Những Vụ Án Trên Thế Giới
Chương 200: Hành trình đền tội của nữ đại gia cướp 138 mạng người vì ghen
Theo một số tài liệu còn lưu lại, một trong những kẻ giết người tàn ác nhất trong lịch sử nước Nga là Darya Nikolayevna Saltykova (sinh ngày 11/3/1730, chết ngày 27/11/1801), còn được biết đến dưới cái tên Saltichikha với những tội ác tày trời trong việc giết hại 100 nông nô khốn khổ để thỏa mãn thú vui bệnh hoạn của mình.
“Thích” tra khảo và tùng xẻo các nạn nhân xấu số, Saltichikha là hình ảnh thu nhỏ của một con quỷ chuyên rình mò, sát hại các nông nô nghèo khó ngay thời điểm tiền cải cách của Nga. Bà ta bị buộc tội chủ mưu, đã hạ sát ít nhất là 138 nông nô ngay tại lãnh địa của mình cũng như vô số người khác bị tra tấn đến thân tàn ma dại.
Thấy đàn bà đẹp… là giết
Darya Saltykova là một nữ bá tước Nga giàu có và quyền thế, và trong suốt một thời kỳ dài, nữ bá tước này đã tự biến mình thành một con quỷ “khát máu” với những phi vụ giết người hàng loạt không chút gớm tay.
Saltykova lập gia đình khá sớm với bá tước Gleb Saltykov, nhưng mới 26 tuổi đã phải sớm chịu cảnh góa bụa, thành góa phụ giàu có nhất ở Moscow, thừa hưởng một lãnh địa đẹp tuyệt nằm gần Moscow gọi là Troitskoe với 2 đứa con trai nhỏ và hơn 600 nông nô, chưa kể một bất động sản lộng lẫy khác ở ngay Moscow. Trong thời gian còn hạnh phúc với chồng, không ai nhìn thấy ở con người nữ bá tước một điểm gì đó khác biệt, ngoài việc là một người rất sùng đạo, hiến tặng không ít tiền của cho các nhà thờ và chủng viện.
Một ngày nọ, bá tước Saltykova tình cờ gặp một quý ông trẻ trung và rất điển trai trên là Nikolay Tyutchev (ông nội của nhà thơ Nga nổi tiếng Fyodor Tyutchev). Khi tuổi tác của Saltykova ngày càng lớn và sống trong cảnh cô đơn thì mối quan hệ “ngoài luồng” với Nikolay cũng khiến cho nữ bá tước chịu không ít điều ong tiếng ve.
Thế rồi, bà ta phát hiện ra Nikolay đang yêu say đắm một cô gái trẻ và làm đám cưới bí mật ngay trong nhà thờ. Trong cơn giận dữ gần như mù quáng, suýt chút nữa Saltykova đã giết chết anh chàng nhân tình. Nikolay Tyutchev và vợ lập mưu trốn thoát khỏi lãnh địa của Saltykova, đến nương náu tại nhà một người họ hàng của ông ở Moscow rồi nhanh chân lẩn khỏi vùng đó.
Không giết hại được tình nhân, Saltykova quay sang trút cơn giận lên đầu những người nông nô khốn khó mà hầu hết đều là phụ nữ, càng trẻ càng đẹp thì Saltykova càng đối xử như kẻ thù, đánh đập họ đến chết hoặc ném thân thể trần truồng của họ ra ngoài trời cho đến khi chết vì đông cứng, hoặc đổ nước đun sôi lên người mặc cho nạn nhân giãy dụa, gào khóc.
Cách bà ta trả thù đời cũng hết sức cay nghiệt: lùng bắt và giết hại những người đàn bà mà cánh đàn ông yêu say đắm. Nông nô của Saltykova từng người một dần dần “biến mất” một cách khó hiểu.
Không có lời giải thích nào thích hợp cho thói tàn độc của nữ bá tước Saltykova. Cơn tức giận của bà ta đến rất nhanh mà không có lý do nào rõ ràng, các hành vi ngược đãi cũng tăng nặng hơn theo thời gian. Bà ta đánh, tra tấn các cô gái trẻ và cả phụ nữ luống tuổi cho đến khi họ chết mới thôi. Nhiều lời tố cáo đã tới tai giới chức Moscow nhưng hết thảy đều bị các quan “làm lơ” hoặc thậm chí còn đánh đòn những người đã tố cáo cũng do bởi Saltykova có mối quan hệ khá tốt với các thành viên quyền lực của Hoàng gia Nga.
Ác quỷ bị tóm
Sau khi có quá nhiều những lời ai oán từ các gia đình có nạn nhân bị giết hại, cuối cùng ác phụ Saltykova cũng bị buộc tội đã giết hại 38 phụ nữ, song thực tế là hơn 100 nạn nhân.
Mùa hè năm 1762, hai nông nô Sakhvely Martynov và Ermolay Ilyin đã tìm cách chạy trốn khỏi lãnh địa của Saltykova để đến St. Petersburg, viết đơn đệ trình mọi sự trước mặt Nữ hoàng Catherine II. Từ trước đó, nữ hoàng đã nghe không ít phong thanh của thần dân về sự ngược đãi thậm tệ của nữ bá tước Saltykova nhưng không có bằng chứng thuyết phục để tróc nã kẻ phạm tội. Nay với lời chứng trước mắt, nữ hoàng Catherine II hạ lệnh cho Bộ Tư pháp nhanh chóng mở cuộc điều tra toàn diện, quyết mang bộ mặt thật của Saltykova ra trước công luận.
Với đủ bằng chứng, vật chứng, ác phụ Saltychikha đã bị bắt giữ vào năm 1762, bị giam giữ 6 năm để Tòa án Hoàng gia thu thập chứng cứ điều tra. Phần lớn nạn nhân sống sót và kể cả người làm chứng đều sợ hãi việc họ ra tòa cung cấp thông tin. Stepan Volkov - nhà điều tra khi đó - đã cho phép họ được ra tòa với sự bảo hộ của luật pháp.
Tại Tòa, Saltychikha không thừa nhận mình bị điên hay bệnh tật, cũng không hề tỏ thái độ ăn năn về những hành vi ngược đãi khủng khiếp của mình. Ngay cả các linh mục cũng bó tay trong việc khuyên nhủ “ác phụ” phải thú nhận hành động tội lỗi của mình. Saltykova đinh ninh mụ ta vẫn có thể thoát khỏi việc bị trừng phạt.
Theo các thám tử pháp y, trong vòng 6 - 7 năm ngắn ngủi, bá tước Darya Saltykova đã áp dụng đủ các hành vi, bức tử 139 người, chủ yếu là phụ nữ (chỉ 3 nạn nhân là đàn ông), bao gồm các cô gái trẻ từ 10 - 12 tuổi.
Bộ Tư pháp của Nữ hoàng Catherine II đã thẩm vấn nhiều nhân chứng, khảo nghiệm các hồ sơ tại lãnh địa của Saltykova và nhanh chóng kết luận, 138 trường hợp bị sát hại phần lớn đều do chính Saltykova ra tay, nhưng “ác phụ” chỉ bị khép tội đã giết hại 38 nông nô bằng cách đánh đập và tra khảo họ đến chết. Nữ hoàng phân vân không biết sẽ trị tội Saltykova bằng cách nào khi mà bản án tử hình đã được hủy bỏ ở Nga vào năm 1754, cũng như bản thân vẫn rất cần sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc Nga khi đó.
Cuối cùng, ngày 2/10/1768, một bản án tù chung thân từ chủng viện Ivanovsky đã được áp dụng với bị cáo Saltykova, một nghi lễ “xử giảo dân sự” diễn ra ngay tại Moscow. Ngay trước mắt người dân, “ác phụ” Saltykova đã bị xiềng ngay trên mặt đường khoảng 1 tiếng đồng hồ trước đám đông, với một tấm biển gắn quanh cổ đề hàng chữ “Người đàn bà đã tra tấn và giết người” sau đó, mụ ta bị lôi vào giam giữ ngay dưới tầng hầm của một tòa tu viện.
Trong chốn lao tù…
Darya Saltykova bị tuyên án tù chung thân thay cho hình phạt tử hình, bị giam giữ trong tầng hầm tu viện và sống suốt đời trong bóng tối cho đến chết. Bị canh gác 24/24, Saltykova cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài trong suốt 11 năm ròng.
Vào năm 1779, Saltykova được chuyển tới một trong tòa tu viện khác với căn phòng có cửa sổ. Những người chứng kiến kể lại rằng, khi họ gặp nữ phạm nhân, bà ta thường nhổ nước bọt vào những người xem hoặc chửi rủa họ, ném một cây tăm qua cửa sổ.
Saltykova qua đời ngay trong ngục thất vào ngày 27/11/1801, thọ 71 tuổi và phải trải qua 33 năm “bóc lịch”. Tuy nhiên, một số tài liệu lại nói rằng, có lẽ năm 1800 mới đúng là năm Saltykova trút hết nợ đời...
“Thích” tra khảo và tùng xẻo các nạn nhân xấu số, Saltichikha là hình ảnh thu nhỏ của một con quỷ chuyên rình mò, sát hại các nông nô nghèo khó ngay thời điểm tiền cải cách của Nga. Bà ta bị buộc tội chủ mưu, đã hạ sát ít nhất là 138 nông nô ngay tại lãnh địa của mình cũng như vô số người khác bị tra tấn đến thân tàn ma dại.
Thấy đàn bà đẹp… là giết
Darya Saltykova là một nữ bá tước Nga giàu có và quyền thế, và trong suốt một thời kỳ dài, nữ bá tước này đã tự biến mình thành một con quỷ “khát máu” với những phi vụ giết người hàng loạt không chút gớm tay.
Saltykova lập gia đình khá sớm với bá tước Gleb Saltykov, nhưng mới 26 tuổi đã phải sớm chịu cảnh góa bụa, thành góa phụ giàu có nhất ở Moscow, thừa hưởng một lãnh địa đẹp tuyệt nằm gần Moscow gọi là Troitskoe với 2 đứa con trai nhỏ và hơn 600 nông nô, chưa kể một bất động sản lộng lẫy khác ở ngay Moscow. Trong thời gian còn hạnh phúc với chồng, không ai nhìn thấy ở con người nữ bá tước một điểm gì đó khác biệt, ngoài việc là một người rất sùng đạo, hiến tặng không ít tiền của cho các nhà thờ và chủng viện.
Một ngày nọ, bá tước Saltykova tình cờ gặp một quý ông trẻ trung và rất điển trai trên là Nikolay Tyutchev (ông nội của nhà thơ Nga nổi tiếng Fyodor Tyutchev). Khi tuổi tác của Saltykova ngày càng lớn và sống trong cảnh cô đơn thì mối quan hệ “ngoài luồng” với Nikolay cũng khiến cho nữ bá tước chịu không ít điều ong tiếng ve.
Thế rồi, bà ta phát hiện ra Nikolay đang yêu say đắm một cô gái trẻ và làm đám cưới bí mật ngay trong nhà thờ. Trong cơn giận dữ gần như mù quáng, suýt chút nữa Saltykova đã giết chết anh chàng nhân tình. Nikolay Tyutchev và vợ lập mưu trốn thoát khỏi lãnh địa của Saltykova, đến nương náu tại nhà một người họ hàng của ông ở Moscow rồi nhanh chân lẩn khỏi vùng đó.
Không giết hại được tình nhân, Saltykova quay sang trút cơn giận lên đầu những người nông nô khốn khó mà hầu hết đều là phụ nữ, càng trẻ càng đẹp thì Saltykova càng đối xử như kẻ thù, đánh đập họ đến chết hoặc ném thân thể trần truồng của họ ra ngoài trời cho đến khi chết vì đông cứng, hoặc đổ nước đun sôi lên người mặc cho nạn nhân giãy dụa, gào khóc.
Cách bà ta trả thù đời cũng hết sức cay nghiệt: lùng bắt và giết hại những người đàn bà mà cánh đàn ông yêu say đắm. Nông nô của Saltykova từng người một dần dần “biến mất” một cách khó hiểu.
Không có lời giải thích nào thích hợp cho thói tàn độc của nữ bá tước Saltykova. Cơn tức giận của bà ta đến rất nhanh mà không có lý do nào rõ ràng, các hành vi ngược đãi cũng tăng nặng hơn theo thời gian. Bà ta đánh, tra tấn các cô gái trẻ và cả phụ nữ luống tuổi cho đến khi họ chết mới thôi. Nhiều lời tố cáo đã tới tai giới chức Moscow nhưng hết thảy đều bị các quan “làm lơ” hoặc thậm chí còn đánh đòn những người đã tố cáo cũng do bởi Saltykova có mối quan hệ khá tốt với các thành viên quyền lực của Hoàng gia Nga.
Ác quỷ bị tóm
Sau khi có quá nhiều những lời ai oán từ các gia đình có nạn nhân bị giết hại, cuối cùng ác phụ Saltykova cũng bị buộc tội đã giết hại 38 phụ nữ, song thực tế là hơn 100 nạn nhân.
Mùa hè năm 1762, hai nông nô Sakhvely Martynov và Ermolay Ilyin đã tìm cách chạy trốn khỏi lãnh địa của Saltykova để đến St. Petersburg, viết đơn đệ trình mọi sự trước mặt Nữ hoàng Catherine II. Từ trước đó, nữ hoàng đã nghe không ít phong thanh của thần dân về sự ngược đãi thậm tệ của nữ bá tước Saltykova nhưng không có bằng chứng thuyết phục để tróc nã kẻ phạm tội. Nay với lời chứng trước mắt, nữ hoàng Catherine II hạ lệnh cho Bộ Tư pháp nhanh chóng mở cuộc điều tra toàn diện, quyết mang bộ mặt thật của Saltykova ra trước công luận.
Với đủ bằng chứng, vật chứng, ác phụ Saltychikha đã bị bắt giữ vào năm 1762, bị giam giữ 6 năm để Tòa án Hoàng gia thu thập chứng cứ điều tra. Phần lớn nạn nhân sống sót và kể cả người làm chứng đều sợ hãi việc họ ra tòa cung cấp thông tin. Stepan Volkov - nhà điều tra khi đó - đã cho phép họ được ra tòa với sự bảo hộ của luật pháp.
Tại Tòa, Saltychikha không thừa nhận mình bị điên hay bệnh tật, cũng không hề tỏ thái độ ăn năn về những hành vi ngược đãi khủng khiếp của mình. Ngay cả các linh mục cũng bó tay trong việc khuyên nhủ “ác phụ” phải thú nhận hành động tội lỗi của mình. Saltykova đinh ninh mụ ta vẫn có thể thoát khỏi việc bị trừng phạt.
Theo các thám tử pháp y, trong vòng 6 - 7 năm ngắn ngủi, bá tước Darya Saltykova đã áp dụng đủ các hành vi, bức tử 139 người, chủ yếu là phụ nữ (chỉ 3 nạn nhân là đàn ông), bao gồm các cô gái trẻ từ 10 - 12 tuổi.
Bộ Tư pháp của Nữ hoàng Catherine II đã thẩm vấn nhiều nhân chứng, khảo nghiệm các hồ sơ tại lãnh địa của Saltykova và nhanh chóng kết luận, 138 trường hợp bị sát hại phần lớn đều do chính Saltykova ra tay, nhưng “ác phụ” chỉ bị khép tội đã giết hại 38 nông nô bằng cách đánh đập và tra khảo họ đến chết. Nữ hoàng phân vân không biết sẽ trị tội Saltykova bằng cách nào khi mà bản án tử hình đã được hủy bỏ ở Nga vào năm 1754, cũng như bản thân vẫn rất cần sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc Nga khi đó.
Cuối cùng, ngày 2/10/1768, một bản án tù chung thân từ chủng viện Ivanovsky đã được áp dụng với bị cáo Saltykova, một nghi lễ “xử giảo dân sự” diễn ra ngay tại Moscow. Ngay trước mắt người dân, “ác phụ” Saltykova đã bị xiềng ngay trên mặt đường khoảng 1 tiếng đồng hồ trước đám đông, với một tấm biển gắn quanh cổ đề hàng chữ “Người đàn bà đã tra tấn và giết người” sau đó, mụ ta bị lôi vào giam giữ ngay dưới tầng hầm của một tòa tu viện.
Trong chốn lao tù…
Darya Saltykova bị tuyên án tù chung thân thay cho hình phạt tử hình, bị giam giữ trong tầng hầm tu viện và sống suốt đời trong bóng tối cho đến chết. Bị canh gác 24/24, Saltykova cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài trong suốt 11 năm ròng.
Vào năm 1779, Saltykova được chuyển tới một trong tòa tu viện khác với căn phòng có cửa sổ. Những người chứng kiến kể lại rằng, khi họ gặp nữ phạm nhân, bà ta thường nhổ nước bọt vào những người xem hoặc chửi rủa họ, ném một cây tăm qua cửa sổ.
Saltykova qua đời ngay trong ngục thất vào ngày 27/11/1801, thọ 71 tuổi và phải trải qua 33 năm “bóc lịch”. Tuy nhiên, một số tài liệu lại nói rằng, có lẽ năm 1800 mới đúng là năm Saltykova trút hết nợ đời...
Tác giả :
Nhiều tác giả