Brahma là đấng sáng tạo.
Theo Chú Giải Kinh Bổn Sanh, vị Phạm thiên này vốn là một người bạn của thái tử trong thời Phật Ca diếp. Kinh Phổ Diệu còn ghi rằng khi trở về thiên giới, vị phạm thiên này đã xây một bảo tháp để thờ bộ y phục bằng lụa xứ Ba-La-Nại của thái tử, và tháp này có tên là Xuất gia y tháp.
(8) Áo cà sa: Cà-sa (Trung văn phiên âm từ tiếng Phạn: 袈裟 (ca-sa); phiên âm latinh từ tiếng Phạn: Kasāya), là một loại áo dài mặc ngoài của giới tăng lữ Phật giáo, được may bằng các mảnh vải ghép lại, có hình chữ nhật dài để quấn quanh người.
Áo cà-sa có 3 loại: đại, trung, tiểu. Loại đại gồm 9 – 25 mảnh vải (còn gọi cửu điều), loại trung có 7 mảnh (còn gọi thất điều), loại tiểu dùng 5 mảnh (còn gọi ngũ điều). Loại trung và tiểu thường được mặc bên trong. Màu sắc áo tuỳ theo vùng. Ấn Độ thường dùng màu vàng nghệ (sẫm); Trung Quốc dùng màu đỏ pha đen, đến đời Võ Hậu đời Đường cho tăng ni dùng thêm màu tím; Nhật Bản dùng màu trà sẫm; Việt Nam dùng màu nâu và vàng sẫm.
(9) Luật tạng Nhất Thiết Hữu Bộ: Luật tạng (chữ Hán: 律藏; tiếng Phạn & Pali: vinaya-piṭaka) là phần thứ hai của Tam tạng, quy định về việc sống tập thể của chư tăng, chư ni. Luật tạng có nhiều hệ khác nhau như Luật tạng của Thượng toạ bộ, Pháp Tạng bộ, Thuyết nhất thiết hữu bộ.
Thuyết nhất thiết hữu bộ (chữ Hán: 說一切有部, tiếng Phạn: sarvāstivādin), còn gọi là Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ (根本說一切有部, tiếng Phạn: mūlasarvāstivādin, tiếng Tây Tạng: thams cad yod par smra ba`i sde ཐམས་ཅད་ཡོད་པར་སྨྲ་བའི་སྡེ་) hoặc Nhất thiết hữu bộ (chữ Hán: 一切有部), là một bộ phái Phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại (nhất thiết hữu, tiếng Phạn: “sarvam asti”). Là một nhánh của Tiểu thừa tách ra từ Thượng toạ bộ (tiếng Phạn: sthaviravādin) dưới thời vua A-dục. Giáo phái này quan niệm là tất cả, hiện tại, quá khứ, vị lai đều hiện hữu đồng thời. Tông phái này hoạt động mạnh tại Kashmir và Càn-đà-la (gandhāra). Quan điểm của bộ này được xem như nằm giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Thuyết nhất thiết hữu bộ có kinh điển riêng viết bằng văn hệ Phạn ngữ, ngày nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và Tây Tạng.
(10) Bích Chi Phật (辟支佛): còn được gọi là Độc Giác Phật (獨覺佛), có gốc từ chữ pratyeka trong tiếng Phạn (hay paccekabuddha trong tiếng Pali). Đôi khi còn được biết với tên Duyên Giác Phật.
Vị Phật là người đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ. Người ta cho rằng Độc giác Phật không đạt được các năng lực như Nhất thiết trí (sarvajñatā) hay Mười lực (daśabala) của một vị Tam-miệu Tam-phật-đà (samyak-sam). Độc giác Phật được xem như bậc ở quả vị giữa A-la-hán và Phật. Có khi Độc giác Phật là danh hiệu chỉ người đạt giác ngộ trong thời không có vị Phật nào xuất hiện trên Trái Đất. Độc giác thừa là một trong ba cỗ xe để đạt Niết Bàn.
(11) Nhập diệt 入滅: Nhập: Vào, đi vào, đem vào, trái với Xuất. Diệt: ý nói Hư vô tịch diệt, tức Niết Bàn. Nhập diệt là đi vào cõi Hư vô tịch diệt, tức là linh hồn đi vào cõi Niết Bàn.Đây là từ ngữ của Phật giáo, chỉ bậc cao tăng đắc đạo, lìa bỏ xác trần, linh hồn bay lên đi vào cõi Niết Bàn.
Tịch diệt 寂滅: đồng nghĩa Nhập diệt: Tịch: yên lặng. Diệt: tiêu tan, dứt sạch các mối ràng buộc với cõi trần. Tịch diệt là từ ngữ của Phật giáo, chỉ trạng thái linh hồn của người tu đắc đạo thoát ra khỏi thể xác, rời bỏ cõi trần, đi lên nhập vào cõi Niết Bàn.Cõi giới tịch diệt là cõi Niết Bàn.
(12) Vua Tịnh Phạn (chữ Hán: 淨飯, tiếng Phạn: śuddhodana): Cha của thái tử Tất Đạt Đa.
(13) Y phấn tảo (pāṃśukūla): Tấm y mà thái tử Tất Đạt Đa đã đổi cho người thợ săn chính là y phục mà thái tử đã mặc trong suốt thời gian tu khổ hạnh. Theo kinh Phổ Diệu, trải qua thời gian sáu năm khổ hạnh, tấm y này của thái tử dần dần cũ và bị rách đi, và ngài đã đến nghĩa địa nhặt những mảnh vải cũ vốn được dùng để bọc tử thi của một tỳ nữ. Cô gái này đã chết trong ngôi nhà gần nơi trú ngụ của vị trưởng làng. Thái tử đã giặt sạch những mảnh vải này và sau đó khâu thành một bộ y phục mới cho mình tại một gốc cây mà nơi này về sau có tên là Pāṃśukūlasīvana (nơi khâu y phấn tảo).
(14) Bình Bát: Bát Vu: 缽盂: Bát: Tám, thứ tám. Vu: Cái bầu đựng đồ ăn. Bát vu là cái bình đựng đồ ăn của các tăng ni Phật giáo thuộc phái khất sĩ, dùng để đi khất thực.Mỗi vị sư trong phái Khất sĩ, khi thọ cụ túc giới thì được vị hoà thượng nhơn danh Giáo hội phát cho một cái bát, hoặc khi cái bát bị bể thì Giáo hội cũng phát cho cái khác.
Lúc thọ lãnh bát, vị sư nguyện ba lần bài chú sau đây:
“Thiện tai Bát-đa-la, Như Lai ứng lượng khí!
Phụng trì dĩ tư thân, trưởng dưỡng trí mạng.
Án chỉ rị chỉ rị phạt nhựt ra hồng phấn tra.”
Nghĩa là: Lành thay cái Bát-đa-la, món đồ ứng lượng của Phật! Tôi nay phụng trì để nuôi thân và nuôi lớn cái mạng trí huệ. Tiếp theo sau cùng là câu Thần chú bằng tiếng Phạn.
Bát-đa-la là chữ phiên âm từ tiếng Phạn: Patra, có nghĩa là cái Bát, cái Bình bát hay Bình bát vu.
Bát của hàng Tỳ-kheo (khất sĩ) và Sa-di (tập sự khất sĩ) giống nhau, đều bằng đất, hông tròn 6 tấc, miệng rộng, đốt đen, có nắp bằng nhôm trắng. Còn bát của hàng tập sự xuất gia (gọi tắt: “Tập sự”) bằng nhôm trắng, không sơn. Ngày nay, ngoài bát đất, Tăng, Ni khất sĩ còn dùng cả bát bằng gỗ, bằng nhựa trắng hoặc nhựa đen. Các loại bát này đều được sơn đen bên ngoài và cả bên trong, riêng bát đất thì bên trong thường tráng men.
Đáy bát bằng, tự đứng được, không cần cái kiềng để đỡ như bát của Phật giáo Nam tông. So với bát của Phật giáo Bắc tông thì bát Khất Sĩ to gấp đôi. Với chu vi khoảng 0,6m và cao khoảng 0,12m, bát Khất Sĩ vừa phải để sử dụng mà lại gọn vì không cần thêm một cái kiềng.
Để mang bát cần phải có túi đựng bát. Túi bát bằng vải màu vàng, tròn vừa với bát, có 2 nắp phủ, có quai đeo rộng 1 tấc và dài đến ngang thắt lưng khi mang túi lên vai. Túi bát được may bằng 8 miếng vải nhỏ xung quanh, trông như một hoa sen 8 cánh xinh đẹp được làm nên bởi những người hộ pháp thuần thành…
Chư Tăng khất sĩ mang túi bát bên vai phải, phía trong y thượng. Chư Ni khất sĩ mang túi bát xéo từ vai trái qua hông bên phải và ở phía ngoài y thượng. Bát của chư Ni trông khiêm tốn hơn bát của chư Tăng vì chúng nhỏ hơn một chút, mặc dù Tổ sư không quy định như thế. Các vị khất sĩ không ai cố ý làm cho cái bát của mình đẹp hơn, tốt hơn bát của vị khất sĩ khác. Để phân biệt, bên ngoài mỗi bát đã thường được viết hoặc dán tên chủ nhân của nó lên, ngoài ra không được trang trí thêm gì cả.
Bát là vật dụng để Tăng, Ni khất sĩ đi khất thực và thọ trai hàng ngày. Theo thực tế mà nói, thì bát chính là chén cơm của vị khất sĩ. Với cái bát chơn truyền, vấn đề đời sống của vị khất sĩ đã được giải quyết ổn thỏa một phần từ mấy ngàn năm nay. Ai cũng biết rằng các khất sĩ không làm kinh tế, không sản xuất.
Sống trong cuộc đời, vị khất sĩ có thể làm tròn phận sự của mình là nhờ có y bát chơn truyền. Y bát đã hỗ trợ, đã bảo vệ người biết sử dụng chúng.
(15) Bồ-đề: (Hán: 菩提, tiếng Phạn, Pali: bodhi) là danh từ dịch âm từ bodhi tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (Hán: 覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (tiếng Phạn: āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ Đề phần và diệt trừ Vô minh, thông suốt được Tứ diệu đế.
(16) Kho Tạng: Kinh Tam Tạng (chữ Hán: 三藏, tiếng Phạn: tripiṭaka, tiếng Pali: tipiṭaka, tiếng Tây Tạng: sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་), là ba phần cốt tủy của kinh sách đạo Phật, gồm: Kinh Tạng (chữ Hán: 經藏, tiếng Phạn: sūtra-piṭaka, tiếng Pali: sutta-piṭaka, tiếng Tây Tạng: mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་), Luật Tạng (chữ Hán: 律藏; tiếng Phạn, tiếng Pali: vinaya-piṭaka, tiếng Tây Tạng: `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་) và Luận Tạng (chữ Hán: 論藏, tiếng Phạn: abhidharma-piṭaka, tiếng Pali: abhidhamma-piṭaka, tiếng Tây Tạng: mngon pa`i sde snodམངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་).
(17) Giáo hội tăng già: Tăng-già (chữ Hán: 僧伽; tiếng Phạn & Pali: saṅgha) của đạo Phật gồm có Tỳ Kheo (chữ Hán: 比丘, tiếng Phạn: bhikṣu, tiếng Pali: bhikkhu), Tỳ Kheo Ni (chữ Hán: 比丘尼, tiếng Phạn: bhikṣuṇī, tiếng Pali: bhikkhunī) và giới Cư sĩ.
[9] Lưu ngôn phi ngữ: đồn đại vô căn cứ.
[10] Vật hữu tương tự: cái gì cũng có thứ tương tự.
Phiền Tế Cảnh là đại biểu tham dự của Cửu Hoa phái, cùng với bạch đạo đồng đạo đạt được thắng lợi to lớn. Từ nay về sau, Lam Diễm Minh trở thành giang hồ tà ác truyền thuyết, bạch đạo chúng nhân sau khi khải hoàn trở về liền thu thập bao phục hồi gia.
Phiến Tế Cảnh sau gần hai tháng đi đường, cuối cùng đã về tới Cửu Hoa Sơn. Hắn vừa bước chân vào đại môn Cửu Hoa phái, liền nhìn thấy nhị sư thúc Tống Bách Lâm và ngũ sư thúc Ngô Thường Bác vẻ mặt ngưng trọng đứng đó.
“Nhị sư thúc, ngũ sư thúc.” Phiền Tế Cảnh lưng đeo bao phục, cung kính hành lễ.
“Ngươi biết rồi sao?” Tống Bách Lâm trầm giọng nói.
Phiền Tế Cảnh ngây người, nghi hoặc hỏi: “Không biết nhị sư thúc đang nói đến chuyện gì?”
“Sư phụ ngươi đã chết.”
...
Không hề có báo trước cùng trì hoãn, cái gọi là tình thiên phích lịch [1] bất quá cũng chỉ như vậy.
Phiền Tế Cảnh cả người như bị sét đánh, nhất thời không có phản ứng.
Ngô Thường Bác tức giận nói: “Nhị sư huynh, ngươi quá trực tiếp rồi.”
Tống Bách Lâm dùng khóe mắt nhìn hắn, “Không ngươi nghĩ nên nói thế nào?”
Ngô Thường Bác vội ho một tiếng, kéo dài thanh âm nói: “Tế Cảnh a.”
Phiền Tế Cảnh có điểm phản ứng, mê man nhìn hắn, nhãn thần mơ hồ mang theo chờ mong, chờ mong hắn bác bỏ những gì Tống Bách Lâm nói.
“Sư phụ ngươi đã chết.”
...
Phiền Tế Cảnh lại bị sét đánh trúng lần nữa.
Khóe mắt Tống Bách Lâm giật giật, “Ngươi nói với ta nói có gì khác nhau?”
Ngô Thường Bác nói: “Ta gọi tên hắn, nhượng hắn cảm nhận được sự quan tâm của ta dành cho hắn.”
Tống Bách Lâm chỉ vào Phiền Tế Cảnh vẫn còn chưa hoàn hồn nói: “Vậy hắn hiện giờ với khi nãy có gì khác biệt?”
Ngô Thường Bác nói: “Hắn vừa rồi là khiếp sợ, hiện tại là cảm động.”
“Ngươi cường từ đoạt lý [2].”
“Ngươi vô lý thủ nháo [3].”
“Ngươi xảo ngôn lệnh sắc [4].”
“Ngươi tham đồ mỹ sắc [5].”
Tống Bách Lâm tức đến mức râu thiếu chút nữa vểnh lên, “Ta lúc nào tham đồ mỹ sắc?”
Ngô Thường Bác hừ lạnh nói: “Ta lúc nào xảo ngôn lệnh sắc?”
“Ngươi hiện tại chính là như vậy!”
“Ta...”
“Nhị sư thúc, ngũ sư thúc...”
“Chuyện gì?” Tống Bách Lâm và Ngô Thường Bác tức giận quay đầu lại nhìn hắn.
Phiền Tế Cảnh chớp mắt, chậm rãi mở miệng nói, “Sư phụ ta chết như thế nào?”
Sắc mặt Tống Bách Lâm tối sầm nói: “Là bị người giết.”
“Ngươi nói thật dễ nghe.” Ngô Thường Bác lập tức bổ sung nói, “Lúc thích khách ám sát, hắn không tránh được một kiếm tại cổ, lại không tìm được thứ gì để chặn miệng vết thương, không may mất máu quá nhiều... Ai.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Thế nhưng võ công của sư phụ rất cao, giang hồ danh liệt tiền mao [6], năm xưa ngay đến Vũ Đương Lăng Vân đạo trưởng từng khen ngợi Tiên Liên kiếm pháp của sư phụ là thiên hạ độc bộ [7]. Từ Ân phương trượng cũng từng...”
“Được rồi được rồi. Ngươi trở về sao lại biến thành nói nhiều như vậy.” Tống Bách Lâm lạnh lùng nói, “Sư phụ ngươi là bị ám sát chết. Đối phương dùng chính là Tiên Liên kiếm pháp mà Lăng Vân đạo trưởng khen không ngớt.”
Ngô Thường Bác khó có dịp không phản bác, phụ họa nói: “Sư phụ ngươi vừa đem Tiên Liên kiếm pháp truyền cho ba y bát truyền nhân [8], liền bị Tiên Liên kiếm pháp ám sát. Điều này làm cho chúng ta hoài nghi...”
Hắn kéo dài âm cuối, Phiền Tế Cảnh quả nhiên truy vấn hỏi: “Hoài nghi cái gì?”
Tống Bách Lâm nói: “Hoài nghi hung thủ chính là người trong phái.”
Phiền Tế Cảnh thất sắc nói: “Sao có khả năng?”
Tống Bách Lâm nói: “Trừ sư phụ ngươi ra, hội Tiên Liên kiếm pháp chỉ có đại sư huynh ngươi Quan Tỉnh, nhị sư huynh Chu Liêu Đại và ngũ sư đệ Thi Kế Trung. Sư phụ ngươi đối với bọn họ vô cùng tín nhiệm, nếu một trong số họ đột nhiên xuất thủ...”
Phiền Tế Cảnh nói: “Thế nhưng cũng không có khả năng thành công. Võ công sư phụ hơn xa các sư huynh đệ, dù là ám toán cũng khó mà thành công.”
Ngô Thường Bác nói: “Một người khó có thể thành công, nhưng nếu là cả ba người bọn họ thì rất khó nói.”
Phiền Tế Cảnh kinh hãi nhìn hắn: “Ngũ sư thúc, ý của ngươi là...”
Ngô Thường Bác bĩu môi nói: “Trước khi tra ra chân tướng, tất cả đều là có thể.”
Phiền Tế Cảnh nghiêm mặt nói: “Sư thúc nói thế sai rồi. Mọi việc đều phải dựa vào chứng cứ xác thực, huống chi đây là thí sư sát nhân đại sự. Ba người họ đáng nghi, nhưng nếu không phải do sư huynh đệ họ gây nên, để bọn họ chịu đựng lưu ngôn phi ngữ [9], sư thúc có thể yên lòng sao?”
Ngô Thường Bác bị hắn nói vậy, trên khuôn mặt già nua hiện lên mạt ửng đỏ.
Tống Bách Lâm hừ lạnh nói: “Nếu không phải bọn họ, còn ai hội Tiên Liên kiếm pháp?”
Phiền Tế Cảnh nói: “Vật hữu tương tự [10], nói không chừng kiếm pháp của thích khách rất giống Tiên Liên kiếm pháp.”
Tống Bách Lâm nói: “Sư huynh chết vì chiêu ‘Vãn hải cuồng triều’ của Tiên Liên kiếm pháp, ta tuyệt đối không nhìn lầm!”
Ngô Thường Bác đột nhiên thanh thanh giọng.
Tống Bách Lâm nhịn không được nói: “Ta thấy ngươi vừa trở về, sở dĩ nhắc nhở ngươi. Việc Quan Tỉnh bọn họ thí sư là điều chắc chắn, ngươi nên tự giải quyết cho tốt.” Hắn nói xong, liền phất tay áo rời đi.
Ngô Thường Bác liếc mắt nhìn Phiền Tế Cảnh, tựa hồ muốn nói gì đó, nhưng cuối cùng chỉ thở dài, đi theo Tống Bách Lâm.
Lúc trước là bởi vì nghĩ đến hung thủ, Phiền Tế Cảnh còn chưa cảm thấy gì. Giờ Ngô Thường Bác và Tống Bách Lâm vừa đi, nghĩ đến khi Bộ Lâu Liêm còn sống, đau đớn vì mất đi sư phụ như cuồng phong cuồn cuộn trong lòng, ngay cả khi bao phục từ trên vai trượt xuống cũng không phát giác.
Không biết đã đứng bao lâu.
Màn đêm dần buông xuống, ánh trăng trải dài khắp nơi.
Có tiếng bước chân nhẹ nhàng từ bên trong truyền ra.
Chốc lát.
Thượng Quan Đinh Ninh từ hành lang ló đầu ra, nhỏ giọng nói: “Tam sư huynh.”
Phiền Tế Cảnh hai mắt mờ mịt tìm kiếm hồi lâu, mới nhận ra hình bóng nàng hòa hợp trong bóng đêm.
“Sư muội.” Đôi mắt hắn chợt trở nên trong trẻo, đi về phía trước, chăm chú nhìn nàng nói, “Vừa rồi sư thúc nói sư phụ bị ám hại, là thật hay giả?”
Thượng Quan Đinh Ninh nhìn hắn, nhẹ nhàng gật đầu.
Tuy rằng trời rất tối, nhưng nương theo ánh trăng, nàng nhìn thấy sắc mặt Phiền Tế Cảnh tái nhợt như tuyết.
“Tam sư huynh.” Nàng đem thanh âm phóng cực thấp nói, “Chúng ta trước tiên về Nhạc Ý cư rồi hãy nói.”
“Nhạc Ý cư?” Phiền Tế Cảnh khó hiểu nhìn nàng.
Thượng Quan Đinh Ninh cũng không giải thích, cúi người giúp hắn nhặt bao phục, liền chạy về phương hướng của Nhạc Ý cư.
Phiền Tế Cảnh đi theo sau nàng.
Cửu Hoa phái chia làm tiền hậu tả tam đại trạch.
Tiền trạch là nơi ở của phổ thông đệ tử, hậu trạch là nơi ở của Bộ Lâu Liêm, Tống Bách Lâm, Phiền Tế Cảnh bọn họ. Mà tả trạch chính là Nhạc Ý cư, là nơi để tiếp đón khách nhân.
Tới Nhạc Ý cư, Thượng Quan Đinh Ninh mới chậm rãi thở ra, dùng thanh âm bình thường nói: “Cuối cùng cũng trốn về được.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Cái gì trốn về?”
Thượng Quan Đinh Ninh nói: “Nhị sư thúc và ngũ sư thúc đã kiểm soát bên kia, chúng ta không thể làm gì khác hơn là chuyển đến đây ở.”
“Các ngươi...”
“Chính là ta cùng đại sư huynh nhị sư huynh ngũ sư đệ.” Thượng Quan Đinh Ninh cười híp mắt vỗ tay hắn, “Hiện tại có thêm tam sư huynh ngươi a.”
Phiền Tế Cảnh nghẹn họng, nhìn nàng trân trối, nói: “Sự tình vì sao lại phát triển đến mức này?”
Thượng Quan Đinh Ninh nhún vai nói: “Đều là do nhị sư thúc và ngũ sư thúc bức bách. Bọn họ một mực chắc chắn nói là do đại sư huynh nhị sư huynh ngũ sư đệ giết sư phụ, còn hạn cho họ phải lập tức giao ra hung thủ, nếu không sẽ giam giữ tất cả. Chúng ta không có biện pháp, không thể làm gì khác hơn là len lén chuyển tới đây.”
“Thế nhưng...”
“Không có thế nhưng gì hết, ngươi còn chưa ăn gì, đi theo ta.” Thượng Quan Đinh Ninh hướng hắn ra hiệu, vãng buồng trong chạy đi.
Quan Tỉnh bọn họ đều ở trong phòng ăn.
Thượng Quan Đinh Ninh kích động chạy vào nói: “Tam sư huynh tới.”
Phiền Tế Cảnh vừa mới bước qua thềm cửa, vẻ mặt của những người trong phòng nhìn hắn đều trở nên quái dị.
Quan Tỉnh trước sau vẫn một bộ diện vô biểu tình, Thi Kế Trung liền vùi đầu vào ăn, coi như không thấy. Chỉ có Chu Liêu Đại đứng lên nói: “Tam sư đệ, tới, ngồi đây.”
Phiền Tế Cảnh nghe lời ngồi xuống.
Thượng Quan Đinh Ninh tranh công nói: “May mà ta qua đó thám thính tin tức, mới biết được tam sư huynh trở về. Hắn lúc đó còn sỏa hồ hồ một mình đứng đờ ra.”
Chu Liêu Đại trong mắt chợt lóe, nói: “Tam sư đệ, chẳng lẽ sư thúc đã nói gì với ngươi?”
“Bọn họ nói...” Phiền Tế Cảnh cố nén bi thống nói, “Sư phụ bị hại chết.”
Chu Liêu Đại liếc mắt nhìn Quan Tỉnh, thấy hắn không có phản ứng mới nói: “Không sai. Hung thủ đến giờ còn ung dung bên ngoài.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Nghe sư thúc nói, sư phụ là chết vì ‘Vãn hải cuồng triều’ của Tiên Liên kiếm pháp?”
Chu Liêu Đại lắc đầu nói: “Điều này chúng ta không biết. Chúng ta không nhìn thấy di thể của sư phụ. Sư phụ chết vì Tiên Liên kiếm pháp cũng chỉ là những gì bọn họ nói từ một phía.”
Phiền Tế Cảnh nói: “Sư thúc cũng sẽ không đến mức gạt chúng ta.”
Chu Liêu Đại cười lạnh nói: “Điều này không chắc. Bọn họ mơ ước Tiên Liên kiếm pháp đã lâu, giờ vừa hay là lúc để bọn họ thực hiện mộng tưởng.” Hắn bỗng nhớ đến điều gì đó, đưa tay vỗ vỗ tay Phiền Tế Cảnh nói: “Kỳ thực sư phụ lần này đã phế bỏ quy củ tuyển y bát truyền nhân, phàm là thân truyền đệ tử của người đều có thể học. Đáng tiếc ngươi đi dự thọ yến của Vũ Đương Lăng Vân đạo trưởng, không được sư phụ tự mình truyền thụ. Nhưng chờ đến khi sự tình được giải quyết, ta sẽ tìm cơ hội truyền thụ cho ngươi, cũng coi như an ủi linh hồn sư phụ trên trời.”
Ba.
Thi Kế Trung buông đũa đứng lên nói: “Ta ăn no rồi.” Hắn nói, mắt nhìn Quan Tỉnh.
Quan Tỉnh gật đầu, “Đi thôi.”
Thi Kế Trung lúc này mới xoay người ly khai, từ đầu tới cuối đều không nói gì với Chu Liêu Đại bọn họ.
Vẻ tươi cười trên mặt Chu Liêu Đại nhất thời có chút mất tự nhiên, “Ngũ sư đệ vẫn luôn nóng tính như vậy.”
Quan Tỉnh nói: “Bởi vì trên đời luôn có nhiều chuyện khiến người ta nóng tính.”
Môi Chu Liêu Đại giật giật, một lúc sau cười gượng nói: “Ngươi mau ăn đi, thức ăn đều lạnh rồi.”
Phiền Tế Cảnh đột ngột nghe tin dữ, không có hứng thú ăn uống, tùy tiện ăn vài miếng, liền vội vã cáo từ tìm gian khách phòng nghỉ ngơi.
+++++++++++++++++++++++
[1] Tình thiên phích lịch 晴天霹雳: sấm sét giữa trời quang, tai họa đột ngột, đất bằng dậy sóng: xảy ra những chuyện ngoài dự tính.
[2] Cường từ đoạt lý: lời nói vô lý.
[3] Vô lý thủ nháo: cố tình gây sự.
[4] Xảo ngôn lệnh sắc: hoa ngôn xào ngữ, nói lấy lòng người khác.
[5] Tham đồ mỹ sắc: ham muốn sắc đẹp.
[6] Giang hồ danh liệt tiền mao: nhất nhì giang hồ
[7] Thiên hạ độc bộ: thiên hạ kiệt xuất.
[8] Y bát truyền nhân 衣钵传人: Y Bát là mảnh áo chén cơm. Ý nghĩa câu này sử dụng trong PHATK là: đây là đệ tử duy nhất (trong đây có tới 3 người ^^) được truyền thụ võ học chân truyền của Cửu Hoa phái.
Cả câu Y bát truyền nhân và ý nghĩa câu này xuất xứ từ trong Đạo pháp Phật giáo.
Y: Cái áo. Bát:cái bình bát vu của các vị sư Phật giáo mang đi khất thực, dùng để đựng cơm và đồ ăn bố thí.
Y bát là cái áo cà sa và cái bình bát của một vị sư, là hai món rất cần thiết của một vị sư phái khất sĩ của Phật giáo.
Nguyên gốc câu trên là Y Bát ( 衣缽) chơn truyền. Vì sao lại gọi là Y Bát chơn truyền. Sau đây là một chút lịch sử về Y Bát chơn truyền.
Khi vị Phật lịch sử có thật là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1) khai sáng ra Phật giáo ở Ấn Độ thời cổ đại, thì Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã cùng lúc khai sinh ra truyền thống “Khất thực” trong giai đoạn khởi thủy của Phật giáo. Phật giáo có nhiều hệ phái, Khất thực của Hệ phái Khất sĩ có một nguồn gốc lịch sử lâu đời từ thời tiền Phật giáo, từ thời kỳ tìm đạo, tu đạo, thành đạo và hóa đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ở Ấn Độ thời cổ đại,chẳng những trong giai đoạn tìm kiếm chân lý mà ngay cả sau khi sáng tỏ đạo mầu thì Ngài cũng cho rằng khất thực là một pháp môn phương tiện chính để sinh sống và khẳng định nó là pháp môn truyền thống của chư Phật ba đời.
Bởi đạo Phật là đạo Khất sĩ du tăng, con đường của bậc giác ngộ, đi theo con đường ấy là đến với chân lý của vũ trụ, để đạt mục đích Niết bàn (2), Khất sĩ – Y bát là bậc thượng trí, sau sự học của lớp thế gian. Kẻ du học ấy phải đi xin ăn, mặc một bộ áo ba mảnh, và một cái chén đựng đồ ăn, để nhẹ mình lo tu học, và đi khắp xứ.
Vậy nên Y Bát lịch sử đã ra đời trong Phật giáo.
Dựa theo kinh Bổn Sanh (3) thì sau khi ra khỏi cung thành Ca Tỳ La Vệ (4) và vào tận rừng sâu thì thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (5) đã đổi bộ y phục sang trọng may bằng lụa xứ Ba-la-nại (6) cho một người thợ săn vốn là hóa thân của một Phạm thiên (7) để nhận một bộ y phục nhạt màu sờn cũ. Ngài nghĩ rằng chiếc áo cà sa (8)đơn giản thì thích hợp hơn khi Ngài còn đang vân du khắp nơi để tìm cầu chân lý.
Dựa theo Luật tạng Nhất Thiết Hữu Bộ (9) thì vào thời quá khứ tại cung thành Ca Tỳ La Vệ có mười anh em cùng xuất gia, tu tập và chứng quả Bích Chi Phật (10). Trước khi nhập diệt (11), tất cả những vị Bích Chi Phật nầy đã trao lại những tấm y bá nạp của mình cho bà mẹ và cùng thưa rằng vào đời tương lai có Đức Thích Ca Mâu Ni là con vua Tịnh Phạn (12) chứng được quả vô thượng Bồ-đề.
Nếu đem những y phục nầy dâng cho Ngài thì sẽ được phước báu vô lượng. Người mẹ theo ý nguyện trên nên giữ gìn cẩn thận những bộ y đó. Trước khi qua đời bà trao chúng lại cho người con gái của mình để giữ gìn. Đến khi cô con gái trở nên già yếu thì cô bèn đem những tấm y đó treo trên cây và cầu vị thần cây bảo hộ để sau nầy trao lại cho con vua Tịnh Phạn. Vị Phạm thiên đã đem y về giữ gìn và đợi đến khi thái tử xuất gia thì hiện thành một người thợ săn đến đổi y phục cho thái tử.
Bộ y phục này được xem là khởi đầu cho truyền thống mặc y phấn tảo (pāṃśukūla) (13) hay y bá nạp (loại y được may từ những mảnh vải rách lượm từ đống rác hay nghĩa địa được giặt sạch) trong Tăng đoàn.
Ngoài tấm y ra thì bình bát (14) của Đức Phật được xem là bảo vật truyền thừa của chư Phật. Sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề (15), có hai vị thương gia tên là Đề Vị (Tapussa) và Ba Lợi (Bhallika) dâng cúng thức ăn cho Phật và đây là bữa ăn đầu tiên vào tuần thứ tám của Ngài ở Bồ-đề đạo tràng sau khi thành đạo. Khi được hai vị thương gia cúng dường thức ăn thì Đức Phật liền nghĩ rằng chư Phật trong ba đời đều dùng bình bát để thọ dụng vật thực, nay ta cũng nên theo truyền thống nầy. Lúc bấy giờ có bốn vị Thiên Vương biết được tâm niệm đó nên mỗi người mang một bình bát bằng đá đem dâng lên Đức Phật. Vì thương tưởng các vị Thiên Vương nên Đức Phật liền nhận cả bốn bình bát và Ngài liền dùng thần lực khiến cho bốn bình bát nầy trở thành một cái duy nhất. Bình bát nầy về sau trở thành vật tùy thân của Đức Phật trong suốt 49 năm du hóa của Ngài.
Đó là về sự của Y Bát, còn Giáo Lý Y Bát chơn truyền nghĩa rằng: Y là Pháp, Bát là Đạo. Tức là đạo pháp đường chân truyền dạy, có Y Bát mới có chân như. Luật pháp cũng như manh áo che tâm, sự đi sưu tầm gom góp Kinh Luật Luận, cũng như lượm từ miếng vải đâu kết lại, cho thành kho Tạng (16).
Giáo lý y bát có ba pháp vắn tắt là Giới định huệ. Giới là những hành vi chuẩn mực của thân và khẩu. Định là thanh tịnh ý nghiệp. Huệ là diệu dụng của tâm, là những thấy biết đúng chân lý do ba nghiệp trong sạch mà khai mở được.
Chính Đạo Phật là Đạo Bát Chánh, là Đạo Khất Sĩ mới có Bát Y, là con đường đến Niết Bàn kêu là Đại Đạo, đường đi ngay thẳng chỗ chứa tâm người.
Thế nên sự được ban truyền Y Bát, rất kỹ lưỡng khó khăn và kẻ nào thọ lãnh được là vinh hạnh lắm, rồi sẽ nối chí giống hệt Tổ thầy, nối truyền chân đạo, nên khắp trời người đều uy tín hy vọng cho kẻ đó sẽ đắc đạo buổi tương lai vậy. Vậy nên Y Bát Chơn Truyền, xưa nay là giáo lý riêng đặc sắc của thầy tổ trao dạy, một thầy chỉ có một trò thôi.Quý báu vô cùng, nhờ đó Đạo Phật mới được nâng cao, và mãi mãi bền dài không dứt tuyệt.
Y Bát chơn truyền:
Trước khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Ngài đem cái áo cà sa (Y) và cái bình bát vu (Bát) của Ngài trao cho Ma Ha Ca Diếp để làm tín vật và truyền ngôi Tổ Sư Phật giáo cho Ma Ha Ca Diếp, giữ ngôi Nhứt Tổ, chưởng quản Giáo hội tăng già (17).
Sau đó, Ma Ha Ca Diếp truyền Y Bát lại cho A-Nan làm Đệ Nhị Tổ Sư Phật giáo Ấn Độ.
Y Bát nầy được truyền dần xuống những vị Tổ Sư kế tiếp, truyền mãi đến vị Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma.
Tổ Sư Bồ Đế Đạt Ma vâng lịnh vị Tổ Sư tiền nhiệm, sang truyền đạo nơi nước Trung Hoa và đem Y Bát qua nước Trung Hoa.
Ngài Bồ Đề Đạt Ma ẩn cư tại chùa Thiếu Lâm nước Trung Hoa, quay mặt vào vách đá Thiền định trong 9 năm, Ngài thâu được một người đệ tử vừa ý là Huệ Khả, rồi sau đó Ngài truyền Y Bát cho Huệ Khả làm Tổ Sư Phật giáo tại Trung Hoa.
Thế là Ngài Bồ Đề Đạt Ma trở thành Đệ nhứt Tổ Sư của Phật giáo Trung Hoa, và Huệ Khả là Đệ nhị Tổ Sư của Phật giáo Trung Hoa. Y Bát chơn truyền của Phật giáo Ấn Độ đã chuyển sang nước Trung Hoa, và Y Bát nầy được truyền dần xuống các vị Tổ Sư nối tiếp theo.
Huệ Khả truyền Y Bát cho Tăng Xán làm Tam Tổ.
Tăng Xán truyền Y Bát cho Đạo Tín làm Tứ Tổ.
Đạo Tín truyền Y Bát cho Hoằng Nhẫn làm Ngũ Tổ.
Hoằng Nhẫn truyền Y Bát cho Huệ Năng làm Lục Tổ.
Từ đây trở về sau, không còn lệ truyền Y Bát nữa. Như vậy, Huệ Năng là vị Tổ Sư cuối cùng của Phật giáo có được Y Bát.
Vì sao Lục Tổ Huệ Năng lại bỏ lệ truyền Y Bát? – Bởi vì Ngài tuân theo mật lịnh của các vị Tổ Sư đời trước, vì theo lời dặn dò của Ðạt Ma Tổ Sư, sau 200 năm kể từ ngày Ðạt Ma Tổ Sư nhận Y Bát thì không truyền nữa, chớ không phải do ý riêng của Ngài.
Y và Bát của Đức Phật Thích Ca là hai bảo vật thiêng liêng. Có lẽ các vị Tổ Sư biết trước rằng, sau đời Lục Tổ Huệ Năng thì Phật giáo bắt đầu thất chơn truyền, đi vào thời kỳ Mạt pháp. Con người vào thời Mạt pháp ít học ít tu, dễ sanh lòng tham dục, muốn dùng bạo lực để tranh đoạt báu vật, không ngại giết hại lẫn nhau. Chính Đại Sư Thần Tú khi hay tin Ngũ Tổ đã truyền Y Bát cho Huệ Năng, liền cho đệ tử đuổi theo Lục Tổ, ý cũng muốn tranh đoạt Y Bát, nhưng thất bại.
Các vị Tổ Sư đã ý thức được điều đó, nên truyền mật lịnh cho Lục Tổ Huệ Năng, sau đời Ngài thì chôn giấu Y Bát một cách bí mật cho tuyệt tích luôn, để tránh việc tranh giành báu vật mà giết hại lẫn nhau.
(1) Thích Ca Mâu Ni: Shakyamuni. Đức Phật Thích ca nguyên tên là Tất đạt đa. Họ Ngài là Thích ca (tiếng Phạn: śākya), một dòng họ hoàng tộc lớn thống trị đất nước lúc bấy giờ của hoàng gia Kiều tất la (tiếng Hán: 憍薩羅, tiếng Phạn: kośala, tiếng Pali: kosala). Tên Ngài nói đủ là Kiều tất la Thích ca Tất đạt đa Cồ đàm (Kośalaśākya Siddhārtha Gautama). Còn Mâu ni là đức tính trong sạch, vắng lặng của Ngài, chỉ là tiếng để khen ngợi.
(2) Niết bàn: chữ Hán:nièpán涅槃,tiếng Phạn:nirvāṇa,tiếng Pali:nibbāna,tiếng Nhật:nehan là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Thuật ngữ Niết-bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt; Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn và Vô vi (Vô vi nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra, đối nghĩa với vô vi là Hữu vi (有爲, tiếng Phạn: saṃskṛta), cũng thường được hiểu là “Không làm”. Trong Phật giáo nguyên thủy thì chỉ có Niết – bàn được xếp vào hạng vô vi, tất cả các pháp còn lại đều là hữu vi.)
(3) Kinh Bổn Sanh: tiếng Hán: 本生經, tiếng Phạn: Jàtaka, gọi âm Hán theo Xà-đà-già: 闍陀伽, còn gọi là Bản Sanh Kinh, Bổn Duyên Kinh, Bản Duyên Kinh, truyện tiền thân đức Phật, truyện tái sanh của Bồ Tát, là 1 trong 9 bộ Kinh Nam Truyền (Nikaya) và là 1 trong 6 bộ Kinh Bắc Truyền.
(4) Cung thành Ca Tỳ La Vệ: chữ Hán: 迦毘羅衛, tiếng Phạn: Kapilavastu, thuộc Nepal ngày nay. Ca Tỳ La Vệ là hoàng thành nơi hoàng tộc dòng Thích Ca cai trị ở vương quốc Kiều Tất La.
(5) Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm: là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama – có nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa cuộc sống (artha) – của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất Đạt Đa Cồ Đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo.
Năm sanh và năm Đức Phật nhập diệt rất khó để tìm ra, và có nhiều tài liệu đưa ra nhiều số liệu khác nhau. Nhưng tổng kết chung các số liệu đó thì chúng ta chỉ có thể đưa ra một khoảng thời gian cho năm sanh và nhập diệt Niết bàn của Đức Phật Thích Ca. Hầu hết các nhà sử học đầu thế kỷ 20 nhận định rằng Đức Phật Thích Ca được đản sanh vào khoảng năm 563 trước công nguyên và nhập diệt năm 483 trước công nguyên. Nhưng có nhiều ý kiến của những nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Đức Phật nhập diệt năm 486 trước công nguyên, và cũng có những nhà nghiên cứu về tôn giáo trên thế giới lại đưa ra những ý kiến khác nữa, là Đức Phật nhập diệt vào khoảng những năm 411 hoặc 400 trước công nguyên. Cũng có những tài liệu lại cho rằng Đức Phật sanh năm 623 trước công nguyên và nhập diệt năm 543 trước công nguyên. Chỉ có một điều tất cả mọi tài liệu đều thống nhất với nhau là Đức Phật thọ 80 tuổi.
(6) Xứ Ba-la-nại: Varanasicòn được gọi là Bénares – thành Ba La nại – hay Kasi, nằm bên bờ tây sông Hằng, thuộc bang Utta Pradesh Ấn Độ.
(7) Phạm thiên: Phạm còn gọi là Phạn nghĩa là Phật ( Thanh tịnh). Thiên là Trời. Phạm Thiên là Phật Trời – cõi thanh tịnh.
Phạm Thiên (Brahma) là một vị thần trong ba vị thần linh tối cao của Ấn Độ giáo. Brahma là đấng sáng tạo.
Theo Chú Giải Kinh Bổn Sanh, vị Phạm thiên này vốn là một người bạn của thái tử trong thời Phật Ca diếp. Kinh Phổ Diệu còn ghi rằng khi trở về thiên giới, vị phạm thiên này đã xây một bảo tháp để thờ bộ y phục bằng lụa xứ Ba-La-Nại của thái tử, và tháp này có tên là Xuất gia y tháp.
(8) Áo cà sa: Cà-sa (Trung văn phiên âm từ tiếng Phạn: 袈裟 (ca-sa); phiên âm latinh từ tiếng Phạn: Kasāya), là một loại áo dài mặc ngoài của giới tăng lữ Phật giáo, được may bằng các mảnh vải ghép lại, có hình chữ nhật dài để quấn quanh người.
Áo cà-sa có 3 loại: đại, trung, tiểu. Loại đại gồm 9 – 25 mảnh vải (còn gọi cửu điều), loại trung có 7 mảnh (còn gọi thất điều), loại tiểu dùng 5 mảnh (còn gọi ngũ điều). Loại trung và tiểu thường được mặc bên trong. Màu sắc áo tuỳ theo vùng. Ấn Độ thường dùng màu vàng nghệ (sẫm); Trung Quốc dùng màu đỏ pha đen, đến đời Võ Hậu đời Đường cho tăng ni dùng thêm màu tím; Nhật Bản dùng màu trà sẫm; Việt Nam dùng màu nâu và vàng sẫm.
(9) Luật tạng Nhất Thiết Hữu Bộ: Luật tạng (chữ Hán: 律藏; tiếng Phạn & Pali: vinaya-piṭaka) là phần thứ hai của Tam tạng, quy định về việc sống tập thể của chư tăng, chư ni. Luật tạng có nhiều hệ khác nhau như Luật tạng của Thượng toạ bộ, Pháp Tạng bộ, Thuyết nhất thiết hữu bộ.
Thuyết nhất thiết hữu bộ (chữ Hán: 說一切有部, tiếng Phạn: sarvāstivādin), còn gọi là Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ (根本說一切有部, tiếng Phạn: mūlasarvāstivādin, tiếng Tây Tạng: thams cad yod par smra ba`i sde ཐམས་ཅད་ཡོད་པར་སྨྲ་བའི་སྡེ་) hoặc Nhất thiết hữu bộ (chữ Hán: 一切有部), là một bộ phái Phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại (nhất thiết hữu, tiếng Phạn: “sarvam asti”). Là một nhánh của Tiểu thừa tách ra từ Thượng toạ bộ (tiếng Phạn: sthaviravādin) dưới thời vua A-dục. Giáo phái này quan niệm là tất cả, hiện tại, quá khứ, vị lai đều hiện hữu đồng thời. Tông phái này hoạt động mạnh tại Kashmir và Càn-đà-la (gandhāra). Quan điểm của bộ này được xem như nằm giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Thuyết nhất thiết hữu bộ có kinh điển riêng viết bằng văn hệ Phạn ngữ, ngày nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và Tây Tạng.
(10) Bích Chi Phật (辟支佛): còn được gọi là Độc Giác Phật (獨覺佛), có gốc từ chữ pratyeka trong tiếng Phạn (hay paccekabuddha trong tiếng Pali). Đôi khi còn được biết với tên Duyên Giác Phật.
Vị Phật là người đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ. Người ta cho rằng Độc giác Phật không đạt được các năng lực như Nhất thiết trí (sarvajñatā) hay Mười lực (daśabala) của một vị Tam-miệu Tam-phật-đà (samyak-sam). Độc giác Phật được xem như bậc ở quả vị giữa A-la-hán và Phật. Có khi Độc giác Phật là danh hiệu chỉ người đạt giác ngộ trong thời không có vị Phật nào xuất hiện trên Trái Đất. Độc giác thừa là một trong ba cỗ xe để đạt Niết Bàn.
(11) Nhập diệt 入滅: Nhập: Vào, đi vào, đem vào, trái với Xuất. Diệt: ý nói Hư vô tịch diệt, tức Niết Bàn. Nhập diệt là đi vào cõi Hư vô tịch diệt, tức là linh hồn đi vào cõi Niết Bàn.Đây là từ ngữ của Phật giáo, chỉ bậc cao tăng đắc đạo, lìa bỏ xác trần, linh hồn bay lên đi vào cõi Niết Bàn.
Tịch diệt 寂滅: đồng nghĩa Nhập diệt: Tịch: yên lặng. Diệt: tiêu tan, dứt sạch các mối ràng buộc với cõi trần. Tịch diệt là từ ngữ của Phật giáo, chỉ trạng thái linh hồn của người tu đắc đạo thoát ra khỏi thể xác, rời bỏ cõi trần, đi lên nhập vào cõi Niết Bàn.Cõi giới tịch diệt là cõi Niết Bàn.
(12) Vua Tịnh Phạn (chữ Hán: 淨飯, tiếng Phạn: śuddhodana): Cha của thái tử Tất Đạt Đa.
(13) Y phấn tảo (pāṃśukūla): Tấm y mà thái tử Tất Đạt Đa đã đổi cho người thợ săn chính là y phục mà thái tử đã mặc trong suốt thời gian tu khổ hạnh. Theo kinh Phổ Diệu, trải qua thời gian sáu năm khổ hạnh, tấm y này của thái tử dần dần cũ và bị rách đi, và ngài đã đến nghĩa địa nhặt những mảnh vải cũ vốn được dùng để bọc tử thi của một tỳ nữ. Cô gái này đã chết trong ngôi nhà gần nơi trú ngụ của vị trưởng làng. Thái tử đã giặt sạch những mảnh vải này và sau đó khâu thành một bộ y phục mới cho mình tại một gốc cây mà nơi này về sau có tên là Pāṃśukūlasīvana (nơi khâu y phấn tảo).
(14) Bình Bát: Bát Vu: 缽盂: Bát: Tám, thứ tám. Vu: Cái bầu đựng đồ ăn. Bát vu là cái bình đựng đồ ăn của các tăng ni Phật giáo thuộc phái khất sĩ, dùng để đi khất thực.Mỗi vị sư trong phái Khất sĩ, khi thọ cụ túc giới thì được vị hoà thượng nhơn danh Giáo hội phát cho một cái bát, hoặc khi cái bát bị bể thì Giáo hội cũng phát cho cái khác.
Lúc thọ lãnh bát, vị sư nguyện ba lần bài chú sau đây:
“Thiện tai Bát-đa-la, Như Lai ứng lượng khí!
Phụng trì dĩ tư thân, trưởng dưỡng trí mạng.
Án chỉ rị chỉ rị phạt nhựt ra hồng phấn tra.”
Nghĩa là: Lành thay cái Bát-đa-la, món đồ ứng lượng của Phật! Tôi nay phụng trì để nuôi thân và nuôi lớn cái mạng trí huệ. Tiếp theo sau cùng là câu Thần chú bằng tiếng Phạn.
Bát-đa-la là chữ phiên âm từ tiếng Phạn: Patra, có nghĩa là cái Bát, cái Bình bát hay Bình bát vu.
Bát của hàng Tỳ-kheo (khất sĩ) và Sa-di (tập sự khất sĩ) giống nhau, đều bằng đất, hông tròn 6 tấc, miệng rộng, đốt đen, có nắp bằng nhôm trắng. Còn bát của hàng tập sự xuất gia (gọi tắt: “Tập sự”) bằng nhôm trắng, không sơn. Ngày nay, ngoài bát đất, Tăng, Ni khất sĩ còn dùng cả bát bằng gỗ, bằng nhựa trắng hoặc nhựa đen. Các loại bát này đều được sơn đen bên ngoài và cả bên trong, riêng bát đất thì bên trong thường tráng men.
Đáy bát bằng, tự đứng được, không cần cái kiềng để đỡ như bát của Phật giáo Nam tông. So với bát của Phật giáo Bắc tông thì bát Khất Sĩ to gấp đôi. Với chu vi khoảng 0,6m và cao khoảng 0,12m, bát Khất Sĩ vừa phải để sử dụng mà lại gọn vì không cần thêm một cái kiềng.
Để mang bát cần phải có túi đựng bát. Túi bát bằng vải màu vàng, tròn vừa với bát, có 2 nắp phủ, có quai đeo rộng 1 tấc và dài đến ngang thắt lưng khi mang túi lên vai. Túi bát được may bằng 8 miếng vải nhỏ xung quanh, trông như một hoa sen 8 cánh xinh đẹp được làm nên bởi những người hộ pháp thuần thành…
Chư Tăng khất sĩ mang túi bát bên vai phải, phía trong y thượng. Chư Ni khất sĩ mang túi bát xéo từ vai trái qua hông bên phải và ở phía ngoài y thượng. Bát của chư Ni trông khiêm tốn hơn bát của chư Tăng vì chúng nhỏ hơn một chút, mặc dù Tổ sư không quy định như thế. Các vị khất sĩ không ai cố ý làm cho cái bát của mình đẹp hơn, tốt hơn bát của vị khất sĩ khác. Để phân biệt, bên ngoài mỗi bát đã thường được viết hoặc dán tên chủ nhân của nó lên, ngoài ra không được trang trí thêm gì cả.
Bát là vật dụng để Tăng, Ni khất sĩ đi khất thực và thọ trai hàng ngày. Theo thực tế mà nói, thì bát chính là chén cơm của vị khất sĩ. Với cái bát chơn truyền, vấn đề đời sống của vị khất sĩ đã được giải quyết ổn thỏa một phần từ mấy ngàn năm nay. Ai cũng biết rằng các khất sĩ không làm kinh tế, không sản xuất.
Sống trong cuộc đời, vị khất sĩ có thể làm tròn phận sự của mình là nhờ có y bát chơn truyền. Y bát đã hỗ trợ, đã bảo vệ người biết sử dụng chúng.
(15) Bồ-đề: (Hán: 菩提, tiếng Phạn, Pali: bodhi) là danh từ dịch âm từ bodhi tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (Hán: 覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (tiếng Phạn: āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ Đề phần và diệt trừ Vô minh, thông suốt được Tứ diệu đế.
(16) Kho Tạng: Kinh Tam Tạng (chữ Hán: 三藏, tiếng Phạn: tripiṭaka, tiếng Pali: tipiṭaka, tiếng Tây Tạng: sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་), là ba phần cốt tủy của kinh sách đạo Phật, gồm: Kinh Tạng (chữ Hán: 經藏, tiếng Phạn: sūtra-piṭaka, tiếng Pali: sutta-piṭaka, tiếng Tây Tạng: mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་), Luật Tạng (chữ Hán: 律藏; tiếng Phạn, tiếng Pali: vinaya-piṭaka, tiếng Tây Tạng: `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་) và Luận Tạng (chữ Hán: 論藏, tiếng Phạn: abhidharma-piṭaka, tiếng Pali: abhidhamma-piṭaka, tiếng Tây Tạng: mngon pa`i sde snodམངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་).
(17) Giáo hội tăng già: Tăng-già (chữ Hán: 僧伽; tiếng Phạn & Pali: saṅgha) của đạo Phật gồm có Tỳ Kheo (chữ Hán: 比丘, tiếng Phạn: bhikṣu, tiếng Pali: bhikkhu), Tỳ Kheo Ni (chữ Hán: 比丘尼, tiếng Phạn: bhikṣuṇī, tiếng Pali: bhikkhunī) và giới Cư sĩ.
[9] Lưu ngôn phi ngữ: đồn đại vô căn cứ.
[10] Vật hữu tương tự: cái gì cũng có thứ tương tự.
Tác giả :
Tô Du Bính