Phía Bên Kia Nửa Đêm
Chương 24: Vụ án Athens 1947
Năm tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu vụ án hình sự xử Noelle Page và Larry Douglas, gian phòng số 33 tại toà án, Arsakien ở Athens đã chật ních người đến dự. Toà án đặt trong một ngôi nhà to bằng đá xám, choán cả một khối vuông trên phố Trường Đại học Tổng hợp và Standa.
Trong số ba chục phòng xử án ở toà nhà này chỉ có ba phòng được giành để xử các vụ án hình sự: đó là các phòng số 21, 30 và 33. Người ta chọn số 33 cho vụ án này vì đây là con số lớn nhất. Các hành lang bên ngoài phòng số 33 đã chật đầy người, cảnh sát vận sắc phục xám, sơ mi xám được bố trí ở hai cửa vào để kiểm soát đám người tới xem.
Ngay trong năm phút đầu, quán bán bánh mì kẹp nhân ở ngoài hành lang đã bán sạch hàng, và trước phòng gọi điện thoại một hàng người dài đang đợi đến lượt được nói.
Cảnh sát trưởng Georgios Skouri đang đích thân đi kiểm tra hai lực lượng bố trí bảo vệ an ninh. Chỗ nào cũng thấy nhan nhản phóng viên. Skouri cố làm sao cho hình ảnh ông luôn luôn được chụp ở vị trí thấy rõ nhất. Phải có diễm phúc lớn lắm mới lấy được giấy mời vào trong phòng xử án. Nhiều tuần lễ trước đây các thành viên của hội đồng thẩm phán Hy Lạp đã luôn bị bà con, bạn bè bao vây để hỏi xin giấy mời. Những người trong ban tổ chức có khả năng kiếm được giấy mời đã trao đổi những hình thức ân huệ khác hoặc bán lại chúng cho bọn bán vé chợ đen, bọn này lại nâng giá giấy mời lên đến năm trăm drachma một tấm giấy.
Khung cảnh diễn ra vụ án hình sự này trên thực tế không có gì đặc biệt. Phòng xử án số 33 nằm trên tầng hai là một gian phòng cũ kỹ mốc meo, thế mà đã diễn ra hàng ngàn vụ xử qua ngần ấy năm trời. Gian phòng rộng khoảng mười hai mét, dài chín chục mét. Ghế ngồi chia thành ba dãy, cách nhau một mét tám, một dãy có chín ghế dài bằng gỗ.
Phía trước phòng xử án, đằng sau một vách ngăn bằng gỗ đào hoa tâm đánh bóng lộn, cao một mét tám là một cái bệ tôn cao với những chiếc ghế bọc da có chỗ tựa rất cao dành cho ba vị quan toà chủ toạ. Ghế ở giữa là dành cho vị chánh án Toà án, trên cao có treo một tấm gương hình vuông, cáu bẩn, phản chiếu một phần phòng xử án. Phía trước cái bệ là chỗ đứng của nhân chứng. Đó là một cái thềm nhỏ nhô cao, trên đó có gắn một cái đỡ tài liệu và một cái khay gỗ để đựng giấy tờ, tài liệu. Trên chiếc giá đỡ có dạng một chiếc lá mạ vàng là một chiếc giá thấp, hình Chúa Jesus trên cây thập giá với hai môn đồ đứng bên Người. Sát với bức tường phía xa là một khu của bồi thẩm đoàn, lúc này đã có mười vị ngồi ở đó. Còn phía góc bên trái là chỗ ngồi của bị cáo. Trước mặt chỗ ngồi của bị cáo là bàn của luật sư.
Bốn bức tường của gian phòng này được tô quét bằng hồ atucco, sàn nhà được trải bằng vải sơn khác hẳn so với những sàn bằng gỗ đã mòn vẹt trong các phòng xử án dưới tầng một từ trên trần nhà rũ xuống đó hàng tá bóng đèn điện tròn chụp đèn bằng những bầu thủy tinh, ở một góc xa của gian phòng có ống dẫn khí của chiếc lò sưởi kiểu cổ dẫn lên tận trần nhà. Một khu vực gian phòng được dành riêng cho giới báo chí và đại diện các hãng thông tấn như Reuters, United Press, Internetinal New Sewice, Tân Hoa Xã, Agence France Press, TASS vân vân.
Nội vụ của vụ án hình sự này vốn đã rất hấp dẫn rồi, song các nhân vật có mặt tại đây nổi tiếng đến nỗi cử toạ đang bị phấn khích, không biết phóng mắt nhìn chỗ nào trước nhất. Thật chẳng khác gì một rạp xiếc có ba vòng tròn. Ở hàng ghế đầu tiên có Philippe Sorel, diễn viên minh tinh, mà theo người ta đồn đại là cố nhân của Noelle Page. Sorel đã đập vỡ một chiếc máy ảnh trên đường đi vào phòng xử án và kiên quyết từ chối không nói gì với giới báo chí. Lúc này ông đã ngồi vào chỗ, im lặng thu mình lại xung quanh là bức tường chắn vô hình. Đằng sau Sorel, cách đó một hàng là Armand Gautier. Nhà đạo diễn cao lớn, trầm mặc liên tục đưa mắt đảo khắp phòng xử án, dường như ông đang ghi nhớ lại trong óc các hình ảnh để làm bộ phim sắp tới. Gần Gautier là bác sĩ Israel Katz, nhà phẫu thuật nổi tiếng Pháp, anh hùng của Phong trào kháng chiến ở Pháp, cách chỗ ông hai ghế là William Fraser, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ. Cạnh Fraser còn một chỗ trống nữa, và theo lời đồn lan nhanh khắp phòng thì Constantin Demiris sẽ có mặt tại đó.
Cử toạ quay về phía nào cũng bắt gặp một bộ mặt quen thuộc: Không là chính khách cũng là một ca sĩ hoặc một nhà điêu khắc trứ danh, hoặc một tác gia nổi tiếng khắp thế giới. Mặc dù cử toạ trong khu vực xử án gồm rất nhiều nhân vật tai to mặt lớn như vậy nhưng sự tập trung chú ý vẫn hướng vào vòng giữa.
Ngồi ở một đầu của một khu vực bị cáo là Noelle Page, đẹp lỗng lậy với nước da mật ong hơi xanh một chút so với thường ngày, nàng ăn vận như lúc nàng bước ra khỏi nhà bà Chanil ngày nào. Vẻ đẹp rực rỡ, cộng với phong thái đài các ở nàng càng đẩy tấn bi kịch sắp xảy ra với nàng lên đến cao trào căng thẳng. Nó càng khiến cử toạ phấn khích, làm cho họ thêm cuồng nhiệt.
Như một bài đăng tải trên một tờ tuần báo của Mỹ viết: Tình cảm của đám người đến chứng kiến vụ xử Noelle Page đối với nàng là một thứ tình cảm mạnh, gần như trở thành một lực lượng vật chất tồn tại ở phòng xử án. Nó không hẳn ra là một thứ tình cảm đồng tình hoặc thù địch, mà nó chỉ là một tình cảm náo nức chờ đợi. Người đàn bà sắp bị Nhà nước đem ra xử vì tội giết người vốn là một phụ nữ siêu đẳng, một nữ thần đứng trên bệ bằng vàng cao hơn hẳn họ, và họ tới đây là để được ngắm thần tượng của họ bị quật đổ xuống mức như họ và sẽ bị tiêu diệt. Thứ tình cảm trong toà án hôm nay chắc cũng giống như tình cảm đã ấp ủ trong lòng những người nông dân khi họ ngắm nhìn Marie Antoinette ngồi trên xe hai bánh đi tới chỗ hành quyết. Người ta chỉ lưu tâm đến Noelle Page. Ở một đầu bên kia của khu vực bị cáo là Larry Douglas với tâm trạng bực dọc không nguôi. Bộ mặt đẹp trai của chàng trở nên xanh xao, chàng đã sút cân nhiều, song tất cả những điều này chỉ càng làm tăng thêm những nét như tạc trên khuôn mặt chàng mà nhiều phụ nữ có mặt trong phòng xử án thầm mong được ôm chàng trong cánh tay mà an ủi chàng bằng cách này hoặc cách khác. Từ lúc Larry bị bắt, chàng nhận được hàng trăm lá thư của những phụ nữ trên khắp thế giới, hàng chục gói quà và cả những lời ngỏ ý xin lấy chàng.
Nhân vật nổi tiếng thứ ba trên sân khấu là Napoleon Chotas, một người cũng đang nổi tiếng khắp Hy Lạp như Noelle Page. Napoleon Chotas được thừa nhận là một trong những luật sư xuất sắc nhất trên thế giới biện hộ các vụ án hình sự. Ông nhận cãi cho các khách hàng từ cỡ nhân vật đứng đầu chính quyền bị phát hiện là nhúng vào những vụ biển thủ công quỹ cho đến những kẻ sát nhân bị cảnh sát bắt quả tang lúc đang hành sự. Và ông chưa bị thua trong một vụ án lớn nào. Chotas vóc người ốm o, đang ngồi trong phòng xử án quan sát chủ toạ bằng đôi mắt to, buồn bã, đỏ ngầu trên một bộ mặt tàn tạ. Khi Chotas xưng danh với đoàn hội thẩm, giọng nói ông chậm chạp, ngập ngừng như khó khăn lắm mới nói được lên lời.
Đôi lúc ông rơi vào tình trạng lúng túng khiến cho một viên hội thẩm phải nhắc cho những từ mà Chotas đang vấp váp muốn tìm và mỗi khi sự việc như vậy xảy ra, nét mặt ông trạng sư lộ vẻ thoải mái hàm ý biết ơn khiến cho cả hội đồng bồi thẩm phải tỏ cảm tình với người đàn ông này. Ở bên ngoài phòng xử án, Chotas là một diễn giả ăn nói dõng dạc, thông tuệ, nắm vững ngôn ngữ, ngữ pháp. Ông nói làu làu bảy thứ tiếng khác nhau và mặc dù ông đã bận kín công việc, ông vẫn đi giảng cho các luật sư khác trên khắp thế giới.
Ngồi cách ghế của ông ông Chotas vài thước là Ferderick Stawros, luật sư biện hộ cho Larry Douglas. Các chuyên gia nhất trí cho rằng mặc dù Stawros có thể tỏ rõ năng lực trong những vụ án thông thường khác, nhưng trong vụ án này, khó có hy vọng anh làm được nên trò trống gì ghê gớm.
Noelle Page và Larry Douglas đã được các báo chí đưa ra mổ xẻ và trong đầu óc của mọi người ai cũng đều cho rằng họ có tội. Không ai còn nghi ngờ về tội trạng của họ.
Các tay cờ bạc chuyên nghiệp đánh cá một ăn ba mươi rằng các bị cáo sẽ bị xử phạt nặng. Vì vậy, vụ án này càng thêm hồi hộp chờ đợi xem nhà luật sư biện hộ tầm cỡ xuất sắc nhất châu Âu sẽ giở ma thuật gì để xoay chuyển lại tình hình thế ghế gớm này.
Khi người ta tuyên bố rằng Chotas sẽ cãi cho Noelle Page - Người đàn bà đã phản bội Constantin Demiris và đưa ông ta ra làm trò cười trước thiên hạ - Cái tin này đã gây ra một phản ứng giận dữ. Chotas có thế lực, song Constantin Demiris còn có thế lực gấp trăm lần và không ai có thể tưởng tượng nổi điều gì đã khiến Chotas đi ngược lại với Constantin Demiris như vậy. Sự thật thậm chí còn lý thú hơn những lời đồn kỳ quặc đang lưu truyền khắp nơi.
Ông luật sự nhận bào chữa cho Noelle Page là theo lời thỉnh cầu cá nhân của Constantin Demiris.
Ba tháng trước khi phiên toà dự định khai mạc đích thân viên cai ngục đã tới xà lim giam Noelle ở khám đường Thánh Nikodemous để báo cho nàng biết rằng ông Constantin Demiris xin phép được vào thăm nàng.
Noelle vẫn tự hỏi không biết đến lúc nào nàng mới được tin của Demiris. Từ khi nàng bị bắt, không thấy có tin gì của ông, chỉ có một sự im lặng sâu sắc đáng sợ.
Noelle sống với Demiris và đã đủ hiểu tính tự ái của ông sâu sắc đến thế nào và cũng hiểu rằng dù chỉ một sự khinh khi nhỏ nhặt nhất đối với ông cũng sẽ bị ông trả thù ghê gớm đến mức nào. Noelle Page đã lăng nhục ông hơn bất kỳ ai trước đây từng lăng nhục, và ông có đủ thế lực mạnh mẽ để thực hiện một sự trừng phạt khủng khiếp.
Vấn đề chỉ là: ông sẽ hành động như thế nào? Noelle Page tin rằng Demiris sẽ coi thường mọi ngón đơn giản như mua chuộc đoàn hội thẩm hoặc quan toà. Ông sẽ chỉ bằng lòng với một mưu mô hết sức quỷ quyệt phức tạp nhằm trả thù nàng thật đích đáng và Noelle Page đã nhiều đêm nằm thao thức trên chiếc giường trong cố đọc những suy nghĩ diễn ra trong óc Demiris. Nàng loại bỏ hết phương án nọ đến phương án kia mà ông có thể thực hiện, cố tìm một phương án hoàn hảo nhất. Thật chẳng khác gì một cuộc đấu cờ trí tuệ với Demiris, duy chỉ có điều là nàng và Larry đang là những con tốt đen trong tay ông và sự thắng thua ở đây là cái sống và cái chết.
Có lẽ Demiris muốn tự tiêu diệt cả nàng và Larry vậy rất có thể là ông sẽ bày mưu lập kế để tiêu diệt một trong hai người thôi và để cho người kia sống trong đau đớn giày vò. Nếu Demiris thu xếp để cho cả hai người bị hành quyết, ông sẽ trả được hận, song như vậy sự diễn ra mau lẹ quá, sẽ không để lại dư vị gì cho ông được nhấm nháp.
Noelle đã cân nhắc rất kỹ mọi khả năng, mọi đường đi nước bước của cuộc đời, và nàng cảm thấy Constantin Demiris có thể bố trí để giết Larry và giữ nàng sống, hoặc sẽ sống trong ngục tù hoặc sống dưới sự kiểm soát của ông ta, bởi đó là cách tốt nhất để kéo dài sự trả hận của ông đến vô cùng. Trước hết Noelle Page sẽ đau khổ vì mất người đàn ông mà nàng yêu thương, sau đó nàng sẽ phải chịu đựng mọi sự hành hạ tra tấn tinh vi mà Demiris sẽ bày đặt ra cho nàng trong tương lai. Một phần của niềm khoái lạc mà Demiris lấy được ở sự trả thù này sẽ được thể hiện trong những điều thông báo trước với Noelle Page, vì vậy nàng có thể cảm thấy đầy đủ nỗi tuyệt vọng.
Vì vậy Noelle Page không hề ngạc nhiên chút nào khi viên cai ngục xuất hiện tại xà lim của nàng, thông báo cho nàng biết Constantin Demiris muốn vào thăm nàng.
Noelle Page là người đến trước. Nàng được đưa vào văn phòng riêng của viên cai ngục rồi người ta ý tứ để nàng lại một mình với chiếc valy đựng đồ trang điểm mà người hầu gái đã mang đến cho nàng để nàng có dịp trang điểm lại trước khi gặp mặt Demiris.
Noelle Page không thèm ngó ngàng gì tới đống son phấn, bàn chải và lược nằm ở trên chiếc bàn, nàng đi về phía cửa sổ và nhìn ra phía ngoài. Sau ba tháng trời đây là lần đầu tiên nàng được nhìn thấy cảnh thế giới bên ngoài, nó khác với lúc nàng liếc nhanh ra xung quanh khi nàng được đưa từ Khám phố Thánh Nikodemous tới toà án Arsakion, hôm người ta lấy khẩu cung nàng. Hôm đó nàng được đưa tới toà án trên một chiếc xe tù có chấn song và được áp tải vào nhà hầm ở đó có một thang máy như một chiếc chuồng hẹp đưa nàng và những người gác ngục lên hành lang tầng thứ hai. Cuộc thẩm vấn được tổ chức tại đó, nàng bị tạm giam chờ ngày xét xử và được trả về ngục cũ.
Bây giờ Noelle Page đang nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm xem xe cộ đi lại ở phía dưới phố Trường Đại học Tổng hợp.
Đàn ông, đàn bà và trẻ con đang khẩn trương trở về nhà để sum họp gia đình. Lần đầu tiên trong đời Noelle Page cảm thấy hoảng sợ. Nàng không hề có ảo tưởng là sẽ có cơ hội được tha bổng. Nàng đã đọc các tờ báo và biết rằng đây không phải chỉ đơn thuần là một vụ xét xử. Mà nó sẽ là một cuộc tắm máu trong đó nàng và Larry sẽ được dùng làm hai nạn nhân để thoả mãn cho lương tâm của một xã hội đang bị lăng mạ. Những người Hy Lạp căm ghét nàng đã nhạo báng tính chất thiêng liêng của hôn nhân. Họ ghen với nàng vì nàng trẻ đẹp, lại giàu sang và khinh miệt nàng vì họ cảm thấy nàng tỏ ra dửng dưng trước những tình cảm của họ.
Trước đây Noelle Page không thèm đếm xỉa gì đến sự sống, buông thả cho thời gian trôi qua, song bây giờ ở nàng đã có điều gì thay đổi rồi. Cái chết sắp đến gần khiến cho Noelle Page lần đầu tiên nhận thức ra rằng nàng muốn sống biết chừng nào. Ở nàng có một niềm sợ hãi rất giống như căn bệnh ung thư phát triển dần dần, và nếu có thể, nàng sẵn sàng mặc cả để có được sự sống của nàng, cho dù nàng hiểu rằng Demiris sẽ tìm trăm phương ngàn kế để biến sự sống của nàng thành một địa ngục trên trần gian.
Khi tình thế đã xảy ra như vậy, nàng phải chấp thuận, để đợi có thời cơ tìm cách nào đó hạ ông ta.
Trước mắt nàng cần sự giúp đỡ của ông ta để làm sao sống được. Nàng vẫn còn có một thuận lợi. Trước đây nàng thường xem nhẹ ý nghĩ về cái chết, vì vậy Catherine không rõ sự sống đối với nàng có ý nghĩa đến mức độ nào. Nếu mà biết được, chắc chắn ông sẽ để mặc cho nàng chết.
Noelle Page lại băn khoăn tự hỏi không rõ trong mấy tháng qua ông đã đan dệt tấm lưới để nàng sa vào như thế nào. Nàng đang suy nghĩ thì nghe tiếng cửa phòng xịch mở, quay người lại, nàng đã thấy Constantin Demiris đang đứng ở cạnh. Sau khi hơi sững sờ giây lát, Noelle nhận thấy nàng không còn gì nữa để mà sợ!
Sau mấy tháng trời từ lần cuối cùng Noelle gặp ông, Constantin Demirs trông già đi đến mười tuổi. Mặt ông hốc hác gầy guộc, quần áo như lỏng ra trên người ông. Song đôi mắt ông vẫn khiến nàng phải chú ý nhiều. Đó là đôi mắt của một kẻ đã trải qua những ngày như sống trong địa ngục. Cái nghị lực mạnh mẽ vống là bản chất trong con người Constantin Demiris, sự năng động đầy nhựa sống vượt lên trên hết thảy ở ông bây giờ biến sạch hết rồi. Như một ngọn đèn đã tắt, tất cả chỉ còn lại một thứ ánh sáng nhợt nhạt rơi rớt của vầng hào quang một thời rực rỡ đã tàn. Ông đứng trân trân nhìn nàng, đôi mắt đầy vẻ đau đớn.
Trong chớp mắt Noelle tự hỏi không biết đây có phải là một trò xảo thuật, một bộ phần trong cái mưu ma chước quỷ đó không, song không có một con người bằng xương bằng thịt nào có thể vào được vai này đâu. Chính Noelle phải phá vỡ sự im lặng kéo dài, nàng bảo:
- Xin lỗi anh Costa.
Demiris từ từ gật đầu, xem chừng cái động tác đó khiến ông phải cố gắng lắm mới làm nổi.
- Anh muốn giết chết em - Giọng ông uể oải, thứ giọng của một ông già - Anh đã vạch sẵn một kế hoạch rồi.
- Sao anh không thực hiện đi?
Ông khe khẽ đáp:
- Bởi vì em đã giết anh trước. Trước đây anh chưa hề gắn bó với một ai cả. Có lẽ trước đây anh cũng chưa từng biết đến đau khổ là gì.
- Costa…
- Đừng. Để cho anh nói hết đã. Anh không thuộc loại người biết tha thứ. Giả dụ anh có thể sống thiếu em được, anh sẽ sẵn sàng. Đằng này anh không chịu nổi. Anh không thể chịu được nữa. Noelle Page, anh muốn em quay lại với anh.
Nàng định không bộc lộ tình cảm sâu kín của mình:
- Thực ra điều đó không còn tùy thuộc ở em nữa phải không?
- Giả sử anh có thể cứu em được, em có trở về với anh?
Ở lại với anh không? Ở lại với ông ta. Hàng ngàn hình ảnh đang loang loáng hiện ra trong óc Noelle. Nàng sẽ không bao giờ còn được gặp Larry, không bao giờ được chạm đến người chàng, ôm ấp chàng. Noelle không còn cách chọn lựa nào khác, song dù nàng có phải lựa chọn thì sự sống vẫn ngọt ngào hấp dẫn hơn. Và chừng nào nàng còn sống thì luôn luôn vẫn còn có một cơ hội. Nàng ngẩng lên nhìn Demiris.
- Vâng, anh Costa ạ.
Demiris vẫn trân trân nhìn nàng, nét mặt ông đầy xúc động. Khi ông nói, giọng khàn khàn:
- Cảm ơn em. Chúng ta hãy quên đi quá khứ. Nó sẽ đi qua và không có gì thay đổi được tương lai. - Giọng ông tươi tỉnh hẳn lên - Tương lai mới là cái anh quan tâm nhiều hơn. Anh đang thu xếp luật sư bào chữa cho em.
- Ai vậy?
- Napoléon Chotas!
Và chính lúc đó Noelle mới thực sự hiểu rằng nàng đã thắng trong ván cờ này.
Lúc này Napoleon Chotas đang ngồi bên chiếc bàn dài bằng gỗ dành cho luật sư, ông nghĩ về cuộc chiến đấu sắp diễn ra. Chotas rất muốn vụ xét xử này được tiến hành tại Ioannina chứ không phải tại Athens, song điều đó không thể được, bởi vì theo luật lệ của Hy Lạp việc xét xử không thể tiến hành tại địa phương nơi đã xảy ra tội ác. Chotas không một chút mảy may nghi ngờ về tội lỗi của Noelle Page, song đối với ông điều đó không có gì là quan trọng, bởi vì giống như mọi luật sư bào chữa hình sự, ông cảm thấy việc một khách hàng là có tội hay vô tội, không quan trọng. Mọi người phải được xét xử một cách công bằng.
Tuy nhiên, vụ xét xử được tiến hành có điều gì đó khác thường. Lần đầu tiên trong cuộc đời nghề nghiệp, Napoléon Chotas tự cho phép mình có cảm tình với một khách hàng: Ông đã phải lòng Noelle Page.
Theo yêu cầu của Constantin Demiris, ông đã tới gặp nàng và mặc dầu Chotas đã quá quen thuộc với hình ảnh Noelle Page xuất hiện trước công chúng, ông vẫn hoàn toàn bị bất ngờ trước thực tế. Nàng đón tiếp ông như thể ông là một vị khách tới ghé thăm chỗ nàng.
Nàng không hề lộ vẻ bối rối hoặc sợ hãi gì. Lúc đầu Chotas cho rằng sở dĩ nàng phản ứng như vậy là vì nàng không hiểu hết tình trạng tuyệt vọng của nàng lúc này. Song ngay cả trong những tình hình ngược lại nàng cũng vẫn biểu hiện như vậy. Noelle Page là người hết sức thông minh và hấp dẫn, ông chưa từng gặp bao giờ, và chắc chắn là người phụ nữ rất đẹp. Chotas là người rất sành đàn bà, mặc dù vẻ bề ngoài của ông không thể hiện như vậy, và ông nhận ngay ra những phẩm chất đặc biệt mà Noelle Page có được. Chỉ riêng việc Chotas được ngồi trò chuyện với nàng đã khiến ông vui sướng lắm rồi. Họ thảo luận chuyện pháp luật, nghệ thuật, tội ác và cả lịch sử nữa, và ở lĩnh vực nào nàng cũng khiến ông kinh ngạc. Ông hoàn toàn hiểu giá trị của quan hệ giữa Noelle Page với một con người cỡ Constantin Demiris, song việc nàng dan díu với Larry Douglas thì ông không thể hiểu nổi. Ông cảm thấy nàng trên tài rất nhiều so với Douglas, tuy nhiên Chotas cho rằng có những cơ chế rất khó giải thích khiến cho người ta yêu đương kẻ rất khác mình. Chẳng hạn những nhà bác học rất thông thái lại lấy những cô nàng tóc vàng đầu rỗng tuếch, các nhà văn vĩ đại lấy các cô đào ngu ngốc, các chính trị gia thông minh lấy bọn đĩ điếm.
Chotas nhớ lại cuộc gặp gỡ với Demiris. Đã nhiều năm họ quen biết nhau trên phương diện xã giao, song công ty luật của Chotas chưa từng làm dịch vụ nào cho ông ta.
Demiris mời Chotas tới nhà riêng ở Varkiza. Demiris đi thẳng ngay vào chuyện không hề có lời mào đầu.
- Có lẽ ông cũng rõ, tôi rất quan tâm đến phiên toà này. Tiểu thư Page là người phụ nữ duy nhất mà tôi thực sự yêu trong đời tôi.
Hai người đã bỏ ra sáu tiếng đồng hồ để thảo luận kỹ từng chi tiết của vụ án, từng khả năng có thể xảy ra. Họ đã đi đến kết luận là sẽ phải cãi cho Noelle là không có tội.
Khi Chotas đứng dậy ra về, họ đã ngã ngũ mặc cả xong xuôi. Để nhận cãi hộ cho Noelle, Napoleon Chotas sẽ được khoản thù lao lớn gấp đôi các vụ cãi bình thường khác, và công ty của ông sẽ trở thành một cố vấn luật pháp chính cho các hoạt động sau này của Constantin Demiris mà món nợ là đem lại sẽ là nhiều triệu đô-la.
Demiris kết thúc một cách gay gắt:
- Tôi không cần biết ông sẽ làm thế nào. Ông phải bảo đảm sẽ không xảy ra chuyện gì trục trặc.
Chotas đã chấp nhận cuộc mặc cả. Sau đó, thật là trớ trêu, ông lại phải lòng Noelle Page. Chotas đến nay vẫn là một người đàn ông chưa vợ, mặc dù ông ta có hàng xâu nhân tình, và bây giờ ông đã tìm được người đàn bà mà ông muốn lấy làm vợ, cô ta đang ngồi ở ghế bị cáo, xinh đẹp và trinh trắng. Nàng vận một chiếc áo len đen giản dị, bên trong là một chiếc áo cánh nữ trắng, cao cổ, trông nàng như một Công chúa trong chuyện cổ tích vậy.
Noelle quay lại, bắt gặp Chotas đang chăm chăm nhìn nàng, nàng mỉm cười đôn hậu. Ông cũng mỉm cười đáp lại, sau đó đầu óc ông lại quay về với nhiệm vụ khó khăn đang đặt ra trước mắt ông. Viên mõ toà nhắc cử toạ giữ trật tự.
Cử toạ đứng cả dậy khi hai vị quan toà ăn vận trang phục toà án bước vào, ngồi xuống chỗ của họ. Vị quan toà thứ ba là ông chánh án vào chỗ ngồi chính giữa. Ông ta lớn tiếng nói:
- Isynethriassis architai.
Phiên toà bắt đầu.
Peter Demonides, Công tố viên đặc biệt của Nhà nước, run run đứng dậy phát biểu lời khai mạc với đoàn hội thẩm.
Demonides là một công tố viên lão luyện có năng lực, song trước đây cũng đã nhiều lần ông đứng ra đối lập với Napoleon Chotas và hầu như lần nào cũng giống như lần nào. Lão già khốn khiếp kia không bao giờ có thể đánh gục được. Hầu như tất cả các luật sư của toà án đều giở giọng đe nẹt những nhân chứng đối lập, thế nhưng Chotas lại mềm mỏng với họ. Ông tạo cho họ hy vọng, ông quý mến họ và trước khi ông đạt tới thành công, thì họ đã tự mâu thuẫn với họ ngay tại chỗ và cố tìm cách cộng tác với ông. Ông có biệt tài là biến những chứng cớ hùng hồn trở thành sự suy diễn và sự suy diễn trở thành sự tưởng tượng. Chotas có một kiến thực luật học hết sức thông thái mà Demonides chưa từng thấy ở ai khác, song đó không phải là thế mạnh ở ông. Thế mạnh ở ông là sự hiểu biết về con người. Có lần một phóng viên đã hỏi Chotas làm sao ông có thể hiểu cặn kẽ về bản chất con người vậy. Chotas trả lời:
- Tôi có biết cóc khô gì về bản chất con người đâu, tôi chỉ biết về con người mà thôi.
Và lời nói này của ông thường được người ta luôn nhắc tới.
Bên cạnh những sự kiện như vậy, vụ xử án này mang tính cá biệt mà Chotas sẽ ứng xử trước hội đồng thẩm phán, trong đó có cả sự quyến rũ, tình cảm say đắm và việc giết người. Demonides biết chắc một điều rằng Napoleon Chotas bằng mọi giá sẽ quyết giành phần thắng trong vụ án này. Và Demonides cũng không chịu thua.
Ông biết rõ ông đang có những chứng cớ hùng hồn chống lại các bị cáo, và trong lúc Chotas có thể lung lạc đoàn hội thẩm đến mức họ coi nhẹ chứng cớ, ông ta vẫn không thể lay động được ba vị quan toà ngồi trên chiếc ghế này. Cho nên một tinh thần quyết tâm cộng với việc nắm vững tình hình như vậy, viên Công tố đặc biệt của Nhà nước đã bắt đầu diễn bài văn khai mạc.
Bằng những nét lớn, khéo léo, Demonides vạch ra việc Nhà nước khởi tố hai bị can. Chiếu theo luật pháp, người cầm đầu đoàn hội thẩm phải là một chưởng lý, vì vậy Demomdes đã trao quyền tài phán của ông cho người đó và trao những quyền chung khác của ông cho những người còn lại trong đoàn hội thẩm. Demonides nói:
- Trước khi vụ án này kết thúc Nhà nước sẽ chứng minh rằng hai người này đã đồng mưu giết hại một cách man rợ bà Catherine Douglas bởi lý do bà đã cản trở những âm mưu của họ. Bà ta có một tội duy nhất là đã yêu thương chồng mình, và vì lý do này bà đã bị người ta giết hại. Hai bị cáo đã được đặt vào tình thế phạm tội giết người. Họ là những kẻ duy nhất có động cơ và có cơ hội tiến hành. Chúng tôi sẽ chứng minh rõ ràng rằng…
Demonides nói ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, sau đó đến luật sư biện hộ phát biểu.
Công chứng trong phòng xử án quay nhìn Napoleon Chotas khi ông vụng về sắp xếp lại đống giấy tờ chuẩn bị bài diễn văn khai mạc. Ông chậm rãi đi tới chỗ đoàn hội thẩm. Cử chỉ, tác phong của ông có vẻ lưỡng lự, khó khăn, như bị khung cảnh xung quanh gây khó chịu.
Ngắm nhìn ông, William Fraser băn khoăn kinh ngạc về tài khéo léo của ông. Nếu như không có dịp được gặp Chotas suốt buổi tối tại một buổi chiêu đãi ở Sứ quán Anh, chắc là Fraser cũng sẽ bị nhầm trước cái phong cách vụng về của con người này. Ông nhận thấy các hội thẩm viên đang rướn cả người về phía trước nuốt lấy từng lời từ miệng Napoleon Chotas tuôn ra rất êm nhẹ. Chotas hướng về các bồi thẩm nói:
- Người đàn bà đứng trước vành móng ngựa hôm nay, không phải bị xử về tội giết người. Ở đây không có chuyện giết người. Mà nếu quả là đã xảy ra một vụ giết người thì tôi tin chắc rằng ông bạn đồng nghiệp rất thông minh của tôi, người đại diện cho Nhà nước chắc là có đủ thiện chí để chỉ ra cho chúng ta thấy thi thể của nạn nhân rồi. Ông đã không làm được điều đó, như vậy chúng ta phải giả định rằng lúc này không có cái thi thể nào cả. Và do đó cũng không có vụ giết người.
Ông dừng lại để gãi gãi cái chỏm đầu của ông và nhìn xuống sàn nhà, dường như ông cố nhớ xem ông đã nói tới đâu ông gật gù, sau đó nhìn vào đoàn hội thẩm.
- Không, thưa các ngài, đó không phải là lý do để có phiên toà này. Người khách hàng đang bị đưa ra xét xử vì bà ta phá vỡ một luật lệ khác, một luật lệ chưa được viết ra trên giấy, rằng người ta không được thông dâm với chồng của một phụ nữ khác. Các báo chí đã phát hiện ra tội danh của bà, và công chúng đã phát hiện ra tội đó của bà vì thế hôm nay họ đang đòi hỏi phải trừng phạt bà.
Chotas ngừng lại để rút ra một chiếc khăn tay trắng lớn, ông ngắm nhìn nó hồi lâu như thể tự hỏi không biết nó từ đâu ra, rồi ông hỉ mũi và lại đút nó trở lại trong túi.
- Được lắm. Nếu bà ta phá vỡ luật lệ thì chúng ta hãy trừng phạt bà ta. Song không không phải vì tội giết người, xin thưa với các ngài. Cũng không phải vì một vụ giết người chưa hề phạm phải. Noelle Page chỉ có tội là nhân tình của… (ông ngừng lại một cách ý nhị)… của một nhân vật rất quan trọng. Tên ông ta, tôi giữ bí mật, còn các vị vẫn cứ muốn biết thì các vị có thể tìm thấy trên trang nhất của bất cứ một tờ báo nào.
Có tiếng cười rộ tán thưởng trong đám cử toạ.
Auguste Lanchon lúc lắc người trên ghế, trừng trừng nhìn đám đông công chúng, đôi mắt tí hí của ông ta ánh lên vẻ giận dữ. Bọn họ là cái thá gì mà dám cười nhạo Noelle của lão! Demiris chẳng là cái quái gì, chẳng là cái quái gì đối với nàng. Phải là người đàn ông đầu tiên mà nàng đã hiến dâng sự trinh trắng mới chính là người mà nàng luôn ấp ủ! Gã chủ tiệm người thấp lùn ở Marseille lâu nay không có được liên lạc với nàng, song lão đã phải trả bốn trăm drachma quý báu để được tấm giấy vào phòng xử án và sau này lão sẽ còn được ngắm Noelle đáng yêu của lão hàng ngày. Khi nào nàng được thả ra, Lanchon sẽ đứng ra đảm bảo nhận việc cưu mang nàng suốt đời. Lão lại quay sang chú ý ông luật sư.
- Theo lời buộc tội thì hai bị cáo này, tiểu thư Page và ông Lawrence Douglas đã giết hại vợ ông Douglas nhằm mục đích để hai bị cáo được thành hôn với nhau. Xin các vị hãy nhìn kỹ hai người.
Chotas quay nhìn Noelle Page và Larry Douglas, mọi cặp mắt trong phòng xử án cũng nhìn theo ông.
- Có phải họ đang yêu nhau không? Có thể là như vậy. Song liệu điều đó có đưa họ tới chỗ là những kẻ mưu đồ và sát nhân hay không? Không. Nếu có một nạn nhân nào trong vụ này thì các vị phải nhìn thấy được họ lúc này đây.
Bản thân tôi đã kiểm tra kỹ càng mọi chứng cớ song tôi đã phải tự thuyết phục bản thân tôi, cũng như tôi đã thuyết phục các vị rằng hai người này là vô tội. Xin hãy cho tôi giải thích để các vị trong đoàn hội thẩm rõ là tôi không hề đại diện cho Lawrence Douglas. Ông ấy có luật sư riêng của ông ấy và vị luật sư này cũng là người đầy tài năng. Thế mà Nhà nước lại khép hai người ngồi kia vào tội đồng phạm, rằng họ đã cùng mưu đồ và thực hiện vụ giết người. Vì vậy nếu có một người mà có tội thì kẻ kia cũng có tội. Chỉ có corus delii (chứng cớ phạm tội) mới khiến tôi thay đổi ý kiến. Nhưng không hề có cái chứng cớ đó.
Giọng của Chotas mỗi lúc một giận dữ:
- Đó là một chuyện bịa đặt. Thân chủ của tôi cũng như các vị ngồi đây không hề hay biết chút gì rằng hiện nay Catherine Douglas còn sống hay đã chết. Làm sao mà cô ta biết được? Cô chưa hề gặp người đàn bà này, nói gì đến chuyện làm hại bà ta. Xin các vị hãy tưởng tượng hộ việc kết án một người nào đó giết một kẻ khác mà họ chưa có một lần chạm mặt. Ở đây có rất nhiều giả thuyết xảy ra với bà Douglas. Có thể là bà đã bị một trong hai người này giết hại. Song chỉ là một người thôi. Giả thuyết nhiều khả năng nhất có thể là sau khi bà phát hiện ra rằng chồng bà và cô Page dan díu với nhau, cho nên vì quá đau đớn - thưa các ngài, vì đau đớn chứ không phải vì sợ hãi, bà đã bỏ trốn biệt. Đơn giản có vậy thôi và như vậy các ngài không thể xử tội một người đàn bà vô tội và một người đàn ông vô tội vì điều đó được.
Ferdenck Stawro, luật sư biện hộ cho Larry Douglas, lén lút trút một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Anh bị một cơn ác mộng ám ảnh thường xuyên rằng Noelle sẽ được tha bổng, còn thân chủ khách hàng của anh sẽ bị khép tội. Và nếu tình hình xảy ra đúng như vậy anh sẽ trở thành một đề tài cho giới luật sư đàm tiếu. Stawros cố tìm cách len lỏi để đến áp gần với ngôi sao rực rỡ Napoleon Chotas, và bây giờ Chotas đã làm việc đó cho anh rồi. Bằng cách gắn liền hai bị cáo với nhau như việc ông vừa làm, ông biện hộ cho Noelle cũng là biện hộ cho thân chủ của anh. Thắng lợi trong vụ này sẽ thay đổi hoàn toàn tương lai của Ferderick Stawros, sẽ tạo cho anh có được mọi thứ mà anh vẫn ấp ủ. Anh cảm thấy một sự biết ơn nồng nàn đối với người thầy cũ của mình.
Stawros lấy làm hài lòng khi nhận thấy đoàn hội thẩm theo dõi như nuốt từng lời Chotas.
Chotas tiếp tục với vẻ khâm phục.
- Người đàn bà này không thuộc loại người hám của cải vật chất. Nàng tỏ ra sẵn sàng hy sinh tất cả, không chút ngại ngần cho người đàn ông nàng yêu. Thưa quý vị, chắc chắn con người này không có tính cách của một kẻ sát nhân đầy mưu mô, đồng loã với tội ác.
Khi Chotas tiếp tục nói như vậy, tình cảm của các hội thẩm chuyển biến rõ rệt. Họ quay cả sang phía Noelle với một thái độ thông cảm, hiểu biết. Từ từ và bằng một cách khéo léo, ông luật sư đã dựng lên một bức chân dung về một thiếu phụ xinh đẹp và tình nhân của một trong những nhân vật giàu sang và có thế lực nhất trên thế giới, ông đó có thể dành cho nàng mọi sự xa hoa, đặc quyền, song cuối cùng người đàn bà lại chịu dâng hiến tình yêu của mình cho một gã phi công trẻ tuổi không một xu dính túi mà nàng mới chỉ quen biết trong một thời gian ngắn ngủi.
Chotas đã đụng chạm đến mọi loại tình cảm của các hội thẩm viên giống như một nhạc sĩ bậc thầy chạm tay trên phím đàn, lúc thì làm họ cười ngất, lúc lại khiến mắt họ rưng rưng lệ và luôn luôn làm họ phải tập trung chú ý.
Khi lời phát biểu khai mạc của ông kết thúc, Chotas vụng về đi trở lại chiếc bàn dài và vụng về ngồi xuống, trong lúc đó công chúng chỉ có một việc vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Larry Douglas ngồi ở khu vực nhân chứng lắng nghe lời biện hộ của Chotas về chàng, chàng đâm nổi cáu.
Chàng không cần bất kỳ ai cãi hộ cho chàng. Chàng không hề làm một việc gì sai trái, toàn bộ phiên toà này là một sai lầm ngu xuẩn, và nếu có lỗi gì đáng phải nói tới thì đó chính là lỗi của Noelle. Tất cả đều là do ý kiến của nàng.
Larry quay nhìn nàng, lúc này nàng xinh đẹp và điềm tĩnh lạ thường. Song chàng không thấy một sự ham muốn nào trỗi dậy ở chàng, nếu có chẳng qua đó chỉ là ký ức về một tình cảm say đắm, nhưng bây giờ là một tình cảm mờ nhạt qua rồi, và chàng tự hỏi tại sao chàng lại phá nát cuộc đời chàng vì người đàn bà này. Đôi mắt Larry đảo qua khu vực của các nhà báo. Một nữ ký giả trẻ tuổi khoảng ngoài hai mươi đang nhìn nàng đăm đăm. Chàng nhếch mép cười với cô ta và thấy mặt cô ta rạng rỡ.
Peter Demonides đang chăm chú quan sát một nhân chứng.
- Xin ông cho toà được biết quý danh.
- Tôi tên là Alexis Minos.
- Ông làm nghề gì?
- Tôi là luật sư.
- Ông Minos, ông hãy nhìn kỹ hai người ngồi ghế bị cáo kia, rồi cho Toà biết trước đây ông đã từng gặp người nào trong số họ chưa.
- Thưa ngài, có. Một trong số hai người.
- Ai vậy?
- Người đàn ông.
- Ông Lawrence Douglas?
- Chính thế?
- Ông làm ơn cho Toà biết ông đã gặp ông Douglas trong hoàn cảnh nào?
- Ông ấy tới văn phòng của tôi cách đây sáu tháng.
- Ông ấy đến để nhờ tư vấn nghề nghiệp của ông?
- Vâng.
- Ông hãy nói rõ cho chúng tôi biết ông ấy muốn ông giúp đỡ việc gì?
- Ông ấy yêu cầu tôi giúp ông ấy ly hôn.
- Và ông ấy đã thuê ông thực hiện mục đích đó?
- Không. Khi ông ấy trình bày hoàn cảnh cho tôi rõ, tôi đã nói với ông ấy rằng ông ấy không thể thực hiện được việc ly hôn tại Hy Lạp.
- Hoàn cảnh như thế nào?
- Trước hết ông ấy nói rằng cuộc ly hôn này không được công bố rộng rãi, thứ đến ông ấy nói rằng bà vợ ông ấy từ chối không cho ông ấy ly hôn.
- Nói cách khác ông ấy yêu cầu vợ ly hôn còn bà vợ thì từ chối?
- Vâng, tôi giải thích với ông ấy rằng không thể giúp gì cho ông ấy? Rằng nếu một khi bà vợ ông ấy không tán thành cho ông ấy ly hôn thì việc ly hôn sẽ khó khăn nếu không muốn nói là không thể được và rằng cuộc ly hôn phải được công bố rộng rãi?
- Đúng thế?
- Như vậy, do đứng trước biện pháp tuyệt vọng, kẻ bị cáo kia chỉ còn…
- Tôi phản đối!
- Được, cứ nói?
- Tôi phản đối nhân chứng của ông?
Napoleon Chotas thở dài, rồi nặng nề rời khỏi ghế ngồi, chậm chạp bước tới nhân chứng. Peter Demonides không thấy lo lắng gì bởi Minos cũng là một luật sư dày dạn kinh nghiệm, ba cái mẹo vặt của Chotas không dễ gì đánh lừa được ông ta.
- Ông Minos, ông là luật sư?
- Vâng.
- Tôi tin rằng, ông là một luật sư trứ danh. Tôi lấy làm ngạc nhiên rằng hai con đường nghề nghiệp của chúng ta không gặp nhau sớm hơn. Công ty mà tôi đang làm việc có quan hệ với nhiều ngành luật khác nhau. Có lẽ ông cũng gặp một trong số các cộng sự của tôi trong một vụ kiện nào đó?
- Không. Tôi không làm loại việc hợp tác như vậy.
- Xin lỗi ông. Có lẽ trong một số vụ về thuế chẳng hạn.
- Tôi không là loại luật sư về các chuyện thuế má.
- Thế ạ - Chotas bắt đầu lộ vẻ lúng túng, băn khoăn như thể ông ta đang hỏi những điều ngây ngô.
- Thế còn chuyện an ninh riêng?
- Không.
Minos cảm thấy thú vị trước sự mất mặt của ông luật sự lõi đời. Mặt Minos có vẻ vênh vênh và Peter Demonides đâm ra lo ngại. Đã biết bao lần ông chứng kiến vẻ mặt như vậy của những nhân chứng trước khi Napoleon Chotas chuẩn bị cho họ vào bẫy sập. Chotas gãi gãi đầu, vẻ thất vọng, ông khôn khéo hỏi:
- Thôi tôi chịu rồi. Vậy chuyên ngành luật của ông là gì?
- Là các vụ ly hôn - Câu trả lời đưa ra thoải mái như một lời thách đố khó giải.
Bộ mặt Chotas trở nên rầu rĩ, ông lắc đầu:
- Lẽ ra tôi phải biết trước rằng, ông Demonides, ông bạn quý báu của tôi có được ở đây một chuyên gia như vậy.
- Xin cảm ơn ông - Alexis Minos không hề giấu giếm sự vênh váo của ông ta lúc này. Không phải nhân chứng nào cũng có dịp thắng điểm Chotas như trường hợp này và trong óc Minos đã thoáng hiện hiện ra câu chuyện mà ông ta đã thêu dệt ra để đem kể tại câu lạc bộ tối hôm đó.
- Tôi chưa bao giờ có dịp xử lý một vụ ly hôn cả vì vậy tôi sẽ phải tuân theo ý kiến giám định của ông.
Ông luật sư già hoàn toàn chịu thua. Câu chuyện sẽ còn thú vị hơn so với Minos dự kiến. Chotas nói:
- Chắc ông bận rộn luôn luôn.
- Có được vụ nào tôi cố gắng dứt điểm vụ đó.
- Giải quyết dứt điểm hết? - Giọng Napoleon Chotas lộ vẻ thán phục công khai.
- Có khi còn hơn.
Peter Demonides nhìn xuống sàn nhà, ông không thể dự kiến được chuyện gì sắp xảy ra đây.
Giọng Chotas thảng thốt:
- Ông Minos ạ, tôi không muốn thọc mạch vào công chuyện riêng của ông, song do vấn đề tò mò nghề nghiệp, tôi muốn biết mỗi năm có bao nhiêu khách hàng tìm đến văn phòng ông?
- À điều đó thật khó nói.
- Ông Minos, xin ông cứ cho biết đi. Đứng quá khiêm tốn làm gì. Ông cho con số phỏng đoán cũng được.
- Ồ, có thể tới hai trăm vụ. Nhưng đó chỉ là con số xấp xỉ thôi.
- Hai trăm vụ ly hôn trong một năm? Như vậy chỉ riêng vấn đề hồ sơ cũng khiến cho người ta phải kinh ngạc.
- Nhưng trên thực tế không phải là hai trăm vụ ly hôn.
Chotas bối rối, xoa xoa chiếc cằm:
- Sao vậy?
- Không phải tất cả đều ly hôn được.
Vẻ mặt Chotas lại càng tỏ ra lúng túng:
- Có phải là ông nói rằng ông chỉ giải quyết dứt điểm những vụ ly hôn được?
- Phải, nhưng… - Giọng Minos trở nên dao động.
- Nhưng sao…? - Chotas lúng túng hỏi lại.
- À tôi muốn nói là không phải tất cả số đó đều được giải quyết ly hôn.
- Vậy cớ sao họ còn đến gặp ông làm gì?
- Phải, thế nhưng có một số người… phải… có người lại thay đổi ý kiến vì lý do này hay lý do khác.
Chotas gật đầu, vụt hiểu ra:
- À ra thế? Ý ông nói là có sự nhân nhượng, hoặc hoà hoãn gì đó?
- Đúng thế - Minos đáp.
- Có nghĩa là theo ông nói thì… thế nào nhỉ?… mười phần trăm không tính đến chuyện ly hôn nữa?
Minos đổi tư thế trên ghế ngồi, vẻ bồn chồn:
- Tỷ lệ phần trăm còn cao hơn chút nữa.
- Cao là bao nhiêu? Mười lăm phần trăm? Hay hai mươi phần trăm.
- Gần bốn chục phần trăm.
Napoleon Chotas ngạc nhiên, chăm chú nhìn ông ta:
- Ông Minos, có phải ông nói với chúng tôi rằng gần một nửa số người đến tìm ông, sau đó lại quyết định không ly hôn nữa, phải không?
- Phải.
Vầng trán Minos đã lấm tấm mồ hôi. Ông ta quay nhìn Peter Demonides, song Demonides lại đang tập trung chú ý tới một vết nứt trên sàn nhà.
Chotas nói:
- Tôi tin rằng lý do đó không phải vì họ thiếu tin tưởng ở năng lực của ông?
- Đúng là như thế - Minos vội chống chế - Họ thường tìm đến với tôi với một sự bột phát ngờ nghệch. Hoặc người chồng đánh vợ, hoặc vợ đánh chồng, rồi họ cảm thấy căm ghét nhau và nghĩ họ cần phải ly hôn ngay tức khắc, song đến khi phải bàn vấn đề một cách nghiêm túc, trong đa số trường hợp, họ lại thay đổi ý kiến.
Ông ta đột ngột dừng lại vì ông ta nhận thấy những lời nói của ông nói ra đây có ý nghĩa thế nào.
- Cảm ơn ông - Chotas nhẹ nhàng nói - Ông cung cấp nhiều ý kiến rất quý báu.
Peter Demonides lại đang quan sát nhân chứng khác:
- Xin cho biết quý danh?
- Kasta, Irène Kasta.
- Về tình trạng hôn nhân?
- Tôi là một quả phụ.
- Bà Kasta, bà làm nghề gì vậy?
- Tôi làm quản gia.
- Bà làm ở đâu?
- Tôi làm cho một nhà giầu ở Rafina.
- Rafina là một làng gần biển, có phải không? Cách Athens một trăm cây số về phía bắc?
- Vâng.
- Bà hãy nhìn hai bị cáo ngồi ở chiếc bàn kia. Trước đây bà đã từng gặp họ bao giờ chưa?
- Có chứ. Rất nhiều lần.
Bà hãy nói rõ trong những hoàn cảnh nào.
- Họ sống trong một biệt thự bên cạnh ngôi nhà mà tôi làm việc.
- Tôi nhìn thấy họ nhiều lần trên bãi biển. Họ trần truồng.
Có tiếng kêu thốt kinh ngạc trong đám công chúng, sau đó là tiếng trao đổi thì thào râm ran khắp phòng.
Peter Demonides liếc nhìn sang Chotas xem ông có phản ứng gì không, song người luật sư già ngồi ở bàn chỉ thoáng mỉm cười mơ hồ. Nụ cười đó khiến cho Demonides càng thêm băn khoăn. Ông quay sang nhân chứng:
- Bà khẳng định rằng đây đúng là hai người mà bà đã trông thấy. Bà phải thề rằng chỉ nói đúng sự thật.
- Đúng, chính là họ mà.
- Khi họ ở trên bãi biển, họ có vẻ gì là thân thiện với nhau không?
- À họ không hành động như anh em ruột thịt.
Có tiếng cười rộ trong đám quần chúng.
- Cám ơn bà Kasta.
Demonides quay sang Chotas:
- Ông hỏi gì nhân chứng không?
Napoleon Chotas gật đầu thân thiện, đứng dậy, từ từ tiến lại chỗ người đàn bà có tướng mạo gớm ghiếc ở khu vực nhân chứng.
- Bà Kasta, bà làm việc tại biệt thự đó được bao lâủ?
- Bảy năm.
- Bảy năm? Vậy chắc bà đã thạo việc lắm.
- Tất nhiên rồi.
- Có lẽ bà có thể giới thiệu cho tôi một quản gia tốt được chứ. Tôi đang tính chuyện mua một ngôi nhà ở vùng bãi biển Rafina. Yêu cầu của tôi là tôi cần một chỗ riêng để tôi có thể làm việc được. Mà theo tôi biết, tất cả các vila ở đó lại xây san sát cạnh nhàu.
- Ồ không đâu, thưa ngài. Mỗi villa được tách riêng bởi một bức tường cao.
- Thế thì tốt. Song chúng vẫn đứng san sát cạnh nhau.
- Ồ không. Mỗi villa cách nhau ít nhất là một trăm mét. Tôi biết hiện nay có một ngôi nhà muốn bán. Ông sẽ có chỗ riêng ông cần và tôi có thể giới thiệu cô em gái tôi đến làm quản gia cho ông. Cô ấy rất tất, chu đáo, gọn gàng, lại biết nấu nướng chút đỉnh.
- Vâng, cám ơn bà Kasta, kể cũng tuyệt đấy. Có lẽ chiều nay tôi có thể gọi điện cho cô ta chứ?
- Cô ấy bận suốt ngày. Phải đến sáu giờ mới về đến nhà.
- Bây giờ là mấy giờ rồi? - Tôi không mang đồng hồ.
- À ở bức tường đằng kia có một chiếc đồng hồ lớn. Nó chỉ mấy giờ rồi nhỉ?
- Chà, khó đọc quá. Phải lại gần mới đọc được.
- Theo bà thì đồng hồ để cách đây bao nhiêu mét.
- Mười lăm mét.
- Có bảy mét thôi, thưa bà Kasta. Tôi không hỏi gì thêm.
Phiên toà đã bước sang ngày thứ năm. Bác sĩ Israel Katz lại thấy đâu ở chỗ cẳng chân đã mất trong lúc ông tiến hành ca mổ, ông có thể đứng trên chiếc chân giả hàng ngày mấy giờ liền không hề gì cả. Song lúc này đang ngồi tại đây, khi ông tập trung cao độ sự chú ý của mình, thần kinh của ông luôn nhớ đến chiếc chân đã mất đi vĩnh viễn.
Ông Katz cứ phải chuyển đổi tư thế luôn trên ghế của mình, cố làm dịu đi cái áp lực đang đè trĩu bên hông. Từ hôm ông tới Athens ngày nào ông cũng cố tìm mọi cách để được gặp Noelle, song ông không thành công. Ông đã nói chuyện với Napoleon Chotas và ông luật sư giải thích cho ông biết rằng Noelle đang trong tâm trạng quá phiền muộn không thể gặp các bạn bè cũ được, tốt nhất là cố nán đợi đến khi kết thúc phiên toà hẵng hay. Israel Katz có yêu cầu ông luật sư nói lại với Noelle rằng ông đang có mặt tại đây để tìm mọi cách trợ giúp cho nàng, tùy nhiên lời nhắn nhủ đó có tới được chỗ nàng không. Ông kiên trì ngồi ở toà hết ngày này qua ngày khác, hy vọng Noelle sẽ quay nhìn đến chỗ ông, song nàng không một lần quay xuống nhìn đám cử toạ.
Israel Katz đã mang ơn nàng cứu mạng sống cho mình và ông cảm thấy buồn nản bởi vì ông không tìm ra được cách nào để đền đáp món nợ đó. Ông không rõ phiên toà này sẽ diễn ra tới đâu, liệu Noelle sẽ bị kết tội hay sẽ được tha bổng. Chotas thật là tài ba.
Nếu có ai trên đời cứu nổi Noelle thì có lẽ người đó không ngoài Chotas. Tuy vậy Israel Katz vẫn cảm thấy điều gì đó lấn cấn không yên tâm. Phiên toà còn lâu mới kết thúc. Phía trước sẽ còn nhiều điều bất ngờ khôn lường.
Một nhân chứng buộc tội đang tuyên thệ.
- Ông cho biết quý danh.
- Christian Barbet.
- Ông Barbet, ông mang quốc tịch Pháp?
- Vâng, Hiện nay địa chỉ của ông ở đâu?
- Paris.
- Xin ông cho toà biết nghề nghiệp của ông.
- Tôi là chủ một hãng thám tử tư.
- Hãng đó hiện đang đóng trụ sở ở đâu?
- Văn phòng chính đặt tại Paris.
- Ông thực hiện những loại dịch vụ gì?
- Nhiều loại… đánh cắp các bí mật trong buôn bán, tìm tin tức của những người mất tích, giúp các ông chồng hoặc bà vợ theo dõi những đối tượng…
- Ông Barbet, ông làm ơn nhìn một lượt quanh phòng xử án, rồi ông cho chúng tôi biết căn phòng này có ai từng là khách hàng của ông không?
Sau một hồi lâu chậm chạp đảo mắt một lượt, ông ta đáp:
- Xin ông làm ơn cho toà biết rõ về người đó.
- Người đàn bà ngồi kia, tiểu thư Noelle Page.
Trong đám công chúng có tiếng thì thào to nhỏ.
- Có phải rằng ông định kể cho chúng tôi nghe về việc cô Page đã thuê ông tiến hành một công việc do thám gì đó giúp cô phải không?
- Đúng thế, thưa ông.
- Xin ông hây thuật lại công việc đó tiến hành ra sao?
- Vâng, cô ấy quan tâm đến một người đàn ông tên là Larry Douglas. Cô ấy muốn tôi phát hiện mọi điều liên quan đến người này mà tôi có thể thu nhập được.
- Đó cũng chính là người có cái tên Larry Douglas được đưa ra xét xử tại phòng xử án này.
- Đúng thế, thưa ông.
- Cô Page đã trả tiền cho ông về dịch vụ này?
- Vâng.
- Ông làm ơn quan sát các hiện vật tôi đang cầm trong tay đây. Đây có phải là những ghi chép về các khoản đã thanh toán cho ông không?
- Đúng thế?
- Ông Barbet, ông hãy kể ra cho chúng tôi biết làm thế nào ông lại có được những tin tức như vậy về ông Douglas?
- Thưa ông, việc làm này rất khó khăn. Số là hồi đó tôi ở bên Pháp còn ông Douglas ở bên Anh, rồi sau này ở Mỹ, và trong khi Pháp bị người Đức chiếm đóng…
- Hượm đã. Thưa ông Barbet, tôi muốn xác nhận rằng tôi hiểu thấu đáo những điều ông đang trình bày. Ông luật sư của cô Page có cho chúng tôi biết rằng cô ấy và ông Larry Douglas mới gặp nhau cách đây vài tháng và họ yêu nhau đến phát cuồng. Bây giờ ông lại trình bày trước toà rằng chuyện tình của họ bắt đầu từ lâu… Cách đây bao lâu nhỉ?
- Ít nhất cũng cách đây sáu năm.
Phòng xử án ồn ào hẳn lên.
Demonides phóng sang Chotas một cái nhìn đắc thắng.
- Ông có gì cần hỏi nhân chứng không?
Napoleon Chotas dụi dụi hai mắt, rồi đứng dậy khỏi chiếc bàn dài và tiến lại chỗ nhân chứng.
- Thưa ông Barbet, tôi sẽ không hỏi ông dài dòng. Tôi biết là ông đang nóng lòng muốn trở về với gia đình ở bên Pháp.
- Xin ông hãy rút ngắn thời gian cho - Barbet đáp bằng giọng huênh hoang.
- Cảm ơn ông. Song ông hãy bỏ qua cho tôi một nhận xét mang tính chất cá nhân rằng bộ com lê ông vận trông hết sức duyên dáng, ông Barbet ạ.
- Cảm ơn ông.
- May tại Paris chứ?
- Tất nhiên.
- Vừa vặn quá. Tôi dường như không bao giờ có được những bộ com lê vừa vặn như vây. Ông đã thử tay nghề của thợ may Anh bao giờ chưa? Chắc họ cũng khéo lắm phải không?
- Chưa bao giờ, thưa ông.
- Tôi chắc là ông đã sang nhiều lần rồi?
- À chưa.
- Chưa bao giờ ư?
- Chưa bao giờ.
- Vậy chắc ông cũng đã từng sang Mỹ?
- Chưa.
- Chưa bao giờ ư?
- Chưa.
- Thế ông đã tới thăm vùng Nam Thái Bình Dương rồi?
- Chưa.
- Vậy thì, thưa ông Barbet, ông quả thực là một thám tử dị thường. Tôi xin ngả mũ bái phục ông. Những báo cáo của ông đề cập tới những hoạt động của Larry Douglas ở Anh, rồi Mỹ và Nam Thái Bình Dương, tuy nhiên như ông đã cho chúng tôi biết, ông chưa từng đến một nơi nào cả. Vậy tôi chỉ có thể giả định rằng ông thuộc loại người duy tâm.
- Ông cho phép tôi được sửa lại một đôi điều. Tôi không cần thiết phải đến những nơi đó, tôi thuê các hãng khác mà như người ta gọi là công ty quan hệ thông tấn ở Anh và ở Mỹ.
- À xin lỗi tôi quá ngớ ngẩn. Tất nhiên là như vậy! Như vậy thật ra những người kia mới là người theo dõi các hoạt động của ông Douglas.
- Exactement? (Chính thế)
- Vậy thực ra bản thân ông không hề biết đích xác các hoạt động của ông Douglas?
- À không, thưa ông.
- Nghĩa là trên thực tế các thông tin của ông chỉ là nguồn gián tiếp.
- Có lẽ xét trên ý nghĩa nào đó thì đúng là như vậy.
Chotas quay sang nhìn các vị quan toà:
- Thưa quý toà, tôi không chấp nhận lời khai của nhân chứng này với lý do rằng đó chỉ là những tin đồn.
Peter Demonides vụt đứng dậy:
- Thưa các ngài, tôi bác bỏ? Noelle Page đã thuê ông Barbet thu thập tin tức về Larry Douglas. Đó không thể là tin đồn…
Chotas nhẹ nhàng nói:
- Ông bạn đồng nghiệp uyên bác của tôi đã đệ trình những giấy ghi thừa nhận và coi đó là chứng cớ. Tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó, một khi ông ấy muốn đưa tới đây những người trên thực tế đã tiến hành việc giám sát ông Douglas. Ngược lại, tôi cũng phải yêu cầu toà giả định rằng không có sự giám sát như vậy và yêu cầu phải coi lời khai của nhân chứng này là không thể chấp nhận được.
Chánh án Toà án quay sang Demonides hỏi:
- Ông có sẵn sàng để đưa những nhân chứng của ông tới đây không?
Peter Demonides lắp bắp:
- Không thể được. Ông Chotas thừa biết rằng phải mất nhiều tuần lễ mới xác định được họ ở đâu.
Ông chánh án quay lại Chotas:
- Kiến nghị của ông được chấp nhận.
Peter Demonides xem xét một nhân chứng khác.
- Xin ông cho biết quý danh.
- George Mouson.
- Ông làm nghề gì?
- Tôi là nhân viên đón tiếp tại khách sạn Palace ở Ioannina.
- Ông làm ơn nhìn kỹ hai bị cáo ngồi ở chiếc bàn kia.
- Trước đây ông có bao giờ gặp họ không?
- Tôi gặp người đàn ông. Ông ấy là khách trọ ở khách sạn chúng tôi hồi tháng Tám năm ngoái.
- Đó có phải là ông Lawrence Douglas không?
- Phải.
- Khi ông ấy đăng ký vào khách sạn, ông ấy có một mình.
- Không.
- Vậy ông ấy đi cùng với ai?
- Với vợ ông ấy.
- Bà Catherine Douglas?
- Vâng.
- Họ đăng ký là ông bà Douglas.
- Vâng.
- Ông với ông Douglas có bao giờ trao đổi về vùng hang động Perama không? Ông nêu ra vấn đề hay ông Douglas nêu?
- Theo tôi nhớ, ông ấy nêu ra trước. Ông ấy hỏi tôi về vùng hang này và bảo rằng vợ ông ấy rất muốn ông ấy đưa bà tới đó, rằng bà ấy rất thích hang động. Lúc đó tôi nghĩ điều này không bình thường.
- Thế hả? Tại sao lại như vậy?
- À, phụ nữ thường không quan tâm đến chuyện thám hiểm và những chuyện đại để như vậy.
- Ông không có lần nào tình cờ thảo luận chuyện hang động với bà Dou
Trong số ba chục phòng xử án ở toà nhà này chỉ có ba phòng được giành để xử các vụ án hình sự: đó là các phòng số 21, 30 và 33. Người ta chọn số 33 cho vụ án này vì đây là con số lớn nhất. Các hành lang bên ngoài phòng số 33 đã chật đầy người, cảnh sát vận sắc phục xám, sơ mi xám được bố trí ở hai cửa vào để kiểm soát đám người tới xem.
Ngay trong năm phút đầu, quán bán bánh mì kẹp nhân ở ngoài hành lang đã bán sạch hàng, và trước phòng gọi điện thoại một hàng người dài đang đợi đến lượt được nói.
Cảnh sát trưởng Georgios Skouri đang đích thân đi kiểm tra hai lực lượng bố trí bảo vệ an ninh. Chỗ nào cũng thấy nhan nhản phóng viên. Skouri cố làm sao cho hình ảnh ông luôn luôn được chụp ở vị trí thấy rõ nhất. Phải có diễm phúc lớn lắm mới lấy được giấy mời vào trong phòng xử án. Nhiều tuần lễ trước đây các thành viên của hội đồng thẩm phán Hy Lạp đã luôn bị bà con, bạn bè bao vây để hỏi xin giấy mời. Những người trong ban tổ chức có khả năng kiếm được giấy mời đã trao đổi những hình thức ân huệ khác hoặc bán lại chúng cho bọn bán vé chợ đen, bọn này lại nâng giá giấy mời lên đến năm trăm drachma một tấm giấy.
Khung cảnh diễn ra vụ án hình sự này trên thực tế không có gì đặc biệt. Phòng xử án số 33 nằm trên tầng hai là một gian phòng cũ kỹ mốc meo, thế mà đã diễn ra hàng ngàn vụ xử qua ngần ấy năm trời. Gian phòng rộng khoảng mười hai mét, dài chín chục mét. Ghế ngồi chia thành ba dãy, cách nhau một mét tám, một dãy có chín ghế dài bằng gỗ.
Phía trước phòng xử án, đằng sau một vách ngăn bằng gỗ đào hoa tâm đánh bóng lộn, cao một mét tám là một cái bệ tôn cao với những chiếc ghế bọc da có chỗ tựa rất cao dành cho ba vị quan toà chủ toạ. Ghế ở giữa là dành cho vị chánh án Toà án, trên cao có treo một tấm gương hình vuông, cáu bẩn, phản chiếu một phần phòng xử án. Phía trước cái bệ là chỗ đứng của nhân chứng. Đó là một cái thềm nhỏ nhô cao, trên đó có gắn một cái đỡ tài liệu và một cái khay gỗ để đựng giấy tờ, tài liệu. Trên chiếc giá đỡ có dạng một chiếc lá mạ vàng là một chiếc giá thấp, hình Chúa Jesus trên cây thập giá với hai môn đồ đứng bên Người. Sát với bức tường phía xa là một khu của bồi thẩm đoàn, lúc này đã có mười vị ngồi ở đó. Còn phía góc bên trái là chỗ ngồi của bị cáo. Trước mặt chỗ ngồi của bị cáo là bàn của luật sư.
Bốn bức tường của gian phòng này được tô quét bằng hồ atucco, sàn nhà được trải bằng vải sơn khác hẳn so với những sàn bằng gỗ đã mòn vẹt trong các phòng xử án dưới tầng một từ trên trần nhà rũ xuống đó hàng tá bóng đèn điện tròn chụp đèn bằng những bầu thủy tinh, ở một góc xa của gian phòng có ống dẫn khí của chiếc lò sưởi kiểu cổ dẫn lên tận trần nhà. Một khu vực gian phòng được dành riêng cho giới báo chí và đại diện các hãng thông tấn như Reuters, United Press, Internetinal New Sewice, Tân Hoa Xã, Agence France Press, TASS vân vân.
Nội vụ của vụ án hình sự này vốn đã rất hấp dẫn rồi, song các nhân vật có mặt tại đây nổi tiếng đến nỗi cử toạ đang bị phấn khích, không biết phóng mắt nhìn chỗ nào trước nhất. Thật chẳng khác gì một rạp xiếc có ba vòng tròn. Ở hàng ghế đầu tiên có Philippe Sorel, diễn viên minh tinh, mà theo người ta đồn đại là cố nhân của Noelle Page. Sorel đã đập vỡ một chiếc máy ảnh trên đường đi vào phòng xử án và kiên quyết từ chối không nói gì với giới báo chí. Lúc này ông đã ngồi vào chỗ, im lặng thu mình lại xung quanh là bức tường chắn vô hình. Đằng sau Sorel, cách đó một hàng là Armand Gautier. Nhà đạo diễn cao lớn, trầm mặc liên tục đưa mắt đảo khắp phòng xử án, dường như ông đang ghi nhớ lại trong óc các hình ảnh để làm bộ phim sắp tới. Gần Gautier là bác sĩ Israel Katz, nhà phẫu thuật nổi tiếng Pháp, anh hùng của Phong trào kháng chiến ở Pháp, cách chỗ ông hai ghế là William Fraser, trợ lý đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ. Cạnh Fraser còn một chỗ trống nữa, và theo lời đồn lan nhanh khắp phòng thì Constantin Demiris sẽ có mặt tại đó.
Cử toạ quay về phía nào cũng bắt gặp một bộ mặt quen thuộc: Không là chính khách cũng là một ca sĩ hoặc một nhà điêu khắc trứ danh, hoặc một tác gia nổi tiếng khắp thế giới. Mặc dù cử toạ trong khu vực xử án gồm rất nhiều nhân vật tai to mặt lớn như vậy nhưng sự tập trung chú ý vẫn hướng vào vòng giữa.
Ngồi ở một đầu của một khu vực bị cáo là Noelle Page, đẹp lỗng lậy với nước da mật ong hơi xanh một chút so với thường ngày, nàng ăn vận như lúc nàng bước ra khỏi nhà bà Chanil ngày nào. Vẻ đẹp rực rỡ, cộng với phong thái đài các ở nàng càng đẩy tấn bi kịch sắp xảy ra với nàng lên đến cao trào căng thẳng. Nó càng khiến cử toạ phấn khích, làm cho họ thêm cuồng nhiệt.
Như một bài đăng tải trên một tờ tuần báo của Mỹ viết: Tình cảm của đám người đến chứng kiến vụ xử Noelle Page đối với nàng là một thứ tình cảm mạnh, gần như trở thành một lực lượng vật chất tồn tại ở phòng xử án. Nó không hẳn ra là một thứ tình cảm đồng tình hoặc thù địch, mà nó chỉ là một tình cảm náo nức chờ đợi. Người đàn bà sắp bị Nhà nước đem ra xử vì tội giết người vốn là một phụ nữ siêu đẳng, một nữ thần đứng trên bệ bằng vàng cao hơn hẳn họ, và họ tới đây là để được ngắm thần tượng của họ bị quật đổ xuống mức như họ và sẽ bị tiêu diệt. Thứ tình cảm trong toà án hôm nay chắc cũng giống như tình cảm đã ấp ủ trong lòng những người nông dân khi họ ngắm nhìn Marie Antoinette ngồi trên xe hai bánh đi tới chỗ hành quyết. Người ta chỉ lưu tâm đến Noelle Page. Ở một đầu bên kia của khu vực bị cáo là Larry Douglas với tâm trạng bực dọc không nguôi. Bộ mặt đẹp trai của chàng trở nên xanh xao, chàng đã sút cân nhiều, song tất cả những điều này chỉ càng làm tăng thêm những nét như tạc trên khuôn mặt chàng mà nhiều phụ nữ có mặt trong phòng xử án thầm mong được ôm chàng trong cánh tay mà an ủi chàng bằng cách này hoặc cách khác. Từ lúc Larry bị bắt, chàng nhận được hàng trăm lá thư của những phụ nữ trên khắp thế giới, hàng chục gói quà và cả những lời ngỏ ý xin lấy chàng.
Nhân vật nổi tiếng thứ ba trên sân khấu là Napoleon Chotas, một người cũng đang nổi tiếng khắp Hy Lạp như Noelle Page. Napoleon Chotas được thừa nhận là một trong những luật sư xuất sắc nhất trên thế giới biện hộ các vụ án hình sự. Ông nhận cãi cho các khách hàng từ cỡ nhân vật đứng đầu chính quyền bị phát hiện là nhúng vào những vụ biển thủ công quỹ cho đến những kẻ sát nhân bị cảnh sát bắt quả tang lúc đang hành sự. Và ông chưa bị thua trong một vụ án lớn nào. Chotas vóc người ốm o, đang ngồi trong phòng xử án quan sát chủ toạ bằng đôi mắt to, buồn bã, đỏ ngầu trên một bộ mặt tàn tạ. Khi Chotas xưng danh với đoàn hội thẩm, giọng nói ông chậm chạp, ngập ngừng như khó khăn lắm mới nói được lên lời.
Đôi lúc ông rơi vào tình trạng lúng túng khiến cho một viên hội thẩm phải nhắc cho những từ mà Chotas đang vấp váp muốn tìm và mỗi khi sự việc như vậy xảy ra, nét mặt ông trạng sư lộ vẻ thoải mái hàm ý biết ơn khiến cho cả hội đồng bồi thẩm phải tỏ cảm tình với người đàn ông này. Ở bên ngoài phòng xử án, Chotas là một diễn giả ăn nói dõng dạc, thông tuệ, nắm vững ngôn ngữ, ngữ pháp. Ông nói làu làu bảy thứ tiếng khác nhau và mặc dù ông đã bận kín công việc, ông vẫn đi giảng cho các luật sư khác trên khắp thế giới.
Ngồi cách ghế của ông ông Chotas vài thước là Ferderick Stawros, luật sư biện hộ cho Larry Douglas. Các chuyên gia nhất trí cho rằng mặc dù Stawros có thể tỏ rõ năng lực trong những vụ án thông thường khác, nhưng trong vụ án này, khó có hy vọng anh làm được nên trò trống gì ghê gớm.
Noelle Page và Larry Douglas đã được các báo chí đưa ra mổ xẻ và trong đầu óc của mọi người ai cũng đều cho rằng họ có tội. Không ai còn nghi ngờ về tội trạng của họ.
Các tay cờ bạc chuyên nghiệp đánh cá một ăn ba mươi rằng các bị cáo sẽ bị xử phạt nặng. Vì vậy, vụ án này càng thêm hồi hộp chờ đợi xem nhà luật sư biện hộ tầm cỡ xuất sắc nhất châu Âu sẽ giở ma thuật gì để xoay chuyển lại tình hình thế ghế gớm này.
Khi người ta tuyên bố rằng Chotas sẽ cãi cho Noelle Page - Người đàn bà đã phản bội Constantin Demiris và đưa ông ta ra làm trò cười trước thiên hạ - Cái tin này đã gây ra một phản ứng giận dữ. Chotas có thế lực, song Constantin Demiris còn có thế lực gấp trăm lần và không ai có thể tưởng tượng nổi điều gì đã khiến Chotas đi ngược lại với Constantin Demiris như vậy. Sự thật thậm chí còn lý thú hơn những lời đồn kỳ quặc đang lưu truyền khắp nơi.
Ông luật sự nhận bào chữa cho Noelle Page là theo lời thỉnh cầu cá nhân của Constantin Demiris.
Ba tháng trước khi phiên toà dự định khai mạc đích thân viên cai ngục đã tới xà lim giam Noelle ở khám đường Thánh Nikodemous để báo cho nàng biết rằng ông Constantin Demiris xin phép được vào thăm nàng.
Noelle vẫn tự hỏi không biết đến lúc nào nàng mới được tin của Demiris. Từ khi nàng bị bắt, không thấy có tin gì của ông, chỉ có một sự im lặng sâu sắc đáng sợ.
Noelle sống với Demiris và đã đủ hiểu tính tự ái của ông sâu sắc đến thế nào và cũng hiểu rằng dù chỉ một sự khinh khi nhỏ nhặt nhất đối với ông cũng sẽ bị ông trả thù ghê gớm đến mức nào. Noelle Page đã lăng nhục ông hơn bất kỳ ai trước đây từng lăng nhục, và ông có đủ thế lực mạnh mẽ để thực hiện một sự trừng phạt khủng khiếp.
Vấn đề chỉ là: ông sẽ hành động như thế nào? Noelle Page tin rằng Demiris sẽ coi thường mọi ngón đơn giản như mua chuộc đoàn hội thẩm hoặc quan toà. Ông sẽ chỉ bằng lòng với một mưu mô hết sức quỷ quyệt phức tạp nhằm trả thù nàng thật đích đáng và Noelle Page đã nhiều đêm nằm thao thức trên chiếc giường trong cố đọc những suy nghĩ diễn ra trong óc Demiris. Nàng loại bỏ hết phương án nọ đến phương án kia mà ông có thể thực hiện, cố tìm một phương án hoàn hảo nhất. Thật chẳng khác gì một cuộc đấu cờ trí tuệ với Demiris, duy chỉ có điều là nàng và Larry đang là những con tốt đen trong tay ông và sự thắng thua ở đây là cái sống và cái chết.
Có lẽ Demiris muốn tự tiêu diệt cả nàng và Larry vậy rất có thể là ông sẽ bày mưu lập kế để tiêu diệt một trong hai người thôi và để cho người kia sống trong đau đớn giày vò. Nếu Demiris thu xếp để cho cả hai người bị hành quyết, ông sẽ trả được hận, song như vậy sự diễn ra mau lẹ quá, sẽ không để lại dư vị gì cho ông được nhấm nháp.
Noelle đã cân nhắc rất kỹ mọi khả năng, mọi đường đi nước bước của cuộc đời, và nàng cảm thấy Constantin Demiris có thể bố trí để giết Larry và giữ nàng sống, hoặc sẽ sống trong ngục tù hoặc sống dưới sự kiểm soát của ông ta, bởi đó là cách tốt nhất để kéo dài sự trả hận của ông đến vô cùng. Trước hết Noelle Page sẽ đau khổ vì mất người đàn ông mà nàng yêu thương, sau đó nàng sẽ phải chịu đựng mọi sự hành hạ tra tấn tinh vi mà Demiris sẽ bày đặt ra cho nàng trong tương lai. Một phần của niềm khoái lạc mà Demiris lấy được ở sự trả thù này sẽ được thể hiện trong những điều thông báo trước với Noelle Page, vì vậy nàng có thể cảm thấy đầy đủ nỗi tuyệt vọng.
Vì vậy Noelle Page không hề ngạc nhiên chút nào khi viên cai ngục xuất hiện tại xà lim của nàng, thông báo cho nàng biết Constantin Demiris muốn vào thăm nàng.
Noelle Page là người đến trước. Nàng được đưa vào văn phòng riêng của viên cai ngục rồi người ta ý tứ để nàng lại một mình với chiếc valy đựng đồ trang điểm mà người hầu gái đã mang đến cho nàng để nàng có dịp trang điểm lại trước khi gặp mặt Demiris.
Noelle Page không thèm ngó ngàng gì tới đống son phấn, bàn chải và lược nằm ở trên chiếc bàn, nàng đi về phía cửa sổ và nhìn ra phía ngoài. Sau ba tháng trời đây là lần đầu tiên nàng được nhìn thấy cảnh thế giới bên ngoài, nó khác với lúc nàng liếc nhanh ra xung quanh khi nàng được đưa từ Khám phố Thánh Nikodemous tới toà án Arsakion, hôm người ta lấy khẩu cung nàng. Hôm đó nàng được đưa tới toà án trên một chiếc xe tù có chấn song và được áp tải vào nhà hầm ở đó có một thang máy như một chiếc chuồng hẹp đưa nàng và những người gác ngục lên hành lang tầng thứ hai. Cuộc thẩm vấn được tổ chức tại đó, nàng bị tạm giam chờ ngày xét xử và được trả về ngục cũ.
Bây giờ Noelle Page đang nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm xem xe cộ đi lại ở phía dưới phố Trường Đại học Tổng hợp.
Đàn ông, đàn bà và trẻ con đang khẩn trương trở về nhà để sum họp gia đình. Lần đầu tiên trong đời Noelle Page cảm thấy hoảng sợ. Nàng không hề có ảo tưởng là sẽ có cơ hội được tha bổng. Nàng đã đọc các tờ báo và biết rằng đây không phải chỉ đơn thuần là một vụ xét xử. Mà nó sẽ là một cuộc tắm máu trong đó nàng và Larry sẽ được dùng làm hai nạn nhân để thoả mãn cho lương tâm của một xã hội đang bị lăng mạ. Những người Hy Lạp căm ghét nàng đã nhạo báng tính chất thiêng liêng của hôn nhân. Họ ghen với nàng vì nàng trẻ đẹp, lại giàu sang và khinh miệt nàng vì họ cảm thấy nàng tỏ ra dửng dưng trước những tình cảm của họ.
Trước đây Noelle Page không thèm đếm xỉa gì đến sự sống, buông thả cho thời gian trôi qua, song bây giờ ở nàng đã có điều gì thay đổi rồi. Cái chết sắp đến gần khiến cho Noelle Page lần đầu tiên nhận thức ra rằng nàng muốn sống biết chừng nào. Ở nàng có một niềm sợ hãi rất giống như căn bệnh ung thư phát triển dần dần, và nếu có thể, nàng sẵn sàng mặc cả để có được sự sống của nàng, cho dù nàng hiểu rằng Demiris sẽ tìm trăm phương ngàn kế để biến sự sống của nàng thành một địa ngục trên trần gian.
Khi tình thế đã xảy ra như vậy, nàng phải chấp thuận, để đợi có thời cơ tìm cách nào đó hạ ông ta.
Trước mắt nàng cần sự giúp đỡ của ông ta để làm sao sống được. Nàng vẫn còn có một thuận lợi. Trước đây nàng thường xem nhẹ ý nghĩ về cái chết, vì vậy Catherine không rõ sự sống đối với nàng có ý nghĩa đến mức độ nào. Nếu mà biết được, chắc chắn ông sẽ để mặc cho nàng chết.
Noelle Page lại băn khoăn tự hỏi không rõ trong mấy tháng qua ông đã đan dệt tấm lưới để nàng sa vào như thế nào. Nàng đang suy nghĩ thì nghe tiếng cửa phòng xịch mở, quay người lại, nàng đã thấy Constantin Demiris đang đứng ở cạnh. Sau khi hơi sững sờ giây lát, Noelle nhận thấy nàng không còn gì nữa để mà sợ!
Sau mấy tháng trời từ lần cuối cùng Noelle gặp ông, Constantin Demirs trông già đi đến mười tuổi. Mặt ông hốc hác gầy guộc, quần áo như lỏng ra trên người ông. Song đôi mắt ông vẫn khiến nàng phải chú ý nhiều. Đó là đôi mắt của một kẻ đã trải qua những ngày như sống trong địa ngục. Cái nghị lực mạnh mẽ vống là bản chất trong con người Constantin Demiris, sự năng động đầy nhựa sống vượt lên trên hết thảy ở ông bây giờ biến sạch hết rồi. Như một ngọn đèn đã tắt, tất cả chỉ còn lại một thứ ánh sáng nhợt nhạt rơi rớt của vầng hào quang một thời rực rỡ đã tàn. Ông đứng trân trân nhìn nàng, đôi mắt đầy vẻ đau đớn.
Trong chớp mắt Noelle tự hỏi không biết đây có phải là một trò xảo thuật, một bộ phần trong cái mưu ma chước quỷ đó không, song không có một con người bằng xương bằng thịt nào có thể vào được vai này đâu. Chính Noelle phải phá vỡ sự im lặng kéo dài, nàng bảo:
- Xin lỗi anh Costa.
Demiris từ từ gật đầu, xem chừng cái động tác đó khiến ông phải cố gắng lắm mới làm nổi.
- Anh muốn giết chết em - Giọng ông uể oải, thứ giọng của một ông già - Anh đã vạch sẵn một kế hoạch rồi.
- Sao anh không thực hiện đi?
Ông khe khẽ đáp:
- Bởi vì em đã giết anh trước. Trước đây anh chưa hề gắn bó với một ai cả. Có lẽ trước đây anh cũng chưa từng biết đến đau khổ là gì.
- Costa…
- Đừng. Để cho anh nói hết đã. Anh không thuộc loại người biết tha thứ. Giả dụ anh có thể sống thiếu em được, anh sẽ sẵn sàng. Đằng này anh không chịu nổi. Anh không thể chịu được nữa. Noelle Page, anh muốn em quay lại với anh.
Nàng định không bộc lộ tình cảm sâu kín của mình:
- Thực ra điều đó không còn tùy thuộc ở em nữa phải không?
- Giả sử anh có thể cứu em được, em có trở về với anh?
Ở lại với anh không? Ở lại với ông ta. Hàng ngàn hình ảnh đang loang loáng hiện ra trong óc Noelle. Nàng sẽ không bao giờ còn được gặp Larry, không bao giờ được chạm đến người chàng, ôm ấp chàng. Noelle không còn cách chọn lựa nào khác, song dù nàng có phải lựa chọn thì sự sống vẫn ngọt ngào hấp dẫn hơn. Và chừng nào nàng còn sống thì luôn luôn vẫn còn có một cơ hội. Nàng ngẩng lên nhìn Demiris.
- Vâng, anh Costa ạ.
Demiris vẫn trân trân nhìn nàng, nét mặt ông đầy xúc động. Khi ông nói, giọng khàn khàn:
- Cảm ơn em. Chúng ta hãy quên đi quá khứ. Nó sẽ đi qua và không có gì thay đổi được tương lai. - Giọng ông tươi tỉnh hẳn lên - Tương lai mới là cái anh quan tâm nhiều hơn. Anh đang thu xếp luật sư bào chữa cho em.
- Ai vậy?
- Napoléon Chotas!
Và chính lúc đó Noelle mới thực sự hiểu rằng nàng đã thắng trong ván cờ này.
Lúc này Napoleon Chotas đang ngồi bên chiếc bàn dài bằng gỗ dành cho luật sư, ông nghĩ về cuộc chiến đấu sắp diễn ra. Chotas rất muốn vụ xét xử này được tiến hành tại Ioannina chứ không phải tại Athens, song điều đó không thể được, bởi vì theo luật lệ của Hy Lạp việc xét xử không thể tiến hành tại địa phương nơi đã xảy ra tội ác. Chotas không một chút mảy may nghi ngờ về tội lỗi của Noelle Page, song đối với ông điều đó không có gì là quan trọng, bởi vì giống như mọi luật sư bào chữa hình sự, ông cảm thấy việc một khách hàng là có tội hay vô tội, không quan trọng. Mọi người phải được xét xử một cách công bằng.
Tuy nhiên, vụ xét xử được tiến hành có điều gì đó khác thường. Lần đầu tiên trong cuộc đời nghề nghiệp, Napoléon Chotas tự cho phép mình có cảm tình với một khách hàng: Ông đã phải lòng Noelle Page.
Theo yêu cầu của Constantin Demiris, ông đã tới gặp nàng và mặc dầu Chotas đã quá quen thuộc với hình ảnh Noelle Page xuất hiện trước công chúng, ông vẫn hoàn toàn bị bất ngờ trước thực tế. Nàng đón tiếp ông như thể ông là một vị khách tới ghé thăm chỗ nàng.
Nàng không hề lộ vẻ bối rối hoặc sợ hãi gì. Lúc đầu Chotas cho rằng sở dĩ nàng phản ứng như vậy là vì nàng không hiểu hết tình trạng tuyệt vọng của nàng lúc này. Song ngay cả trong những tình hình ngược lại nàng cũng vẫn biểu hiện như vậy. Noelle Page là người hết sức thông minh và hấp dẫn, ông chưa từng gặp bao giờ, và chắc chắn là người phụ nữ rất đẹp. Chotas là người rất sành đàn bà, mặc dù vẻ bề ngoài của ông không thể hiện như vậy, và ông nhận ngay ra những phẩm chất đặc biệt mà Noelle Page có được. Chỉ riêng việc Chotas được ngồi trò chuyện với nàng đã khiến ông vui sướng lắm rồi. Họ thảo luận chuyện pháp luật, nghệ thuật, tội ác và cả lịch sử nữa, và ở lĩnh vực nào nàng cũng khiến ông kinh ngạc. Ông hoàn toàn hiểu giá trị của quan hệ giữa Noelle Page với một con người cỡ Constantin Demiris, song việc nàng dan díu với Larry Douglas thì ông không thể hiểu nổi. Ông cảm thấy nàng trên tài rất nhiều so với Douglas, tuy nhiên Chotas cho rằng có những cơ chế rất khó giải thích khiến cho người ta yêu đương kẻ rất khác mình. Chẳng hạn những nhà bác học rất thông thái lại lấy những cô nàng tóc vàng đầu rỗng tuếch, các nhà văn vĩ đại lấy các cô đào ngu ngốc, các chính trị gia thông minh lấy bọn đĩ điếm.
Chotas nhớ lại cuộc gặp gỡ với Demiris. Đã nhiều năm họ quen biết nhau trên phương diện xã giao, song công ty luật của Chotas chưa từng làm dịch vụ nào cho ông ta.
Demiris mời Chotas tới nhà riêng ở Varkiza. Demiris đi thẳng ngay vào chuyện không hề có lời mào đầu.
- Có lẽ ông cũng rõ, tôi rất quan tâm đến phiên toà này. Tiểu thư Page là người phụ nữ duy nhất mà tôi thực sự yêu trong đời tôi.
Hai người đã bỏ ra sáu tiếng đồng hồ để thảo luận kỹ từng chi tiết của vụ án, từng khả năng có thể xảy ra. Họ đã đi đến kết luận là sẽ phải cãi cho Noelle là không có tội.
Khi Chotas đứng dậy ra về, họ đã ngã ngũ mặc cả xong xuôi. Để nhận cãi hộ cho Noelle, Napoleon Chotas sẽ được khoản thù lao lớn gấp đôi các vụ cãi bình thường khác, và công ty của ông sẽ trở thành một cố vấn luật pháp chính cho các hoạt động sau này của Constantin Demiris mà món nợ là đem lại sẽ là nhiều triệu đô-la.
Demiris kết thúc một cách gay gắt:
- Tôi không cần biết ông sẽ làm thế nào. Ông phải bảo đảm sẽ không xảy ra chuyện gì trục trặc.
Chotas đã chấp nhận cuộc mặc cả. Sau đó, thật là trớ trêu, ông lại phải lòng Noelle Page. Chotas đến nay vẫn là một người đàn ông chưa vợ, mặc dù ông ta có hàng xâu nhân tình, và bây giờ ông đã tìm được người đàn bà mà ông muốn lấy làm vợ, cô ta đang ngồi ở ghế bị cáo, xinh đẹp và trinh trắng. Nàng vận một chiếc áo len đen giản dị, bên trong là một chiếc áo cánh nữ trắng, cao cổ, trông nàng như một Công chúa trong chuyện cổ tích vậy.
Noelle quay lại, bắt gặp Chotas đang chăm chăm nhìn nàng, nàng mỉm cười đôn hậu. Ông cũng mỉm cười đáp lại, sau đó đầu óc ông lại quay về với nhiệm vụ khó khăn đang đặt ra trước mắt ông. Viên mõ toà nhắc cử toạ giữ trật tự.
Cử toạ đứng cả dậy khi hai vị quan toà ăn vận trang phục toà án bước vào, ngồi xuống chỗ của họ. Vị quan toà thứ ba là ông chánh án vào chỗ ngồi chính giữa. Ông ta lớn tiếng nói:
- Isynethriassis architai.
Phiên toà bắt đầu.
Peter Demonides, Công tố viên đặc biệt của Nhà nước, run run đứng dậy phát biểu lời khai mạc với đoàn hội thẩm.
Demonides là một công tố viên lão luyện có năng lực, song trước đây cũng đã nhiều lần ông đứng ra đối lập với Napoleon Chotas và hầu như lần nào cũng giống như lần nào. Lão già khốn khiếp kia không bao giờ có thể đánh gục được. Hầu như tất cả các luật sư của toà án đều giở giọng đe nẹt những nhân chứng đối lập, thế nhưng Chotas lại mềm mỏng với họ. Ông tạo cho họ hy vọng, ông quý mến họ và trước khi ông đạt tới thành công, thì họ đã tự mâu thuẫn với họ ngay tại chỗ và cố tìm cách cộng tác với ông. Ông có biệt tài là biến những chứng cớ hùng hồn trở thành sự suy diễn và sự suy diễn trở thành sự tưởng tượng. Chotas có một kiến thực luật học hết sức thông thái mà Demonides chưa từng thấy ở ai khác, song đó không phải là thế mạnh ở ông. Thế mạnh ở ông là sự hiểu biết về con người. Có lần một phóng viên đã hỏi Chotas làm sao ông có thể hiểu cặn kẽ về bản chất con người vậy. Chotas trả lời:
- Tôi có biết cóc khô gì về bản chất con người đâu, tôi chỉ biết về con người mà thôi.
Và lời nói này của ông thường được người ta luôn nhắc tới.
Bên cạnh những sự kiện như vậy, vụ xử án này mang tính cá biệt mà Chotas sẽ ứng xử trước hội đồng thẩm phán, trong đó có cả sự quyến rũ, tình cảm say đắm và việc giết người. Demonides biết chắc một điều rằng Napoleon Chotas bằng mọi giá sẽ quyết giành phần thắng trong vụ án này. Và Demonides cũng không chịu thua.
Ông biết rõ ông đang có những chứng cớ hùng hồn chống lại các bị cáo, và trong lúc Chotas có thể lung lạc đoàn hội thẩm đến mức họ coi nhẹ chứng cớ, ông ta vẫn không thể lay động được ba vị quan toà ngồi trên chiếc ghế này. Cho nên một tinh thần quyết tâm cộng với việc nắm vững tình hình như vậy, viên Công tố đặc biệt của Nhà nước đã bắt đầu diễn bài văn khai mạc.
Bằng những nét lớn, khéo léo, Demonides vạch ra việc Nhà nước khởi tố hai bị can. Chiếu theo luật pháp, người cầm đầu đoàn hội thẩm phải là một chưởng lý, vì vậy Demomdes đã trao quyền tài phán của ông cho người đó và trao những quyền chung khác của ông cho những người còn lại trong đoàn hội thẩm. Demonides nói:
- Trước khi vụ án này kết thúc Nhà nước sẽ chứng minh rằng hai người này đã đồng mưu giết hại một cách man rợ bà Catherine Douglas bởi lý do bà đã cản trở những âm mưu của họ. Bà ta có một tội duy nhất là đã yêu thương chồng mình, và vì lý do này bà đã bị người ta giết hại. Hai bị cáo đã được đặt vào tình thế phạm tội giết người. Họ là những kẻ duy nhất có động cơ và có cơ hội tiến hành. Chúng tôi sẽ chứng minh rõ ràng rằng…
Demonides nói ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, sau đó đến luật sư biện hộ phát biểu.
Công chứng trong phòng xử án quay nhìn Napoleon Chotas khi ông vụng về sắp xếp lại đống giấy tờ chuẩn bị bài diễn văn khai mạc. Ông chậm rãi đi tới chỗ đoàn hội thẩm. Cử chỉ, tác phong của ông có vẻ lưỡng lự, khó khăn, như bị khung cảnh xung quanh gây khó chịu.
Ngắm nhìn ông, William Fraser băn khoăn kinh ngạc về tài khéo léo của ông. Nếu như không có dịp được gặp Chotas suốt buổi tối tại một buổi chiêu đãi ở Sứ quán Anh, chắc là Fraser cũng sẽ bị nhầm trước cái phong cách vụng về của con người này. Ông nhận thấy các hội thẩm viên đang rướn cả người về phía trước nuốt lấy từng lời từ miệng Napoleon Chotas tuôn ra rất êm nhẹ. Chotas hướng về các bồi thẩm nói:
- Người đàn bà đứng trước vành móng ngựa hôm nay, không phải bị xử về tội giết người. Ở đây không có chuyện giết người. Mà nếu quả là đã xảy ra một vụ giết người thì tôi tin chắc rằng ông bạn đồng nghiệp rất thông minh của tôi, người đại diện cho Nhà nước chắc là có đủ thiện chí để chỉ ra cho chúng ta thấy thi thể của nạn nhân rồi. Ông đã không làm được điều đó, như vậy chúng ta phải giả định rằng lúc này không có cái thi thể nào cả. Và do đó cũng không có vụ giết người.
Ông dừng lại để gãi gãi cái chỏm đầu của ông và nhìn xuống sàn nhà, dường như ông cố nhớ xem ông đã nói tới đâu ông gật gù, sau đó nhìn vào đoàn hội thẩm.
- Không, thưa các ngài, đó không phải là lý do để có phiên toà này. Người khách hàng đang bị đưa ra xét xử vì bà ta phá vỡ một luật lệ khác, một luật lệ chưa được viết ra trên giấy, rằng người ta không được thông dâm với chồng của một phụ nữ khác. Các báo chí đã phát hiện ra tội danh của bà, và công chúng đã phát hiện ra tội đó của bà vì thế hôm nay họ đang đòi hỏi phải trừng phạt bà.
Chotas ngừng lại để rút ra một chiếc khăn tay trắng lớn, ông ngắm nhìn nó hồi lâu như thể tự hỏi không biết nó từ đâu ra, rồi ông hỉ mũi và lại đút nó trở lại trong túi.
- Được lắm. Nếu bà ta phá vỡ luật lệ thì chúng ta hãy trừng phạt bà ta. Song không không phải vì tội giết người, xin thưa với các ngài. Cũng không phải vì một vụ giết người chưa hề phạm phải. Noelle Page chỉ có tội là nhân tình của… (ông ngừng lại một cách ý nhị)… của một nhân vật rất quan trọng. Tên ông ta, tôi giữ bí mật, còn các vị vẫn cứ muốn biết thì các vị có thể tìm thấy trên trang nhất của bất cứ một tờ báo nào.
Có tiếng cười rộ tán thưởng trong đám cử toạ.
Auguste Lanchon lúc lắc người trên ghế, trừng trừng nhìn đám đông công chúng, đôi mắt tí hí của ông ta ánh lên vẻ giận dữ. Bọn họ là cái thá gì mà dám cười nhạo Noelle của lão! Demiris chẳng là cái quái gì, chẳng là cái quái gì đối với nàng. Phải là người đàn ông đầu tiên mà nàng đã hiến dâng sự trinh trắng mới chính là người mà nàng luôn ấp ủ! Gã chủ tiệm người thấp lùn ở Marseille lâu nay không có được liên lạc với nàng, song lão đã phải trả bốn trăm drachma quý báu để được tấm giấy vào phòng xử án và sau này lão sẽ còn được ngắm Noelle đáng yêu của lão hàng ngày. Khi nào nàng được thả ra, Lanchon sẽ đứng ra đảm bảo nhận việc cưu mang nàng suốt đời. Lão lại quay sang chú ý ông luật sư.
- Theo lời buộc tội thì hai bị cáo này, tiểu thư Page và ông Lawrence Douglas đã giết hại vợ ông Douglas nhằm mục đích để hai bị cáo được thành hôn với nhau. Xin các vị hãy nhìn kỹ hai người.
Chotas quay nhìn Noelle Page và Larry Douglas, mọi cặp mắt trong phòng xử án cũng nhìn theo ông.
- Có phải họ đang yêu nhau không? Có thể là như vậy. Song liệu điều đó có đưa họ tới chỗ là những kẻ mưu đồ và sát nhân hay không? Không. Nếu có một nạn nhân nào trong vụ này thì các vị phải nhìn thấy được họ lúc này đây.
Bản thân tôi đã kiểm tra kỹ càng mọi chứng cớ song tôi đã phải tự thuyết phục bản thân tôi, cũng như tôi đã thuyết phục các vị rằng hai người này là vô tội. Xin hãy cho tôi giải thích để các vị trong đoàn hội thẩm rõ là tôi không hề đại diện cho Lawrence Douglas. Ông ấy có luật sư riêng của ông ấy và vị luật sư này cũng là người đầy tài năng. Thế mà Nhà nước lại khép hai người ngồi kia vào tội đồng phạm, rằng họ đã cùng mưu đồ và thực hiện vụ giết người. Vì vậy nếu có một người mà có tội thì kẻ kia cũng có tội. Chỉ có corus delii (chứng cớ phạm tội) mới khiến tôi thay đổi ý kiến. Nhưng không hề có cái chứng cớ đó.
Giọng của Chotas mỗi lúc một giận dữ:
- Đó là một chuyện bịa đặt. Thân chủ của tôi cũng như các vị ngồi đây không hề hay biết chút gì rằng hiện nay Catherine Douglas còn sống hay đã chết. Làm sao mà cô ta biết được? Cô chưa hề gặp người đàn bà này, nói gì đến chuyện làm hại bà ta. Xin các vị hãy tưởng tượng hộ việc kết án một người nào đó giết một kẻ khác mà họ chưa có một lần chạm mặt. Ở đây có rất nhiều giả thuyết xảy ra với bà Douglas. Có thể là bà đã bị một trong hai người này giết hại. Song chỉ là một người thôi. Giả thuyết nhiều khả năng nhất có thể là sau khi bà phát hiện ra rằng chồng bà và cô Page dan díu với nhau, cho nên vì quá đau đớn - thưa các ngài, vì đau đớn chứ không phải vì sợ hãi, bà đã bỏ trốn biệt. Đơn giản có vậy thôi và như vậy các ngài không thể xử tội một người đàn bà vô tội và một người đàn ông vô tội vì điều đó được.
Ferdenck Stawro, luật sư biện hộ cho Larry Douglas, lén lút trút một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Anh bị một cơn ác mộng ám ảnh thường xuyên rằng Noelle sẽ được tha bổng, còn thân chủ khách hàng của anh sẽ bị khép tội. Và nếu tình hình xảy ra đúng như vậy anh sẽ trở thành một đề tài cho giới luật sư đàm tiếu. Stawros cố tìm cách len lỏi để đến áp gần với ngôi sao rực rỡ Napoleon Chotas, và bây giờ Chotas đã làm việc đó cho anh rồi. Bằng cách gắn liền hai bị cáo với nhau như việc ông vừa làm, ông biện hộ cho Noelle cũng là biện hộ cho thân chủ của anh. Thắng lợi trong vụ này sẽ thay đổi hoàn toàn tương lai của Ferderick Stawros, sẽ tạo cho anh có được mọi thứ mà anh vẫn ấp ủ. Anh cảm thấy một sự biết ơn nồng nàn đối với người thầy cũ của mình.
Stawros lấy làm hài lòng khi nhận thấy đoàn hội thẩm theo dõi như nuốt từng lời Chotas.
Chotas tiếp tục với vẻ khâm phục.
- Người đàn bà này không thuộc loại người hám của cải vật chất. Nàng tỏ ra sẵn sàng hy sinh tất cả, không chút ngại ngần cho người đàn ông nàng yêu. Thưa quý vị, chắc chắn con người này không có tính cách của một kẻ sát nhân đầy mưu mô, đồng loã với tội ác.
Khi Chotas tiếp tục nói như vậy, tình cảm của các hội thẩm chuyển biến rõ rệt. Họ quay cả sang phía Noelle với một thái độ thông cảm, hiểu biết. Từ từ và bằng một cách khéo léo, ông luật sư đã dựng lên một bức chân dung về một thiếu phụ xinh đẹp và tình nhân của một trong những nhân vật giàu sang và có thế lực nhất trên thế giới, ông đó có thể dành cho nàng mọi sự xa hoa, đặc quyền, song cuối cùng người đàn bà lại chịu dâng hiến tình yêu của mình cho một gã phi công trẻ tuổi không một xu dính túi mà nàng mới chỉ quen biết trong một thời gian ngắn ngủi.
Chotas đã đụng chạm đến mọi loại tình cảm của các hội thẩm viên giống như một nhạc sĩ bậc thầy chạm tay trên phím đàn, lúc thì làm họ cười ngất, lúc lại khiến mắt họ rưng rưng lệ và luôn luôn làm họ phải tập trung chú ý.
Khi lời phát biểu khai mạc của ông kết thúc, Chotas vụng về đi trở lại chiếc bàn dài và vụng về ngồi xuống, trong lúc đó công chúng chỉ có một việc vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Larry Douglas ngồi ở khu vực nhân chứng lắng nghe lời biện hộ của Chotas về chàng, chàng đâm nổi cáu.
Chàng không cần bất kỳ ai cãi hộ cho chàng. Chàng không hề làm một việc gì sai trái, toàn bộ phiên toà này là một sai lầm ngu xuẩn, và nếu có lỗi gì đáng phải nói tới thì đó chính là lỗi của Noelle. Tất cả đều là do ý kiến của nàng.
Larry quay nhìn nàng, lúc này nàng xinh đẹp và điềm tĩnh lạ thường. Song chàng không thấy một sự ham muốn nào trỗi dậy ở chàng, nếu có chẳng qua đó chỉ là ký ức về một tình cảm say đắm, nhưng bây giờ là một tình cảm mờ nhạt qua rồi, và chàng tự hỏi tại sao chàng lại phá nát cuộc đời chàng vì người đàn bà này. Đôi mắt Larry đảo qua khu vực của các nhà báo. Một nữ ký giả trẻ tuổi khoảng ngoài hai mươi đang nhìn nàng đăm đăm. Chàng nhếch mép cười với cô ta và thấy mặt cô ta rạng rỡ.
Peter Demonides đang chăm chú quan sát một nhân chứng.
- Xin ông cho toà được biết quý danh.
- Tôi tên là Alexis Minos.
- Ông làm nghề gì?
- Tôi là luật sư.
- Ông Minos, ông hãy nhìn kỹ hai người ngồi ghế bị cáo kia, rồi cho Toà biết trước đây ông đã từng gặp người nào trong số họ chưa.
- Thưa ngài, có. Một trong số hai người.
- Ai vậy?
- Người đàn ông.
- Ông Lawrence Douglas?
- Chính thế?
- Ông làm ơn cho Toà biết ông đã gặp ông Douglas trong hoàn cảnh nào?
- Ông ấy tới văn phòng của tôi cách đây sáu tháng.
- Ông ấy đến để nhờ tư vấn nghề nghiệp của ông?
- Vâng.
- Ông hãy nói rõ cho chúng tôi biết ông ấy muốn ông giúp đỡ việc gì?
- Ông ấy yêu cầu tôi giúp ông ấy ly hôn.
- Và ông ấy đã thuê ông thực hiện mục đích đó?
- Không. Khi ông ấy trình bày hoàn cảnh cho tôi rõ, tôi đã nói với ông ấy rằng ông ấy không thể thực hiện được việc ly hôn tại Hy Lạp.
- Hoàn cảnh như thế nào?
- Trước hết ông ấy nói rằng cuộc ly hôn này không được công bố rộng rãi, thứ đến ông ấy nói rằng bà vợ ông ấy từ chối không cho ông ấy ly hôn.
- Nói cách khác ông ấy yêu cầu vợ ly hôn còn bà vợ thì từ chối?
- Vâng, tôi giải thích với ông ấy rằng không thể giúp gì cho ông ấy? Rằng nếu một khi bà vợ ông ấy không tán thành cho ông ấy ly hôn thì việc ly hôn sẽ khó khăn nếu không muốn nói là không thể được và rằng cuộc ly hôn phải được công bố rộng rãi?
- Đúng thế?
- Như vậy, do đứng trước biện pháp tuyệt vọng, kẻ bị cáo kia chỉ còn…
- Tôi phản đối!
- Được, cứ nói?
- Tôi phản đối nhân chứng của ông?
Napoleon Chotas thở dài, rồi nặng nề rời khỏi ghế ngồi, chậm chạp bước tới nhân chứng. Peter Demonides không thấy lo lắng gì bởi Minos cũng là một luật sư dày dạn kinh nghiệm, ba cái mẹo vặt của Chotas không dễ gì đánh lừa được ông ta.
- Ông Minos, ông là luật sư?
- Vâng.
- Tôi tin rằng, ông là một luật sư trứ danh. Tôi lấy làm ngạc nhiên rằng hai con đường nghề nghiệp của chúng ta không gặp nhau sớm hơn. Công ty mà tôi đang làm việc có quan hệ với nhiều ngành luật khác nhau. Có lẽ ông cũng gặp một trong số các cộng sự của tôi trong một vụ kiện nào đó?
- Không. Tôi không làm loại việc hợp tác như vậy.
- Xin lỗi ông. Có lẽ trong một số vụ về thuế chẳng hạn.
- Tôi không là loại luật sư về các chuyện thuế má.
- Thế ạ - Chotas bắt đầu lộ vẻ lúng túng, băn khoăn như thể ông ta đang hỏi những điều ngây ngô.
- Thế còn chuyện an ninh riêng?
- Không.
Minos cảm thấy thú vị trước sự mất mặt của ông luật sự lõi đời. Mặt Minos có vẻ vênh vênh và Peter Demonides đâm ra lo ngại. Đã biết bao lần ông chứng kiến vẻ mặt như vậy của những nhân chứng trước khi Napoleon Chotas chuẩn bị cho họ vào bẫy sập. Chotas gãi gãi đầu, vẻ thất vọng, ông khôn khéo hỏi:
- Thôi tôi chịu rồi. Vậy chuyên ngành luật của ông là gì?
- Là các vụ ly hôn - Câu trả lời đưa ra thoải mái như một lời thách đố khó giải.
Bộ mặt Chotas trở nên rầu rĩ, ông lắc đầu:
- Lẽ ra tôi phải biết trước rằng, ông Demonides, ông bạn quý báu của tôi có được ở đây một chuyên gia như vậy.
- Xin cảm ơn ông - Alexis Minos không hề giấu giếm sự vênh váo của ông ta lúc này. Không phải nhân chứng nào cũng có dịp thắng điểm Chotas như trường hợp này và trong óc Minos đã thoáng hiện hiện ra câu chuyện mà ông ta đã thêu dệt ra để đem kể tại câu lạc bộ tối hôm đó.
- Tôi chưa bao giờ có dịp xử lý một vụ ly hôn cả vì vậy tôi sẽ phải tuân theo ý kiến giám định của ông.
Ông luật sư già hoàn toàn chịu thua. Câu chuyện sẽ còn thú vị hơn so với Minos dự kiến. Chotas nói:
- Chắc ông bận rộn luôn luôn.
- Có được vụ nào tôi cố gắng dứt điểm vụ đó.
- Giải quyết dứt điểm hết? - Giọng Napoleon Chotas lộ vẻ thán phục công khai.
- Có khi còn hơn.
Peter Demonides nhìn xuống sàn nhà, ông không thể dự kiến được chuyện gì sắp xảy ra đây.
Giọng Chotas thảng thốt:
- Ông Minos ạ, tôi không muốn thọc mạch vào công chuyện riêng của ông, song do vấn đề tò mò nghề nghiệp, tôi muốn biết mỗi năm có bao nhiêu khách hàng tìm đến văn phòng ông?
- À điều đó thật khó nói.
- Ông Minos, xin ông cứ cho biết đi. Đứng quá khiêm tốn làm gì. Ông cho con số phỏng đoán cũng được.
- Ồ, có thể tới hai trăm vụ. Nhưng đó chỉ là con số xấp xỉ thôi.
- Hai trăm vụ ly hôn trong một năm? Như vậy chỉ riêng vấn đề hồ sơ cũng khiến cho người ta phải kinh ngạc.
- Nhưng trên thực tế không phải là hai trăm vụ ly hôn.
Chotas bối rối, xoa xoa chiếc cằm:
- Sao vậy?
- Không phải tất cả đều ly hôn được.
Vẻ mặt Chotas lại càng tỏ ra lúng túng:
- Có phải là ông nói rằng ông chỉ giải quyết dứt điểm những vụ ly hôn được?
- Phải, nhưng… - Giọng Minos trở nên dao động.
- Nhưng sao…? - Chotas lúng túng hỏi lại.
- À tôi muốn nói là không phải tất cả số đó đều được giải quyết ly hôn.
- Vậy cớ sao họ còn đến gặp ông làm gì?
- Phải, thế nhưng có một số người… phải… có người lại thay đổi ý kiến vì lý do này hay lý do khác.
Chotas gật đầu, vụt hiểu ra:
- À ra thế? Ý ông nói là có sự nhân nhượng, hoặc hoà hoãn gì đó?
- Đúng thế - Minos đáp.
- Có nghĩa là theo ông nói thì… thế nào nhỉ?… mười phần trăm không tính đến chuyện ly hôn nữa?
Minos đổi tư thế trên ghế ngồi, vẻ bồn chồn:
- Tỷ lệ phần trăm còn cao hơn chút nữa.
- Cao là bao nhiêu? Mười lăm phần trăm? Hay hai mươi phần trăm.
- Gần bốn chục phần trăm.
Napoleon Chotas ngạc nhiên, chăm chú nhìn ông ta:
- Ông Minos, có phải ông nói với chúng tôi rằng gần một nửa số người đến tìm ông, sau đó lại quyết định không ly hôn nữa, phải không?
- Phải.
Vầng trán Minos đã lấm tấm mồ hôi. Ông ta quay nhìn Peter Demonides, song Demonides lại đang tập trung chú ý tới một vết nứt trên sàn nhà.
Chotas nói:
- Tôi tin rằng lý do đó không phải vì họ thiếu tin tưởng ở năng lực của ông?
- Đúng là như thế - Minos vội chống chế - Họ thường tìm đến với tôi với một sự bột phát ngờ nghệch. Hoặc người chồng đánh vợ, hoặc vợ đánh chồng, rồi họ cảm thấy căm ghét nhau và nghĩ họ cần phải ly hôn ngay tức khắc, song đến khi phải bàn vấn đề một cách nghiêm túc, trong đa số trường hợp, họ lại thay đổi ý kiến.
Ông ta đột ngột dừng lại vì ông ta nhận thấy những lời nói của ông nói ra đây có ý nghĩa thế nào.
- Cảm ơn ông - Chotas nhẹ nhàng nói - Ông cung cấp nhiều ý kiến rất quý báu.
Peter Demonides lại đang quan sát nhân chứng khác:
- Xin cho biết quý danh?
- Kasta, Irène Kasta.
- Về tình trạng hôn nhân?
- Tôi là một quả phụ.
- Bà Kasta, bà làm nghề gì vậy?
- Tôi làm quản gia.
- Bà làm ở đâu?
- Tôi làm cho một nhà giầu ở Rafina.
- Rafina là một làng gần biển, có phải không? Cách Athens một trăm cây số về phía bắc?
- Vâng.
- Bà hãy nhìn hai bị cáo ngồi ở chiếc bàn kia. Trước đây bà đã từng gặp họ bao giờ chưa?
- Có chứ. Rất nhiều lần.
Bà hãy nói rõ trong những hoàn cảnh nào.
- Họ sống trong một biệt thự bên cạnh ngôi nhà mà tôi làm việc.
- Tôi nhìn thấy họ nhiều lần trên bãi biển. Họ trần truồng.
Có tiếng kêu thốt kinh ngạc trong đám công chúng, sau đó là tiếng trao đổi thì thào râm ran khắp phòng.
Peter Demonides liếc nhìn sang Chotas xem ông có phản ứng gì không, song người luật sư già ngồi ở bàn chỉ thoáng mỉm cười mơ hồ. Nụ cười đó khiến cho Demonides càng thêm băn khoăn. Ông quay sang nhân chứng:
- Bà khẳng định rằng đây đúng là hai người mà bà đã trông thấy. Bà phải thề rằng chỉ nói đúng sự thật.
- Đúng, chính là họ mà.
- Khi họ ở trên bãi biển, họ có vẻ gì là thân thiện với nhau không?
- À họ không hành động như anh em ruột thịt.
Có tiếng cười rộ trong đám quần chúng.
- Cám ơn bà Kasta.
Demonides quay sang Chotas:
- Ông hỏi gì nhân chứng không?
Napoleon Chotas gật đầu thân thiện, đứng dậy, từ từ tiến lại chỗ người đàn bà có tướng mạo gớm ghiếc ở khu vực nhân chứng.
- Bà Kasta, bà làm việc tại biệt thự đó được bao lâủ?
- Bảy năm.
- Bảy năm? Vậy chắc bà đã thạo việc lắm.
- Tất nhiên rồi.
- Có lẽ bà có thể giới thiệu cho tôi một quản gia tốt được chứ. Tôi đang tính chuyện mua một ngôi nhà ở vùng bãi biển Rafina. Yêu cầu của tôi là tôi cần một chỗ riêng để tôi có thể làm việc được. Mà theo tôi biết, tất cả các vila ở đó lại xây san sát cạnh nhàu.
- Ồ không đâu, thưa ngài. Mỗi villa được tách riêng bởi một bức tường cao.
- Thế thì tốt. Song chúng vẫn đứng san sát cạnh nhau.
- Ồ không. Mỗi villa cách nhau ít nhất là một trăm mét. Tôi biết hiện nay có một ngôi nhà muốn bán. Ông sẽ có chỗ riêng ông cần và tôi có thể giới thiệu cô em gái tôi đến làm quản gia cho ông. Cô ấy rất tất, chu đáo, gọn gàng, lại biết nấu nướng chút đỉnh.
- Vâng, cám ơn bà Kasta, kể cũng tuyệt đấy. Có lẽ chiều nay tôi có thể gọi điện cho cô ta chứ?
- Cô ấy bận suốt ngày. Phải đến sáu giờ mới về đến nhà.
- Bây giờ là mấy giờ rồi? - Tôi không mang đồng hồ.
- À ở bức tường đằng kia có một chiếc đồng hồ lớn. Nó chỉ mấy giờ rồi nhỉ?
- Chà, khó đọc quá. Phải lại gần mới đọc được.
- Theo bà thì đồng hồ để cách đây bao nhiêu mét.
- Mười lăm mét.
- Có bảy mét thôi, thưa bà Kasta. Tôi không hỏi gì thêm.
Phiên toà đã bước sang ngày thứ năm. Bác sĩ Israel Katz lại thấy đâu ở chỗ cẳng chân đã mất trong lúc ông tiến hành ca mổ, ông có thể đứng trên chiếc chân giả hàng ngày mấy giờ liền không hề gì cả. Song lúc này đang ngồi tại đây, khi ông tập trung cao độ sự chú ý của mình, thần kinh của ông luôn nhớ đến chiếc chân đã mất đi vĩnh viễn.
Ông Katz cứ phải chuyển đổi tư thế luôn trên ghế của mình, cố làm dịu đi cái áp lực đang đè trĩu bên hông. Từ hôm ông tới Athens ngày nào ông cũng cố tìm mọi cách để được gặp Noelle, song ông không thành công. Ông đã nói chuyện với Napoleon Chotas và ông luật sư giải thích cho ông biết rằng Noelle đang trong tâm trạng quá phiền muộn không thể gặp các bạn bè cũ được, tốt nhất là cố nán đợi đến khi kết thúc phiên toà hẵng hay. Israel Katz có yêu cầu ông luật sư nói lại với Noelle rằng ông đang có mặt tại đây để tìm mọi cách trợ giúp cho nàng, tùy nhiên lời nhắn nhủ đó có tới được chỗ nàng không. Ông kiên trì ngồi ở toà hết ngày này qua ngày khác, hy vọng Noelle sẽ quay nhìn đến chỗ ông, song nàng không một lần quay xuống nhìn đám cử toạ.
Israel Katz đã mang ơn nàng cứu mạng sống cho mình và ông cảm thấy buồn nản bởi vì ông không tìm ra được cách nào để đền đáp món nợ đó. Ông không rõ phiên toà này sẽ diễn ra tới đâu, liệu Noelle sẽ bị kết tội hay sẽ được tha bổng. Chotas thật là tài ba.
Nếu có ai trên đời cứu nổi Noelle thì có lẽ người đó không ngoài Chotas. Tuy vậy Israel Katz vẫn cảm thấy điều gì đó lấn cấn không yên tâm. Phiên toà còn lâu mới kết thúc. Phía trước sẽ còn nhiều điều bất ngờ khôn lường.
Một nhân chứng buộc tội đang tuyên thệ.
- Ông cho biết quý danh.
- Christian Barbet.
- Ông Barbet, ông mang quốc tịch Pháp?
- Vâng, Hiện nay địa chỉ của ông ở đâu?
- Paris.
- Xin ông cho toà biết nghề nghiệp của ông.
- Tôi là chủ một hãng thám tử tư.
- Hãng đó hiện đang đóng trụ sở ở đâu?
- Văn phòng chính đặt tại Paris.
- Ông thực hiện những loại dịch vụ gì?
- Nhiều loại… đánh cắp các bí mật trong buôn bán, tìm tin tức của những người mất tích, giúp các ông chồng hoặc bà vợ theo dõi những đối tượng…
- Ông Barbet, ông làm ơn nhìn một lượt quanh phòng xử án, rồi ông cho chúng tôi biết căn phòng này có ai từng là khách hàng của ông không?
Sau một hồi lâu chậm chạp đảo mắt một lượt, ông ta đáp:
- Xin ông làm ơn cho toà biết rõ về người đó.
- Người đàn bà ngồi kia, tiểu thư Noelle Page.
Trong đám công chúng có tiếng thì thào to nhỏ.
- Có phải rằng ông định kể cho chúng tôi nghe về việc cô Page đã thuê ông tiến hành một công việc do thám gì đó giúp cô phải không?
- Đúng thế, thưa ông.
- Xin ông hây thuật lại công việc đó tiến hành ra sao?
- Vâng, cô ấy quan tâm đến một người đàn ông tên là Larry Douglas. Cô ấy muốn tôi phát hiện mọi điều liên quan đến người này mà tôi có thể thu nhập được.
- Đó cũng chính là người có cái tên Larry Douglas được đưa ra xét xử tại phòng xử án này.
- Đúng thế, thưa ông.
- Cô Page đã trả tiền cho ông về dịch vụ này?
- Vâng.
- Ông làm ơn quan sát các hiện vật tôi đang cầm trong tay đây. Đây có phải là những ghi chép về các khoản đã thanh toán cho ông không?
- Đúng thế?
- Ông Barbet, ông hãy kể ra cho chúng tôi biết làm thế nào ông lại có được những tin tức như vậy về ông Douglas?
- Thưa ông, việc làm này rất khó khăn. Số là hồi đó tôi ở bên Pháp còn ông Douglas ở bên Anh, rồi sau này ở Mỹ, và trong khi Pháp bị người Đức chiếm đóng…
- Hượm đã. Thưa ông Barbet, tôi muốn xác nhận rằng tôi hiểu thấu đáo những điều ông đang trình bày. Ông luật sư của cô Page có cho chúng tôi biết rằng cô ấy và ông Larry Douglas mới gặp nhau cách đây vài tháng và họ yêu nhau đến phát cuồng. Bây giờ ông lại trình bày trước toà rằng chuyện tình của họ bắt đầu từ lâu… Cách đây bao lâu nhỉ?
- Ít nhất cũng cách đây sáu năm.
Phòng xử án ồn ào hẳn lên.
Demonides phóng sang Chotas một cái nhìn đắc thắng.
- Ông có gì cần hỏi nhân chứng không?
Napoleon Chotas dụi dụi hai mắt, rồi đứng dậy khỏi chiếc bàn dài và tiến lại chỗ nhân chứng.
- Thưa ông Barbet, tôi sẽ không hỏi ông dài dòng. Tôi biết là ông đang nóng lòng muốn trở về với gia đình ở bên Pháp.
- Xin ông hãy rút ngắn thời gian cho - Barbet đáp bằng giọng huênh hoang.
- Cảm ơn ông. Song ông hãy bỏ qua cho tôi một nhận xét mang tính chất cá nhân rằng bộ com lê ông vận trông hết sức duyên dáng, ông Barbet ạ.
- Cảm ơn ông.
- May tại Paris chứ?
- Tất nhiên.
- Vừa vặn quá. Tôi dường như không bao giờ có được những bộ com lê vừa vặn như vây. Ông đã thử tay nghề của thợ may Anh bao giờ chưa? Chắc họ cũng khéo lắm phải không?
- Chưa bao giờ, thưa ông.
- Tôi chắc là ông đã sang nhiều lần rồi?
- À chưa.
- Chưa bao giờ ư?
- Chưa bao giờ.
- Vậy chắc ông cũng đã từng sang Mỹ?
- Chưa.
- Chưa bao giờ ư?
- Chưa.
- Thế ông đã tới thăm vùng Nam Thái Bình Dương rồi?
- Chưa.
- Vậy thì, thưa ông Barbet, ông quả thực là một thám tử dị thường. Tôi xin ngả mũ bái phục ông. Những báo cáo của ông đề cập tới những hoạt động của Larry Douglas ở Anh, rồi Mỹ và Nam Thái Bình Dương, tuy nhiên như ông đã cho chúng tôi biết, ông chưa từng đến một nơi nào cả. Vậy tôi chỉ có thể giả định rằng ông thuộc loại người duy tâm.
- Ông cho phép tôi được sửa lại một đôi điều. Tôi không cần thiết phải đến những nơi đó, tôi thuê các hãng khác mà như người ta gọi là công ty quan hệ thông tấn ở Anh và ở Mỹ.
- À xin lỗi tôi quá ngớ ngẩn. Tất nhiên là như vậy! Như vậy thật ra những người kia mới là người theo dõi các hoạt động của ông Douglas.
- Exactement? (Chính thế)
- Vậy thực ra bản thân ông không hề biết đích xác các hoạt động của ông Douglas?
- À không, thưa ông.
- Nghĩa là trên thực tế các thông tin của ông chỉ là nguồn gián tiếp.
- Có lẽ xét trên ý nghĩa nào đó thì đúng là như vậy.
Chotas quay sang nhìn các vị quan toà:
- Thưa quý toà, tôi không chấp nhận lời khai của nhân chứng này với lý do rằng đó chỉ là những tin đồn.
Peter Demonides vụt đứng dậy:
- Thưa các ngài, tôi bác bỏ? Noelle Page đã thuê ông Barbet thu thập tin tức về Larry Douglas. Đó không thể là tin đồn…
Chotas nhẹ nhàng nói:
- Ông bạn đồng nghiệp uyên bác của tôi đã đệ trình những giấy ghi thừa nhận và coi đó là chứng cớ. Tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó, một khi ông ấy muốn đưa tới đây những người trên thực tế đã tiến hành việc giám sát ông Douglas. Ngược lại, tôi cũng phải yêu cầu toà giả định rằng không có sự giám sát như vậy và yêu cầu phải coi lời khai của nhân chứng này là không thể chấp nhận được.
Chánh án Toà án quay sang Demonides hỏi:
- Ông có sẵn sàng để đưa những nhân chứng của ông tới đây không?
Peter Demonides lắp bắp:
- Không thể được. Ông Chotas thừa biết rằng phải mất nhiều tuần lễ mới xác định được họ ở đâu.
Ông chánh án quay lại Chotas:
- Kiến nghị của ông được chấp nhận.
Peter Demonides xem xét một nhân chứng khác.
- Xin ông cho biết quý danh.
- George Mouson.
- Ông làm nghề gì?
- Tôi là nhân viên đón tiếp tại khách sạn Palace ở Ioannina.
- Ông làm ơn nhìn kỹ hai bị cáo ngồi ở chiếc bàn kia.
- Trước đây ông có bao giờ gặp họ không?
- Tôi gặp người đàn ông. Ông ấy là khách trọ ở khách sạn chúng tôi hồi tháng Tám năm ngoái.
- Đó có phải là ông Lawrence Douglas không?
- Phải.
- Khi ông ấy đăng ký vào khách sạn, ông ấy có một mình.
- Không.
- Vậy ông ấy đi cùng với ai?
- Với vợ ông ấy.
- Bà Catherine Douglas?
- Vâng.
- Họ đăng ký là ông bà Douglas.
- Vâng.
- Ông với ông Douglas có bao giờ trao đổi về vùng hang động Perama không? Ông nêu ra vấn đề hay ông Douglas nêu?
- Theo tôi nhớ, ông ấy nêu ra trước. Ông ấy hỏi tôi về vùng hang này và bảo rằng vợ ông ấy rất muốn ông ấy đưa bà tới đó, rằng bà ấy rất thích hang động. Lúc đó tôi nghĩ điều này không bình thường.
- Thế hả? Tại sao lại như vậy?
- À, phụ nữ thường không quan tâm đến chuyện thám hiểm và những chuyện đại để như vậy.
- Ông không có lần nào tình cờ thảo luận chuyện hang động với bà Dou
Tác giả :
Sidney Sheldon