Nữ Hoàng Giải Trí
Chương 20: “Thanh Khê”
Nam chính MV sẽ do bản thân Lam Tần thủ vai luôn. Ngoại hình của anh ta xuất chúng, có giọng ca trời phú, lại được công ty quản lý cực kỳ nâng đỡ, chỉ hai năm sau khi ra mắt đã được tôn sùng là tiểu thiên vương, diễn xuất cũng từng được khen ngợi, nữ diễn viên muốn đoạt được vai diễn vào tay, đóng cặp với anh ta không phải là ít.
Ca khúc lần này nghe nói do chính anh ta sáng tác, lại đầu tư cực lớn, sẽ là ca khúc chính trong album sắp ra mắt. Bởi vậy anh ta vô cùng tỉ mỉ, đích thân đến buổi thử vai cùng đạo diễn, một bộ tư thế nếu không tìm được người hôm nay thì sẽ kéo đến khi tìm được thì thôi.
Vào phòng thử vai đã qua mấy lượt người, mỗi lượt gọi năm người, đến khi Phượng Sơ được gọi, là lượt thứ sáu, không sớm, cũng không muộn. Trong năm người này, Phượng Sơ cũng là người sẽ lên đầu tiên.
Nhìn thấy Phượng Sơ, đạo diễn Lâm Hữu Quốc có chút giật mình, trên người cô có loại khí chất không thể diễn tả bằng lời, rất hấp dẫn người khác. Hơn nữa dung mạo vô cùng xinh đẹp, không đúng, dùng từ xinh đẹp cũng quá thô thiển rồi, dáng người uyển chuyển, gương mặt thanh lệ thoát tục, nếu thay đổi một bộ váy nhạt màu, sẽ càng phóng đại khí chất xuất trần của cô, đúng là tiên nữ hạ phàm.
Nhưng y phục đỏ rực lại phủ lên cô khói lửa nhân gian, kiêu kỳ cao quý, lại có một vẻ đẹp khác hoàn toàn. Nhưng thực sự rất phù hợp với hình tượng nhân vật ông đang tìm kiếm, tiểu thư nhà quan lớn thanh cao khí phái, lại có vài phân cảnh cần bộc lộ thanh thuần nho nhã.
Ông nhìn sang Lam Tần ở bên cạnh, tinh mắt thấy cậu ta hơi siết chặt cây bút cầm trong tay, dù đeo kính râm không nhìn rõ biểu cảm ông cũng có thể đoán trong lòng cậu ta đang nghĩ gì, cũng như ông, cảm thấy cô gái này vô cùng phù hợp hình tượng nhân vật mà bọn họ đã xây dựng.
Lâm Hữu Quốc liếc nhanh đôi bàn tay nõn nà từng ngón búp măng thon dài lại càng hài lòng hơn nữa, nếu kỹ thuật diễn không có vấn đề, lại biết hát nữa thì quá tuyệt vời rồi. Ông lật lại hồ sơ của Phượng Sơ, nhìn rõ ràng trong mục năng khiếu có ghi ca hát, liền vô cùng vui vẻ.
Sau khi hỏi qua loa vài câu, nghe được giọng nói trong trẻo truyền cảm của cô, liền gật đầu với Lam Tần, khoanh một dấu đỏ tròn xoe trên bảng danh sách đến thử vai. Trên danh sách, mới chỉ có chưa đến mười dấu đỏ.
- Chúc mừng cô, Phượng Sơ. Mời cô theo hướng dẫn của nhân viên đi sang phòng bên cạnh chờ kiểm tra giai đoạn hai.
Phượng Sơ gật đầu, nói cảm ơn sau đó theo sau nhân viên ông vừa chỉ, ra khỏi cửa, đi sang căn phòng bên cạnh. Thôi Tinh Hà và chuyên viên trang điểm đứng chờ bên ngoài trông thấy cô đi ra, liền vội vàng bước tới hỏi thăm.
- Sao rồi?
Cũng không phải Thôi Tinh Hà không có chút lòng tin nào với Phượng Sơ, mà là từ nãy khi bọn họ còn ở ngoài chờ đến lượt, quá nửa số người đã trượt ngay từ vòng đầu tiên.
- Bây giờ sang phòng tiếp theo chờ tiếp tục giai đoạn hai.
- Yeah…
Trợ lý Chung Hân lần trước bị Thôi Tinh Hà nhắc nhở không nên tự khen người nhà chốn đông người, khiến cả buổi hôm nay chỉ dám ngồi im bên cạnh không mở miệng, lúc này không nhịn được mà reo lên.
Phòng thứ hai không hạn chế nghệ sĩ mang theo trợ lý, bốn người liền rồng rắn kéo nhau đi vào. Bên trong đã có không ít người, có người ngồi một mình một góc, có người cũng giống cô, ba bốn người vây quanh.
Bọn họ được phát một tờ nhạc phổ, một máy nghe nhạc bỏ túi và tai nghe, mấy nghệ sĩ đến trước cô cũng đang nhét tai nghe lim dim ngồi, thỉnh thoảng hát nho nhỏ trong cổ họng.
Nếu hỏi vì sao Lam Tần lại làm cho mọi việc phức tạp lên như thế, sao không tìm một nữ ca sĩ song ca riêng, còn đóng MV một người riêng? Thân là một vị đế vương theo chủ nghĩa hoàn mĩ, Phượng Sơ cũng hơi hiểu suy nghĩ của anh ta. Chỉ là cảm thấy làm như vậy không đủ hoàn hảo mà thôi.
Phượng Sơ cắm tai nghe, nghe một lượt toàn bộ ca khúc mới của Lam Tần. Là một bài song ca, trong bản thu tạm thời Lam Tần hát luôn cả phần nữ, nghe đi nghe lại vài lần Phượng Sơ liền thuộc giai điệu và lời. Lúc này mới chú ý tới nhạc phổ. Có một đoạn nhạc phổ hơi kỳ lạ, hình như là nhạc phổ cho nhạc cụ bộ dây gảy, khá giống nhạc phổ cho cổ tranh mà cô tìm kiếm hôm trước.
Phượng Sơ ngẩng đầu nhìn quanh một vòng xem có ai chú ý đến điều này không, nhưng tất cả đều đang lẩm nhẩm hát theo nhạc, không có gì bất thường, nhưng cô lại nhìn thấy ở góc phòng có một chiếc đàn dây. Nhìn qua số dây thưa thớt và dạng hình của âm bảng, có thể đoán là một chiếc cổ cầm, đàn sơn màu đỏ nâu có rạn xà vân, là một cây đàn lâu đời.
Cổ cầm nghe nói trước đây ở khu đông nam đã bị thất truyền, mãi cho đến sau thế chiến thứ ba, thay đổi lại trật tự xã hội, có một nhóm nghệ nhân theo đuổi nhạc cụ cổ truyền mới dựa vào sách cổ còn lưu giữ được và nhạc cụ của một vài vùng lãnh thổ lân cận, để khôi phục lại nhạc cụ cổ xưa này, nhưng người có thể đàn đến trình độ bậc thầy cũng vô cùng hiếm có.
Phượng Sơ đứng dậy đi về phía góc phòng, vuốt nhẹ dây đàn, gảy thử nghe âm sắc, tiếng đàn trong trẻo như tiếng suối reo giữa ngàn xanh, rất dễ nghe.
Phượng Sơ lật mặt đáy đàn nhìn xem, quả nhiên có hai chữ Thanh Khê, là tên đàn này, và kèm một bài thơ, Phượng Sơ nhìn một lượt, khe khẽ ngâm.
“Len lỏi suối hoa vàng,
Nương theo dòng nước trong.
Quanh co vạn thế núi,
Thích thú trăm dặm trường.
Rì rào nước tràn đá,
Âm u màu ngàn thông.
Cỏ lăng dáng mềm mại,
Hoa lau sắc lanh long.
Tâm ta đã nhàn nhã,
Suối trong càng tĩnh không.
Ngồi dài bên bàn đá,
Buông cần thế là xong.”
Bên dưới chữ Thanh Khê có khắc dấu triện một chữ ‘Đào’, cô đoán đây là họ hoặc tên của nghệ nhân đã chế tác cây đàn này.
Từ căn phòng số một, Lâm Hữu Quốc đang xem hình ảnh theo dõi từ camera, trên màn hình Tablet trước mặt ông đúng là Phượng Sơ đang tò mò thử âm. Ông gõ gõ mặt bàn khiến Lam Tần chú ý, chỉ cho anh xem hình ảnh quay lại từ căn phòng số hai.
- Nếu cô ấy hát tốt, tôi nghĩ không ai thích hợp hơn ngoài cô ấy nữa.
- Có thể chỉ là trùng hợp, có thể cô ấy tò mò…
- Thôi nào Lam Tần, trước cô ấy đã có sáu người vào căn phòng đó, và chẳng ai trùng hợp chú ý đến chiếc đàn cả.
Lam Tầm im lặng, mãi đến khi Lâm Hữu Quốc hết kiên nhẫn chờ đợi đang định nói gì đó thì anh mới mở miệng.
- Hết lượt này thì để cho phó đạo diễn làm chủ, chúng ta sẽ qua phòng số hai xem thử.
- Được được. Tôi chắc chắn, thích hợp nhất là cô ấy.
Lâm Hữu Quốc vui vẻ, chỉ vì không tìm được nữ chính mà ca khúc này của Lam Tần đã hoãn gần nửa năm rồi. Nếu đợt này còn không tìm được, công ty Ngân Tinh cũng sẽ có ý kiến, không ít cao tầng công ty muốn nhét người mới cọ độ hot của Lam Tần đâu. Đến bàn thân ông cũng sốt ruột thay cho cậu ta.
* Nguồn: Vương Duy chân diện mục, Vũ Thế Ngọc, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2006.
Bản gốc bài thơ “Thanh Khê” thuộc thể ngũ ngôn cổ phong của Vương Duy, một nhà thơ thời kỳ Thịnh Đường, có biệt danh là Thi Phật.
Ở đây mình mượn bản dịch của Vũ Thế Ngọc, Ông là tác giả của hàng loạt tác phẩm triết học Đông Phương - đặc biệt là nhiều tác phẩm viết về Lão tử và Đạo Đức Kinh: Trí tuệ giải thoát, Lão Tử Đạo Đức Kinh, Thế Giới Thị Ca Thiền Hàn, Trà kinh,...
Ca khúc lần này nghe nói do chính anh ta sáng tác, lại đầu tư cực lớn, sẽ là ca khúc chính trong album sắp ra mắt. Bởi vậy anh ta vô cùng tỉ mỉ, đích thân đến buổi thử vai cùng đạo diễn, một bộ tư thế nếu không tìm được người hôm nay thì sẽ kéo đến khi tìm được thì thôi.
Vào phòng thử vai đã qua mấy lượt người, mỗi lượt gọi năm người, đến khi Phượng Sơ được gọi, là lượt thứ sáu, không sớm, cũng không muộn. Trong năm người này, Phượng Sơ cũng là người sẽ lên đầu tiên.
Nhìn thấy Phượng Sơ, đạo diễn Lâm Hữu Quốc có chút giật mình, trên người cô có loại khí chất không thể diễn tả bằng lời, rất hấp dẫn người khác. Hơn nữa dung mạo vô cùng xinh đẹp, không đúng, dùng từ xinh đẹp cũng quá thô thiển rồi, dáng người uyển chuyển, gương mặt thanh lệ thoát tục, nếu thay đổi một bộ váy nhạt màu, sẽ càng phóng đại khí chất xuất trần của cô, đúng là tiên nữ hạ phàm.
Nhưng y phục đỏ rực lại phủ lên cô khói lửa nhân gian, kiêu kỳ cao quý, lại có một vẻ đẹp khác hoàn toàn. Nhưng thực sự rất phù hợp với hình tượng nhân vật ông đang tìm kiếm, tiểu thư nhà quan lớn thanh cao khí phái, lại có vài phân cảnh cần bộc lộ thanh thuần nho nhã.
Ông nhìn sang Lam Tần ở bên cạnh, tinh mắt thấy cậu ta hơi siết chặt cây bút cầm trong tay, dù đeo kính râm không nhìn rõ biểu cảm ông cũng có thể đoán trong lòng cậu ta đang nghĩ gì, cũng như ông, cảm thấy cô gái này vô cùng phù hợp hình tượng nhân vật mà bọn họ đã xây dựng.
Lâm Hữu Quốc liếc nhanh đôi bàn tay nõn nà từng ngón búp măng thon dài lại càng hài lòng hơn nữa, nếu kỹ thuật diễn không có vấn đề, lại biết hát nữa thì quá tuyệt vời rồi. Ông lật lại hồ sơ của Phượng Sơ, nhìn rõ ràng trong mục năng khiếu có ghi ca hát, liền vô cùng vui vẻ.
Sau khi hỏi qua loa vài câu, nghe được giọng nói trong trẻo truyền cảm của cô, liền gật đầu với Lam Tần, khoanh một dấu đỏ tròn xoe trên bảng danh sách đến thử vai. Trên danh sách, mới chỉ có chưa đến mười dấu đỏ.
- Chúc mừng cô, Phượng Sơ. Mời cô theo hướng dẫn của nhân viên đi sang phòng bên cạnh chờ kiểm tra giai đoạn hai.
Phượng Sơ gật đầu, nói cảm ơn sau đó theo sau nhân viên ông vừa chỉ, ra khỏi cửa, đi sang căn phòng bên cạnh. Thôi Tinh Hà và chuyên viên trang điểm đứng chờ bên ngoài trông thấy cô đi ra, liền vội vàng bước tới hỏi thăm.
- Sao rồi?
Cũng không phải Thôi Tinh Hà không có chút lòng tin nào với Phượng Sơ, mà là từ nãy khi bọn họ còn ở ngoài chờ đến lượt, quá nửa số người đã trượt ngay từ vòng đầu tiên.
- Bây giờ sang phòng tiếp theo chờ tiếp tục giai đoạn hai.
- Yeah…
Trợ lý Chung Hân lần trước bị Thôi Tinh Hà nhắc nhở không nên tự khen người nhà chốn đông người, khiến cả buổi hôm nay chỉ dám ngồi im bên cạnh không mở miệng, lúc này không nhịn được mà reo lên.
Phòng thứ hai không hạn chế nghệ sĩ mang theo trợ lý, bốn người liền rồng rắn kéo nhau đi vào. Bên trong đã có không ít người, có người ngồi một mình một góc, có người cũng giống cô, ba bốn người vây quanh.
Bọn họ được phát một tờ nhạc phổ, một máy nghe nhạc bỏ túi và tai nghe, mấy nghệ sĩ đến trước cô cũng đang nhét tai nghe lim dim ngồi, thỉnh thoảng hát nho nhỏ trong cổ họng.
Nếu hỏi vì sao Lam Tần lại làm cho mọi việc phức tạp lên như thế, sao không tìm một nữ ca sĩ song ca riêng, còn đóng MV một người riêng? Thân là một vị đế vương theo chủ nghĩa hoàn mĩ, Phượng Sơ cũng hơi hiểu suy nghĩ của anh ta. Chỉ là cảm thấy làm như vậy không đủ hoàn hảo mà thôi.
Phượng Sơ cắm tai nghe, nghe một lượt toàn bộ ca khúc mới của Lam Tần. Là một bài song ca, trong bản thu tạm thời Lam Tần hát luôn cả phần nữ, nghe đi nghe lại vài lần Phượng Sơ liền thuộc giai điệu và lời. Lúc này mới chú ý tới nhạc phổ. Có một đoạn nhạc phổ hơi kỳ lạ, hình như là nhạc phổ cho nhạc cụ bộ dây gảy, khá giống nhạc phổ cho cổ tranh mà cô tìm kiếm hôm trước.
Phượng Sơ ngẩng đầu nhìn quanh một vòng xem có ai chú ý đến điều này không, nhưng tất cả đều đang lẩm nhẩm hát theo nhạc, không có gì bất thường, nhưng cô lại nhìn thấy ở góc phòng có một chiếc đàn dây. Nhìn qua số dây thưa thớt và dạng hình của âm bảng, có thể đoán là một chiếc cổ cầm, đàn sơn màu đỏ nâu có rạn xà vân, là một cây đàn lâu đời.
Cổ cầm nghe nói trước đây ở khu đông nam đã bị thất truyền, mãi cho đến sau thế chiến thứ ba, thay đổi lại trật tự xã hội, có một nhóm nghệ nhân theo đuổi nhạc cụ cổ truyền mới dựa vào sách cổ còn lưu giữ được và nhạc cụ của một vài vùng lãnh thổ lân cận, để khôi phục lại nhạc cụ cổ xưa này, nhưng người có thể đàn đến trình độ bậc thầy cũng vô cùng hiếm có.
Phượng Sơ đứng dậy đi về phía góc phòng, vuốt nhẹ dây đàn, gảy thử nghe âm sắc, tiếng đàn trong trẻo như tiếng suối reo giữa ngàn xanh, rất dễ nghe.
Phượng Sơ lật mặt đáy đàn nhìn xem, quả nhiên có hai chữ Thanh Khê, là tên đàn này, và kèm một bài thơ, Phượng Sơ nhìn một lượt, khe khẽ ngâm.
“Len lỏi suối hoa vàng,
Nương theo dòng nước trong.
Quanh co vạn thế núi,
Thích thú trăm dặm trường.
Rì rào nước tràn đá,
Âm u màu ngàn thông.
Cỏ lăng dáng mềm mại,
Hoa lau sắc lanh long.
Tâm ta đã nhàn nhã,
Suối trong càng tĩnh không.
Ngồi dài bên bàn đá,
Buông cần thế là xong.”
Bên dưới chữ Thanh Khê có khắc dấu triện một chữ ‘Đào’, cô đoán đây là họ hoặc tên của nghệ nhân đã chế tác cây đàn này.
Từ căn phòng số một, Lâm Hữu Quốc đang xem hình ảnh theo dõi từ camera, trên màn hình Tablet trước mặt ông đúng là Phượng Sơ đang tò mò thử âm. Ông gõ gõ mặt bàn khiến Lam Tần chú ý, chỉ cho anh xem hình ảnh quay lại từ căn phòng số hai.
- Nếu cô ấy hát tốt, tôi nghĩ không ai thích hợp hơn ngoài cô ấy nữa.
- Có thể chỉ là trùng hợp, có thể cô ấy tò mò…
- Thôi nào Lam Tần, trước cô ấy đã có sáu người vào căn phòng đó, và chẳng ai trùng hợp chú ý đến chiếc đàn cả.
Lam Tầm im lặng, mãi đến khi Lâm Hữu Quốc hết kiên nhẫn chờ đợi đang định nói gì đó thì anh mới mở miệng.
- Hết lượt này thì để cho phó đạo diễn làm chủ, chúng ta sẽ qua phòng số hai xem thử.
- Được được. Tôi chắc chắn, thích hợp nhất là cô ấy.
Lâm Hữu Quốc vui vẻ, chỉ vì không tìm được nữ chính mà ca khúc này của Lam Tần đã hoãn gần nửa năm rồi. Nếu đợt này còn không tìm được, công ty Ngân Tinh cũng sẽ có ý kiến, không ít cao tầng công ty muốn nhét người mới cọ độ hot của Lam Tần đâu. Đến bàn thân ông cũng sốt ruột thay cho cậu ta.
* Nguồn: Vương Duy chân diện mục, Vũ Thế Ngọc, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2006.
Bản gốc bài thơ “Thanh Khê” thuộc thể ngũ ngôn cổ phong của Vương Duy, một nhà thơ thời kỳ Thịnh Đường, có biệt danh là Thi Phật.
Ở đây mình mượn bản dịch của Vũ Thế Ngọc, Ông là tác giả của hàng loạt tác phẩm triết học Đông Phương - đặc biệt là nhiều tác phẩm viết về Lão tử và Đạo Đức Kinh: Trí tuệ giải thoát, Lão Tử Đạo Đức Kinh, Thế Giới Thị Ca Thiền Hàn, Trà kinh,...
Tác giả :
Mộng Điệp Ký