Ôn Lại Chuyện Ngày Xưa
Chương 32 Không sợ em không đồng ý sao?
Đèn đỏ.
Nhấn phanh trước cả quãng, xe nhẹ nhàng dừng lại, không làm anh thức giấc.
Màn đêm đã buông, phố phường yên tĩnh, chốc chốc lại có người đi đường, tôi bần thần, sau đó kéo tấm che sáng xuống, soi mình trong gương.
Vẫn là khuôn mặt ấy, trang điểm nhạt; vẫn là mái tóc dài, đuôi tóc uốn xoăn; khuyên tai lấp ló, đây có tính là ăn diện trưởng thành không; một chiếc kính nằm trên sống mũi… Độ cận đã tăng, không đeo thì không thể lái xe.
Đúng là anh đã đoán trúng phóc.
Tôi bất giác bật cười, mím miệng đẩy gương về, nhưng không ngờ vô thức mạnh tay kêu *cạch* một tiếng, khiến người bên cạnh cử động.
“Đèn xanh kìa.” Lý Miễn hé mở mắt, giọng ồm ồm.
“Ừ…” Tôi nâng tấm che lên, khởi động xe, “Đánh thức anh à?”
“Có ngủ đâu.”
“Thôi đi, rõ ràng đã ngủ thiếp.” Tôi nói, “Sao cứ tụ tập là bọn anh lại uống nhiều thế hả, từ hồi đại học em đã phải để ý mấy lần, bây giờ vẫn thế.”
“Không uống nhiều.” Anh cãi, dựa ra sau vắt tay lên trán, “Anh vẫn tỉnh.”
“Từ Chi Dương say lắm rồi, lúc nãy xuống xe còn đi đường liêu xiêu… À, cậu ấy đã đến khách sạn chưa?”
“Đến rồi, có nhắn tin báo.” Lý Miễn xoay mặt đập vào cửa sổ, đón gió nói, “Cậu ấy đô cao chứ không thấp đâu, lần nào cũng giả say.”
Rồi như sực nhớ ra chuyện gì, lập tức im lặng. Một lúc sau, tôi nói: “Em thấy cậu ấy say thật rồi, cứ mơ mơ màng màng.”
“Ừm, em nói phải.”
Lý Miễn đáp, mắt từ từ khép lại. Đèn đường le lói ngoài cửa sổ, để ánh sáng và bóng tối đan xen trên mặt anh, viền theo đường nét hoàn hảo.
Bỗng cảm thấy đèn đường chạy ngược giống như chiếc bật lửa lúc sáng lúc tắt năm ấy. Về sau anh còn nghiêm túc phản bác, nói bật lửa loại này sẽ nổ nếu thắp sáng quá lâu, không phải anh cố ý tạo bầu không khí.
Nhưng hình ảnh ngọn lửa bùng lên soi sáng mặt anh, sau đó là cái ôm lẫn mùi rượu trong bóng tối vẫn in rõ trong đầu tôi. Theo hồi ức, tôi nhắc lại chuyện ngày xưa: “Nè, lúc ấy anh không sợ em không đồng ý à?”
“Hả?”
“Ở Tây Đường, tối hôm bọn anh uống say, hiệu sách.”
“À…” Lý Miễn nhớ lại, thốt ra hai chữ, “Sợ chứ.”
Tôi nhìn đoạn đường phía trước, buồn cười nhưng vẫn nghiêm mặt nói: “Em thấy anh hỏi hùng hồn lắm mà, không giống sợ.”
“Anh hỏi cái gì?” Anh hứng thú đổi tư thế.
“Tự ngẫm đi.”
Một bầu im lặng kéo dài. Tôi bực bội, nhớ nhầm thời gian ở bên nhau đã đành, đến lời quan trọng như vậy cũng quên được sao? Đúng lúc gặp đèn đỏ, tôi lườm anh một cái.
Kết quả là thấy khoanh tay tựa ra ghế, khóe mắt thấp thoáng ý cười, ung dung như biết rõ, nói: “Anh bảo, không xem em là bạn, hỏi em có muốn thử một lần không.”
… Nguy hiểm quá, đã hai mươi mấy năm mà tôi vẫn không chống cự nổi trước vẻ nghiêm túc vô tình của anh. Con tim đập chậm một nhịp, mơ hồ đáp: “Đúng, chính nó.”
“Có muốn thử… làm hòa với nhau? Bắt tay giảng hòa?”
“… Hả?”
“Không phải lúc đó bọn mình tuyệt giao à, buổi tối em còn nhắc nhở anh.” Anh nhướn mày hít sâu một hơi, nói: “Nên mới hỏi em có muốn thử làm bạn lần nữa không.”
Tôi cứng người, tức tối la lên: “Lý Miễn, anh chơi em hả?”
“Không có không có, đèn xanh đèn xanh.”
Anh cười cười sờ gáy tôi, trấn an: “Xe sau giục rồi kìa.”
“Đằng sau không có xe!”
Nhưng tôi nhìn vào gương chiếu hậu, đạp chân ga. Tôi bực mình, nghiêng đầu né khỏi tay anh, “Lúc ấy anh có ý đó thật à?”
“Làm gì có, anh nghĩ nếu em không đồng ý thì dùng cớ đó giải vây.” Anh thở dài, “Còn không vẫn hơn là không làm bạn.”
“… Hừ.”
“May mà em đồng ý.”
“Bị anh lừa.” Cái đồ đến tỏ tình cũng chừa đường lui.
“Thế anh phải cám ơn em bằng lòng bị anh lừa.”
“Không khách khí, em khờ.”
Đốp chát ngay miệng, như mọi lần trong cuộc sống thường ngày của chúng tôi.
Nhưng khờ thật ư? Thực ra trong lòng tôi rất rõ, không có khoảnh khắc nào tỉnh táo hơn lúc ấy. Câu nói của Lý Miễn như rẽ mây đen thái dương ló rạng, xua đi lo lắng và trốn tránh trong tôi, để tôi tỉnh táo nhận ra rằng ngoài việc đồng ý, bản thân không có lựa chọn thứ hai.
—
Năm 2009, trước Tết.
Chúng tôi kết thúc chuyến hành trình dạo chơi Tây Đường, tới Thượng Hải rồi mỗi người tự về nhà.
Chỉ có mình tôi vào Nam, Lý Miễn, Từ Chi Dương và Ngô Thừa Thừa cùng nhau ra Bắc. Ga tàu dịp Tết tấp nập náo nhiệt, người người đứng xếp hàng dài. Lý Miễn đặt hai tay lên vai tôi, khiến tôi càng khó nhúc nhích so với sự đông đúc chật chội.
Sao lại nóng thế này, mồ hôi đổ như tắm. Tôi giật thót quan sát phản ứng của người khác, Ngô Thừa Thừa nhìn chằm chằm hành lý của mình, Từ Chi Dương đi tít phía trước dẫn đường, không ai phát hiện.
Lúc này mới ngẩng mặt nhìn cậu, khi cậu cúi xuống nhìn thì tôi lập tức ngó nghiêng, bứt rứt e dè. Lý Miễn cười nói: “Nhìn đường kìa.”
“… Có nhìn mà.”
“Chuyến tàu của cậu đi nhanh, sớm hơn bọn tớ.”
“Ừ, cũng may tớ lên đường trước, không là phải chờ một mình rồi.”
“Lên tàu nhớ chú ý, cất kỹ hành lí, không được ăn đồ của người lạ…”
Nghe thấy thế, tôi lập tức ngẩng mặt lên, trong tích tắc như tìm về được nhịp sống chung quen thuộc, đốp lại ngay: “Chẳng lẽ tớ còn không biết chuyện này?”
Đúng lúc Lý Miễn cụp mắt, ngẩn ra hai giây rồi bỗng cúi đầu. Tôi giật mình, nhìn gương mặt cậu áp sát mà đầu óc trống trơn, chỉ còn tiếng tim đập thình thịch… Kết quả vào đúng khoảnh khắc quan trọng này, Từ Chi Dương chợt ngoái đầu nói:
“Này, các cậu lấy chứng minh thư ra đi, đằng trước cần kiểm tra.”
Tôi giật thót, như đang quay cóp thì bị giáo viên bắt tại trận. Không biết là nhũn chân hay muốn trốn tránh, cả người xụi lơ ra, phải nhờ Lý Miễn đỡ.
Đối diện với cái nhìn của Từ Chi Dương và Ngô Thừa Thừa, tôi lúng túng cười lục tìm trong cặp: “Tớ đang tìm đây ha ha, không để ý xém ngã.”
“Cậu hay thật đấy, may có Lý Miễn đứng sau.” Ngô Thừa Thừa trách.
“Đúng đúng.” Vội vàng thuận thế leo xuống.
“Nhớ để ý.” Từ Chi Dương dặn, bình tĩnh quay người lại, bóng lưng chợt ẩn chợt hiện trong đám đông. Tôi thở phào như tránh được kiếp nạn, thì lúc này trên đỉnh đầu vang lên âm thanh rất khẽ: “Cậu sợ cái gì?”
“Hả?” Lúc này mới nhận ra, kiếp nạn đang ở trước mắt kia kìa.
“Không muốn để các cậu ấy biết?”
“Không phải mà…”
Lý Miễn im lặng, buông tay ra.
Cứ kỳ quặc thế nào, làm bạn đã quá lâu, trong nhất thời không đổi vai được, quả thực rất khó xử. Vì chuyện vừa nãy mà lòng bàn tay đổ đầy mồ hôi, đến khi vào ga vẫn cứ thấp thỏm.
Bốn người có tâm sự riêng, im lặng suốt buổi, lúc này trong loa thông báo chuyến tàu của tôi đã bắt đầu kiểm vé.
“Chuyến của tớ đến rồi, tớ đi trước đây.” Cúi đầu kéo vali, ấp úng nói, “Cái đó, có chuyện này muốn nói với các cậu, là…”
Nói thế nào bây giờ, mặt nóng bừng lên rồi. Ắt hẳn ngày bé ai ai cũng từng ước điều này rất nhiều lần, mọi người sẽ mãi mãi làm bạn với nhau… Cũng đã nói thế với Từ Chi Dương, mọi người đều là bạn tốt.
Lời đến bên môi mới hay, nói ra đâu có dễ.
“Nói gì?” Ngô Thừa Thừa giục, “Người ta xếp hàng dài kiểm vé rồi kìa Khương Lộc.”
“Là, tớ…”
Lý Miễn thả lỏng chân mày, tiện tay xách hành lý: “Đi thôi, xếp hàng nào.”
Nói đến đây thì dừng, lúng túng gãi đầu, đành cất bước đi theo cậu. Nhưng vừa đi được vài bước thì Lý Miễn ngoái đầu bổ sung: “Tớ đi tiễn bạn gái tớ, đây chính là chuyện Khương Lộc muốn nói.”
Một hồi im lặng, Ngô Thừa Thừa phản ứng chậm, một lúc lâu sau mới “wow” một tiếng thật dài.
—
Suốt dịp nghỉ Tết, gần như ngày nào cũng gọi điện chuyện trò cùng Lý Miễn.
Cảm giác này thật kỳ diệu.
Đã ngủ chưa? Ăn cơm chưa? Đang làm gì đó?
Rõ ràng chỉ là những câu đối thoại bình thường, nhưng ngầm ý lại là “tớ nhớ cậu”.
Buổi tối, tôi ngồi trên giường nói chuyện với cậu về mâm cơm đêm Giao thừa, đúng lúc mẹ đem nước trái cây vào, phàn nàn: “Ngày nào về nhà cũng gọi điện, nói chuyện với ai đấy?”
“Khụ… Không phải ai… là Lý Miễn.”
“Ơ, lâu lắm rồi chưa gặp thằng bé này, học cùng trường với con đúng không?”
Mẹ tôi đặt khay xuống, coi bộ không tính rời đi, còn đứng bên nói to: “Hỏi thăm dì Chu của con thế nào rồi? Cho mẹ gửi lời hỏi thăm!”
Tôi đành thuật lại y nguyên: “Mẹ tớ hỏi thăm sức khỏe dì Chu năm mới!”
“Lý Miễn à, bây giờ cháu thế nào rồi? Nghe Lộc Lộc nói là học kỹ thuật gì đó hả?” Lần này bà đã biến luôn thiết bị cầm tay thành thiết bị rảnh tay.
Có vẻ đầu dây cũng nghe thấy, cười mãi, sau đó mới ngoan ngoãn trả lời: “Kỹ thuật điện ạ.”
“Nghề này được lắm, Lý Miễn à, cháu có bạn gái chưa?”
Tôi đần mặt, áng đỏ lập tức lan đến tận bên tai, nhanh nhảu cướp lời: “Mẹ hỏi cậu ấy chuyện này làm gì?”
“Chậc, không phải sinh viên có bạn gái là bình thường hả?” Mẹ liếc tôi, đoạn nói: “Coi như cũng chứng kiến cháu trưởng thành, nếu có bạn gái dì sẽ kiểm định cho cháu.”
Lý Miễn im lặng một hồi, sau đó khiêm tốn trả lời: “Vậy chắc chắn có thể qua ải.”
“Lý Miễn à, mấy đứa cháu chơi với nhau từ nhỏ tới lớn, nói thật, không khác gì anh chị em ruột. Cháu ấy, ở trường nhớ để ý Lộc Lộc giúp dì nhé.”
Nói tới đây, mẹ tôi bỗng sực nhớ một chuyện, cầm luôn điện thoại nói: “À, dì hỏi cháu, cháu có biết Lâm Hiếu Thành không? Cháu cảm thấy thằng bé đó thế nào?”
“Mẹ!”
Tôi xù lông, cướp lại điện thoại đẩy bà ra. Mẹ chỉ coi tôi xấu hổ, làu bàu, “Được rồi được rồi, không nói nữa không nói nữa, hai đứa cứ từ từ nói chuyện.”
Thật ra từ trước đã có chuyện này rồi. Lâm Hiếu Thành là người bạn đầu tiên kể từ khi tôi chuyển nhà, vì thế hai nhà qua lại rất thường xuyên, còn thi đậu cùng một trường, cùng lên Bắc Kinh, hay chuyển đồ thư từ hộ nhau, bố mẹ hai bên đều rất yên tâm.
Huống hồ cậu ta còn rất đạo mạo, bộ dạng đoan chính, tâm tư tinh tế, dễ dỗ người lớn vui. Ngày trước mẹ tôi cũng từng nói xa nói gần, vẫn chưa bỏ ý định.
Tôi đưa điện thoại lên tai, dè dặt “alo”.
Lý Miễn vừa tức vừa buồn cười lẫn bó tay, tôi có thể tưởng tượng được cậu xụ mặt nói: “Tớ vẫn chưa trả lời mà, chẳng ra làm sao cả, và sẽ để ý cậu thật kỹ, dì cứ yên tâm.”
Mồ hôi lại chảy, cười khan đổi đề tài.
—
Những cuộc gọi qua lại ấy khiến kỳ nghỉ đông trôi qua rất nhanh, mới chớp mắt đã đến ngày tựu trường.
Sốt sắng lên đường. Trên tàu, Lâm Hiếu Thành như nhận ra điều gì, hỏi một câu rất thiếu đòn: “Khương Lộc, có phải gái đang yêu đương không đấy?”
“Hả?” Tôi cắn một miếng táo, “Sao lại nói thế?”
“Ngày trước thì nước mắt ngắn dài, giờ lại hưng phấn đến trường.”
“Trưởng thành rồi.”
Cậu ta khịt mũi coi khinh, nhìn tôi chằm chằm, bất giác ngợ ra: “Ha, theo đuổi người ta thành công rồi à?”
“Tớ đã bảo là không phải tớ theo đuổi!”
“Chúc mừng gái.”
“Biến.”
Tôi ném trái táo đi, nằm xuống giường, cầm điện thoại tiếp tục vui vẻ nhắn tin, miệng không khép lại được.
Kết quả hôm sau xuống xe, đúng là không khép miệng lại được rồi, vì ngơ ngác bàng hoàng.
Tôi trông thấy Triệu Ngữ Tĩnh.
Nhấn phanh trước cả quãng, xe nhẹ nhàng dừng lại, không làm anh thức giấc.
Màn đêm đã buông, phố phường yên tĩnh, chốc chốc lại có người đi đường, tôi bần thần, sau đó kéo tấm che sáng xuống, soi mình trong gương.
Vẫn là khuôn mặt ấy, trang điểm nhạt; vẫn là mái tóc dài, đuôi tóc uốn xoăn; khuyên tai lấp ló, đây có tính là ăn diện trưởng thành không; một chiếc kính nằm trên sống mũi… Độ cận đã tăng, không đeo thì không thể lái xe.
Đúng là anh đã đoán trúng phóc.
Tôi bất giác bật cười, mím miệng đẩy gương về, nhưng không ngờ vô thức mạnh tay kêu *cạch* một tiếng, khiến người bên cạnh cử động.
“Đèn xanh kìa.” Lý Miễn hé mở mắt, giọng ồm ồm.
“Ừ…” Tôi nâng tấm che lên, khởi động xe, “Đánh thức anh à?”
“Có ngủ đâu.”
“Thôi đi, rõ ràng đã ngủ thiếp.” Tôi nói, “Sao cứ tụ tập là bọn anh lại uống nhiều thế hả, từ hồi đại học em đã phải để ý mấy lần, bây giờ vẫn thế.”
“Không uống nhiều.” Anh cãi, dựa ra sau vắt tay lên trán, “Anh vẫn tỉnh.”
“Từ Chi Dương say lắm rồi, lúc nãy xuống xe còn đi đường liêu xiêu… À, cậu ấy đã đến khách sạn chưa?”
“Đến rồi, có nhắn tin báo.” Lý Miễn xoay mặt đập vào cửa sổ, đón gió nói, “Cậu ấy đô cao chứ không thấp đâu, lần nào cũng giả say.”
Rồi như sực nhớ ra chuyện gì, lập tức im lặng. Một lúc sau, tôi nói: “Em thấy cậu ấy say thật rồi, cứ mơ mơ màng màng.”
“Ừm, em nói phải.”
Lý Miễn đáp, mắt từ từ khép lại. Đèn đường le lói ngoài cửa sổ, để ánh sáng và bóng tối đan xen trên mặt anh, viền theo đường nét hoàn hảo.
Bỗng cảm thấy đèn đường chạy ngược giống như chiếc bật lửa lúc sáng lúc tắt năm ấy. Về sau anh còn nghiêm túc phản bác, nói bật lửa loại này sẽ nổ nếu thắp sáng quá lâu, không phải anh cố ý tạo bầu không khí.
Nhưng hình ảnh ngọn lửa bùng lên soi sáng mặt anh, sau đó là cái ôm lẫn mùi rượu trong bóng tối vẫn in rõ trong đầu tôi. Theo hồi ức, tôi nhắc lại chuyện ngày xưa: “Nè, lúc ấy anh không sợ em không đồng ý à?”
“Hả?”
“Ở Tây Đường, tối hôm bọn anh uống say, hiệu sách.”
“À…” Lý Miễn nhớ lại, thốt ra hai chữ, “Sợ chứ.”
Tôi nhìn đoạn đường phía trước, buồn cười nhưng vẫn nghiêm mặt nói: “Em thấy anh hỏi hùng hồn lắm mà, không giống sợ.”
“Anh hỏi cái gì?” Anh hứng thú đổi tư thế.
“Tự ngẫm đi.”
Một bầu im lặng kéo dài. Tôi bực bội, nhớ nhầm thời gian ở bên nhau đã đành, đến lời quan trọng như vậy cũng quên được sao? Đúng lúc gặp đèn đỏ, tôi lườm anh một cái.
Kết quả là thấy khoanh tay tựa ra ghế, khóe mắt thấp thoáng ý cười, ung dung như biết rõ, nói: “Anh bảo, không xem em là bạn, hỏi em có muốn thử một lần không.”
… Nguy hiểm quá, đã hai mươi mấy năm mà tôi vẫn không chống cự nổi trước vẻ nghiêm túc vô tình của anh. Con tim đập chậm một nhịp, mơ hồ đáp: “Đúng, chính nó.”
“Có muốn thử… làm hòa với nhau? Bắt tay giảng hòa?”
“… Hả?”
“Không phải lúc đó bọn mình tuyệt giao à, buổi tối em còn nhắc nhở anh.” Anh nhướn mày hít sâu một hơi, nói: “Nên mới hỏi em có muốn thử làm bạn lần nữa không.”
Tôi cứng người, tức tối la lên: “Lý Miễn, anh chơi em hả?”
“Không có không có, đèn xanh đèn xanh.”
Anh cười cười sờ gáy tôi, trấn an: “Xe sau giục rồi kìa.”
“Đằng sau không có xe!”
Nhưng tôi nhìn vào gương chiếu hậu, đạp chân ga. Tôi bực mình, nghiêng đầu né khỏi tay anh, “Lúc ấy anh có ý đó thật à?”
“Làm gì có, anh nghĩ nếu em không đồng ý thì dùng cớ đó giải vây.” Anh thở dài, “Còn không vẫn hơn là không làm bạn.”
“… Hừ.”
“May mà em đồng ý.”
“Bị anh lừa.” Cái đồ đến tỏ tình cũng chừa đường lui.
“Thế anh phải cám ơn em bằng lòng bị anh lừa.”
“Không khách khí, em khờ.”
Đốp chát ngay miệng, như mọi lần trong cuộc sống thường ngày của chúng tôi.
Nhưng khờ thật ư? Thực ra trong lòng tôi rất rõ, không có khoảnh khắc nào tỉnh táo hơn lúc ấy. Câu nói của Lý Miễn như rẽ mây đen thái dương ló rạng, xua đi lo lắng và trốn tránh trong tôi, để tôi tỉnh táo nhận ra rằng ngoài việc đồng ý, bản thân không có lựa chọn thứ hai.
—
Năm 2009, trước Tết.
Chúng tôi kết thúc chuyến hành trình dạo chơi Tây Đường, tới Thượng Hải rồi mỗi người tự về nhà.
Chỉ có mình tôi vào Nam, Lý Miễn, Từ Chi Dương và Ngô Thừa Thừa cùng nhau ra Bắc. Ga tàu dịp Tết tấp nập náo nhiệt, người người đứng xếp hàng dài. Lý Miễn đặt hai tay lên vai tôi, khiến tôi càng khó nhúc nhích so với sự đông đúc chật chội.
Sao lại nóng thế này, mồ hôi đổ như tắm. Tôi giật thót quan sát phản ứng của người khác, Ngô Thừa Thừa nhìn chằm chằm hành lý của mình, Từ Chi Dương đi tít phía trước dẫn đường, không ai phát hiện.
Lúc này mới ngẩng mặt nhìn cậu, khi cậu cúi xuống nhìn thì tôi lập tức ngó nghiêng, bứt rứt e dè. Lý Miễn cười nói: “Nhìn đường kìa.”
“… Có nhìn mà.”
“Chuyến tàu của cậu đi nhanh, sớm hơn bọn tớ.”
“Ừ, cũng may tớ lên đường trước, không là phải chờ một mình rồi.”
“Lên tàu nhớ chú ý, cất kỹ hành lí, không được ăn đồ của người lạ…”
Nghe thấy thế, tôi lập tức ngẩng mặt lên, trong tích tắc như tìm về được nhịp sống chung quen thuộc, đốp lại ngay: “Chẳng lẽ tớ còn không biết chuyện này?”
Đúng lúc Lý Miễn cụp mắt, ngẩn ra hai giây rồi bỗng cúi đầu. Tôi giật mình, nhìn gương mặt cậu áp sát mà đầu óc trống trơn, chỉ còn tiếng tim đập thình thịch… Kết quả vào đúng khoảnh khắc quan trọng này, Từ Chi Dương chợt ngoái đầu nói:
“Này, các cậu lấy chứng minh thư ra đi, đằng trước cần kiểm tra.”
Tôi giật thót, như đang quay cóp thì bị giáo viên bắt tại trận. Không biết là nhũn chân hay muốn trốn tránh, cả người xụi lơ ra, phải nhờ Lý Miễn đỡ.
Đối diện với cái nhìn của Từ Chi Dương và Ngô Thừa Thừa, tôi lúng túng cười lục tìm trong cặp: “Tớ đang tìm đây ha ha, không để ý xém ngã.”
“Cậu hay thật đấy, may có Lý Miễn đứng sau.” Ngô Thừa Thừa trách.
“Đúng đúng.” Vội vàng thuận thế leo xuống.
“Nhớ để ý.” Từ Chi Dương dặn, bình tĩnh quay người lại, bóng lưng chợt ẩn chợt hiện trong đám đông. Tôi thở phào như tránh được kiếp nạn, thì lúc này trên đỉnh đầu vang lên âm thanh rất khẽ: “Cậu sợ cái gì?”
“Hả?” Lúc này mới nhận ra, kiếp nạn đang ở trước mắt kia kìa.
“Không muốn để các cậu ấy biết?”
“Không phải mà…”
Lý Miễn im lặng, buông tay ra.
Cứ kỳ quặc thế nào, làm bạn đã quá lâu, trong nhất thời không đổi vai được, quả thực rất khó xử. Vì chuyện vừa nãy mà lòng bàn tay đổ đầy mồ hôi, đến khi vào ga vẫn cứ thấp thỏm.
Bốn người có tâm sự riêng, im lặng suốt buổi, lúc này trong loa thông báo chuyến tàu của tôi đã bắt đầu kiểm vé.
“Chuyến của tớ đến rồi, tớ đi trước đây.” Cúi đầu kéo vali, ấp úng nói, “Cái đó, có chuyện này muốn nói với các cậu, là…”
Nói thế nào bây giờ, mặt nóng bừng lên rồi. Ắt hẳn ngày bé ai ai cũng từng ước điều này rất nhiều lần, mọi người sẽ mãi mãi làm bạn với nhau… Cũng đã nói thế với Từ Chi Dương, mọi người đều là bạn tốt.
Lời đến bên môi mới hay, nói ra đâu có dễ.
“Nói gì?” Ngô Thừa Thừa giục, “Người ta xếp hàng dài kiểm vé rồi kìa Khương Lộc.”
“Là, tớ…”
Lý Miễn thả lỏng chân mày, tiện tay xách hành lý: “Đi thôi, xếp hàng nào.”
Nói đến đây thì dừng, lúng túng gãi đầu, đành cất bước đi theo cậu. Nhưng vừa đi được vài bước thì Lý Miễn ngoái đầu bổ sung: “Tớ đi tiễn bạn gái tớ, đây chính là chuyện Khương Lộc muốn nói.”
Một hồi im lặng, Ngô Thừa Thừa phản ứng chậm, một lúc lâu sau mới “wow” một tiếng thật dài.
—
Suốt dịp nghỉ Tết, gần như ngày nào cũng gọi điện chuyện trò cùng Lý Miễn.
Cảm giác này thật kỳ diệu.
Đã ngủ chưa? Ăn cơm chưa? Đang làm gì đó?
Rõ ràng chỉ là những câu đối thoại bình thường, nhưng ngầm ý lại là “tớ nhớ cậu”.
Buổi tối, tôi ngồi trên giường nói chuyện với cậu về mâm cơm đêm Giao thừa, đúng lúc mẹ đem nước trái cây vào, phàn nàn: “Ngày nào về nhà cũng gọi điện, nói chuyện với ai đấy?”
“Khụ… Không phải ai… là Lý Miễn.”
“Ơ, lâu lắm rồi chưa gặp thằng bé này, học cùng trường với con đúng không?”
Mẹ tôi đặt khay xuống, coi bộ không tính rời đi, còn đứng bên nói to: “Hỏi thăm dì Chu của con thế nào rồi? Cho mẹ gửi lời hỏi thăm!”
Tôi đành thuật lại y nguyên: “Mẹ tớ hỏi thăm sức khỏe dì Chu năm mới!”
“Lý Miễn à, bây giờ cháu thế nào rồi? Nghe Lộc Lộc nói là học kỹ thuật gì đó hả?” Lần này bà đã biến luôn thiết bị cầm tay thành thiết bị rảnh tay.
Có vẻ đầu dây cũng nghe thấy, cười mãi, sau đó mới ngoan ngoãn trả lời: “Kỹ thuật điện ạ.”
“Nghề này được lắm, Lý Miễn à, cháu có bạn gái chưa?”
Tôi đần mặt, áng đỏ lập tức lan đến tận bên tai, nhanh nhảu cướp lời: “Mẹ hỏi cậu ấy chuyện này làm gì?”
“Chậc, không phải sinh viên có bạn gái là bình thường hả?” Mẹ liếc tôi, đoạn nói: “Coi như cũng chứng kiến cháu trưởng thành, nếu có bạn gái dì sẽ kiểm định cho cháu.”
Lý Miễn im lặng một hồi, sau đó khiêm tốn trả lời: “Vậy chắc chắn có thể qua ải.”
“Lý Miễn à, mấy đứa cháu chơi với nhau từ nhỏ tới lớn, nói thật, không khác gì anh chị em ruột. Cháu ấy, ở trường nhớ để ý Lộc Lộc giúp dì nhé.”
Nói tới đây, mẹ tôi bỗng sực nhớ một chuyện, cầm luôn điện thoại nói: “À, dì hỏi cháu, cháu có biết Lâm Hiếu Thành không? Cháu cảm thấy thằng bé đó thế nào?”
“Mẹ!”
Tôi xù lông, cướp lại điện thoại đẩy bà ra. Mẹ chỉ coi tôi xấu hổ, làu bàu, “Được rồi được rồi, không nói nữa không nói nữa, hai đứa cứ từ từ nói chuyện.”
Thật ra từ trước đã có chuyện này rồi. Lâm Hiếu Thành là người bạn đầu tiên kể từ khi tôi chuyển nhà, vì thế hai nhà qua lại rất thường xuyên, còn thi đậu cùng một trường, cùng lên Bắc Kinh, hay chuyển đồ thư từ hộ nhau, bố mẹ hai bên đều rất yên tâm.
Huống hồ cậu ta còn rất đạo mạo, bộ dạng đoan chính, tâm tư tinh tế, dễ dỗ người lớn vui. Ngày trước mẹ tôi cũng từng nói xa nói gần, vẫn chưa bỏ ý định.
Tôi đưa điện thoại lên tai, dè dặt “alo”.
Lý Miễn vừa tức vừa buồn cười lẫn bó tay, tôi có thể tưởng tượng được cậu xụ mặt nói: “Tớ vẫn chưa trả lời mà, chẳng ra làm sao cả, và sẽ để ý cậu thật kỹ, dì cứ yên tâm.”
Mồ hôi lại chảy, cười khan đổi đề tài.
—
Những cuộc gọi qua lại ấy khiến kỳ nghỉ đông trôi qua rất nhanh, mới chớp mắt đã đến ngày tựu trường.
Sốt sắng lên đường. Trên tàu, Lâm Hiếu Thành như nhận ra điều gì, hỏi một câu rất thiếu đòn: “Khương Lộc, có phải gái đang yêu đương không đấy?”
“Hả?” Tôi cắn một miếng táo, “Sao lại nói thế?”
“Ngày trước thì nước mắt ngắn dài, giờ lại hưng phấn đến trường.”
“Trưởng thành rồi.”
Cậu ta khịt mũi coi khinh, nhìn tôi chằm chằm, bất giác ngợ ra: “Ha, theo đuổi người ta thành công rồi à?”
“Tớ đã bảo là không phải tớ theo đuổi!”
“Chúc mừng gái.”
“Biến.”
Tôi ném trái táo đi, nằm xuống giường, cầm điện thoại tiếp tục vui vẻ nhắn tin, miệng không khép lại được.
Kết quả hôm sau xuống xe, đúng là không khép miệng lại được rồi, vì ngơ ngác bàng hoàng.
Tôi trông thấy Triệu Ngữ Tĩnh.
Tác giả :
S Táp