Nữ Hộ
Chương 9: Chơi nhà
ĐỀU SỢ VỢ NHÀ MÌNH
Ngõ Hậu Đức rất nổi danh ở phủ Giang Châu, là chốn hào môn thế gia tụ tập xây nhà. Trên đời luôncó những nơi như vậy, chẳng cần biết trước kia bạn thế nào, nhưng nếuhiện tại không gặp thời, chim én Tạ Đường cũng chỉ có thể bay vào nhà bình thường cư trú mà thôi*. Con đường này thế mà vẫn tiếp tục tồn tại, những gia đình đang định cưhiện nay không phải thế gia nhưng vẫn tương đối giàu có, cũng chẳng đếnnỗi làm nhục danh thơm. Chỉ tiếc nơi đây trước giờ chưa từng có quan tođại thần nào ở cả.
[*Được trích từ hai câu thơ“Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia.”trong bài Ô Y hạng của Lưu Vũ Tích, ý bảo dù có thịnh thế đến đâu cũngvẫn sẽ có ngày lụi tàn.]
Đến tận bây giờ, ngõHậu Đức rốt cuộc cũng đã nghênh đón vị quan đầu tiên, tuy không to nhưng vẫn là người đang nhậm chức, hắn đã mời mọi người đến nhà chơi, hàngxóm cũng nể mặt, đều vận xiêm y là lượt, phụ nữ cài trâm đeo trang sức,chỉnh chu gọn gàng sang dự tiệc.
Nương tử Kỷ gia Hàthị rất khách sáo với hàng xóm, mọi chuyện trong nhà đều do nàng quảnlý, ngay cả đối ngoại nàng cũng có quyền làm chủ ba phần, nhưng lần này lại nghe lời Kỷ chủ bộ, sống hòa hiếu với chòm xóm. Trước đây Hà thịnóng lòng muốn kết giao với vợ quan, để nhà mình cũng thành thượng lưutheo. Chả ngờ đã qua ba ngày, vợ huyện lệnh vẫn chỉ thân thiết với vợtri phủ như trước, Hà thị chỉ là vợ của một chủ bộ be bé trong huyện,lại vừa đến đây, cũng chẳng được ban cáo mệnh*, chẳng trách không chen nổi chân vào chỗ vợ tri phủ.
[*Chỉ các tước do vua ban cho nữ quyến nhà quan.]
Trở về ấm ức với Kỷ chủ bộ: “Dọn đến đã mấy ngày, ba hôm trước từ nương tửhuyện lệnh trở xuống còn rất khách sáo với ta, ba hôm sau lại làm bộchẳng quen biết gì, ta phải rào trước đón sau họ cả ngày, bực chết mất.”
Kỷ chủ bộ tiền thân là cử nhân, trước cũng hơi kiêu ngạo, nhưng quan lại triều này trừ tụi ấm quan* ra thì toàn do đỗ đạt mà thành cả, những người có thể làm quan phầnnhiều là tiến sĩ, đồng tiến sĩ, cái danh cử nhân quèn này đúng là chẳngbì được với ai. Lúc giao tiếp với đồng nghiệp, cũng chẳng cao hơn ai, Kỷ chủ bộ trái lại khuyên vợ nhà mình: “Không muốn cũng phải nịnh, ta chỉlà cử nhân, cử nhân làm quan, khó lắm. Bà hiền huệ thế cũng phải. Mà thế chẳng thà làm thân với hàng xóm, không thể xem thường người thành này,lệnh ông nhà họ Trình kia là tú tài, con trai đã chết của ông cũng là cử nhân. Con cháu nhà người khác cũng có ăn có học, chưa chừng sau này lại đỗ tiến sĩ.”
[*Là chức quan được ban cho con cháu những gia đình có công với triều đình]
Hà thị đảo mắt, vỗ tay: “Biết mà, họ có khi đã định cư mấy đời, là dân gốc ở cái thành này, chưa chừng hiểu mọi sự xưa tích cũ chốn này cũng nên.Ông là quan, nhà họ lại không có ai làm quan cả, tất phải bợ đỡ ta. Tốtvới họ là chúng ta nhân từ, cũng có lợi cho quan danh của chàng.”
Hiếm khi được vợ mình khen, Kỷ chủ bộ vuốt chòm râu mới để, cười toe.
Hà thị nói: “Đã thế, ta sẽ năng qua lại với nương tử Trình gia hơn, nhà ấy là đáng thương nhất. Nương tử Trình gia cũng còn trẻ, hai ba năm sausinh thêm vài thằng con trai, gia nghiệp sẽ vững chắc. Có khi còn hưngthịnh hơn họ Dương, họ Liễu nữa ấy.”
Kỷ chủ bộ đáp: “Nói gì lạ vậy, nhà họ Trình chẳng có lấy một mống con trai, làm sao bằng Dương Liễu đông con nhiều cháu?”
“Ông đúng là chỉ biết học, còn lại chả biết gì. Dương gia có bốn đứa contrai, Liễu gia có ba đứa, lại thêm hai cô con gái chưa gả, ta thấy người được họ cử đi đưa bái thiếp chẳng kém gì so với Trình gia, lại ngụtrong cùng một ngõ, có thể thấy họ cũng khá giả như nhau, người đứng đầu hai nhà mà chết, chia gia sản, phân một cắt hai, phần mỗi người nhậnđược có là bao? Chẳng bằng nhà neo người. Gia đình từng trải sẽ trụ vững hơn đám trước giờ vẫn xuôi chèo mát mái.”
Kỷ chủ bộ thầm cân nhắc, rồi nói: “Nói thế cũng đúng.”
Thế là Hà thị hào hứng trả lời thiếp mời hàng xóm đến chơi, mình thì vận ysam mùa hè mới may, cài trang sức mà các thím cùng tộc tặng trước khiđến đây, lật rương tìm chiếc vòng Dương Chi báu nhất để đeo, rồi lệnhnha hoàn cầm kính lăng hoa, ngắm mình mãi không chán.
•••••
Vợ chồng Kỷ chủ bộ muốn sống tốt với láng giềng, láng giềng cũng muốn làmthân với chủ bộ nha môn, khách chủ đều có lòng, ngày hôm đó, nhà Kỷ chủbộ không ngớt tiếng cười. Cả khách lẫn chủ đều treo nụ cười lên miệng,nam nữ chia ra ngồi, rượu thịt được tửu lâu đưa đến, vô cùng tinh tươm.
Bên chỗ các đấng mày râu, chén tạc chén thù, chơi phạt rượu, lại có thêmvài cô đào được Kỷ chủ bộ mời về, nhưng vì các bà vợ ở cách đấy khôngxa, vả lại cũng chưa hay tính tình của Kỷ chủ bộ, nên chẳng ai dám buông lời trêu ghẹo. Kỷ chủ bộ thấy thế cũng an lòng: Dân đất này thuần phác, tốt thật, tốt thật.
Cậu sai vặt nhà họ Kỷ lắc thửbầu rượu, mở nắp ra nhìn thấy đáy bèn chuyển lên bàn trà cao, lại thấytrên bàn có tận năm bầu đã cạn, bảo với người bên cạnh: “Tôi vào bếp rót thêm rượu.” Tay cầm ba bầu rỗng, lảo đảo xuống bếp.
Vì hôm nay gọi thức ăn bên ngoài nên dưới bếp không bận lắm, phòng bếp Kỷgia cũng có khoảng năm sáu người giúp việc, người trẻ đều ra bưng mâmdọn rượu, chỉ còn một bà mợ hơn bốn mươi và hai nha hoàn làm việc nặng ở lại trông bếp, chuẩn bị canh giải rượu —– Yến tiệc vừa bắt đầu, nghetiếng đàn sáo bên ngoài, lòng rất háo hức.
Thấy saivặt đến, hai nha hoàn đỡ lấy bầu rượu, mở vò, chợt nha hoàn khoảng tám,chín tuổi gọi “Ca ca” rồi nói: “Lại hết mấy bầu, bên ngoài uống nhiềuthật.” Nha hoàn lớn hơn, khoảng mười một mười hai tuổi cũng lên tiếng:“Ca, bên ngoài náo nhiệt quá? Có những ai thế ạ?”
Cậu sai vặt thấy bà mợ không ngăn lại, bèn cười vấn an: “Mợ khỏe.” Rồi lạiho một tiếng, bắt đầu kể: “Chúng lang quân ngoài kia chè chén vui vẻ với lang quân nhà mình, đến là ăn ý,” đoạn cúi đầu, chớp mắt vài cái, “thấy đào cũng không dám ngước mắt ngắm, chỉ dám liếc một cái, lại liếc vàonhà trong —– đều sợ vợ nhà mình cả…”
Chẳng dè bị bàmợ vỗ bốp vào lưng: “Rót đầy rượu rồi, mi còn không mau đem ra, để lỡtuần rượu của khách, xem họ có đánh gãy chân không! Sau mà còn nói nhăng nhít trước mặt tụi nha hoàn nữa, mợ đây cho vài cái bộp tai đấy.”
Nha hoàn lớn rút ra một cái mâm sơn đen, đặt bầu đã đầy lên: “Dùng cái này, bê dễ hơn.”
Sai vặt trơ mặt mè nheo với bà mợ, đoạn lại bưng mâm, chạy biến đi đưarượu. Để lại hai nha hoàn hỏi chuyện bà: “Ở phủ Giang Châu mà vẫn cóngười sợ vợ như lang quân nhà mình ạ?”
Bà mợ vừa tứcvừa buồn cười: “Ai dạy chúng bây nói xấu sau lưng chủ nhân thế? Nhìn thì được, không nên nói ra! Giữ mình một chút, nương tử nhà này không hiềnlành gì đâu!”
Hai nha hoàn cùng gật đầu: “Dạ mợ, saukhông dám nữa.” Lại sợ sẽ bị cả nương tử và lang quân mắng, bèn năn nỉmợ không báo cho Hà thị hay.
Bà còn đang lưỡng lự,nha hoàn bé lanh hơn một tý, bước tới đấm lưng bóp vai cho bà, lát saubà mới nói: “Sau này phải cẩn thận hơn, bây giờ lang quân đã làm quan,hạ nhân cũng phải có phong phạm hơn kẻ khác.”
Chúng nha hoàn đồng loạt dạ thưa.
•••••
Không bàn tới một già hai trẻ dưới bếp tán chuyện thế nào nữa, trên bàn tiệc lại náo nhiệt theo kiểu khác.
Bên cánh đàn ông đã bỏ xưng hô kiểu cách, người sàng sàng tuổi nhau thìxưng huynh gọi đệ, Kỷ chủ bộ cũng đã gọi lão tiên sinh hơn bốn mươi nhàhọ Liễu bằng “ông” luôn rồi. Trong chòm xóm, Kỷ chủ bộ vừa mắt TrìnhKhiêm nhất.
Mới đầu gặp Trình Khiêm, Kỷ chủ bộ nhưmất hồn, Trình Khiêm ngoài hai mươi, không để râu, mặt như quán ngọc môi tựa chu sa, mày kiếm mắt sáng, da dẻ cánh đàn ông khu Giang Châu nàykhá trắng, Trình Khiêm lại tướng mạo ngời ngời, đứng thẳng người trongđám đông, trông như hạc giữa bầy gà. Kỷ chủ bộ lại nhìn sơ một lượt hàng xóm, kẻ thì lùn, người thì già, ăn nói cũng chẳng hơn ai. Còn TrìnhKhiêm vừa biết âm luật, lại chơi phạt rượu giỏi, đố số tửu lệnh này nọcừ không ai sánh bằng.
Kỷ chủ bộ vốn đã định sẵn sẽchiếu cố Trịnh gia vài phần để lấy tiếng thơm, giờ thấy chàng thế kialại càng yêu thích: Mình còn sợ người nhà họ Trình rụt rè e ấp, khó tiếp xúc, nếu phải kết giao thì khó chịu lắm thay. Nhưng giờ xem cậu ta, hẳn sẽ dễ mà qua lại. Lại đưa mắt nhìn Trình Khiêm, bỗng nhíu mày.
Lúc vừa vào cửa, Trình Khiêm cũng quan sát vị chủ bộ họ Kỷ này, tuổi ngoàiba mươi, tướng người ngũ đoản, da hơi đậm màu, để râu, tiếng quan thoạipha chút khẩu âm. Mắt không to không nhỏ, mặt không xấu không đẹp, giọng nói không cao không thấp, là kiểu người rất bình thường. Trình Khiêmthường xã giao bên ngoài, cũng cư xử đúng mực với vị Kỷ chủ bộ ấy.
Trong đám hàng xóng lại có vài người tỏ vẻ khó chịu, đều là hàng xóm vớinhau, thường ngày ngửa đầu gặp cúi đầu gặp, vậy mà giờ thấy hàng xóm mới này đối đãi khác biệt với người ở rể là Trình Khiêm, vô cùng bực mình.Khi nói tới chữ “ghen ghét”, người đời thường nghĩ ngay đến phụ nữ, ngay cả trong mặt chữ cũng có bộ nữ đứng kề, song họ lại không biết rằng,một khi đàn ông lên cơn ghen ghét thì còn độc hơn phụ nữ ngàn lần.
Trình Khiêm vừa tốt dáng lại hành sự tinh tế chu toàn, thế là khiến ngườighen ghét. Láng giềng dạy con, lúc nào cũng đem chàng ra so: “Con rể họTrình, cái gì cũng giỏi hơn mày, chỉ khổ cái cha mẹ mất cả. Mày cũng chỉ cứng được khi còn cha còn mẹ thôi, tao mà chết, mày còn lại gì?” Vìchàng ở rể nên không như mọi người, không trở mình được, thường ngàycánh thanh niên trang tráng cũng chỉ có thể dằn nỗi ấm ức này xuống. Hôm nay, gia chủ lại cực kỳ niềm nở với chàng, tuy không đến mức như hìnhvới bóng, nhưng giọng điệu và cả ánh mắt đã khác biệt rồi —– Không kìmnổi cơn thẹn, càng muốn làm Trình Khiêm xấu mặt.
Đầutiên là Liễu gia Liễu tam lang xách bầu rượu lên, kính chủ nhà trước,sau lại chạm chén với Trình Khiêm: “Thường ngày khó gặp tỷ phu, nay mượn rượu chủ bộ, ta cùng anh uống vài chén.”
Rồi tới Dương gia Dương nhị lang: “Đã uống với hắn, cũng phải uống với ta.”
Lại thêm bọn Lý gia Lý đại lang lần lượt xếp hàng, Triệu đại lang chồng của nương tử Triệu gia thấy chuyện không ổn, nghĩ nhà mình và họ Trình cũng là chỗ quen thân, đằng vợ lại là cháu nuôi của lão an nhân bên ấy, bènbước tới giải vây cho Trình Khiêm. Kỷ chủ bộ cũng muốn ra ngăn, TrìnhKhiêm lại khẽ lắc đầu với hắn. Lý chính* cùng đếndự tiệc và các cụ lớn tuổi thấy thế, ngặt nỗi không ai mượn rượu quậyphá, lại không phải ở nhà mình, nên cũng không đủ lẽ để đứng ra ngăn.
[*Ở hiện đại nôm na gọi là trưởng khu phố.]
Trình Khiêm thấy sau khi uống mười chung, mắt Triệu đại lang đã hơi đờ đẫn,bèn xách áo rồi dìu hắn ngồi xuống ghế, mình thì nhận rượu, đọ sực vớingười. Chẳng bao lâu sau, Dương nhị Lý đại Liễu tam đều gục xuống bàn,mặt Trình Khiêm phiếm hồng, cầm chung rượu cười lạnh dưới ánh đèn.
Hàng xóm trầm trồ khen ngợi, anh em ba người kia khiêng mấy con bợm sayxuống. Trình Khiêm thầm lo lắng, chẳng biết nương tử của mình có phảicũng gặp chuyện này ở trong kia hay không, bèn mượn cớ đi vệ sinh, rútmột hào bạc từ tay áo ra đưa cho bà mợ bưng canh giải rượu: “Phiền mợđến trông hộ nương tử nhà ta, hôm nay nàng mặc áo khoác ngắn thêu bồ đào hồng lĩnh váy trắng thêu kim tuyến, khoảng hai mươi tuổi, đầu cài trâmhoa mai.”
•••••
Lại nói bà mợ nàychính là bà bếp nhà họ Kỷ, sợ khách tiệc ngoài kia uống say rồi gâychuyện, bèn đi cùng sai vặt mang canh giải rượu lên mà không sai nhahoàn, lệnh chúng giúp việc sau bếp. Thần tài đưa lối, bà mợ thầm thanngười tốt sẽ được báo đáp, mình thế mà lại gặp một chàng trai tuấn túxót vợ, mở miệng đáp: “Già này đi ngay.”
Vào đến gian trong, cánh má hồng lại không ham uống rượu, chỉ nhã nhặn nhấp môi một tý —– Quá nửa là dùng món, trò chuyện.
Một trai một gái nhà họ Kỷ đã được đưa đến làm quen với láng giềng trướckhi khai tiệc, bấy giờ tuy không ở đấy nữa nhưng vẫn còn không ít cô góp lời tán dương. Hà thị nghe đến là vui vẻ, nhớ đến chuyện đã bàn cùngchồng, lại thấy Tú Anh xinh đẹp, ngôn hành thẳng thắn mà không luốngcuống, sau màn thăm hỏi thân sơ lại làm quen được với Lâm thị —– Rất hợp rơ.
Trình Tú Anh cũng thích Hà thị. Hà thị này độkhoảng ba mươi, vẻ ngoài không đẹp không xấu, vóc người không cao khôngthấp, thuộc kiểu không có gì đặc biệt. Tuy có hơi bình thường một chútnhưng là người dễ chịu, giọng nói hơi có khẩu âm miền Tây, khi phát âmlại từng chữ rành rọt, nghe rất thoải mái. Nàng biết chuyện Kỷ gia,nương tử nhà họ Kỷ này khá là lợi hại, không hẹn mà hợp tính Trình TúAnh.
Dẫu có hợp nhau, vừa nhìn như đã quen từ lâu,nhưng lại không thể nói với nhau thêm vài câu như những người khác. Nhịnương tử Liễu gia khen một câu: “Đại lang nhà cô trông rất ra dáng đấynhé.” Đại nương tử Lý gia tiếp chuyện : “Vừa lễ phép vừa nhã nhặn, dù gì cũng là con nhà trí thức, hơn thằng khỉ nhà tôi gấp trăm lần.”
Người xướng kẻ ca, quấn lấy Hà thị tán chuyện chăm sóc con thế này thế nọ.Trình Tú Anh ngầm bực mình, mắt lạnh ngồi nhìn, đám người này vừa vào đã tự kết thành đội, chỉ có Lâm thị nương tử Triệu gia là còn nói chuyệnthoải mái với nàng. Kẻ khác có vẻ sợ phải giao tiếp với nàng, cứ như sợnàng đập phá chặt chém vậy —– Trình Tú Anh thầm nghĩ, đúng là nhìn aicũng thành người xấu.
Bấy giờ bà bếp bước vào, Hà thị quắc mắt: “Mợ bếp, lên đây làm gì?” Bà mợ cười thưa: “Già sợ bọn nhahoàn ra kia lại luống cuống tay chân, bèn lệnh chúng đến đây hầu hạnương tử rồi tự ra kia đưa canh, vừa lúc gặp một lang quân tuấn tú saiđến đây trông nom nương tử nhà cậu, người mặc áo khoác ngắn màu đỏ, váytrắng, đầu cài trâm hoa mai.”
Chúng nữ nhìn quanh,thấy ngay Tú Anh. Hà thị nói: “Muội tử xinh đẹp thế này, chẳng tráchlang quân thương nhớ. Mợ kia, nói với lang quân Trình gia, vợ cậu ta ởchỗ ta, ta chịu trách nhiệm cho, thế thôi.”
Vài côcùng nói: “Lang quân nhà ấy đúng là yêu thương nàng.” Lại thở dài mộtlượt. Cả phòng gượng gạo lắng xuống. Hà thị ngầm hiểu nhưng không bóctrần, lại hơi lấy làm tiếc cho Trình Tú Anh —– Là một người hoàn hảo,nhà cũng đủ đầy, chỉ thiếu mỗi anh em, thế mới rơi vào cảnh ngộ khó xửnhư vậy. Nghe nương tử nhà huyện lệnh bảo chùa trên núi Tây Nam rấtthiêng, chi bằng mời nàng lên chùa lễ bái, mình thì cầu tiền đồ, cònTrình nương tử thì xin đứa con trai.
Ngõ Hậu Đức rất nổi danh ở phủ Giang Châu, là chốn hào môn thế gia tụ tập xây nhà. Trên đời luôncó những nơi như vậy, chẳng cần biết trước kia bạn thế nào, nhưng nếuhiện tại không gặp thời, chim én Tạ Đường cũng chỉ có thể bay vào nhà bình thường cư trú mà thôi*. Con đường này thế mà vẫn tiếp tục tồn tại, những gia đình đang định cưhiện nay không phải thế gia nhưng vẫn tương đối giàu có, cũng chẳng đếnnỗi làm nhục danh thơm. Chỉ tiếc nơi đây trước giờ chưa từng có quan tođại thần nào ở cả.
[*Được trích từ hai câu thơ“Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến, Phi nhập tầm thường bách tính gia.”trong bài Ô Y hạng của Lưu Vũ Tích, ý bảo dù có thịnh thế đến đâu cũngvẫn sẽ có ngày lụi tàn.]
Đến tận bây giờ, ngõHậu Đức rốt cuộc cũng đã nghênh đón vị quan đầu tiên, tuy không to nhưng vẫn là người đang nhậm chức, hắn đã mời mọi người đến nhà chơi, hàngxóm cũng nể mặt, đều vận xiêm y là lượt, phụ nữ cài trâm đeo trang sức,chỉnh chu gọn gàng sang dự tiệc.
Nương tử Kỷ gia Hàthị rất khách sáo với hàng xóm, mọi chuyện trong nhà đều do nàng quảnlý, ngay cả đối ngoại nàng cũng có quyền làm chủ ba phần, nhưng lần này lại nghe lời Kỷ chủ bộ, sống hòa hiếu với chòm xóm. Trước đây Hà thịnóng lòng muốn kết giao với vợ quan, để nhà mình cũng thành thượng lưutheo. Chả ngờ đã qua ba ngày, vợ huyện lệnh vẫn chỉ thân thiết với vợtri phủ như trước, Hà thị chỉ là vợ của một chủ bộ be bé trong huyện,lại vừa đến đây, cũng chẳng được ban cáo mệnh*, chẳng trách không chen nổi chân vào chỗ vợ tri phủ.
[*Chỉ các tước do vua ban cho nữ quyến nhà quan.]
Trở về ấm ức với Kỷ chủ bộ: “Dọn đến đã mấy ngày, ba hôm trước từ nương tửhuyện lệnh trở xuống còn rất khách sáo với ta, ba hôm sau lại làm bộchẳng quen biết gì, ta phải rào trước đón sau họ cả ngày, bực chết mất.”
Kỷ chủ bộ tiền thân là cử nhân, trước cũng hơi kiêu ngạo, nhưng quan lại triều này trừ tụi ấm quan* ra thì toàn do đỗ đạt mà thành cả, những người có thể làm quan phầnnhiều là tiến sĩ, đồng tiến sĩ, cái danh cử nhân quèn này đúng là chẳngbì được với ai. Lúc giao tiếp với đồng nghiệp, cũng chẳng cao hơn ai, Kỷ chủ bộ trái lại khuyên vợ nhà mình: “Không muốn cũng phải nịnh, ta chỉlà cử nhân, cử nhân làm quan, khó lắm. Bà hiền huệ thế cũng phải. Mà thế chẳng thà làm thân với hàng xóm, không thể xem thường người thành này,lệnh ông nhà họ Trình kia là tú tài, con trai đã chết của ông cũng là cử nhân. Con cháu nhà người khác cũng có ăn có học, chưa chừng sau này lại đỗ tiến sĩ.”
[*Là chức quan được ban cho con cháu những gia đình có công với triều đình]
Hà thị đảo mắt, vỗ tay: “Biết mà, họ có khi đã định cư mấy đời, là dân gốc ở cái thành này, chưa chừng hiểu mọi sự xưa tích cũ chốn này cũng nên.Ông là quan, nhà họ lại không có ai làm quan cả, tất phải bợ đỡ ta. Tốtvới họ là chúng ta nhân từ, cũng có lợi cho quan danh của chàng.”
Hiếm khi được vợ mình khen, Kỷ chủ bộ vuốt chòm râu mới để, cười toe.
Hà thị nói: “Đã thế, ta sẽ năng qua lại với nương tử Trình gia hơn, nhà ấy là đáng thương nhất. Nương tử Trình gia cũng còn trẻ, hai ba năm sausinh thêm vài thằng con trai, gia nghiệp sẽ vững chắc. Có khi còn hưngthịnh hơn họ Dương, họ Liễu nữa ấy.”
Kỷ chủ bộ đáp: “Nói gì lạ vậy, nhà họ Trình chẳng có lấy một mống con trai, làm sao bằng Dương Liễu đông con nhiều cháu?”
“Ông đúng là chỉ biết học, còn lại chả biết gì. Dương gia có bốn đứa contrai, Liễu gia có ba đứa, lại thêm hai cô con gái chưa gả, ta thấy người được họ cử đi đưa bái thiếp chẳng kém gì so với Trình gia, lại ngụtrong cùng một ngõ, có thể thấy họ cũng khá giả như nhau, người đứng đầu hai nhà mà chết, chia gia sản, phân một cắt hai, phần mỗi người nhậnđược có là bao? Chẳng bằng nhà neo người. Gia đình từng trải sẽ trụ vững hơn đám trước giờ vẫn xuôi chèo mát mái.”
Kỷ chủ bộ thầm cân nhắc, rồi nói: “Nói thế cũng đúng.”
Thế là Hà thị hào hứng trả lời thiếp mời hàng xóm đến chơi, mình thì vận ysam mùa hè mới may, cài trang sức mà các thím cùng tộc tặng trước khiđến đây, lật rương tìm chiếc vòng Dương Chi báu nhất để đeo, rồi lệnhnha hoàn cầm kính lăng hoa, ngắm mình mãi không chán.
•••••
Vợ chồng Kỷ chủ bộ muốn sống tốt với láng giềng, láng giềng cũng muốn làmthân với chủ bộ nha môn, khách chủ đều có lòng, ngày hôm đó, nhà Kỷ chủbộ không ngớt tiếng cười. Cả khách lẫn chủ đều treo nụ cười lên miệng,nam nữ chia ra ngồi, rượu thịt được tửu lâu đưa đến, vô cùng tinh tươm.
Bên chỗ các đấng mày râu, chén tạc chén thù, chơi phạt rượu, lại có thêmvài cô đào được Kỷ chủ bộ mời về, nhưng vì các bà vợ ở cách đấy khôngxa, vả lại cũng chưa hay tính tình của Kỷ chủ bộ, nên chẳng ai dám buông lời trêu ghẹo. Kỷ chủ bộ thấy thế cũng an lòng: Dân đất này thuần phác, tốt thật, tốt thật.
Cậu sai vặt nhà họ Kỷ lắc thửbầu rượu, mở nắp ra nhìn thấy đáy bèn chuyển lên bàn trà cao, lại thấytrên bàn có tận năm bầu đã cạn, bảo với người bên cạnh: “Tôi vào bếp rót thêm rượu.” Tay cầm ba bầu rỗng, lảo đảo xuống bếp.
Vì hôm nay gọi thức ăn bên ngoài nên dưới bếp không bận lắm, phòng bếp Kỷgia cũng có khoảng năm sáu người giúp việc, người trẻ đều ra bưng mâmdọn rượu, chỉ còn một bà mợ hơn bốn mươi và hai nha hoàn làm việc nặng ở lại trông bếp, chuẩn bị canh giải rượu —– Yến tiệc vừa bắt đầu, nghetiếng đàn sáo bên ngoài, lòng rất háo hức.
Thấy saivặt đến, hai nha hoàn đỡ lấy bầu rượu, mở vò, chợt nha hoàn khoảng tám,chín tuổi gọi “Ca ca” rồi nói: “Lại hết mấy bầu, bên ngoài uống nhiềuthật.” Nha hoàn lớn hơn, khoảng mười một mười hai tuổi cũng lên tiếng:“Ca, bên ngoài náo nhiệt quá? Có những ai thế ạ?”
Cậu sai vặt thấy bà mợ không ngăn lại, bèn cười vấn an: “Mợ khỏe.” Rồi lạiho một tiếng, bắt đầu kể: “Chúng lang quân ngoài kia chè chén vui vẻ với lang quân nhà mình, đến là ăn ý,” đoạn cúi đầu, chớp mắt vài cái, “thấy đào cũng không dám ngước mắt ngắm, chỉ dám liếc một cái, lại liếc vàonhà trong —– đều sợ vợ nhà mình cả…”
Chẳng dè bị bàmợ vỗ bốp vào lưng: “Rót đầy rượu rồi, mi còn không mau đem ra, để lỡtuần rượu của khách, xem họ có đánh gãy chân không! Sau mà còn nói nhăng nhít trước mặt tụi nha hoàn nữa, mợ đây cho vài cái bộp tai đấy.”
Nha hoàn lớn rút ra một cái mâm sơn đen, đặt bầu đã đầy lên: “Dùng cái này, bê dễ hơn.”
Sai vặt trơ mặt mè nheo với bà mợ, đoạn lại bưng mâm, chạy biến đi đưarượu. Để lại hai nha hoàn hỏi chuyện bà: “Ở phủ Giang Châu mà vẫn cóngười sợ vợ như lang quân nhà mình ạ?”
Bà mợ vừa tứcvừa buồn cười: “Ai dạy chúng bây nói xấu sau lưng chủ nhân thế? Nhìn thì được, không nên nói ra! Giữ mình một chút, nương tử nhà này không hiềnlành gì đâu!”
Hai nha hoàn cùng gật đầu: “Dạ mợ, saukhông dám nữa.” Lại sợ sẽ bị cả nương tử và lang quân mắng, bèn năn nỉmợ không báo cho Hà thị hay.
Bà còn đang lưỡng lự,nha hoàn bé lanh hơn một tý, bước tới đấm lưng bóp vai cho bà, lát saubà mới nói: “Sau này phải cẩn thận hơn, bây giờ lang quân đã làm quan,hạ nhân cũng phải có phong phạm hơn kẻ khác.”
Chúng nha hoàn đồng loạt dạ thưa.
•••••
Không bàn tới một già hai trẻ dưới bếp tán chuyện thế nào nữa, trên bàn tiệc lại náo nhiệt theo kiểu khác.
Bên cánh đàn ông đã bỏ xưng hô kiểu cách, người sàng sàng tuổi nhau thìxưng huynh gọi đệ, Kỷ chủ bộ cũng đã gọi lão tiên sinh hơn bốn mươi nhàhọ Liễu bằng “ông” luôn rồi. Trong chòm xóm, Kỷ chủ bộ vừa mắt TrìnhKhiêm nhất.
Mới đầu gặp Trình Khiêm, Kỷ chủ bộ nhưmất hồn, Trình Khiêm ngoài hai mươi, không để râu, mặt như quán ngọc môi tựa chu sa, mày kiếm mắt sáng, da dẻ cánh đàn ông khu Giang Châu nàykhá trắng, Trình Khiêm lại tướng mạo ngời ngời, đứng thẳng người trongđám đông, trông như hạc giữa bầy gà. Kỷ chủ bộ lại nhìn sơ một lượt hàng xóm, kẻ thì lùn, người thì già, ăn nói cũng chẳng hơn ai. Còn TrìnhKhiêm vừa biết âm luật, lại chơi phạt rượu giỏi, đố số tửu lệnh này nọcừ không ai sánh bằng.
Kỷ chủ bộ vốn đã định sẵn sẽchiếu cố Trịnh gia vài phần để lấy tiếng thơm, giờ thấy chàng thế kialại càng yêu thích: Mình còn sợ người nhà họ Trình rụt rè e ấp, khó tiếp xúc, nếu phải kết giao thì khó chịu lắm thay. Nhưng giờ xem cậu ta, hẳn sẽ dễ mà qua lại. Lại đưa mắt nhìn Trình Khiêm, bỗng nhíu mày.
Lúc vừa vào cửa, Trình Khiêm cũng quan sát vị chủ bộ họ Kỷ này, tuổi ngoàiba mươi, tướng người ngũ đoản, da hơi đậm màu, để râu, tiếng quan thoạipha chút khẩu âm. Mắt không to không nhỏ, mặt không xấu không đẹp, giọng nói không cao không thấp, là kiểu người rất bình thường. Trình Khiêmthường xã giao bên ngoài, cũng cư xử đúng mực với vị Kỷ chủ bộ ấy.
Trong đám hàng xóng lại có vài người tỏ vẻ khó chịu, đều là hàng xóm vớinhau, thường ngày ngửa đầu gặp cúi đầu gặp, vậy mà giờ thấy hàng xóm mới này đối đãi khác biệt với người ở rể là Trình Khiêm, vô cùng bực mình.Khi nói tới chữ “ghen ghét”, người đời thường nghĩ ngay đến phụ nữ, ngay cả trong mặt chữ cũng có bộ nữ đứng kề, song họ lại không biết rằng,một khi đàn ông lên cơn ghen ghét thì còn độc hơn phụ nữ ngàn lần.
Trình Khiêm vừa tốt dáng lại hành sự tinh tế chu toàn, thế là khiến ngườighen ghét. Láng giềng dạy con, lúc nào cũng đem chàng ra so: “Con rể họTrình, cái gì cũng giỏi hơn mày, chỉ khổ cái cha mẹ mất cả. Mày cũng chỉ cứng được khi còn cha còn mẹ thôi, tao mà chết, mày còn lại gì?” Vìchàng ở rể nên không như mọi người, không trở mình được, thường ngàycánh thanh niên trang tráng cũng chỉ có thể dằn nỗi ấm ức này xuống. Hôm nay, gia chủ lại cực kỳ niềm nở với chàng, tuy không đến mức như hìnhvới bóng, nhưng giọng điệu và cả ánh mắt đã khác biệt rồi —– Không kìmnổi cơn thẹn, càng muốn làm Trình Khiêm xấu mặt.
Đầutiên là Liễu gia Liễu tam lang xách bầu rượu lên, kính chủ nhà trước,sau lại chạm chén với Trình Khiêm: “Thường ngày khó gặp tỷ phu, nay mượn rượu chủ bộ, ta cùng anh uống vài chén.”
Rồi tới Dương gia Dương nhị lang: “Đã uống với hắn, cũng phải uống với ta.”
Lại thêm bọn Lý gia Lý đại lang lần lượt xếp hàng, Triệu đại lang chồng của nương tử Triệu gia thấy chuyện không ổn, nghĩ nhà mình và họ Trình cũng là chỗ quen thân, đằng vợ lại là cháu nuôi của lão an nhân bên ấy, bènbước tới giải vây cho Trình Khiêm. Kỷ chủ bộ cũng muốn ra ngăn, TrìnhKhiêm lại khẽ lắc đầu với hắn. Lý chính* cùng đếndự tiệc và các cụ lớn tuổi thấy thế, ngặt nỗi không ai mượn rượu quậyphá, lại không phải ở nhà mình, nên cũng không đủ lẽ để đứng ra ngăn.
[*Ở hiện đại nôm na gọi là trưởng khu phố.]
Trình Khiêm thấy sau khi uống mười chung, mắt Triệu đại lang đã hơi đờ đẫn,bèn xách áo rồi dìu hắn ngồi xuống ghế, mình thì nhận rượu, đọ sực vớingười. Chẳng bao lâu sau, Dương nhị Lý đại Liễu tam đều gục xuống bàn,mặt Trình Khiêm phiếm hồng, cầm chung rượu cười lạnh dưới ánh đèn.
Hàng xóm trầm trồ khen ngợi, anh em ba người kia khiêng mấy con bợm sayxuống. Trình Khiêm thầm lo lắng, chẳng biết nương tử của mình có phảicũng gặp chuyện này ở trong kia hay không, bèn mượn cớ đi vệ sinh, rútmột hào bạc từ tay áo ra đưa cho bà mợ bưng canh giải rượu: “Phiền mợđến trông hộ nương tử nhà ta, hôm nay nàng mặc áo khoác ngắn thêu bồ đào hồng lĩnh váy trắng thêu kim tuyến, khoảng hai mươi tuổi, đầu cài trâmhoa mai.”
•••••
Lại nói bà mợ nàychính là bà bếp nhà họ Kỷ, sợ khách tiệc ngoài kia uống say rồi gâychuyện, bèn đi cùng sai vặt mang canh giải rượu lên mà không sai nhahoàn, lệnh chúng giúp việc sau bếp. Thần tài đưa lối, bà mợ thầm thanngười tốt sẽ được báo đáp, mình thế mà lại gặp một chàng trai tuấn túxót vợ, mở miệng đáp: “Già này đi ngay.”
Vào đến gian trong, cánh má hồng lại không ham uống rượu, chỉ nhã nhặn nhấp môi một tý —– Quá nửa là dùng món, trò chuyện.
Một trai một gái nhà họ Kỷ đã được đưa đến làm quen với láng giềng trướckhi khai tiệc, bấy giờ tuy không ở đấy nữa nhưng vẫn còn không ít cô góp lời tán dương. Hà thị nghe đến là vui vẻ, nhớ đến chuyện đã bàn cùngchồng, lại thấy Tú Anh xinh đẹp, ngôn hành thẳng thắn mà không luốngcuống, sau màn thăm hỏi thân sơ lại làm quen được với Lâm thị —– Rất hợp rơ.
Trình Tú Anh cũng thích Hà thị. Hà thị này độkhoảng ba mươi, vẻ ngoài không đẹp không xấu, vóc người không cao khôngthấp, thuộc kiểu không có gì đặc biệt. Tuy có hơi bình thường một chútnhưng là người dễ chịu, giọng nói hơi có khẩu âm miền Tây, khi phát âmlại từng chữ rành rọt, nghe rất thoải mái. Nàng biết chuyện Kỷ gia,nương tử nhà họ Kỷ này khá là lợi hại, không hẹn mà hợp tính Trình TúAnh.
Dẫu có hợp nhau, vừa nhìn như đã quen từ lâu,nhưng lại không thể nói với nhau thêm vài câu như những người khác. Nhịnương tử Liễu gia khen một câu: “Đại lang nhà cô trông rất ra dáng đấynhé.” Đại nương tử Lý gia tiếp chuyện : “Vừa lễ phép vừa nhã nhặn, dù gì cũng là con nhà trí thức, hơn thằng khỉ nhà tôi gấp trăm lần.”
Người xướng kẻ ca, quấn lấy Hà thị tán chuyện chăm sóc con thế này thế nọ.Trình Tú Anh ngầm bực mình, mắt lạnh ngồi nhìn, đám người này vừa vào đã tự kết thành đội, chỉ có Lâm thị nương tử Triệu gia là còn nói chuyệnthoải mái với nàng. Kẻ khác có vẻ sợ phải giao tiếp với nàng, cứ như sợnàng đập phá chặt chém vậy —– Trình Tú Anh thầm nghĩ, đúng là nhìn aicũng thành người xấu.
Bấy giờ bà bếp bước vào, Hà thị quắc mắt: “Mợ bếp, lên đây làm gì?” Bà mợ cười thưa: “Già sợ bọn nhahoàn ra kia lại luống cuống tay chân, bèn lệnh chúng đến đây hầu hạnương tử rồi tự ra kia đưa canh, vừa lúc gặp một lang quân tuấn tú saiđến đây trông nom nương tử nhà cậu, người mặc áo khoác ngắn màu đỏ, váytrắng, đầu cài trâm hoa mai.”
Chúng nữ nhìn quanh,thấy ngay Tú Anh. Hà thị nói: “Muội tử xinh đẹp thế này, chẳng tráchlang quân thương nhớ. Mợ kia, nói với lang quân Trình gia, vợ cậu ta ởchỗ ta, ta chịu trách nhiệm cho, thế thôi.”
Vài côcùng nói: “Lang quân nhà ấy đúng là yêu thương nàng.” Lại thở dài mộtlượt. Cả phòng gượng gạo lắng xuống. Hà thị ngầm hiểu nhưng không bóctrần, lại hơi lấy làm tiếc cho Trình Tú Anh —– Là một người hoàn hảo,nhà cũng đủ đầy, chỉ thiếu mỗi anh em, thế mới rơi vào cảnh ngộ khó xửnhư vậy. Nghe nương tử nhà huyện lệnh bảo chùa trên núi Tây Nam rấtthiêng, chi bằng mời nàng lên chùa lễ bái, mình thì cầu tiền đồ, cònTrình nương tử thì xin đứa con trai.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục