Những Người Tình Cô Đơn Kỳ Lạ Của Tôi
Chương 2
Năm ấy tôi 21 tuổi, một năm hết sức mờ nhạt, không có sự kiện nào đặc biệt đáng nhớ. Cũng không có điều khủng khiếp nào có thể trở thành cái cớ để mọi người cùng nhau nhắc lại mà gật gù hay có thể khiến người ta suy ngẫm một cách thực sự như ngày 11 tháng Chín, thời tiết cũng không có những thay đổi bất thường kì lạ như bây giờ. Nên có thể nói, năm ấy chẳng có gì quá đặc biệt. Cuộc sống của tôi thời điểm ấy cũng không có gì đáng phàn nàn. Mọi thứ đều tốt, trong giới hạn tẻ nhạt của nó.
Tôi sống cùng một người bạn gái, một tủ đầy những quần áo váy vóc, một bàn trang điểm (lúc đó còn khá sơ sài), một giá sách đồ sộ ngổn ngang đầy những sách và đĩa nhạc, và một con mèo cái có đốm mắt vừa hèn nhát vừa nhõng nhẽo. Cuộc sống thường nhật của chúng tôi khá hòa thuận. Một sự hòa thuận ngọt ngào và dễ chịu như thứ không khí đơn giản là trong lành khi lý do ở bên cạnh nhau phần lớn không phải vì bắt buộc, trách nhiệm, hay điều gì đó tương tự. Chúng tôi sống với nhau bởi chúng tôi muốn như thế và thực sự hài lòng với mong muốn ấy của mình.
Thỉnh thoảng, bố tôi vẫn gọi điện. Vẫn luôn là giọng nói thân thuộc lúc nào cũng mệt mỏi bởi quá nhiều những lo lắng, cái thứ âm điệu lần nào cũng khiến tôi mềm lòng muốn khóc.
Tôi quyết định dọn ra khỏi nhà năm 20 tuổi. Không vì tranh cãi hay bất hòa, càng không vì bất cứ chàng trai nào, chỉ bởi, tôi thấy mình cần phải đi.
Bố mẹ ly hôn từ khi tôi bắt đầu đi học lớp Một. Không lâu sau, mẹ tôi, người đàn bà luôn có nét mặt lơ đễnh và u sầu, chuyển sang định cư ở nước ngoài, tôi bắt đầu cuộc sống êm đềm dài như một cơn mơ trong vòng tay của bố. Trong ký ức của mình, tôi chưa bao giờ nghi ngờ, dù là suy nghĩ thoáng qua, rằng tôi thiếu thốn bất cứ thứ gì. Nhưng những nét u buồn hằn sâu trên khuôn mặt non nớt của tôi những ngày đó luôn gieo vào lòng tôi một niềm u uất khắc khoải gắt như hương hoa oải hương trong loại sữa tắm tôi vẫn dùng, mỗi khi tôi ngồi bệt trên sàn, chỉ có một mình, giữa đêm khuya, xung quanh ngổn ngang những tấm hình chụp thuở nhỏ mà vài năm tôi mới lại có dịp ngồi xem lại. Chúng luôn khiến tôi không thể cố gắng coi những khuôn mặt méo xệch ngộ nghĩnh hay nụ cười rạng rỡ luôn thường trực kia không có liên hệ gì với tôi, mặc dù tôi đã thường xuyên quên mất chúng, khiến tôi không thể coi như cuộc sống của tôi thực chất mới chỉ bắt đầu từ buổi sáng tốt đẹp hôm qua. Hóa ra, tôi đã chẳng lớn thêm lên nhiều lắm.
Chúng tôi đã sống với nhau, đơn giản như mọi chuyện phải thế và nên như thế. Dù có thể hình ảnh một người đàn ông một mình chăm sóc hai đứa trẻ có thể gây nên sự thương cảm với bất cứ ai, nhưng với ba người chúng tôi, thật sự, chẳng có vấn đề gì. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên, sau đó là tức giận mỗi khi một ai đó bắt đầu tỏ thái độ thương hại hay có bất kỳ hành động nào khác cho tôi chỉ vì tôi không có mẹ. Điều đó giống như một sự xúc phạm ghê gớm đối với cuộc sống của chúng tôi. Một cuộc sống tuyệt vời mà thứ mùi vị vô tư đầy hạnh phúc bố đem lại cho gia đình vẫn luôn làm tôi nghẹn thở mỗi khi suy sụp vì cô đơn. Tôi chịu ơn bố rất nhiều vì điều kỳ diệu ấy.
Dù chắc chắn, mọi chuyện đã không hề dễ dàng với ông.
Bố là một người đàn ông tràn đầy tình cảm. Ông rất yêu tôi, nhưng ông chưa bao giờ biết bộc lộ điều đó một cách dễ chịu. Ông luôn vụng về, cứng nhắc mỗi khi định bắt đầu một câu chuyện thân tình với tôi. Đó không phải lỗi của ông khi ông được nuôi dưỡng trong những thứ tình cảm chung đáng tự hào và được dạy biết xấu hổ về những lặt vặt riêng tư. Chúng tôi đành phải cứ yêu nhau câm lặng như thế, tạm hài lòng dưới kiểu tình cảm áp đặt của ông bố lên một đứa con ngoan ngoãn chưa bao giờ biết nói gì khác ngoài sự vâng lời.
Việc tôi chuyển ra ngoài, dĩ nhiên, là một cú sốc lớn với ông. Thời gian đầu, ông làm tôi hoảng hốt, mặc dù tôi đã không lấy đó làm bất ngờ, vì những cú điện thoại dài bất tận, thường xuyên và liên tục, khi thì van vỉ, khi thì giận dữ chỉ để tôi quay về nhà.
Đôi khi, ông xuất hiện trước cửa nhà bạn tôi lúc nửa đêm, không hề báo trước, với khuôn mặt nhàu nhĩ vì buồn bã xen lẫn nghi ngờ và nhất quyết chỉ chịu ra về khi ông chắc chắn rằng tôi đang ở đó, yên ổn và không có thằng con trai nào đang lấn chiếm cái giường của tôi. Ông không hiểu và chẳng bao giờ chịu hiểu vì sao cô con gái cưng luôn ngoan ngoãn đột nhiên nổi loạn đòi rời khỏi sự bao bọc kỹ lưỡng của ông, không vì lý do nào cụ thể.
Tôi đã chỉ thông báo về quyết định tày đình của mình bằng câu nói ngắn ngủn: “Con sẽ ra ngoài ở”, sau bữa sáng quen thuộc ở nhà sáng ngày Chủ nhật. Chúng tôi ăn sáng muộn ngoài ban công tầng hai. Hôm ấy nắng vẫn còn hơi gắt, chúng tôi ngồi ăn sau bức mành trúc. Nắng chiếu xiên qua tấm mành, đổ lên mặt bàn và lấp lánh trên những sợi râu của bố. Khung cảnh hôm ấy được tôi nâng niu đóng khung treo trang trọng trong trí nhớ của mình cùng với thứ mùi nồng nàn của bụi bay tít mù trong nắng và thứ âm thanh run run cố làm ra vẻ tỉnh bơ thoát ra từ cổ họng của tôi rồi im bặt.
Ông không nói gì suốt buổi sáng hôm ấy.
Cho tới tận bây giờ, bố tôi vẫn luôn cho rằng, không một chút nghi ngờ, đó là lỗi của ông. Dù ông chẳng thể gọi nổi tên của nó. Tôi đã không thể giải thích một cách rõ ràng hay cố gắng tìm ra một lý do mà ông muốn nghe. Chúng tôi đành im lặng, như cái cách chúng tôi vẫn yêu nhau, từ khi là một người đàn ông trẻ tuổi cô đơn và một cô con gái nhỏ cho đến tận khi tôi trưởng thành, còn ông bắt đầu quen với việc mình đã già. Không khí bao quanh mối quan hệ của chúng tôi chưa bao giờ thay đổi, thứ cảm giác dằn vặt âm thầm vì yêu nhau nhưng chưa bao giờ thật sự lại gần được những nơi sâu thẳm nhất của nhau.
Nhưng dẫu sao, mọi chuyện vẫn rất ổn.
Sau khi tôi ra ngoài sống khoảng nửa năm, bố tôi lấy vợ.
Tôi chỉ được biết tin khi đám cưới đã được chuẩn bị gần xong. Mặc dù, chưa bao giờ thử nghĩ mình sẽ phản ứng thế nào nếu bố lấy vợ, tôi vẫn không cảm thấy ngạc nhiên. Chuyện ấy giống như một sự kiện đương nhiên nhất phải xảy ra. Tôi mơ hồ cảm thấy đâu đó, trong tiềm thức của mình, tôi đã định liệu sẵn điều này, từ rất lâu rồi. Và có một điều tôi biết chắc, điều này sẽ không xảy ra nếu tôi vẫn còn sống với gia đình của mình.
_________________
Tôi sống cùng một người bạn gái, một tủ đầy những quần áo váy vóc, một bàn trang điểm (lúc đó còn khá sơ sài), một giá sách đồ sộ ngổn ngang đầy những sách và đĩa nhạc, và một con mèo cái có đốm mắt vừa hèn nhát vừa nhõng nhẽo. Cuộc sống thường nhật của chúng tôi khá hòa thuận. Một sự hòa thuận ngọt ngào và dễ chịu như thứ không khí đơn giản là trong lành khi lý do ở bên cạnh nhau phần lớn không phải vì bắt buộc, trách nhiệm, hay điều gì đó tương tự. Chúng tôi sống với nhau bởi chúng tôi muốn như thế và thực sự hài lòng với mong muốn ấy của mình.
Thỉnh thoảng, bố tôi vẫn gọi điện. Vẫn luôn là giọng nói thân thuộc lúc nào cũng mệt mỏi bởi quá nhiều những lo lắng, cái thứ âm điệu lần nào cũng khiến tôi mềm lòng muốn khóc.
Tôi quyết định dọn ra khỏi nhà năm 20 tuổi. Không vì tranh cãi hay bất hòa, càng không vì bất cứ chàng trai nào, chỉ bởi, tôi thấy mình cần phải đi.
Bố mẹ ly hôn từ khi tôi bắt đầu đi học lớp Một. Không lâu sau, mẹ tôi, người đàn bà luôn có nét mặt lơ đễnh và u sầu, chuyển sang định cư ở nước ngoài, tôi bắt đầu cuộc sống êm đềm dài như một cơn mơ trong vòng tay của bố. Trong ký ức của mình, tôi chưa bao giờ nghi ngờ, dù là suy nghĩ thoáng qua, rằng tôi thiếu thốn bất cứ thứ gì. Nhưng những nét u buồn hằn sâu trên khuôn mặt non nớt của tôi những ngày đó luôn gieo vào lòng tôi một niềm u uất khắc khoải gắt như hương hoa oải hương trong loại sữa tắm tôi vẫn dùng, mỗi khi tôi ngồi bệt trên sàn, chỉ có một mình, giữa đêm khuya, xung quanh ngổn ngang những tấm hình chụp thuở nhỏ mà vài năm tôi mới lại có dịp ngồi xem lại. Chúng luôn khiến tôi không thể cố gắng coi những khuôn mặt méo xệch ngộ nghĩnh hay nụ cười rạng rỡ luôn thường trực kia không có liên hệ gì với tôi, mặc dù tôi đã thường xuyên quên mất chúng, khiến tôi không thể coi như cuộc sống của tôi thực chất mới chỉ bắt đầu từ buổi sáng tốt đẹp hôm qua. Hóa ra, tôi đã chẳng lớn thêm lên nhiều lắm.
Chúng tôi đã sống với nhau, đơn giản như mọi chuyện phải thế và nên như thế. Dù có thể hình ảnh một người đàn ông một mình chăm sóc hai đứa trẻ có thể gây nên sự thương cảm với bất cứ ai, nhưng với ba người chúng tôi, thật sự, chẳng có vấn đề gì. Tôi đã vô cùng ngạc nhiên, sau đó là tức giận mỗi khi một ai đó bắt đầu tỏ thái độ thương hại hay có bất kỳ hành động nào khác cho tôi chỉ vì tôi không có mẹ. Điều đó giống như một sự xúc phạm ghê gớm đối với cuộc sống của chúng tôi. Một cuộc sống tuyệt vời mà thứ mùi vị vô tư đầy hạnh phúc bố đem lại cho gia đình vẫn luôn làm tôi nghẹn thở mỗi khi suy sụp vì cô đơn. Tôi chịu ơn bố rất nhiều vì điều kỳ diệu ấy.
Dù chắc chắn, mọi chuyện đã không hề dễ dàng với ông.
Bố là một người đàn ông tràn đầy tình cảm. Ông rất yêu tôi, nhưng ông chưa bao giờ biết bộc lộ điều đó một cách dễ chịu. Ông luôn vụng về, cứng nhắc mỗi khi định bắt đầu một câu chuyện thân tình với tôi. Đó không phải lỗi của ông khi ông được nuôi dưỡng trong những thứ tình cảm chung đáng tự hào và được dạy biết xấu hổ về những lặt vặt riêng tư. Chúng tôi đành phải cứ yêu nhau câm lặng như thế, tạm hài lòng dưới kiểu tình cảm áp đặt của ông bố lên một đứa con ngoan ngoãn chưa bao giờ biết nói gì khác ngoài sự vâng lời.
Việc tôi chuyển ra ngoài, dĩ nhiên, là một cú sốc lớn với ông. Thời gian đầu, ông làm tôi hoảng hốt, mặc dù tôi đã không lấy đó làm bất ngờ, vì những cú điện thoại dài bất tận, thường xuyên và liên tục, khi thì van vỉ, khi thì giận dữ chỉ để tôi quay về nhà.
Đôi khi, ông xuất hiện trước cửa nhà bạn tôi lúc nửa đêm, không hề báo trước, với khuôn mặt nhàu nhĩ vì buồn bã xen lẫn nghi ngờ và nhất quyết chỉ chịu ra về khi ông chắc chắn rằng tôi đang ở đó, yên ổn và không có thằng con trai nào đang lấn chiếm cái giường của tôi. Ông không hiểu và chẳng bao giờ chịu hiểu vì sao cô con gái cưng luôn ngoan ngoãn đột nhiên nổi loạn đòi rời khỏi sự bao bọc kỹ lưỡng của ông, không vì lý do nào cụ thể.
Tôi đã chỉ thông báo về quyết định tày đình của mình bằng câu nói ngắn ngủn: “Con sẽ ra ngoài ở”, sau bữa sáng quen thuộc ở nhà sáng ngày Chủ nhật. Chúng tôi ăn sáng muộn ngoài ban công tầng hai. Hôm ấy nắng vẫn còn hơi gắt, chúng tôi ngồi ăn sau bức mành trúc. Nắng chiếu xiên qua tấm mành, đổ lên mặt bàn và lấp lánh trên những sợi râu của bố. Khung cảnh hôm ấy được tôi nâng niu đóng khung treo trang trọng trong trí nhớ của mình cùng với thứ mùi nồng nàn của bụi bay tít mù trong nắng và thứ âm thanh run run cố làm ra vẻ tỉnh bơ thoát ra từ cổ họng của tôi rồi im bặt.
Ông không nói gì suốt buổi sáng hôm ấy.
Cho tới tận bây giờ, bố tôi vẫn luôn cho rằng, không một chút nghi ngờ, đó là lỗi của ông. Dù ông chẳng thể gọi nổi tên của nó. Tôi đã không thể giải thích một cách rõ ràng hay cố gắng tìm ra một lý do mà ông muốn nghe. Chúng tôi đành im lặng, như cái cách chúng tôi vẫn yêu nhau, từ khi là một người đàn ông trẻ tuổi cô đơn và một cô con gái nhỏ cho đến tận khi tôi trưởng thành, còn ông bắt đầu quen với việc mình đã già. Không khí bao quanh mối quan hệ của chúng tôi chưa bao giờ thay đổi, thứ cảm giác dằn vặt âm thầm vì yêu nhau nhưng chưa bao giờ thật sự lại gần được những nơi sâu thẳm nhất của nhau.
Nhưng dẫu sao, mọi chuyện vẫn rất ổn.
Sau khi tôi ra ngoài sống khoảng nửa năm, bố tôi lấy vợ.
Tôi chỉ được biết tin khi đám cưới đã được chuẩn bị gần xong. Mặc dù, chưa bao giờ thử nghĩ mình sẽ phản ứng thế nào nếu bố lấy vợ, tôi vẫn không cảm thấy ngạc nhiên. Chuyện ấy giống như một sự kiện đương nhiên nhất phải xảy ra. Tôi mơ hồ cảm thấy đâu đó, trong tiềm thức của mình, tôi đã định liệu sẵn điều này, từ rất lâu rồi. Và có một điều tôi biết chắc, điều này sẽ không xảy ra nếu tôi vẫn còn sống với gia đình của mình.
_________________
Tác giả :
An Hạ