Pháp Y Trạch Đông Bạch
Chương 2-6 Xác chết không mặt
Hôm sau, tôi và Xuân Bách đến nha môn sớm, do Đại Nhân đã ra lệnh từ trước nên hai đứa tôi đã trực tiếp qua nhà xác nha môn mà không cần tham kiến Đại Nhân. Nhà xác nằm gần cuối dãy hành lang huyện đường, căn phòng bề ngoài khá là âm u, xung quanh có trồng vài cây nhưng dường như không thể xanh tốt nổi, cảnh tượng toát ra khí lạnh của cõi âm khiến người sống không dám tới gần, kẻ chết đi lại càng thích nơi này.
[ Cũng đúng nơi này tạm lưu giữ tử thi trong những vụ án chưa được phá trong thành nên oán khí khá là nặng nề ].
Vào bên trong, tôi cảm giác nơi này đúng hơn là nhà tang lễ bên thế giới của tôi hơn, một mùi thuốc kèm hương trầm khá nồng xông thẳng vào mũi làm tôi nhảy mũi liên tục mấy cái:
- Hắt xì, hắt xì!!!!......
[ Trời ạ nó còn nồng hơn cả mùi formaldehyde hay xylene mà tôi ngửi từ lúc mới vào nghề tới giờ, thật kinh khủng khiếp].
- Xuân Bách cười cười, nói: " Mùi này có từ việc ướp tử thi để giảm tránh việc tử thi bị phân hủy theo tự nhiên; nghe mùi tôi có thể nhận ra vài nguyên liệu gồm có đinh hương, dầu tràm, quế.... còn có thêm gì nữa thì chỉ có những người làm trong này mới biết, anh có nhớ được không?".
- Tôi nheo đôi chân mài lại, nghĩ ở thời đại của tôi đâu có dùng mấy loại này nữa; đã có phòng lạnh, tủ đông ướp thi thể, formaldehyde,... giúp bảo quản thi thể lẫn nội tạng người rồi. Tôi làm sao biết các dược liệu cổ truyền được. Tôi quay qua Xuân Bách lắt đầu nói: " Không ".
- Xuân Bách cũng không hỏi thêm. Hai đứa tôi bắt đầu đi xung quanh nhà quan sát, giữa gian nhà có tám chiếc hòm được đặt cách khoảng đều với nhau, trước mỗi hòm có một bát hương, chân nhan bên trong đã đầy, trên nắp quan tài đều có ba lá bùa được dằn lên cẩn thận. Bên phải cuối nhà có một bàn thờ trên có bức hình Địa tạng vương bồ tát; bên trái gốc nhà có chiếc bàn gỗ dài, kế bên còn kệ nhỏ trong kệ để một vài dụng cụ như dao, găng tay vải, kẹp gắp nhỏ bằng gỗ và vài lọ thuốc. [ chắc nơi này được dùng để khám nghiệm tử thi ].
Nhìn xung quanh một lúc có tiếng bước chân tới, Đại Nhân bước vào vẻ mặt tươi tắn như có một luồng sinh khí mới được tiếp vào ông, Đại Nhân tiến tới chỗ tôi và Xuân Bách đang đứng rồi nói:
- " Tốt rồi, chào mừng cậu chịu tới đây. Ta hi vọng dựa vào năng lực lẫn tinh thần cậu có thể giúp ta giải bài toán khó mấy tháng nay, trả lại bình an cho dân thành Xuân Lạc này".
- Tôi: " Tôi cũng hi vọng sớm tìm được hung thủ Đại Nhân".
[ Màng chào hỏi nhân viên mới xong, đơn giản không có gì rườm ra ].
Tôi nhờ người canh giữ nơi này lấy thi thể ở ngõ hẻm ra để trên bàn gỗ dài giúp chúng tôi. Đi xung quanh thi thể quan sát, tôi nói với Đại Nhân:
- " Bẩm Đại Nhân, khi ở hiện trường vụ án tôi đã xác định được thời gian tử vong của nạn nhân nhưng để biết chính xác nguyên nhân gây ra cái chết cho thi thể này tôi cần mổ xác kiểm nghiệm".
- " Mổ xác kiểm nghiệm? "... Đồng loạt thanh âm vang lên trong nhà, bốn mắt của Đại Nhân và Xuân Bách hướng thẳng về tôi.
- Đại Nhân: " Cậu tính mổ xác? Từ trước tới nay tiền lệ Ngộ tác nghiệm thi chưa có ai từng mổ thi thể người chết cả, ta chỉ biết việc khám nghiệm tử thi là xem lại dấu vết lưu lại trên cơ thể nạn nhân, kiểm tra thương tích để từ đó dựa vào một vài dấu tích này để điều tra".
- Tôi: " Tiền lệ trước chưa có thì nay có, Đại Nhân công việc Đại Nhân nói cũng là căn bản trong ngành nhưng để tìm một vài dấu hiệu nhỏ hơn chúng ta cần mổ xác nghiệm thi mới có thể tra ra được."
Tôi đi một vòng quanh xác người đưa ra một ví dụ cho vị Đại Nhân đang hoang mang kia hiểu rõ.
- " Bẩm Đại Nhân, như tử thi này chẵn hạn, khi chúng tôi khám thi tại hiện trường hẻm nhỏ đã nghe một ít hương rượu thanh mai trên thi thể nạn nhân, nhưng nếu kiểm tra chính xác nạn nhân có uống rượu hoặc ăn gì trước đó, ta cần phải mổ bụng tử thi quan sát phần dạ dày bên trong mới xác định trước khi nạn nhân bị gϊếŧ đã từng đi đâu, ăn gì, uống gì".
Một câu nói làm sáng tỏa câu hỏi trong đầu của Đại Nhân và Xuân Bách; suy nghĩ một lúc Đại Nhân cũng hỏi tôi câu hỏi:
- " Nhưng cậu làm như vậy liệu có đắc tội người đã mất, vì hành động mổ xác chẵn khác nào để họ chết không toàn thay?"
[ Tôi nghe câu này cũng hiểu được những người thời này đều sợ việc đắc tội người đã mất, họ sợ người mất tới tìm họ các kiểu; họ tin có Phật, có thần, có ma, có quỷ. Mọi thứ họ làm đều có kiêng có cử].
- Tôi kiêng định, nhìn Đại Nhân bằng ánh mắt cương quyết mà trả lời: " Đại Nhân, tôi chỉ sợ không rửa sạch sự oan ức lúc mất của họ, tôi chỉ sợ không làm tròn bổn phận TƯỜNG THUẬT LẠI LỜI NÓI của họ khi bị gϊếŧ nhằm muốn chúng ta bắt được hung thủ giúp họ, trả thù giúp họ. Nhiệm vụ của tôi ở đây là xoa dịu người chết, an ủi thân nhân còn sống của họ; cho thân nhân họ được câu trả lời thích đáng".
Một bầu không khí im lặng bao trùm gian phòng, Xuân Bách tiến lại gần tôi đưa tay lên vai tôi nắm lại với biểu cảm đồng tình.
[ Cảm ơn Cậu Xuân Bách ].
[ Cũng đúng nơi này tạm lưu giữ tử thi trong những vụ án chưa được phá trong thành nên oán khí khá là nặng nề ].
Vào bên trong, tôi cảm giác nơi này đúng hơn là nhà tang lễ bên thế giới của tôi hơn, một mùi thuốc kèm hương trầm khá nồng xông thẳng vào mũi làm tôi nhảy mũi liên tục mấy cái:
- Hắt xì, hắt xì!!!!......
[ Trời ạ nó còn nồng hơn cả mùi formaldehyde hay xylene mà tôi ngửi từ lúc mới vào nghề tới giờ, thật kinh khủng khiếp].
- Xuân Bách cười cười, nói: " Mùi này có từ việc ướp tử thi để giảm tránh việc tử thi bị phân hủy theo tự nhiên; nghe mùi tôi có thể nhận ra vài nguyên liệu gồm có đinh hương, dầu tràm, quế.... còn có thêm gì nữa thì chỉ có những người làm trong này mới biết, anh có nhớ được không?".
- Tôi nheo đôi chân mài lại, nghĩ ở thời đại của tôi đâu có dùng mấy loại này nữa; đã có phòng lạnh, tủ đông ướp thi thể, formaldehyde,... giúp bảo quản thi thể lẫn nội tạng người rồi. Tôi làm sao biết các dược liệu cổ truyền được. Tôi quay qua Xuân Bách lắt đầu nói: " Không ".
- Xuân Bách cũng không hỏi thêm. Hai đứa tôi bắt đầu đi xung quanh nhà quan sát, giữa gian nhà có tám chiếc hòm được đặt cách khoảng đều với nhau, trước mỗi hòm có một bát hương, chân nhan bên trong đã đầy, trên nắp quan tài đều có ba lá bùa được dằn lên cẩn thận. Bên phải cuối nhà có một bàn thờ trên có bức hình Địa tạng vương bồ tát; bên trái gốc nhà có chiếc bàn gỗ dài, kế bên còn kệ nhỏ trong kệ để một vài dụng cụ như dao, găng tay vải, kẹp gắp nhỏ bằng gỗ và vài lọ thuốc. [ chắc nơi này được dùng để khám nghiệm tử thi ].
Nhìn xung quanh một lúc có tiếng bước chân tới, Đại Nhân bước vào vẻ mặt tươi tắn như có một luồng sinh khí mới được tiếp vào ông, Đại Nhân tiến tới chỗ tôi và Xuân Bách đang đứng rồi nói:
- " Tốt rồi, chào mừng cậu chịu tới đây. Ta hi vọng dựa vào năng lực lẫn tinh thần cậu có thể giúp ta giải bài toán khó mấy tháng nay, trả lại bình an cho dân thành Xuân Lạc này".
- Tôi: " Tôi cũng hi vọng sớm tìm được hung thủ Đại Nhân".
[ Màng chào hỏi nhân viên mới xong, đơn giản không có gì rườm ra ].
Tôi nhờ người canh giữ nơi này lấy thi thể ở ngõ hẻm ra để trên bàn gỗ dài giúp chúng tôi. Đi xung quanh thi thể quan sát, tôi nói với Đại Nhân:
- " Bẩm Đại Nhân, khi ở hiện trường vụ án tôi đã xác định được thời gian tử vong của nạn nhân nhưng để biết chính xác nguyên nhân gây ra cái chết cho thi thể này tôi cần mổ xác kiểm nghiệm".
- " Mổ xác kiểm nghiệm? "... Đồng loạt thanh âm vang lên trong nhà, bốn mắt của Đại Nhân và Xuân Bách hướng thẳng về tôi.
- Đại Nhân: " Cậu tính mổ xác? Từ trước tới nay tiền lệ Ngộ tác nghiệm thi chưa có ai từng mổ thi thể người chết cả, ta chỉ biết việc khám nghiệm tử thi là xem lại dấu vết lưu lại trên cơ thể nạn nhân, kiểm tra thương tích để từ đó dựa vào một vài dấu tích này để điều tra".
- Tôi: " Tiền lệ trước chưa có thì nay có, Đại Nhân công việc Đại Nhân nói cũng là căn bản trong ngành nhưng để tìm một vài dấu hiệu nhỏ hơn chúng ta cần mổ xác nghiệm thi mới có thể tra ra được."
Tôi đi một vòng quanh xác người đưa ra một ví dụ cho vị Đại Nhân đang hoang mang kia hiểu rõ.
- " Bẩm Đại Nhân, như tử thi này chẵn hạn, khi chúng tôi khám thi tại hiện trường hẻm nhỏ đã nghe một ít hương rượu thanh mai trên thi thể nạn nhân, nhưng nếu kiểm tra chính xác nạn nhân có uống rượu hoặc ăn gì trước đó, ta cần phải mổ bụng tử thi quan sát phần dạ dày bên trong mới xác định trước khi nạn nhân bị gϊếŧ đã từng đi đâu, ăn gì, uống gì".
Một câu nói làm sáng tỏa câu hỏi trong đầu của Đại Nhân và Xuân Bách; suy nghĩ một lúc Đại Nhân cũng hỏi tôi câu hỏi:
- " Nhưng cậu làm như vậy liệu có đắc tội người đã mất, vì hành động mổ xác chẵn khác nào để họ chết không toàn thay?"
[ Tôi nghe câu này cũng hiểu được những người thời này đều sợ việc đắc tội người đã mất, họ sợ người mất tới tìm họ các kiểu; họ tin có Phật, có thần, có ma, có quỷ. Mọi thứ họ làm đều có kiêng có cử].
- Tôi kiêng định, nhìn Đại Nhân bằng ánh mắt cương quyết mà trả lời: " Đại Nhân, tôi chỉ sợ không rửa sạch sự oan ức lúc mất của họ, tôi chỉ sợ không làm tròn bổn phận TƯỜNG THUẬT LẠI LỜI NÓI của họ khi bị gϊếŧ nhằm muốn chúng ta bắt được hung thủ giúp họ, trả thù giúp họ. Nhiệm vụ của tôi ở đây là xoa dịu người chết, an ủi thân nhân còn sống của họ; cho thân nhân họ được câu trả lời thích đáng".
Một bầu không khí im lặng bao trùm gian phòng, Xuân Bách tiến lại gần tôi đưa tay lên vai tôi nắm lại với biểu cảm đồng tình.
[ Cảm ơn Cậu Xuân Bách ].
Tác giả :
Tanja