Những Vụ Án Trên Thế Giới
Chương 33: Ilse Koch - Ác quỷ Buchenwald
Khi nhắc đến nước Đức thời phát xít, người ta không chỉ nhớ tới cuộc thảm sát chủng tộc do những tên trùm sò phát xít Đức khởi xướng, mà còn cảm thấy bàng hoàng khi có không ít phụ nữ Đức xinh đẹp thời đó đã bị mê hoặc bởi Đế chế thứ ba để trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ phát xít. Tên tuổi họ cho dù "nổi tiếng", nhưng lại là sự nhơ nhuốc trong lịch sử.
Và một trong những người phụ nữ xinh đẹp đó chính là “nữ bạo chúa” hay “sói cái” Ilse Koch.
Kurt Glass, một nạn nhân sống sót từ trại tập trung Buchenwald, từng có thời gian may mắn được Ilse lôi về phục dịch trong biệt thự riêng của gia đình, nhớ lại: “Ilse là một phụ nữ đẹp, có mái tóc rất dài. Bất cứ tù nhân nào dám “chiêm ngưỡng” mà để mụ chộp được ánh mắt đều có thể phải trả giá đắt bằng chính tính mạng của mình”.
Nhưng, điều làm mọi người không khỏi rùng mình ớn lạnh là việc Ilse sử dụng thuật xăm hình để phân loại tù nhân. Một ngày kia, khi vết xăm đã liền sẹo và lên mầu, Ilse ra lệnh cho tất cả tù nhân cởi hết áo. Những tù nhân có hình xăm lọt vào mắt Ilse sẽ được chọn ra và người ta mãi mãi không bao giờ thấy họ trở về nữa. Trong số đó, thanh thản nhất là những tù nhân được “vinh dự” đem đi bắn. Xấu số hơn là những ai bị tống vào phòng hơi độc bởi trước khi lên thiên đường họ phải quằn quại trong đau đớn. Ilse giết họ để lột da lấy những hình xăm đẹp, đem đi thuộc rồi làm chao đèn, găng tay và bọc sách. Ilse còn có một sở thích quái đản khác là sưu tập đầu lâu người và sấy khô ngón tay cái của các tù nhân sau khi bị giết dùng làm công tắc điện.
Ilse sinh ngày 22/9/1906 tại Dresden (Đức), là con của một đốc công. Cả thời niên thiếu, Ilse sống trong sung sướng và hạnh phúc. Ngã rẽ tội lỗi trong cuộc đời của Ilse bắt đầu từ khi ả gia nhập đảng phát xít của Adolf Hitler (Đảng Công nhân Quốc Xã Đức - NSDAP) năm 1932. Được nhồi nhét mớ lý luận phản động xem người Do Thái, người Xlavơ, người La Mã, người theo chủ nghĩa cộng sản và cả những người Đức đồng tính luyến ái, thiểu năng thần kinh... là kẻ thù lớn nhất của nước Đức, cần loại bỏ, Ilse dần trở thành tay sai đắc lực cho những kẻ bệnh hoạn tư tưởng ở Béclin thời đó: Muốn có sự “thuần khiết chủng tộc của người Đức”.
Năm 1934, Ilse gặp, yêu và hai năm sau thì cưới Karl Otto Koch, Trưởng trại tập trung Buchenwald. Từ vị trí một thư ký quèn ở trại tập trung Sachsenhausen, chuyển sang trại tập trung Buchenwald, dưới sự nâng đỡ của chồng, Ilse nhanh chóng trở thành Giám thị và tới năm 1941 được thăng chức Giám thị chính. Nắm quyền sinh quyền sát trong tay, Ilse thỏa sức tung hoành. Không chỉ tra tấn dã man, cùng với chồng, Ilse còn tìm mọi cách vét nốt những đồng tiền cuối cùng mà những tù nhân trong trại còn giấu được. Năm 1940, hai vợ chồng Ilse đã cho xây một đấu trường thể thao trong nhà, trị giá hơn 250.000 mác mà người ta tin rằng phần lớn có được từ việc “trấn lột” tù nhân.
Năm 1941, Karl chuyển sang làm Trưởng trại tập trung Majdanek. Hai năm sau, cả Karl và Ilse bị đặc vụ Gestapo bắt vì tội biển thủ và giết hại tù nhân. Những cáo buộc của tòa án cho thấy Karl đã moi tiền bất hợp pháp từ tù nhân và ra lệnh giết hai tù nhân để bịt đầu mối. Theo báo cáo về trại tập trung Buchenwald của quân đội Mỹ, Karl bị bệnh giang mai. Nhằm che giấu bí mật đó, Karl đã cho thủ tiêu hai nhân viên y tế của trại tập trung Buchenwald. Đầu năm 1945, Karl bị tòa án quân sự Đức tuyên án tử hình, sau đó bị xử tử vào tháng 4/1945.
Về phần Ilse, sau hơn 2 năm bị tạm giam, cuối cùng, ả được trả tự do vì phía tòa án không đủ chứng cứ kết tội. Sống với gia đình ở thành phố Ludwigsburg một thời gian, tháng 6/1945, Ilse bị nhà chức trách Mỹ bắt và đưa ra xét xử trong một phiên tòa về tội phạm chiến tranh diễn ra năm 1947. Chung thân là mức án ban đầu dành cho Ilse, nhưng sau đó lại được giảm xuống còn 4 năm tù giam vì “không đủ chứng cứ”. Năm 1951, Ilse được trả tự do, nhưng lại bị các cơ quan chức năng Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) bắt lại ngay lập tức. Vì những cáo buộc liên quan tới việc sát hại nhiều người Đức vô tội, Ilse nhận mức án chung thân. Ngày 1/9/1967, Ilse treo cổ tự vẫn trong nhà tù ở Bavaria, sau khi hoàn thành bức thư tuyệt mệnh gửi cho con trai, Uwe. Trong bức thư này, Ilse đã viết: “Mẹ không thể làm bất cứ điều gì khác. Chỉ có cái chết mới là sự giải thoát”.
Và một trong những người phụ nữ xinh đẹp đó chính là “nữ bạo chúa” hay “sói cái” Ilse Koch.
Kurt Glass, một nạn nhân sống sót từ trại tập trung Buchenwald, từng có thời gian may mắn được Ilse lôi về phục dịch trong biệt thự riêng của gia đình, nhớ lại: “Ilse là một phụ nữ đẹp, có mái tóc rất dài. Bất cứ tù nhân nào dám “chiêm ngưỡng” mà để mụ chộp được ánh mắt đều có thể phải trả giá đắt bằng chính tính mạng của mình”.
Nhưng, điều làm mọi người không khỏi rùng mình ớn lạnh là việc Ilse sử dụng thuật xăm hình để phân loại tù nhân. Một ngày kia, khi vết xăm đã liền sẹo và lên mầu, Ilse ra lệnh cho tất cả tù nhân cởi hết áo. Những tù nhân có hình xăm lọt vào mắt Ilse sẽ được chọn ra và người ta mãi mãi không bao giờ thấy họ trở về nữa. Trong số đó, thanh thản nhất là những tù nhân được “vinh dự” đem đi bắn. Xấu số hơn là những ai bị tống vào phòng hơi độc bởi trước khi lên thiên đường họ phải quằn quại trong đau đớn. Ilse giết họ để lột da lấy những hình xăm đẹp, đem đi thuộc rồi làm chao đèn, găng tay và bọc sách. Ilse còn có một sở thích quái đản khác là sưu tập đầu lâu người và sấy khô ngón tay cái của các tù nhân sau khi bị giết dùng làm công tắc điện.
Ilse sinh ngày 22/9/1906 tại Dresden (Đức), là con của một đốc công. Cả thời niên thiếu, Ilse sống trong sung sướng và hạnh phúc. Ngã rẽ tội lỗi trong cuộc đời của Ilse bắt đầu từ khi ả gia nhập đảng phát xít của Adolf Hitler (Đảng Công nhân Quốc Xã Đức - NSDAP) năm 1932. Được nhồi nhét mớ lý luận phản động xem người Do Thái, người Xlavơ, người La Mã, người theo chủ nghĩa cộng sản và cả những người Đức đồng tính luyến ái, thiểu năng thần kinh... là kẻ thù lớn nhất của nước Đức, cần loại bỏ, Ilse dần trở thành tay sai đắc lực cho những kẻ bệnh hoạn tư tưởng ở Béclin thời đó: Muốn có sự “thuần khiết chủng tộc của người Đức”.
Năm 1934, Ilse gặp, yêu và hai năm sau thì cưới Karl Otto Koch, Trưởng trại tập trung Buchenwald. Từ vị trí một thư ký quèn ở trại tập trung Sachsenhausen, chuyển sang trại tập trung Buchenwald, dưới sự nâng đỡ của chồng, Ilse nhanh chóng trở thành Giám thị và tới năm 1941 được thăng chức Giám thị chính. Nắm quyền sinh quyền sát trong tay, Ilse thỏa sức tung hoành. Không chỉ tra tấn dã man, cùng với chồng, Ilse còn tìm mọi cách vét nốt những đồng tiền cuối cùng mà những tù nhân trong trại còn giấu được. Năm 1940, hai vợ chồng Ilse đã cho xây một đấu trường thể thao trong nhà, trị giá hơn 250.000 mác mà người ta tin rằng phần lớn có được từ việc “trấn lột” tù nhân.
Năm 1941, Karl chuyển sang làm Trưởng trại tập trung Majdanek. Hai năm sau, cả Karl và Ilse bị đặc vụ Gestapo bắt vì tội biển thủ và giết hại tù nhân. Những cáo buộc của tòa án cho thấy Karl đã moi tiền bất hợp pháp từ tù nhân và ra lệnh giết hai tù nhân để bịt đầu mối. Theo báo cáo về trại tập trung Buchenwald của quân đội Mỹ, Karl bị bệnh giang mai. Nhằm che giấu bí mật đó, Karl đã cho thủ tiêu hai nhân viên y tế của trại tập trung Buchenwald. Đầu năm 1945, Karl bị tòa án quân sự Đức tuyên án tử hình, sau đó bị xử tử vào tháng 4/1945.
Về phần Ilse, sau hơn 2 năm bị tạm giam, cuối cùng, ả được trả tự do vì phía tòa án không đủ chứng cứ kết tội. Sống với gia đình ở thành phố Ludwigsburg một thời gian, tháng 6/1945, Ilse bị nhà chức trách Mỹ bắt và đưa ra xét xử trong một phiên tòa về tội phạm chiến tranh diễn ra năm 1947. Chung thân là mức án ban đầu dành cho Ilse, nhưng sau đó lại được giảm xuống còn 4 năm tù giam vì “không đủ chứng cứ”. Năm 1951, Ilse được trả tự do, nhưng lại bị các cơ quan chức năng Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) bắt lại ngay lập tức. Vì những cáo buộc liên quan tới việc sát hại nhiều người Đức vô tội, Ilse nhận mức án chung thân. Ngày 1/9/1967, Ilse treo cổ tự vẫn trong nhà tù ở Bavaria, sau khi hoàn thành bức thư tuyệt mệnh gửi cho con trai, Uwe. Trong bức thư này, Ilse đã viết: “Mẹ không thể làm bất cứ điều gì khác. Chỉ có cái chết mới là sự giải thoát”.
Tác giả :
Nhiều tác giả