Ôn Lại Chuyện Ngày Xưa
Chương 27 Thế nào là sự thật? (2)
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ba chúng tôi đứng trước quầy lễ tân trong nhà nghỉ.
Tường nền màu hồng loang lổ cùng mặt bàn màu trắng, một ông anh ngồi bên trong hút thuốc, vừa nhìn màn hình máy tính vừa liếc chúng tôi mấy lần, “Một đêm nữa hả? Hôm qua xỉn ghê đấy, nhân viên lau dọn phòng cho các cậu mệt gần chết.”
“… Ừ.” Lý Miễn xụ mặt đáp, di di bàn chân.
“Ba người?” Ánh mắt lại đảo một vòng.
“Thuê hai phòng.” Tôi kéo khăn quàng cổ che kín nửa mặt nhưng chừa kẽ hở nói chuyện, lí nhí giải thích, “Bọn họ một phòng, em một phòng.”
“À.” Anh ta rít một hơi, kẹp thuốc giữa ngón tay rồi kéo sổ tới, “Cho tôi mượn chứng minh thư, hai cái là đủ.”
Hai chàng trai lọ mọ sờ túi, tôi đưa ra trước, một lúc sau Lý Miễn cũng lấy ra, trở tay vỗ vào vai Từ Chi Dương: “Cậu không cần tìm nữa.”
“Ừ.” Cậu dừng động tác, vuốt mặt một cái để tỉnh táo. Tôi không biết cậu say thật hay giả say, cứ nhất quyết theo chúng tôi về trường.
Chứng minh thư cùng hai tấm thẻ mở cửa phòng được đưa tới, tôi nhân đó nhìn lướt qua, trên chứng minh thư của Lý Miễn viết rất rõ: Chu Miễn.
—
Cầu thang rất hẹp, hành lang cũng hẹp nốt, giấy dán tường màu hồng đã bong tróc vài mảng.
Đang đi thì bắt đầu nghe thấy tiếng động lần lượt vang lên, dồn dập cao vút, phát ra từ nhiều phòng, không hề có hiệu quả cách âm.
Xấu hổ đổ mồ hôi hột, hai cậu ấy không nói gì, vẫn bước về phía trước, cuối cùng dừng lại ở cuối hành lang, vừa hay là hai phòng đối diện nhau.
Tôi vội vàng cà thẻ đi vào, nghe thấy Lý Miễn dặn: “Buổi tối nhớ khóa kỹ cửa.”
“Đúng, có dây xích khóa, nhớ khóa vào.” Từ Chi Dương bổ sung.
“Ừ, tớ biết rồi.”
Đang định đóng cửa thì Từ Chi Dương gọi lại: “Khương Lộc.”
“Hả?” Sao vẫn chưa xong, giây nào còn đứng ngoài hành lang nghe âm thanh thì giây đó đúng là tra tấn.
Cậu hắng giọng, nói đầy ngầm ý: “Nếu ai gõ cửa cũng đừng mở.”
Lý Miễn lập tức nhíu mày nhìn cậu, tiếp lời: “Đúng, bất cứ ai, gõ cửa cũng không mở.”
Còn nhấn mạnh vào cụm “bất cứ ai”.
“Ờ… Chúc ngủ ngon.”
Cửa khép lại, cuối cùng thế giới cũng yên ổn.
—
Phòng không rộng nhưng giường khá lớn, vừa ngoái đầu đã chình ình ngay trước mặt. Khăn trải giường màu hồng, bạc màu vì đã giặt rửa nhiều lần, bên trên có gối ôm hình trái tim màu đỏ xù lông.
Lần đầu tiên tôi ở bên ngoài một mình, còn loáng thoáng những tiếng động kỳ quặc, không cách nào ngủ được. Tôi ngồi trên giường cởi áo len ra, lạnh quá, thế là lại mặc vào, đắp chăn lên, cuộn tròn người bắt đầu đếm cừu.
Nhưng mấy phút sau lại tức giận mở mắt… Ồn chết đi được!
Tôi tức tối ngồi dậy, nhìn thấy đầu giường có một chiếc rổ nhỏ, trong đó đựng mấy thứ xanh đỏ. Cầm lên nhìn, hóa ra là bao cao su.
Vào ngày Phòng chống AIDS năm ngoái, câu lạc bộ từ thiện có tới trường phát, ở trong góc ký túc xá còn có thùng thu phát miễn phí, không phải thứ gì hiếm lạ.
Nhưng bây giờ trong tình cảnh này, nó lại có ý khác. Hic… Tôi cầm lên nhìn gần, đang tập trung thì bất thình lình nghe thấy có tiếng gõ cửa, sợ tới nỗi tay run lên, làm rơi xuống giường.
Quên cả hỏi là ai, cơ thể căng cứng dỏng tai.
“Cốc cốc.” Lại gõ hai cái.
Tôi nghi hoặc, không dám lên tiếng, sau đó nghe thấy giọng của Lý Miễn: “Ngủ chưa, mở cửa đi.”
Không phải đã bảo ai gõ cửa cũng không được mở à?
Chần chừ đi ra cửa, tay đặt trên khóa lại không đè xuống, chỉ thấp giọng hỏi: “Có chuyện gì?”
“Cái đó, bọn tớ có mượn lò sưởi điện, cậu lấy đi.” Từ Chi Dương cũng có mặt, hai người họ sột soạt một hồi, sau đó nói, “Để trước cửa cho cậu đấy.”
“À, cám ơn.” Tôi mở hé cửa, nghe thấy hai người họ nói chuyện.
Từ Chi Dương: “Mau về đi.”
Lý Miễn: “Mẹ nó, không phải vào đây à, mày đóng cửa lại đi.”
Từ Chi Dương: “Đóng đây đóng đây.”
“Sầm” một tiếng. Trong nháy mắt tôi mở cửa, cánh cửa ở đối diện cũng khép lại, một lò sưởi điện nho nhỏ nằm lẻ loi trước cửa như sủng vật chờ đón nhận.
Cuối cùng cũng ấm áp rồi, chẳng mấy chốc tôi chìm vào giấc ngủ, song, lại có người thức trắng cả đêm. Không phải Lý Miễn hay Từ Chi Dương, lúc đó không hay biết rằng, ngoài ba chúng tôi ra, còn có người khác đang tựa sát tường phòng, cẩn thận lắng nghe nhất cử nhất động.
—
Đúng, kể từ ngày hôm đó trở đi, tôi luôn có cảm giác có người bám theo mình, nhất là lúc đi chung với Lý Miễn.
Ở phòng ăn, thư viện, tòa nhà học; ở cửa Tây, tiệm net, tiệm trà sữa, cảm giác ấy ngày một rõ ràng, hiện diện mọi nơi, khiến tôi cực kỳ khó chịu. Nhưng nhìn quanh một vòng, lại không thấy đối tượng nào khả nghi.
“Cậu có thấy có người đi theo chúng ta không?” Tôi hỏi Lý Miễn mấy lần.
Lần nào cậu cũng lắc đầu, không thấy.
Cho tới tối ngày thứ tư, tôi đến phòng lấy nước thì bắt gặp Lâm Hiếu Thành, bèn gọi cậu ta lại.
“Đi nào, đến sân bóng đi dạo một vòng.”
“Làm gì đấy?” Cậu ta bật lại, “Trời lạnh thế này, cầm phích nước đi dạo cái gì?”
“Nói nhảm nhiều thế, đi cho tiêu cơm thôi.”
“Nè nè, 10 giờ tới nơi rồi, trôi tuột hết ra ngoài rồi chứ tiêu cái gì nữa.”
“…” Đúng thật, giơ tay lên nhìn đồng hồ, đã 10 giờ.
Từ khi vào đông, ngoài các cặp đôi ra thì rất ít người đi dạo buổi tối. Nên tôi càng bực bội, nửa tiếng trước rời khỏi khu nhà học với Lý Miễn là lại cảm thấy có người sau lưng, nói thật, ai mà thừa hơi theo dõi cả ngày lẫn đêm như vậy?
Tôi sắp suy nhược thần kinh đến nơi rồi.
Phải chứng thực mới được, không chịu nổi quá tối nay.
Tôi giơ tay xách phích nước nóng của Lâm Hiếu Thành, hùng hồn nói: “Tớ xách giúp cậu, mời cậu đến cửa Tây ăn khuya, có đi không.”
“… Đi!”
—
Hai phích nước nóng nằm bên chân, Lâm Hiếu Thành thong dong húp canh hầm.
Quán ăn đặc sản Sa Huyện không quá lớn, ngoài chúng tôi ra chẳng còn ai. Bà chủ đang dọn dẹp lồng hấp, tôi nhìn cậu ta ăn canh, không kìm được hỏi: “Đúng là người miền Nam tinh tế, ăn đêm mà cũng ăn canh hầm.”*
(*Canh hầm là một món ăn đặc sản của Sa Huyện, các nguyên liệu đựng trong một chiếc bát nhỏ rồi đem hầm, bên trong có cho thêm thuốc Bắc bồi bổ sức khỏe.)
“Hít… Hà…” Cậu ta làm vẻ nhâm nhi thưởng thức, cảm thán, “Phải bồi bổ chứ, Khương Lộc à cậu cũng bồi bổ đi, theo đuổi người ta tốn não lắm.”
“Nực cười, tớ theo đuổi ai cơ?” Tôi lườm một phát, không đợi cậu ta trả lời đã cảnh cáo, “Ăn đồ của người ta thì đừng nói lung tung.”
Lâm Hiếu Thành nghiêm túc gật đầu: “Tớ nói cậu biết, mọi tinh hoa đều ở trong bát canh này đấy, có muốn ăn không?”
“Không ăn.” Ép quay lại chủ đề chính, nghiêm túc nói, “Tớ hỏi cậu, lúc nãy chúng ta đến đây, cậu có cảm thấy có ai bám theo không?”
“Hả?” Cậu ta ngoái đầu nhìn ra cửa, từ từ nói, “Làm gì có ai…”
“Nhưng tớ cảm thấy có.”
Lâm Hiếu Thành nhìn tôi chằm chằm, một lúc sau mới hỏi: “Có phải hồi tối cậu và Lý Miễn mới đi xem phim Ông bà Smith không?”
“… Liên quan gì?” Mỗi tối thứ Tư câu lạc bộ điện ảnh sẽ chiếu phim trong lớp, chủ yếu là phim cũ, hai tệ một vé. Tối nay chiếu Ông bà Smith, người đến xem khá đông, đúng là hai đứa tôi có đi xem.
“Xem đến mê mẩn nên tưởng mình là sát thủ à?” Cậu ta húp bát canh, nói.
“Không phải, hầy, không phải mới đây đâu.” Tôi chống tay, tuyệt vọng lẩm nhẩm, “Có phải tớ bị rối loạn tinh thần rồi không?”
“.. Nên mới bảo cậu bồi bổ đi.” Tiện nhân này còn đẩy bát canh hầm đã cạn tới, “Có ăn không?”
“Cậu bệnh hả, ai đi uống đồ thừa của cậu.” Tôi tức giận đứng bật dậy, “Về, tự mà xách phích nước!”
Lúc về cảm giác lạnh hơn, tới gần giờ đóng cửa, trong sân trường chẳng còn mấy ai. Tôi gấp gáp đi nhanh, Lâm Hiếu Thành chạy đuổi theo, im lặng một cách khác thường.
Lạ thật, tôi không quen cậu ta ít nói như thế, bèn đánh mắt nhìn, nhận được tín hiệu “có chuyện”.
Tới khi về dưới ký túc xá, Lâm Hiếu Thành nghiêm túc nói: “Hình như có người thật, ở khúc mới vào cổng, sau đó rời đi. Có phải cậu bị ai theo dõi không? Bắt đầu từ lúc nào?”
“Từ ngày bọn tớ đến quán bar xem Ngụy Tiêu biểu diễn.”
“Bị người ở quán bar theo dõi rồi.” Cậu cau mày, vỗ trán, “Sắp tới cậu đừng ra ngoài một mình nữa, cuối năm an ninh mất trật tự, cậu không biết sắp đến năm mới là bọn trộm hoành hành lắm à?”
“Nhưng theo dõi tớ làm gì, tớ có tiền đâu? Tớ chỉ là sinh viên thôi mà…”
“Không riêng trộm tiền đâu, bắt sinh viên vào núi ăn Tết…”
“Nhưng tớ cảm thấy người đi theo mình là nữ?”
“Cậu không biết cướp bóc cũng có nữ hả? Một nhóm người có tổ chức có phân công. Khương Lộc à không phải tớ dọa cậu đâu, cậu xem tình hình bây giờ đi.”
Tôi thật sự bị cậu ta dọa sợ, nhăn mặt nhăn mày, cảm thấy không đáng tin nhưng nghe rất có lý, cứ thế đi tới gần cửa: “Tớ vào đây, sau này buổi tối sẽ không ra ngoài nữa.”
“Ừ, muốn ra ngoài cậu có thể gọi Lý Miễn đi chung.” Cậu ta nghiêm túc không được hai giây, hai mắt lại bật sáng, “Òa, lý do hay ghê.”
“Hay con khỉ mốc, cậu ấy còn không nhận ra nữa là, phản ứng chậm!” Tôi vừa ngoái đầu hô lên vừa chạy thẳng về phòng.
—
Mỗi trường học đều có một con đường “duyệt luận văn”*, chuyện xảy ra trên đường không có ai kiểm chứng, nhưng nỗi sợ hãi vẫn cứ truyền lại từ lúc nào không hay.
(*Từ lóng chỉ việc nữ sinh đại học bị quấy rối tình dục ở khu vực gần trường, nhà trường muốn ém nhẹm chuyện này vì danh tiếng nên sẽ duyệt luận văn tốt nghiệp của người đó mà không cần xem xét.)
Gần đây Trần Tiêu Dĩnh lảm nhảm miết bên tai, phóng đại những chuyện đáng sợ ở con đường này, nói không sợ là giả. Đúng lúc thời gian đó đang chuẩn bị thi tiếng anh cấp 6, thế là tôi quyết định làm tổ trong phòng không ra ngoài – trừ khi lên lớp.
Kết quả có hôm ở phòng phát thanh, bất ngờ nhận được công việc làm thêm đầu tiên: đàn chị bình thường rất tốt với tôi có chuyện đột xuất, nhờ tôi tham dự thay buổi khánh thành.
Làm tới trưa, 200 tệ, với sinh viên đó là cái giá không tệ. Nghe nói là một tiệm nội thất khai trương, cầm kéo cắt cho có nghi thức thôi, thực chất nửa tiếng là xong.
Tôi không tiện từ chối, với cũng hơi dao động nên đã nhận lời, nhưng quên hỏi địa chỉ.
Đến điểm hẹn, lên xe buýt ra khỏi thành phố, tôi gần như chết lặng. Tiệm nội thất ở khu vực ven đô – nông thôn, tàu điện ngầm hay xe buýt không vào được. Xuống xe, tôi nhìn thấy một biểu ngữ màu đỏ giữa khu vực toàn bụi là bụi, bên trên viết bốn chữ: Khai trương hồng phát.
Mấy nhà doanh nhân nông thôn đứng trên một sân khấu đơn giản, hùng hồn phát biểu trước một vài cư dân lưa thưa bên dưới.
Tôi và vài sinh viên bán thời gian giống thế mặc bộ sườn xám màu đỏ sến súa, bước vào hàng trong thời tiết giá lạnh. Nhưng chưa kịp ổn định chân thì pháo đã nổ đùng đoàng bên tai.
Tai tôi lập tức ù lên, không nghe thấy gì ngoài tiếng ồn ào, tôi bước theo cô gái phía trước, giơ kéo lên theo cử động của người khác, cứ như đang ở giữa chân không.
Xuống sân khấu chuẩn bị thay quần áo, vừa đi vừa xoa hai tai, bất thình lình tài xế gọi lại: “Các em ăn trưa xong hẵng đi, ông chủ có mời hai bàn ở quán cơm bên cạnh.”
“Hả?” Tôi nghe không rõ, nói to, “Em phải về trường.”
“Bây giờ em về cũng không có xe đâu.” Anh ta nhấn mạnh, tăng âm lượng, “Bị pháo nổ ù tai rồi hả?”
“Đúng thế! Tai khó chịu quá, em phải về trường!”
“Ông chủ đãi khách, bảo các em đi cùng, ăn một bữa thôi!”
Lần này đã nghe ra đại khái, nhưng vẫn giả điếc tới cùng, xua tay nói: “Không nghe rõ! Tai đau! Em phải về trường!”
Anh tài xế bĩu môi, quay đầu đi: “Thế thì thôi, em bắt xe về đi.”
“Đợi đã, em tìm ai thanh toán tiền đây?”
Anh ta bực bội rút ra hai tờ tiền giấy đưa tôi, còn bồi thêm một câu: “Tiền công không đủ cho em bắt xe đâu.”
—
Tôi nhận tiền, coi như mua được một bài học.
Nhưng vấn đề là bắt taxi ở đâu đây? Ra khỏi tiệm nội thất là đường cao tốc, toàn xe tải cồng kềnh qua lại, tôi đứng bên đường nửa tiếng đồng hồ mà không bắt được một chiếc xe nào.
Vừa đi vừa chờ, thêm nửa tiếng nữa nhưng vẫn không có xe.
Hồi ấy gọi xe không tiện lợi như bây giờ, điện thoại di động chưa có thông minh, một tình huống tiến thoái đơn giản cũng đủ đẩy người ta vào khốn cảnh. Tôi lê đôi chân mỏi nhừ, hốt hoảng đối mặt với con đường không bóng người, may là trời còn sớm, tuy nhiều mây nhưng vẫn đang ban ngày.
Vừa đi vừa tổng kết bài học, bỗng có một giọt nước tan ra ở chóp mũi. Tôi nheo mắt ngẩng đầu nhìn trời, có tuyết rơi trong màn âm u, là trận tuyết đầu tiên trong mùa đông năm nay.
Giơ điện thoại lên chụp, gửi tin nhắn MMS cho Lý Miễn: Tuyết rơi rồi!
Trời càng lúc càng tối, tuyết rơi ngày một nhiều, tôi dừng bước nhìn trước sau, chỉ có cung đường vô tận. Vào khoảnh khắc hoang mang tột cùng, chợt nhận được điện thoại của Từ Chi Dương:
“Cậu đang ở đâu đấy?”
Trùng hợp thật.
—
Khoảng một giờ sau, xe taxi xuất hiện trong tầm mắt.
“Lạnh lắm rồi phải không.” Từ Chi Dương ngồi ở ghế phụ ngoái đầu, tháo khăn quàng cổ ra đưa tôi.
“Ừ…” Đầu đau nhức, nhìn đồng hồ tính cước, đã hơn 190 tệ, xém tí đã ngất. Tôi chột dạ lấy hai tờ tiền kia ra, nhét vào túi áo của Từ Chi Dương.
“Không cần.” Cậu đẩy về, “Lần sau đừng làm thêm việc như thế nữa, cậu có thiếu tiền đâu?”
“Tớ chỉ giúp thôi, lần sau chắc chắn sẽ hỏi rõ…” Ngồi ghế sau vặn tay, buột miệng nói, “Mà khéo thật, sao cậu biết mà gọi cho tớ?”
“Không khéo, Lý Miễn nói cho tớ biết.”
“Lý Miễn? Cậu ấy có biết tớ đi làm thêm đâu…”
Từ Chi Dương nghe thế thì hoang mang, giải thích: “Cậu ấy nhắn QQ cho tớ, nói sáng nay cậu ngồi xe buýt ra ngoài, cảm thấy lo, nên tớ mới gọi cho cậu.”
“Không thể nào, hôm nay cậu ấy học cả ngày, sao có thể thấy tớ đi ra ngoài…”
Đúng là khó hiểu, sực nhớ lúc nãy mới gửi ảnh cho cậu, tôi lập tức lấy điện thoại ra, quả nhiên có tin nhắn tới.
Một tấm ảnh chụp cảnh tuyết ngoài lớp học, hình như là chụp lén.
Kèm theo một dòng tin nhắn: Chụp ở đâu vậy, cậu không ở trường à?
Ba chúng tôi đứng trước quầy lễ tân trong nhà nghỉ.
Tường nền màu hồng loang lổ cùng mặt bàn màu trắng, một ông anh ngồi bên trong hút thuốc, vừa nhìn màn hình máy tính vừa liếc chúng tôi mấy lần, “Một đêm nữa hả? Hôm qua xỉn ghê đấy, nhân viên lau dọn phòng cho các cậu mệt gần chết.”
“… Ừ.” Lý Miễn xụ mặt đáp, di di bàn chân.
“Ba người?” Ánh mắt lại đảo một vòng.
“Thuê hai phòng.” Tôi kéo khăn quàng cổ che kín nửa mặt nhưng chừa kẽ hở nói chuyện, lí nhí giải thích, “Bọn họ một phòng, em một phòng.”
“À.” Anh ta rít một hơi, kẹp thuốc giữa ngón tay rồi kéo sổ tới, “Cho tôi mượn chứng minh thư, hai cái là đủ.”
Hai chàng trai lọ mọ sờ túi, tôi đưa ra trước, một lúc sau Lý Miễn cũng lấy ra, trở tay vỗ vào vai Từ Chi Dương: “Cậu không cần tìm nữa.”
“Ừ.” Cậu dừng động tác, vuốt mặt một cái để tỉnh táo. Tôi không biết cậu say thật hay giả say, cứ nhất quyết theo chúng tôi về trường.
Chứng minh thư cùng hai tấm thẻ mở cửa phòng được đưa tới, tôi nhân đó nhìn lướt qua, trên chứng minh thư của Lý Miễn viết rất rõ: Chu Miễn.
—
Cầu thang rất hẹp, hành lang cũng hẹp nốt, giấy dán tường màu hồng đã bong tróc vài mảng.
Đang đi thì bắt đầu nghe thấy tiếng động lần lượt vang lên, dồn dập cao vút, phát ra từ nhiều phòng, không hề có hiệu quả cách âm.
Xấu hổ đổ mồ hôi hột, hai cậu ấy không nói gì, vẫn bước về phía trước, cuối cùng dừng lại ở cuối hành lang, vừa hay là hai phòng đối diện nhau.
Tôi vội vàng cà thẻ đi vào, nghe thấy Lý Miễn dặn: “Buổi tối nhớ khóa kỹ cửa.”
“Đúng, có dây xích khóa, nhớ khóa vào.” Từ Chi Dương bổ sung.
“Ừ, tớ biết rồi.”
Đang định đóng cửa thì Từ Chi Dương gọi lại: “Khương Lộc.”
“Hả?” Sao vẫn chưa xong, giây nào còn đứng ngoài hành lang nghe âm thanh thì giây đó đúng là tra tấn.
Cậu hắng giọng, nói đầy ngầm ý: “Nếu ai gõ cửa cũng đừng mở.”
Lý Miễn lập tức nhíu mày nhìn cậu, tiếp lời: “Đúng, bất cứ ai, gõ cửa cũng không mở.”
Còn nhấn mạnh vào cụm “bất cứ ai”.
“Ờ… Chúc ngủ ngon.”
Cửa khép lại, cuối cùng thế giới cũng yên ổn.
—
Phòng không rộng nhưng giường khá lớn, vừa ngoái đầu đã chình ình ngay trước mặt. Khăn trải giường màu hồng, bạc màu vì đã giặt rửa nhiều lần, bên trên có gối ôm hình trái tim màu đỏ xù lông.
Lần đầu tiên tôi ở bên ngoài một mình, còn loáng thoáng những tiếng động kỳ quặc, không cách nào ngủ được. Tôi ngồi trên giường cởi áo len ra, lạnh quá, thế là lại mặc vào, đắp chăn lên, cuộn tròn người bắt đầu đếm cừu.
Nhưng mấy phút sau lại tức giận mở mắt… Ồn chết đi được!
Tôi tức tối ngồi dậy, nhìn thấy đầu giường có một chiếc rổ nhỏ, trong đó đựng mấy thứ xanh đỏ. Cầm lên nhìn, hóa ra là bao cao su.
Vào ngày Phòng chống AIDS năm ngoái, câu lạc bộ từ thiện có tới trường phát, ở trong góc ký túc xá còn có thùng thu phát miễn phí, không phải thứ gì hiếm lạ.
Nhưng bây giờ trong tình cảnh này, nó lại có ý khác. Hic… Tôi cầm lên nhìn gần, đang tập trung thì bất thình lình nghe thấy có tiếng gõ cửa, sợ tới nỗi tay run lên, làm rơi xuống giường.
Quên cả hỏi là ai, cơ thể căng cứng dỏng tai.
“Cốc cốc.” Lại gõ hai cái.
Tôi nghi hoặc, không dám lên tiếng, sau đó nghe thấy giọng của Lý Miễn: “Ngủ chưa, mở cửa đi.”
Không phải đã bảo ai gõ cửa cũng không được mở à?
Chần chừ đi ra cửa, tay đặt trên khóa lại không đè xuống, chỉ thấp giọng hỏi: “Có chuyện gì?”
“Cái đó, bọn tớ có mượn lò sưởi điện, cậu lấy đi.” Từ Chi Dương cũng có mặt, hai người họ sột soạt một hồi, sau đó nói, “Để trước cửa cho cậu đấy.”
“À, cám ơn.” Tôi mở hé cửa, nghe thấy hai người họ nói chuyện.
Từ Chi Dương: “Mau về đi.”
Lý Miễn: “Mẹ nó, không phải vào đây à, mày đóng cửa lại đi.”
Từ Chi Dương: “Đóng đây đóng đây.”
“Sầm” một tiếng. Trong nháy mắt tôi mở cửa, cánh cửa ở đối diện cũng khép lại, một lò sưởi điện nho nhỏ nằm lẻ loi trước cửa như sủng vật chờ đón nhận.
Cuối cùng cũng ấm áp rồi, chẳng mấy chốc tôi chìm vào giấc ngủ, song, lại có người thức trắng cả đêm. Không phải Lý Miễn hay Từ Chi Dương, lúc đó không hay biết rằng, ngoài ba chúng tôi ra, còn có người khác đang tựa sát tường phòng, cẩn thận lắng nghe nhất cử nhất động.
—
Đúng, kể từ ngày hôm đó trở đi, tôi luôn có cảm giác có người bám theo mình, nhất là lúc đi chung với Lý Miễn.
Ở phòng ăn, thư viện, tòa nhà học; ở cửa Tây, tiệm net, tiệm trà sữa, cảm giác ấy ngày một rõ ràng, hiện diện mọi nơi, khiến tôi cực kỳ khó chịu. Nhưng nhìn quanh một vòng, lại không thấy đối tượng nào khả nghi.
“Cậu có thấy có người đi theo chúng ta không?” Tôi hỏi Lý Miễn mấy lần.
Lần nào cậu cũng lắc đầu, không thấy.
Cho tới tối ngày thứ tư, tôi đến phòng lấy nước thì bắt gặp Lâm Hiếu Thành, bèn gọi cậu ta lại.
“Đi nào, đến sân bóng đi dạo một vòng.”
“Làm gì đấy?” Cậu ta bật lại, “Trời lạnh thế này, cầm phích nước đi dạo cái gì?”
“Nói nhảm nhiều thế, đi cho tiêu cơm thôi.”
“Nè nè, 10 giờ tới nơi rồi, trôi tuột hết ra ngoài rồi chứ tiêu cái gì nữa.”
“…” Đúng thật, giơ tay lên nhìn đồng hồ, đã 10 giờ.
Từ khi vào đông, ngoài các cặp đôi ra thì rất ít người đi dạo buổi tối. Nên tôi càng bực bội, nửa tiếng trước rời khỏi khu nhà học với Lý Miễn là lại cảm thấy có người sau lưng, nói thật, ai mà thừa hơi theo dõi cả ngày lẫn đêm như vậy?
Tôi sắp suy nhược thần kinh đến nơi rồi.
Phải chứng thực mới được, không chịu nổi quá tối nay.
Tôi giơ tay xách phích nước nóng của Lâm Hiếu Thành, hùng hồn nói: “Tớ xách giúp cậu, mời cậu đến cửa Tây ăn khuya, có đi không.”
“… Đi!”
—
Hai phích nước nóng nằm bên chân, Lâm Hiếu Thành thong dong húp canh hầm.
Quán ăn đặc sản Sa Huyện không quá lớn, ngoài chúng tôi ra chẳng còn ai. Bà chủ đang dọn dẹp lồng hấp, tôi nhìn cậu ta ăn canh, không kìm được hỏi: “Đúng là người miền Nam tinh tế, ăn đêm mà cũng ăn canh hầm.”*
(*Canh hầm là một món ăn đặc sản của Sa Huyện, các nguyên liệu đựng trong một chiếc bát nhỏ rồi đem hầm, bên trong có cho thêm thuốc Bắc bồi bổ sức khỏe.)
“Hít… Hà…” Cậu ta làm vẻ nhâm nhi thưởng thức, cảm thán, “Phải bồi bổ chứ, Khương Lộc à cậu cũng bồi bổ đi, theo đuổi người ta tốn não lắm.”
“Nực cười, tớ theo đuổi ai cơ?” Tôi lườm một phát, không đợi cậu ta trả lời đã cảnh cáo, “Ăn đồ của người ta thì đừng nói lung tung.”
Lâm Hiếu Thành nghiêm túc gật đầu: “Tớ nói cậu biết, mọi tinh hoa đều ở trong bát canh này đấy, có muốn ăn không?”
“Không ăn.” Ép quay lại chủ đề chính, nghiêm túc nói, “Tớ hỏi cậu, lúc nãy chúng ta đến đây, cậu có cảm thấy có ai bám theo không?”
“Hả?” Cậu ta ngoái đầu nhìn ra cửa, từ từ nói, “Làm gì có ai…”
“Nhưng tớ cảm thấy có.”
Lâm Hiếu Thành nhìn tôi chằm chằm, một lúc sau mới hỏi: “Có phải hồi tối cậu và Lý Miễn mới đi xem phim Ông bà Smith không?”
“… Liên quan gì?” Mỗi tối thứ Tư câu lạc bộ điện ảnh sẽ chiếu phim trong lớp, chủ yếu là phim cũ, hai tệ một vé. Tối nay chiếu Ông bà Smith, người đến xem khá đông, đúng là hai đứa tôi có đi xem.
“Xem đến mê mẩn nên tưởng mình là sát thủ à?” Cậu ta húp bát canh, nói.
“Không phải, hầy, không phải mới đây đâu.” Tôi chống tay, tuyệt vọng lẩm nhẩm, “Có phải tớ bị rối loạn tinh thần rồi không?”
“.. Nên mới bảo cậu bồi bổ đi.” Tiện nhân này còn đẩy bát canh hầm đã cạn tới, “Có ăn không?”
“Cậu bệnh hả, ai đi uống đồ thừa của cậu.” Tôi tức giận đứng bật dậy, “Về, tự mà xách phích nước!”
Lúc về cảm giác lạnh hơn, tới gần giờ đóng cửa, trong sân trường chẳng còn mấy ai. Tôi gấp gáp đi nhanh, Lâm Hiếu Thành chạy đuổi theo, im lặng một cách khác thường.
Lạ thật, tôi không quen cậu ta ít nói như thế, bèn đánh mắt nhìn, nhận được tín hiệu “có chuyện”.
Tới khi về dưới ký túc xá, Lâm Hiếu Thành nghiêm túc nói: “Hình như có người thật, ở khúc mới vào cổng, sau đó rời đi. Có phải cậu bị ai theo dõi không? Bắt đầu từ lúc nào?”
“Từ ngày bọn tớ đến quán bar xem Ngụy Tiêu biểu diễn.”
“Bị người ở quán bar theo dõi rồi.” Cậu cau mày, vỗ trán, “Sắp tới cậu đừng ra ngoài một mình nữa, cuối năm an ninh mất trật tự, cậu không biết sắp đến năm mới là bọn trộm hoành hành lắm à?”
“Nhưng theo dõi tớ làm gì, tớ có tiền đâu? Tớ chỉ là sinh viên thôi mà…”
“Không riêng trộm tiền đâu, bắt sinh viên vào núi ăn Tết…”
“Nhưng tớ cảm thấy người đi theo mình là nữ?”
“Cậu không biết cướp bóc cũng có nữ hả? Một nhóm người có tổ chức có phân công. Khương Lộc à không phải tớ dọa cậu đâu, cậu xem tình hình bây giờ đi.”
Tôi thật sự bị cậu ta dọa sợ, nhăn mặt nhăn mày, cảm thấy không đáng tin nhưng nghe rất có lý, cứ thế đi tới gần cửa: “Tớ vào đây, sau này buổi tối sẽ không ra ngoài nữa.”
“Ừ, muốn ra ngoài cậu có thể gọi Lý Miễn đi chung.” Cậu ta nghiêm túc không được hai giây, hai mắt lại bật sáng, “Òa, lý do hay ghê.”
“Hay con khỉ mốc, cậu ấy còn không nhận ra nữa là, phản ứng chậm!” Tôi vừa ngoái đầu hô lên vừa chạy thẳng về phòng.
—
Mỗi trường học đều có một con đường “duyệt luận văn”*, chuyện xảy ra trên đường không có ai kiểm chứng, nhưng nỗi sợ hãi vẫn cứ truyền lại từ lúc nào không hay.
(*Từ lóng chỉ việc nữ sinh đại học bị quấy rối tình dục ở khu vực gần trường, nhà trường muốn ém nhẹm chuyện này vì danh tiếng nên sẽ duyệt luận văn tốt nghiệp của người đó mà không cần xem xét.)
Gần đây Trần Tiêu Dĩnh lảm nhảm miết bên tai, phóng đại những chuyện đáng sợ ở con đường này, nói không sợ là giả. Đúng lúc thời gian đó đang chuẩn bị thi tiếng anh cấp 6, thế là tôi quyết định làm tổ trong phòng không ra ngoài – trừ khi lên lớp.
Kết quả có hôm ở phòng phát thanh, bất ngờ nhận được công việc làm thêm đầu tiên: đàn chị bình thường rất tốt với tôi có chuyện đột xuất, nhờ tôi tham dự thay buổi khánh thành.
Làm tới trưa, 200 tệ, với sinh viên đó là cái giá không tệ. Nghe nói là một tiệm nội thất khai trương, cầm kéo cắt cho có nghi thức thôi, thực chất nửa tiếng là xong.
Tôi không tiện từ chối, với cũng hơi dao động nên đã nhận lời, nhưng quên hỏi địa chỉ.
Đến điểm hẹn, lên xe buýt ra khỏi thành phố, tôi gần như chết lặng. Tiệm nội thất ở khu vực ven đô – nông thôn, tàu điện ngầm hay xe buýt không vào được. Xuống xe, tôi nhìn thấy một biểu ngữ màu đỏ giữa khu vực toàn bụi là bụi, bên trên viết bốn chữ: Khai trương hồng phát.
Mấy nhà doanh nhân nông thôn đứng trên một sân khấu đơn giản, hùng hồn phát biểu trước một vài cư dân lưa thưa bên dưới.
Tôi và vài sinh viên bán thời gian giống thế mặc bộ sườn xám màu đỏ sến súa, bước vào hàng trong thời tiết giá lạnh. Nhưng chưa kịp ổn định chân thì pháo đã nổ đùng đoàng bên tai.
Tai tôi lập tức ù lên, không nghe thấy gì ngoài tiếng ồn ào, tôi bước theo cô gái phía trước, giơ kéo lên theo cử động của người khác, cứ như đang ở giữa chân không.
Xuống sân khấu chuẩn bị thay quần áo, vừa đi vừa xoa hai tai, bất thình lình tài xế gọi lại: “Các em ăn trưa xong hẵng đi, ông chủ có mời hai bàn ở quán cơm bên cạnh.”
“Hả?” Tôi nghe không rõ, nói to, “Em phải về trường.”
“Bây giờ em về cũng không có xe đâu.” Anh ta nhấn mạnh, tăng âm lượng, “Bị pháo nổ ù tai rồi hả?”
“Đúng thế! Tai khó chịu quá, em phải về trường!”
“Ông chủ đãi khách, bảo các em đi cùng, ăn một bữa thôi!”
Lần này đã nghe ra đại khái, nhưng vẫn giả điếc tới cùng, xua tay nói: “Không nghe rõ! Tai đau! Em phải về trường!”
Anh tài xế bĩu môi, quay đầu đi: “Thế thì thôi, em bắt xe về đi.”
“Đợi đã, em tìm ai thanh toán tiền đây?”
Anh ta bực bội rút ra hai tờ tiền giấy đưa tôi, còn bồi thêm một câu: “Tiền công không đủ cho em bắt xe đâu.”
—
Tôi nhận tiền, coi như mua được một bài học.
Nhưng vấn đề là bắt taxi ở đâu đây? Ra khỏi tiệm nội thất là đường cao tốc, toàn xe tải cồng kềnh qua lại, tôi đứng bên đường nửa tiếng đồng hồ mà không bắt được một chiếc xe nào.
Vừa đi vừa chờ, thêm nửa tiếng nữa nhưng vẫn không có xe.
Hồi ấy gọi xe không tiện lợi như bây giờ, điện thoại di động chưa có thông minh, một tình huống tiến thoái đơn giản cũng đủ đẩy người ta vào khốn cảnh. Tôi lê đôi chân mỏi nhừ, hốt hoảng đối mặt với con đường không bóng người, may là trời còn sớm, tuy nhiều mây nhưng vẫn đang ban ngày.
Vừa đi vừa tổng kết bài học, bỗng có một giọt nước tan ra ở chóp mũi. Tôi nheo mắt ngẩng đầu nhìn trời, có tuyết rơi trong màn âm u, là trận tuyết đầu tiên trong mùa đông năm nay.
Giơ điện thoại lên chụp, gửi tin nhắn MMS cho Lý Miễn: Tuyết rơi rồi!
Trời càng lúc càng tối, tuyết rơi ngày một nhiều, tôi dừng bước nhìn trước sau, chỉ có cung đường vô tận. Vào khoảnh khắc hoang mang tột cùng, chợt nhận được điện thoại của Từ Chi Dương:
“Cậu đang ở đâu đấy?”
Trùng hợp thật.
—
Khoảng một giờ sau, xe taxi xuất hiện trong tầm mắt.
“Lạnh lắm rồi phải không.” Từ Chi Dương ngồi ở ghế phụ ngoái đầu, tháo khăn quàng cổ ra đưa tôi.
“Ừ…” Đầu đau nhức, nhìn đồng hồ tính cước, đã hơn 190 tệ, xém tí đã ngất. Tôi chột dạ lấy hai tờ tiền kia ra, nhét vào túi áo của Từ Chi Dương.
“Không cần.” Cậu đẩy về, “Lần sau đừng làm thêm việc như thế nữa, cậu có thiếu tiền đâu?”
“Tớ chỉ giúp thôi, lần sau chắc chắn sẽ hỏi rõ…” Ngồi ghế sau vặn tay, buột miệng nói, “Mà khéo thật, sao cậu biết mà gọi cho tớ?”
“Không khéo, Lý Miễn nói cho tớ biết.”
“Lý Miễn? Cậu ấy có biết tớ đi làm thêm đâu…”
Từ Chi Dương nghe thế thì hoang mang, giải thích: “Cậu ấy nhắn QQ cho tớ, nói sáng nay cậu ngồi xe buýt ra ngoài, cảm thấy lo, nên tớ mới gọi cho cậu.”
“Không thể nào, hôm nay cậu ấy học cả ngày, sao có thể thấy tớ đi ra ngoài…”
Đúng là khó hiểu, sực nhớ lúc nãy mới gửi ảnh cho cậu, tôi lập tức lấy điện thoại ra, quả nhiên có tin nhắn tới.
Một tấm ảnh chụp cảnh tuyết ngoài lớp học, hình như là chụp lén.
Kèm theo một dòng tin nhắn: Chụp ở đâu vậy, cậu không ở trường à?
Tác giả :
S Táp