Nửa Cõi Sơn Hà
Chương 28: Sóng gió trong động ma (tt)
5. Gặp Hà cô nương trong trường hợp nào?
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Gay go cái gì! Ai chứ Trần Tứ thì chỗ nào mà tìm không ra. Y là Xuyên địa thử mà!
Trần Tứ nói :
- Dạ, đệ tử thì cũng không phải tự phụ. Công tác nào chứ công tác tìm ra tổng sào huyệt của bọn La Quỷ thì đệ tử dám tự tin sẽ tìm ra được.
Ngữ Minh thượng nhân nói :
- Trần Tứ đã nói vậy thì Như Hạc lão hữu định bao giờ lên đường?
Hoàng Diện Phong Cái đáp :
- Lão hữu? Lão ăn mày già này đã nóng lòng sốt ruột lắm rồi.
Chúng ta lên đường ngay đi còn đợi chờ gì nữa.
Chỉ thấy Giản Lão Nhị ghé tai Thang Long nói nhỏ mấy câu gì đó không biết. Sau đó thấy Thang Long lộ vẻ vui mừng chạy vào trong nhà bưng ra một hũ rượu đặt lên bàn.
Các tên hàng chữ Trụ người thì dọn bát đũa, người thì chạy ra bên ngoài mua một con gà quay đem về.
Giản Lão Nhị nói :
Tổ sư gia hãy uống chút rượu đã rồi lên đường cũng không muộn.
Hoàng Diện Phong Cái cười hí hí nói :
- Được lắm. Uống rượu rồi thì đi càng khỏe chứ sao.
Ngữ Minh thượng nhân không ăn đồ mặn, Thang Long biết ý lại sai người đi kiếm một vài món đồ chay, đoạn róc một chén trà đặt trước mắt Thượng nhân.
Lúc bấy giờ ai nấy trong bụng đều đã cảm thấy đói Liền ngồi vào bản ăn uống không chút khách khí.
Hoàng Diện Phong Cái uống luôn mười bát rượu, nói :
- Ngữ Minh thượng nhân, lão hữu tại sao gặp Hà Ngọc Trì cô nương ở đâu vậy?
Ngữ Minh thượng nhân tuy độc khí trong người vẫn chưa thoát hết nhưng cũng cảm thấy khá nhiều rồi, liền uống một ngụm trà đáp :
- A Di Đà Phật? Bổn nạp kể từ lúc chia tay với lão hữu ở Tiêu Dao quan vốn ước định ngày rằm Trung thu sẽ gặp lại nhau tại Tổng đàn Cái bang. Lão hữu vẫn còn nhớ đấy chứ?
Hoàng Diện Phong Cái gãi đầu cười hí hí nói :
- Nhớ chứ! Nhớ chứ! Chẳng qua lão ăn mày thất hẹn. Than ôi!
Điều đó có thể nói là, chuyện người tính cũng không bằng trời tính.
Trần Tứ nói :
- Khải bẩm tổ sư gia! Tại sao lại gọi “chuyện người tính không bằng trời tính?”
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Ngươi quên rồi sao? Lúc bấy giờ tổ sư gia mỗ đang ở Điểu Sơn thần miếu thì có người chạy lại thông báo bảo rằng trên giang hồ đồn đãi rằng Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ đã bị Tôn Kha Ba đánh rơi xuống Ma trảo hàn đầm và Hỏa Thần giáo chủ đã đoạt được viên Mặc Ngọc, tới hàn đầm đó để lấy cuốn Bối diệp kinh. Vì vậy lão ăn mày này mới hẹn với Túy hòa thượng tìm Vô Trần đạo sĩ cùng tới hàn đầm chặn đánh. Về sau tìm không được Vô Trần nhưng lại gặp được Thiên Sơn thần ni và giữa đường còn gặp Hồng tiêu đầu, kẻ sống sót duy nhất trong cuộc thảm sát ở Viễn Dương cuộc. Hồng tiêu đầu chẳng may lại bị trúng phải chất Hoá cốt tán của Bách độc giáo mà qua đời.
Những việc đó Ngữ Minh thượng nhân và bọn Trần Tứ, Lý Cửu, Giản Lão Nhị và Thang Long đều chưa được nghe, bất giác họ đều lấy làm cảm khái.
Kế đó Hoàng Diện Phong Cái tiếp tục nói tới việc có người giả mạo Liễu Tồn Trung hỏa thiêu núi Võ Đang hủy diệt Hoa Sơn khiến cho các đại môn phái trên chốn giang hồ đều hợp nhau tìm kiếm Liễu Tồn Trung báo oan.
Suốt thời gian Hoàng Diện Phong Cái kể chuyện thỉnh thoảng Hà Ngọc Trì cũng nói thêm vào một vài chi tiết. Có lẽ nàng còn biết chuyện hơn Hoàng Diện Phong Cái nữa. Mọi người càng nghe càng thêm cảm khái Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Sau khi lão ăn mày nghe thấy giang hồ thiên hạ đồn đãi với nhau như vậy, mỗ liền bỏ cả Tổng đàn không về, đi tìm ngay tên tiểu tứ Liễu Tồn Trung hỏi cho ra lẽ.
Ngữ Minh thượng nhân nói :
- Lúc bần nạp tới thành đô thì dò la thấy Tổng đàn đã có vẻ thay đổi, nên bần nạp lấy làm lạ về sau định tâm tra xét thì bần nạp mới biết là Vương Hữu phản bội Lữ Di Hạo. Do đó bần nạp không tiện nán lại ở thành đô mới tính quay trở về Hoàng giác tự. Trên đường đi bần nạp bỗng nghe thấy tin viên tướng Kim là Ô Diên Bồ Lư Hồng xuất lãnh mười vạn quân từ sông Hoài tiến về Lư Châu tràn qua Trì Dương.
Viên tướng quân trấn thủ Trì Dương là Lý Hiển Trung dò hỏi tình hình thì mới rõ ra rằng số quân của mình trấn giữ ở Trì Dương không đầy ba vạn, khó lòng cố thủ được. Lý Hiển Trung liền nhờ bần nạp đi suốt đêm tới Giang Châu gọi Thích Phương đem binh đánh vào cánh trái của quân Kim. Lúc đó Thích Phương trấn thủ tại Tầm Dương, bần nạp ở Trì Dương không kịp uống tới một hớp trà đã tức tốc lên đường thẳng tới Tầm Dương. Bần nạp nán lại Tầm Dương mấy hôm, đợi chờ Thích Phương điều động binh mã xong đâu đó bần nạp mới từ Tầm Dương trở về Phủ Châu. Bởi vì trước đó bần nạp vốn có ý định đi Linh cốc sơn ở Phủ Châu du ngoạn một phen. Không Như thiên sư ở chùa Phi Bộc Linh cốc sơn với bần nạp vốn có ước hẹn với nhau. Không ngờ khi tới dưới chân núi Linh cốc thì bần nạp được biết một văn kiện rất quan hệ tôi vận khí của triều đại chúng ta.
Hoàng Diện Phong Cái xen lơi hỏi :
- Văn kiện bí mật gì mà lại có liên hệ tới vận khí của triều đại chúng ta như vậy? Lão ăn mày già này thật không biết tí gì. Lão hữu hãy nói đi?
Ngữ Minh thượng nhân nói :
- Nguyên là Kim chúa Hải lăng vương đã có kế hoạch Nam hạ làm sẵn rồi, chia quân ra làm bảy lộ do phó sư Hoàn Nhan Xương cầm đầu.
Còn lộ Hà Nam thống quan sứ là Ngột Thạch Liêu Tử Nhân đem ba vạn, Hồ Sa Hổ đem hai vạn quân ra Thanh hà khẩu. Bố Sát Tinh dẫn một vạn ra đường Thành Kỷ. Hàn Nhạn dẫn một vạn ra Lâm Chương.
Thạch Mật đem năm nghìn quân ra Diêm Xuyên. Còn Hoàn Nhàn Xương đem năm nghìn quân ra Lai Viễn. Bảy lộ binh này do Đông Doanh phái một cao thủ ngấm ngầm đi theo để coi chừng bọn nghĩa hiệp Trung Nguyên chúng ta. Bần tăng vớ được điều bí mật này ngấm ngầm chột dạ nên mới xuống đây tìm Liễu Tồn Trung nói rõ việc này, không ngờ ở dọc đường vô tình lại cứu được Hà Ngọc Trì cô nương.
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Này, Hà Ngọc Trì cô nương, sao không thấy Thi Huyền trưởng lão đâu cả?
Hà Ngọc Trì đáp :
- Lúc ấy tôi đang đấu với người ta không kịp để ý đến, khi ngoảnh lại đã không thấy ông ta đâu nữa, chắc là đã đánh một nơi nào đó.
Mọi người ăn uống xong xuôi do Trần Tứ dẫn lé cùng tiến về hướng Quý Châu để tiếp ứng Liễu Tồn Trung.
Nói về Liễu Tồn Trung qua hai đêm ròng rã để thám thính tổng sào huyệt của bọn La Quỷ nhưng không có kết quả gì, chẳng những không tìm thấy tung tích lão Bang chủ, không có cách nào giải Thực Hồn cổ cứu thoát hiệp nghĩa đạo võ lâm, khiến cho lão sư của Anh Tử phải uống thuốc độc tự sát. Khi đi qua tửu điếm đó chàng lại nhận được tin có hai người Mông Cổ hóa trang đi vào trong rừng rậm nên trong lòng rất lo âu.
Bởi vì lão sư của Anh Tử cùng một ý kiến với Thi Huyền trường lão: kẻ đáng sợ nhất không phải là người Kim mà là người Mông Cổ.
Người Mông Cổ hung hãn thiện chiến lại nhiều dã tâm, tiềm lực còn hơn người Kim.
Chàng thở dài một tiếng rồi lẩm bẩm nói :
- Hãy mặc kệ chúng. Trước mặt đây người Kim đang giày xéo Trung Quốc chúng ta thì hãy đối phó người Kim, việc khác sẽ tính sau, làm từng bước một đợi mệnh trời.
Chàng nghĩ tiếp :
“Hai lần trước vào tổng sào huyệt không ăn thua gì lần này phải kín đáo làm theo nguyên tắc mới được”.
Chàng nhảy vọt người lên trên cây cổ tùng, nằm phục tại đó qua canh hai. Vòm trời đầy sao sáng. Đêm lạnh như sương. Một vầng trăng sáng treo ở giữa trời.
Cảnh vật gần xa đều nom thấy rõ.
Liễu Tồn Trung lại buông mình xuống đất rón rén chạy tới đằng sau viện nơi tường thấp rồi lắng tai nghe.
Chàng chỉ nghe tiếng gió thổi vi vu, không có tiếng người. Trong viện dường như im lặng. Chàng lại nhảy lên trên bức tường thấp. Các phòng bên trong tối đen như mực. Các người ở trong đó có lẽ đều đã ngủ yên cả. Liễu Tồn Trung trong lòng nghi hoặc, nghĩ bụng :
“Hay lại có chuyện ma quái gì đây?”.
Lần này chàng đã kinh nghiệm, không dám lỗ mãng, nằm phục ở trên tường, nhận xét rất kỹ. Chờ một hồi lâu không có động tĩnh gì, liền khẽ buông mình xuống đất.
Nơi đây chàng đã tới hai lần, đều tiến thắng vào phòng giữa. Hai lần đều không được kết quả gì, nên giờ đây chàng nghĩ bụng :
“Ta phải đổi một phương thức khác mới được”.
Nhìn thấy dãy phòng bên tay mặt hơi có ánh đèn lóe ra, còn phía bên trái thì tối đen như mực, chàng nghĩ thấm :
“Bọn La Quỷ ranh mãnh phi thường. Có lẽ nơi có ánh đèn thì có gài bẫy. Lão tử không chịu mắc hợm nữa đâu”
Chàng liền quay sang dãy phía bên trái dò xét, tuy rằng tối đen như mực nhưng vì nội lực của Liễu Tồn Trung hùng hậu không ai sánh kịp, dù đen tối đến đâu, nhỡn lực của chàng cũng có thể tìm ra được ít nhiều, nên chàng thấy dãy phòng này từ Đông qua Tây có chừng khoảng hai ba mươi gian.
Liễu Tồn Trung liền lén đi tới căn thứ nhất. Chỉ thấy cán phong này có rào sắt, trong dó chát nhiêu thùng gỗ lớn còn ngoài ra không có gì nữa. Chàng liền đi tới căn thứ hai thì lại thấy trống rỗng, nơi cửa vẫn có rào sắt. Chàng theo đó dò xét dần đi thì thấy có phòng chất đầy thùng gỗ, và có phòng rỗng tuếch như nhau.
Đi tới hết dãy phòng trong lòng chàng cảm thấy kỳ lạ. Phía đằng xa đã nghe điểm trống canh ba. Chàng thấy có một gã canh đêm đang ở gốc cây hòe tiến lại phía này.
Liễu Tồn Trung khẽ nhảy một cái, điểm luôn huyệt đạo tên canh gác đêm.
Gã nọ định há miệng kêu la nhưng đâu có được, thì đã bị điểm trúng á huyệt rồi. Liễu Tồn Trung thò hai ngón tay ra ấn vào nơi bả vai tên này thì thấy y đau đớn tới mức muốn vãi phân ra. Liễu Tồn Trung quát hỏi :
- Giáo chủ ở đâu? Nói cho mau!
Chỉ thấy tên này nhăn mặt, đưa tay chỉ vào mồm.
Liễu Tồn Trung biết ý liền giải khai á huyệt cho y, nhưng hai ngón tay vẫn ấn vào nơi bả vai gã, khẽ dặn :
- Mi mà kêu lên sẽ chết sớm.
Tên nọ lộ vẻ sợ hãi, trừng mắt lên nhìn. Liễu Tồn Trung nói :
- Giáo chủ ở đâu?
Tên nọ đưa tay chỉ về phía đằng sau gốc cây hờe nói :
- Ở nơi mật thất kia. Liễu Tồn Trung đưa mắt nhìn về phía cây hòe nhưng chàng nào thấy có căn mật thất nào đâu? Ở đó chỉ là một khoảng đất trống rỗng. Chàng liền nói :
- Ngươi dẫn đường đi!
Tên canh gác chớp chớp mắt, có vẻ do dự, lúng túng. Liễu Tồn Trung khẽ bóp nhẹ hai đầu ngón tay.
Tên canh gác đau đến độ rơm rớm nước mắt, không biết làm sao hơn y đành ríu ríu đi về phía gốc cây hòe. Liễu Tồn Trung hỏi :
- Căn mật thất đâu?
Tên canh gác liền chỉ xuống mặt đất, khẽ nói :
- Ở chỗ điểm trắng kia kìa. Khẽ ấn vào đó ba cái sẽ có cửa đi xuống.
Liễu Tồn Trung hến làm theo, thì quả nhiên thấy cách chỗ điểm trắng đó độ vài ba thước thì mặt đất dần dần di động, để lộ ra một cái cửa, Liễu Tồn Trung liền nói :
- Bằng hữu, xin phiền bằng hữu một chút.
Dứt lời, Liễu Tồn Trung nhanh nhẹn điểm ngay vào á huyệt, Nhuyễn ma huyệt của tên nọ, rồi nhấc bổng y lên, ném về phía gốc cây hòe.
Liễu Tồn Trung nhìn xuống dưới cửa động, chỉ thấy bên dưới tối om không eo một chút ánh sáng nào.
Chàng vận nhỡn lực nhìn kỹ thì lờ mờ trông thấy một cái cầu thang, bèn thận trọng đi xuống bên dưới.
Đi được chừng hơn mươi trượng, chàng đã tới một cái hầm đất.
Liễu Tồn Trung liếc mắt nhìn thấy cái hầm đất đó rộng không đầy ba trượng, hơi đất trong đó xông ra, một mùi ẩm thấp hổi hám rất khó chịu.
Liễu Tồn Trung có vẻ hoang mang, nghĩ bụng :
“Mật thất gì mà kỳ lạ quá”.
Chàng chăm chú nhìn kỹ phát giác phía bên trái có một cái điểm trắng rất nhỏ.
Liễu Tồn Trung theo như lần trước ấn vào cái nút trắng đó ba lần.
Vách hầm đột nhiên thấy từ từ di động, để lộ ra một cái cánh cửa đi vào một con đường hầm vừa sâu lại vừa tối om như mực.
Liễu Tồn Trung lần theo vách đất tiến thẳng về phía trước chừng mười trượng liền tới một chỗ rẽ.
Liễu Tồn Trung theo chỗ rẽ đó lần sang bên phải, thì thấy lờ mờ không xa như có ánh sáng đền, liền nghĩ bụng :
“Đúng rồi. Có lẽ mật thất ở đây chăng?”
Chàng liền rón rén đi thẳng tới. Được chừng hai ba chục trượng nữa, chàng loáng thoáng nghe thấy có tiếng người. Một tên nói :
- Tên đó không hiểu được kẻ nào mách mà lại biết được sự bí mật của chúng ta?
Một tên khác trả lời :
- Việc này chúng ta đang điều tra xem kẻ nào mà dám cả gan như vậy.
Liễu Tồn Trung lại nghe thấy có tiếng của Từ Hỉ Phượng nói :
- Liễu Tồn Trung bị vây hãm trong Thiết môn trận ba ngày. Y là người cơ trí lắm, xem chừng có lẽ chính y đã phát giác ra một sự bí mật chăng?
Lại nghe thấy một tên hừ nhạt một tiếng rồi ngừng bặt.
Một hồi lâu sau, bỗng nghe một người nói:.
- Khải bẩm Thánh giáo chủ, tất cả đều đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ còn chờ lệnh Thánh giáo chủ thôi.
Câu chuyện tới đó lại im bặt... Không nghe thấy tiếng Từ Hỉ Phượng hồi đáp.
Qua một lúc nữa lại nghe thấy một tên khác nói :
- Tại sao Thánh giáo chủ lại trầm ngâm?
Có tiếng một tên khác lạnh lùng nói :
- Cứ theo như bỉ nhân được biết thì sự bí mật ở trên cánh cửa chỉ có một mình Giáo chủ biết thôi. Tên Liễu Tồn Trung đó chẳng thể nào phát giác ra được. Chắc có lẽ là...
Tiếng của một kẻ khác ngắt lời, đáp :
- Nếu không phải Từ giáo chủ có dung địch thì chắc cũng phải có kẻ dung túng cho địch nhân rồi.
Liễu Tồn Trung nghe xong rất lấy làm lạ vì cứ cái giọng điệu của hai người này thì nghe có vẻ sỗ sàng, ngạo mạn, ắt không phải là người trong La Quỷ giáo rồi.
Bên trong tiếng người lại im bặt.
Một lúc sau, bỗng có tiếng của Từ Hỉ Phượng hừ nhạt nói :
- Chắc nhị vị cho là bổn Giáo chủ thả Liễu Tồn Trung ra phải không?
Tiếng của một người cười hắc hắc, nói :
- Bỉ nhân không dám khẳng định, chẳng qua chỉ theo lẽ thường mà suy đoán đấy thôi.
Từ Hỉ Phượng dường như có vẻ không vui, giọng hơi gay gắt :
- Nếu như bổn Giáo chủ thả Liễu Tồn Trung thì tại sao còn bắt y làm gì? Vả lại sau khi y tẩu thoát, bổn Giáo chủ còn trúng phải chất độc thì làm sao có thể thả y được?
Đó là một chứng cớ rất hùng hồn.
Quả thật sau khi Liễu Tồn Trung tẩu thoát, Từ Hỉ Phượng còn đang trúng độc, làm sao có thể chắc chắn là nàng ta đã thả người?
Vì vậy, không khí bên trong lại ngưng bặt đi một lúc nữa mới có tiếng của một người nói :
- Tuy là thế, nhưng nếu như Từ giáo chủ đã sớm đem sự bí mật ở trên cánh cửa hầm nói cho y biết không được sao?
Chỉ nghe thấy tiếng Từ Hỉ Phượng hừ nhạt, không nói năng gì cả.
Liễu Tồn Trung khe khẽ lướt mình về phía trước, ngó đầu vào nhìn thì thấy ở chỗ đó là một căn phòng rất trang nhã, trên tường có thắp đèn cầy sáng trưng.
Ngồi quây quanh một chiếc bàn tròn, kể cả Từ Hỉ Phượng tất cả là bốn người.
Một tên vận bộ hộ pháp La Quỷ, còn hai người khác trạc tứ tuần thì mặc y phục người Kim.
Liễu Tồn Trung nhận thấy hai người đó là phản thần của Tống trào, đã đi đầu hàng Kim chúa, theo như hồi đó thì nhân dân đều gọi hai tên nọ là Tống gian.
Lúc thấy Từ Hỉ Phượng chậm rãi đứng dậy khẽ nhích gót sen đi đi lại lại chừng cạn một chén trà thì đứng yên, nhìn vào một trong hai người đó nói rằng :
- Muốn như thế nào mới tin tôi được?
Tên nọ cười gằn hai tiếng, nhún vai nói :
- Cái đó còn phải xem những thái độ của Từ giáo chủ. Đại Kim hoàng đế chúng tôi hai năm trời nay đã bỏ không ít tiền vào quý giáo rồi, chẳng lẽ Từ giáo chủ ăn trong đỡ ngoài hay sao?
Tên Tống gian thứ hai nói xen lời :
- Bỉ nhân đối với hai chữ thái độ xin nói rõ thêm một chút, nghĩa là biểu hiện thái độ, muốn Từ giáo chủ giết chết Liễu Tồn Trung đấy thôi.
Từ Hỉ Phượng trợn ngược đôi mày liễu, cười nhạt nói :
- Giả sử tôi không đủ sức giết chết Liễu Tồn Trung thì sẽ ra sao?
Tên Tống gian thứ nhất nói :
- Không cần Từ giáo chủ phải đích tay giết chết, chỉ bắt giữ y là được rồi.
Lúc ấy tên vận áo hộ pháp từ nãy vẫn ngồi thừ một bên bỗng lên tiếng :
- Cái đó thì cũng dễ, vì đã chuẩn bị cả rồi.
Bỗng nghe Từ Hỉ Phượng quát lớn :
- Hãy câm mồm!
Hai tên Tống gian cười ha hả nói :
- Vậy thì ý tứ của Từ giáo chủ ra sao?
Từ Hỉ Phượng trầm tĩnh đáp :
- Đó là giáo quy của bổn giáo không thể nói rõ được!
Hai tên này thấy bị bẽ mặt cười xòa mấy tiếng.
Một tên muốn làm cho dịu không khí lúc bấy giờ, vừa cười vừa nói với tên bận áo hộ pháp rằng :
- Ngài hộ pháp, nếu đã chuẩn bị sẵn sàng rồi thì chỉ đợi chỉ thị của Giáo chủ để hành động thôi.
Từ Hỉ Phượng hơi nhếch mép, rồi khẽ nhếch chân đi đi lại lại tỏ ra có vẻ nóng ruột.
Còn Liễu Tồn Trung lần này tới đây đã lập tâm không làm kiểu rút dây động rừng, nay thấy trong sảnh đường kia không có điều gì đáng kể muốn rút lui để đi tìm nơi giam giữ lão Bang chủ, thì bỗng thấy ở góc tường trong kia lộ ra một cửa sổ nhỏ và có người thò đầu vào nói :
- Xin bẩm Thánh giáo chủ, phó soái Bàng Quân cầu kiến.
Rồi cửa sổ nhỏ đó từ từ mở rộng, biến thành một cửa ra vào.
Lục Thiềm Thừ Bàng Quân khúm núm đi vào, sau khi chào các người ngồi ở phía dưới tên hộ pháp.
Từ Hỉ Phượng nói :
- Có việc gì đó?
Bàng Quân đáp :
- Xin bẩm Thánh giáo chủ, tình hình tối nay có điểm đặc biệt vì suốt đêm không nghe thấy gõ tiếng điểm trống canh.
Từ Hỉ Phượng trong lòng chột dạ. Hai tên Tống gian sợ hãi nhảy bắn người lên, nói :
- Địch đã tới rồi. Hãy chuẩn bị.
Từ Hỉ Phượng nói :
- Đừng có vội. Hãy cho người đi kiếm tên cầm canh rồi trở về đây báo cáo.
Bàng Quân nói :
- Bẩm Thánh giáo chủ, quy luật của bổn giáo rất là nghiêm minh.
Tên cầm canh đâu dám trễ nải, nhất định là địch đã tới rồi, xin Thánh giáo chủ chuẩn bị.
Hai tên Tống gian đồng thanh nói :
- Đúng rồi, đúng rồi! Nên tin là có, bằng không sẽ mất cơ hội.
Tên khác nói rằng :
Hay là Từ giáo chủ biết rõ địch đã tới mà cố ý làm như không biết chăng?
Từ Hỉ Phượng trợn đôi mắt, lộ vẻ khinh bỉ không muốn trả lời, khẽ giơ tay phải ra nói với Ngao hộ pháp Bàng Quân rằng :
- Đi đi Hai người liền khom mình đứng một bên, nhường chỗ Từ Hỉ Phượng đi trước cứa, theo sau là hai tên Tống gian rồi tới hai người áp hậu đi ra.
Trong chớp mắt vách tường hơi khẽ rung động trở hình dạng cũ.
Liễu Tồn Trung khẽ tung mình một cái, nhảy qua nhìn rõ nơi tường thì thấy ở chân tường có một cái chấm trắng giống như cái chấm trắng ở bãi đất phía bên ngoài. Chàng liền ấn luôn ba cái, thì cánh cửa lại từ từ hiện ra.
Chàng bước qua ngưỡng cửa thì thấy là một con đường hầm, hai bên cột đá có treo đèn dầu. Liễu Tồn Trung nhìn rõ đây là một con đường ngầm dưới đất, dần dần đi thẳng lên khoảng chừng ba bốn mươi trượng rồi quẹo quanh một cái, thì có những bậc xây bằng đá, chàng liền theo đó đi lên. Thì ra đó là lối ra, gió thổi vi vu vào mặt thấy lạnh.
Liễu Tồn Trung liền nhảy lên trên mặt đất, ngửng đầu nhìn, thì thấy trên vòm trời đầy sao sáng, bóng trăng soi vào những cây cổ thụ ở đó, làm thành những bóng rất dài.
Chàng liền nghĩ bụng :
“Đây là đâu nhỉ? Từ trước tới giờ, hình như ta chưa từng đi qua”.
Đối với lối kiến trúc kỳ bí trong tổng sào của bọn La Quỷ, Liễu Tồn Trung không dám khinh địch. Bọn Tống gian có nói là người Kim có chôn giấu rất nhiều kim trân châu bảo ngọc trong La Quỷ giáo, xem ra có lẽ không sai.
Liễu Tồn Trung đứng trên bãi đất trống, đưa mắt xem xét cảnh thế bốn bề lòng hơi lo lắng, nghĩ thầm :
“Hai tên Tống gian và Từ Hỉ Phượng không hiểu đã đi về hướng nào?”.
Chàng lại tính toán :
“Có lẽ mình nên tiến vào trong khu nhà dài kia xem sao?”.
Vừa nghĩ như vậy, Liễu Tồn Trung chưa kịp phóng đi bỗng thấy từ trong dãy nhà phía trước có mấy bóng đen phóng như bay ra.
Liễu Tồn Trung giật mình, phóng vội lên một cành cây ở gần đó, lợi dụng bóng cây rậm rạp um tùm ghé mắt nhìn xuống.
Chỉ thấy một bóng đen phóng tới chỗ gốc cây rồi chia nhau đi tản mác ra.
Liễu Tồn Trung lấy làm lạ nghĩ bụng :
“Chẳng lẽ mấy tên này đã phát giác được hành tung mình hay sao?”.
Chàng cúi đầu nhìn xuống thì lờ mờ dường như thấy có cả Xung Vân đạo trưởng, Thị ẩn Mạc Ác Tài cũng có mặt trong những bóng đó.
Liễu Tồn Trung nghe thấy một tên La Quỷ có lẽ đứng đầu bọn nói :
- Xung Vân đạo trưởng, Mạc Ác Tài hai người hãy tới tảng đá đằng kia nấp kín. Nếu như có phát hiện được hãy huýt sáo làm hiệu.
Nói rồi, y liền rút từ trong người ra một vật gì giống như một cái ống nhỏ trao cho Xung Vân đạo trưởng đưa tay chỉ về phía xa xa. Quả nhiên phía đó có một tảng đá rất lớn.
Nếu nấp ở đàng sau tảng đá lớn đó thì thật vừa kín đáo, vừa có thể theo dõi rõ ràng những gì xuất hiện ở con đường phía Nam.
Liễu Tồn Trung đoán cái vật tên nọ trao cho Xung Vân đạo trưởng có lẽ là chiếc sáo nhỏ.
Xung Vân đạo trưởng, Mạc Ác Tài hai người vâng dạ rồi quay người bỏ đi.
Tên La Quỷ đứng đầu bọn lại tiếp tục phân phối mấy người kia mỗi tên một chỗ mai phục. Sau cùng y dặn dò :
- Con đường dẫn vào trước mặt đã phái người ngăn lấp rồi. Chúng ta vừa phát giác ở gốc cây hòe tên canh gác đã bị đối phương điểm vào á huyệt với nhuyễn ma huyệt. Theo đó mà suy thì chắc địch nhân đã tiến vào trong nội bộ chúng ta rồi. Thánh giáo chủ hạ lệnh tốt nhất là bắt sống địch nhân, còn nếu để cho y chạy thoát được thì chúng ta phải mang tội nặng lắm đó.
Mấy tên kia đều vâng dạ rồi chia nhau đi ẩn núp.
Tên La Quỷ đứng đầu bọn cũng tìm một nơi để ẩn mình. Liễu Tồn Trung thu kín mình trên cành cây, lặng lẽ suy tính :
“Bọn này vô tình để cho ta biết hết chuyện thật cũng là may”.
Rồi chàng nghĩ tiếp :
“Xung Vân đạo trưởng và Mạc Ác Tài núp ở tảng đá đằng kia xem chừng chỉ xem xét hành tung của dạ hành nhân thì không lấy gì làm quan trọng lắm. Có lẽ ta nên trở sang phía Đông tìm cánh đánh lừa mấy tên kia”.
Nghĩ rồi, chàng liền nhẹ nhàng bẻ một nhánh cây, vận sức ném mạnh một cái.
Liền đó chỉ nghe tiếng người kêu nhốn nháo ở cánh đó mấy chụt trượng, bóng cây rung rinh không ngừng.
Ngay sau đó, khắp bốn mặt bóng đen túa ra như chớp nhoáng. Tên La Quỷ đứng đầu rời khỏi chỗ núp quát lớn :
- Địch nhân chạy về phía Tây. Anh em hãy đuổi theo mau!
Tức thời nghe thấy tiếng áo bay phần phật trong gió hên hồi, rồi mấy bóng đen lao mình về hướng Tây.
Liễu Tồn Trung bấy giờ mới nhẹ nhàng như chiếc lá rơi nhảy xuống, chạy về phía Đông.
Tới gần dãy nhà dài nhanh như sao xẹt, chàng liền tìm một chỗ khuất ẩn mình, đưa mắt nhìn ra.
Chỉ thấy gần đó có mấy ngôi lầu lớn, trên lầu lớn thấp thoáng có ánh sáng đèn.
Không chần chờ suy nghĩ một giây nào, Liễu Tồn Trung liền sử dụng thức Yến tử xuyên vân nhẹ nhàng nhảy trên mái ngói, rồi chàng thi triển thức Đảo quyển châu liêm thò đầu nhìn qua song cửa.
Chỉ thấy trong gian đại sảnh trên lầu thiết trí rất là thanh nhã, nơi chính giữa có một cái bàn dài.
Từ Hỉ Phượng ngồi ở ghế chủ tọa. Về bên hàng ghế khách thì có hai tên Tống gian, và hình như có cả Tôn Kha Ba, Cát Đạt Tố và Sài Đạt Mộc. Đối diện là Ngao hộ pháp, Bàng Quân và mấy nhân vật vai vế rất cao ở trong La Quỷ mà chàng chưa biết tên.
Liễu Tồn Trung nghe thấy tên Bàng Quân nói :
- Trong vòng năm dặm quanh đây đã được bố trí cẩn thận, địch nhân dù có ba đầu sáu tay cũng không thể nào thoát được.
Một tên Tống gian nói :
- Từ giáo chủ, tên địch nhân tới đây hôm nay, chín phần mười ắt hẳn là tên Liễu Tồn Trung, vì trừ y ra chắc không còn kẻ thứ hai nào biết đường ở đây được Bàng Quân xen lời, nói :
- Bất luận là ai, lần này quyết không để cho y chạy thoát được.
Chỉ thấy Từ Hỉ Phượng mấp máy môi muốn nói nhưng lại thôi.
Xem dáng nàng ta như có vẻ không vui. Cát Đạt Tố như có vẻ chán chường, giận dừ nói :
- Phải, bất luận là ai mà đêm nay dám xâm nhập Tổng đàn của quý giáo, thì cũng là kẻ địch của chúng ta. Nếu như bắt sống được y thì phải phanh thây y ra làm trăm mảnh mới hả lòng.
Từ Hỉ Phượng chỉ hừ nhạt một tiếng chứ không nói năng gì. Ngao hộ pháp là người tinh ý nên hiểu rõ Giáo chủ bất mãn về thái độ của Cát Đạt Tố, bởi vậy y xen lời nói :
- Cát đại hiệp, nếu Cát đại hiệp nói câu đó ở Đông Doanh thì không có gì đáng nói, nhưng hiện giờ ở trong tổng sào của chúng tôi thì không khỏi có đôi chút lấn quyền.
Cát Đạt Tố nghe vậy trong bụng giận lắm, chỉ hừ nhạt một tiếng rất nặng nề, trợn mắt nhìn Ngao hộ pháp. Bàng Quân thấy không khí có vẻ nặng nề, liền đỡ lời, nói :
- Ngao hộ pháp đừng hiểu lầm. Cát đại hiệp chẳng qua chỉ có ý coi kẻ địch như cừu thù, đúng với âm nguyện của chúng ta mà thôi. Đông Doanh với bổn giáo xưa nay trên danh nghĩa tuy có phân biệt nhưng suy cho cùng cũng là người cùng một nhà cả, còn phân biệt làm gì.
Ngao hộ pháp nói :
- Ai bảo là không có sự phân biệt. Bổn giáo có giáo điều của bổn giáo, còn Đông Doanh có quy chế của Đông Doanh. Chúng ta tuy cùng một mục đích trừ hại cho võ lâm, nhưng mà vai khách có lệ của vai khách, chứ đâu có thể làm đảo lộn như thế được.
Một tên Tống gian cười ha hả, nói :
- Thôi chút việc nhỏ mọn đó hãy bỏ qua đi. Đông Doanh hay quý giáo thì cũng đều là giúp cho Đại Kim quốc chúng tôi thế thiên hành đạo. Thánh giáo chủ nghe vậy có phải không?
Từ Hỉ Phượng mặt vẫn lạnh như tiền, chỉ khẽ gật đầu.
Một tên Tống gian khác ngoác miệng ra cười, đưa mắt nhìn Bàng Quân nói :
- Bàng Quân lão hữu, thôi việc gì, hãy bảo người mau mang rượu lên, chúng ta làm vài hớp cho thêm thân mật đi?
Bàng Quân vỗ tay ra hiệu. Bên ngoài sảnh có một tên La Quỷ chạy vào rập đầu từ ngoài xa, cung kính hỏi :
- Thánh giáo chủ có điều chi dạy bảo?
Từ Hỉ Phượng còn chần chờ, chưa có gì dứt khoát thì Bàng Quân đã cướp lời, nói :
- Đem rượu lên?
Tên La Quỷ nghe thấy giọng của Bàng Quân, có vẻ ngạc nhiên lắm, đưa mắt nhìn lên rồi sau đó mới thối lui Bấy giờ Ngao hộ pháp lửa giận bừng bừng. Từ Hi Phượng cũng lộ vẻ giận dữ. Một tên Tống gian thấy tình thế như vậy rõ ràng Bàng Quân vừa rồi đã tự ý cướp lời Từ Hỉ Phượng truyền lệnh không còn nể nang gì Thánh giáo chủ của La Quỷ nửa. Đó là một việc đố ky. Giờ đây thấy sắc mặt của Ngao hộ pháp và Từ Hỉ Phượng như vậy, y sợ rằng sẽ không tránh khỏi một trường xung đột.
Tên Tống gian đó liền nhanh miệng nói :
- Bàng Quân lão hữu thật không có ý tứ gì cả. Từ giáo chủ còn chưa nói thì lão hữu đã vội gì mà cướp lời. Đó không phải là vì con sâu rượu đã bắt đầu hoành hành lão hữu rồi hay sao?
Bàng Quân hiểu ý tên Tống gian, liền ha hả cười lớn đánh trống lảng.
Ngao hộ pháp vốn đã lửa giận bừng bừng chỉ đợi chờ lúc phát tác, khi đó thấy tình hình như vậy cũng tạm nguôi ngoài.
Liễu Tồn Trung nấp trên mái ngói thấy tất cả những sự việc xảy ra trước mắt, chàng không cần nghĩ nhiều cũng đoán ra được phần nào trong nội bộ đối phương đã bắt đầu có mầm chia rẽ.
Lúc đó một tên La Quỷ bưng một mâm rượu lên đặt trên chiếc bàn dài, rồi nào là đũa bát đủ cả các thứ sơn hào hải vị.
Một tên Tống gian nâng ly mời :
- Xin mời Từ giáo chủ uống cạn ly này, để mừng sự thành công của chúng ta, trước sau gì cũng sẽ bắt được tên gian tặc.
Từ Hỉ Phượng mỉm cười nâng ly lên môi nhấm nháp một chút rồi lại đặt ly xuống. Tên Tống gian kia lại mời Ngao hộ pháp và Bàng Quân cùng uống một ly. Ngao hộ pháp lạnh lùng uống một hớp lớn.
Vì hộ pháp này vốn họ Ngao đơn danh là Nhĩ, trác hiệu là Xuất Động Xa vốn là người tính tình rất bộc trực, mắt thấy tai nghe Tống gian và bọn Cát Đạt Tố và Bàng Quân do Đông Doanh phái tới đối với Thánh giáo của mình có vẻ ngạo mạn coi như chỗ không người. Y vẫn hầm hầm tức giận nhưng chưa tiện phát tác.
Uống cạn một ly rượu Ngao hộ pháp lại từ từ ngồi xuống không nói năng gì cả.
Bỗng nghe bên ngoài có tiếng trống báo động vang rền lẫn tiếng người reo hò bắt gian.
Tôn Kha Ba và bọn Cát Đạt Tố, Sài Đạt Mộc, Bàng Quân đều đứng dậy, lộ vẻ vui mừng.
Liễu Tồn Trung núp trên mái ngói nghe thấy liền giật mình, nghĩ bụng :
“Bắt ai nhỉ? Bắt giặc nào nhỉ? Mình núp ở đây chẳng lẽ đã có người phát giác rồi chăng”.
Liễu Tồn Trung nghe thấy tiếng reo hò bên dưới thoạt đầu to rồi nhỏ dần, rõ ràng không phải nhắm vào hướng mình.
Đang trong lúc còn đang hoang mang nhũng lại nghe thấy có tiếng binh khí va chạm nhau kêu rổn rảng, rồi có người mắng :
- Ai là gian tế? Các ngươi mù mắt hay sao?
Tiếp đó lại thấy có bóng người phóng vào hiện sảnh nháy mắt dường như ra dấu cho Cát Đạt Tố.
Cát Đạt Tố vội vàng chạy ra thì thầm gì mấy câu không rõ. Người đó lại bỏ đi.
Liền theo đó trong bóng tối có người la lớn :
- Mọi người hãy gắng sức bắt sống tên này đừng để cho y chạy thoát.
Tiếng người lúc to lúc nhỏ, làm vang rền cả một góc sảnh.
Rồi bỗng thấy một tên võ sĩ La Quỷ phủ phục trước cửa sảnh, bẩm :
- Khải bẩm Thánh giáo chủ, đã bắt sống được gian tế rồi.
Chỉ thấy Từ Hỉ Phượng hấp tấp hỏi :
- Gian tế là ai? Hình dáng như thế nào? Tuổi tác bao nhiêu?
Tên võ sĩ bẩm :
- Thưa là một thanh niên.
Từ Hỉ Phượng hơi chột dạ, nghĩ bụng :
“Chắc đúng là Liễu Tồn Trung rồi, sao mà y to gan quá vậy?,, Từ Hỉ Phượng còn đang phân vân thì đã nghe Cát Đạt Tố nói :
- Bất kể là ai, hãy dẫn vào đây mau cho ta hỏi chuyện đã.
Tên võ sĩ liền cúi rạp người, dạ lớn.
Trong khoảnh khắc sau đã thấy mấy chục tên võ sĩ áp giải một người tới. Tôn Kha Ba, Sài Đạt Mộc thấy người đó, thảy đều kinh hãi.
Sài Đạt Mộc buột miệng la lớn :
- Sư đệ tại sao tới đây?
Liễu Tồn Trung thấy người đó liền nhận ra ngay là Cổ Đạt Lạt.
Chỉ thấy bên cổ tay phải Cổ Đạt Lạt như bị vũ khí chém phải, nên phải băng bó lại.
Từ Hi Phượng chưa biết Cổ Đạt Lạt nhưng nghe Sài Đạt Mộc gọi y là sư đệ thì biết ráng y là đồ đệ của Tôn Kha Ba. Lúc đó nàng giả không như không biết, quát lớn :
- Mật Nhĩ, bất tất phải áp giải làm gì, hãy đem ra chém đầu ngay đi.
Võ sĩ có tên Mật Nhĩ còn đang chần chờ thì Tôn Kha Ba mặt đã thấy bắt đầu biến sắc. Sài Đạt Mộc vội vàng xua tay nói :
- Khoan đã! Người này là do Đông Doanh phái tới. Y là sư đệ Cổ Đạt Lạt của ta.
Tôn Kha Ba đã giận thật sự, trợn tròn mắt nhìn Từ Hi Phượng, xem nàng ta xử trí như thế nào?
Từ Hì Phượng cười nhạt, nói :
- Y là sư đệ của ngươi sao? Nếu là người của Đông Đoành phái tới thì tại sao lại không đường đường chính chính tiến vào?
Tôn Kha Ba trầm giọng nói :
- Từ giáo chủ, nếu Giáo chủ nói vậy thì chẳng lẽ lão phu đây gian tế hay sao?
Ngao hộ pháp xen lời :
- Lão tiền bối đường đường chính chính tới đây thì ắt là không phải rồi. Còn tên này đang đêm lần mò vào ắt cũng có chỗ đáng ngờ lắm.
Cát Đạt Tố chớp mắt liền mấy cái, nói :
- Ngao hộ pháp nói nghe cũng hợp lý.
Tôn Kha Ba đang lộ vẻ ngạc nhiên, thì Sài Đạt Mộc vội vàng nói :
- Sư huynh, tại sao sư huynh lại nói như vậy?
Cát Đạt Tố đáp :
- Ta nói như vậy không phải hay sao? Chúng ta là người nghĩa hiệp thì phải ăn ngay nói thẳng. Cổ sư đệ nếu như vâng mệnh của Đông Doanh tới đây thì tại sao lại lần mò trong đêm tối mà không đường đường chính chính đi vào?
Chỉ thấy ánh mắt Cổ Đạt Lạt như muốn phun lửa, la lớn :
- Sư huynh điên rồi hay sao? Chính sư huynh cho gọi tiểu đệ tới đây mà?
Cát Đạt Tố cười nhạt nói :
- Sư đệ đừng có ngậm máu phun người. Việc sư đệ hên kết với tên Liễu Tồn Trung phản bội sư môn thì ta từ trước đến giờ vẫn giấu chưa nói với ai.
Câu nói đó khiến Cổ Đạt Lạt giận đến run người. Y không hiểu là vị sư huynh của mình có dã tâm gì mà nói như vậy, nên vẫn tưởng mình nghe lộn, vội hỏi lại :
- Sư huynh nói gì? Sư huynh bảo sao?
Cát Đạt Tố ra vẻ cảm thán, nói :
- Sư đệ có phát thệ sẽ ăn năn hối cải những lầm lỗi trước thì cũng không... Tiếc thay!
Tôn Kha Ba lúc đầu vốn mặt đang đỏ bừng giờ đây dần dằn biến sang tái mét, khiến cho Cổ Đạt Lạt trong lòng run sợ. Y hiểu rất rõ sư phụ mình đang tức giận tới cực điểm.
Liễu Tồn Trung núp ở trên mái ngói nghe thấy câu chuyện trên trong lòng không khỏi cảm thấy có chỗ khuất khúc khó hiểu. Bỗng nghe Tôn Kha Ba trầm giọng nói :
- Cổ nhi, ngươi đem thi thể của Dương Cự Nguyên dời đi đâu?
Cổ Đạt Lạt ngạc nhiên hỏi rằng :
- Thi thể của Dương Cự Nguyên ư? Nhưng Dương Cự Nguyên là ai?
Y chết rồi sao?...
Cát Dạt Tố ngồi một bên chỉ liếc mắt nhìn Cổ Đạt Lạt không nói năng gì.
Tôn Kha Ba trợn trừng đôi mắt, gằn từng tiếng một nói :
- Ngươi thật không biết hay sao?
Cổ Lạt Đạt hoảng hốt đáp :
- Tất cả những điều mà sư phụ nói, đệ tử thật không hiểu một tí gì.
Chỉ thấy Tôn Kha Ba không ngớt cười nhạt, trầm giọng nói :
- Nhà ngươi khéo giả vờ lắm. Cái xác chết của Dương Cự Nguyên được giấu trong vườn hoa của kho bảo tàng Đông Doanh đột nhiên lại bị ngươi dời lên trên lầu kho bảo vật đó, nếu không phải là do kiệt tác của nhà ngươi, thì chẳng lẽ thi thể Dương Cự Nguyên lại biết đi hay sao?
- Sư phụ đừng có nghe lời đại sư huynh lại cố tình vu oan giá họa cho đệ tử. Tất cả những việc trên, ngay như về cãi chết của Dương Cự Nguyên đệ tử thật không biết mảy may.
Cát Đạt Tố cười hắc hắc nói :
- Cổ sư đệ sư đệ đừng nói vậy chứ. Tất cả những việc sư đệ bội phản sư môn như thế nào, từ trước đến giờ ta vẫn bưng bít cho sư đệ cơ mà.
Cổ Đạt Lạt nói :
- Tiểu đệ có âm mưu gì phản bội sư môn?
Cát Đạt Tố nói :
- Đây, để ta nói cho sư đệ nghe một việc, để rồi sư đệ có chết cũng không oán thán. Ngày nọ tên Liễu Tồn Trung bị giam trong Bắc Cố sơn, có phải là sư đệ đã cố tình nương tay để cho y thoát khỏi vòng vây chăng?
Nghe Cát Đạt Tố nói thế, mọi người ai cũng tưởng là Cổ Đạt Lạt sẽ cực lực phủ nhận, nhưng lạ thay, trái lại y lại tỏ vẻ buồn rầu thừa nhận.
Cổ Đạt Lạt cúi gầm đầu xuống không nói năng gì, thật ngoài sự tưởng tượng của mọi người.
Liễu Tồn Trung trong lòng cảm thấy vui mừng rỡ vì khi ở Bắc Cố sơn nếu không phải Cổ Đạt Lạt đã nương tay thì chàng đã bị chết ở trong vòng vây rồi.
Việc này lấy đâu ra được chứng cớ, Cổ Đạt Lạt có thể phủ nhận được, song Cổ Đạt Lạt quả thật đã có lòng muốn tha chàng cho nên mới không phủ nhận. Sự kiện đó chứng tỏ Cổ Đạt Lạt là một hán tử cứng cỏi.
Lại nghe thấy Cát Đạt Tố cười nhạt mấy tiếng nhìn vào Tôn Kha Ba nói :
- Sư phụ đã nhìn thấy chưa? Không phải là đệ tử vu khống cho sư đệ đâu.
Lúc ấy Tôn Kha Ba đã tức giận đến cực độ, trợn trừng mắt miệng há hốc, nên cũng chẳng để ý tới vẻ đắc ý của Cát Đạt Tố.
Sài Đạt Mộc cũng nhận thấy sự kiện nghiêm trọng, lo âu hộ cho Cổ Đạt Lạt liền hỏi :
- Sư đệ có phải ngươi đã cấu kết với Liễu Tồn Trung không?
Cổ Đạt Lạt đáp :
- Đâu có! Y là thù địch sinh tử với sư phụ, ta đâu lại cấu kết với hắn.
Cát Đạt Tố cứ vênh mãi mặt lên, cười nhạt không ngừng, Tôn Kha Ba nói :
- Nếu ngươi không cấu kết với Liễu Tồn Trung thì sao đem xác của Dương Cự Nguyên đem giấu vào trong bảo khố?
Cổ Đạt Lạt đáp :
- Cớ sao sư phụ lại cứ khẳng định rằng đệ tử đem giấu xác của Dương Cự Nguyên? Thật ra Dương Cự Nguyên chết hồi nào, đệ tứ cũng không được rõ.
Tôn Kha Ba nói :
- Chẳng phải là sư phụ nói đâu, đó là do Cát nhi đã nói ra đấy.
Mắt của Cổ Đạt Lạt lúc đó dường như muốn tóe ra lửa, căm hờn tới cực độ, liền nói :
- Cớ sao sư huynh cứ muốn hãm hại tôi nhiều lần như vậy?
Cát Đạt Tố cười ha hả, cắt đứt lời của Cổ Đạt Lạt nói :
- Thôi sư dê hãy nhận đi cho rồi. Nhà ngươi đã định tâm thả cho Liễu Tồn Trung thì dĩ nhiên đã cấu kết với y, mà đã cấu kết với y thì cái sự việc đem giấu xác của Dương Cự Nguyên cũng là ở trong tình lý.
Vậy cứ nhận thẳng đi thì đã làm sao.
Cổ Đạt Lạt tức giận nói :
- Nếu ta đã dám làm thì ta cũng dám nhận. Còn như cái xác của Dương Cự Nguyên không can dự gì tới tôi cả Tên Dương Cự nguyên bình nhật đối với sư huynh chẳng vẫn thường xưng là anh anh em em một đôi tri kỷ là gì?
Cát Đạt Tố ha hả cười lớn, nói :
- Phải lắm! Phải lắm! Đó chính là kế hoạch của ta. Bằng không làm sao có thể khiến việc gì y cũng nói cho ta biết. Ta nói thật cho ngươi nghe, Dương Cự Nguyên chính là do ta giết chết đấy, vì lẽ y đã không còn giá trị lợi dụng được nữa rồi.
Lúc ấy Sài Đạt Mộc xen lời hỏi :
- Thế nào là hết giá trị lợi dụng?
Cát Đạt Tố đáp :
- Lời di huấn của tổ sư Vu Viên công chúng ta, nhà ngươi đã quên mất rồi ư? Sài Đạt Mộc nói :
- Sao lại quên được.
Rồi y lẩm nhẩm đọc :
“Lòng thương thì không nên có, nhưng lòng tàn khốc thì chẳng không. Càng tàn, càng khốc, càng dữ càng độc là phúc của Vu công môn. Thưa sư huynh, có đúng như thế không?”
Cát Đạt Tố cười ha hả, nói :
- Đúng rồi! Đúng rồi. Ta bảo Dương Cự Nguyên không còn giá trị lợi dụng được nữa lẽ tất nhiên phải giết y đi cũng là thuận lời di huấn của tổ sư Vu Viên công.
Sài Đạt Mộc nói :
- Lời di huấn của tổ sư thì có liên hệ gì với Dương Cự Nguyên?
Cát Đạt Tố nói :
- Hay là ở chỗ ấy đó. Ta đã lợi dụng tên Dương Cự Nguyên mới trà trộn được vào bên nhóm tự xưng là Trung Nguyên hiệp nghĩa đạo, thăm dò hư thực, nên đã điều tra biết được Cổ sư đệ đã ngầm thông tin với Liễu Tồn Trung và tên Dương Cự Nguyên cũng bắt đầu có manh tâm phản lại Vu công môn. cho nên thấy không dùng y nữa ta mới giết y đi để khỏi lo hậu họa về sau.
Vu công môn của chúng ta nói cho cùng là ở hai chữ tàn khốc thì thương xót y làm gì.
Từ Hỉ Phượng nghĩ bụng :
“Tên Cát Đạt Tố này còn có chỗ tàn độc hơn cả sư phụ y nữa, chẳng việc gì là y không dám làm”.
Về việc tử thi của Dương Cự Nguyên, Từ Hỉ Phượng vốn dĩ không biết mảy may gì nhưng từ nãy giờ thấy trong ánh mắt của tên Cát Đạt Tố thỉnh thoảng lại long lên những tia sáng dữ dằn, nàng liều hiểu rằng y chẳng phải là một con người tốt.
Nàng ta lại nghĩ tiếp :
“Bọn Vu công môn họ đều không phải là những người tốt thì hay nhất là ta cứ đóng vai một kẻ bàng quan xem họ tương tàn tương sát nhau”.
Vì vậy Từ Hỉ Phượng cứ ngồi bất động. Hai tên Tống gian nhận thấy việc thanh trừng nội bộ của Vu công môn đó chúng cũng không tiện phát biểu ý kiến cho nên vẫn ngồi lẳng lặng không nói năng gì cả.
Liễu Tồn Trung núp trên mái ngói nghe rất rõ ràng cặn kẽ. Đối với cái chết của Dương Cự Nguyên có lẽ chàng là người hiểu rõ hơn ai hết.
Giản Lão Nhị lúc trước đã chính tay vác Dương Cự Nguyên lên trên lầu kho bảo khố, sau đó Hoàn Ngột Nhã mới đem giấu vào trong một căn phòng tại đó. Giờ đây Cát Đạt Tố lại khăng khăng bảo đó là một việc làm mờ ám của Cổ Đạt Lạt rõ ràng là y có ý muốn hãm hại người sư đệ của mình, nhưng chưa hiểu do động cơ nào thúc đẩy y manh tâm làm như vậy?
Liễu Tồn Trung suy nghĩ giây lát, như chợt hiểu ra liền nghĩ thầm :
“Tố Tố và Cổ Đạt Lạt hai người vốn có giao tình với nhau, ắt hẳn là Cát Đạt Tố từ chỗ ghen tuông đưa đến chỗ thù hằn. Vì vậy mới đang tay hãm hại em mình chăng?”.
Rồi chàng ]ai nghĩ tiếp :
“Dương Cự Nguyên cũng chính vì Tố Tố mà chết. Sự việc tới đây đã rõ ràng rồi. Quả là Cát Đạt Tố đã ngầm yêu Tố Tố cho nên mới diệt từng tình địch một. Cổ Đạt Lạt, Dương Cự Nguyên hai người chắc hấn là tình địch trước mất của Cát Đạt Tố”.
Liễu Tồn Trung nghĩ vậy, định nhảy xuống vạch rõ âm mưu của Cát Đạt Tố nhưng sau nghĩ lại chàng nhận thấy không ổn. Lần Cổ Đạt Lạt bị bắt Cát Đạt Tố đã nhất quyết điều một điều hai bảo y là gian tế đã thông đồng cấu kết với mình. Nếu như bây giờ đùng một cái chàng nhảy xuống thì ắt sẽ là bằng cớ rõ ràng xác đáng để cho Cát Đạt Tố vu cho Cổ Đạt Lạt đã hẹn với mình xâm nhập vào đây. Tới lúc đó thì làm sao có thể biện bạch được nữa?
Do đó Liễu Tồn Trung đành chỉ ngồi yên bất động đưa mắt nhìn xuống bên dưới, xem tình hình biến chuyển như thế nào.
Trong đại sảnh không khí chợt im lặng hẳn, dường như được bao trùm bằng một sự căng thẳng đầy chết chóc.
Lúc Mật Nhĩ tiến vào trong đại sảnh thì y hiểu ngay tên gian tế vốn lại là đồ đệ của Tôn Kha Ba nên liền nghĩ bụng :
- Đây là việc của Vu công môn bọn họ, không nên xen vào cho lôi thôi làm gì.
Bởi vậy y liền nhanh tay buông Cổ Đạt Lạt rồi dẫn một bọn võ sĩ La Quỷ rời khỏi sảnh. Tôn Kha Ba trầm giọng quát :
- Cổ nhi, sao ngươi lại bỏ mất cơ hội giết Liễu Tồn Trung. Ngươi không nhớ câu: Thả địch một ngày di họa mấy đời chưa xong hay sao?
Cổ Đạt Lạt nói :
- Đệ tử lúc đó nhìn thấy Liễu Tồn Trung đã thọ trọng thương, mà mấy trăm võ sĩ bên Đông Doanh lại vây đánh y, nếu đệ tử giết y một nhát gươm thì cũng chẳng thể diện gì cho phái Vu công môn ta. Do đó đệ tử hơi chần chừ một chút, thì bị y chạy mất.
Tôn Kha Ba nghe thấy nói là bởi sợ ảnh hưởng tới thể diện của Vu công môn, sắc mặt hơi hòa dịu. Song Cát Đạt Tố lại cười nhạt hỏi :
- Sư phụ đừng nghe y bẻm mồm nói láo.
Rồi y quay lại nói với Cổ Đạt Lạt rằng :
- Cổ sư đệ, theo lời ngươi vừa nói thì chính đã nhìn nhận cấu kết với Liễu Tồn Trung rồi, còn nói gì hơn nữa. Rồi lại nói với Tôn Kha Ba :
- Thưa sư phụ, quy luật của Vu công môn xưa nay vốn rất nghiêm cẩn, không thể dung túng những nghịch đồ phản bội, thì nay thanh toán môn hộ đi.
Sài Đạt Mộc nói :
- Sư huynh hãy khoan? Cổ sư đệ dù có phản bội sư môn, tội trạng chưa có bằng cớ gì là đích xác, dù sao còn phải điều tra minh bạch sẽ liệu.
Cát Đạt Tố giận dữ nói :
- Sài sư đệ thế ra nhà ngươi cũng một đường lối với y ư?
Sài Đạt Mộc giật mình kinh hãi, vội nói :
- Sư huynh không nên nói vậy. Tiểu đệ đâu dám to gan như thế?
Cát Đạt Tố nói :
- Nếu đã phải cùng một phường, một giuộc thì đừng có nói nhiều.
Cổ Đạt Lạt nói :
- Sài sư huynh, được sư huynh quan tâm tới tiểu đệ trong lòng đệ rất cảm kích, nhưng chớ nên lo lắng cho tiểu đệ quá nhiều. Hãy để xem y muốn làm gì Tôi đây Cát Đạt Tố cười nhạt nói :
- Sư phụ đã nghe thấy rõ rồi đấy chứ? Đồ phản bội này ngay cả sư phụ y cũng không coi vào đâu. Nếu để y sống ắt có hậu họa, không thể tha thứ được.
Xẹt một tiếng, y vòng tay rút phắt thanh trường kiếm đeo ở ngang lưng ra. Một chiêu Bạch xà thổ tín, nhanh như chớp đâm tới. Tiếp đó y dùng tay trái phóng ra môn âm hàn chưởng công.
Một là chiêu của Cát Đạt Tố đưa ra quá nhanh, hai là Cổ Đạt Lạt bị trói ghì chặt cả chân tay, không thể cựa quậy. Dù Tôn Kha Ba có muốn hét lên cản trở cũng không kịp, phần chắc là Cổ Đạt Lạt không chết dưới trường kiếm cũng bị âm hàn chưởng đả thương.
Các người đang bối rối không kịp giơ tay bỗng nghe “bình” một tiếng trường kiếm của Cát Đạt Tố đã rơi xuống đất, tả chưởng buông thõng xuống, coi bộ thọ thương không nhẹ.
Một sự biến hóa đột ngột như vậy, có người kêu lớn :
- Hãy bắt lấy thích khách! Hãy bắt lấy thích khách!
Rồi các người nhốn nháo cả lên. Tôn Kha Ba, Sài Đạt Mộc liền cùng nhảy lên trên mái nhà. Ngoài kia Độc Kiết Tử Mật Nhĩ dẫn các võ sĩ từng tốp nhảy lên trên mái ngói tìm kiếm thích khách. Trong sảnh thì Ngao hộ pháp và Lục Thiềm Thừ hai người canh chừng Cổ Đạt Lạt sợ y thừa cơ chạy thoát.
Ước chừng không tới nửa chén trà thì các người ở trên mái ngói đều nhảy cả xuống. Chỉ thấy Tôn Kha Ba mặt đỏ biến thành mặt xám, không nói năng gì ngồi vào chỗ cũ.
Sài Đạt Mộc vội bước qua nhìn Cát Đạt Tố thì thấy tả chưởng của y sưng vù lên, nửa cánh tay không động đậy được. Trường kiếm vẫn còn ở trên mặt đất và thêm vào đó có hai viên ngói rớt xuống đá vụn ra như cám.
Cát Đạt Tố ráng chịu đau đớn, cười nhạt nói :
- Sư phụ đã nhìn thấy cả rồi. Đệ tử nói tới Cổ sư...
Tôn Kha Ba vội ngắt lời :
- Hừ! Còn gọi nó là sư đệ ư! Tên súc sinh này, để sư phụ thong thả sẽ tra khảo nó xem sao.
Cát Đạt Tố nói :
- Dạ, phải súc sinh! Súc sinh! Đệ tử vừa muốn nói tên súc sinh này còn dám dựa vào mà nói hiệp nghĩa võ lâm.
Rồi y quay đầu lại nói :
- Từ giáo chủ, tên súc sinh phản bội nây dám thông lưng với địch đã trà trộn vào Tổng đàn của quý giáo rồi. Vậy Giáo chủ đã bố trí xong chưa?
Lục Thiềm Thừ cười ha hả nói :
- Xin lão hữu khỏi lo, lại một bắt một lại đôi bắt đôi. Nay đã bắt được một này rồi, còn một kia cũng chẳng chạy được bao xa.
Một tên Tống gian có vẻ lo âu, nói :
- Chỉ sợ còn nhiều nửa kia.
Lục Thiềm Thừ nói :
- Càng nhiều càng hay. Bắt rùa trong rọ, sức mấy mà chạy thoát được.
Từ Hỉ Phượng từ nãy giờ Yên ngồi yên lặng, đến đây láy mắt lừ sang Tôn Kha Ba nói :
- Trên mái ngói lão tiền bối có thấy gì chăng?
Tôn Kha Ba lắc đầu một cái, bộ tóc dài hai bên bay phất phới nói :
- Thằng cha ấy nhanh quá!
Nói xong lão yên lặng rồi nghĩ thầm :
“Thằng tha đó là ai? Coi bộ phục ở trên mái ngói đã lâu mà sao chúng mình không hay biết gì ráo trọi.”
Gương mặt lão ta lộ vẻ buồn rầu. Cát Đạt Tố nghĩ rằng :
- Chắc sư phụ thương tiếc sư đệ, không nhẫn tâm cho thi hành giáo luật.
Nên mặt y lộ vẻ buồn rầu liền nói :
- Sư phụ! Cổ súc sinh phản bội sư môn bằng chứng rõ rệt? Loại người này để cũng vô dụng. Váy xin chấp hành môn quy mau lẹ cho rồi.
Tôn Kha Ba hừ một tiếng rồi nói :
- Nhà ngươi cho rằng ta sẽ tha thứ eho nó hay sao?
Sài Đạt Mộc nóng lòng sốt ruột nghĩ bụng :
- Thì ra Cổ sư đệ thật quả đã cấu kết với kẻ địch rồi. Việc này biết tính sao đây.
Tôn Kha Ba nói :
- Từ giáo chủ, tiểu đồ hư hỏng quả đã cấu kết với địch nhân. Lão phu không ngờ tới. Nay tạm thời giam tạm nơi quý giáo, đợi khi bắt được địch nhân, dò hỏi một lượt rồi sẽ định liệu, có được không?
Từ Hỉ phượng đáp :
- Cái đó xin tùy ý.
Nói xong, nàng vỗ tay một cái. Ngoài xa có người tiến vào. Từ Hỉ Phượng nói :
- Hãy đem tên này nhốt vào trong kia, để lão tiền bối Tôn Kha Ba định liệu.
Người nọ khom lưng dạ một tiếng rồi đẩy Cổ Đạt Lạt đi. Tôn Kha Ba thấy Từ Hỉ Phượng cúi đầu suy nghĩ, không nói năng gì, liền hỏi :
- Từ giáo chủ nghĩ ngợi gì đó?
Một tên Tống gian cười nói :
- Từ giáo chủ đang lo toan quyết thắng ở ngoài ngàn dặm, xem bủa lưới làm sao để bắt giết kẻ địch chứ gì Ha ha....
Lục Thiềm Thừ liếc mắt nhìn trộm Từ Hỉ Phượng rồi cười nói :
- Tôn Kha Ba lão tiền bối! Vừa rồi đánh rớt thanh trường kiếm của lão hữu Cát Đạt Tố chín thành là đo tên Liễu Tồn Trung chứ không sai.
Rồi thấy sắc mặt của Từ Hi Phượng hơi biến đổi.
Nhắc lại Liễu Tồn Trung khi nầm phục ở trên mái ngói, nhận thấy đôi con người Cát Đạt Tố đảo lộn không yên liền nghĩ bụng :
“Tiểu tử này chắt có ý nghĩ xấu xa gì đây?”
Bọn người ở trong sảnh đường đều đứng về phe đối địch với Liệu Tồn Trung, duy có Cổ Đạt Lạt khi ở Bắc Cố sơn đã không thừa lúc nguy hiểm mà cứu được mạng. Liễu Tồn Trung trong lòng dối với Cổ Đạt Lạt vẫn có hảo cảm, vì vậy chàng khẽ lấy hai mảng ngói cầm ở trong tay để phòng bị. Khi thấy Cát Đạt Tố phóng kiếm xuất chưởng chàng liền ném thẳng hai miếng ngói đó ra vừa nhắm vào nơi trường kiếm vừa đánh vào âm hàn chưởng họ Cát.
Ném xong hai miếng ngói chàng liền sử dụng một thế Lý Ngư phiên thân phóng lên trên nóc nhà, rồi nghe thấy phía sau có một luồng kình phong tập kích tới chàng biết rằng đã có người theo dõi.
Nhìn thấy nơi trước mặt xa chừng mười trượng có một cây cao lớn, chàng không cần nghĩ ngợi nhún chân một cái lẹ như sao đổi ngôi phóng vọt lên trên ngọn cây.
Chàng quay người liền nhìn thấy lố nhố bốn cái bóng người cùng nhảy lên mái ngồi, người dẫn đầu là Tôn Kha Ba, đoạn hậu là Sài Đạt Mộc.
Tôn Kha Ba đứng trên mái ngói nhìn quanh nhìn quẩn đâu thấy bóng người liền kêu rằng :
- Lẹ thật.
Các người lùng kiếm một lúc rồi lại nhảy xuống dưới đất.
Liễu Tồn Trung chỉ cười thầm trong bụng. Chàng đâu có hãi sợ gì Tôn Kha Ba song không muốn lộ chân tướng ra trong giờ phút này, vì sợ rằng lộ diện thì sự cấu kết với Cổ Đạt Lạt lại càng chứng thật. Như vậy Cổ Đạt Lạt làm sao mà giải thích cho được.
Vì Liễu Tồn Trung vẫn bẩm sinh ra có lòng nghĩa hiệp, nay Cổ Đạt Lạt lại có ơn với chàng thì chàng thế nào cũng phải nghĩ tới y. Nhưng vừa rồi vì phải tiếp cứu tánh mạng cho Cổ Đạt Lạt phải ra tay tập kích Cát Đạt Tố thì cũng chẳng khác gì thân hình đã hiện ra. Đó là một việc không thể tránh khỏi.
Cách được một lát, Liễu Tồn Trung nghe thấy bọn người dưới nhà thoạt đầu ầm ĩ, im lặng dần đi và ánh đèn cầy cũng đã tắt liền nghĩ bụng :
“Bọn chúng có lẽ đã tản đi hết rồi. Lúc này là giờ phút hành sự.”
Chàng liền từ trên đỉnh ngọn cây lướt xuống mái nhà nhìn xuống bên dưới thì quả nhiên mọi người đều đã đi đâu hết. Ngay cả kẻ canh gác cũng đã triệt thoái.
Liễu Tồn Trung liền thả mình xuống sân nhảy vụt sang bên hành lang, sử dụng tuyệt đỉnh khinh công theo quanh hành lang chạy thẳng không gây ra một tiếng động nào.
Đi tới chỗ hành lang chàng quẹo sang bên phải. Đó là nơi luyện võ sảnh rất rộng rãi hai bên đầy mười thứ võ khí ở góc võ trường này có một căn nhà nhỏ bóng sáng lấp lánh. Có một ông già to lớn đầu tóc bạc phơ đứng nơi trước c
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Gay go cái gì! Ai chứ Trần Tứ thì chỗ nào mà tìm không ra. Y là Xuyên địa thử mà!
Trần Tứ nói :
- Dạ, đệ tử thì cũng không phải tự phụ. Công tác nào chứ công tác tìm ra tổng sào huyệt của bọn La Quỷ thì đệ tử dám tự tin sẽ tìm ra được.
Ngữ Minh thượng nhân nói :
- Trần Tứ đã nói vậy thì Như Hạc lão hữu định bao giờ lên đường?
Hoàng Diện Phong Cái đáp :
- Lão hữu? Lão ăn mày già này đã nóng lòng sốt ruột lắm rồi.
Chúng ta lên đường ngay đi còn đợi chờ gì nữa.
Chỉ thấy Giản Lão Nhị ghé tai Thang Long nói nhỏ mấy câu gì đó không biết. Sau đó thấy Thang Long lộ vẻ vui mừng chạy vào trong nhà bưng ra một hũ rượu đặt lên bàn.
Các tên hàng chữ Trụ người thì dọn bát đũa, người thì chạy ra bên ngoài mua một con gà quay đem về.
Giản Lão Nhị nói :
Tổ sư gia hãy uống chút rượu đã rồi lên đường cũng không muộn.
Hoàng Diện Phong Cái cười hí hí nói :
- Được lắm. Uống rượu rồi thì đi càng khỏe chứ sao.
Ngữ Minh thượng nhân không ăn đồ mặn, Thang Long biết ý lại sai người đi kiếm một vài món đồ chay, đoạn róc một chén trà đặt trước mắt Thượng nhân.
Lúc bấy giờ ai nấy trong bụng đều đã cảm thấy đói Liền ngồi vào bản ăn uống không chút khách khí.
Hoàng Diện Phong Cái uống luôn mười bát rượu, nói :
- Ngữ Minh thượng nhân, lão hữu tại sao gặp Hà Ngọc Trì cô nương ở đâu vậy?
Ngữ Minh thượng nhân tuy độc khí trong người vẫn chưa thoát hết nhưng cũng cảm thấy khá nhiều rồi, liền uống một ngụm trà đáp :
- A Di Đà Phật? Bổn nạp kể từ lúc chia tay với lão hữu ở Tiêu Dao quan vốn ước định ngày rằm Trung thu sẽ gặp lại nhau tại Tổng đàn Cái bang. Lão hữu vẫn còn nhớ đấy chứ?
Hoàng Diện Phong Cái gãi đầu cười hí hí nói :
- Nhớ chứ! Nhớ chứ! Chẳng qua lão ăn mày thất hẹn. Than ôi!
Điều đó có thể nói là, chuyện người tính cũng không bằng trời tính.
Trần Tứ nói :
- Khải bẩm tổ sư gia! Tại sao lại gọi “chuyện người tính không bằng trời tính?”
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Ngươi quên rồi sao? Lúc bấy giờ tổ sư gia mỗ đang ở Điểu Sơn thần miếu thì có người chạy lại thông báo bảo rằng trên giang hồ đồn đãi rằng Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ đã bị Tôn Kha Ba đánh rơi xuống Ma trảo hàn đầm và Hỏa Thần giáo chủ đã đoạt được viên Mặc Ngọc, tới hàn đầm đó để lấy cuốn Bối diệp kinh. Vì vậy lão ăn mày này mới hẹn với Túy hòa thượng tìm Vô Trần đạo sĩ cùng tới hàn đầm chặn đánh. Về sau tìm không được Vô Trần nhưng lại gặp được Thiên Sơn thần ni và giữa đường còn gặp Hồng tiêu đầu, kẻ sống sót duy nhất trong cuộc thảm sát ở Viễn Dương cuộc. Hồng tiêu đầu chẳng may lại bị trúng phải chất Hoá cốt tán của Bách độc giáo mà qua đời.
Những việc đó Ngữ Minh thượng nhân và bọn Trần Tứ, Lý Cửu, Giản Lão Nhị và Thang Long đều chưa được nghe, bất giác họ đều lấy làm cảm khái.
Kế đó Hoàng Diện Phong Cái tiếp tục nói tới việc có người giả mạo Liễu Tồn Trung hỏa thiêu núi Võ Đang hủy diệt Hoa Sơn khiến cho các đại môn phái trên chốn giang hồ đều hợp nhau tìm kiếm Liễu Tồn Trung báo oan.
Suốt thời gian Hoàng Diện Phong Cái kể chuyện thỉnh thoảng Hà Ngọc Trì cũng nói thêm vào một vài chi tiết. Có lẽ nàng còn biết chuyện hơn Hoàng Diện Phong Cái nữa. Mọi người càng nghe càng thêm cảm khái Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Sau khi lão ăn mày nghe thấy giang hồ thiên hạ đồn đãi với nhau như vậy, mỗ liền bỏ cả Tổng đàn không về, đi tìm ngay tên tiểu tứ Liễu Tồn Trung hỏi cho ra lẽ.
Ngữ Minh thượng nhân nói :
- Lúc bần nạp tới thành đô thì dò la thấy Tổng đàn đã có vẻ thay đổi, nên bần nạp lấy làm lạ về sau định tâm tra xét thì bần nạp mới biết là Vương Hữu phản bội Lữ Di Hạo. Do đó bần nạp không tiện nán lại ở thành đô mới tính quay trở về Hoàng giác tự. Trên đường đi bần nạp bỗng nghe thấy tin viên tướng Kim là Ô Diên Bồ Lư Hồng xuất lãnh mười vạn quân từ sông Hoài tiến về Lư Châu tràn qua Trì Dương.
Viên tướng quân trấn thủ Trì Dương là Lý Hiển Trung dò hỏi tình hình thì mới rõ ra rằng số quân của mình trấn giữ ở Trì Dương không đầy ba vạn, khó lòng cố thủ được. Lý Hiển Trung liền nhờ bần nạp đi suốt đêm tới Giang Châu gọi Thích Phương đem binh đánh vào cánh trái của quân Kim. Lúc đó Thích Phương trấn thủ tại Tầm Dương, bần nạp ở Trì Dương không kịp uống tới một hớp trà đã tức tốc lên đường thẳng tới Tầm Dương. Bần nạp nán lại Tầm Dương mấy hôm, đợi chờ Thích Phương điều động binh mã xong đâu đó bần nạp mới từ Tầm Dương trở về Phủ Châu. Bởi vì trước đó bần nạp vốn có ý định đi Linh cốc sơn ở Phủ Châu du ngoạn một phen. Không Như thiên sư ở chùa Phi Bộc Linh cốc sơn với bần nạp vốn có ước hẹn với nhau. Không ngờ khi tới dưới chân núi Linh cốc thì bần nạp được biết một văn kiện rất quan hệ tôi vận khí của triều đại chúng ta.
Hoàng Diện Phong Cái xen lơi hỏi :
- Văn kiện bí mật gì mà lại có liên hệ tới vận khí của triều đại chúng ta như vậy? Lão ăn mày già này thật không biết tí gì. Lão hữu hãy nói đi?
Ngữ Minh thượng nhân nói :
- Nguyên là Kim chúa Hải lăng vương đã có kế hoạch Nam hạ làm sẵn rồi, chia quân ra làm bảy lộ do phó sư Hoàn Nhan Xương cầm đầu.
Còn lộ Hà Nam thống quan sứ là Ngột Thạch Liêu Tử Nhân đem ba vạn, Hồ Sa Hổ đem hai vạn quân ra Thanh hà khẩu. Bố Sát Tinh dẫn một vạn ra đường Thành Kỷ. Hàn Nhạn dẫn một vạn ra Lâm Chương.
Thạch Mật đem năm nghìn quân ra Diêm Xuyên. Còn Hoàn Nhàn Xương đem năm nghìn quân ra Lai Viễn. Bảy lộ binh này do Đông Doanh phái một cao thủ ngấm ngầm đi theo để coi chừng bọn nghĩa hiệp Trung Nguyên chúng ta. Bần tăng vớ được điều bí mật này ngấm ngầm chột dạ nên mới xuống đây tìm Liễu Tồn Trung nói rõ việc này, không ngờ ở dọc đường vô tình lại cứu được Hà Ngọc Trì cô nương.
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Này, Hà Ngọc Trì cô nương, sao không thấy Thi Huyền trưởng lão đâu cả?
Hà Ngọc Trì đáp :
- Lúc ấy tôi đang đấu với người ta không kịp để ý đến, khi ngoảnh lại đã không thấy ông ta đâu nữa, chắc là đã đánh một nơi nào đó.
Mọi người ăn uống xong xuôi do Trần Tứ dẫn lé cùng tiến về hướng Quý Châu để tiếp ứng Liễu Tồn Trung.
Nói về Liễu Tồn Trung qua hai đêm ròng rã để thám thính tổng sào huyệt của bọn La Quỷ nhưng không có kết quả gì, chẳng những không tìm thấy tung tích lão Bang chủ, không có cách nào giải Thực Hồn cổ cứu thoát hiệp nghĩa đạo võ lâm, khiến cho lão sư của Anh Tử phải uống thuốc độc tự sát. Khi đi qua tửu điếm đó chàng lại nhận được tin có hai người Mông Cổ hóa trang đi vào trong rừng rậm nên trong lòng rất lo âu.
Bởi vì lão sư của Anh Tử cùng một ý kiến với Thi Huyền trường lão: kẻ đáng sợ nhất không phải là người Kim mà là người Mông Cổ.
Người Mông Cổ hung hãn thiện chiến lại nhiều dã tâm, tiềm lực còn hơn người Kim.
Chàng thở dài một tiếng rồi lẩm bẩm nói :
- Hãy mặc kệ chúng. Trước mặt đây người Kim đang giày xéo Trung Quốc chúng ta thì hãy đối phó người Kim, việc khác sẽ tính sau, làm từng bước một đợi mệnh trời.
Chàng nghĩ tiếp :
“Hai lần trước vào tổng sào huyệt không ăn thua gì lần này phải kín đáo làm theo nguyên tắc mới được”.
Chàng nhảy vọt người lên trên cây cổ tùng, nằm phục tại đó qua canh hai. Vòm trời đầy sao sáng. Đêm lạnh như sương. Một vầng trăng sáng treo ở giữa trời.
Cảnh vật gần xa đều nom thấy rõ.
Liễu Tồn Trung lại buông mình xuống đất rón rén chạy tới đằng sau viện nơi tường thấp rồi lắng tai nghe.
Chàng chỉ nghe tiếng gió thổi vi vu, không có tiếng người. Trong viện dường như im lặng. Chàng lại nhảy lên trên bức tường thấp. Các phòng bên trong tối đen như mực. Các người ở trong đó có lẽ đều đã ngủ yên cả. Liễu Tồn Trung trong lòng nghi hoặc, nghĩ bụng :
“Hay lại có chuyện ma quái gì đây?”.
Lần này chàng đã kinh nghiệm, không dám lỗ mãng, nằm phục ở trên tường, nhận xét rất kỹ. Chờ một hồi lâu không có động tĩnh gì, liền khẽ buông mình xuống đất.
Nơi đây chàng đã tới hai lần, đều tiến thắng vào phòng giữa. Hai lần đều không được kết quả gì, nên giờ đây chàng nghĩ bụng :
“Ta phải đổi một phương thức khác mới được”.
Nhìn thấy dãy phòng bên tay mặt hơi có ánh đèn lóe ra, còn phía bên trái thì tối đen như mực, chàng nghĩ thấm :
“Bọn La Quỷ ranh mãnh phi thường. Có lẽ nơi có ánh đèn thì có gài bẫy. Lão tử không chịu mắc hợm nữa đâu”
Chàng liền quay sang dãy phía bên trái dò xét, tuy rằng tối đen như mực nhưng vì nội lực của Liễu Tồn Trung hùng hậu không ai sánh kịp, dù đen tối đến đâu, nhỡn lực của chàng cũng có thể tìm ra được ít nhiều, nên chàng thấy dãy phòng này từ Đông qua Tây có chừng khoảng hai ba mươi gian.
Liễu Tồn Trung liền lén đi tới căn thứ nhất. Chỉ thấy cán phong này có rào sắt, trong dó chát nhiêu thùng gỗ lớn còn ngoài ra không có gì nữa. Chàng liền đi tới căn thứ hai thì lại thấy trống rỗng, nơi cửa vẫn có rào sắt. Chàng theo đó dò xét dần đi thì thấy có phòng chất đầy thùng gỗ, và có phòng rỗng tuếch như nhau.
Đi tới hết dãy phòng trong lòng chàng cảm thấy kỳ lạ. Phía đằng xa đã nghe điểm trống canh ba. Chàng thấy có một gã canh đêm đang ở gốc cây hòe tiến lại phía này.
Liễu Tồn Trung khẽ nhảy một cái, điểm luôn huyệt đạo tên canh gác đêm.
Gã nọ định há miệng kêu la nhưng đâu có được, thì đã bị điểm trúng á huyệt rồi. Liễu Tồn Trung thò hai ngón tay ra ấn vào nơi bả vai tên này thì thấy y đau đớn tới mức muốn vãi phân ra. Liễu Tồn Trung quát hỏi :
- Giáo chủ ở đâu? Nói cho mau!
Chỉ thấy tên này nhăn mặt, đưa tay chỉ vào mồm.
Liễu Tồn Trung biết ý liền giải khai á huyệt cho y, nhưng hai ngón tay vẫn ấn vào nơi bả vai gã, khẽ dặn :
- Mi mà kêu lên sẽ chết sớm.
Tên nọ lộ vẻ sợ hãi, trừng mắt lên nhìn. Liễu Tồn Trung nói :
- Giáo chủ ở đâu?
Tên nọ đưa tay chỉ về phía đằng sau gốc cây hờe nói :
- Ở nơi mật thất kia. Liễu Tồn Trung đưa mắt nhìn về phía cây hòe nhưng chàng nào thấy có căn mật thất nào đâu? Ở đó chỉ là một khoảng đất trống rỗng. Chàng liền nói :
- Ngươi dẫn đường đi!
Tên canh gác chớp chớp mắt, có vẻ do dự, lúng túng. Liễu Tồn Trung khẽ bóp nhẹ hai đầu ngón tay.
Tên canh gác đau đến độ rơm rớm nước mắt, không biết làm sao hơn y đành ríu ríu đi về phía gốc cây hòe. Liễu Tồn Trung hỏi :
- Căn mật thất đâu?
Tên canh gác liền chỉ xuống mặt đất, khẽ nói :
- Ở chỗ điểm trắng kia kìa. Khẽ ấn vào đó ba cái sẽ có cửa đi xuống.
Liễu Tồn Trung hến làm theo, thì quả nhiên thấy cách chỗ điểm trắng đó độ vài ba thước thì mặt đất dần dần di động, để lộ ra một cái cửa, Liễu Tồn Trung liền nói :
- Bằng hữu, xin phiền bằng hữu một chút.
Dứt lời, Liễu Tồn Trung nhanh nhẹn điểm ngay vào á huyệt, Nhuyễn ma huyệt của tên nọ, rồi nhấc bổng y lên, ném về phía gốc cây hòe.
Liễu Tồn Trung nhìn xuống dưới cửa động, chỉ thấy bên dưới tối om không eo một chút ánh sáng nào.
Chàng vận nhỡn lực nhìn kỹ thì lờ mờ trông thấy một cái cầu thang, bèn thận trọng đi xuống bên dưới.
Đi được chừng hơn mươi trượng, chàng đã tới một cái hầm đất.
Liễu Tồn Trung liếc mắt nhìn thấy cái hầm đất đó rộng không đầy ba trượng, hơi đất trong đó xông ra, một mùi ẩm thấp hổi hám rất khó chịu.
Liễu Tồn Trung có vẻ hoang mang, nghĩ bụng :
“Mật thất gì mà kỳ lạ quá”.
Chàng chăm chú nhìn kỹ phát giác phía bên trái có một cái điểm trắng rất nhỏ.
Liễu Tồn Trung theo như lần trước ấn vào cái nút trắng đó ba lần.
Vách hầm đột nhiên thấy từ từ di động, để lộ ra một cái cánh cửa đi vào một con đường hầm vừa sâu lại vừa tối om như mực.
Liễu Tồn Trung lần theo vách đất tiến thẳng về phía trước chừng mười trượng liền tới một chỗ rẽ.
Liễu Tồn Trung theo chỗ rẽ đó lần sang bên phải, thì thấy lờ mờ không xa như có ánh sáng đền, liền nghĩ bụng :
“Đúng rồi. Có lẽ mật thất ở đây chăng?”
Chàng liền rón rén đi thẳng tới. Được chừng hai ba chục trượng nữa, chàng loáng thoáng nghe thấy có tiếng người. Một tên nói :
- Tên đó không hiểu được kẻ nào mách mà lại biết được sự bí mật của chúng ta?
Một tên khác trả lời :
- Việc này chúng ta đang điều tra xem kẻ nào mà dám cả gan như vậy.
Liễu Tồn Trung lại nghe thấy có tiếng của Từ Hỉ Phượng nói :
- Liễu Tồn Trung bị vây hãm trong Thiết môn trận ba ngày. Y là người cơ trí lắm, xem chừng có lẽ chính y đã phát giác ra một sự bí mật chăng?
Lại nghe thấy một tên hừ nhạt một tiếng rồi ngừng bặt.
Một hồi lâu sau, bỗng nghe một người nói:.
- Khải bẩm Thánh giáo chủ, tất cả đều đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ còn chờ lệnh Thánh giáo chủ thôi.
Câu chuyện tới đó lại im bặt... Không nghe thấy tiếng Từ Hỉ Phượng hồi đáp.
Qua một lúc nữa lại nghe thấy một tên khác nói :
- Tại sao Thánh giáo chủ lại trầm ngâm?
Có tiếng một tên khác lạnh lùng nói :
- Cứ theo như bỉ nhân được biết thì sự bí mật ở trên cánh cửa chỉ có một mình Giáo chủ biết thôi. Tên Liễu Tồn Trung đó chẳng thể nào phát giác ra được. Chắc có lẽ là...
Tiếng của một kẻ khác ngắt lời, đáp :
- Nếu không phải Từ giáo chủ có dung địch thì chắc cũng phải có kẻ dung túng cho địch nhân rồi.
Liễu Tồn Trung nghe xong rất lấy làm lạ vì cứ cái giọng điệu của hai người này thì nghe có vẻ sỗ sàng, ngạo mạn, ắt không phải là người trong La Quỷ giáo rồi.
Bên trong tiếng người lại im bặt.
Một lúc sau, bỗng có tiếng của Từ Hỉ Phượng hừ nhạt nói :
- Chắc nhị vị cho là bổn Giáo chủ thả Liễu Tồn Trung ra phải không?
Tiếng của một người cười hắc hắc, nói :
- Bỉ nhân không dám khẳng định, chẳng qua chỉ theo lẽ thường mà suy đoán đấy thôi.
Từ Hỉ Phượng dường như có vẻ không vui, giọng hơi gay gắt :
- Nếu như bổn Giáo chủ thả Liễu Tồn Trung thì tại sao còn bắt y làm gì? Vả lại sau khi y tẩu thoát, bổn Giáo chủ còn trúng phải chất độc thì làm sao có thể thả y được?
Đó là một chứng cớ rất hùng hồn.
Quả thật sau khi Liễu Tồn Trung tẩu thoát, Từ Hỉ Phượng còn đang trúng độc, làm sao có thể chắc chắn là nàng ta đã thả người?
Vì vậy, không khí bên trong lại ngưng bặt đi một lúc nữa mới có tiếng của một người nói :
- Tuy là thế, nhưng nếu như Từ giáo chủ đã sớm đem sự bí mật ở trên cánh cửa hầm nói cho y biết không được sao?
Chỉ nghe thấy tiếng Từ Hỉ Phượng hừ nhạt, không nói năng gì cả.
Liễu Tồn Trung khe khẽ lướt mình về phía trước, ngó đầu vào nhìn thì thấy ở chỗ đó là một căn phòng rất trang nhã, trên tường có thắp đèn cầy sáng trưng.
Ngồi quây quanh một chiếc bàn tròn, kể cả Từ Hỉ Phượng tất cả là bốn người.
Một tên vận bộ hộ pháp La Quỷ, còn hai người khác trạc tứ tuần thì mặc y phục người Kim.
Liễu Tồn Trung nhận thấy hai người đó là phản thần của Tống trào, đã đi đầu hàng Kim chúa, theo như hồi đó thì nhân dân đều gọi hai tên nọ là Tống gian.
Lúc thấy Từ Hỉ Phượng chậm rãi đứng dậy khẽ nhích gót sen đi đi lại lại chừng cạn một chén trà thì đứng yên, nhìn vào một trong hai người đó nói rằng :
- Muốn như thế nào mới tin tôi được?
Tên nọ cười gằn hai tiếng, nhún vai nói :
- Cái đó còn phải xem những thái độ của Từ giáo chủ. Đại Kim hoàng đế chúng tôi hai năm trời nay đã bỏ không ít tiền vào quý giáo rồi, chẳng lẽ Từ giáo chủ ăn trong đỡ ngoài hay sao?
Tên Tống gian thứ hai nói xen lời :
- Bỉ nhân đối với hai chữ thái độ xin nói rõ thêm một chút, nghĩa là biểu hiện thái độ, muốn Từ giáo chủ giết chết Liễu Tồn Trung đấy thôi.
Từ Hỉ Phượng trợn ngược đôi mày liễu, cười nhạt nói :
- Giả sử tôi không đủ sức giết chết Liễu Tồn Trung thì sẽ ra sao?
Tên Tống gian thứ nhất nói :
- Không cần Từ giáo chủ phải đích tay giết chết, chỉ bắt giữ y là được rồi.
Lúc ấy tên vận áo hộ pháp từ nãy vẫn ngồi thừ một bên bỗng lên tiếng :
- Cái đó thì cũng dễ, vì đã chuẩn bị cả rồi.
Bỗng nghe Từ Hỉ Phượng quát lớn :
- Hãy câm mồm!
Hai tên Tống gian cười ha hả nói :
- Vậy thì ý tứ của Từ giáo chủ ra sao?
Từ Hỉ Phượng trầm tĩnh đáp :
- Đó là giáo quy của bổn giáo không thể nói rõ được!
Hai tên này thấy bị bẽ mặt cười xòa mấy tiếng.
Một tên muốn làm cho dịu không khí lúc bấy giờ, vừa cười vừa nói với tên bận áo hộ pháp rằng :
- Ngài hộ pháp, nếu đã chuẩn bị sẵn sàng rồi thì chỉ đợi chỉ thị của Giáo chủ để hành động thôi.
Từ Hỉ Phượng hơi nhếch mép, rồi khẽ nhếch chân đi đi lại lại tỏ ra có vẻ nóng ruột.
Còn Liễu Tồn Trung lần này tới đây đã lập tâm không làm kiểu rút dây động rừng, nay thấy trong sảnh đường kia không có điều gì đáng kể muốn rút lui để đi tìm nơi giam giữ lão Bang chủ, thì bỗng thấy ở góc tường trong kia lộ ra một cửa sổ nhỏ và có người thò đầu vào nói :
- Xin bẩm Thánh giáo chủ, phó soái Bàng Quân cầu kiến.
Rồi cửa sổ nhỏ đó từ từ mở rộng, biến thành một cửa ra vào.
Lục Thiềm Thừ Bàng Quân khúm núm đi vào, sau khi chào các người ngồi ở phía dưới tên hộ pháp.
Từ Hỉ Phượng nói :
- Có việc gì đó?
Bàng Quân đáp :
- Xin bẩm Thánh giáo chủ, tình hình tối nay có điểm đặc biệt vì suốt đêm không nghe thấy gõ tiếng điểm trống canh.
Từ Hỉ Phượng trong lòng chột dạ. Hai tên Tống gian sợ hãi nhảy bắn người lên, nói :
- Địch đã tới rồi. Hãy chuẩn bị.
Từ Hỉ Phượng nói :
- Đừng có vội. Hãy cho người đi kiếm tên cầm canh rồi trở về đây báo cáo.
Bàng Quân nói :
- Bẩm Thánh giáo chủ, quy luật của bổn giáo rất là nghiêm minh.
Tên cầm canh đâu dám trễ nải, nhất định là địch đã tới rồi, xin Thánh giáo chủ chuẩn bị.
Hai tên Tống gian đồng thanh nói :
- Đúng rồi, đúng rồi! Nên tin là có, bằng không sẽ mất cơ hội.
Tên khác nói rằng :
Hay là Từ giáo chủ biết rõ địch đã tới mà cố ý làm như không biết chăng?
Từ Hỉ Phượng trợn đôi mắt, lộ vẻ khinh bỉ không muốn trả lời, khẽ giơ tay phải ra nói với Ngao hộ pháp Bàng Quân rằng :
- Đi đi Hai người liền khom mình đứng một bên, nhường chỗ Từ Hỉ Phượng đi trước cứa, theo sau là hai tên Tống gian rồi tới hai người áp hậu đi ra.
Trong chớp mắt vách tường hơi khẽ rung động trở hình dạng cũ.
Liễu Tồn Trung khẽ tung mình một cái, nhảy qua nhìn rõ nơi tường thì thấy ở chân tường có một cái chấm trắng giống như cái chấm trắng ở bãi đất phía bên ngoài. Chàng liền ấn luôn ba cái, thì cánh cửa lại từ từ hiện ra.
Chàng bước qua ngưỡng cửa thì thấy là một con đường hầm, hai bên cột đá có treo đèn dầu. Liễu Tồn Trung nhìn rõ đây là một con đường ngầm dưới đất, dần dần đi thẳng lên khoảng chừng ba bốn mươi trượng rồi quẹo quanh một cái, thì có những bậc xây bằng đá, chàng liền theo đó đi lên. Thì ra đó là lối ra, gió thổi vi vu vào mặt thấy lạnh.
Liễu Tồn Trung liền nhảy lên trên mặt đất, ngửng đầu nhìn, thì thấy trên vòm trời đầy sao sáng, bóng trăng soi vào những cây cổ thụ ở đó, làm thành những bóng rất dài.
Chàng liền nghĩ bụng :
“Đây là đâu nhỉ? Từ trước tới giờ, hình như ta chưa từng đi qua”.
Đối với lối kiến trúc kỳ bí trong tổng sào của bọn La Quỷ, Liễu Tồn Trung không dám khinh địch. Bọn Tống gian có nói là người Kim có chôn giấu rất nhiều kim trân châu bảo ngọc trong La Quỷ giáo, xem ra có lẽ không sai.
Liễu Tồn Trung đứng trên bãi đất trống, đưa mắt xem xét cảnh thế bốn bề lòng hơi lo lắng, nghĩ thầm :
“Hai tên Tống gian và Từ Hỉ Phượng không hiểu đã đi về hướng nào?”.
Chàng lại tính toán :
“Có lẽ mình nên tiến vào trong khu nhà dài kia xem sao?”.
Vừa nghĩ như vậy, Liễu Tồn Trung chưa kịp phóng đi bỗng thấy từ trong dãy nhà phía trước có mấy bóng đen phóng như bay ra.
Liễu Tồn Trung giật mình, phóng vội lên một cành cây ở gần đó, lợi dụng bóng cây rậm rạp um tùm ghé mắt nhìn xuống.
Chỉ thấy một bóng đen phóng tới chỗ gốc cây rồi chia nhau đi tản mác ra.
Liễu Tồn Trung lấy làm lạ nghĩ bụng :
“Chẳng lẽ mấy tên này đã phát giác được hành tung mình hay sao?”.
Chàng cúi đầu nhìn xuống thì lờ mờ dường như thấy có cả Xung Vân đạo trưởng, Thị ẩn Mạc Ác Tài cũng có mặt trong những bóng đó.
Liễu Tồn Trung nghe thấy một tên La Quỷ có lẽ đứng đầu bọn nói :
- Xung Vân đạo trưởng, Mạc Ác Tài hai người hãy tới tảng đá đằng kia nấp kín. Nếu như có phát hiện được hãy huýt sáo làm hiệu.
Nói rồi, y liền rút từ trong người ra một vật gì giống như một cái ống nhỏ trao cho Xung Vân đạo trưởng đưa tay chỉ về phía xa xa. Quả nhiên phía đó có một tảng đá rất lớn.
Nếu nấp ở đàng sau tảng đá lớn đó thì thật vừa kín đáo, vừa có thể theo dõi rõ ràng những gì xuất hiện ở con đường phía Nam.
Liễu Tồn Trung đoán cái vật tên nọ trao cho Xung Vân đạo trưởng có lẽ là chiếc sáo nhỏ.
Xung Vân đạo trưởng, Mạc Ác Tài hai người vâng dạ rồi quay người bỏ đi.
Tên La Quỷ đứng đầu bọn lại tiếp tục phân phối mấy người kia mỗi tên một chỗ mai phục. Sau cùng y dặn dò :
- Con đường dẫn vào trước mặt đã phái người ngăn lấp rồi. Chúng ta vừa phát giác ở gốc cây hòe tên canh gác đã bị đối phương điểm vào á huyệt với nhuyễn ma huyệt. Theo đó mà suy thì chắc địch nhân đã tiến vào trong nội bộ chúng ta rồi. Thánh giáo chủ hạ lệnh tốt nhất là bắt sống địch nhân, còn nếu để cho y chạy thoát được thì chúng ta phải mang tội nặng lắm đó.
Mấy tên kia đều vâng dạ rồi chia nhau đi ẩn núp.
Tên La Quỷ đứng đầu bọn cũng tìm một nơi để ẩn mình. Liễu Tồn Trung thu kín mình trên cành cây, lặng lẽ suy tính :
“Bọn này vô tình để cho ta biết hết chuyện thật cũng là may”.
Rồi chàng nghĩ tiếp :
“Xung Vân đạo trưởng và Mạc Ác Tài núp ở tảng đá đằng kia xem chừng chỉ xem xét hành tung của dạ hành nhân thì không lấy gì làm quan trọng lắm. Có lẽ ta nên trở sang phía Đông tìm cánh đánh lừa mấy tên kia”.
Nghĩ rồi, chàng liền nhẹ nhàng bẻ một nhánh cây, vận sức ném mạnh một cái.
Liền đó chỉ nghe tiếng người kêu nhốn nháo ở cánh đó mấy chụt trượng, bóng cây rung rinh không ngừng.
Ngay sau đó, khắp bốn mặt bóng đen túa ra như chớp nhoáng. Tên La Quỷ đứng đầu rời khỏi chỗ núp quát lớn :
- Địch nhân chạy về phía Tây. Anh em hãy đuổi theo mau!
Tức thời nghe thấy tiếng áo bay phần phật trong gió hên hồi, rồi mấy bóng đen lao mình về hướng Tây.
Liễu Tồn Trung bấy giờ mới nhẹ nhàng như chiếc lá rơi nhảy xuống, chạy về phía Đông.
Tới gần dãy nhà dài nhanh như sao xẹt, chàng liền tìm một chỗ khuất ẩn mình, đưa mắt nhìn ra.
Chỉ thấy gần đó có mấy ngôi lầu lớn, trên lầu lớn thấp thoáng có ánh sáng đèn.
Không chần chờ suy nghĩ một giây nào, Liễu Tồn Trung liền sử dụng thức Yến tử xuyên vân nhẹ nhàng nhảy trên mái ngói, rồi chàng thi triển thức Đảo quyển châu liêm thò đầu nhìn qua song cửa.
Chỉ thấy trong gian đại sảnh trên lầu thiết trí rất là thanh nhã, nơi chính giữa có một cái bàn dài.
Từ Hỉ Phượng ngồi ở ghế chủ tọa. Về bên hàng ghế khách thì có hai tên Tống gian, và hình như có cả Tôn Kha Ba, Cát Đạt Tố và Sài Đạt Mộc. Đối diện là Ngao hộ pháp, Bàng Quân và mấy nhân vật vai vế rất cao ở trong La Quỷ mà chàng chưa biết tên.
Liễu Tồn Trung nghe thấy tên Bàng Quân nói :
- Trong vòng năm dặm quanh đây đã được bố trí cẩn thận, địch nhân dù có ba đầu sáu tay cũng không thể nào thoát được.
Một tên Tống gian nói :
- Từ giáo chủ, tên địch nhân tới đây hôm nay, chín phần mười ắt hẳn là tên Liễu Tồn Trung, vì trừ y ra chắc không còn kẻ thứ hai nào biết đường ở đây được Bàng Quân xen lời, nói :
- Bất luận là ai, lần này quyết không để cho y chạy thoát được.
Chỉ thấy Từ Hỉ Phượng mấp máy môi muốn nói nhưng lại thôi.
Xem dáng nàng ta như có vẻ không vui. Cát Đạt Tố như có vẻ chán chường, giận dừ nói :
- Phải, bất luận là ai mà đêm nay dám xâm nhập Tổng đàn của quý giáo, thì cũng là kẻ địch của chúng ta. Nếu như bắt sống được y thì phải phanh thây y ra làm trăm mảnh mới hả lòng.
Từ Hỉ Phượng chỉ hừ nhạt một tiếng chứ không nói năng gì. Ngao hộ pháp là người tinh ý nên hiểu rõ Giáo chủ bất mãn về thái độ của Cát Đạt Tố, bởi vậy y xen lời nói :
- Cát đại hiệp, nếu Cát đại hiệp nói câu đó ở Đông Doanh thì không có gì đáng nói, nhưng hiện giờ ở trong tổng sào của chúng tôi thì không khỏi có đôi chút lấn quyền.
Cát Đạt Tố nghe vậy trong bụng giận lắm, chỉ hừ nhạt một tiếng rất nặng nề, trợn mắt nhìn Ngao hộ pháp. Bàng Quân thấy không khí có vẻ nặng nề, liền đỡ lời, nói :
- Ngao hộ pháp đừng hiểu lầm. Cát đại hiệp chẳng qua chỉ có ý coi kẻ địch như cừu thù, đúng với âm nguyện của chúng ta mà thôi. Đông Doanh với bổn giáo xưa nay trên danh nghĩa tuy có phân biệt nhưng suy cho cùng cũng là người cùng một nhà cả, còn phân biệt làm gì.
Ngao hộ pháp nói :
- Ai bảo là không có sự phân biệt. Bổn giáo có giáo điều của bổn giáo, còn Đông Doanh có quy chế của Đông Doanh. Chúng ta tuy cùng một mục đích trừ hại cho võ lâm, nhưng mà vai khách có lệ của vai khách, chứ đâu có thể làm đảo lộn như thế được.
Một tên Tống gian cười ha hả, nói :
- Thôi chút việc nhỏ mọn đó hãy bỏ qua đi. Đông Doanh hay quý giáo thì cũng đều là giúp cho Đại Kim quốc chúng tôi thế thiên hành đạo. Thánh giáo chủ nghe vậy có phải không?
Từ Hỉ Phượng mặt vẫn lạnh như tiền, chỉ khẽ gật đầu.
Một tên Tống gian khác ngoác miệng ra cười, đưa mắt nhìn Bàng Quân nói :
- Bàng Quân lão hữu, thôi việc gì, hãy bảo người mau mang rượu lên, chúng ta làm vài hớp cho thêm thân mật đi?
Bàng Quân vỗ tay ra hiệu. Bên ngoài sảnh có một tên La Quỷ chạy vào rập đầu từ ngoài xa, cung kính hỏi :
- Thánh giáo chủ có điều chi dạy bảo?
Từ Hỉ Phượng còn chần chờ, chưa có gì dứt khoát thì Bàng Quân đã cướp lời, nói :
- Đem rượu lên?
Tên La Quỷ nghe thấy giọng của Bàng Quân, có vẻ ngạc nhiên lắm, đưa mắt nhìn lên rồi sau đó mới thối lui Bấy giờ Ngao hộ pháp lửa giận bừng bừng. Từ Hi Phượng cũng lộ vẻ giận dữ. Một tên Tống gian thấy tình thế như vậy rõ ràng Bàng Quân vừa rồi đã tự ý cướp lời Từ Hỉ Phượng truyền lệnh không còn nể nang gì Thánh giáo chủ của La Quỷ nửa. Đó là một việc đố ky. Giờ đây thấy sắc mặt của Ngao hộ pháp và Từ Hỉ Phượng như vậy, y sợ rằng sẽ không tránh khỏi một trường xung đột.
Tên Tống gian đó liền nhanh miệng nói :
- Bàng Quân lão hữu thật không có ý tứ gì cả. Từ giáo chủ còn chưa nói thì lão hữu đã vội gì mà cướp lời. Đó không phải là vì con sâu rượu đã bắt đầu hoành hành lão hữu rồi hay sao?
Bàng Quân hiểu ý tên Tống gian, liền ha hả cười lớn đánh trống lảng.
Ngao hộ pháp vốn đã lửa giận bừng bừng chỉ đợi chờ lúc phát tác, khi đó thấy tình hình như vậy cũng tạm nguôi ngoài.
Liễu Tồn Trung nấp trên mái ngói thấy tất cả những sự việc xảy ra trước mắt, chàng không cần nghĩ nhiều cũng đoán ra được phần nào trong nội bộ đối phương đã bắt đầu có mầm chia rẽ.
Lúc đó một tên La Quỷ bưng một mâm rượu lên đặt trên chiếc bàn dài, rồi nào là đũa bát đủ cả các thứ sơn hào hải vị.
Một tên Tống gian nâng ly mời :
- Xin mời Từ giáo chủ uống cạn ly này, để mừng sự thành công của chúng ta, trước sau gì cũng sẽ bắt được tên gian tặc.
Từ Hỉ Phượng mỉm cười nâng ly lên môi nhấm nháp một chút rồi lại đặt ly xuống. Tên Tống gian kia lại mời Ngao hộ pháp và Bàng Quân cùng uống một ly. Ngao hộ pháp lạnh lùng uống một hớp lớn.
Vì hộ pháp này vốn họ Ngao đơn danh là Nhĩ, trác hiệu là Xuất Động Xa vốn là người tính tình rất bộc trực, mắt thấy tai nghe Tống gian và bọn Cát Đạt Tố và Bàng Quân do Đông Doanh phái tới đối với Thánh giáo của mình có vẻ ngạo mạn coi như chỗ không người. Y vẫn hầm hầm tức giận nhưng chưa tiện phát tác.
Uống cạn một ly rượu Ngao hộ pháp lại từ từ ngồi xuống không nói năng gì cả.
Bỗng nghe bên ngoài có tiếng trống báo động vang rền lẫn tiếng người reo hò bắt gian.
Tôn Kha Ba và bọn Cát Đạt Tố, Sài Đạt Mộc, Bàng Quân đều đứng dậy, lộ vẻ vui mừng.
Liễu Tồn Trung núp trên mái ngói nghe thấy liền giật mình, nghĩ bụng :
“Bắt ai nhỉ? Bắt giặc nào nhỉ? Mình núp ở đây chẳng lẽ đã có người phát giác rồi chăng”.
Liễu Tồn Trung nghe thấy tiếng reo hò bên dưới thoạt đầu to rồi nhỏ dần, rõ ràng không phải nhắm vào hướng mình.
Đang trong lúc còn đang hoang mang nhũng lại nghe thấy có tiếng binh khí va chạm nhau kêu rổn rảng, rồi có người mắng :
- Ai là gian tế? Các ngươi mù mắt hay sao?
Tiếp đó lại thấy có bóng người phóng vào hiện sảnh nháy mắt dường như ra dấu cho Cát Đạt Tố.
Cát Đạt Tố vội vàng chạy ra thì thầm gì mấy câu không rõ. Người đó lại bỏ đi.
Liền theo đó trong bóng tối có người la lớn :
- Mọi người hãy gắng sức bắt sống tên này đừng để cho y chạy thoát.
Tiếng người lúc to lúc nhỏ, làm vang rền cả một góc sảnh.
Rồi bỗng thấy một tên võ sĩ La Quỷ phủ phục trước cửa sảnh, bẩm :
- Khải bẩm Thánh giáo chủ, đã bắt sống được gian tế rồi.
Chỉ thấy Từ Hỉ Phượng hấp tấp hỏi :
- Gian tế là ai? Hình dáng như thế nào? Tuổi tác bao nhiêu?
Tên võ sĩ bẩm :
- Thưa là một thanh niên.
Từ Hỉ Phượng hơi chột dạ, nghĩ bụng :
“Chắc đúng là Liễu Tồn Trung rồi, sao mà y to gan quá vậy?,, Từ Hỉ Phượng còn đang phân vân thì đã nghe Cát Đạt Tố nói :
- Bất kể là ai, hãy dẫn vào đây mau cho ta hỏi chuyện đã.
Tên võ sĩ liền cúi rạp người, dạ lớn.
Trong khoảnh khắc sau đã thấy mấy chục tên võ sĩ áp giải một người tới. Tôn Kha Ba, Sài Đạt Mộc thấy người đó, thảy đều kinh hãi.
Sài Đạt Mộc buột miệng la lớn :
- Sư đệ tại sao tới đây?
Liễu Tồn Trung thấy người đó liền nhận ra ngay là Cổ Đạt Lạt.
Chỉ thấy bên cổ tay phải Cổ Đạt Lạt như bị vũ khí chém phải, nên phải băng bó lại.
Từ Hi Phượng chưa biết Cổ Đạt Lạt nhưng nghe Sài Đạt Mộc gọi y là sư đệ thì biết ráng y là đồ đệ của Tôn Kha Ba. Lúc đó nàng giả không như không biết, quát lớn :
- Mật Nhĩ, bất tất phải áp giải làm gì, hãy đem ra chém đầu ngay đi.
Võ sĩ có tên Mật Nhĩ còn đang chần chờ thì Tôn Kha Ba mặt đã thấy bắt đầu biến sắc. Sài Đạt Mộc vội vàng xua tay nói :
- Khoan đã! Người này là do Đông Doanh phái tới. Y là sư đệ Cổ Đạt Lạt của ta.
Tôn Kha Ba đã giận thật sự, trợn tròn mắt nhìn Từ Hi Phượng, xem nàng ta xử trí như thế nào?
Từ Hì Phượng cười nhạt, nói :
- Y là sư đệ của ngươi sao? Nếu là người của Đông Đoành phái tới thì tại sao lại không đường đường chính chính tiến vào?
Tôn Kha Ba trầm giọng nói :
- Từ giáo chủ, nếu Giáo chủ nói vậy thì chẳng lẽ lão phu đây gian tế hay sao?
Ngao hộ pháp xen lời :
- Lão tiền bối đường đường chính chính tới đây thì ắt là không phải rồi. Còn tên này đang đêm lần mò vào ắt cũng có chỗ đáng ngờ lắm.
Cát Đạt Tố chớp mắt liền mấy cái, nói :
- Ngao hộ pháp nói nghe cũng hợp lý.
Tôn Kha Ba đang lộ vẻ ngạc nhiên, thì Sài Đạt Mộc vội vàng nói :
- Sư huynh, tại sao sư huynh lại nói như vậy?
Cát Đạt Tố đáp :
- Ta nói như vậy không phải hay sao? Chúng ta là người nghĩa hiệp thì phải ăn ngay nói thẳng. Cổ sư đệ nếu như vâng mệnh của Đông Doanh tới đây thì tại sao lại lần mò trong đêm tối mà không đường đường chính chính đi vào?
Chỉ thấy ánh mắt Cổ Đạt Lạt như muốn phun lửa, la lớn :
- Sư huynh điên rồi hay sao? Chính sư huynh cho gọi tiểu đệ tới đây mà?
Cát Đạt Tố cười nhạt nói :
- Sư đệ đừng có ngậm máu phun người. Việc sư đệ hên kết với tên Liễu Tồn Trung phản bội sư môn thì ta từ trước đến giờ vẫn giấu chưa nói với ai.
Câu nói đó khiến Cổ Đạt Lạt giận đến run người. Y không hiểu là vị sư huynh của mình có dã tâm gì mà nói như vậy, nên vẫn tưởng mình nghe lộn, vội hỏi lại :
- Sư huynh nói gì? Sư huynh bảo sao?
Cát Đạt Tố ra vẻ cảm thán, nói :
- Sư đệ có phát thệ sẽ ăn năn hối cải những lầm lỗi trước thì cũng không... Tiếc thay!
Tôn Kha Ba lúc đầu vốn mặt đang đỏ bừng giờ đây dần dằn biến sang tái mét, khiến cho Cổ Đạt Lạt trong lòng run sợ. Y hiểu rất rõ sư phụ mình đang tức giận tới cực điểm.
Liễu Tồn Trung núp ở trên mái ngói nghe thấy câu chuyện trên trong lòng không khỏi cảm thấy có chỗ khuất khúc khó hiểu. Bỗng nghe Tôn Kha Ba trầm giọng nói :
- Cổ nhi, ngươi đem thi thể của Dương Cự Nguyên dời đi đâu?
Cổ Đạt Lạt ngạc nhiên hỏi rằng :
- Thi thể của Dương Cự Nguyên ư? Nhưng Dương Cự Nguyên là ai?
Y chết rồi sao?...
Cát Dạt Tố ngồi một bên chỉ liếc mắt nhìn Cổ Đạt Lạt không nói năng gì.
Tôn Kha Ba trợn trừng đôi mắt, gằn từng tiếng một nói :
- Ngươi thật không biết hay sao?
Cổ Lạt Đạt hoảng hốt đáp :
- Tất cả những điều mà sư phụ nói, đệ tử thật không hiểu một tí gì.
Chỉ thấy Tôn Kha Ba không ngớt cười nhạt, trầm giọng nói :
- Nhà ngươi khéo giả vờ lắm. Cái xác chết của Dương Cự Nguyên được giấu trong vườn hoa của kho bảo tàng Đông Doanh đột nhiên lại bị ngươi dời lên trên lầu kho bảo vật đó, nếu không phải là do kiệt tác của nhà ngươi, thì chẳng lẽ thi thể Dương Cự Nguyên lại biết đi hay sao?
- Sư phụ đừng có nghe lời đại sư huynh lại cố tình vu oan giá họa cho đệ tử. Tất cả những việc trên, ngay như về cãi chết của Dương Cự Nguyên đệ tử thật không biết mảy may.
Cát Đạt Tố cười hắc hắc nói :
- Cổ sư đệ sư đệ đừng nói vậy chứ. Tất cả những việc sư đệ bội phản sư môn như thế nào, từ trước đến giờ ta vẫn bưng bít cho sư đệ cơ mà.
Cổ Đạt Lạt nói :
- Tiểu đệ có âm mưu gì phản bội sư môn?
Cát Đạt Tố nói :
- Đây, để ta nói cho sư đệ nghe một việc, để rồi sư đệ có chết cũng không oán thán. Ngày nọ tên Liễu Tồn Trung bị giam trong Bắc Cố sơn, có phải là sư đệ đã cố tình nương tay để cho y thoát khỏi vòng vây chăng?
Nghe Cát Đạt Tố nói thế, mọi người ai cũng tưởng là Cổ Đạt Lạt sẽ cực lực phủ nhận, nhưng lạ thay, trái lại y lại tỏ vẻ buồn rầu thừa nhận.
Cổ Đạt Lạt cúi gầm đầu xuống không nói năng gì, thật ngoài sự tưởng tượng của mọi người.
Liễu Tồn Trung trong lòng cảm thấy vui mừng rỡ vì khi ở Bắc Cố sơn nếu không phải Cổ Đạt Lạt đã nương tay thì chàng đã bị chết ở trong vòng vây rồi.
Việc này lấy đâu ra được chứng cớ, Cổ Đạt Lạt có thể phủ nhận được, song Cổ Đạt Lạt quả thật đã có lòng muốn tha chàng cho nên mới không phủ nhận. Sự kiện đó chứng tỏ Cổ Đạt Lạt là một hán tử cứng cỏi.
Lại nghe thấy Cát Đạt Tố cười nhạt mấy tiếng nhìn vào Tôn Kha Ba nói :
- Sư phụ đã nhìn thấy chưa? Không phải là đệ tử vu khống cho sư đệ đâu.
Lúc ấy Tôn Kha Ba đã tức giận đến cực độ, trợn trừng mắt miệng há hốc, nên cũng chẳng để ý tới vẻ đắc ý của Cát Đạt Tố.
Sài Đạt Mộc cũng nhận thấy sự kiện nghiêm trọng, lo âu hộ cho Cổ Đạt Lạt liền hỏi :
- Sư đệ có phải ngươi đã cấu kết với Liễu Tồn Trung không?
Cổ Đạt Lạt đáp :
- Đâu có! Y là thù địch sinh tử với sư phụ, ta đâu lại cấu kết với hắn.
Cát Đạt Tố cứ vênh mãi mặt lên, cười nhạt không ngừng, Tôn Kha Ba nói :
- Nếu ngươi không cấu kết với Liễu Tồn Trung thì sao đem xác của Dương Cự Nguyên đem giấu vào trong bảo khố?
Cổ Đạt Lạt đáp :
- Cớ sao sư phụ lại cứ khẳng định rằng đệ tử đem giấu xác của Dương Cự Nguyên? Thật ra Dương Cự Nguyên chết hồi nào, đệ tứ cũng không được rõ.
Tôn Kha Ba nói :
- Chẳng phải là sư phụ nói đâu, đó là do Cát nhi đã nói ra đấy.
Mắt của Cổ Đạt Lạt lúc đó dường như muốn tóe ra lửa, căm hờn tới cực độ, liền nói :
- Cớ sao sư huynh cứ muốn hãm hại tôi nhiều lần như vậy?
Cát Đạt Tố cười ha hả, cắt đứt lời của Cổ Đạt Lạt nói :
- Thôi sư dê hãy nhận đi cho rồi. Nhà ngươi đã định tâm thả cho Liễu Tồn Trung thì dĩ nhiên đã cấu kết với y, mà đã cấu kết với y thì cái sự việc đem giấu xác của Dương Cự Nguyên cũng là ở trong tình lý.
Vậy cứ nhận thẳng đi thì đã làm sao.
Cổ Đạt Lạt tức giận nói :
- Nếu ta đã dám làm thì ta cũng dám nhận. Còn như cái xác của Dương Cự Nguyên không can dự gì tới tôi cả Tên Dương Cự nguyên bình nhật đối với sư huynh chẳng vẫn thường xưng là anh anh em em một đôi tri kỷ là gì?
Cát Đạt Tố ha hả cười lớn, nói :
- Phải lắm! Phải lắm! Đó chính là kế hoạch của ta. Bằng không làm sao có thể khiến việc gì y cũng nói cho ta biết. Ta nói thật cho ngươi nghe, Dương Cự Nguyên chính là do ta giết chết đấy, vì lẽ y đã không còn giá trị lợi dụng được nữa rồi.
Lúc ấy Sài Đạt Mộc xen lời hỏi :
- Thế nào là hết giá trị lợi dụng?
Cát Đạt Tố đáp :
- Lời di huấn của tổ sư Vu Viên công chúng ta, nhà ngươi đã quên mất rồi ư? Sài Đạt Mộc nói :
- Sao lại quên được.
Rồi y lẩm nhẩm đọc :
“Lòng thương thì không nên có, nhưng lòng tàn khốc thì chẳng không. Càng tàn, càng khốc, càng dữ càng độc là phúc của Vu công môn. Thưa sư huynh, có đúng như thế không?”
Cát Đạt Tố cười ha hả, nói :
- Đúng rồi! Đúng rồi. Ta bảo Dương Cự Nguyên không còn giá trị lợi dụng được nữa lẽ tất nhiên phải giết y đi cũng là thuận lời di huấn của tổ sư Vu Viên công.
Sài Đạt Mộc nói :
- Lời di huấn của tổ sư thì có liên hệ gì với Dương Cự Nguyên?
Cát Đạt Tố nói :
- Hay là ở chỗ ấy đó. Ta đã lợi dụng tên Dương Cự Nguyên mới trà trộn được vào bên nhóm tự xưng là Trung Nguyên hiệp nghĩa đạo, thăm dò hư thực, nên đã điều tra biết được Cổ sư đệ đã ngầm thông tin với Liễu Tồn Trung và tên Dương Cự Nguyên cũng bắt đầu có manh tâm phản lại Vu công môn. cho nên thấy không dùng y nữa ta mới giết y đi để khỏi lo hậu họa về sau.
Vu công môn của chúng ta nói cho cùng là ở hai chữ tàn khốc thì thương xót y làm gì.
Từ Hỉ Phượng nghĩ bụng :
“Tên Cát Đạt Tố này còn có chỗ tàn độc hơn cả sư phụ y nữa, chẳng việc gì là y không dám làm”.
Về việc tử thi của Dương Cự Nguyên, Từ Hỉ Phượng vốn dĩ không biết mảy may gì nhưng từ nãy giờ thấy trong ánh mắt của tên Cát Đạt Tố thỉnh thoảng lại long lên những tia sáng dữ dằn, nàng liều hiểu rằng y chẳng phải là một con người tốt.
Nàng ta lại nghĩ tiếp :
“Bọn Vu công môn họ đều không phải là những người tốt thì hay nhất là ta cứ đóng vai một kẻ bàng quan xem họ tương tàn tương sát nhau”.
Vì vậy Từ Hỉ Phượng cứ ngồi bất động. Hai tên Tống gian nhận thấy việc thanh trừng nội bộ của Vu công môn đó chúng cũng không tiện phát biểu ý kiến cho nên vẫn ngồi lẳng lặng không nói năng gì cả.
Liễu Tồn Trung núp trên mái ngói nghe rất rõ ràng cặn kẽ. Đối với cái chết của Dương Cự Nguyên có lẽ chàng là người hiểu rõ hơn ai hết.
Giản Lão Nhị lúc trước đã chính tay vác Dương Cự Nguyên lên trên lầu kho bảo khố, sau đó Hoàn Ngột Nhã mới đem giấu vào trong một căn phòng tại đó. Giờ đây Cát Đạt Tố lại khăng khăng bảo đó là một việc làm mờ ám của Cổ Đạt Lạt rõ ràng là y có ý muốn hãm hại người sư đệ của mình, nhưng chưa hiểu do động cơ nào thúc đẩy y manh tâm làm như vậy?
Liễu Tồn Trung suy nghĩ giây lát, như chợt hiểu ra liền nghĩ thầm :
“Tố Tố và Cổ Đạt Lạt hai người vốn có giao tình với nhau, ắt hẳn là Cát Đạt Tố từ chỗ ghen tuông đưa đến chỗ thù hằn. Vì vậy mới đang tay hãm hại em mình chăng?”.
Rồi chàng ]ai nghĩ tiếp :
“Dương Cự Nguyên cũng chính vì Tố Tố mà chết. Sự việc tới đây đã rõ ràng rồi. Quả là Cát Đạt Tố đã ngầm yêu Tố Tố cho nên mới diệt từng tình địch một. Cổ Đạt Lạt, Dương Cự Nguyên hai người chắc hấn là tình địch trước mất của Cát Đạt Tố”.
Liễu Tồn Trung nghĩ vậy, định nhảy xuống vạch rõ âm mưu của Cát Đạt Tố nhưng sau nghĩ lại chàng nhận thấy không ổn. Lần Cổ Đạt Lạt bị bắt Cát Đạt Tố đã nhất quyết điều một điều hai bảo y là gian tế đã thông đồng cấu kết với mình. Nếu như bây giờ đùng một cái chàng nhảy xuống thì ắt sẽ là bằng cớ rõ ràng xác đáng để cho Cát Đạt Tố vu cho Cổ Đạt Lạt đã hẹn với mình xâm nhập vào đây. Tới lúc đó thì làm sao có thể biện bạch được nữa?
Do đó Liễu Tồn Trung đành chỉ ngồi yên bất động đưa mắt nhìn xuống bên dưới, xem tình hình biến chuyển như thế nào.
Trong đại sảnh không khí chợt im lặng hẳn, dường như được bao trùm bằng một sự căng thẳng đầy chết chóc.
Lúc Mật Nhĩ tiến vào trong đại sảnh thì y hiểu ngay tên gian tế vốn lại là đồ đệ của Tôn Kha Ba nên liền nghĩ bụng :
- Đây là việc của Vu công môn bọn họ, không nên xen vào cho lôi thôi làm gì.
Bởi vậy y liền nhanh tay buông Cổ Đạt Lạt rồi dẫn một bọn võ sĩ La Quỷ rời khỏi sảnh. Tôn Kha Ba trầm giọng quát :
- Cổ nhi, sao ngươi lại bỏ mất cơ hội giết Liễu Tồn Trung. Ngươi không nhớ câu: Thả địch một ngày di họa mấy đời chưa xong hay sao?
Cổ Đạt Lạt nói :
- Đệ tử lúc đó nhìn thấy Liễu Tồn Trung đã thọ trọng thương, mà mấy trăm võ sĩ bên Đông Doanh lại vây đánh y, nếu đệ tử giết y một nhát gươm thì cũng chẳng thể diện gì cho phái Vu công môn ta. Do đó đệ tử hơi chần chừ một chút, thì bị y chạy mất.
Tôn Kha Ba nghe thấy nói là bởi sợ ảnh hưởng tới thể diện của Vu công môn, sắc mặt hơi hòa dịu. Song Cát Đạt Tố lại cười nhạt hỏi :
- Sư phụ đừng nghe y bẻm mồm nói láo.
Rồi y quay lại nói với Cổ Đạt Lạt rằng :
- Cổ sư đệ, theo lời ngươi vừa nói thì chính đã nhìn nhận cấu kết với Liễu Tồn Trung rồi, còn nói gì hơn nữa. Rồi lại nói với Tôn Kha Ba :
- Thưa sư phụ, quy luật của Vu công môn xưa nay vốn rất nghiêm cẩn, không thể dung túng những nghịch đồ phản bội, thì nay thanh toán môn hộ đi.
Sài Đạt Mộc nói :
- Sư huynh hãy khoan? Cổ sư đệ dù có phản bội sư môn, tội trạng chưa có bằng cớ gì là đích xác, dù sao còn phải điều tra minh bạch sẽ liệu.
Cát Đạt Tố giận dữ nói :
- Sài sư đệ thế ra nhà ngươi cũng một đường lối với y ư?
Sài Đạt Mộc giật mình kinh hãi, vội nói :
- Sư huynh không nên nói vậy. Tiểu đệ đâu dám to gan như thế?
Cát Đạt Tố nói :
- Nếu đã phải cùng một phường, một giuộc thì đừng có nói nhiều.
Cổ Đạt Lạt nói :
- Sài sư huynh, được sư huynh quan tâm tới tiểu đệ trong lòng đệ rất cảm kích, nhưng chớ nên lo lắng cho tiểu đệ quá nhiều. Hãy để xem y muốn làm gì Tôi đây Cát Đạt Tố cười nhạt nói :
- Sư phụ đã nghe thấy rõ rồi đấy chứ? Đồ phản bội này ngay cả sư phụ y cũng không coi vào đâu. Nếu để y sống ắt có hậu họa, không thể tha thứ được.
Xẹt một tiếng, y vòng tay rút phắt thanh trường kiếm đeo ở ngang lưng ra. Một chiêu Bạch xà thổ tín, nhanh như chớp đâm tới. Tiếp đó y dùng tay trái phóng ra môn âm hàn chưởng công.
Một là chiêu của Cát Đạt Tố đưa ra quá nhanh, hai là Cổ Đạt Lạt bị trói ghì chặt cả chân tay, không thể cựa quậy. Dù Tôn Kha Ba có muốn hét lên cản trở cũng không kịp, phần chắc là Cổ Đạt Lạt không chết dưới trường kiếm cũng bị âm hàn chưởng đả thương.
Các người đang bối rối không kịp giơ tay bỗng nghe “bình” một tiếng trường kiếm của Cát Đạt Tố đã rơi xuống đất, tả chưởng buông thõng xuống, coi bộ thọ thương không nhẹ.
Một sự biến hóa đột ngột như vậy, có người kêu lớn :
- Hãy bắt lấy thích khách! Hãy bắt lấy thích khách!
Rồi các người nhốn nháo cả lên. Tôn Kha Ba, Sài Đạt Mộc liền cùng nhảy lên trên mái nhà. Ngoài kia Độc Kiết Tử Mật Nhĩ dẫn các võ sĩ từng tốp nhảy lên trên mái ngói tìm kiếm thích khách. Trong sảnh thì Ngao hộ pháp và Lục Thiềm Thừ hai người canh chừng Cổ Đạt Lạt sợ y thừa cơ chạy thoát.
Ước chừng không tới nửa chén trà thì các người ở trên mái ngói đều nhảy cả xuống. Chỉ thấy Tôn Kha Ba mặt đỏ biến thành mặt xám, không nói năng gì ngồi vào chỗ cũ.
Sài Đạt Mộc vội bước qua nhìn Cát Đạt Tố thì thấy tả chưởng của y sưng vù lên, nửa cánh tay không động đậy được. Trường kiếm vẫn còn ở trên mặt đất và thêm vào đó có hai viên ngói rớt xuống đá vụn ra như cám.
Cát Đạt Tố ráng chịu đau đớn, cười nhạt nói :
- Sư phụ đã nhìn thấy cả rồi. Đệ tử nói tới Cổ sư...
Tôn Kha Ba vội ngắt lời :
- Hừ! Còn gọi nó là sư đệ ư! Tên súc sinh này, để sư phụ thong thả sẽ tra khảo nó xem sao.
Cát Đạt Tố nói :
- Dạ, phải súc sinh! Súc sinh! Đệ tử vừa muốn nói tên súc sinh này còn dám dựa vào mà nói hiệp nghĩa võ lâm.
Rồi y quay đầu lại nói :
- Từ giáo chủ, tên súc sinh phản bội nây dám thông lưng với địch đã trà trộn vào Tổng đàn của quý giáo rồi. Vậy Giáo chủ đã bố trí xong chưa?
Lục Thiềm Thừ cười ha hả nói :
- Xin lão hữu khỏi lo, lại một bắt một lại đôi bắt đôi. Nay đã bắt được một này rồi, còn một kia cũng chẳng chạy được bao xa.
Một tên Tống gian có vẻ lo âu, nói :
- Chỉ sợ còn nhiều nửa kia.
Lục Thiềm Thừ nói :
- Càng nhiều càng hay. Bắt rùa trong rọ, sức mấy mà chạy thoát được.
Từ Hỉ Phượng từ nãy giờ Yên ngồi yên lặng, đến đây láy mắt lừ sang Tôn Kha Ba nói :
- Trên mái ngói lão tiền bối có thấy gì chăng?
Tôn Kha Ba lắc đầu một cái, bộ tóc dài hai bên bay phất phới nói :
- Thằng cha ấy nhanh quá!
Nói xong lão yên lặng rồi nghĩ thầm :
“Thằng tha đó là ai? Coi bộ phục ở trên mái ngói đã lâu mà sao chúng mình không hay biết gì ráo trọi.”
Gương mặt lão ta lộ vẻ buồn rầu. Cát Đạt Tố nghĩ rằng :
- Chắc sư phụ thương tiếc sư đệ, không nhẫn tâm cho thi hành giáo luật.
Nên mặt y lộ vẻ buồn rầu liền nói :
- Sư phụ! Cổ súc sinh phản bội sư môn bằng chứng rõ rệt? Loại người này để cũng vô dụng. Váy xin chấp hành môn quy mau lẹ cho rồi.
Tôn Kha Ba hừ một tiếng rồi nói :
- Nhà ngươi cho rằng ta sẽ tha thứ eho nó hay sao?
Sài Đạt Mộc nóng lòng sốt ruột nghĩ bụng :
- Thì ra Cổ sư đệ thật quả đã cấu kết với kẻ địch rồi. Việc này biết tính sao đây.
Tôn Kha Ba nói :
- Từ giáo chủ, tiểu đồ hư hỏng quả đã cấu kết với địch nhân. Lão phu không ngờ tới. Nay tạm thời giam tạm nơi quý giáo, đợi khi bắt được địch nhân, dò hỏi một lượt rồi sẽ định liệu, có được không?
Từ Hỉ phượng đáp :
- Cái đó xin tùy ý.
Nói xong, nàng vỗ tay một cái. Ngoài xa có người tiến vào. Từ Hỉ Phượng nói :
- Hãy đem tên này nhốt vào trong kia, để lão tiền bối Tôn Kha Ba định liệu.
Người nọ khom lưng dạ một tiếng rồi đẩy Cổ Đạt Lạt đi. Tôn Kha Ba thấy Từ Hỉ Phượng cúi đầu suy nghĩ, không nói năng gì, liền hỏi :
- Từ giáo chủ nghĩ ngợi gì đó?
Một tên Tống gian cười nói :
- Từ giáo chủ đang lo toan quyết thắng ở ngoài ngàn dặm, xem bủa lưới làm sao để bắt giết kẻ địch chứ gì Ha ha....
Lục Thiềm Thừ liếc mắt nhìn trộm Từ Hỉ Phượng rồi cười nói :
- Tôn Kha Ba lão tiền bối! Vừa rồi đánh rớt thanh trường kiếm của lão hữu Cát Đạt Tố chín thành là đo tên Liễu Tồn Trung chứ không sai.
Rồi thấy sắc mặt của Từ Hi Phượng hơi biến đổi.
Nhắc lại Liễu Tồn Trung khi nầm phục ở trên mái ngói, nhận thấy đôi con người Cát Đạt Tố đảo lộn không yên liền nghĩ bụng :
“Tiểu tử này chắt có ý nghĩ xấu xa gì đây?”
Bọn người ở trong sảnh đường đều đứng về phe đối địch với Liệu Tồn Trung, duy có Cổ Đạt Lạt khi ở Bắc Cố sơn đã không thừa lúc nguy hiểm mà cứu được mạng. Liễu Tồn Trung trong lòng dối với Cổ Đạt Lạt vẫn có hảo cảm, vì vậy chàng khẽ lấy hai mảng ngói cầm ở trong tay để phòng bị. Khi thấy Cát Đạt Tố phóng kiếm xuất chưởng chàng liền ném thẳng hai miếng ngói đó ra vừa nhắm vào nơi trường kiếm vừa đánh vào âm hàn chưởng họ Cát.
Ném xong hai miếng ngói chàng liền sử dụng một thế Lý Ngư phiên thân phóng lên trên nóc nhà, rồi nghe thấy phía sau có một luồng kình phong tập kích tới chàng biết rằng đã có người theo dõi.
Nhìn thấy nơi trước mặt xa chừng mười trượng có một cây cao lớn, chàng không cần nghĩ ngợi nhún chân một cái lẹ như sao đổi ngôi phóng vọt lên trên ngọn cây.
Chàng quay người liền nhìn thấy lố nhố bốn cái bóng người cùng nhảy lên mái ngồi, người dẫn đầu là Tôn Kha Ba, đoạn hậu là Sài Đạt Mộc.
Tôn Kha Ba đứng trên mái ngói nhìn quanh nhìn quẩn đâu thấy bóng người liền kêu rằng :
- Lẹ thật.
Các người lùng kiếm một lúc rồi lại nhảy xuống dưới đất.
Liễu Tồn Trung chỉ cười thầm trong bụng. Chàng đâu có hãi sợ gì Tôn Kha Ba song không muốn lộ chân tướng ra trong giờ phút này, vì sợ rằng lộ diện thì sự cấu kết với Cổ Đạt Lạt lại càng chứng thật. Như vậy Cổ Đạt Lạt làm sao mà giải thích cho được.
Vì Liễu Tồn Trung vẫn bẩm sinh ra có lòng nghĩa hiệp, nay Cổ Đạt Lạt lại có ơn với chàng thì chàng thế nào cũng phải nghĩ tới y. Nhưng vừa rồi vì phải tiếp cứu tánh mạng cho Cổ Đạt Lạt phải ra tay tập kích Cát Đạt Tố thì cũng chẳng khác gì thân hình đã hiện ra. Đó là một việc không thể tránh khỏi.
Cách được một lát, Liễu Tồn Trung nghe thấy bọn người dưới nhà thoạt đầu ầm ĩ, im lặng dần đi và ánh đèn cầy cũng đã tắt liền nghĩ bụng :
“Bọn chúng có lẽ đã tản đi hết rồi. Lúc này là giờ phút hành sự.”
Chàng liền từ trên đỉnh ngọn cây lướt xuống mái nhà nhìn xuống bên dưới thì quả nhiên mọi người đều đã đi đâu hết. Ngay cả kẻ canh gác cũng đã triệt thoái.
Liễu Tồn Trung liền thả mình xuống sân nhảy vụt sang bên hành lang, sử dụng tuyệt đỉnh khinh công theo quanh hành lang chạy thẳng không gây ra một tiếng động nào.
Đi tới chỗ hành lang chàng quẹo sang bên phải. Đó là nơi luyện võ sảnh rất rộng rãi hai bên đầy mười thứ võ khí ở góc võ trường này có một căn nhà nhỏ bóng sáng lấp lánh. Có một ông già to lớn đầu tóc bạc phơ đứng nơi trước c
Tác giả :
Nam Kim Thạch