Những Vụ Án Trên Thế Giới
Chương 231: Ngôi nhà số 37 của nhà họ Lâm
Câu chuyện ma về căn nhà số 37 của nhà họ Lâm ở Thượng Hải từng rất xôn xao. Vốn tòa nhà này cũng không có gì đặc biệt, song kể từ khi xuất hiện những câu chuyện quỷ quái và các vụ án giết người, căn nhà này bèn biến thành căn nhà ma trong đời sống thực. Câu chuyện này được một vị cảnh sát già kể lại, được truyền miệng rộng rãi, tất nhiên là đã được thêm mắm dặm muối khá nhiều chi tiết nên thật giả bao phần không ai rõ được.
Năm 1956, đường Vũ Ninh vẫn còn ruộng đồng, một vài nông trại và kho xưởng. Vị cảnh sát đó kể rằng hồi ấy dân cư thưa thớt, rất ít người hoạt động khi đêm về, lúc đó khu vực này vừa mới sáp nhập vào quận Phổ Đà, còn chính quyền quận dời đến đường Phổ Hùng chưa bao lâu, ông ấy là sinh viên vừa mới tốt nghiệp trường cảnh sát được điều đến bộ phận hình sự, cách cục cảnh sát không xa có một khu dân cư, tất nhiên hồi đó khu dân cư ấy chỉ là thôn xóm nhỏ mà thôi.
Đêm đó là ca trực của một cậu cảnh sát trẻ tuổi, nửa đêm, điện thoại reo. Cuộc gọi bắt đầu với tiếng thở dốc, sau đó có một giọng nói không biết là nam hay nữ nói rằng chính mình đã giết người, người đó gọi điện tới đầu thú. Giọng nói đó rất kỳ lạ, tạp âm trong điện thoại rất lớn. Lúc cậu ấy hỏi người đó đang ở đâu thì người đó nói rằng đang ở khu dân cư cách cục cảnh sát ba con phố. Cậu cảnh sát nọ cảm thấy tình huống rất nghiêm trọng bèn ngay lập tức báo cáo cục trưởng, đồng thời thông báo cho đồn công an khu vực đó. Chỉ lát sau, cục cảnh sát đã điều người tới.
Họ tới khu dân cư đó, lúc này trời tối đen như mực, chẳng có bất kỳ thanh âm nào. Có một vị cảnh sát lớn tuổi hỏi cậu cảnh sát ấy rằng đó là căn nhà nào, cậu cảnh sát ấy- cũng chính là vị cảnh sát già kể lại câu chuyện này - bảo rằng là nhà số 37. Họ bật đèn pin lên tìm, cuối cùng cũng tìm được căn nhà số 37 đó. Đó là một căn nhà bằng gạch, đằng sau cánh cửa lớn là một cái sân. Ông ấy hồi tưởng lại, lúc mới vào sân thì có một cơn gió thổi đến khiến những chiếc lá dưới sân bay lên và kêu xào xạc, bầu không khí rất cổ quái, ông ấy lớn tiếng hỏi có ai không, thế nhưng không ai đáp lời, bên trong cũng chẳng có ánh đèn. Lúc đẩy cửa mới phát hiện ra rằng cánh cửa gỗ đã bị khóa lại từ bên trong. Đúng lúc này thì người từ cục cảnh sát cũng tới.
Họ phân tích tình hình như thường lệ. Hóa ra chủ nhân của căn nhà này đã chạy trốn đến Đài Loan hồi trước giải phóng, chủ nhân hiện tại là một người đàn ông họ Diệp từ Hà Bắc đến Thượng Hải làm việc. Nhà gồm 4 người, cô vợ bị thọt chân, còn hai đứa con gồm một nam một nữ. Lúc này, vị cảnh sát lớn tuổi nọ nói rằng muốn tìm thứ gì đó để mở cửa. Ông ấy đáp chi bằng phá cửa sổ. Vị cảnh sát lớn tuổi nhắc nhở mọi người phải chú ý an toàn. Thế là họ bèn phá cánh cửa bằng thủy tinh, tiếp đó ông ấy nhảy vào trong nhà và cầm theo một chiếc đèn pin, song chỉ mới nhảy vào nên vẫn chưa mở lên, sau đó ông cảm thấy dưới chân ươn ướt, trong nhà tràn ngập mùi máu tươi khiến ông sợ hãi. Vị cảnh sát lớn tuổi cũng theo vào, nhưng lúc chạm đất lại không đứng vững nên bị ngã xuống đất, lúc đứng lên mở đèn pin thì phát hiện cả người đều là máu tươi, cậu cảnh sát trẻ càng hoảng hốt hơn. Hai người mò mẫm tìm công tắc mở điện, không sáng đèn thì thôi, đèn sáng rồi họ bỗng ngây người. Gian phòng chỉ có bàn ăn và một chiếc xe đẩy dành cho trẻ em, còn dưới đất là chất lỏng màu đỏ.
Ông cất tiếng hỏi đây là gì, vị cảnh sát lớn tuổi trông có vẻ bình tĩnh, trầm giọng đáp rằng: "Máu người". Cậu cảnh sát trẻ hỏi tiếp bằng chất giọng run rẩy: "Sao có thể có nhiều máu như thế cơ chứ?". Sau khi mở cửa, đồng chí bên cục cảnh sát gọi điện về báo cáo cho đội điều tra hình sự, hiện trường còn lại vị cảnh sát già, ông ấy và hai cảnh sát điều tra hiện trường. Theo lời pháp y thì ít nhất có sáu người thiệt mạng. Song căn nhà này chỉ có bốn người, hàng xóm kể lại rằng mấy tháng trước người vợ đã dắt con về nhà mẹ đẻ, còn người chồng cũng đã mấy ngày rồi không thấy đâu. Vậy ai là người báo án lúc nửa đêm?
Vụ án xảy ra tầm một tháng thì một ngày nọ thì có người gọi điện tới thông báo rằng lúc mấy đứa trẻ tan học có trông thấy cửa nhà số 37 bị mở. Ai cũng biết rằng sau khi xảy ra án mạng thì hiện trường sẽ bị dán giấy niêm phong. Còn về việc nam chủ nhân của căn nhà thì sau khi điều tra cũng đã xác định là mất tích. Tổ điều tra cũng đến hỏi thăm quê nhà của người vợ, thế nhưng ai cũng bảo rằng không thấy về. Hàng xóm xung quanh biết nơi đây xảy ra chuyện lạ nên chắc chắn cũng sẽ không vào. Thời đó kỹ thuật vẫn chưa phát triển như hiện tại nên cũng không cách nào kiểm chứng cuộc gọi từ đâu đến. Thời gian dần trôi nhưng vụ án này vẫn không có bất kỳ tiến triển nào, rồi những cảnh sát có liên quan cũng dần được phân đến những đội khác, chỉ còn lại cậu cảnh sát trẻ vẫn còn ở lại, còn vị cảnh sát già kia thì kể từ sau chuyện đó, tinh thần vẫn không ổn định nên đã xin nghỉ hưu trước thời hạn.
Mùa đông năm 1958, nhân dân tố cáo một phần tử phản cách mạng. Người đó họ Hứa, bình thời là một thợ giày. Sau khi trải qua thẩm tra thì biết được người này là một thành viên thuộc một tổ chức đạo gia. Xét về mặt chính trị thì tổ chức đó là tổ chức phản động và rất phát triển ở vùng Chiết Giang. Trong danh sách thành viên mà người này kê khai, có xuất hiện nam chủ nhân của căn nhà số 37. Thế là câu chuyện về căn nhà số 37 lại lần nữa được đào lại.
Người đàn ông họ Hứa đó còn cung cấp một manh mối quan trọng, đó là sau khi chuyện về căn nhà số 37 xảy ra được một tháng thì anh ta đã từng gặp chủ nhân của căn nhà đó. Họ Hứa nói: "Tôi quen Diệp Tiên Quốc từ hồi bé, khi đó là năm dân quốc thứ 13". Cảnh sát thẩm vấn hỏi rằng: "Theo như trên thẻ căn cước thì Diệp Tiên Quốc ra đời vào năm 1933, hai người sao có thể quen biết được?". Thế nhưng họ Hứa vẫn một mực thề rằng đã gặp Diệp Tiên Quốc ngay tại quê hương của anh ta là núi Phục Ngưu ở Hà Nam. Lần gần nhất anh ta trông thấy Diệp Tiên Quốc là vào tháng 11 năm 1956 ở chùa Ngọc Phật. Họ Hứa lại nói rằng Diệp đại hộ pháp đã sớm rời khỏi tổ chức rồi, so với hồi mới quen biết cũng chẳng thấy anh ta già đi thêm chút nào, thậm chí còn trẻ hơn nữa. Theo như lời khai của Hứa thì Diệp Tiên Quốc này là một nhân vật quan trọng thuộc cấp bậc hộ pháp, vậy thì Diệp Tiên Quốc ra đời khi nào, những điều họ Hứa nói có phải là thật, tất cả đều không có lời giải đáp. Một tháng sau, họ Hứa bỗng chết bất đắc kỳ tử ngay trại tạm giam khiến vụ án trở nên ngày một mơ hồ.
Cái chết của họ Hứa cũng rất lạ, những tù nhân cùng phòng với anh ta kể lại rằng tối đó một mình họ Hứa đối diện với vách tường, trông như đang nói chuyện với ai đó, rồi lại như đang tranh luận với ai đó, rồi lại như đang cầu xin ai đó. Họ đều cho rằng Hứa nổi điên, song hôm sau tỉnh dậy vẫn thấy Hứa ngồi trước tường, song đã tắt thở. Trên người không có bất kỳ vết thương nào, lạ nhất là sắc mặt của anh ta hồng hào một cách kỳ quái. Sau khi pháp y giám định cũng không phát hiện bất kỳ dấu hiệu ngộ độc nào. Nhưng họ lại phát hiện trên vách tường mà Hứa ngồi nhìn cả đêm có một hàng chữ rất kỳ lạ, thế nhưng chẳng mấy chốc lại biến mất, bạn tù của họ Hứa kể lại rằng trông thứ đó khá giống với bùa chú, song họ lại không biết miêu tả cụ thể.
Tổ chuyên án điều tra hồ sơ của Diệp Tiên Quốc thì phát hiện rằng bố của anh ta cũng tên là Diệp Tiên Quốc, thế nhưng cái chết của cha anh ta thì không được ghi chép lại. Thế thì liệu rằng họ Hứa có phải đã từng quen biết với bố của Diệp Tiên Quốc hay không? Theo như lời khai của Hứa thì lúc hai người quen biết nhau thì Diệp Tiên Quốc tầm 40 tuổi. Đến năm 1956, Diệp Tiên Quốc hẳn đã là một ông cụ 70 tuổi, chắc chắn không thể nào 30 tuổi được. Nghi vấn mỗi lúc mỗi nhiều thêm.
Nhà của Hứa nằm trên một quả đồi. Tổ chuyên án vào nhà họ Hứa kiểm tra, đa phần đều đã đổ nát, một đồng chí nữ phát hiện thấy một ký hiệu kỳ quái khắc trên miệng giếng. Tổ chuyên án cũng không có bất kỳ chuyên gia nào về tôn giáo nên chỉ đành chụp lại rồi đợi đến lúc về lại Thượng Hải sẽ nghiên cứu thêm. Sau khi tổ chuyên án gọi điện tới cục cảnh sát ở Thượng Hải thì quyết định đến Hà Bắc một chuyến, xem xem Diệp Tiên Quốc và Hứa gia rốt cuộc có mối quan hệ như thế nào.
Tổ chuyên án đến Bá Châu thuộc Hà Bắc, theo như tư liệu đính kèm, đã xác định được chắc chắn bố của Diệp Tiên Quốc cũng tên là Diệp Tiên Quốc, không chỉ thế, ông nội của anh ta cũng tên Diệp Tiên Quốc. Những tư liệu khác cũng không ghi chép gì nhiều về nhà họ Diệp, chỉ nghe kể lại rằng nhà họ Diệp không giàu có, biết bao đời canh miếu cho một cái miếu địa phương tên là Ngọc Hoàng. Đương lúc không có đầu mối gì về vụ án này thì phía cảnh sát Thượng Hải gọi điện tới người của tổ chuyên án nói rằng có người báo cáo đã nhìn thấy Diệp Tiên Quốc ở gần khu vực núi Long Hổ ở tỉnh Giang Tây, đồng thời căn nhà số 37 cũng xảy ra một số chuyện quái dị. Thế là tổ chuyên án bèn chia thành hai nhóm, một nhóm đến Giang Tây còn một nhóm về lại Thượng Hải tiếp tục điều tra.
Lúc đó khu vực quanh nhà số 37 bắt đầu khởi công xây dựng nông thôn mới, sau khi công nhân phá dỡ căn nhà số 37 thì phát hiện, cách 3 mét tính từ mặt đất có chôn một cái vại lớn, bên trong vại là người vợ và hai đứa con đã mất tích của Diệp Tiên Quốc. Sau hai năm, vụ án này chính thức được liệt vào danh sách các vụ án có tính quan trọng, tội danh của Diệp Tiên Quốc được thành lập, cục cảnh sát cấp lệnh truy nã Diệp Tiên Quốc trên toàn quốc. Đến khi vị cảnh sát nọ quay lại hiện trường lần nữa thì căn nhà số 37 đã bị san thành bình địa, còn nơi đào ra được cái vại là khu vực phòng khách.
Hai tuần sau, dưới sự giúp đỡ của công an tỉnh Giang Tây, cảnh sát đã thành công bắt giữ Diệp Tiên Quốc lúc bấy giờ đang ngụ tại một đạo quán đổ nát ở núi Long Hổ thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Diệp Tiên Quốc bị áp giải về Thượng Hải, bởi tính đặc thù của vụ án nên hắn ta bị giam ở một gian tù riêng. Bộ công an điều chuyên gia đến tiến hành phỏng vấn. Lão Trần - thành viên của tổ pháp y đã nói cho cậu biết rằng, họ phát hiện điều bất thường trong quá trình giải phẫu thi thể vợ con của Diệp Tiên Quốc. Cơ thể của vợ con hắn ta không hề có dấu hiệu thối rữa, tuy trông giống như người sống nhưng lại không có dấu hiệu của sự sống, không giống như đã chết hơn hai năm. Phải đợi đến khi thẩm vấn Diệp Tiên Quốc xong mới hỏa táng thi thể.
Quá trình phỏng vấn Diệp Tiên Quốc cũng có vấn đề, trông hắn ta cứ như mắc phải một căn bệnh nào đó về tinh thần, không nói gì cả, hỏi gì cũng mở mắt ngây dại nhìn trần nhà, đồng thời cũng không ăn gì, thậm chí cũng không uống nước. Một tháng trôi qua song tổ chuyên án và các chuyên gia cũng chẳng có bất kỳ đầu mối nào. Diệp Tiên Quốc được giám định tinh thần ba lần với ba cấp độ khác nhau. Đặc biệt, khi chụp X-quang để kiểm tra, Diệp Tiên Quốc đã khiến ai nấy phải sợ hãi bởi hắn không có tổ chức não. Người không có tổ chức não thì không được định nghĩa là người, vậy rốt cuộc Diệp Tiên Quốc là gì?
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Diệp Tiên Quốc được đưa đến nhận diện hiện trường là vào một buổi tối tháng Tư năm 1959, vị cảnh sát gia nhớ rất rõ, hôm đó là tiết thanh minh. Họ cùng quay trở lại căn nhà số 37 của Lâm gia, gió biển thổi rất mạnh, lúc tới nơi thì Diệp Tiên Quốc bỗng bật cười ha ha, kiểu cười đó cực kỳ quỷ dị. Đột nhiên chung quanh nổi lên một tầng sương mù dày đặc, các chiến sĩ phụ trách cảnh giới xung quanh không thấy Diệp Tiên Quốc và các cảnh sát trong căn nhà số 37 đâu nữa.
Ông ấy nói hôm đó ông ấy đang ở bên ngoài, lúc trông thấy tình cảnh này bèn có ý định muốn tiến vào xem xem thế nào, song lúc mới bước vào thì phát hiện trong sương mù có ánh sáng vàng, Diệp Tiên Quốc gào to lên rằng đây là phù chú, các ngươi không thể nào tiếp cận được những phù chú này. Sau khi sương mù tan thì Diệp Tiên Quốc biến mất, ba cảnh sát cùng ở bên trong với hắn ta đã lâm vào trạng thái hôn mê, sau này khi ba người họ tỉnh lại đã kể rằng lúc trông thấy sương mù họ đã giơ súng lên chĩa về phía Diệp Tiên Quốc, sau đó họ thấy một cảnh tượng kinh khủng, căn nhà số 37 đã bị phá dỡ nay bỗng lành lặn trở lại, từ phòng khách bỗng truyền ra tiếng trẻ con nói cười, còn Diệp Tiên Quốc thì bước hẳn vào trong bức tường, thoáng chốc đã không thấy đâu. Họ lập tức nhả đạn về phía bức tường đó song bức tường bỗng sinh ra một lực rất lớn khiến họ ngất đi trong nháy mắt. Tất nhiên, những lời này nói ra không có mấy ai tin.
Cuối cùng vụ án này vẫn không có được lời giải thích hợp lý, được xếp vào hàng án diệt môn và thông tin được ghi chép trong hồ sơ chính thức là: Diệp Tiên Quốc đã tự sát sau khi giết cả nhà. Tuy nhiên, có một netizen đã nói rằng: "Theo như lời kể thì nơi đó bây giờ hẳn ở quận Phổ Đà, nằm ở khu vực đường Trung Sơn Bắc với đường Vũ Ninh. Tôi lớn lên tại đây nhưng chưa từng nghe nói có chỗ này song nhà họ Lục, nhà họ Diệp thì có. Tôi cũng đã hỏi những người lớn tuổi ở đó, họ cũng bảo chưa từng nghe qua. Vì thế tôi cho rằng đây chỉ là hư cấu, Thượng Hải không tồn tại nơi này”.
Thế còn bạn, bạn có tin không?
Năm 1956, đường Vũ Ninh vẫn còn ruộng đồng, một vài nông trại và kho xưởng. Vị cảnh sát đó kể rằng hồi ấy dân cư thưa thớt, rất ít người hoạt động khi đêm về, lúc đó khu vực này vừa mới sáp nhập vào quận Phổ Đà, còn chính quyền quận dời đến đường Phổ Hùng chưa bao lâu, ông ấy là sinh viên vừa mới tốt nghiệp trường cảnh sát được điều đến bộ phận hình sự, cách cục cảnh sát không xa có một khu dân cư, tất nhiên hồi đó khu dân cư ấy chỉ là thôn xóm nhỏ mà thôi.
Đêm đó là ca trực của một cậu cảnh sát trẻ tuổi, nửa đêm, điện thoại reo. Cuộc gọi bắt đầu với tiếng thở dốc, sau đó có một giọng nói không biết là nam hay nữ nói rằng chính mình đã giết người, người đó gọi điện tới đầu thú. Giọng nói đó rất kỳ lạ, tạp âm trong điện thoại rất lớn. Lúc cậu ấy hỏi người đó đang ở đâu thì người đó nói rằng đang ở khu dân cư cách cục cảnh sát ba con phố. Cậu cảnh sát nọ cảm thấy tình huống rất nghiêm trọng bèn ngay lập tức báo cáo cục trưởng, đồng thời thông báo cho đồn công an khu vực đó. Chỉ lát sau, cục cảnh sát đã điều người tới.
Họ tới khu dân cư đó, lúc này trời tối đen như mực, chẳng có bất kỳ thanh âm nào. Có một vị cảnh sát lớn tuổi hỏi cậu cảnh sát ấy rằng đó là căn nhà nào, cậu cảnh sát ấy- cũng chính là vị cảnh sát già kể lại câu chuyện này - bảo rằng là nhà số 37. Họ bật đèn pin lên tìm, cuối cùng cũng tìm được căn nhà số 37 đó. Đó là một căn nhà bằng gạch, đằng sau cánh cửa lớn là một cái sân. Ông ấy hồi tưởng lại, lúc mới vào sân thì có một cơn gió thổi đến khiến những chiếc lá dưới sân bay lên và kêu xào xạc, bầu không khí rất cổ quái, ông ấy lớn tiếng hỏi có ai không, thế nhưng không ai đáp lời, bên trong cũng chẳng có ánh đèn. Lúc đẩy cửa mới phát hiện ra rằng cánh cửa gỗ đã bị khóa lại từ bên trong. Đúng lúc này thì người từ cục cảnh sát cũng tới.
Họ phân tích tình hình như thường lệ. Hóa ra chủ nhân của căn nhà này đã chạy trốn đến Đài Loan hồi trước giải phóng, chủ nhân hiện tại là một người đàn ông họ Diệp từ Hà Bắc đến Thượng Hải làm việc. Nhà gồm 4 người, cô vợ bị thọt chân, còn hai đứa con gồm một nam một nữ. Lúc này, vị cảnh sát lớn tuổi nọ nói rằng muốn tìm thứ gì đó để mở cửa. Ông ấy đáp chi bằng phá cửa sổ. Vị cảnh sát lớn tuổi nhắc nhở mọi người phải chú ý an toàn. Thế là họ bèn phá cánh cửa bằng thủy tinh, tiếp đó ông ấy nhảy vào trong nhà và cầm theo một chiếc đèn pin, song chỉ mới nhảy vào nên vẫn chưa mở lên, sau đó ông cảm thấy dưới chân ươn ướt, trong nhà tràn ngập mùi máu tươi khiến ông sợ hãi. Vị cảnh sát lớn tuổi cũng theo vào, nhưng lúc chạm đất lại không đứng vững nên bị ngã xuống đất, lúc đứng lên mở đèn pin thì phát hiện cả người đều là máu tươi, cậu cảnh sát trẻ càng hoảng hốt hơn. Hai người mò mẫm tìm công tắc mở điện, không sáng đèn thì thôi, đèn sáng rồi họ bỗng ngây người. Gian phòng chỉ có bàn ăn và một chiếc xe đẩy dành cho trẻ em, còn dưới đất là chất lỏng màu đỏ.
Ông cất tiếng hỏi đây là gì, vị cảnh sát lớn tuổi trông có vẻ bình tĩnh, trầm giọng đáp rằng: "Máu người". Cậu cảnh sát trẻ hỏi tiếp bằng chất giọng run rẩy: "Sao có thể có nhiều máu như thế cơ chứ?". Sau khi mở cửa, đồng chí bên cục cảnh sát gọi điện về báo cáo cho đội điều tra hình sự, hiện trường còn lại vị cảnh sát già, ông ấy và hai cảnh sát điều tra hiện trường. Theo lời pháp y thì ít nhất có sáu người thiệt mạng. Song căn nhà này chỉ có bốn người, hàng xóm kể lại rằng mấy tháng trước người vợ đã dắt con về nhà mẹ đẻ, còn người chồng cũng đã mấy ngày rồi không thấy đâu. Vậy ai là người báo án lúc nửa đêm?
Vụ án xảy ra tầm một tháng thì một ngày nọ thì có người gọi điện tới thông báo rằng lúc mấy đứa trẻ tan học có trông thấy cửa nhà số 37 bị mở. Ai cũng biết rằng sau khi xảy ra án mạng thì hiện trường sẽ bị dán giấy niêm phong. Còn về việc nam chủ nhân của căn nhà thì sau khi điều tra cũng đã xác định là mất tích. Tổ điều tra cũng đến hỏi thăm quê nhà của người vợ, thế nhưng ai cũng bảo rằng không thấy về. Hàng xóm xung quanh biết nơi đây xảy ra chuyện lạ nên chắc chắn cũng sẽ không vào. Thời đó kỹ thuật vẫn chưa phát triển như hiện tại nên cũng không cách nào kiểm chứng cuộc gọi từ đâu đến. Thời gian dần trôi nhưng vụ án này vẫn không có bất kỳ tiến triển nào, rồi những cảnh sát có liên quan cũng dần được phân đến những đội khác, chỉ còn lại cậu cảnh sát trẻ vẫn còn ở lại, còn vị cảnh sát già kia thì kể từ sau chuyện đó, tinh thần vẫn không ổn định nên đã xin nghỉ hưu trước thời hạn.
Mùa đông năm 1958, nhân dân tố cáo một phần tử phản cách mạng. Người đó họ Hứa, bình thời là một thợ giày. Sau khi trải qua thẩm tra thì biết được người này là một thành viên thuộc một tổ chức đạo gia. Xét về mặt chính trị thì tổ chức đó là tổ chức phản động và rất phát triển ở vùng Chiết Giang. Trong danh sách thành viên mà người này kê khai, có xuất hiện nam chủ nhân của căn nhà số 37. Thế là câu chuyện về căn nhà số 37 lại lần nữa được đào lại.
Người đàn ông họ Hứa đó còn cung cấp một manh mối quan trọng, đó là sau khi chuyện về căn nhà số 37 xảy ra được một tháng thì anh ta đã từng gặp chủ nhân của căn nhà đó. Họ Hứa nói: "Tôi quen Diệp Tiên Quốc từ hồi bé, khi đó là năm dân quốc thứ 13". Cảnh sát thẩm vấn hỏi rằng: "Theo như trên thẻ căn cước thì Diệp Tiên Quốc ra đời vào năm 1933, hai người sao có thể quen biết được?". Thế nhưng họ Hứa vẫn một mực thề rằng đã gặp Diệp Tiên Quốc ngay tại quê hương của anh ta là núi Phục Ngưu ở Hà Nam. Lần gần nhất anh ta trông thấy Diệp Tiên Quốc là vào tháng 11 năm 1956 ở chùa Ngọc Phật. Họ Hứa lại nói rằng Diệp đại hộ pháp đã sớm rời khỏi tổ chức rồi, so với hồi mới quen biết cũng chẳng thấy anh ta già đi thêm chút nào, thậm chí còn trẻ hơn nữa. Theo như lời khai của Hứa thì Diệp Tiên Quốc này là một nhân vật quan trọng thuộc cấp bậc hộ pháp, vậy thì Diệp Tiên Quốc ra đời khi nào, những điều họ Hứa nói có phải là thật, tất cả đều không có lời giải đáp. Một tháng sau, họ Hứa bỗng chết bất đắc kỳ tử ngay trại tạm giam khiến vụ án trở nên ngày một mơ hồ.
Cái chết của họ Hứa cũng rất lạ, những tù nhân cùng phòng với anh ta kể lại rằng tối đó một mình họ Hứa đối diện với vách tường, trông như đang nói chuyện với ai đó, rồi lại như đang tranh luận với ai đó, rồi lại như đang cầu xin ai đó. Họ đều cho rằng Hứa nổi điên, song hôm sau tỉnh dậy vẫn thấy Hứa ngồi trước tường, song đã tắt thở. Trên người không có bất kỳ vết thương nào, lạ nhất là sắc mặt của anh ta hồng hào một cách kỳ quái. Sau khi pháp y giám định cũng không phát hiện bất kỳ dấu hiệu ngộ độc nào. Nhưng họ lại phát hiện trên vách tường mà Hứa ngồi nhìn cả đêm có một hàng chữ rất kỳ lạ, thế nhưng chẳng mấy chốc lại biến mất, bạn tù của họ Hứa kể lại rằng trông thứ đó khá giống với bùa chú, song họ lại không biết miêu tả cụ thể.
Tổ chuyên án điều tra hồ sơ của Diệp Tiên Quốc thì phát hiện rằng bố của anh ta cũng tên là Diệp Tiên Quốc, thế nhưng cái chết của cha anh ta thì không được ghi chép lại. Thế thì liệu rằng họ Hứa có phải đã từng quen biết với bố của Diệp Tiên Quốc hay không? Theo như lời khai của Hứa thì lúc hai người quen biết nhau thì Diệp Tiên Quốc tầm 40 tuổi. Đến năm 1956, Diệp Tiên Quốc hẳn đã là một ông cụ 70 tuổi, chắc chắn không thể nào 30 tuổi được. Nghi vấn mỗi lúc mỗi nhiều thêm.
Nhà của Hứa nằm trên một quả đồi. Tổ chuyên án vào nhà họ Hứa kiểm tra, đa phần đều đã đổ nát, một đồng chí nữ phát hiện thấy một ký hiệu kỳ quái khắc trên miệng giếng. Tổ chuyên án cũng không có bất kỳ chuyên gia nào về tôn giáo nên chỉ đành chụp lại rồi đợi đến lúc về lại Thượng Hải sẽ nghiên cứu thêm. Sau khi tổ chuyên án gọi điện tới cục cảnh sát ở Thượng Hải thì quyết định đến Hà Bắc một chuyến, xem xem Diệp Tiên Quốc và Hứa gia rốt cuộc có mối quan hệ như thế nào.
Tổ chuyên án đến Bá Châu thuộc Hà Bắc, theo như tư liệu đính kèm, đã xác định được chắc chắn bố của Diệp Tiên Quốc cũng tên là Diệp Tiên Quốc, không chỉ thế, ông nội của anh ta cũng tên Diệp Tiên Quốc. Những tư liệu khác cũng không ghi chép gì nhiều về nhà họ Diệp, chỉ nghe kể lại rằng nhà họ Diệp không giàu có, biết bao đời canh miếu cho một cái miếu địa phương tên là Ngọc Hoàng. Đương lúc không có đầu mối gì về vụ án này thì phía cảnh sát Thượng Hải gọi điện tới người của tổ chuyên án nói rằng có người báo cáo đã nhìn thấy Diệp Tiên Quốc ở gần khu vực núi Long Hổ ở tỉnh Giang Tây, đồng thời căn nhà số 37 cũng xảy ra một số chuyện quái dị. Thế là tổ chuyên án bèn chia thành hai nhóm, một nhóm đến Giang Tây còn một nhóm về lại Thượng Hải tiếp tục điều tra.
Lúc đó khu vực quanh nhà số 37 bắt đầu khởi công xây dựng nông thôn mới, sau khi công nhân phá dỡ căn nhà số 37 thì phát hiện, cách 3 mét tính từ mặt đất có chôn một cái vại lớn, bên trong vại là người vợ và hai đứa con đã mất tích của Diệp Tiên Quốc. Sau hai năm, vụ án này chính thức được liệt vào danh sách các vụ án có tính quan trọng, tội danh của Diệp Tiên Quốc được thành lập, cục cảnh sát cấp lệnh truy nã Diệp Tiên Quốc trên toàn quốc. Đến khi vị cảnh sát nọ quay lại hiện trường lần nữa thì căn nhà số 37 đã bị san thành bình địa, còn nơi đào ra được cái vại là khu vực phòng khách.
Hai tuần sau, dưới sự giúp đỡ của công an tỉnh Giang Tây, cảnh sát đã thành công bắt giữ Diệp Tiên Quốc lúc bấy giờ đang ngụ tại một đạo quán đổ nát ở núi Long Hổ thuộc địa phận tỉnh Giang Tây. Diệp Tiên Quốc bị áp giải về Thượng Hải, bởi tính đặc thù của vụ án nên hắn ta bị giam ở một gian tù riêng. Bộ công an điều chuyên gia đến tiến hành phỏng vấn. Lão Trần - thành viên của tổ pháp y đã nói cho cậu biết rằng, họ phát hiện điều bất thường trong quá trình giải phẫu thi thể vợ con của Diệp Tiên Quốc. Cơ thể của vợ con hắn ta không hề có dấu hiệu thối rữa, tuy trông giống như người sống nhưng lại không có dấu hiệu của sự sống, không giống như đã chết hơn hai năm. Phải đợi đến khi thẩm vấn Diệp Tiên Quốc xong mới hỏa táng thi thể.
Quá trình phỏng vấn Diệp Tiên Quốc cũng có vấn đề, trông hắn ta cứ như mắc phải một căn bệnh nào đó về tinh thần, không nói gì cả, hỏi gì cũng mở mắt ngây dại nhìn trần nhà, đồng thời cũng không ăn gì, thậm chí cũng không uống nước. Một tháng trôi qua song tổ chuyên án và các chuyên gia cũng chẳng có bất kỳ đầu mối nào. Diệp Tiên Quốc được giám định tinh thần ba lần với ba cấp độ khác nhau. Đặc biệt, khi chụp X-quang để kiểm tra, Diệp Tiên Quốc đã khiến ai nấy phải sợ hãi bởi hắn không có tổ chức não. Người không có tổ chức não thì không được định nghĩa là người, vậy rốt cuộc Diệp Tiên Quốc là gì?
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Diệp Tiên Quốc được đưa đến nhận diện hiện trường là vào một buổi tối tháng Tư năm 1959, vị cảnh sát gia nhớ rất rõ, hôm đó là tiết thanh minh. Họ cùng quay trở lại căn nhà số 37 của Lâm gia, gió biển thổi rất mạnh, lúc tới nơi thì Diệp Tiên Quốc bỗng bật cười ha ha, kiểu cười đó cực kỳ quỷ dị. Đột nhiên chung quanh nổi lên một tầng sương mù dày đặc, các chiến sĩ phụ trách cảnh giới xung quanh không thấy Diệp Tiên Quốc và các cảnh sát trong căn nhà số 37 đâu nữa.
Ông ấy nói hôm đó ông ấy đang ở bên ngoài, lúc trông thấy tình cảnh này bèn có ý định muốn tiến vào xem xem thế nào, song lúc mới bước vào thì phát hiện trong sương mù có ánh sáng vàng, Diệp Tiên Quốc gào to lên rằng đây là phù chú, các ngươi không thể nào tiếp cận được những phù chú này. Sau khi sương mù tan thì Diệp Tiên Quốc biến mất, ba cảnh sát cùng ở bên trong với hắn ta đã lâm vào trạng thái hôn mê, sau này khi ba người họ tỉnh lại đã kể rằng lúc trông thấy sương mù họ đã giơ súng lên chĩa về phía Diệp Tiên Quốc, sau đó họ thấy một cảnh tượng kinh khủng, căn nhà số 37 đã bị phá dỡ nay bỗng lành lặn trở lại, từ phòng khách bỗng truyền ra tiếng trẻ con nói cười, còn Diệp Tiên Quốc thì bước hẳn vào trong bức tường, thoáng chốc đã không thấy đâu. Họ lập tức nhả đạn về phía bức tường đó song bức tường bỗng sinh ra một lực rất lớn khiến họ ngất đi trong nháy mắt. Tất nhiên, những lời này nói ra không có mấy ai tin.
Cuối cùng vụ án này vẫn không có được lời giải thích hợp lý, được xếp vào hàng án diệt môn và thông tin được ghi chép trong hồ sơ chính thức là: Diệp Tiên Quốc đã tự sát sau khi giết cả nhà. Tuy nhiên, có một netizen đã nói rằng: "Theo như lời kể thì nơi đó bây giờ hẳn ở quận Phổ Đà, nằm ở khu vực đường Trung Sơn Bắc với đường Vũ Ninh. Tôi lớn lên tại đây nhưng chưa từng nghe nói có chỗ này song nhà họ Lục, nhà họ Diệp thì có. Tôi cũng đã hỏi những người lớn tuổi ở đó, họ cũng bảo chưa từng nghe qua. Vì thế tôi cho rằng đây chỉ là hư cấu, Thượng Hải không tồn tại nơi này”.
Thế còn bạn, bạn có tin không?
Tác giả :
Nhiều tác giả