Nữ Phụ Phản Diện, Cô Có Độc
Chương 219: Đô đốc, biểu muội có độc (13)
“Không biết viết thì vẽ theo, bao giờ vẽ xong mới được đặt chân tới viện của ta!” - Đường Hoan đáp.
Hiên Viên Võ cầm sách, mấp máy môi như muốn nói gì đó nhưng cuối cùng, anh cũng chẳng nói lên lời.
Anh khiến Quận chúa tức giận, nên bất kể thế nào cũng phải vẽ bằng được những ký tự như nòng nọc này, nếu không, Quận chúa sẽ không để ý tới anh, cũng không cho phép anh tới viện của cô nữa.
Nghĩ vậy, không rõ vì sao, Hiên Viên Võ cảm thấy tủi thân vô cùng.
Đối với một người đàn ông thô kệch chỉ biết giơ đao múa kiếm, cầm bút là run tay thì “vẽ chữ” theo mẫu cũng đâu phải chuyện dễ dàng.
Sau khi về viện của mình, Hiên Viên Võ bắt đầu nắm bút vẽ chữ, trên giấy Tuyên Thành ngập tràn nét mực nhưng lại chẳng có lấy một chữ giống mẫu.
Chừng mười ngày sau, bà vú giáo dưỡng cho rằng tiểu Quận chúa nhà mình đã quên mất tên Hiên Viên Võ thô kệch kia rồi, đâu ngờ, tiểu Quận chúa lại đột ngột mở miệng hỏi: “Gần đây, Hiên Viên Võ đang làm gì?”
Mười ngày rồi, chẳng lẽ còn chưa vẽ xong?
Bà vú trả lời: “Nghe nói, hắn nhốt mình trong phòng, cả ngày chỉ ăn một chiếc màn thầu, hạ nhân trong viện hắn đều nói hắn điên rồi, chẳng biết giờ đã chết đói chưa nữa.”
Đường Hoan: “......” Thật đúng là… Chỉ biết làm người khác lo lắng.
“Dẫn ta đi xem.” Lúc đó, Đường Hoan tức giận là vì Hiên Viên Võ quá ngốc nghếch, giờ bình tĩnh hơn, cô cũng biết, bắt một chàng ngốc học chữ đọc sách đàng hoàng là chuyện không thể vội vàng được.
“Tiểu Quận chúa, viện của kẻ thô kệch như vậy, sao ngài có thể hu tôn hàng quý[1] mà tới được ạ!” - Bà vú khuyên can.
Đường Hoan híp mắt: “Tống ma ma, người nhiều tuổi lải nhải quá nhiều sẽ khiến người ta chán ghét, ma ma là người thông minh, chắc sẽ hiểu ý ta đúng không?”
Trên trán bà vú Tống nổi lên một lớp mồ hôi mỏng, tính tình của tiểu Quận chúa nhà bà càng lúc càng kỳ quặc.
Viện của Hiên Viên Võ là nơi hẻo lánh nhất phủ Trung Dũng hầu. Nơi này khá trũng, chỉ cần có mưa lớn là đọng nước. Chính vì vậy, quanh năm suốt tháng, nơi này đều có một mùi ẩm mốc khó tả.
Đường Hoan vừa bước tới cổng viện đã bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Tôi tớ trong viện vô cùng lười biếng. Dù sao thì Hiên Viên Võ cũng chỉ là đứa con của vợ lẽ không được sủng ái, hơn nữa, suy nghĩ của anh còn “thẳng” đến mức không biết chuyển hướng, lươn lẹo, ai sẽ tận tâm tận lực vì anh chứ? Hàng ngày, trừ mang ba bữa cơm đúng giờ cho anh, tôi tớ thường tụ tập nói chuyện phiếm hoặc đi sang viện khác chơi, không thì lấy cớ ra khỏi phủ.
Kiêu ngạo ghê cơ!
“Các ngươi canh ở đây, ta vào xem.” - Đường Hoan dặn bà vú và nha hoàn đi theo.
Bà vú Tống định nói gì đó nhưng vì sợ uy áp của cô nên không dám lên tiếng.
Một mình đi qua sân viện, Đương Hoan tới thẳng phòng Hiên Viên Võ. Cô gõ cửa, không ai trả lời, sau đó, cô tự đẩy cửa đi vào. Bên trong, giấy hỏng dính mực bị ném đầy đất, người đàn ông cao lớn ngồi bên án thư[2], tập trung nắm bút, anh nhìn chằm chằm đầu bút, định tiếp tục vẽ chữ, Đường Hoan đẩy cửa đi vào mà anh cũng chẳng để ý.
[1]hu tôn hàng quý: người có địa vị cao lại đầu hàng, cúi đầu, nhân nhượng, trước người có địa vị thấp hơn.
[2]án thư: bàn hẹp và dài kiểu cổ, thời xưa dùng để đọc sách và viết chữ.
Hiên Viên Võ cầm sách, mấp máy môi như muốn nói gì đó nhưng cuối cùng, anh cũng chẳng nói lên lời.
Anh khiến Quận chúa tức giận, nên bất kể thế nào cũng phải vẽ bằng được những ký tự như nòng nọc này, nếu không, Quận chúa sẽ không để ý tới anh, cũng không cho phép anh tới viện của cô nữa.
Nghĩ vậy, không rõ vì sao, Hiên Viên Võ cảm thấy tủi thân vô cùng.
Đối với một người đàn ông thô kệch chỉ biết giơ đao múa kiếm, cầm bút là run tay thì “vẽ chữ” theo mẫu cũng đâu phải chuyện dễ dàng.
Sau khi về viện của mình, Hiên Viên Võ bắt đầu nắm bút vẽ chữ, trên giấy Tuyên Thành ngập tràn nét mực nhưng lại chẳng có lấy một chữ giống mẫu.
Chừng mười ngày sau, bà vú giáo dưỡng cho rằng tiểu Quận chúa nhà mình đã quên mất tên Hiên Viên Võ thô kệch kia rồi, đâu ngờ, tiểu Quận chúa lại đột ngột mở miệng hỏi: “Gần đây, Hiên Viên Võ đang làm gì?”
Mười ngày rồi, chẳng lẽ còn chưa vẽ xong?
Bà vú trả lời: “Nghe nói, hắn nhốt mình trong phòng, cả ngày chỉ ăn một chiếc màn thầu, hạ nhân trong viện hắn đều nói hắn điên rồi, chẳng biết giờ đã chết đói chưa nữa.”
Đường Hoan: “......” Thật đúng là… Chỉ biết làm người khác lo lắng.
“Dẫn ta đi xem.” Lúc đó, Đường Hoan tức giận là vì Hiên Viên Võ quá ngốc nghếch, giờ bình tĩnh hơn, cô cũng biết, bắt một chàng ngốc học chữ đọc sách đàng hoàng là chuyện không thể vội vàng được.
“Tiểu Quận chúa, viện của kẻ thô kệch như vậy, sao ngài có thể hu tôn hàng quý[1] mà tới được ạ!” - Bà vú khuyên can.
Đường Hoan híp mắt: “Tống ma ma, người nhiều tuổi lải nhải quá nhiều sẽ khiến người ta chán ghét, ma ma là người thông minh, chắc sẽ hiểu ý ta đúng không?”
Trên trán bà vú Tống nổi lên một lớp mồ hôi mỏng, tính tình của tiểu Quận chúa nhà bà càng lúc càng kỳ quặc.
Viện của Hiên Viên Võ là nơi hẻo lánh nhất phủ Trung Dũng hầu. Nơi này khá trũng, chỉ cần có mưa lớn là đọng nước. Chính vì vậy, quanh năm suốt tháng, nơi này đều có một mùi ẩm mốc khó tả.
Đường Hoan vừa bước tới cổng viện đã bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Tôi tớ trong viện vô cùng lười biếng. Dù sao thì Hiên Viên Võ cũng chỉ là đứa con của vợ lẽ không được sủng ái, hơn nữa, suy nghĩ của anh còn “thẳng” đến mức không biết chuyển hướng, lươn lẹo, ai sẽ tận tâm tận lực vì anh chứ? Hàng ngày, trừ mang ba bữa cơm đúng giờ cho anh, tôi tớ thường tụ tập nói chuyện phiếm hoặc đi sang viện khác chơi, không thì lấy cớ ra khỏi phủ.
Kiêu ngạo ghê cơ!
“Các ngươi canh ở đây, ta vào xem.” - Đường Hoan dặn bà vú và nha hoàn đi theo.
Bà vú Tống định nói gì đó nhưng vì sợ uy áp của cô nên không dám lên tiếng.
Một mình đi qua sân viện, Đương Hoan tới thẳng phòng Hiên Viên Võ. Cô gõ cửa, không ai trả lời, sau đó, cô tự đẩy cửa đi vào. Bên trong, giấy hỏng dính mực bị ném đầy đất, người đàn ông cao lớn ngồi bên án thư[2], tập trung nắm bút, anh nhìn chằm chằm đầu bút, định tiếp tục vẽ chữ, Đường Hoan đẩy cửa đi vào mà anh cũng chẳng để ý.
[1]hu tôn hàng quý: người có địa vị cao lại đầu hàng, cúi đầu, nhân nhượng, trước người có địa vị thấp hơn.
[2]án thư: bàn hẹp và dài kiểu cổ, thời xưa dùng để đọc sách và viết chữ.
Tác giả :
Long Cửu Gia