Nữ Hộ
Chương 8: Kỷ trạch
NỮ HỘ ĐƠN ĐINH, CÁI THIÊN DÂN CHI CÙNG GIẢ DÃ*
[*Ý chỉ những nhà chỉ sinh được con gái, hoặc chỉ có một con trai là những nhà nghèo nhất gầm trời này.]
Gia đình Kỷ chủ bộ rất nhanh đã chuyển đến thành Giang Châu, đoàn xe Kỷ gia khá dài, gồm mười mấy chiếc xe to, số vú già theo hầu cũng tầm khoảngđấy. Gã sai vặt của Trình lão thái công đứng ngoài cổng thăm dò, đếmxong vội vã quay về báo cáo với chủ nhân: “Bốn chiếc xe đầu chở người,còn lại là đồ đạc, có cả tùy tùng và áp tiêu, ngoài áo quần thì còn rấtnhiều đồ trang trí nội thất, nom rất rực rỡ, rất chói mắt.”
Lâm lão an nhân nói: “Xem ra không phải hạng quan khố rách, dễ giao tiếp.”
Trình lão thái công đáp: “Bằng thân cử nhân, có thể xoay sở để được chuyểnđến nơi này, tất sẽ không nghèo hèn. Nhưng chẳng biết…”
Ông Trình hạ giọng, bà Lâm nghe không rõ, hỏi với theo: “Gì cơ?”
Trình Tú Anh tiếp lời: “Sai người đi xem thử, thể nào họ cũng cần giúp, dùkhông cần người nhà mình vào tận nhà đỡ đần này nọ thì cũng cần ngườichỉ đường, chỉ chỗ mua gạo mua rau.”
Ông Trình nói: “Nên thế. Dặn Trình Phúc đi đi.”
Trình Khiêm đứng dậy: “Con đi truyền lời cho bác ấy.”
Ông Trình gật đầu hài lòng. Trình Phúc là lão bộc lâu năm của nhà họ Trình, cha bác và ông Trình lớn lên bên nhau, lớn hơn ông Trình vài tuổi, rấtđược lòng ông Trình. Cha bác đã mất vài năm trước, Trình Phúc nối nghiệp cha, làm quản gia cho nhà họ Trình. Nhà họ Trình không quá lớn, khôngchia quản sự nội quản sự ngoại, mọi việc đều do bác lo liệu. Nội việnđông nữ chủ, không thuộc phạm vi quản lý của bác ấy, bác chỉ giải quyếtcác việc lặt vặt bên ngoài, cũng xứng được thưa một tiếng “quản sự”.
Nghe Trình Khiêm báo lại, Trình Phúc không dám trái lời, đáp ngay: “Tôi đichuyến này, có cần phải đem theo vài tấm thiếp không?”
Trình Khiêm được nhắc mới nói: “Đúng nhỉ, bác chờ một chút.” Đoạn bảo sai vặt Bổng Nghiên về chỗ ông Trình lấy thiếp. Bổng Nghiên vốn tên là Nhị Cẩu, được mua về, Trình Khiêm thì lười sửa tên cho cậu, cũng do Trình lãothái công thấy cái tên vô duyên quá nên mới đổi thành cái tên bây giờ.
Bổng Nghiên vừa đi, Trình Khiêm và Trình Phúc lại thành ra ở riêng với nhau, Trình Phúc cũng rất khách sáo với chàng rể này, không nhanh không chậmtrình bày với Trình Khiêm chuyện mình sẽ làm: “Tôi đi chuyến này thăm dò thử xem hàng xóm mới có dễ sống cùng không, khi về sẽ báo cáo lại vớichủ nhân. Lớn nhỏ gì thì cũng là quan, nếu khó chơi thì cũng biết đườngchuẩn bị trước.”
Trình Khiêm nghiêm túc lắng nghe, chốc chốc lại gật đầu.
Trình Phúc khá là hài lòng, lại tiếp: “Cô gia vốn hay lo liệu việc ngoài, cóvài chuyện không cần tôi nhiều lời.” Lúc chưa ở rể, Trình Khiêm đã từngcộng tác với bác, chàng là một thanh niên tháo vát. Vả lại, khế ướcchàng ký không phải loại bán thân mà có thời hạn, vài năm nữa TrìnhKhiêm lại về họ cũ, Trình Tú Anh cũng phải “gả” cho nhà họ Hồng. Khôngnhư rể Ngô nhị lang đời trước, dù có bị khinh thường, mức độ cũng khácnhau.
Chẳng bao lâu sau, Bổng Nghiên đã đem bái thiếp đến, bái thiếp được đặt trong một cái túi da, cậu bước đến mở túi ra cho hai người xem trước: “Củathái công, của an nhân, của nương tử, của cô gia, tổng cộng bốn tấm.”Đếm kỹ rồi giao cho Trình Phúc. Trình Phúc lại nói với Trình Khiêm: “Thế cũng đủ rồi, thiếu một tấm, cũng không cần phân trần với chủ bộ, hẳn là sẽ có người báo lại.”
Nhận túi da, phòng bếp lại đưa đến hai hộp bánh ú trứng vịt, Trình Phúc saitạp dịch ngoài cửa xách theo, mình thì cầm bái thiếp, đi đến Kỷ trạch.
•••••
Kỷ chủ bộ mới chuyển đến, nhà thì bận, bản thân thì đến nha môn đánh tiếng trước, làm quen nhận mặt cấp trên với đồng nghiệp, cả nha môn hẹn nhauđêm đến sẽ mở tiệc đón gió tẩy trần cho hắn. Kỷ chủ bộ nghĩ đến cảnhtượng lộn xộn rối ren ở nhà, lại liên tưởng tới cái mồm chua ngoa củavợ, bèn quyết chí ở lỳ trong nha môn luôn, vừa để mình được yên tai, vừa lưu lại hình tượng cần cù siêng năng cho cấp trên.
Lập tức chắp tay: “Hạ quan vừa tới, không dám nhác việc, bằng không tối nay chẳng thể an lòng nhập tiệc được.”
Lý huyện lệnh nghe xong bật cười: “Vậy cứ ở lại thôi, giờ cũng rỗi rãi.”
Lập tức có vai phụ nói thay lời Lý huyện lệnh: “Vụ xuân vừa qua, vụ thuchưa đến, mưa thuận gió hòa, dân sinh an ổn. Cứ theo lệ cũ mà làm việc,rất dễ quen tay.”
Kỷ chủ bộ cười cười với vẻ ngạc nhiên: “Minh công đại tài. Việc khó nhất chính là phòng họa chưa đến, chặn nạn phát sinh đấy.”
Lý huyện lệnh được tâng bốc đã nhiều, mình cũng từng tâng bốc không ítngười, nhưng hôm nay nghe Kỷ chủ bộ nịnh hót một phen, cũng vui tronglòng, khoát tay: “Vẫn phải cố gắng hơn.”
Hai người đưa đẩy, bên cạnh lại có thêm vài vai phụ tôm tép, anh thổi ta nâng, hài hòa biết mấy.
Trình Phúc đến Kỷ trạch, chỉ có mỗi nương tử Kỷ gia là có mặt ở nhà. Chị ngồi cách rèm châu nghe Trình Phúc thưa chuyện, Trình Phúc cung kính đưalời: “Chủ nhân sai tôi đến chúc sức khỏe lang quân và nương tử quý phủ.Hay tin quý phủ vừa chuyển tới, e vẫn bận rộn dỡ đồ, không dám quấy quảquá nhiều, chỉ chờ quý phủ ổn định đâu đấy, lại mang rượu đến chơi nhà,” đoạn dâng bái thiếp lên, nói tiếp, “nương tử ở nhà dặn dò, chỉ sợ quýphủ chưa quen nơi này, nếu không biết nơi mua rau thịt gạo dầu thì cứlệnh tôi bày cho quản sự quý phủ, đỡ phải dò la.”
Bác cung kính trình bày, lại nghĩ thầm, nhà họ Kỷ này cũng có thể xem nhưgia đình dòng dõi, nương tử quý gia không lộ diện gặp người mà ngồi saurèm che, nhưng vẫn chưa đủ sang quý, những gia đình sang quý trong thành này, ví như nhà huyện lệnh, sẽ không để nam bộc nhà khác diện kiến nữchủ nhà mình dễ dàng như vậy.
Phía trong, nương tử Kỷ gia Hà thị đã buông lời, giọng chị vẫn pha khẩu âm miền tây, song tiếng quan thoại* lại không đến nỗi khó nghe: “Thế thì làm phiền rồi.” Rồi trở tay nhậnbái thiếp, thấy có bốn tấm, lòng lấy làm lạ, nhà ai gửi thiếp mà khôngđặt vợ chồng chung một phần thế này?
[*Là tiếng phổ thông, hay còn gọi là quốc ngữ.]
Hà thị cho rằng họ nên phái một bà quản sự đến gặp mình mới phải, thầmnghĩ Trình gia cũng chỉ là hạng xoàng thôi. Miệng vẫn lệnh Trình Phúcchuyển lời, trước cảm tạ sự nhiệt thành của hàng xóm mới, sau gọi quảnsự nhà mình đến chào hỏi Trình Phúc, lại hỏi duyên cớ tặng thiếp.
Trình Phúc đáp: “Thái công an nhân nhà tôi đã cao tuổi, không tiện đi lại,gửi thiếp tỏ lòng kính trọng. Sau này, người đến thăm nhà sẽ là tiểunương tử và tiểu lang quân, ra mắt bằng thiệp trước.”
Hà thị cười, chị cũng chỉ biết vài con chữ, hiểu vài quy tắc, khi thấyhàng xóm có trượng phu tên “Trình Khiêm”, nương tử là “Trình thị”, lònglấy làm ngạc nhiên: Cùng họ không được phép lấy nhau, tại sao vợ chồnglại cùng một họ? Lại đọc kỹ một lượt, quả đúng là vợ chồng, không phảianh em —– Chị không nghĩ tới chuyện ở rể, dẫu sao việc này cũng hiếmgặp. Song không tiện dò thẳng người ta, chỉ hỏi ở đường này có những gia đình nào, bao nhiêu người.
Trình Phúc trả lời lần lượt: “Con đường này khá là thanh tịnh, ngoài quý phủvà chủ nhân nhà tôi thì còn Triệu gia, Lý gia, Vương gia, Dương gia,Liễu gia, đều là gia đình bậc trung —– Không quý bằng quý phủ, nhưng vẫn hơn đa số người.” Lại liệt kê sơ nhân khẩu mỗi nhà.
Hà thị cũng chỉ nhớ đại khái, đoạn thưởng một trăm tiền rồi mời Trình Phúc đưa quản sự nhà mình đi lại cho quen đường sá.
Chẳng bao lâu sau, những nhà hàng xóm như Triệu gia cũng sai quản sự đến tặng bái thiếp, con đường này toàn người giàu có, tôi tớ nhiều, dù không cóquản sự cũng có vài tên sai vặt, thể diện chu toàn.
Hà nương tử cũng hỏi nhà người này về nhà người nọ, từ đó mới hay nhữngchuyện như nhà họ Trình kén rể, nhà họ Triệu có một bà cụ ở góa, vânvân. Lòng lại xoay chuyển, cảm thấy Trình gia chu đáo hơn nhà người khác nhiều, đến cả chỗ nào mua gì đều bày cho cả. Trình Phúc lại nhắc mộtcâu Lý huyện lệnh gần đây buồn phiền, không thường ra ngoài này nọ.
Buổi tối Kỷ chủ bộ trở về, Hà nương tử vốn muốn kể chuyện này cho hắn nghe,chẳng ngờ Kỷ chủ bộ lại vác cái mình sực nức mùi son phấn vào nhà. Hànương tử thay đổi hẳn thái độ, cười lạnh vài tiếng, lệnh thị nữ tạt nước thẳng mặt.
Kỷ chủ bộ hứng trọn chậu nước lạnh ngắt, rượu tỉnh được bảy phần, vừa thấy vợ thì nổi cáu ngay: “Cái bà này, muốn gì đấy?”
Hà nương tử cười lạnh một tiếng, tôi tớ di tản, vú em dắt tay cô cậu chủnhỏ lỉnh đi mất. Hà nương tử chống nạnh: “Gần đây huyện lệnh không vui,ông vừa chuyển đến đã thành ra thế này, ngại mình sống quá êm đềm rồihả?”
Kỷ chủ bộ đáp: “Ta vừa uống rượu cùng lão —– Sao bà biết lão không vui?”
Hà nương tử xoay phắt đầu, bước vào phòng. Kỷ chủ bộ giơ ống tay áo ướt sũng lên lau mặt, cũng theo đuôi: “Nói xem nào!”
Hà nương tử thấy ngữ điệu chồng bất thường, bấy giờ mới thuật lại chuyệnban sáng. Kỷ chủ bộ vuốt cằm: “Thảo nào lão cứ đơ đơ mặt ra, bọn tachẳng ai dám nâng chén.”
Hà nương tử định nẹt vài câu đại loại như “Không dám nâng chén mà đã saythế này, còn vác cái xác đầy mùi hồ ly trở về.”, song nghĩ lại thì chồng đã làm quan, lại là cử nhân, bây giờ khác xưa nhiều lắm, bèn nhịn không lên tiếng nữa. Bèn kể chuyện hàng xóm đưa bái thiếp, muốn đến chơi nhà, Kỷ chủ bộ nói: “Chỉ e mấy ngày nay không rỗi việc, vẫn chưa mời đồngnghiệp trong nha môn ăn một bữa, hôm nay dùng tiệc ở Thái Phong lâu,chắc nơi này là chỗ ruột của họ, bà cầm tiền đến đấy đặt mấy bàn đi, mời cả gia quyến nhà người ta nữa. À mà đại lang cũng sắp đi học, phảithỉnh giáo họ ở đây có thầy nào giỏi, có thư viện nào hay không.”
Hà nương tử đáp: “Tôi biết rồi, ngày mai sai chúng nó cầm bái thiếp của ông, đáp từng người một.”
Kỷ chủ bộ chợt hắt hơi một tiếng, bấy giờ mới nhớ mình mặc quần áo ướt cảmột lúc lâu, giậm chân quát: “Mau lấy y phục khô đến thay cho ta!”
Kỷ chủ bộ thay xong đồ, Hà nương tử rỗi rãi chuyện phiếm vài câu, lại nhắc đến hàng xóm. Đề tài dễ bàn luận nhất là về nhà họ Trình: “Nhà họ đángthương thật, vốn có một tiểu lang đậu cử nhân, nhưng trên đường đi thitiến sĩ lại bệnh chết. Cũng đã hai đời không có con trai rồi, cứ cáiđiệu này thì làm sao ngóc đầu lên được chứ ~ Một cô gái tốt, lại khônggả nổi cho người môn đăng hộ đối, chậc chậc.”
Con người ai cũng thế, miệng thì đầy từ nhân đức, song điệu bộ lại pha ýbỡn cợt, chưa đến mức cười trên nỗi đau của người khác, chỉ ngầm chứngtỏ nhà mình hạnh phúc hơn thôi.
Kỷ chủ bộ nghiêm mặt: “Nữ hộ đơn đinh, cái thiên dân chi cùng giả dã, cốchi vương giả thủ vụ tuất thử. Há lại có cái kiểu vui sướng khi ngườigặp họa thế này? Ăn ở đàng hoàng với người ta đi, thái công nhà ấy là tú tài, dạy được con thành cử nhân, thể nào cũng là người có tài. Ta bâygiờ làm quan, trọng nhất là thanh danh, là vợ ta thì càng phải thậntrọng.”
Hà nương tử chìa ngón tay ra, giả bộ chọt hắn vài cái, trách: “Xì! Tôi làngười như thế sao? Chẳng qua chỉ kể cho ông nghe, ông thấy không cầnthiết thì sau này khỏi kể nữa, xem có tự bẽ mặt không. Trước nhất, ôngviết thư đi, để mai sáng còn gửi về quê nữa.”
Kỷ chủ bộ vỗ trán: “Đúng nhỉ, chuyện này là không thể lơ là được. Vẫn phải giúp chú bác vài việc.” Lại nghĩ, bà vợ này tuy có hơi đanh đá, nhưnglo liệu việc quan trọng thì vẫn đâu vào đấy.
Hà nương tử không khỏi chế giễu: “Họ cho tiền ông học, chẳng phải vì muốnnhờ ông đỡ đần mai sau à, ông đã tỉnh rượu rồi thì tôi cũng nghiêm túcnày. Gia đình ông vốn không có tiền cho ông đi học, bọn họ giàu thì tạođiều kiện, đấy là ân tình, phải trả. Bây giờ ông đã làm quan, có giúpđược hay không lại là chuyện khác, mình có lòng là được. Nhưng ông phảinhớ, chuyện ăn hối lộ với trái pháp luật là tuyệt đối không được làm,cũng đừng nghĩ đến chuyện làm xằng làm bậy để leo lên cao, trở thành chỗ dựa cho họ, đừng làm xấu mặt cha mẹ đã qua đời, trước lúc đi họ đã dặntôi phải trông chừng ông, tôi không dám lơi tay.”
Kỷ chủ bộ đáp: “Bà lại nghĩ đi đâu thế không biết? Bọn họ chỉ vì nhà mìnhlà thương nhân, dễ bị khinh thường, bỏ công ra cho con cháu nội tộc đihọc, cũng chẳng cầu gì lớn lao, chỉ muốn không chịu điều tiếng nữa. Mấynăm nay họ đã vì chúng ta làm biết bao chuyện, chức quan này cũng nhờ họ dùng tiền để đổi, làm người há lại quên mất mình là ai?”
Hà nương tử thầm nói, tôi vẫn chưa quên việc ông suýt nữa đã lấy cháu gáingoại của chú trong tộc đâu! Miệng thì bảo: “Tôi chỉ nói ông nghe thếthôi, ông đứng vững rồi mới giúp được bọn họ. Đừng chỉ vì cái lợi trướcmắt mà làm mất căn cơ, ấy mới khiến người ta cười vào mặt.”
Kỷ chủ bộ đáp: “Biết rồi biết rồi, thôi ngủ đi, ngày mai còn ối chuyện phải làm.”
Vì nhà họ Kỷ bận rộn, hàng xóm chỉ nhận thiếp đáp trả. Vài ngày sau, Kỷ gia mới mời mọi người đến nhà.
[*Ý chỉ những nhà chỉ sinh được con gái, hoặc chỉ có một con trai là những nhà nghèo nhất gầm trời này.]
Gia đình Kỷ chủ bộ rất nhanh đã chuyển đến thành Giang Châu, đoàn xe Kỷ gia khá dài, gồm mười mấy chiếc xe to, số vú già theo hầu cũng tầm khoảngđấy. Gã sai vặt của Trình lão thái công đứng ngoài cổng thăm dò, đếmxong vội vã quay về báo cáo với chủ nhân: “Bốn chiếc xe đầu chở người,còn lại là đồ đạc, có cả tùy tùng và áp tiêu, ngoài áo quần thì còn rấtnhiều đồ trang trí nội thất, nom rất rực rỡ, rất chói mắt.”
Lâm lão an nhân nói: “Xem ra không phải hạng quan khố rách, dễ giao tiếp.”
Trình lão thái công đáp: “Bằng thân cử nhân, có thể xoay sở để được chuyểnđến nơi này, tất sẽ không nghèo hèn. Nhưng chẳng biết…”
Ông Trình hạ giọng, bà Lâm nghe không rõ, hỏi với theo: “Gì cơ?”
Trình Tú Anh tiếp lời: “Sai người đi xem thử, thể nào họ cũng cần giúp, dùkhông cần người nhà mình vào tận nhà đỡ đần này nọ thì cũng cần ngườichỉ đường, chỉ chỗ mua gạo mua rau.”
Ông Trình nói: “Nên thế. Dặn Trình Phúc đi đi.”
Trình Khiêm đứng dậy: “Con đi truyền lời cho bác ấy.”
Ông Trình gật đầu hài lòng. Trình Phúc là lão bộc lâu năm của nhà họ Trình, cha bác và ông Trình lớn lên bên nhau, lớn hơn ông Trình vài tuổi, rấtđược lòng ông Trình. Cha bác đã mất vài năm trước, Trình Phúc nối nghiệp cha, làm quản gia cho nhà họ Trình. Nhà họ Trình không quá lớn, khôngchia quản sự nội quản sự ngoại, mọi việc đều do bác lo liệu. Nội việnđông nữ chủ, không thuộc phạm vi quản lý của bác ấy, bác chỉ giải quyếtcác việc lặt vặt bên ngoài, cũng xứng được thưa một tiếng “quản sự”.
Nghe Trình Khiêm báo lại, Trình Phúc không dám trái lời, đáp ngay: “Tôi đichuyến này, có cần phải đem theo vài tấm thiếp không?”
Trình Khiêm được nhắc mới nói: “Đúng nhỉ, bác chờ một chút.” Đoạn bảo sai vặt Bổng Nghiên về chỗ ông Trình lấy thiếp. Bổng Nghiên vốn tên là Nhị Cẩu, được mua về, Trình Khiêm thì lười sửa tên cho cậu, cũng do Trình lãothái công thấy cái tên vô duyên quá nên mới đổi thành cái tên bây giờ.
Bổng Nghiên vừa đi, Trình Khiêm và Trình Phúc lại thành ra ở riêng với nhau, Trình Phúc cũng rất khách sáo với chàng rể này, không nhanh không chậmtrình bày với Trình Khiêm chuyện mình sẽ làm: “Tôi đi chuyến này thăm dò thử xem hàng xóm mới có dễ sống cùng không, khi về sẽ báo cáo lại vớichủ nhân. Lớn nhỏ gì thì cũng là quan, nếu khó chơi thì cũng biết đườngchuẩn bị trước.”
Trình Khiêm nghiêm túc lắng nghe, chốc chốc lại gật đầu.
Trình Phúc khá là hài lòng, lại tiếp: “Cô gia vốn hay lo liệu việc ngoài, cóvài chuyện không cần tôi nhiều lời.” Lúc chưa ở rể, Trình Khiêm đã từngcộng tác với bác, chàng là một thanh niên tháo vát. Vả lại, khế ướcchàng ký không phải loại bán thân mà có thời hạn, vài năm nữa TrìnhKhiêm lại về họ cũ, Trình Tú Anh cũng phải “gả” cho nhà họ Hồng. Khôngnhư rể Ngô nhị lang đời trước, dù có bị khinh thường, mức độ cũng khácnhau.
Chẳng bao lâu sau, Bổng Nghiên đã đem bái thiếp đến, bái thiếp được đặt trong một cái túi da, cậu bước đến mở túi ra cho hai người xem trước: “Củathái công, của an nhân, của nương tử, của cô gia, tổng cộng bốn tấm.”Đếm kỹ rồi giao cho Trình Phúc. Trình Phúc lại nói với Trình Khiêm: “Thế cũng đủ rồi, thiếu một tấm, cũng không cần phân trần với chủ bộ, hẳn là sẽ có người báo lại.”
Nhận túi da, phòng bếp lại đưa đến hai hộp bánh ú trứng vịt, Trình Phúc saitạp dịch ngoài cửa xách theo, mình thì cầm bái thiếp, đi đến Kỷ trạch.
•••••
Kỷ chủ bộ mới chuyển đến, nhà thì bận, bản thân thì đến nha môn đánh tiếng trước, làm quen nhận mặt cấp trên với đồng nghiệp, cả nha môn hẹn nhauđêm đến sẽ mở tiệc đón gió tẩy trần cho hắn. Kỷ chủ bộ nghĩ đến cảnhtượng lộn xộn rối ren ở nhà, lại liên tưởng tới cái mồm chua ngoa củavợ, bèn quyết chí ở lỳ trong nha môn luôn, vừa để mình được yên tai, vừa lưu lại hình tượng cần cù siêng năng cho cấp trên.
Lập tức chắp tay: “Hạ quan vừa tới, không dám nhác việc, bằng không tối nay chẳng thể an lòng nhập tiệc được.”
Lý huyện lệnh nghe xong bật cười: “Vậy cứ ở lại thôi, giờ cũng rỗi rãi.”
Lập tức có vai phụ nói thay lời Lý huyện lệnh: “Vụ xuân vừa qua, vụ thuchưa đến, mưa thuận gió hòa, dân sinh an ổn. Cứ theo lệ cũ mà làm việc,rất dễ quen tay.”
Kỷ chủ bộ cười cười với vẻ ngạc nhiên: “Minh công đại tài. Việc khó nhất chính là phòng họa chưa đến, chặn nạn phát sinh đấy.”
Lý huyện lệnh được tâng bốc đã nhiều, mình cũng từng tâng bốc không ítngười, nhưng hôm nay nghe Kỷ chủ bộ nịnh hót một phen, cũng vui tronglòng, khoát tay: “Vẫn phải cố gắng hơn.”
Hai người đưa đẩy, bên cạnh lại có thêm vài vai phụ tôm tép, anh thổi ta nâng, hài hòa biết mấy.
Trình Phúc đến Kỷ trạch, chỉ có mỗi nương tử Kỷ gia là có mặt ở nhà. Chị ngồi cách rèm châu nghe Trình Phúc thưa chuyện, Trình Phúc cung kính đưalời: “Chủ nhân sai tôi đến chúc sức khỏe lang quân và nương tử quý phủ.Hay tin quý phủ vừa chuyển tới, e vẫn bận rộn dỡ đồ, không dám quấy quảquá nhiều, chỉ chờ quý phủ ổn định đâu đấy, lại mang rượu đến chơi nhà,” đoạn dâng bái thiếp lên, nói tiếp, “nương tử ở nhà dặn dò, chỉ sợ quýphủ chưa quen nơi này, nếu không biết nơi mua rau thịt gạo dầu thì cứlệnh tôi bày cho quản sự quý phủ, đỡ phải dò la.”
Bác cung kính trình bày, lại nghĩ thầm, nhà họ Kỷ này cũng có thể xem nhưgia đình dòng dõi, nương tử quý gia không lộ diện gặp người mà ngồi saurèm che, nhưng vẫn chưa đủ sang quý, những gia đình sang quý trong thành này, ví như nhà huyện lệnh, sẽ không để nam bộc nhà khác diện kiến nữchủ nhà mình dễ dàng như vậy.
Phía trong, nương tử Kỷ gia Hà thị đã buông lời, giọng chị vẫn pha khẩu âm miền tây, song tiếng quan thoại* lại không đến nỗi khó nghe: “Thế thì làm phiền rồi.” Rồi trở tay nhậnbái thiếp, thấy có bốn tấm, lòng lấy làm lạ, nhà ai gửi thiếp mà khôngđặt vợ chồng chung một phần thế này?
[*Là tiếng phổ thông, hay còn gọi là quốc ngữ.]
Hà thị cho rằng họ nên phái một bà quản sự đến gặp mình mới phải, thầmnghĩ Trình gia cũng chỉ là hạng xoàng thôi. Miệng vẫn lệnh Trình Phúcchuyển lời, trước cảm tạ sự nhiệt thành của hàng xóm mới, sau gọi quảnsự nhà mình đến chào hỏi Trình Phúc, lại hỏi duyên cớ tặng thiếp.
Trình Phúc đáp: “Thái công an nhân nhà tôi đã cao tuổi, không tiện đi lại,gửi thiếp tỏ lòng kính trọng. Sau này, người đến thăm nhà sẽ là tiểunương tử và tiểu lang quân, ra mắt bằng thiệp trước.”
Hà thị cười, chị cũng chỉ biết vài con chữ, hiểu vài quy tắc, khi thấyhàng xóm có trượng phu tên “Trình Khiêm”, nương tử là “Trình thị”, lònglấy làm ngạc nhiên: Cùng họ không được phép lấy nhau, tại sao vợ chồnglại cùng một họ? Lại đọc kỹ một lượt, quả đúng là vợ chồng, không phảianh em —– Chị không nghĩ tới chuyện ở rể, dẫu sao việc này cũng hiếmgặp. Song không tiện dò thẳng người ta, chỉ hỏi ở đường này có những gia đình nào, bao nhiêu người.
Trình Phúc trả lời lần lượt: “Con đường này khá là thanh tịnh, ngoài quý phủvà chủ nhân nhà tôi thì còn Triệu gia, Lý gia, Vương gia, Dương gia,Liễu gia, đều là gia đình bậc trung —– Không quý bằng quý phủ, nhưng vẫn hơn đa số người.” Lại liệt kê sơ nhân khẩu mỗi nhà.
Hà thị cũng chỉ nhớ đại khái, đoạn thưởng một trăm tiền rồi mời Trình Phúc đưa quản sự nhà mình đi lại cho quen đường sá.
Chẳng bao lâu sau, những nhà hàng xóm như Triệu gia cũng sai quản sự đến tặng bái thiếp, con đường này toàn người giàu có, tôi tớ nhiều, dù không cóquản sự cũng có vài tên sai vặt, thể diện chu toàn.
Hà nương tử cũng hỏi nhà người này về nhà người nọ, từ đó mới hay nhữngchuyện như nhà họ Trình kén rể, nhà họ Triệu có một bà cụ ở góa, vânvân. Lòng lại xoay chuyển, cảm thấy Trình gia chu đáo hơn nhà người khác nhiều, đến cả chỗ nào mua gì đều bày cho cả. Trình Phúc lại nhắc mộtcâu Lý huyện lệnh gần đây buồn phiền, không thường ra ngoài này nọ.
Buổi tối Kỷ chủ bộ trở về, Hà nương tử vốn muốn kể chuyện này cho hắn nghe,chẳng ngờ Kỷ chủ bộ lại vác cái mình sực nức mùi son phấn vào nhà. Hànương tử thay đổi hẳn thái độ, cười lạnh vài tiếng, lệnh thị nữ tạt nước thẳng mặt.
Kỷ chủ bộ hứng trọn chậu nước lạnh ngắt, rượu tỉnh được bảy phần, vừa thấy vợ thì nổi cáu ngay: “Cái bà này, muốn gì đấy?”
Hà nương tử cười lạnh một tiếng, tôi tớ di tản, vú em dắt tay cô cậu chủnhỏ lỉnh đi mất. Hà nương tử chống nạnh: “Gần đây huyện lệnh không vui,ông vừa chuyển đến đã thành ra thế này, ngại mình sống quá êm đềm rồihả?”
Kỷ chủ bộ đáp: “Ta vừa uống rượu cùng lão —– Sao bà biết lão không vui?”
Hà nương tử xoay phắt đầu, bước vào phòng. Kỷ chủ bộ giơ ống tay áo ướt sũng lên lau mặt, cũng theo đuôi: “Nói xem nào!”
Hà nương tử thấy ngữ điệu chồng bất thường, bấy giờ mới thuật lại chuyệnban sáng. Kỷ chủ bộ vuốt cằm: “Thảo nào lão cứ đơ đơ mặt ra, bọn tachẳng ai dám nâng chén.”
Hà nương tử định nẹt vài câu đại loại như “Không dám nâng chén mà đã saythế này, còn vác cái xác đầy mùi hồ ly trở về.”, song nghĩ lại thì chồng đã làm quan, lại là cử nhân, bây giờ khác xưa nhiều lắm, bèn nhịn không lên tiếng nữa. Bèn kể chuyện hàng xóm đưa bái thiếp, muốn đến chơi nhà, Kỷ chủ bộ nói: “Chỉ e mấy ngày nay không rỗi việc, vẫn chưa mời đồngnghiệp trong nha môn ăn một bữa, hôm nay dùng tiệc ở Thái Phong lâu,chắc nơi này là chỗ ruột của họ, bà cầm tiền đến đấy đặt mấy bàn đi, mời cả gia quyến nhà người ta nữa. À mà đại lang cũng sắp đi học, phảithỉnh giáo họ ở đây có thầy nào giỏi, có thư viện nào hay không.”
Hà nương tử đáp: “Tôi biết rồi, ngày mai sai chúng nó cầm bái thiếp của ông, đáp từng người một.”
Kỷ chủ bộ chợt hắt hơi một tiếng, bấy giờ mới nhớ mình mặc quần áo ướt cảmột lúc lâu, giậm chân quát: “Mau lấy y phục khô đến thay cho ta!”
Kỷ chủ bộ thay xong đồ, Hà nương tử rỗi rãi chuyện phiếm vài câu, lại nhắc đến hàng xóm. Đề tài dễ bàn luận nhất là về nhà họ Trình: “Nhà họ đángthương thật, vốn có một tiểu lang đậu cử nhân, nhưng trên đường đi thitiến sĩ lại bệnh chết. Cũng đã hai đời không có con trai rồi, cứ cáiđiệu này thì làm sao ngóc đầu lên được chứ ~ Một cô gái tốt, lại khônggả nổi cho người môn đăng hộ đối, chậc chậc.”
Con người ai cũng thế, miệng thì đầy từ nhân đức, song điệu bộ lại pha ýbỡn cợt, chưa đến mức cười trên nỗi đau của người khác, chỉ ngầm chứngtỏ nhà mình hạnh phúc hơn thôi.
Kỷ chủ bộ nghiêm mặt: “Nữ hộ đơn đinh, cái thiên dân chi cùng giả dã, cốchi vương giả thủ vụ tuất thử. Há lại có cái kiểu vui sướng khi ngườigặp họa thế này? Ăn ở đàng hoàng với người ta đi, thái công nhà ấy là tú tài, dạy được con thành cử nhân, thể nào cũng là người có tài. Ta bâygiờ làm quan, trọng nhất là thanh danh, là vợ ta thì càng phải thậntrọng.”
Hà nương tử chìa ngón tay ra, giả bộ chọt hắn vài cái, trách: “Xì! Tôi làngười như thế sao? Chẳng qua chỉ kể cho ông nghe, ông thấy không cầnthiết thì sau này khỏi kể nữa, xem có tự bẽ mặt không. Trước nhất, ôngviết thư đi, để mai sáng còn gửi về quê nữa.”
Kỷ chủ bộ vỗ trán: “Đúng nhỉ, chuyện này là không thể lơ là được. Vẫn phải giúp chú bác vài việc.” Lại nghĩ, bà vợ này tuy có hơi đanh đá, nhưnglo liệu việc quan trọng thì vẫn đâu vào đấy.
Hà nương tử không khỏi chế giễu: “Họ cho tiền ông học, chẳng phải vì muốnnhờ ông đỡ đần mai sau à, ông đã tỉnh rượu rồi thì tôi cũng nghiêm túcnày. Gia đình ông vốn không có tiền cho ông đi học, bọn họ giàu thì tạođiều kiện, đấy là ân tình, phải trả. Bây giờ ông đã làm quan, có giúpđược hay không lại là chuyện khác, mình có lòng là được. Nhưng ông phảinhớ, chuyện ăn hối lộ với trái pháp luật là tuyệt đối không được làm,cũng đừng nghĩ đến chuyện làm xằng làm bậy để leo lên cao, trở thành chỗ dựa cho họ, đừng làm xấu mặt cha mẹ đã qua đời, trước lúc đi họ đã dặntôi phải trông chừng ông, tôi không dám lơi tay.”
Kỷ chủ bộ đáp: “Bà lại nghĩ đi đâu thế không biết? Bọn họ chỉ vì nhà mìnhlà thương nhân, dễ bị khinh thường, bỏ công ra cho con cháu nội tộc đihọc, cũng chẳng cầu gì lớn lao, chỉ muốn không chịu điều tiếng nữa. Mấynăm nay họ đã vì chúng ta làm biết bao chuyện, chức quan này cũng nhờ họ dùng tiền để đổi, làm người há lại quên mất mình là ai?”
Hà nương tử thầm nói, tôi vẫn chưa quên việc ông suýt nữa đã lấy cháu gáingoại của chú trong tộc đâu! Miệng thì bảo: “Tôi chỉ nói ông nghe thếthôi, ông đứng vững rồi mới giúp được bọn họ. Đừng chỉ vì cái lợi trướcmắt mà làm mất căn cơ, ấy mới khiến người ta cười vào mặt.”
Kỷ chủ bộ đáp: “Biết rồi biết rồi, thôi ngủ đi, ngày mai còn ối chuyện phải làm.”
Vì nhà họ Kỷ bận rộn, hàng xóm chỉ nhận thiếp đáp trả. Vài ngày sau, Kỷ gia mới mời mọi người đến nhà.
Tác giả :
Ngã Tưởng Cật Nhục