Những Tấm Lòng Cao Cả
Chương 57: Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
Chủ nhật, ngày 25
Y hẹn, sáng nay chúng tôi đều đến nhà hát Vittôriô dự lễ phát phần thưởng cho lớp thợ thuyền.
Nhà hát cũng đông đảo như hôm 14 tháng ba mới rồi, nhưng lần này công chúng phần nhiều thuộc về phái lao động.
Trong sân rạp, hai dãy ghế đầu là học trò hội "hợp ca" ngồi. Giờ khai mạc, các cậu đồng thanh hát một bài cung tặng chiến sĩ trận vong giọng tốt, vă hay quá, nên lúc hát xong, mọi người đều đứng dậy vỗ tay và kêu "bis", khiến cho các cậu lại phải hát một lần nữa.
Đoạn, những người được thưởng bắt đầu diễn trước mặt ông Thị trưởng, ông Quận trưởng và nhiều viên chức khác. Các ông phát cho họ sách vở, giấy ban khen va bội tinh.
Tôi nhìn thấy "chú phó nề" ngồi một góc phòng với mẹ và ở cuối rạp thấy thoáng bóng ông hiệu trưởng và thấy giáo lớp tôi.
Thoạt tiên là học trò lớp hội hoạ lên lĩnh thưởng. Chúng tôi nhìn thấy thợ kim hoàn, thợ chạm đồ kim thuộc, thợ in thạch bản, thợ mộc, thợ nề. Kế tới lớp thương mại và lớp âm nhạc. Lớp này có cả mấy cô thiếu nữ và mấy cậu công nhân ăn mặc diêm dúa như ngày hội. Trước vẻ trang trọng ấy, công chúng vỗ tay như pháo. Cuối cùng là lớp phổ thông.
Lớp này gồm đủ người trong các nghề và họ ăn mặc nhiều lối khác nhau: tóc bạc có, râu đen có, người lớn có, trẻ em có. Những người trai trẻ thì vui vẻ, mau lẹ, các ông có tuổi ra chiều bối rối ngượng ngùng. Trong số đó, tôi thấy cả cha "chú phó nề" ông được phần thưởng thứ nhì. Công chúng vỗ tay hoan nghênh tất cả, trẻ cũng như già.
Nhiều người được thưởng có cả vợ con đi theo. Khi thấy cha lên đàn lĩnh giải, mấy em bé gọi và vỗ tay reo.
Một cậu bé nạo ống khói cũng được thưởng. Mặt cậu hôm nay rửa sạch nhưng quần áo vẫn nhuộm màu than. Ông Thị trưởng hỏi han cậu ân cần và bắt tay khen ngợi. Kế đến lượt một người nấu bếp và một người quét đường: hai người này đều được gắn bội tinh.
Một cậu bé tập nghề, mặc áo của cha lụng thụng lên đàn lĩnh sách, bên dưới có mấy tiếng cười phát ra nhưng bị nhiều tiếng vỗ tay trùm át đi. Sau cậu đến một cụ già đầu hói, râu bạc rồi đến mấy người lính pháo thủ, lính đoan, lính vệ binh là hết.
Để bế mạc lễ này, các cậu trong ban "hợp ca" lại đứng lên hát bài quốc ca rất là hùng tráng.
Ra về, tôi nghĩ đến công việc của những người lao động phải làm thêm những phận sự hàng ngày đã vất vả, nghĩ đến những thời giờ cần phải nghỉ ngơi mà không được hưởng nguyên vẹn, nghĩ đến sức cố gắng của những khối óc không quen học bài, của những bàn tay chai rắn vì lao dịch, lòng tôi cảm thấy một mối như vừa kính trọng vừa thân yêu những người lao công chịu khó, những người cha gia đình xứng đáng nói trên.
Y hẹn, sáng nay chúng tôi đều đến nhà hát Vittôriô dự lễ phát phần thưởng cho lớp thợ thuyền.
Nhà hát cũng đông đảo như hôm 14 tháng ba mới rồi, nhưng lần này công chúng phần nhiều thuộc về phái lao động.
Trong sân rạp, hai dãy ghế đầu là học trò hội "hợp ca" ngồi. Giờ khai mạc, các cậu đồng thanh hát một bài cung tặng chiến sĩ trận vong giọng tốt, vă hay quá, nên lúc hát xong, mọi người đều đứng dậy vỗ tay và kêu "bis", khiến cho các cậu lại phải hát một lần nữa.
Đoạn, những người được thưởng bắt đầu diễn trước mặt ông Thị trưởng, ông Quận trưởng và nhiều viên chức khác. Các ông phát cho họ sách vở, giấy ban khen va bội tinh.
Tôi nhìn thấy "chú phó nề" ngồi một góc phòng với mẹ và ở cuối rạp thấy thoáng bóng ông hiệu trưởng và thấy giáo lớp tôi.
Thoạt tiên là học trò lớp hội hoạ lên lĩnh thưởng. Chúng tôi nhìn thấy thợ kim hoàn, thợ chạm đồ kim thuộc, thợ in thạch bản, thợ mộc, thợ nề. Kế tới lớp thương mại và lớp âm nhạc. Lớp này có cả mấy cô thiếu nữ và mấy cậu công nhân ăn mặc diêm dúa như ngày hội. Trước vẻ trang trọng ấy, công chúng vỗ tay như pháo. Cuối cùng là lớp phổ thông.
Lớp này gồm đủ người trong các nghề và họ ăn mặc nhiều lối khác nhau: tóc bạc có, râu đen có, người lớn có, trẻ em có. Những người trai trẻ thì vui vẻ, mau lẹ, các ông có tuổi ra chiều bối rối ngượng ngùng. Trong số đó, tôi thấy cả cha "chú phó nề" ông được phần thưởng thứ nhì. Công chúng vỗ tay hoan nghênh tất cả, trẻ cũng như già.
Nhiều người được thưởng có cả vợ con đi theo. Khi thấy cha lên đàn lĩnh giải, mấy em bé gọi và vỗ tay reo.
Một cậu bé nạo ống khói cũng được thưởng. Mặt cậu hôm nay rửa sạch nhưng quần áo vẫn nhuộm màu than. Ông Thị trưởng hỏi han cậu ân cần và bắt tay khen ngợi. Kế đến lượt một người nấu bếp và một người quét đường: hai người này đều được gắn bội tinh.
Một cậu bé tập nghề, mặc áo của cha lụng thụng lên đàn lĩnh sách, bên dưới có mấy tiếng cười phát ra nhưng bị nhiều tiếng vỗ tay trùm át đi. Sau cậu đến một cụ già đầu hói, râu bạc rồi đến mấy người lính pháo thủ, lính đoan, lính vệ binh là hết.
Để bế mạc lễ này, các cậu trong ban "hợp ca" lại đứng lên hát bài quốc ca rất là hùng tráng.
Ra về, tôi nghĩ đến công việc của những người lao động phải làm thêm những phận sự hàng ngày đã vất vả, nghĩ đến những thời giờ cần phải nghỉ ngơi mà không được hưởng nguyên vẹn, nghĩ đến sức cố gắng của những khối óc không quen học bài, của những bàn tay chai rắn vì lao dịch, lòng tôi cảm thấy một mối như vừa kính trọng vừa thân yêu những người lao công chịu khó, những người cha gia đình xứng đáng nói trên.
Tác giả :
Edmondo De Amicis