Nữ Y Về Thời Loạn
Chương 4
Edit: Yunchan
“Đại ca, vị này chính là Văn đại phu. Huynh đừng thấy cô ấy còn nhỏ mà lầm, thật ra y thuật khó lường lắm, cô ấy còn dám rạch bụng của Tam ca một nhát ngọt xớt, cắt phăng ruột thối, rồi vút một phát là khâu lại liền … Hề hề.” Mặt Thẹo nói rồi nhìn sang Văn Đan Khê với ánh mắt hả hê vinh quang.
Trần Tín tiện thể dời mắt qua, quan sát Văn Đan Khê một lát với vẻ thờ ơ. Văn Đan Khê nói vài câu khiêm tốn, mỉm cười gật đầu chào hỏi. Trần Tín có hơi bất đắc dĩ đành gượng gạo nhếch môi, gật đầu với cô một cách máy móc coi như đáp lễ. Trong khi mọi người thì nhìn hai người chằm chằm với ánh mắt lấp lánh, sợ bỏ sót điều gì.
Văn Đan Khê chớp thời cơ nói ngay: “Các vị đại nhân, người bệnh đã qua cơn nguy hiểm, ta cũng đã giao cho quân y tờ giấy ghi chép những việc phải làm, nếu không còn chuyện gì khác thì ta phải về đây.”
Thái độ của Mặt Thẹo tốt hơn lúc nãy rất nhiều, cười niềm nở đáp: “Ta gọi người đưa cô về ngay.”
Nói rồi hắn toan cất bước ra ngoài, lại bị Hồng đại hồ tử giành trước: “Đệ ở lại phòng canh chừng lão Tam, để ta tiễn Văn đại phu cho.”
Mặt Thẹo toét miệng cười gian xảo, nhanh nhảu tránh đường.
Văn Đan Khê chào tạm biệt hai người rồi cúi đầu theo Hồng đại hồ tử ra ngoài. Nhưng ánh mắt thiêu đốt đó vẫn cứ bám dính trên lưng cô.
Lúc Văn Đan Khê lên xe, một tiểu lâu la hối hả chạy tới giao cho cô một cái bọc nặng trịch, trong khi Văn Đan Khê còn đang ngây người thì Hồng đại hồ tử bỗng cười nói: “Cô nhận đi, đây là tiền xem bệnh.”
Văn Đan Khê cười cười, không từ chối mà tiện tay bỏ vào trong hầu bao của mình. Hồng đại hồ tử vẫn đích thân đánh ngựa ở đằng trước. So với lúc đầu thì hai người đã quen hơn hẳn.
Văn Đan Khê mở lời: “Hồng đại ca sự vụ bận rộn sao dám làm phiền, huynh cứ phái ai đó là được rồi.”
Hồng đại hồ tử cười cười đáp: “Có gì để bận chứ, dạo này rất thái bình, không có mã phỉ với Thát tử. Ta nhân tiện tản bộ một lát thôi.”
Mặc dù đường xá gồ ghề, nhưng Hồng đại hồ tử vẫn đánh xe vừa nhanh vừa vững.
Sau đó Hồng đại hồ tử im lặng giống như đang suy nghĩ điều gì, Văn Đan Khê rất biết điều không làm phiền hắn. Hai người im lặng suốt đường đi, rất nhanh đã tới cửa thôn Thanh Khê.
Xe ngựa vừa về tới cửa thôn, Văn Đan khê đã trông thấy Vương bà dắt theo Tuyết Trinh và Tuyết Tùng đang có vẻ mặt thấp thỏm chờ mong. Cả ba vừa nhác thấy cô thì tức thì mừng rỡ ra mặt, mỗi người một bên chạy ùa về phía cô. Văn Đan khê hấp tấp nhảy xuống xe đỡ Tuyết Trinh và Vương bà, mỉm cười kể sơ qua quá trình xem bệnh. Vương bà thở dài một hơi, khen ngợi vài câu, trong khi miệng còn lâm râm niệm Phật: “Bồ Tát phù hộ, về là tốt rồi, các hương thân đang lo cho cô lắm.”
Văn Đan Khê tiếp lời: “Cháu thấy chúng ta tin lầm tin đồn rồi, kỳ thật quân Phá Lỗ không đáng sợ như vậy đâu.”
Vương bà đáp: “Miệng đời vốn dĩ không thể tin mà.”
Sau khi Văn Đan Khê cáo từ Hồng đại hồ tử và Vương bà, thì dắt hai đứa nhỏ về nhà, nghỉ ngơi một lúc rồi bắt tay vào làm cơm.
Hai đứa bé tí nhưng cực kỳ hiểu chuyện, đứa này nhóm lửa đứa kia thì phụ nhặt rau. Văn Đan Khê ôn tồn khen hai đứa vài câu. Cứ thế, một nhà ba người hòa thuận vui vẻ, nói cười không ngớt.
Làm cơm xong, Văn Đan khê đang định gọi hai đứa vào ăn, thì đột nhiên ngoài cửa vang lên tiếng gõ: “Văn đại phu có ở nhà không?”
Văn Đan Khê đậy cái lồng chụp lại rồi cao giọng đáp: “Có nhà, là ai thế?”
Người gọi cửa chính là thợ săn Chu Năng trong thôn. Văn Đan Khê cho là y bị thương, ai ngờ tới lúc cô mở cửa ra thì thấy hóa ra bên cạnh Chu Năng có một người đàn ông khác, người này đang phụ y khiêng một người trên tấm ván gỗ.
Chu Năng dùng mu bàn tay lau mồ hôi rồi nói: “Văn đại phu cô xem giúp với, vị tiểu tẩu tử này chẳng biết sao lại té xỉu ở sau núi…”
Văn Đan Khê bước lên, thấy người nằm trên ván là một phụ nữ mặc váy lụa màu lam, siết chặt trong tay một bao vải, sắc mặt tái nhợt tối đen, khớp hàm ngậm chặt. Cô đưa tay lên mũi thăm dò, vẫn còn thở.
“Khiêng vào nhà mau lên.”
Hai người nghe vậy bèn nâng ván lên đặt vào chiếc giường con trong nhà chính.
Văn Đan Khê thăm hỏi: “Hai người thật nhiệt tình, mau ngồi xuống uống miếng nước đã. Vị tẩu tử này không có gì đáng ngại đâu.”
Chu Năng cười ngượng ngùng: “Không thấy thì thôi, đã thấy rồi thì sao làm ngơ thấy chết không cứu được chứ?”
“Ờ, Văn đại phu xem bệnh cho cô ta nhanh đi, hai ta ra ngoài trước.”
“Được rồi, hai người cứ về trước đi, khéo tẩu tử ở nhà lại sốt ruột. Còn cô ấy khi nào tỉnh lại, ta sẽ bảo Tuyết Tùng báo cho hai người một tiếng.”
Thế là hai người chắp tay cáo từ rồi ra về. Văn Đan Khê kéo cửa lại, cởi quần áo của người phụ nữ ra, dùng ngân châm đâm lên huyệt vị, rồi xoa bóp nhẹ nhàng cho cô ta một lát, hơi thở của cô ta mỗi lúc một điều hòa lại, có vẻ sắp tỉnh.
Văn Đan Khê đang hết sức tập trung châm cứu cho cô ta, ai ngờ người phụ nữ này bất ngờ hét lớn một tiếng rồi hất mạnh một phát, Văn Đan Khê chẳng chút đề phòng, giật lùi lại mấy bước rồi đặt phịch mông té ngồi xuống đất. Người phụ nữ mở choàng mắt ra, lườm cô bằng ánh mắt lạnh lùng. Cô ta trố mắt một lát rồi dần dịu lại, trên mặt hiện lên nét hổ thẹn, khàn giọng nói: “Xin lỗi, muội, ta…” Nói rồi trở người đứng dậy.
Văn Đan Khê đứng lên, bước tới trước giường nói: “Đại tỷ đã tỉnh rồi.”
Người phụ nữ khom lưng thi lễ với Văn Đan Khê: “Thật có lỗi, ta tưởng muội là…”
“Người không biết không có tội, tỷ tỷ không để bụng là được rồi.”
Người phụ nữ vẫn cứ cảm ơn mãi: “Cảm tạ ân cứu mạng của muội.”
Văn Đan Khê ngắt lời cô ta: “Tỷ tỷ cảm ơn nhầm người rồi, là Chu đại ca làm nghề săn bắt trong thôn và thân thích của y khiêng tỷ về. Còn muội là đại phu ở đây.”
Trên mặt người phụ nữ lộ ra ý cười cảm kích nói: “Cám ơn các người.”
Văn Đan Khê bảo Tuyết Tùng bưng cháo rau tới đặt lên chiếc bàn vuông cạnh giường, rồi thuận miệng hỏi: “Đại tỷ là người ở đâu? Tại sao lại đi một mình ở nơi hoang dã?”
Người phụ nữ nghe vậy thì mắt bỗng ươn ướt, nói với giọng nghẹn ngào: “Tiểu phụ nhân họ Lý, tên là Băng Nhạn, nhà chồng họ Vương. Vì ở quê nhà trộm cướp hoành hành liên miên, nên tiểu phụ nhân mới cùng cha mẹ chồng và tướng công tới Dịch Châu tị nạn, ai ngờ đâu trên đường lại đụng phải bọn cướp… Trừ ta ra thì người nhà đều bị bọn cướp tàn sát…”
Văn Đan Khê vội dịu giọng an ủi. Ở thời đại này, bi kịch như vậy xảy ra rất thường xuyên.
Hai người một thì nức nở kể lể một thì khuyên bảo an ủi. Qua một lúc lâu, Lý Băng Nhạn mới từ từ bình tĩnh lại, dùng tay áo lau nước mắt nói: “Để muội muội chê cười rồi, tuy việc này đã qua hơn một tháng, nhưng mỗi khi nhớ lại vẫn thấy lòng đau như cắt không kiềm nổi.”
Văn Đan Khê khuyên nhủ: “Tỷ tỷ nên nén đau buồn thì hơn. Thế thời ngày nay rối loạn, trong thiên hạ người gặp phải cảnh này đâu chỉ hai chúng ta.”
Nói rồi cô cũng khéo léo kể lại tình cảnh nhà mình với Lý Băng Nhạn. Vì hai người có cảnh ngộ giống nhau nên bất tri bất giác cũng xích lại gần nhau hơn. Cuối cùng dưới sự khuyên nhủ tận tình của Văn Đan Khê, Lý Băng Nhạn mới hớp non nửa bát cháo rau. Văn Đan Khê để cô ta nằm xuống nghỉ ngơi còn mình thì đi sắp xếp dược liệu.
Đêm đó Lý Băng Nhạn ở lại Văn gia. Sớm hôm sau, nương tử của Chu Năng là Triệu Thị tới Văn gia để hỏi thăm tin tức. Lý Băng Nhạn rất cảm kích ơn cứu mạng của Chu Năng nên cảm ơn rối rít, rồi kể lại câu chuyện hôm qua một lần nữa.
Những người phụ nữ đi theo Triệu thị bùi ngùi thổn thức, có người mềm lòng còn rơi nước mắt. Triệu thị niềm nở mời Lý Băng Nhạn về nhà mình, nhưng Văn Đan Khê lại vội vàng nói vào: “Chu tẩu, Lý tỷ tỷ nên ở nhà muội thì tiện hơn. Thứ nhất là tỷ ấy còn phải điều dưỡng, thứ hai là nhà của muội chỉ có một mình muội với hai đứa bé, tỷ ấy có thể bầu bạn với muội.”
Triệu thị vốn chỉ nói lời xã giao, giờ nghe Văn Đan Khê nói thế thì cũng xuôi theo chiều gió mà luôn miệng xưng phải.
Kể từ đó Lý Băng Nhạn trú lại Văn gia. Sức khỏe của cô mạnh rồi thì rời giường làm việc phụ Văn Đan Khê. Văn Đan Khê lặng lẽ quan sát cử chỉ của cô, nhận ra cử chỉ của cô rất lịch sự tao nhã, điệu bộ và hành động như một tiểu thư khuê các, cũng khá lạ lẫm với việc nhà và việc nhà nông. Song khả năng thêu thùa thì rất giỏi. Mỗi lần Lý Băng Nhạn có thời gian rảnh thì thường dạy cho hai đứa trẻ đọc sách viết chữ. Từ khi cô tới đây, Văn Đan Khê cũng thoải mái hơn nhiều, hai cô gái gắn bó làm bạn với nhau. Lúc Văn Đan Khê xem bệnh thì việc nhà cũng có người lo.
Người dân ở thôn Thanh Khê dần dần đón nhận người phụ nữ có tướng mạo thanh tú và tính tình điềm đạm này, thỉnh thoảng có vài người phụ nữ tới Văn Gia để tìm cô nói chuyện. Và rất nhanh sau đó, cảnh ngộ của Lý Băng Nhạn đã lan khắp thôn làng, nhà nhà đều biết, và cũng đồng cảm hơn với người phụ nữ này. Thêm mấy ngày trôi qua, Văn Đan Khê dẫn Lý Băng Nhạn tới tìm Lý Chính, để Lý Băng Nhạn chính thức ngụ lại trong thôn Thanh Khê. Hai tỷ muội khá hợp nhau, dù không dư giả nhưng mỗi ngày trôi qua vẫn khá thú vị.
Trước đây Văn gia cũng có vài mẫu ruộng, nhưng Văn Đan Nghĩa bận hành nghề y, nên cho Lý Đại Đầu mướn để lấy tiền thuê hàng năm. Văn Đan Khê cũng biết việc trồng trọt khổ cực vô cùng, nên hiện tại cũng không muốn lấy lại đất. Cô dự định khai khẩn nửa mẫu đất sau nhà để dự trữ vài loại rau cải. Mỗi lúc không có bệnh nhân tới nhà, Văn Đan Khê và Lý Băng Nhạn cùng nhau cầm cuốc để đào xới khai hoang, hai đứa trẻ cũng không chơi đùa mà lẽo đẽo theo sau hai người lớn như hai cái đuôi nhỏ, giúp bứt cỏ và nhặt đá cuội.
Lý Băng Nhạn nhìn bờ tường nói: “Đan Khê muội, bờ tường nhà muội quá thấp, phải cao hơn một chút thì tốt rồi, hay là nuôi thêm một con chó giữ nhà, có động tĩnh gì cũng dễ biết hơn nhiều.”
Văn Đan Khê gật đầu: “Muội cũng nghĩ vậy, nhưng dạo này vẫn còn bận nên chưa lo được.”
Lý Băng Nhạn thở dài: “Chuyện gì cũng nên cẩn thận thì hơn, nhất là nhà của một cô nương dắt theo hai đứa nhỏ.”
Văn Đan Khê nhìn Lý Băng Nhạn, sống chung với nhau lâu dần cô mới phát hiện tỷ ấy rất cảnh giác, mỗi đêm trước khi đi ngủ đều kiểm tra sân một lần. Cửa nhà cài then rồi nhưng vẫn chưa an tâm, còn đặt thêm một thùng nước ở cạnh cửa. Dưới gối thì kê thêm một con dao bếp. Văn Đan Khê dần dần cảm thấy chuyện mà tỷ ấy trải qua không đơn giản như đã kể. Nhưng ai mà chẳng có bí mật chứ, nếu đối phương không muốn nói, thì cô sẽ không gặng hỏi. Hơn nữa cô cũng thấy Lý Băng Nhạn cư xử với mình và hai đứa trẻ rất thật lòng, nhiêu đó là đủ rồi.
Lý Băng Nhạn nhận ra trong mắt Văn Đan Khê ánh lên vẻ nghi hoặc, bất giác cúi đầu, nói với vẻ muốn che đậy điều gì: “Không thì chúng ta mời mấy người làm công tới đây xây lại tường nhé.”
Văn Đan Khê vội vã dời mắt, cười khẽ đáp: “Ừ, chờ các hương thân rỗi hơn muội sẽ đi hỏi.”
Hai người nói xong lại bắt đầu xới đất giẫy cỏ. Đúng lúc này bỗng nghe có người gõ cửa. Tuyết Tùng và Tuyết Trinh giành nhau ra mở.
Văn Đan Khê cho là có người tới khám bệnh bèn đặt cuốc xuống đi ra ngoài viện.
Ngoài cửa là một nam tử mặc thanh y xa lạ. Văn Đan Khê ngẫm lại một lát, thấy người này không giống người trong thôn nên bèn khách sáo hỏi: “Đây là Văn gia, xin hỏi công tử cần gì?”
Nam tử thanh y cau mày, lạnh nhạt đánh giá Văn Đan Khê. Trên mặt còn để lộ vẻ không tình nguyện hạ mình.
Lúc này Tuyết Tùng kéo nhẹ áo Văn Đan Khê, nhỏ giọng nhắc: “Cô cô, huynh ấy là Chu cô… a, Chu gia.”
Văn Đan Khê nghe vậy thì sực nhớ ra Văn Đan khê còn có một vị hôn phu đã từ hôn. Nhưng đối phương đã từ hôn rồi thì tới đây làm gì chứ?
“Đại ca, vị này chính là Văn đại phu. Huynh đừng thấy cô ấy còn nhỏ mà lầm, thật ra y thuật khó lường lắm, cô ấy còn dám rạch bụng của Tam ca một nhát ngọt xớt, cắt phăng ruột thối, rồi vút một phát là khâu lại liền … Hề hề.” Mặt Thẹo nói rồi nhìn sang Văn Đan Khê với ánh mắt hả hê vinh quang.
Trần Tín tiện thể dời mắt qua, quan sát Văn Đan Khê một lát với vẻ thờ ơ. Văn Đan Khê nói vài câu khiêm tốn, mỉm cười gật đầu chào hỏi. Trần Tín có hơi bất đắc dĩ đành gượng gạo nhếch môi, gật đầu với cô một cách máy móc coi như đáp lễ. Trong khi mọi người thì nhìn hai người chằm chằm với ánh mắt lấp lánh, sợ bỏ sót điều gì.
Văn Đan Khê chớp thời cơ nói ngay: “Các vị đại nhân, người bệnh đã qua cơn nguy hiểm, ta cũng đã giao cho quân y tờ giấy ghi chép những việc phải làm, nếu không còn chuyện gì khác thì ta phải về đây.”
Thái độ của Mặt Thẹo tốt hơn lúc nãy rất nhiều, cười niềm nở đáp: “Ta gọi người đưa cô về ngay.”
Nói rồi hắn toan cất bước ra ngoài, lại bị Hồng đại hồ tử giành trước: “Đệ ở lại phòng canh chừng lão Tam, để ta tiễn Văn đại phu cho.”
Mặt Thẹo toét miệng cười gian xảo, nhanh nhảu tránh đường.
Văn Đan Khê chào tạm biệt hai người rồi cúi đầu theo Hồng đại hồ tử ra ngoài. Nhưng ánh mắt thiêu đốt đó vẫn cứ bám dính trên lưng cô.
Lúc Văn Đan Khê lên xe, một tiểu lâu la hối hả chạy tới giao cho cô một cái bọc nặng trịch, trong khi Văn Đan Khê còn đang ngây người thì Hồng đại hồ tử bỗng cười nói: “Cô nhận đi, đây là tiền xem bệnh.”
Văn Đan Khê cười cười, không từ chối mà tiện tay bỏ vào trong hầu bao của mình. Hồng đại hồ tử vẫn đích thân đánh ngựa ở đằng trước. So với lúc đầu thì hai người đã quen hơn hẳn.
Văn Đan Khê mở lời: “Hồng đại ca sự vụ bận rộn sao dám làm phiền, huynh cứ phái ai đó là được rồi.”
Hồng đại hồ tử cười cười đáp: “Có gì để bận chứ, dạo này rất thái bình, không có mã phỉ với Thát tử. Ta nhân tiện tản bộ một lát thôi.”
Mặc dù đường xá gồ ghề, nhưng Hồng đại hồ tử vẫn đánh xe vừa nhanh vừa vững.
Sau đó Hồng đại hồ tử im lặng giống như đang suy nghĩ điều gì, Văn Đan Khê rất biết điều không làm phiền hắn. Hai người im lặng suốt đường đi, rất nhanh đã tới cửa thôn Thanh Khê.
Xe ngựa vừa về tới cửa thôn, Văn Đan khê đã trông thấy Vương bà dắt theo Tuyết Trinh và Tuyết Tùng đang có vẻ mặt thấp thỏm chờ mong. Cả ba vừa nhác thấy cô thì tức thì mừng rỡ ra mặt, mỗi người một bên chạy ùa về phía cô. Văn Đan khê hấp tấp nhảy xuống xe đỡ Tuyết Trinh và Vương bà, mỉm cười kể sơ qua quá trình xem bệnh. Vương bà thở dài một hơi, khen ngợi vài câu, trong khi miệng còn lâm râm niệm Phật: “Bồ Tát phù hộ, về là tốt rồi, các hương thân đang lo cho cô lắm.”
Văn Đan Khê tiếp lời: “Cháu thấy chúng ta tin lầm tin đồn rồi, kỳ thật quân Phá Lỗ không đáng sợ như vậy đâu.”
Vương bà đáp: “Miệng đời vốn dĩ không thể tin mà.”
Sau khi Văn Đan Khê cáo từ Hồng đại hồ tử và Vương bà, thì dắt hai đứa nhỏ về nhà, nghỉ ngơi một lúc rồi bắt tay vào làm cơm.
Hai đứa bé tí nhưng cực kỳ hiểu chuyện, đứa này nhóm lửa đứa kia thì phụ nhặt rau. Văn Đan Khê ôn tồn khen hai đứa vài câu. Cứ thế, một nhà ba người hòa thuận vui vẻ, nói cười không ngớt.
Làm cơm xong, Văn Đan khê đang định gọi hai đứa vào ăn, thì đột nhiên ngoài cửa vang lên tiếng gõ: “Văn đại phu có ở nhà không?”
Văn Đan Khê đậy cái lồng chụp lại rồi cao giọng đáp: “Có nhà, là ai thế?”
Người gọi cửa chính là thợ săn Chu Năng trong thôn. Văn Đan Khê cho là y bị thương, ai ngờ tới lúc cô mở cửa ra thì thấy hóa ra bên cạnh Chu Năng có một người đàn ông khác, người này đang phụ y khiêng một người trên tấm ván gỗ.
Chu Năng dùng mu bàn tay lau mồ hôi rồi nói: “Văn đại phu cô xem giúp với, vị tiểu tẩu tử này chẳng biết sao lại té xỉu ở sau núi…”
Văn Đan Khê bước lên, thấy người nằm trên ván là một phụ nữ mặc váy lụa màu lam, siết chặt trong tay một bao vải, sắc mặt tái nhợt tối đen, khớp hàm ngậm chặt. Cô đưa tay lên mũi thăm dò, vẫn còn thở.
“Khiêng vào nhà mau lên.”
Hai người nghe vậy bèn nâng ván lên đặt vào chiếc giường con trong nhà chính.
Văn Đan Khê thăm hỏi: “Hai người thật nhiệt tình, mau ngồi xuống uống miếng nước đã. Vị tẩu tử này không có gì đáng ngại đâu.”
Chu Năng cười ngượng ngùng: “Không thấy thì thôi, đã thấy rồi thì sao làm ngơ thấy chết không cứu được chứ?”
“Ờ, Văn đại phu xem bệnh cho cô ta nhanh đi, hai ta ra ngoài trước.”
“Được rồi, hai người cứ về trước đi, khéo tẩu tử ở nhà lại sốt ruột. Còn cô ấy khi nào tỉnh lại, ta sẽ bảo Tuyết Tùng báo cho hai người một tiếng.”
Thế là hai người chắp tay cáo từ rồi ra về. Văn Đan Khê kéo cửa lại, cởi quần áo của người phụ nữ ra, dùng ngân châm đâm lên huyệt vị, rồi xoa bóp nhẹ nhàng cho cô ta một lát, hơi thở của cô ta mỗi lúc một điều hòa lại, có vẻ sắp tỉnh.
Văn Đan Khê đang hết sức tập trung châm cứu cho cô ta, ai ngờ người phụ nữ này bất ngờ hét lớn một tiếng rồi hất mạnh một phát, Văn Đan Khê chẳng chút đề phòng, giật lùi lại mấy bước rồi đặt phịch mông té ngồi xuống đất. Người phụ nữ mở choàng mắt ra, lườm cô bằng ánh mắt lạnh lùng. Cô ta trố mắt một lát rồi dần dịu lại, trên mặt hiện lên nét hổ thẹn, khàn giọng nói: “Xin lỗi, muội, ta…” Nói rồi trở người đứng dậy.
Văn Đan Khê đứng lên, bước tới trước giường nói: “Đại tỷ đã tỉnh rồi.”
Người phụ nữ khom lưng thi lễ với Văn Đan Khê: “Thật có lỗi, ta tưởng muội là…”
“Người không biết không có tội, tỷ tỷ không để bụng là được rồi.”
Người phụ nữ vẫn cứ cảm ơn mãi: “Cảm tạ ân cứu mạng của muội.”
Văn Đan Khê ngắt lời cô ta: “Tỷ tỷ cảm ơn nhầm người rồi, là Chu đại ca làm nghề săn bắt trong thôn và thân thích của y khiêng tỷ về. Còn muội là đại phu ở đây.”
Trên mặt người phụ nữ lộ ra ý cười cảm kích nói: “Cám ơn các người.”
Văn Đan Khê bảo Tuyết Tùng bưng cháo rau tới đặt lên chiếc bàn vuông cạnh giường, rồi thuận miệng hỏi: “Đại tỷ là người ở đâu? Tại sao lại đi một mình ở nơi hoang dã?”
Người phụ nữ nghe vậy thì mắt bỗng ươn ướt, nói với giọng nghẹn ngào: “Tiểu phụ nhân họ Lý, tên là Băng Nhạn, nhà chồng họ Vương. Vì ở quê nhà trộm cướp hoành hành liên miên, nên tiểu phụ nhân mới cùng cha mẹ chồng và tướng công tới Dịch Châu tị nạn, ai ngờ đâu trên đường lại đụng phải bọn cướp… Trừ ta ra thì người nhà đều bị bọn cướp tàn sát…”
Văn Đan Khê vội dịu giọng an ủi. Ở thời đại này, bi kịch như vậy xảy ra rất thường xuyên.
Hai người một thì nức nở kể lể một thì khuyên bảo an ủi. Qua một lúc lâu, Lý Băng Nhạn mới từ từ bình tĩnh lại, dùng tay áo lau nước mắt nói: “Để muội muội chê cười rồi, tuy việc này đã qua hơn một tháng, nhưng mỗi khi nhớ lại vẫn thấy lòng đau như cắt không kiềm nổi.”
Văn Đan Khê khuyên nhủ: “Tỷ tỷ nên nén đau buồn thì hơn. Thế thời ngày nay rối loạn, trong thiên hạ người gặp phải cảnh này đâu chỉ hai chúng ta.”
Nói rồi cô cũng khéo léo kể lại tình cảnh nhà mình với Lý Băng Nhạn. Vì hai người có cảnh ngộ giống nhau nên bất tri bất giác cũng xích lại gần nhau hơn. Cuối cùng dưới sự khuyên nhủ tận tình của Văn Đan Khê, Lý Băng Nhạn mới hớp non nửa bát cháo rau. Văn Đan Khê để cô ta nằm xuống nghỉ ngơi còn mình thì đi sắp xếp dược liệu.
Đêm đó Lý Băng Nhạn ở lại Văn gia. Sớm hôm sau, nương tử của Chu Năng là Triệu Thị tới Văn gia để hỏi thăm tin tức. Lý Băng Nhạn rất cảm kích ơn cứu mạng của Chu Năng nên cảm ơn rối rít, rồi kể lại câu chuyện hôm qua một lần nữa.
Những người phụ nữ đi theo Triệu thị bùi ngùi thổn thức, có người mềm lòng còn rơi nước mắt. Triệu thị niềm nở mời Lý Băng Nhạn về nhà mình, nhưng Văn Đan Khê lại vội vàng nói vào: “Chu tẩu, Lý tỷ tỷ nên ở nhà muội thì tiện hơn. Thứ nhất là tỷ ấy còn phải điều dưỡng, thứ hai là nhà của muội chỉ có một mình muội với hai đứa bé, tỷ ấy có thể bầu bạn với muội.”
Triệu thị vốn chỉ nói lời xã giao, giờ nghe Văn Đan Khê nói thế thì cũng xuôi theo chiều gió mà luôn miệng xưng phải.
Kể từ đó Lý Băng Nhạn trú lại Văn gia. Sức khỏe của cô mạnh rồi thì rời giường làm việc phụ Văn Đan Khê. Văn Đan Khê lặng lẽ quan sát cử chỉ của cô, nhận ra cử chỉ của cô rất lịch sự tao nhã, điệu bộ và hành động như một tiểu thư khuê các, cũng khá lạ lẫm với việc nhà và việc nhà nông. Song khả năng thêu thùa thì rất giỏi. Mỗi lần Lý Băng Nhạn có thời gian rảnh thì thường dạy cho hai đứa trẻ đọc sách viết chữ. Từ khi cô tới đây, Văn Đan Khê cũng thoải mái hơn nhiều, hai cô gái gắn bó làm bạn với nhau. Lúc Văn Đan Khê xem bệnh thì việc nhà cũng có người lo.
Người dân ở thôn Thanh Khê dần dần đón nhận người phụ nữ có tướng mạo thanh tú và tính tình điềm đạm này, thỉnh thoảng có vài người phụ nữ tới Văn Gia để tìm cô nói chuyện. Và rất nhanh sau đó, cảnh ngộ của Lý Băng Nhạn đã lan khắp thôn làng, nhà nhà đều biết, và cũng đồng cảm hơn với người phụ nữ này. Thêm mấy ngày trôi qua, Văn Đan Khê dẫn Lý Băng Nhạn tới tìm Lý Chính, để Lý Băng Nhạn chính thức ngụ lại trong thôn Thanh Khê. Hai tỷ muội khá hợp nhau, dù không dư giả nhưng mỗi ngày trôi qua vẫn khá thú vị.
Trước đây Văn gia cũng có vài mẫu ruộng, nhưng Văn Đan Nghĩa bận hành nghề y, nên cho Lý Đại Đầu mướn để lấy tiền thuê hàng năm. Văn Đan Khê cũng biết việc trồng trọt khổ cực vô cùng, nên hiện tại cũng không muốn lấy lại đất. Cô dự định khai khẩn nửa mẫu đất sau nhà để dự trữ vài loại rau cải. Mỗi lúc không có bệnh nhân tới nhà, Văn Đan Khê và Lý Băng Nhạn cùng nhau cầm cuốc để đào xới khai hoang, hai đứa trẻ cũng không chơi đùa mà lẽo đẽo theo sau hai người lớn như hai cái đuôi nhỏ, giúp bứt cỏ và nhặt đá cuội.
Lý Băng Nhạn nhìn bờ tường nói: “Đan Khê muội, bờ tường nhà muội quá thấp, phải cao hơn một chút thì tốt rồi, hay là nuôi thêm một con chó giữ nhà, có động tĩnh gì cũng dễ biết hơn nhiều.”
Văn Đan Khê gật đầu: “Muội cũng nghĩ vậy, nhưng dạo này vẫn còn bận nên chưa lo được.”
Lý Băng Nhạn thở dài: “Chuyện gì cũng nên cẩn thận thì hơn, nhất là nhà của một cô nương dắt theo hai đứa nhỏ.”
Văn Đan Khê nhìn Lý Băng Nhạn, sống chung với nhau lâu dần cô mới phát hiện tỷ ấy rất cảnh giác, mỗi đêm trước khi đi ngủ đều kiểm tra sân một lần. Cửa nhà cài then rồi nhưng vẫn chưa an tâm, còn đặt thêm một thùng nước ở cạnh cửa. Dưới gối thì kê thêm một con dao bếp. Văn Đan Khê dần dần cảm thấy chuyện mà tỷ ấy trải qua không đơn giản như đã kể. Nhưng ai mà chẳng có bí mật chứ, nếu đối phương không muốn nói, thì cô sẽ không gặng hỏi. Hơn nữa cô cũng thấy Lý Băng Nhạn cư xử với mình và hai đứa trẻ rất thật lòng, nhiêu đó là đủ rồi.
Lý Băng Nhạn nhận ra trong mắt Văn Đan Khê ánh lên vẻ nghi hoặc, bất giác cúi đầu, nói với vẻ muốn che đậy điều gì: “Không thì chúng ta mời mấy người làm công tới đây xây lại tường nhé.”
Văn Đan Khê vội vã dời mắt, cười khẽ đáp: “Ừ, chờ các hương thân rỗi hơn muội sẽ đi hỏi.”
Hai người nói xong lại bắt đầu xới đất giẫy cỏ. Đúng lúc này bỗng nghe có người gõ cửa. Tuyết Tùng và Tuyết Trinh giành nhau ra mở.
Văn Đan Khê cho là có người tới khám bệnh bèn đặt cuốc xuống đi ra ngoài viện.
Ngoài cửa là một nam tử mặc thanh y xa lạ. Văn Đan Khê ngẫm lại một lát, thấy người này không giống người trong thôn nên bèn khách sáo hỏi: “Đây là Văn gia, xin hỏi công tử cần gì?”
Nam tử thanh y cau mày, lạnh nhạt đánh giá Văn Đan Khê. Trên mặt còn để lộ vẻ không tình nguyện hạ mình.
Lúc này Tuyết Tùng kéo nhẹ áo Văn Đan Khê, nhỏ giọng nhắc: “Cô cô, huynh ấy là Chu cô… a, Chu gia.”
Văn Đan Khê nghe vậy thì sực nhớ ra Văn Đan khê còn có một vị hôn phu đã từ hôn. Nhưng đối phương đã từ hôn rồi thì tới đây làm gì chứ?
Tác giả :
Triệu Dân