Pendragon 3 - Cuộc Chiến Bất Thành
Chương 10
NHẬT KÍ #10
(TIẾP THEO)
TRÁI ĐẤT THỨ NHẤT
(@phantom1340 type)
Tình hình không thể tệ hơn được nữa. Mình bị nhốt trong văn phòng riêng của trùm xã hội đen khét tiếng. Hắn sẽ thịt mình làm món tráng miệng. Max Rose có cả đống đàn em dữ dằn. Một trong những tên đó sẽ xông vào đây bất cứ lúc nào. Phải tìm mọi cách để chuồn gấp khỏi phòng này.
Quay lại, mình nhìn khắp chung quanh. Ôi, sau bàn làm việc có một cánh cửa. Sao lúc trước mình không nhìn thấy nhỉ? Chạy vội lại, mình xoay nắm cửa. Cũng khóa cứng ngắc rồi.
Aaaa! Phải tìm ra ngay kế hoạch B. Cậu Press luôn dự trù kế hoạch B. Ước gì cậu ở đây lúc này, vì mình chẳng có một kế hoạch dự trù nào.
Rồi mình thấy cái điện thoại. Đúng rồi! Cái điện thoại Max Rose mới dằn xuống mấy phút trước. Tại sao mình không nhớ ra nhỉ? Phải gọi cho ông Gunny để cầu cứu. Không biết ông sẽ có thể làm được gì, nhưng ngay lúc này thì đây là hy vọng duy nhất của mình. Chạy tới cái điện thoại đen ngòm, cổ lỗ sĩ (ồ không, rất hiện đại của năm 1937), cầm ống nghe lên, mình quay số. Tay mình run bắn lên khi đặt ngón tay vào lỗ số 9. Số 99 là phòng của đội trưởng phục vụ. Quay 9-9 sẽ gặp được Gunny. Quay số 9 đầu, mình hết hồn vì tiếng rè rè ồn ào của nó vang lên như tiếng cưa gỗ. Nhưng phải quay tiếp thôi.
Vừa định quay tiếp số 9 kế tiếp thì... có một tiếng động. Tiếng động rất nhẹ, nhưng với mình lúc đó nó lớn như tiếng nổ của bom nguyên tử, vì mình biết ngay là mình chết chắc rồi.
Có người vừa mở cánh cửa sau bàn giấy.
Không còn kịp chạy hay trốn vào đâu được nữa. Mình đứng chết lặng. Đương nhiên là không bấm tiếp thêm số 9 nữa. Không thể để chúng biết mình gọi ông Gunny. Nếu chúng biết, cả hai sẽ đều bị giết. Nhè nhẹ đặt lại điện thoại xuống giá đỡ, mình hồi hộp chờ mũi súng dí vào lưng.
-Tôi nghĩ, em không được phép vào đây đâu.
Thì đúng vậy rồi. Nhưng tiếng nói sau lưng làm mình thoáng hy vọng. Vì đó là giọng nói của một phụ nữ, và không có vẻ giận dữ. May ra mình có thể trổ tài ăn nói để thoát khỏi vụ này. Dù sao mình cũng có khả năng dẫn dụ của một Lữ khách mà, đúng không? Không quay lại, mình nói:
-Em mới đem bữa ăn trưa lên cho ông Rose. Khách sạn muốn chiêu đãi đặc biệt, nhưng lại quên đặt sâm-banh lên xe. Đó là quà tặng của khách sạn. Vì vậy, em vào đây để điện thoại cho người ta mang lên, và... bị kẹt vì cửa khóa.
Không biết cô ta có tin những lời bịa đặt của mình không? Hay sẽ kêu toáng lên, gọi mấy tay côn đồ vào, quăng mình qua cửa sổ? Mấy giây im lặng kéo dài như cả thế kỷ. Sau cùng cô ta nói:
-Đây, nhận lấy cái này.
Ui da. Một viên đạn chắc?
Cô ta cười giòn tan, nói:
-Quay lại đi. Tôi không ăn thịt em đâu.
Mình từ từ quay lại, và thấy...
Oa! Đứng giữa khung cửa là một phụ nữ đẹp như những ngôi sao điện ảnh trong các bộ phim kinh điển. Cô ta mặc chiếc áo ngủ màu ngà óng ả, khoác bên ngoài là chiếc áo choàng bằng lụa. Mái tóc đen được chải bới rất hoàn hảo. Trang điểm cũng hoàn hảo. Không giống người mới ra khỏi giường chút nào. Trông cô ta như đang sẵn sàng ngồi làm mẫu chụp hình. Với tất cả lụa là lịch lãm như vậy, mình không thể biết cô ta bao nhiêu tuổi, chỉ có thể đoán là khoảng hai mươi. Nụ cười mủm mỉm như bảo, cô ta biết mình đang sợ đến thế nào.
Khi trấn tĩnh trở lại trước sắc đẹp của người phụ nữ, mình mới nhìn ra một thứ khác khiến tim mình giật thót lên: Cô ta đang giơ ra chiếc chìa khóa đồng kiểu cổ móc vào một khoen tròn:
-Không hiểu sao ông ấy lại cho khóa hết cửa lại như vậy. Chắc là để bắt những ai không có nhiệm vụ vào đây.
Người phụ nữ vừa nhẹ nhàng nói vừa cười mỉm, như thể đang châm chọc mình. Chắc cô ta thích thấy mình lúng túng. Nếu vậy thì cô ta thành công rồi đó, vì mình thực sự đang co rúm cả người. Mình chìa tay nhận lấy chìa khóa:
-Cám ơn. Em thật có lỗi. Không bao giờ em dám vào đây nữa đâu.
Trở ra cửa chính, mình tra chìa khóa và vặn. Cửa mở ra, mình nhẹ cả người khi không thấy thằng cô hồn nào rình rập quanh lối đi chính. Mình khấp khởi hy vọng sẽ sống sót ra khỏi được đây. Khẩn trương đưa trả chìa khóa cho người phụ nữ, mình nói:
-Em ngượng quá.
-Đừng lo. Tôi không cho ai biết đâu. Suỵt.
Đưa tay lên môi, cô ta như muốn nhấn mạnh lời hứa, vẻ hơi đưa đẩy. Mình đáp lại bằng một nụ cười cảm kích chân thật, rồi quay người tiến ra cửa.
-Này.
Lạnh cả người, mình quay lại. Sắp thoát nạn êm thắm rồi, lại chuyện gì nữa đây?
-Còn chai sâm-banh? Em không gọi điện thoại cho họ à?
Ôi trời! Mình nói dối ẹ thật. Không kín kẽ gì hết. Phải động não thật nhanh:
-A... U... Đáng lẽ em không nên vào đây. Để em tự xuống lấy thì hơn.
-Tốt. Em thông minh lắm.
Nói rồi, cô ta trở vào căn phòng phía sau bàn làm việc.
Đinh đoong! Tiếng chuông cửa vang lên. Một tên cô hồn sắp ra mở cửa mà mình thì vẫn cứ lù lù trong văn phòng. Chạy vội ra hành lang, mình tiến về cửa chính.
-Ê! Mày vẫn còn đây à?
Đó là gã đã mở cửa cho mình. Mình vội nói:
-Bây giờ mới xong việc.
Hắn vượt qua mình, ra mở cửa.
Bên ngoài, ông Gunny đứng cùng chai sâm-banh ướp lạnh trong xô nước đá. Ông lên tiếng:
-Quà chúc mừng khách sạn gửi biếu ngài Rose.
Mình ngoái nhìn lại: ngôi sao điện ảnh đang đứng trong hành lang nhìn ra. Tuyệt vời. Vô tình ông Gunny đã biến lời bịp bợm của mình thành sự thật. Thoát rồi.
Gã cô hồn nhận chai sâm-banh, xô mình ra ngoài, rồi đóng sập ngay cánh cửa. Ông Gunny và mình nhìn nhau, không nói một lời. Qua khỏi hai gã kiểm tra an ninh, tiến tới thang máy, mình bấm chuông gọi Dewey. Mấy giây sau, thang máy lên. Mình và ông Gunny vẫn im lặng cho tới khi xuống tới tiền sảnh. Suốt thời gian ở trong thang máy, Dewey nhìn mình lom lom. Cậu ta nóng lòng muốn biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng không dám hỏi trước mặt Gunny. Còn mình, chắc chắn sẽ không hé răng với cậu ấy nửa lời. Ra khỏi thang máy, mình và Gunny tiếp tục bước, tránh xa khỏi tầm nghe của Dewey.
Sau cùng, ông Gunny thì thầm:
-Chú lùn, cháu ở trên đó lâu quá, làm ta lo. Ta phải kiếm cớ để lên trên đó.
-Tuyệt lắm. Rất bõ công của ông. Nghe cháu kể rồi ông sẽ biết.
Rồi mình và ông ấy tách ra, làm việc bình thường suốt thời gian còn lại trong ngày, như không có chuyện gì đáng sợ vừa xảy ra.
Đêm hôm đó, ông Gunny, Spader và mình gặp nhau trong phòng. Mình kể lại tất cả những gì đã xảy ra trong khu phòng của Max Rose.
Spader hỏi mình:
-Tụi Quốc xã này... tàn bạo lắm à?
-Đúng.
-Dữ dằn như mấy tay găng-xtơ ở đây không?
-Khiếp hơn nhiều. Không chỉ là tội phạm, chúng dự định xâm chiếm tất cả mọi lãnh thổ, đồng thời giết hàng triệu con người.
-Vậy thì chúng chẳng khác gì Saint Dane.
-Đúng. Chúng là Saint Dane.
-Vậy... Chúng cùng nhau âm mưu gì?
Nghe Spader phẫn nộ hỏi, ông Gunny lên tiếng:
-Đó là một câu hỏi đích đáng, đúng không?
Saint Dane đang tính làm gì tại đây? Ngoài nhiệm vụ giết người của hai tên găng-xtơ tại ống dẫn ở ga tàu điện ngầm, con quỉ đó vẫn chưa xuất đầu lộ diện.
Bước tới lui, mình nói:
-Quốc xã sẽ trả tiền cho dịch vụ của Max Rose vào ngày 6 tháng Năm. Có thể nếu khám phá ra Max Rose đang làm gì cho Quốc xã, chúng ta sẽ biết âm mưu của Saint Dane là gì.
Spader hỏi:
-Còn Ludwig Zell-một-hai-chín? Nghe cứ như mật mã ấy.
-Chúng ta chưa biết có phải là Ludwig Zell-một-hai-chín hay không. Mà chỉ là L-Z-một-hai-chín.
Mình nhìn Gunny, nhưng ông chỉ nhún vai. LZ-129 rất có thể là chìa khóa của tất cả mọi chuyện, hoặc chẳng có nghĩa gì. Ông Gunny bảo:
-Ta sẽ dò la vụ này.
Sau cùng cả ba đều quyết định: phải luôn theo dõi Max Rose và băng đảng ra vào chỗ hắn, phải đọc tất cả các báo hàng ngày để xem có tin tức gì đề cập về LZ-129 hoặc Ludwig Zell không. Lần đầu tiên từ khi tới Trái Đất Thứ Nhất, mình mới có cảm giác chúng mình sẽ khám phá ra âm mưu phá hủy lãnh địa này của Saint Dane là gì.
Nhưng mình đã lầm, lầm hoàn toàn!
Sau buổi họp đó, thật sự đã không có gì xảy ra. Mình nói rất nghiêm túc đó. Tuyệt đối không xảy ra chuyện gì. Như có hòn đá tảng chặn đứng mọi dấu vết. Max Rose không hề ra ngoài. Ludwig Zell không hề trở lại khách sạn. Tụi mình không hề gặp rắc rối nào với Winn Farrow và băng giết người của hắn. Tụi mình đọc tất cả các báo của New York, New Jersey và Connecticut, nhưng không có một thông tin nào về Ludwig Zell hoặc LZ-129. Nên nhớ, đây là thời đại trước Internet rất lâu. Không thể nhấp chuột, lên mạng tìm: “Ludwig Zell, kế hoạch của tên côn đồ Quốc xã”, và thế là có ngay bản lý lịch đầy đủ về hắn và những gì hắn định làm.
Thật là bực bội.
Ông Gunny đã tới một số văn phòng chính phủ, tìm kiếm những hồ sơ liên quan đến chuyện làm ăn của Max Rose. Ý kiến quá hay. Nhưng kẹt một điều. Đây là năm 1937. Một người Mỹ da đen vào văn phòng chính phủ để lấy thông tin là một chuyện không bình thường. Đây là thời điểm trước khi luật dân quyền được ban hành rất lâu. Những người như Jackie Robinson, Martin Luther King Jr., Colin Powell, Clarence Thomas của tòa án tối cao, và Nelson Mandela chưa phá được rào cản phân biệt chủng tộc đó. Thậm chí, thời gian này chưa có những ngôi sao điện ảnh da đen tầm cỡ như Will Smith hay Eddie Murphy.
(Jackie Robinson: cầu thủ bóng chày người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi cho liên đoàn bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ vào 15.04.1947. Trước đó, chỉ có cầu thủ da trắng mới được chấp nhận chơi cho liên đoàn.
Martin Luther King Jr. (1929-1968): là mục sư, diễn giả, nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Phi – một trong những lãnh tụ người da đen quan trọng nhất trong thời đại của ông, đấu tranh cho phong trào quyền công dân, ủng hộ việc làm thay đổi xã hội bằng những phương pháp không sử dụng bạo lực.
Colin Powell (1937-): vị ngoại trưởng Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lãnh trọng trách vào năm 2001.
Clarence Thomas (1948-): vị thẩm phán người Mỹ gốc Phi của tòa án tối cao, được chú ý nhiều hơn bất kỳ vị thẩm phán nào trong lịch sử nước Mỹ.
Nelson Madenla (1918-): trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau nhiều năm bị tù đày do phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Will Smith: sinh năm 1968, tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Eddie Murphy: sinh năm 1961, tại Brooklyn, New York, Hoa Kỳ.)
Vì vậy, ông Gunny gần như chỉ húc đầu vào những bức tường kiên cố.
Sẽ vô cùng chán nản hơn nữa, nếu mình và Spader không cố gắng tìm chuyện giải trí suốt thời gian vừa qua. Những ngày còn ở Cloral, anh ta đã cho mình hưởng những giờ phút thư giãn thú vị, vì vậy mình muốn đáp trả trong thời gian ở Trái Đất Thứ Nhất.
Mình đưa Spader đi xem phim. Chưa bao giờ anh ta được thấy một thứ gì giống như chiếu bóng, nên phản ứng của anh làm mình rất khoái. Lúc đầu Spader phát hoảng, giống như khi tụi mình thấy hình ảnh ba chiều ở Veelox. Nhưng chỉ sau một lúc, anh ta bắt đầu chăm chú theo dõi chương trình. Hai bạn tin không? Giá vé chỉ là hai mươi lăm xu! Tụi mình xem rất nhiều phim: Anh em nhà Marx, cả phim mình vẫn ưa thích: Một đêm trong nhà hát Opera. Hai đứa cũng xem mấy phim cao bồi miền Tây với một cha có tên là Tom Mix, thậm chí có bản gốc của phim King Kong nữa. Xem những phim này trên màn ảnh lớn đã hơn xem trên ti-vi nhiều.
Tụi mình đi khắp New York. Mình đưa Spader lên tận nóc nhà Empire State. Tuyệt lắm. Vì tụi mình vừa mới xem King Kong leo lên tòa nhà chọc trời này trên màn ảnh. Hai đứa đi thăm tượng Nữ Thần Tự Do và Nhà Ga Trung tâm. Còn đi cả tàu điện ngầm ra đảo Coney và ăn dồi nóng nữa. Ngon lành không?
Nhưng cái ngày sung sướng nhất là khi mình lên khu Bronx. Không, không phải bằng ống dẫn đâu. Tụi mình tới xem một trận đấu bóng chày của đội Yankees. Thật không thể nào tin nổi. Mình đã được nhìn tận mắt cả Lou Gehrig và Joe DiMagio (Lou Gehrig: sinh năm 1903, biệt danh “Ngựa Sắt” – người hùng của đội bóng chày New York Yankees từ năm 1925-1939. Joe DiMagio: sinh năm 1914, trung vệ huyền thoại của đội New York Yankees, biệt danh “Thiên lý mã Yankees”.). Còn gì sướng hơn không? Spader không hiểu luật chơi nên rất khó giải thích cho anh, nhưng không sao. Mình cứ bay bổng như được ở trên thiên đàng vậy.
Đã hơn nữa, tụi mình còn chơi cả bóng rổ nhiều lần.
Nói thật, trong những trò cần tới thể lực, Spader vượt trội hơn hẳn mình. Anh ta vừa lớn tuổi vừa lớn xác hơn mình (ít ra thì mình tự nhủ vậy đó). Nhưng nói tới bóng rổ, ui da, đó là nghề của mình.
Nói nghe có vẻ thô thiển, nhưng quả tình mình đá đít anh ta cái một. Tụi mình đặt một vòng ném bóng trong hành lang sau khách sạn và lén ra đó mỗi khi có dịp. Ông Gunny đã kiếm được cho tụi mình một quả bóng da cũ rích. Vòng để ném bóng thì cong queo, rỉ sét và chẳng có lưới, nhưng không hề gì. Mình tuyển thêm mấy anh bồi trẻ, trong đó có cả Dewey. Tội nghiệp, cậu ấy chơi dở hơn cả Spader.
Những trận đấu của tụi mình giống như cuộc nghỉ hè nho nhỏ, làm tạm quên đi mọi lo âu của đời Lữ khách. Nó đưa tâm trí mình trở lại một thời mọi chuyện đều nhẹ nhàng hơn, cái thời mà mối quan tâm lớn nhất của mình chỉ là: chẳng biết Courtney có thích mình nhiều bằng mình thích nhỏ ấy không? (Đúng vậy đó, Courtney. Mình thú thật là đã thường suy nghĩ rất nhiều về chuyện này.)
Dù chuyến phiêu lưu trên Trái Đất Thứ Nhất rất tuyệt, nhưng sự lo lắng vẫn như lưỡi gươm cổ to lớn lơ lửng trên đầu chúng mình. Càng kéo dài việc không khám phá được điều gì về Max Rose và tụi Quốc xã, mình càng thêm lo sợ. Ngày 6 tháng Năm đã tới gần mà dường như vẫn chẳng thấy gì xảy ra.
Mình lầm. Ngày 3 tháng Năm, tình hình bắt đầu biến chuyển.
Khởi đầu hôm đó rất bình thường, trừ việc khách sạn đang đón chờ một vị khách danh tiếng. Tên cô ta là Nancy Olsen, nhưng mọi người đều gọi cô ta là “Jinx”. Jinx là phi công bay trong phi đội biên phòng. Thời này không có nhiều phi công nữ, nên Jinx thật sự là một người nổi tiếng. Cô được cử đi khắp nước để giao lưu với công chúng. Mình đoán mục đích là để phụ nữ quan tâm tới chuyện phục vụ trong quân đội. Năm 1937, đàn bà con gái bình thường chẳng ai ham những việc như việc bay bổng trong đội biên phòng, vì vậy Jinx Olsen là một nhân vật độc đáo.
Chuyến công tác vòng quanh đất nước đó đưa cô tới New York và Jinx sẽ ở lại khách sạn một tuần để gặp gỡ và thuyết trình trước công chúng. Một bữa tiệc lớn dành cho cô dự định được tổ chức trong phòng khiêu vũ ở lầu hai mươi chín của Manhattan Tower, với đầy đủ nghi lễ chúc tụng, ban nhạc, các nhân vật danh tiếng, chính khách và thương gia. Bữa tiệc sẽ có hơn hai trăm khách, vì vậy khách sạn cần tối đa nhân viên phục vụ, trong đó có mình và Spader.
Khi Jinx Olsen đến khách sạn, mình hiểu ngay vì sao cô được chọn lên poster của đoàn Biên phòng. Cao ráo, xinh đẹp và đầy tự tin. Hầu hết phụ nữ mình thấy trên Trái Đất Thứ Nhất đều mặc váy dài, nhưng Jinx thì không. Cô mặc quần ka-ki và áo vét da nâu nhàu nát. Nhưng cô ta trông không giống con trai đâu. Đôi mắt xanh long lanh và nụ cười rộng của Jinx làm sáng rực cả căn phòng. Nhìn cô vừa bước vào tiền sảnh với cái túi len thô khoác vai, trong đầu mình bật ngay ra một từ: “nhà thám hiểm”.
Ông Caplesmith, viên quản lý khách sạn mập ù, đón cô với nụ cười:
-Xin chào cô Olsen. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón cô tới ngụ tại đây.
Jinx đứng khựng lại, tròn xoe mắt hỏi:
-Vì sao?
Ông Caplesmith không biết phải nói sao để Jinx Olsen vừa ý, và Jinx biết rõ điều đó. Ông ta hơi đỏ mặt.
-Vì... vì cô là một phi công danh tiếng.
-Chúng ta nên thành thật. Các ông vui mừng vì chính phủ Mỹ đã đổ cả đống tiền để tổ chức bữa tiệc đêm mai, phải vậy không?
Ông Caplesmith bối rối ra mặt, nhưng ông ta biết tốt hơn là nên thành thật với cô gái này:
-Vâng. Có thể... cô nói đúng.
Jinx cười cười, thân mật thụi lên cánh tay ông:
-Không sao. Chỉ để chúng ta hiểu rõ nhau hơn thôi mà. Phòng của tôi đâu?
Ông Caplesmith cố không xoa chỗ tay đau. Nhìn quanh và thấy mình, ông ra lệnh:
-Phục vụ.
Chạy tới trước mặt ông, mình đứng nghiêm như chào cờ. Ông Caplesmith khoái kiểu này lắm. Đưa chìa khóa phòng cho mình, ông ra lệnh:
-Đưa cô Olsen lên phòng 15-15.
Mình với tay cầm túi da của Jinx, nhưng cô không buông, mà cười nói:
-Khỏi cần, sếp. Tôi tự xách được. Chỉ cần chỉ đường cho tôi.
-Vâng, thưa cô.
Jinx theo mình tiến đến thang máy. Liếc vội ra sau, mình cố nhịn cười khi thấy ông Caplesmith đang xoa xoa cánh tay đau.
Jinx Olsen là người tuyệt nhất từ khi mình làm việc tại khách sạn này. Tất nhiên, không tính tới ông Gunny.
Mình nói:
-Công việc của cô thú vị thật. Được đi cứu hộ và... đủ thứ hết.
-Phải, thú vị lắm.
Nói vậy, nhưng giọng cô có vẻ không vui. Mình hỏi:
-Không đúng vậy sao?
-Sẽ rất thú vị, nếu thỉnh thoảng người ta cho tôi làm việc. Là phái nữ, không dễ gì được nhận công tác đâu.
Mình và Jinx vào thang máy. Dewey điều khiển cho thang máy đi lên. Cậu ta gạt đúng cần ngay từ đầu. Chắc anh chàng tập tành dữ lắm.
Mình nói với Jinx:
-Không công bằng. Cô có tài, cô phải được bay để làm nhiệm vụ chứ.
-Em biết đã bao nhiêu lần tôi bảo họ như vậy rồi chưa? Nhưng họ thà cử tôi đi diễu lòng vòng khắp nơi để giao lưu với công chúng và không bị một vết xước. Quỷ tha ma bắt, tôi là một phi công khá hơn cả đống phi công nam trong đội. Ôi, nhưng là phụ nữ, tôi chẳng có cơ hội chứng tỏ khả năng.
Dewey bỗng hỏi:
-Cô biết Amelia Earhart không?
-Tôi đã gặp cô ta. Hiện nay cô ta là một phi công.
-Amelia Earhart nào? Có phải là nữ phi công bị mất tích trong chuyến bay vòng quanh thế giới không?
Cả Dewey và Jinx trợn mắt nhìn, như mình từ sao Diêm vương rơi xuống. Jinx nói:
-Chắc em lầm rồi, cuối tháng này cô ta mới bay mà.
Oa! Đây là Trái Đất Thứ Nhất. Mình đang nói đến một chuyện chưa xảy ra. Nhưng mình không lầm, vì nhớ rõ ràng là đã xem một chương trình về Amelia Earhart trên ti-vi. Bà không bao giờ hoàn thành được chuyến bay đó. Mình đúng là vô tâm khi nói ra điều đó với họ. Nhưng họ sẽ không bao giờ tin đâu, vì mình nói chuyện tương tai mà. May mắn là thang máy đã lên tới lầu mười lăm. (Amelia Earhart: sinh năm 1987, một trong những nữ phi công nổi tiếng nhất nước Mỹ, là người phụ nữ đầu tiên bay một mình băng qua Đại Tây dương (1932) và Thái Bình dương (1935). Bà mất tích năm 1937 ở Nam Thái Bình dương, khi sắp kết thúc chuyến bay vòng quanh thế giới.)
-Tới rồi.
Mình thông báo rồi bước vội ra khỏi thang máy để không phải bàn đến đề tài Amelia Earhart nữa. Mình mở cửa phòng 1515 và dặn Jinx nếu cần gì cứ gọi ông Gunny – đội trưởng phục vụ, chắc chắn ông sẽ cử một trong đám tụi mình lên ngay. Jinx cám ơn và cho mình 25 xu. Không nhiều, nhưng cũng đủ để xem phim Anh em nhà Marx. Mình nói với cô ấy:
-Cô biết không, có thể hiện nay cô gặp khó khăn. Nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ có rất nhiều phi công nữ. Người ta sẽ nhận thấy các cô chẳng thua kém nam giới. Tôi bảo đảm, mọi chuyện sẽ thay đổi.
Mấy câu nói của mình làm Jinx cười tươi rói. Cô ta luôn có vẻ cứng rắn, nhưng mình nghĩ đó là vì Jinx phải sống còn trong cái nghề đầy nam tính. Trong thoáng giây đó, cô ta thả lỏng, và mình đã thấy được con người thật sự của cô đằng sau vẻ ngoài cứng cỏi. Cô ta hỏi mình:
-Này sếp, tên sếp là gì vậy?
-Bobby Pendragon.
-Bobby, tôi là Jinx. Cám ơn những lời nói tốt đẹp của em. Tôi sẽ nhớ mãi.
Jinx nháy mắt và bắt tay mình.
Mình rất thích Jinx Olsen. Vẻ tự tin và ngang tàng của cô làm mình nhớ đến Spader. Hy vọng có ngày cô ta có cơ hội chứng tỏ mình.
Buổi tiệc danh dự dành cho Jinx Olsen vào tối hôm sau thật sự hoành tráng. Phòng khiêu vũ trên lầu hai mươi chín trang trí toàn màu đỏ, trắng và xanh dương. Trên trần là hàng ngàn bong bóng đủ màu sắc. Đàn ông, đàn bà đều mặc trang phục dạ hội. Mình nhận ra một số những ngôi sao điện ảnh từ thuở xa xưa, nhưng không biết tên. Nhưng chắc chắn mình biết một người, đó là Lou Gehrig. Dù anh ta không mặc đồng phục của đội Yankees, mình vẫn nhận ra anh ta.
Dàn nhạc lớn tấu nhạc cho mọi người khiêu vũ. Tất cả nhạc công đều mặc vét trắng, trông họ cứ như vừa bước ra từ một phim của Abbott và Costello (Abbott (1895-1974) và Costello (1906-1959) là một trong những cặp danh hài người Mỹ được ưa chuộng nhất trong lịch sử hài kịch.). Thậm chí mình còn nhận ra mấy bản nhạc họ đang chơi. Như mình vẫn nói, muốn biết nhạc cổ điển, cứ xem phim hoạt hình Bugs Bunny. Muốn biết nhạc swing ngày xưa (swing: loại nhạc jazz êm dịu nhún nhảy, nhất là do những dàn nhạc nhảy lớn chơi trong những năm 1930.), cứ xem phim của Abbott và Costello. Ai bảo truyền hình không có tính giáo dục nào.
Có một bàn dài dành cho quan chức cao cấp. Jinx ngồi tại bàn này, ngay chính giữa. Trông cô ta chẳng thoải mái trong bộ váy áo trang trọng tí nào. Tội nghiệp. Đây là cái giá Jinx phải trả để được phép bay. Cô phải trở thành một đại sứ thiện chí và phải luôn tỏ ra vui vẻ với tất cả mọi người. Mình bảo đảm Jinx rất ghét công việc này.
Còn lại là những bàn đầy người nhậu. Toàn thể phục vụ bàn được tập trung và tất cả bọn mình đều mặc vét trắng cộc, quần đen, găng tay trắng. Công việc cũng chẳng khó khăn gì. Mỗi đứa được chỉ định phục vụ một bàn, chạy tới lui vào khu nhà bếp, bê thức ăn ra. Căn bản là không được làm vãi đổ đồ ăn.
Lý do mình kể cho hai bạn biết về đủ thứ trong bữa tiệc này, không phải vì đây là một ngày hội vui vẻ gì đâu. Chán ngắt à. Mà vì có một bàn khách đặc biệt gần đầu chiếc bàn dài, nổi bật lên là Max Rose và băng nhóm của hắn. Mình không thể tin nổi chuyện này. Đây là một bữa tiệc xa hoa do chính phủ Hoa Kỳ tổ chức, vậy mà một tên găng-xtơ khét tiếng lại chiếm vị trí hàng đầu và ngay trung tâm phòng tiệc. Mình đoán, hắn có mặt tại đây bởi hắn là vị khách quan trọng nhất của khách sạn. Cũng theo mình suy đoán, khi người ta là thượng khách, người ta được hưởng quyền ưu đãi... cho dù đó là một tên côn đồ.
Gunny thu xếp để mình và Spader phục vụ bàn của Max Rose. Hai đứa luôn lăng xăng quanh hắn và đám khách của hắn, đáp ứng từng đòi hỏi nho nhỏ của chúng. Nhưng việc chính của hai đứa mình là lắng nghe từng lời nói, hy vọng nắm bắt được chút manh mối để tìm hiểu LZ-129 là gì, hoặc chuyện gì sẽ xảy ra trong ngày 6 tháng Năm.
Thấy mình, Rose kêu lên:
-Buck Rogers! Phi hành gia thân mến của tôi. Họ cũng đưa cả cậu lên làm phục vụ bàn à?
-Dạ, thưa ngài Rose. Tất cả chỉ để phục vụ ngài tốt nhất.
Hắn ha hả cười. Mình nghĩ thằng cha này khoái mấy kẻ biết “kênh” một chút, nhất là khi kẻ đó lại biết tâng bốc hắn.
-Buck, rót rượu liên tục. Ta sẽ thưởng hậu.
-Rõ, ngưa ngài Rose.
Tốt. Mình đã định ở sát bên hắn mỗi khi có dịp. Chung quanh bàn toàn những gương mặt cô hồn mình vẫn thấy ra vào khách sạn. Thật không may: thiếu mặt Ludwig Zell. Nhưng chiếc ghế bên Rose còn trống. Hy vọng ghế đó để dành cho anh bạn Quốc xã của tụi mình. Mình vừa mở chai sâm-banh và rót cho Rose thì người khách của chiếc ghế trống xuất hiện. Nhưng không phải là Zell.
Giọng phụ nữ thánh thót:
-Xin lỗi tới trễ, Maxie. Em chọn mãi mà không ưng ý cái áo nào.
Mình ngước lên, suýt làm rơi chai sâm-banh. Đó chính là người đàn-bà-trông-như-ngôi-sao-điện-ảnh đã bắt gặp mình trong văn phòng của Max Rose.
Cô ta nhìn mình, nháy mắt. Mình ná thở luôn, chỉ sợ cô ta kể lại những gì đã thấy trong văn phòng. Chết rồi. Mình chết chắc rồi. Cô ta cầm ly lên, đưa cho mình rót sâm-banh.
-Cậu bồi nhỏ bảnh trai quá. Mình đã gặp nhau bao giờ chưa nhỉ?
Cô ta đùa à? Không nhớ thật hay cô ta chỉ muốn làm cho mình điên lên? Mình nói dối:
-Chắc là chưa, thưa cô.
-Em nói đúng. Làm sao ta quên được một anh chàng bảnh trai như em?
Lại cười tủm tỉm và nháy mắt. Cô ta biết chính xác mình là ai. Chỉ cố tình chơi trò mèo vờn chuột thôi. Mình toát mồ hôi và tìm cách lảng gấp ra chỗ khác. Đêm nay sẽ gây cấn đây.
Sau bữa ăn là hàng loạt diễn văn từa tựa như nhau. Hàng loạt chính khách nói về vai trò quan trọng của phụ nữ trong quân đội và đoàn biên phòng và vân vân... Bài diễn văn kết thúc là của chính Jinx Olsen. Rất tiếc phải nói thật là bài diễn văn của cô cũng chẳng có gì hấp dẫn. Jinx đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ, nhưng nhìn đoán chắc cô ta ghét từng giây từng phút của buổi tiệc này.
Sau màn diễn văn, nhạc lại nổi lên để quan khách khiêu vũ. Đúng lúc đó mình lại bị kinh ngạc lần thứ hai. Trưởng ban nhạc tiến tới mi-crô, tuyên bố bằng một giọng mướt như lụa:
-Thưa quí bà quí ông, xin đón mừng nữ ca sĩ đặc biệt của chúng ta đêm nay: Esther Amaden kiều diễm.
Mình nhìn quanh để xem quý cô kiều diễm đó là ai và thấy bạn gái của Max Rose đứng dậy. Oa! Hèn chi cô ta đẹp quá chừng. Một ca sĩ xịn và cũng tốt bụng nữa! Không phải là fan cuồng nhiệt của âm nhạc, nhưng mình thấy rõ ràng cô ta có một chất giọng rất tuyệt và... tuyệt đẹp dưới ánh đèn sân khấu. Cô hát mấy bài mình nghe quen quen. Mọi người trong phòng tiệc chắc phải biết những bài này, vì khi cô vừa cất giọng, họ đã vỗ tay hoan hô rào rào.
Tóm lại, đó là một buổi tối rất tao nhã và... chán ngắt. Sau một đêm dài, tiệc gần tàn mà mình vẫn không nghe ngóng được chút tin tức giá trị nào từ đám người ở bàn của Rose. Với những gì cần thiết cho nhiệm vụ của chúng mình, đêm đó sắp hoàn toàn “bể sô”.
Đó là theo mình nghĩ. Thật ra, mọi chuyện đang biến chuyển đầy kịch tính.
Rất đông nhân viên phục vụ trong buổi tiệc và mình quen biết hầu hết số họ. Nhưng mình không biết ai trong số những người vừa mới vào làm việc đêm nay. Không có lý do để tìm hiểu họ, vì mình chỉ quan tâm tới Max Rose và những người cùng bàn với hắn. Nhưng khi đang đứng nghe Esther Amaden hát, có một chuyện làm mình chú ý, thay vì chăm chú vào Rose.
Mình đang đứng gần cửa bếp xem màn trình diễn. Ban nhạc sáng rực dưới ánh đèn xanh dịu. Quả cầu thủy tinh trên trần đang quay tròn, tỏa những đốm sáng trắng lấp lánh như những con đom đóm nhảy nhót trên mình ban nhạc, các vũ công và thực khách. Trung tâm của sự chú ý là Esther đẹp mê hồn trong ánh đèn pha trắng.
Không hiểu vì sao mình lại bỗng quay nhìn hướng khác, nhưng thế lại hay. Điều mình nhìn thấy làm mình rung động. Đó là một trong số mấy tay phục vụ mới. Có lẽ điều làm mình chú ý đến hắn là vì hắn ta đi quá chậm, lưng áp sát tường. Điều tối kỵ trong đêm đó là: phục vụ không được chậm chạp lề mề. Công việc rất bận rộn. Vậy mà gã này rón rén từng bước.
Hai tay hắn bưng một khay lớn, với một nắp đậy bằng bạc. Nếu là hai tiếng trước thì không có gì là lạ. Nhưng lúc này, bàn ăn đã được dọn sạch. Hắn đang làm gì với cái khay to đùng kia? Càng đáng chú ý hơn, là hắn mon men tiến tới cái bàn của Max Rose. Mình bước lại gần để nhìn rõ mặt hắn, và rồi... miệng mình há hốc.
Mình biết tay này! Đó chính là gã găng-xtơ luôn có vẻ lo lắng trong nhà ga tàu điện ngầm!
Nhạc lên tới cao trào. Mọi người quay cuồng trong điệu swing. Không ai thấy tên găng-xtơ này rón rén lại gần Max Rose. Rồi, hắn lùa tay xuống dưới nắp đậy khay, rút ra khẩu súng. Người của Winn Farrow án binh bất động trong suốt một thời gian dài, nhưng đêm nay chúng đã trở lại. Đêm nay chúng sẽ hạ Max Rose.
Và mình là người duy nhất biết chuyện này.
(TIẾP THEO)
TRÁI ĐẤT THỨ NHẤT
(@phantom1340 type)
Tình hình không thể tệ hơn được nữa. Mình bị nhốt trong văn phòng riêng của trùm xã hội đen khét tiếng. Hắn sẽ thịt mình làm món tráng miệng. Max Rose có cả đống đàn em dữ dằn. Một trong những tên đó sẽ xông vào đây bất cứ lúc nào. Phải tìm mọi cách để chuồn gấp khỏi phòng này.
Quay lại, mình nhìn khắp chung quanh. Ôi, sau bàn làm việc có một cánh cửa. Sao lúc trước mình không nhìn thấy nhỉ? Chạy vội lại, mình xoay nắm cửa. Cũng khóa cứng ngắc rồi.
Aaaa! Phải tìm ra ngay kế hoạch B. Cậu Press luôn dự trù kế hoạch B. Ước gì cậu ở đây lúc này, vì mình chẳng có một kế hoạch dự trù nào.
Rồi mình thấy cái điện thoại. Đúng rồi! Cái điện thoại Max Rose mới dằn xuống mấy phút trước. Tại sao mình không nhớ ra nhỉ? Phải gọi cho ông Gunny để cầu cứu. Không biết ông sẽ có thể làm được gì, nhưng ngay lúc này thì đây là hy vọng duy nhất của mình. Chạy tới cái điện thoại đen ngòm, cổ lỗ sĩ (ồ không, rất hiện đại của năm 1937), cầm ống nghe lên, mình quay số. Tay mình run bắn lên khi đặt ngón tay vào lỗ số 9. Số 99 là phòng của đội trưởng phục vụ. Quay 9-9 sẽ gặp được Gunny. Quay số 9 đầu, mình hết hồn vì tiếng rè rè ồn ào của nó vang lên như tiếng cưa gỗ. Nhưng phải quay tiếp thôi.
Vừa định quay tiếp số 9 kế tiếp thì... có một tiếng động. Tiếng động rất nhẹ, nhưng với mình lúc đó nó lớn như tiếng nổ của bom nguyên tử, vì mình biết ngay là mình chết chắc rồi.
Có người vừa mở cánh cửa sau bàn giấy.
Không còn kịp chạy hay trốn vào đâu được nữa. Mình đứng chết lặng. Đương nhiên là không bấm tiếp thêm số 9 nữa. Không thể để chúng biết mình gọi ông Gunny. Nếu chúng biết, cả hai sẽ đều bị giết. Nhè nhẹ đặt lại điện thoại xuống giá đỡ, mình hồi hộp chờ mũi súng dí vào lưng.
-Tôi nghĩ, em không được phép vào đây đâu.
Thì đúng vậy rồi. Nhưng tiếng nói sau lưng làm mình thoáng hy vọng. Vì đó là giọng nói của một phụ nữ, và không có vẻ giận dữ. May ra mình có thể trổ tài ăn nói để thoát khỏi vụ này. Dù sao mình cũng có khả năng dẫn dụ của một Lữ khách mà, đúng không? Không quay lại, mình nói:
-Em mới đem bữa ăn trưa lên cho ông Rose. Khách sạn muốn chiêu đãi đặc biệt, nhưng lại quên đặt sâm-banh lên xe. Đó là quà tặng của khách sạn. Vì vậy, em vào đây để điện thoại cho người ta mang lên, và... bị kẹt vì cửa khóa.
Không biết cô ta có tin những lời bịa đặt của mình không? Hay sẽ kêu toáng lên, gọi mấy tay côn đồ vào, quăng mình qua cửa sổ? Mấy giây im lặng kéo dài như cả thế kỷ. Sau cùng cô ta nói:
-Đây, nhận lấy cái này.
Ui da. Một viên đạn chắc?
Cô ta cười giòn tan, nói:
-Quay lại đi. Tôi không ăn thịt em đâu.
Mình từ từ quay lại, và thấy...
Oa! Đứng giữa khung cửa là một phụ nữ đẹp như những ngôi sao điện ảnh trong các bộ phim kinh điển. Cô ta mặc chiếc áo ngủ màu ngà óng ả, khoác bên ngoài là chiếc áo choàng bằng lụa. Mái tóc đen được chải bới rất hoàn hảo. Trang điểm cũng hoàn hảo. Không giống người mới ra khỏi giường chút nào. Trông cô ta như đang sẵn sàng ngồi làm mẫu chụp hình. Với tất cả lụa là lịch lãm như vậy, mình không thể biết cô ta bao nhiêu tuổi, chỉ có thể đoán là khoảng hai mươi. Nụ cười mủm mỉm như bảo, cô ta biết mình đang sợ đến thế nào.
Khi trấn tĩnh trở lại trước sắc đẹp của người phụ nữ, mình mới nhìn ra một thứ khác khiến tim mình giật thót lên: Cô ta đang giơ ra chiếc chìa khóa đồng kiểu cổ móc vào một khoen tròn:
-Không hiểu sao ông ấy lại cho khóa hết cửa lại như vậy. Chắc là để bắt những ai không có nhiệm vụ vào đây.
Người phụ nữ vừa nhẹ nhàng nói vừa cười mỉm, như thể đang châm chọc mình. Chắc cô ta thích thấy mình lúng túng. Nếu vậy thì cô ta thành công rồi đó, vì mình thực sự đang co rúm cả người. Mình chìa tay nhận lấy chìa khóa:
-Cám ơn. Em thật có lỗi. Không bao giờ em dám vào đây nữa đâu.
Trở ra cửa chính, mình tra chìa khóa và vặn. Cửa mở ra, mình nhẹ cả người khi không thấy thằng cô hồn nào rình rập quanh lối đi chính. Mình khấp khởi hy vọng sẽ sống sót ra khỏi được đây. Khẩn trương đưa trả chìa khóa cho người phụ nữ, mình nói:
-Em ngượng quá.
-Đừng lo. Tôi không cho ai biết đâu. Suỵt.
Đưa tay lên môi, cô ta như muốn nhấn mạnh lời hứa, vẻ hơi đưa đẩy. Mình đáp lại bằng một nụ cười cảm kích chân thật, rồi quay người tiến ra cửa.
-Này.
Lạnh cả người, mình quay lại. Sắp thoát nạn êm thắm rồi, lại chuyện gì nữa đây?
-Còn chai sâm-banh? Em không gọi điện thoại cho họ à?
Ôi trời! Mình nói dối ẹ thật. Không kín kẽ gì hết. Phải động não thật nhanh:
-A... U... Đáng lẽ em không nên vào đây. Để em tự xuống lấy thì hơn.
-Tốt. Em thông minh lắm.
Nói rồi, cô ta trở vào căn phòng phía sau bàn làm việc.
Đinh đoong! Tiếng chuông cửa vang lên. Một tên cô hồn sắp ra mở cửa mà mình thì vẫn cứ lù lù trong văn phòng. Chạy vội ra hành lang, mình tiến về cửa chính.
-Ê! Mày vẫn còn đây à?
Đó là gã đã mở cửa cho mình. Mình vội nói:
-Bây giờ mới xong việc.
Hắn vượt qua mình, ra mở cửa.
Bên ngoài, ông Gunny đứng cùng chai sâm-banh ướp lạnh trong xô nước đá. Ông lên tiếng:
-Quà chúc mừng khách sạn gửi biếu ngài Rose.
Mình ngoái nhìn lại: ngôi sao điện ảnh đang đứng trong hành lang nhìn ra. Tuyệt vời. Vô tình ông Gunny đã biến lời bịp bợm của mình thành sự thật. Thoát rồi.
Gã cô hồn nhận chai sâm-banh, xô mình ra ngoài, rồi đóng sập ngay cánh cửa. Ông Gunny và mình nhìn nhau, không nói một lời. Qua khỏi hai gã kiểm tra an ninh, tiến tới thang máy, mình bấm chuông gọi Dewey. Mấy giây sau, thang máy lên. Mình và ông Gunny vẫn im lặng cho tới khi xuống tới tiền sảnh. Suốt thời gian ở trong thang máy, Dewey nhìn mình lom lom. Cậu ta nóng lòng muốn biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng không dám hỏi trước mặt Gunny. Còn mình, chắc chắn sẽ không hé răng với cậu ấy nửa lời. Ra khỏi thang máy, mình và Gunny tiếp tục bước, tránh xa khỏi tầm nghe của Dewey.
Sau cùng, ông Gunny thì thầm:
-Chú lùn, cháu ở trên đó lâu quá, làm ta lo. Ta phải kiếm cớ để lên trên đó.
-Tuyệt lắm. Rất bõ công của ông. Nghe cháu kể rồi ông sẽ biết.
Rồi mình và ông ấy tách ra, làm việc bình thường suốt thời gian còn lại trong ngày, như không có chuyện gì đáng sợ vừa xảy ra.
Đêm hôm đó, ông Gunny, Spader và mình gặp nhau trong phòng. Mình kể lại tất cả những gì đã xảy ra trong khu phòng của Max Rose.
Spader hỏi mình:
-Tụi Quốc xã này... tàn bạo lắm à?
-Đúng.
-Dữ dằn như mấy tay găng-xtơ ở đây không?
-Khiếp hơn nhiều. Không chỉ là tội phạm, chúng dự định xâm chiếm tất cả mọi lãnh thổ, đồng thời giết hàng triệu con người.
-Vậy thì chúng chẳng khác gì Saint Dane.
-Đúng. Chúng là Saint Dane.
-Vậy... Chúng cùng nhau âm mưu gì?
Nghe Spader phẫn nộ hỏi, ông Gunny lên tiếng:
-Đó là một câu hỏi đích đáng, đúng không?
Saint Dane đang tính làm gì tại đây? Ngoài nhiệm vụ giết người của hai tên găng-xtơ tại ống dẫn ở ga tàu điện ngầm, con quỉ đó vẫn chưa xuất đầu lộ diện.
Bước tới lui, mình nói:
-Quốc xã sẽ trả tiền cho dịch vụ của Max Rose vào ngày 6 tháng Năm. Có thể nếu khám phá ra Max Rose đang làm gì cho Quốc xã, chúng ta sẽ biết âm mưu của Saint Dane là gì.
Spader hỏi:
-Còn Ludwig Zell-một-hai-chín? Nghe cứ như mật mã ấy.
-Chúng ta chưa biết có phải là Ludwig Zell-một-hai-chín hay không. Mà chỉ là L-Z-một-hai-chín.
Mình nhìn Gunny, nhưng ông chỉ nhún vai. LZ-129 rất có thể là chìa khóa của tất cả mọi chuyện, hoặc chẳng có nghĩa gì. Ông Gunny bảo:
-Ta sẽ dò la vụ này.
Sau cùng cả ba đều quyết định: phải luôn theo dõi Max Rose và băng đảng ra vào chỗ hắn, phải đọc tất cả các báo hàng ngày để xem có tin tức gì đề cập về LZ-129 hoặc Ludwig Zell không. Lần đầu tiên từ khi tới Trái Đất Thứ Nhất, mình mới có cảm giác chúng mình sẽ khám phá ra âm mưu phá hủy lãnh địa này của Saint Dane là gì.
Nhưng mình đã lầm, lầm hoàn toàn!
Sau buổi họp đó, thật sự đã không có gì xảy ra. Mình nói rất nghiêm túc đó. Tuyệt đối không xảy ra chuyện gì. Như có hòn đá tảng chặn đứng mọi dấu vết. Max Rose không hề ra ngoài. Ludwig Zell không hề trở lại khách sạn. Tụi mình không hề gặp rắc rối nào với Winn Farrow và băng giết người của hắn. Tụi mình đọc tất cả các báo của New York, New Jersey và Connecticut, nhưng không có một thông tin nào về Ludwig Zell hoặc LZ-129. Nên nhớ, đây là thời đại trước Internet rất lâu. Không thể nhấp chuột, lên mạng tìm: “Ludwig Zell, kế hoạch của tên côn đồ Quốc xã”, và thế là có ngay bản lý lịch đầy đủ về hắn và những gì hắn định làm.
Thật là bực bội.
Ông Gunny đã tới một số văn phòng chính phủ, tìm kiếm những hồ sơ liên quan đến chuyện làm ăn của Max Rose. Ý kiến quá hay. Nhưng kẹt một điều. Đây là năm 1937. Một người Mỹ da đen vào văn phòng chính phủ để lấy thông tin là một chuyện không bình thường. Đây là thời điểm trước khi luật dân quyền được ban hành rất lâu. Những người như Jackie Robinson, Martin Luther King Jr., Colin Powell, Clarence Thomas của tòa án tối cao, và Nelson Mandela chưa phá được rào cản phân biệt chủng tộc đó. Thậm chí, thời gian này chưa có những ngôi sao điện ảnh da đen tầm cỡ như Will Smith hay Eddie Murphy.
(Jackie Robinson: cầu thủ bóng chày người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi cho liên đoàn bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ vào 15.04.1947. Trước đó, chỉ có cầu thủ da trắng mới được chấp nhận chơi cho liên đoàn.
Martin Luther King Jr. (1929-1968): là mục sư, diễn giả, nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Phi – một trong những lãnh tụ người da đen quan trọng nhất trong thời đại của ông, đấu tranh cho phong trào quyền công dân, ủng hộ việc làm thay đổi xã hội bằng những phương pháp không sử dụng bạo lực.
Colin Powell (1937-): vị ngoại trưởng Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, lãnh trọng trách vào năm 2001.
Clarence Thomas (1948-): vị thẩm phán người Mỹ gốc Phi của tòa án tối cao, được chú ý nhiều hơn bất kỳ vị thẩm phán nào trong lịch sử nước Mỹ.
Nelson Madenla (1918-): trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi sau nhiều năm bị tù đày do phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Will Smith: sinh năm 1968, tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Eddie Murphy: sinh năm 1961, tại Brooklyn, New York, Hoa Kỳ.)
Vì vậy, ông Gunny gần như chỉ húc đầu vào những bức tường kiên cố.
Sẽ vô cùng chán nản hơn nữa, nếu mình và Spader không cố gắng tìm chuyện giải trí suốt thời gian vừa qua. Những ngày còn ở Cloral, anh ta đã cho mình hưởng những giờ phút thư giãn thú vị, vì vậy mình muốn đáp trả trong thời gian ở Trái Đất Thứ Nhất.
Mình đưa Spader đi xem phim. Chưa bao giờ anh ta được thấy một thứ gì giống như chiếu bóng, nên phản ứng của anh làm mình rất khoái. Lúc đầu Spader phát hoảng, giống như khi tụi mình thấy hình ảnh ba chiều ở Veelox. Nhưng chỉ sau một lúc, anh ta bắt đầu chăm chú theo dõi chương trình. Hai bạn tin không? Giá vé chỉ là hai mươi lăm xu! Tụi mình xem rất nhiều phim: Anh em nhà Marx, cả phim mình vẫn ưa thích: Một đêm trong nhà hát Opera. Hai đứa cũng xem mấy phim cao bồi miền Tây với một cha có tên là Tom Mix, thậm chí có bản gốc của phim King Kong nữa. Xem những phim này trên màn ảnh lớn đã hơn xem trên ti-vi nhiều.
Tụi mình đi khắp New York. Mình đưa Spader lên tận nóc nhà Empire State. Tuyệt lắm. Vì tụi mình vừa mới xem King Kong leo lên tòa nhà chọc trời này trên màn ảnh. Hai đứa đi thăm tượng Nữ Thần Tự Do và Nhà Ga Trung tâm. Còn đi cả tàu điện ngầm ra đảo Coney và ăn dồi nóng nữa. Ngon lành không?
Nhưng cái ngày sung sướng nhất là khi mình lên khu Bronx. Không, không phải bằng ống dẫn đâu. Tụi mình tới xem một trận đấu bóng chày của đội Yankees. Thật không thể nào tin nổi. Mình đã được nhìn tận mắt cả Lou Gehrig và Joe DiMagio (Lou Gehrig: sinh năm 1903, biệt danh “Ngựa Sắt” – người hùng của đội bóng chày New York Yankees từ năm 1925-1939. Joe DiMagio: sinh năm 1914, trung vệ huyền thoại của đội New York Yankees, biệt danh “Thiên lý mã Yankees”.). Còn gì sướng hơn không? Spader không hiểu luật chơi nên rất khó giải thích cho anh, nhưng không sao. Mình cứ bay bổng như được ở trên thiên đàng vậy.
Đã hơn nữa, tụi mình còn chơi cả bóng rổ nhiều lần.
Nói thật, trong những trò cần tới thể lực, Spader vượt trội hơn hẳn mình. Anh ta vừa lớn tuổi vừa lớn xác hơn mình (ít ra thì mình tự nhủ vậy đó). Nhưng nói tới bóng rổ, ui da, đó là nghề của mình.
Nói nghe có vẻ thô thiển, nhưng quả tình mình đá đít anh ta cái một. Tụi mình đặt một vòng ném bóng trong hành lang sau khách sạn và lén ra đó mỗi khi có dịp. Ông Gunny đã kiếm được cho tụi mình một quả bóng da cũ rích. Vòng để ném bóng thì cong queo, rỉ sét và chẳng có lưới, nhưng không hề gì. Mình tuyển thêm mấy anh bồi trẻ, trong đó có cả Dewey. Tội nghiệp, cậu ấy chơi dở hơn cả Spader.
Những trận đấu của tụi mình giống như cuộc nghỉ hè nho nhỏ, làm tạm quên đi mọi lo âu của đời Lữ khách. Nó đưa tâm trí mình trở lại một thời mọi chuyện đều nhẹ nhàng hơn, cái thời mà mối quan tâm lớn nhất của mình chỉ là: chẳng biết Courtney có thích mình nhiều bằng mình thích nhỏ ấy không? (Đúng vậy đó, Courtney. Mình thú thật là đã thường suy nghĩ rất nhiều về chuyện này.)
Dù chuyến phiêu lưu trên Trái Đất Thứ Nhất rất tuyệt, nhưng sự lo lắng vẫn như lưỡi gươm cổ to lớn lơ lửng trên đầu chúng mình. Càng kéo dài việc không khám phá được điều gì về Max Rose và tụi Quốc xã, mình càng thêm lo sợ. Ngày 6 tháng Năm đã tới gần mà dường như vẫn chẳng thấy gì xảy ra.
Mình lầm. Ngày 3 tháng Năm, tình hình bắt đầu biến chuyển.
Khởi đầu hôm đó rất bình thường, trừ việc khách sạn đang đón chờ một vị khách danh tiếng. Tên cô ta là Nancy Olsen, nhưng mọi người đều gọi cô ta là “Jinx”. Jinx là phi công bay trong phi đội biên phòng. Thời này không có nhiều phi công nữ, nên Jinx thật sự là một người nổi tiếng. Cô được cử đi khắp nước để giao lưu với công chúng. Mình đoán mục đích là để phụ nữ quan tâm tới chuyện phục vụ trong quân đội. Năm 1937, đàn bà con gái bình thường chẳng ai ham những việc như việc bay bổng trong đội biên phòng, vì vậy Jinx Olsen là một nhân vật độc đáo.
Chuyến công tác vòng quanh đất nước đó đưa cô tới New York và Jinx sẽ ở lại khách sạn một tuần để gặp gỡ và thuyết trình trước công chúng. Một bữa tiệc lớn dành cho cô dự định được tổ chức trong phòng khiêu vũ ở lầu hai mươi chín của Manhattan Tower, với đầy đủ nghi lễ chúc tụng, ban nhạc, các nhân vật danh tiếng, chính khách và thương gia. Bữa tiệc sẽ có hơn hai trăm khách, vì vậy khách sạn cần tối đa nhân viên phục vụ, trong đó có mình và Spader.
Khi Jinx Olsen đến khách sạn, mình hiểu ngay vì sao cô được chọn lên poster của đoàn Biên phòng. Cao ráo, xinh đẹp và đầy tự tin. Hầu hết phụ nữ mình thấy trên Trái Đất Thứ Nhất đều mặc váy dài, nhưng Jinx thì không. Cô mặc quần ka-ki và áo vét da nâu nhàu nát. Nhưng cô ta trông không giống con trai đâu. Đôi mắt xanh long lanh và nụ cười rộng của Jinx làm sáng rực cả căn phòng. Nhìn cô vừa bước vào tiền sảnh với cái túi len thô khoác vai, trong đầu mình bật ngay ra một từ: “nhà thám hiểm”.
Ông Caplesmith, viên quản lý khách sạn mập ù, đón cô với nụ cười:
-Xin chào cô Olsen. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón cô tới ngụ tại đây.
Jinx đứng khựng lại, tròn xoe mắt hỏi:
-Vì sao?
Ông Caplesmith không biết phải nói sao để Jinx Olsen vừa ý, và Jinx biết rõ điều đó. Ông ta hơi đỏ mặt.
-Vì... vì cô là một phi công danh tiếng.
-Chúng ta nên thành thật. Các ông vui mừng vì chính phủ Mỹ đã đổ cả đống tiền để tổ chức bữa tiệc đêm mai, phải vậy không?
Ông Caplesmith bối rối ra mặt, nhưng ông ta biết tốt hơn là nên thành thật với cô gái này:
-Vâng. Có thể... cô nói đúng.
Jinx cười cười, thân mật thụi lên cánh tay ông:
-Không sao. Chỉ để chúng ta hiểu rõ nhau hơn thôi mà. Phòng của tôi đâu?
Ông Caplesmith cố không xoa chỗ tay đau. Nhìn quanh và thấy mình, ông ra lệnh:
-Phục vụ.
Chạy tới trước mặt ông, mình đứng nghiêm như chào cờ. Ông Caplesmith khoái kiểu này lắm. Đưa chìa khóa phòng cho mình, ông ra lệnh:
-Đưa cô Olsen lên phòng 15-15.
Mình với tay cầm túi da của Jinx, nhưng cô không buông, mà cười nói:
-Khỏi cần, sếp. Tôi tự xách được. Chỉ cần chỉ đường cho tôi.
-Vâng, thưa cô.
Jinx theo mình tiến đến thang máy. Liếc vội ra sau, mình cố nhịn cười khi thấy ông Caplesmith đang xoa xoa cánh tay đau.
Jinx Olsen là người tuyệt nhất từ khi mình làm việc tại khách sạn này. Tất nhiên, không tính tới ông Gunny.
Mình nói:
-Công việc của cô thú vị thật. Được đi cứu hộ và... đủ thứ hết.
-Phải, thú vị lắm.
Nói vậy, nhưng giọng cô có vẻ không vui. Mình hỏi:
-Không đúng vậy sao?
-Sẽ rất thú vị, nếu thỉnh thoảng người ta cho tôi làm việc. Là phái nữ, không dễ gì được nhận công tác đâu.
Mình và Jinx vào thang máy. Dewey điều khiển cho thang máy đi lên. Cậu ta gạt đúng cần ngay từ đầu. Chắc anh chàng tập tành dữ lắm.
Mình nói với Jinx:
-Không công bằng. Cô có tài, cô phải được bay để làm nhiệm vụ chứ.
-Em biết đã bao nhiêu lần tôi bảo họ như vậy rồi chưa? Nhưng họ thà cử tôi đi diễu lòng vòng khắp nơi để giao lưu với công chúng và không bị một vết xước. Quỷ tha ma bắt, tôi là một phi công khá hơn cả đống phi công nam trong đội. Ôi, nhưng là phụ nữ, tôi chẳng có cơ hội chứng tỏ khả năng.
Dewey bỗng hỏi:
-Cô biết Amelia Earhart không?
-Tôi đã gặp cô ta. Hiện nay cô ta là một phi công.
-Amelia Earhart nào? Có phải là nữ phi công bị mất tích trong chuyến bay vòng quanh thế giới không?
Cả Dewey và Jinx trợn mắt nhìn, như mình từ sao Diêm vương rơi xuống. Jinx nói:
-Chắc em lầm rồi, cuối tháng này cô ta mới bay mà.
Oa! Đây là Trái Đất Thứ Nhất. Mình đang nói đến một chuyện chưa xảy ra. Nhưng mình không lầm, vì nhớ rõ ràng là đã xem một chương trình về Amelia Earhart trên ti-vi. Bà không bao giờ hoàn thành được chuyến bay đó. Mình đúng là vô tâm khi nói ra điều đó với họ. Nhưng họ sẽ không bao giờ tin đâu, vì mình nói chuyện tương tai mà. May mắn là thang máy đã lên tới lầu mười lăm. (Amelia Earhart: sinh năm 1987, một trong những nữ phi công nổi tiếng nhất nước Mỹ, là người phụ nữ đầu tiên bay một mình băng qua Đại Tây dương (1932) và Thái Bình dương (1935). Bà mất tích năm 1937 ở Nam Thái Bình dương, khi sắp kết thúc chuyến bay vòng quanh thế giới.)
-Tới rồi.
Mình thông báo rồi bước vội ra khỏi thang máy để không phải bàn đến đề tài Amelia Earhart nữa. Mình mở cửa phòng 1515 và dặn Jinx nếu cần gì cứ gọi ông Gunny – đội trưởng phục vụ, chắc chắn ông sẽ cử một trong đám tụi mình lên ngay. Jinx cám ơn và cho mình 25 xu. Không nhiều, nhưng cũng đủ để xem phim Anh em nhà Marx. Mình nói với cô ấy:
-Cô biết không, có thể hiện nay cô gặp khó khăn. Nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ có rất nhiều phi công nữ. Người ta sẽ nhận thấy các cô chẳng thua kém nam giới. Tôi bảo đảm, mọi chuyện sẽ thay đổi.
Mấy câu nói của mình làm Jinx cười tươi rói. Cô ta luôn có vẻ cứng rắn, nhưng mình nghĩ đó là vì Jinx phải sống còn trong cái nghề đầy nam tính. Trong thoáng giây đó, cô ta thả lỏng, và mình đã thấy được con người thật sự của cô đằng sau vẻ ngoài cứng cỏi. Cô ta hỏi mình:
-Này sếp, tên sếp là gì vậy?
-Bobby Pendragon.
-Bobby, tôi là Jinx. Cám ơn những lời nói tốt đẹp của em. Tôi sẽ nhớ mãi.
Jinx nháy mắt và bắt tay mình.
Mình rất thích Jinx Olsen. Vẻ tự tin và ngang tàng của cô làm mình nhớ đến Spader. Hy vọng có ngày cô ta có cơ hội chứng tỏ mình.
Buổi tiệc danh dự dành cho Jinx Olsen vào tối hôm sau thật sự hoành tráng. Phòng khiêu vũ trên lầu hai mươi chín trang trí toàn màu đỏ, trắng và xanh dương. Trên trần là hàng ngàn bong bóng đủ màu sắc. Đàn ông, đàn bà đều mặc trang phục dạ hội. Mình nhận ra một số những ngôi sao điện ảnh từ thuở xa xưa, nhưng không biết tên. Nhưng chắc chắn mình biết một người, đó là Lou Gehrig. Dù anh ta không mặc đồng phục của đội Yankees, mình vẫn nhận ra anh ta.
Dàn nhạc lớn tấu nhạc cho mọi người khiêu vũ. Tất cả nhạc công đều mặc vét trắng, trông họ cứ như vừa bước ra từ một phim của Abbott và Costello (Abbott (1895-1974) và Costello (1906-1959) là một trong những cặp danh hài người Mỹ được ưa chuộng nhất trong lịch sử hài kịch.). Thậm chí mình còn nhận ra mấy bản nhạc họ đang chơi. Như mình vẫn nói, muốn biết nhạc cổ điển, cứ xem phim hoạt hình Bugs Bunny. Muốn biết nhạc swing ngày xưa (swing: loại nhạc jazz êm dịu nhún nhảy, nhất là do những dàn nhạc nhảy lớn chơi trong những năm 1930.), cứ xem phim của Abbott và Costello. Ai bảo truyền hình không có tính giáo dục nào.
Có một bàn dài dành cho quan chức cao cấp. Jinx ngồi tại bàn này, ngay chính giữa. Trông cô ta chẳng thoải mái trong bộ váy áo trang trọng tí nào. Tội nghiệp. Đây là cái giá Jinx phải trả để được phép bay. Cô phải trở thành một đại sứ thiện chí và phải luôn tỏ ra vui vẻ với tất cả mọi người. Mình bảo đảm Jinx rất ghét công việc này.
Còn lại là những bàn đầy người nhậu. Toàn thể phục vụ bàn được tập trung và tất cả bọn mình đều mặc vét trắng cộc, quần đen, găng tay trắng. Công việc cũng chẳng khó khăn gì. Mỗi đứa được chỉ định phục vụ một bàn, chạy tới lui vào khu nhà bếp, bê thức ăn ra. Căn bản là không được làm vãi đổ đồ ăn.
Lý do mình kể cho hai bạn biết về đủ thứ trong bữa tiệc này, không phải vì đây là một ngày hội vui vẻ gì đâu. Chán ngắt à. Mà vì có một bàn khách đặc biệt gần đầu chiếc bàn dài, nổi bật lên là Max Rose và băng nhóm của hắn. Mình không thể tin nổi chuyện này. Đây là một bữa tiệc xa hoa do chính phủ Hoa Kỳ tổ chức, vậy mà một tên găng-xtơ khét tiếng lại chiếm vị trí hàng đầu và ngay trung tâm phòng tiệc. Mình đoán, hắn có mặt tại đây bởi hắn là vị khách quan trọng nhất của khách sạn. Cũng theo mình suy đoán, khi người ta là thượng khách, người ta được hưởng quyền ưu đãi... cho dù đó là một tên côn đồ.
Gunny thu xếp để mình và Spader phục vụ bàn của Max Rose. Hai đứa luôn lăng xăng quanh hắn và đám khách của hắn, đáp ứng từng đòi hỏi nho nhỏ của chúng. Nhưng việc chính của hai đứa mình là lắng nghe từng lời nói, hy vọng nắm bắt được chút manh mối để tìm hiểu LZ-129 là gì, hoặc chuyện gì sẽ xảy ra trong ngày 6 tháng Năm.
Thấy mình, Rose kêu lên:
-Buck Rogers! Phi hành gia thân mến của tôi. Họ cũng đưa cả cậu lên làm phục vụ bàn à?
-Dạ, thưa ngài Rose. Tất cả chỉ để phục vụ ngài tốt nhất.
Hắn ha hả cười. Mình nghĩ thằng cha này khoái mấy kẻ biết “kênh” một chút, nhất là khi kẻ đó lại biết tâng bốc hắn.
-Buck, rót rượu liên tục. Ta sẽ thưởng hậu.
-Rõ, ngưa ngài Rose.
Tốt. Mình đã định ở sát bên hắn mỗi khi có dịp. Chung quanh bàn toàn những gương mặt cô hồn mình vẫn thấy ra vào khách sạn. Thật không may: thiếu mặt Ludwig Zell. Nhưng chiếc ghế bên Rose còn trống. Hy vọng ghế đó để dành cho anh bạn Quốc xã của tụi mình. Mình vừa mở chai sâm-banh và rót cho Rose thì người khách của chiếc ghế trống xuất hiện. Nhưng không phải là Zell.
Giọng phụ nữ thánh thót:
-Xin lỗi tới trễ, Maxie. Em chọn mãi mà không ưng ý cái áo nào.
Mình ngước lên, suýt làm rơi chai sâm-banh. Đó chính là người đàn-bà-trông-như-ngôi-sao-điện-ảnh đã bắt gặp mình trong văn phòng của Max Rose.
Cô ta nhìn mình, nháy mắt. Mình ná thở luôn, chỉ sợ cô ta kể lại những gì đã thấy trong văn phòng. Chết rồi. Mình chết chắc rồi. Cô ta cầm ly lên, đưa cho mình rót sâm-banh.
-Cậu bồi nhỏ bảnh trai quá. Mình đã gặp nhau bao giờ chưa nhỉ?
Cô ta đùa à? Không nhớ thật hay cô ta chỉ muốn làm cho mình điên lên? Mình nói dối:
-Chắc là chưa, thưa cô.
-Em nói đúng. Làm sao ta quên được một anh chàng bảnh trai như em?
Lại cười tủm tỉm và nháy mắt. Cô ta biết chính xác mình là ai. Chỉ cố tình chơi trò mèo vờn chuột thôi. Mình toát mồ hôi và tìm cách lảng gấp ra chỗ khác. Đêm nay sẽ gây cấn đây.
Sau bữa ăn là hàng loạt diễn văn từa tựa như nhau. Hàng loạt chính khách nói về vai trò quan trọng của phụ nữ trong quân đội và đoàn biên phòng và vân vân... Bài diễn văn kết thúc là của chính Jinx Olsen. Rất tiếc phải nói thật là bài diễn văn của cô cũng chẳng có gì hấp dẫn. Jinx đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ, nhưng nhìn đoán chắc cô ta ghét từng giây từng phút của buổi tiệc này.
Sau màn diễn văn, nhạc lại nổi lên để quan khách khiêu vũ. Đúng lúc đó mình lại bị kinh ngạc lần thứ hai. Trưởng ban nhạc tiến tới mi-crô, tuyên bố bằng một giọng mướt như lụa:
-Thưa quí bà quí ông, xin đón mừng nữ ca sĩ đặc biệt của chúng ta đêm nay: Esther Amaden kiều diễm.
Mình nhìn quanh để xem quý cô kiều diễm đó là ai và thấy bạn gái của Max Rose đứng dậy. Oa! Hèn chi cô ta đẹp quá chừng. Một ca sĩ xịn và cũng tốt bụng nữa! Không phải là fan cuồng nhiệt của âm nhạc, nhưng mình thấy rõ ràng cô ta có một chất giọng rất tuyệt và... tuyệt đẹp dưới ánh đèn sân khấu. Cô hát mấy bài mình nghe quen quen. Mọi người trong phòng tiệc chắc phải biết những bài này, vì khi cô vừa cất giọng, họ đã vỗ tay hoan hô rào rào.
Tóm lại, đó là một buổi tối rất tao nhã và... chán ngắt. Sau một đêm dài, tiệc gần tàn mà mình vẫn không nghe ngóng được chút tin tức giá trị nào từ đám người ở bàn của Rose. Với những gì cần thiết cho nhiệm vụ của chúng mình, đêm đó sắp hoàn toàn “bể sô”.
Đó là theo mình nghĩ. Thật ra, mọi chuyện đang biến chuyển đầy kịch tính.
Rất đông nhân viên phục vụ trong buổi tiệc và mình quen biết hầu hết số họ. Nhưng mình không biết ai trong số những người vừa mới vào làm việc đêm nay. Không có lý do để tìm hiểu họ, vì mình chỉ quan tâm tới Max Rose và những người cùng bàn với hắn. Nhưng khi đang đứng nghe Esther Amaden hát, có một chuyện làm mình chú ý, thay vì chăm chú vào Rose.
Mình đang đứng gần cửa bếp xem màn trình diễn. Ban nhạc sáng rực dưới ánh đèn xanh dịu. Quả cầu thủy tinh trên trần đang quay tròn, tỏa những đốm sáng trắng lấp lánh như những con đom đóm nhảy nhót trên mình ban nhạc, các vũ công và thực khách. Trung tâm của sự chú ý là Esther đẹp mê hồn trong ánh đèn pha trắng.
Không hiểu vì sao mình lại bỗng quay nhìn hướng khác, nhưng thế lại hay. Điều mình nhìn thấy làm mình rung động. Đó là một trong số mấy tay phục vụ mới. Có lẽ điều làm mình chú ý đến hắn là vì hắn ta đi quá chậm, lưng áp sát tường. Điều tối kỵ trong đêm đó là: phục vụ không được chậm chạp lề mề. Công việc rất bận rộn. Vậy mà gã này rón rén từng bước.
Hai tay hắn bưng một khay lớn, với một nắp đậy bằng bạc. Nếu là hai tiếng trước thì không có gì là lạ. Nhưng lúc này, bàn ăn đã được dọn sạch. Hắn đang làm gì với cái khay to đùng kia? Càng đáng chú ý hơn, là hắn mon men tiến tới cái bàn của Max Rose. Mình bước lại gần để nhìn rõ mặt hắn, và rồi... miệng mình há hốc.
Mình biết tay này! Đó chính là gã găng-xtơ luôn có vẻ lo lắng trong nhà ga tàu điện ngầm!
Nhạc lên tới cao trào. Mọi người quay cuồng trong điệu swing. Không ai thấy tên găng-xtơ này rón rén lại gần Max Rose. Rồi, hắn lùa tay xuống dưới nắp đậy khay, rút ra khẩu súng. Người của Winn Farrow án binh bất động trong suốt một thời gian dài, nhưng đêm nay chúng đã trở lại. Đêm nay chúng sẽ hạ Max Rose.
Và mình là người duy nhất biết chuyện này.
Tác giả :
D.J. Machale